1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà thành phố huế về bệnh gút

49 1,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 3,58 MB

Nội dung

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xãhội, bệnh gút ngày càng phổ biến nên việc hiểu rõ về bệnh là một điều rất cầnthiết và phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh ở đây cũng là v

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất

kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Tô Văn Minh

Trang 2

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ATP : Adenosin Triphosphate

HGPRT : Hypoxanthine - Guanine- Phosphoribosyl - TransferasePRPP : Phosphoribosyl - Pyrophosphat - Synthetase

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Lịch sử bệnh gút 3

1.2 Nguồn gốc, chuyển hóa của acid uric 3

1.3 Nguyên nhân tăng acid uric máu 4

1.4 Phân loại – cơ chế bệnh gút 5

1.5 Đặc điểm lâm sàng của bệnh gút 6

1.6 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh gút 7

1.7 Điều trị và dự phòng bệnh gút 8

1.8 Một số đặc điểm, tình hình chung của phường Phú Hòa – Thành phố Huế 10

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 12

2.2.Tiêu chuẩn loại trừ 12

2.3 Thời gian nghiên cứu 12

2.4 Phương pháp nghiên cứu 12

2.5 Phương pháp xử lý liệu 16

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung 17

3.1.1 Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu 17

3.1.2 Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 18

3.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 19

3.2 Sự hiểu biết của người dân về bệnh gút .19

3.2.1 Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút 19

3.2.2 Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút 20

Trang 4

3.2.3 Hiểu về bệnh gút là do tăng acid uric máu 21

3.2.4 Hiểu biết về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút 21

3.2.5 Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn đau gút 22

3.2.6 Hiểu biết về vị trí các khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp 23

3.2.7 Hiểu biết về các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện cơn gút 24

3.2.8 Hiểu biết về các biểu hiện ở khớp khi xuất hiện cơn đau gút 25

3.2.9 Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gút 26

3.2.10 Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh gút 27

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung 28

4.1.1 Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu 28

4.1.2 Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 28

4.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 28

4.2 Sự hiểu biết của người dân về bệnh gút 29

4.2.1 Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút 29

4.2.2 Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút 29

4.2.3 Hiểu biết về bệnh gút là do tăng acid uric máu 30

4.2.4 Hiểu biết về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút 31

4.2.5 Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn đau gút 31

4.2.6 Hiểu biết về vị trí khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp 32

4.2.7 Hiểu biết các yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn gút cấp 33

4.2.8 Hiểu biết về các biểu hiện ở khớp khi xuất hiện cơn đau gút 34

4.2.9 Hiểu biết yếu tố nguy cơ mắc bệnh gút 34

4.2.10 Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh gút 36

KẾT LUẬN 37

KIẾN NGHỊ 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gút (thống phong) là một bệnh chuyển hóa, đặc trưng bởi những đợt viêmkhớp cấp, tái phát gây lắng đọng natri urat trong các mô và sau diễn tiếnthành mạn tính, gây tổn thương mô mềm và thận [9], [17]

Bệnh thường gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, có các yếu tố thuậnlợi như ăn giàu protid, béo phì, đái tháo đường… ngày nay đời sống cảithiện, mức sống được nâng cao, tỷ lệ mắc bệnh gút có xu hướng phát triển[31]

Bệnh thường gặp ở các nước phát triển chiếm khoảng 0,02% - 0,2% dân

số, chủ yếu gặp ở nam giới (95%) tuổi trung niên (30 - 50 tuổi), một số trườnghợp có tính chất gia đình, bệnh ảnh hưởng đến 1% dân số thế giới và 5% bệnhkhớp

Theo một nghiên cứu đánh giá mô hình bệnh tật tại Khoa cơ xương khớpBệnh Viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 – 2000) thì bệnh gút chiếm tỉ lệ 8%( so với trước đây là 1,5%), trong đó 97% là nam giới trên 30 tuổi [7], [23]

Ở Việt Nam tuy bệnh đã được biết đến từ lâu, song sự hiểu biết, dự phòngbệnh còn nhiều hạn chế Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xãhội, bệnh gút ngày càng phổ biến nên việc hiểu rõ về bệnh là một điều rất cầnthiết và phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh ở đây cũng là vấn đề hếtsức quan trọng, nhất là đối với người ở tuổi trung niên trở lên nhằm ngănchặn những hậu quả xấu do bệnh gút gây ra [21] Vì vậy, chúng tôi thực hiện

đề tài:

“ Khảo sát kiến thức của người dân phường Phú Hoà - Thành phố Huế về bệnh gút”, nhằm mục tiêu :

Trang 6

1- Đánh giá sự hiểu biết của người dân phường Phú Hoà - Thành phố Huế về bệnh gút.

2- Góp phần trong việc dự phòng ở những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh gút.

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Vào thập niên 90 đã đánh dấu một mốc quan trọng bằng việc chứngminh sự thừa acid uric trong dịch acid hóa trên bệnh nhân gút của Garrod

Đầu thế kỷ 19, người ta đã chiết suất được Colchicin từ cây colchiq đểđiều trị bệnh, giá trị của nó vẫn còn cho đến ngày nay Sau đó, một vài chấtkhác có tác dụng làm hạ acid uric máu như Allopurinol, Sulfinpyrazon,Benziodaron… cũng được phát hiện [31]

1.2 NGUỒN GỐC, CHUYỂN HÓA CỦA ACID URIC MÁU

Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh

gút là acid uric Acid uric máu là sản phẩm cuối

cùng của quá trình thoái biến purin Có 3 nguồn

gốc cung cấp acid uric:

- Do thoái giáng acid nucleic từ các thức ăn

Trang 8

Trong đó, 2/3 acid uric trong cơ thể là nội sinh, còn lại là do chế độ ăngiàu purin Nồng độ acid uric máu trung bình ở nam 5,1±1mg/dl (420mmol/l);

nữ 4,0±1mg/dl (360mmol/l) [30], [19]

Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết acid uric ở trạng thái cânbằng Khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn trên được xem là có tăngacid uric [11]

Acid uric được thải trừ ra ngoài cơ thể qua thận và đường tiêu hóa [4],[34]

1.3 NGUYÊN NHÂN TĂNG ACID URIC MÁU

Tăng acid uric máu thường do 3 nguyên nhân: Tăng tổng hợp acid uricmáu, giảm bài tiết acid uric qua thận hoặc phối hợp cả hai nguyên nhân trên[6], [10], [28]:

1.3.1 Tăng tổng hợp acid uric máu

+ Tăng acid uric máu nguyên phát :

- Nguyên phát vô căn

Tăng tổng hợp purin vì thiếu hụt men HGPRT (hypoxanthine – guanine– phosphoribosyl – transferase) hoặc tăng hoạt tính của enzymphosphoribosyl – pyrophosphat – synthetase (PRPP)

+ Tăng acid uric máu thứ phát:

- Do ăn thức ăn có chứa nhiều purin ( gan, lòng, thịt, cá, tôm, cua),uống nhiều rượu…

- Tăng tái tạo nucleotit

- Tăng thoái hóa ATP

- Hoạt động thể lực

1.3.2 Giảm bài tiết acid uric

+ Giảm bài tiết acid uric máu tiên phát không rõ nguyên nhân

Trang 9

+ Giảm bài tiết acid uric máu thứ phát: viêm thận mạn tính, suy thận,bệnh thận do nhiễm độc chì …

1.3.3 Tăng acid uric máu do nguyên nhân phối hợp

- Thiếu oxy và giảm bảo hòa tổ chức

- Thiếu hụt Glucose – 6 – Phosphatase

- Thiếu hụt fructose – 1 – Phosphat – Aldolase

- Béo phì

1.4 PHÂN LOẠI – CƠ CHẾ BỆNH GÚT

1.4.1 Phân loại bệnh gút

Dựa vào nguyên nhân làm tăng acid uric máu, bệnh gút được phân làm

3 loại: bệnh gút nguyên phát, bệnh gút thứ phát và bệnh gút bẩm sinh do thiếumen [2], [4], [20]:

- Bệnh gút nguyên phát: chiếm phần lớn trong các trường hợp bệnh

gút, nguyên nhân còn chưa rõ, thường có tính chất gia đình, khởi phát do ănnhiều đạm và uống quá nhiều rượu Nam giới chiếm tỷ lệ 90%, tuổi mắc bệnh

từ 30 - 50 tuổi, ở nữ thường mắc sau tuổi mãn kinh

- Bệnh gút thứ phát: hiếm gặp, chủ yếu ở nam giới, được thể hiện bằng

các dấu hiệu viêm khớp cấp tính, do suy thận mạn, bệnh vảy nến diện rộng

- Bệnh gút bẩm sinh do thiếu men ( rất hiếm): có tính di truyền, thấy ở

các bé trai do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym PRPP

1.4.2 Cơ chế bệnh sinh của bệnh gút

1.4.2.1 Vai trò sinh bệnh của acid uric

Cơ chế bệnh sinh của bệnh gút là sự tích lũy acid uric ở mô Khi acid urictăng cao sẽ lắng đọng lại một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể acid urichay urat monosodic gây tổn thương tại các cơ quan đó [16], [24], [33]:

- Lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp

- Lắng đọng ở thận gây sỏi thận

Trang 10

- Lắng đọng ở các nội tạng và cơ quan khác gây gút ở các nơi đó như:thành tim, thành mạch, gân, sụn xương, tổ chức dưới da ….

1.4.2.2 Vai trò của acid uric trong viêm khớp

Trong bệnh gút, urat lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạtcác phản ứng [13], [21]:

Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gâyviêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứngviêm ở màng hoạt dịch

Từ phản ứng viêm, các bạch cầu tập trung đến thực bào sẽ làm giảiphóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozym) và các chất này gây ra tìnhtrạng viêm

Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiềuacid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắngđọng nhiều và phản ứng viêm trở thành một vòng luẩn quẩn làm viêm kéo dài

1.5 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH GÚT

Bệnh gút có hai thể: thể gút cấp tính và thể gút mạn tính

1.5.1 Thể gút cấp tính

Gút cấp tính được biểu hiện những đợt

viêm cấp tính, dữ dội của khớp chủ yếu là các

khớp ở chi dưới như: khớp gối, khớp cổ chân đặc

biệt là khớp ngón bàn chân cái Khớp bị tổn

thương sưng to, đỏ, căng bóng Thường xuất hiện

ở lứa tuổi 34 – 55 tuổi, ít khi dưới 25 tuổi hoặc

sau 65 tuổi Nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở

nam giới tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng [11],

[29]

Hình 1.2 Ngón chân cái

bị sưng nóng đỏ điển hìnhcủa gút cấp tính

Trang 11

Cơn gút cấp của bệnh thường xuất hiện sau hoàn cảnh thuận lợi như[1], [3]:

- Sau bữa ăn nhiều rượu, thịt

- Sau chấn thương hoặc phẩu thuật

- Sau lao động nặng, mang giày quá chật hoặc đi lại nhiều

- Nguồn gốc của hạt tôphi là do tích lũy

muối natri urat kết tủa trong mô liên kết,

được tìm thấy khoảng 20% bệnh nhân

Xét nghiệm acid uric máu tăng trên 7mg% (420mmol/l)

Tốc độ máu lắng tăng cao ( trên 100mm/ giờ thứ 1) [14], [32]

1.6.2 Dịch khớp

Dịch khớp viêm, bạch cầu tăng trên 5000/mm3 (chủ yếu đa nhân trung tính)

Hình 1.3 Bàn chân của mộtbệnh nhân 47 tuổi, mới bị gút

10 năm đã biến dạng bởi cáccục tôphi

Trang 12

Đặc biệt nếu thấy được tinh thể urat monosodic nằm trong hoặc ngoài

tế bào cho phép chẩn đoán xác định [3]

1.6.3 X - quang

Khuyết xương hình hốc ở các đầu xương, chủ yếu xương đốt ngónchân, khuỷu và gối [7]

1.7 ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH GÚT

1.7.1 Chế độ ăn uống – sinh hoạt

- Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý cũng như

duy trì lối sống khỏe mạnh rất cần cho cả bệnh

nhân gút lẫn những người có nguy cơ cao

- Chế độ ăn hạn chế chất đạm ( thịt ăn

không quá 150 g/ngày) Đặc biệt tránh các

thức ăn chứa nhiều chất purin như: phủ tạng

động vật ( lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc,

lưỡi), các loại thịt màu đỏ ( thịt chó, dê, trâu,

bê), các loại hải sản ( tôm, cua, cá béo), nước

chè, cà phê có thể uống không kiêng Kiêng

rượu, bia và các chất kích thích ( ớt, hạt tiêu …) [22], [26], [35]

- Uống nhiều nước ( 2lít/ ngày), nên uống các loại nước khoáng kiềm ( sô

đa, nước khoáng Lavie, Vĩnh Hảo …) để tăng cường thải acid uric qua đường

tiểu hoặc có thể uống dung dịch natri bicarbonat 14%o.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ( xà lách, bắp cải, cải xanh, cà rốt, cà chua,dưa chuột, khoai tây …)

- Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mệt mỏi cả về tinh thần vàthể chất, tập thể dục đều đặn, đi bộ, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng:bóng bàn, cầu lông, bơi … [27]

Hình 1.4 Thịt màu đỏ không

có lợi cho bệnh gút [18]

Trang 13

- Tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như: thuốc lợi tiểu(Hypothiazid, Lasix) các thuốc Corticoid (Prednisolon, Hydrocortison), thuốc điềutrị lao (Pyranizamid, Ethambutol), thuốc giảm đau: Aspirin [6].

1.7.2 Dùng thuốc

1.7.2.1 Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp

+ Các thuốc chống viêm không steroid:

* Colchicin: thường dùng đường uống, ít sử dụng đường tiêm vì nhiều

tác dụng phụ

Đường uống: Bắt đầu bằng liều 3 mg ( viên nén 1 mg) trong 24 giờchia 3 lần Hai ngày tiếp theo uống 2 mg, trong 24 giờ chia 2 lần Sau đó uống

1 mg/24 giờ, duy trì trong vòng 15 ngày để chống tái phát

Ngừng thuốc hoặc giảm liều khi có tác dụng phụ ( buồn nôn, nôn, tiêuchảy) hoặc ở người lớn tuổi, suy gan, suy thận [5]

* Indomethacin: uống mỗi lần 50 mg, cách nhau 6 -8 giờ Dùng từ 2 –

7 ngày

* Phenylbutazone (butazolidin, butadion …): 2 ngày đầu tiêm bắp,

mỗi ngày 600 mg, từ ngày thứ 3 trở đi thay bằng đường uống 200 – 400 mg/ngày Dùng từ 2 – 7 ngày

* Voltaren (Diclophenac) 75 mg Tiêm bắp 1-2 ống/ ngày trong 2 – 3

ngày, sau đó chuyển sang uống 100 mg/ ngày, dùng từ 2 – 7 ngày [18]

+ Corticosteroid: Không nên dùng vì có thể giảm đau nhanh nhưng lại

làm tăng acid uric máu, đẩy nhanh bệnh tiến triển sang thể mạn tính [30]

1.7.2.2 Điều trị hội chứng tăng acid uric máu

+ Thuốc làm tăng đào thải acid uric niệu [16]:

Đây là nhóm thuốc tăng đào thải acid uric qua thận và ức chế tái hấp thu ởống thận, làm giảm acid uric máu, song làm tăng acid uric niệu Thường dùngmột trong các loại sau:

Trang 14

- Benemid (Probenecid) viên 500 mg, mỗi ngày uống 1 – 2 viên

- Amplivix (Benziodazon) viên 100 mg, mỗi ngày uống 1 – 2 viên

- Desuric (Benzbromron) viên 100 mg, mỗi ngày uống 1 – 3 viên

+ Thuốc làm giảm sinh tổng hợp acid uric:

Thuốc ức chế men Xanthin – oxydase là men thoái giáng hypoxanthinthành xanthin và xanthin thành acid uric, đồng thời giảm sinh tổng hợp purin.Thuốc dùng được khi có suy thận, ít tác dụng phụ, thuốc thường dùng:

- Allopurinol (Zyloric) viên 100 mg, mỗi ngày uống 150 – 300 mg [4]

1.8 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA PHƯỜNG PHÚ HÒA – THÀNH PHỐ HUẾ:

Phú Hòa là một phường trung tâm thương mại, du lịch của thành phố Huế.Diện tích là 65,1 ha, phường gồm 11 tổ dân phố, có 1396 hộ và 7824 nhânkhẩu Phú Hòa là phường có mật độ dân số khá cao

Phân bố: phía đông giáp phường Thuận Thành, phía tây giáp phường PhúCát, phía nam giáp phường Phú Hội, phía bắc giáp phường Phú Bình

Nghề nghiệp của người dân chủ yếu là dịch vụ - thương mại.

Phú Hòa là một phường tập trung chủ yếu vào buôn bán lớn, nhỏ Đờisống người dân ổn định và mức sống tương đối cao

Phường có một trạm y tế với: 01 Bác sỹ, 01 Y sỹ Đông y, 01 Điều dưỡng,

01 Nữ hộ sinh trung cấp, 01 Dược tá và 01 chuyên trách dân số Với nhân lựcđầy đủ nên trạm y tế luôn hoàn thành tốt các chương trình y tế quốc gia vàquản lý tốt các bệnh xã hội trên địa bàn phường

Trang 15

Bản đồ địa giới hành chính phường Phú Hoà - Thành phố Huế

Trang 16

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nam giới từ 30 tuổi trở lên tại phường Phú Hòa - Thành phố Huế,không phân biệt trình độ học vấn, thành phần kinh tế xã hội

Chấp nhận tham gia nghiên cứu

2.2 TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ

Các nam giới với các tiêu chuẩn trên, nhưng loại trừ những đối tượng

bị câm điếc, rối loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ

2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 10 – 2009 đến tháng 04 – 2010

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu

Chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên,phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi trong phiếu điều tra

2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:

n =

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu cần tính

- : 1,96 ( với khoảng tin cậy 95%)

- p: chấp nhận p = 0,5 vì chưa có nghiên cứu trước đây

- c: khoảng cách sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệquần thể chọn Chọn c = 0,05 Ta có:

Trang 17

2.4.3 Phương tiện nghiên cứu

Công cụ thu thập thông tin là phiếu phỏng vấn được soạn sẵn, các câuhỏi được xây dựng theo các cấu trúc: câu hỏi đóng, mở

Danh sách các nam giới có độ tuổi trên 30 của phường Phú Hòa –Thành phố Huế

2.4.4 Phương pháp tiến hành

Địa bàn điều tra tương đối rộng, đối tượng điều tra chủ yếu là cácngành nghề dịch vụ - thương mại Do đó, để tiếp cận đối tượng điều tra tươngđối khó Vì vậy, chúng tôi thành lập nhóm điều tra

* Mỗi nhóm điều tra gồm:

- Một nghiên cứu viên

- Một tổ trưởng tổ dân phố ( hoặc là một người có uy tín trong cộngđồng)

- Một cộng tác viên tại địa phương ( nhân viên y tế, cộng tác viên y tế tạiđịa phương)

- Chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm về bộ câu hỏi và phương phápphỏng vấn thông qua danh sách đối tượng đã chọn, nhằm mục đích sử dụng

bộ câu hỏi thu thập thông tin một cách hiệu quả

2

2

) 05 , 0 (

5 , 0 5 , 0 ) 96 , 1

Trang 18

- Gặp Ủy ban nhân dân phường, trưởng trạm y tế, các cộng tác viên …nắm danh sách các đối tượng theo tiêu chuẩn đã chọn.

- Sau đó chúng tôi trò chuyện với các đối tượng được chọn, phỏng vấn vàđiền trực tiếp vào phiếu phỏng vấn

* Nội dung phiếu câu hỏi:

+ Những hiểu biết của người dân về bệnh gút:

- Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút:

Trang 19

- Hiểu biết về các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện cơn gút:

* Bữa ăn nhiều rượu, thịt

Trang 20

+ Gia đình có người bệnh gút sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút?

- Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh gút:

* Đài truyền thanh

Các thông tin được mã hóa và xử lý bằng máy tính với chương trìnhSPSS

Trang 21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua khảo sát kiến thức 440 người dân phường Phú Hòa - Thành phốHuế về bệnh gút, cho thấy kết quả như sau:

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG

3.1.1 Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu

Trang 22

3.1.2 Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ

thông

Cao đẳng, đại học

Biểu đồ 3.2 Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

Có 49,77% người được phỏng vấn có trình độ trung học phổ thông,12,95% có trình độ cao đẳng, đại học

3.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ %

Trình độ học vấn

Trang 23

Biểu đồ 3.3 Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

Có 266 người dân là buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất 60,45%

3.2 SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH GÚT

3.2.1 Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút

Bảng 3.4 Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút

Lứa tuổi thường mắc bệnh gút Số lượng Tỷ lệ %

Trang 24

52,27

23,18

9,77 0

10 20 30 40 50

60

Tỷ lệ %

< 30 tuổi 30-50 tuổi > 50 tuổi Không biết Tuổi

Biểu đồ 3.4 Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút

Nhận xét:

- Có 52,27% hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút là 30 – 50 tuổi

- Có 14,78% lứa tuổi thường mắc bệnh gút dưới 30 tuổi

3.2.2 Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút

Bảng 3.5 Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút

Nam Nữ Không biết

Biểu đồ 3.5 Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút

Nhận xét: Có 80,91% hiểu biết bệnh gút thường xảy ra ở nam giới.

3.2.3 Hiểu biết về bệnh gút là do tăng acid uric máu

Bảng 3.6 Hiểu biết về bệnh gút là do tăng acid uric máu

Ngày đăng: 24/07/2014, 06:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tăng Hà Nam Anh (01/2010), Bệnh gút đến từ đâu?, htt://benhgout.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gút đến từ đâu
2. Thái Thị Hồng Ánh (01/2010), Gút thứ phát, htt://benhgout.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gút thứ phát
3. Trần Ngọc Ân (1999), “ Bệnh gút ”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, tr. 278 – 297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gút ”, "Bệnh thấp khớp
Tác giả: Trần Ngọc Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1999
4. Trần Ngọc Ân (2000), “ Bệnh gút ”, Bách khoa thư bệnh học 3, Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội, tr. 24 – 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gút ”, "Bách khoa thư bệnh học 3
Tác giả: Trần Ngọc Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội
Năm: 2000
5. Trần Ngọc Ân (2001), “ Điều trị các bệnh khớp”, Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học, tập I, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr. 325 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị các bệnh khớp”, "Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học
Tác giả: Trần Ngọc Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản quân đội nhân dân
Năm: 2001
6. Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), “ Bệnh gút” , Bài giảng bệnh học nội khoa, sau đại học, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr. 412 – 421 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gút” , "Bài giảng bệnh học nội khoa
Tác giả: Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
7. Trần Ngọc Ân (2007), “Bệnh gút”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, tr. 278 – 296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gút”, "Bệnh thấp khớp
Tác giả: Trần Ngọc Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
8. Ngô Đình Châu (2001), Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở người tăng cân và béo phì, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở người tăng cân và béo phì
Tác giả: Ngô Đình Châu
Năm: 2001
9. Phạm Quang Cử (2009), “ Nghiên cứu các biến chứng của bệnh gout ”, Y học thực hành, (số 09//2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các biến chứng của bệnh gout ”, "Y học thực hành
Tác giả: Phạm Quang Cử
Năm: 2009
10. Hoàng Văn Dũng (2009), “Chẩn đoán và điều trị bệnh gút”, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học, tr.110 – 113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán và điều trị bệnh gút”, "Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp
Tác giả: Hoàng Văn Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2009
11. Đoàn Văn Đệ (2008), “Bệnh học nội khoa”, tập II, Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr. 43 – 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học nội khoa”, tập II, "Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học
Tác giả: Đoàn Văn Đệ
Nhà XB: Nhà xuất bản quân đội nhân dân
Năm: 2008
12. Nguyễn Thu Giang (2008), Lịch sử bệnh gút, htt://benhgout.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử bệnh gút
Tác giả: Nguyễn Thu Giang
Năm: 2008
13. Đặng Hồng Hoa (2009), “ Tình hình bệnh gút mạn tính tại bệnh viện E trong năm 2008”, Nội khoa, Hội Thấp Khớp Học Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII, tr. 83 – 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh gút mạn tính tại bệnh viện E trong năm 2008”, "Nội khoa, Hội Thấp Khớp Học Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đặng Hồng Hoa
Năm: 2009
14. Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (2005), “ Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học, tr. 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
15. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2005), “ Nghiên cứu tổn thương cơ xương khớp do gút mạn tính”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 38. số 5, tr.58 – 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tổn thương cơ xương khớp do gút mạn tính”, "Tạp chí nghiên cứu Y học
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Năm: 2005
16. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Bệnh gút”, Bài giảng bệnh học nội khoa, tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 320 – 331 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gút”, "Bài giảng bệnh học nội khoa
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2008
17. J. M. H. Moll (2000), “ Bệnh gút”, Các bệnh về khớp, Nhà xuất bản Y học, tr. 85 – 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gút”, "Các bệnh về khớp
Tác giả: J. M. H. Moll
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2000
18. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2007), “ Điều trị bệnh gút”, Điều trị học nội khoa, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr. 301 – 309 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị bệnh gút”, "Điều trị học nội khoa
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
19. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2009), Thực phẩm cho người bị gút, htt://dantri.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực phẩm cho người bị gút
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Ngọc
Năm: 2009
20. Phạm Song – Nguyễn Hữu Quỳnh (2008), “ Bách khoa thư Bệnh học”, tập 3, Nhà xuất bản giáo dục, tr. 24 – 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa thư Bệnh học
Tác giả: Phạm Song – Nguyễn Hữu Quỳnh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Ngón chân cái - Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà   thành phố huế về bệnh gút
Hình 1.2. Ngón chân cái (Trang 10)
Hình 1.4  Thịt màu đỏ không - Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà   thành phố huế về bệnh gút
Hình 1.4 Thịt màu đỏ không (Trang 12)
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu - Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà   thành phố huế về bệnh gút
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu (Trang 22)
Bảng 3.5. Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút - Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà   thành phố huế về bệnh gút
Bảng 3.5. Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút (Trang 25)
Bảng 3.7. Hiểu biết về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút - Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà   thành phố huế về bệnh gút
Bảng 3.7. Hiểu biết về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút (Trang 26)
Bảng 3.8. Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn  đau gút - Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà   thành phố huế về bệnh gút
Bảng 3.8. Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn đau gút (Trang 27)
Bảng 3.13. Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh  gút. - Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà   thành phố huế về bệnh gút
Bảng 3.13. Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh gút (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w