1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà

108 728 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra là một tất yếu khách quan đặc biệt dưới tác động của toàn cầu hóa như hiện nay.Quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa (ĐTH) tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân nhưng cũng tạo ra không ít bức xúc, một trong những bức xúc đó là giải quyết việc làm cho lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp.Công tác giải quyết việc làm gặp không ít khó khăn do trình độ của người lao động thuộc diện này thường thấp, khả năng nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp thấp trong khi yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi cao để có khả năng thích ứng ngay với yêu cầu công việc. Vấn đề tạo việc làm cho những đối tượng này để họ ổn định và nâng cao đời sống, đòi hỏi chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng phải có chính sách phù hợp, phương thức thực hiện hiệu quả.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là : Đỗ Thị Thanh Thảo

Sinh viên lớp : Kinh tế lao động 46B

Khoa : Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi nghiên cứu, không sao chépcủa người khác hay tài liệu nào, những đoạn sao chép tôi đã có chú thích bên cạnh

Và số liệu trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực, nếu sai tôi xin chịuhoàn toàn trách nhiệm

Sinh viên

Đỗ Thị Thanh Thảo

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2004 - 2007 của tỉnh Khánh Hòa(%)20

Bảng 2.2: Điều tra dân số hoạt động kinh tế theo các chỉ tiêu qua các năm 25

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa qua các năm(%) 26

Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa(%) 26

Bảng 2.5: Phân bố số đối tượng phỏng vấn thực tế trong hộ bị thu hồi đất theo địa bàn điều tra 28

Bảng 2.6: Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp (%) 29

Bảng 2.7: Trình độ học vấn của thanh niên trong diện mất đất tỉnh Khánh Hòa 30

Bảng 2.8: Trình độ chuyên môn của thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa 32

Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp theo giới tính trước thời điểm giải tỏa đất nông nghiệp 33

Bảng 2.10: Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp theo nhóm tuổi(%) .35

Bảng 2.11: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 36

Bảng 2.12: Thực trạng việc làm của lao động thanh niên trước khi bị thu hồi đất nông nghiệp 37

Bảng 2.13: Việc làm theo ngành trước khi thu hồi đất 39

Bảng 2.14: Thực trạng việc làm theo thành phần kinh tế 41

Bảng 2.15: Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo khu vực hành chính 43

Bảng 2.16: Tỷ lệ hộ sử dụng tiền đền bù theo mục đích sử dụng 52

Trang 3

Bảng 2.17: Tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất 53 Bảng 2.18 : Tỷ lệ trình độ chuyên môn kỹ thuật trước và sau khi thu hồi đất nông

Bảng 3.1: Dự báo lực lượng lao động theo thành thị - nông thôn ……… …70Bảng 3.2: Số việc làm dự báo chia theo ngành kinh tế ……… … 71Biểu 2.1: Cơ cấu tuổi và giới của lao động thanh niên của tỉnh Khánh Hoà thuộcdiện mất đất nông nghiệp 30 Biểu 2.2: Trình độ học vấn thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp tỉnh KhánhHòa 31 Biểu 2.3: Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nôngnghiệp theo giới tính trước thời điểm thu hồi đất 34 Biểu 2.4: Thực trạng hoạt động kinh tế thanh niên trong diện mất đất nông nghiệptheo nhóm tuổi 36 Biểu đồ 2.5: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động thanh niên bị giải tỏa đất nông nghiệp 37 Biểu đồ 2.6: Thực trạng việc làm của lao động thanh niên trước khi bị thu hồi đấtnông nghiệp 38

Biểu đồ 2.9: Thực trạng việc làm lao động thanh niên bị thu hồi đất nông nghiệptheo khu vực hành chính 44

Trang 4

Môc lôc

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG DIỆN GIẢI TOẢ ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH KHÁNH HOÀ 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.1.1 Công nghiệp hoá và đô thị hoá 3

1.1.2 Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp 6

1.2 Thanh niên và vai trò của thanh niên trong công cuộc CNH, ĐTH 9

1.3 Cơ chế tạo việc làm cho người lao động 10

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động 12

1.4.1 Điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ 12

1.4.2 Nhân tố thuộc về sức lao động 12

1.4.3 Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm 13

1.5 Sự cần thiết của vấn đề tạo việc làm cho thanh niên 14

1.6 Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở một số tỉnh 16

1.6.1 Tỉnh Bắc Ninh 16

1.6.2 TP Đà Nẵng 16

1.6.3 TP Hà Nội 17

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRONG DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH CÔNGNGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA 19

Trang 5

2.1.Những đặc điểm ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động thanh niên trong diện

bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa,đô thị hóa ở tỉnh Khánh Hòa 192.1.1 Khái quát chung về tình hình phát triển, công nghiệp hóa và đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa trong những năm vừa qua 19

thanh niên trong diện thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa……… 202.1.3 Đặc điểm dân số và nguồn lao động tỉnh Khánh Hòa 232.1.4 Những đặc điểm của thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp Khánh Hòa do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, ảnh hưởng đến tạo việc làm 262.2 Phân tích thực trạng việc làm và tao việc làm cho lao động thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa trong thời gian vừa qua 32

trong diện giải tỏa đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tại tỉnh Khánh Hòa 322.2.2 Phân tích thực trạng việc làm của lao động thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo ngành kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa trước khi bị thu hồi đất 372.2.3 Phân tích thực trạng việc làm của người lao động thanh niên trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo thành phần kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa 392.2.4 Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động thanh niên trong diện

bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo khu vực hành chính tại tỉnh Khánh Hòa 41

Trang 6

2.3 Đánh giá khái quát thực trạng tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa 422.3.1 Phân tích các chính sách hỗ trợ, đền bù và sử dụng tiền đền bù 422.3.2 Thực trạng học nghề và giải quyết việc làm của lao động trong diện thu hồiđất nông nghiệp 53

nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa 60

CHƯƠNG 3 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN THUỘC DIỆN BỊ MẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP

DO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA TỈNH KHÁNH HÒA 68

3.1 Các quan điểm về vấn đề tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông nghiệp

do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà 683.2 Phương hướng phát triển của kinh tế và dự báo lực lượng lao động việc làm củatỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2008 – 2010 và các giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên bị mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà 683.2.1 Phương hướng phát triển kinh tế và dự báo lực lượng lao động việc làm cuẩ tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2008 – 2010 68 693.2.2 Kiến nghị với Trung Uơng về các chính sách liên quan tới đền bù và hỗ trợngười lao động khi bị thu hồi đất: 713.2.3 Kiến nghị với tỉnh Khánh Hòa về các chính sách liên quan tới đền bù và hỗtrợ người lao động khi bị thu hồi đất: 753.2.4 Kiến nghị những giải pháp khác với tỉnh Khánh Hòa 77

Trang 7

3.2.5 Giải pháp thuộc về đối tượng thanh niên trong diện giải tỏa đất nông nghiệp tại tỉnh Khánh hòa 82

KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 0

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra là một tất yếu khách quanđặc biệt dưới tác động của toàn cầu hóa như hiện nay.Quá trình công nghiệp hóa(CNH), đô thị hóa (ĐTH) tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đờisống của người dân nhưng cũng tạo ra không ít bức xúc, một trong những bức xúc

đó là giải quyết việc làm cho lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp.Côngtác giải quyết việc làm gặp không ít khó khăn do trình độ của người lao động thuộcdiện này thường thấp, khả năng nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp thấp trong khiyêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi cao để có khả năng thích ứng ngay với yêu cầucông việc Vấn đề tạo việc làm cho những đối tượng này để họ ổn định và nâng caođời sống, đòi hỏi chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng phải cóchính sách phù hợp, phương thức thực hiện hiệu quả

Tỉnh Khánh Hòa cũng nằm trong xu thế chung của cả nước, quá trình côngnghiệp hóa – đô thị hóa làm hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất,… tạođược nhiều việc làm nhưng đồng thời cũng đòi hỏi nhiều diện tích đất xây dựng nênđối tượng lao động bị mất đất nông nghiệp nhiều, chính vì vậy vấn đề giải quyếtviệc làm cho đối tượng này gặp nhiều khó khăn khó khăn ở đây không chỉ là về vấn

đề trình độ chuyên môn của nhóm đối tượng này yếu kém, mà còn là vấn đề về độtuổi bởi lẽ không phải đối tượng nằm trong độ tuổi nào cũng có thể dễ dàng chuyểnsang các khu vực công nghiệp- dịch vụ, những khu vực có tính đặc thù riêng Ở mỗinhóm tuổi có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, riêng đối tượng thanh niênlại có nhưng thế mạnh sau: là lực lượng lao động trẻ, đông đảo, có khả năng tiếp thukiến thức nhanh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững, có khảnăng chuyển đổi nghành nghề dễ dàng hơn các nhóm tuổi khác Tuy nhiên đốitượng này lại chưa có kinh nghiệm làm việc, đặc biệt lao động thanh niên trong diện

bị giải tỏa đất nông nghiệp tuy có những lợi thế như đã nêu nhưng đa phần là lao

Trang 9

động chưa qua đào tạo, đây là điều trở ngại lớn trong vấn đề giải quyết việc làm chođối tượng này.

Trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp cần giải tỏa nằm trong quyhoạch là khá lớn, “đến năm 2010 tổng số đất nông nghiệp của tỉnh chuyển đổi sang

động bị mất đất nông nghiệp, mất công cụ lao động lớn, đặc biệt là đối tượng thanhniên Đối tượng này có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tếcủa đất nước nhưng khi không có việc làm lại dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội.Chính vì vậy, để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển cùng với ổn định xã hội,cần phải có chính sách tạo việc làm cho đối tượng này phù hợp Do đó, nghiên cứu

đề tài “Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên

trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà” là

cần thiết

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động trong diệngiải toả đất nông nghiệp

- Đề xuất các giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động trong vùnggiải tỏa đất nông nghiệp trong giai đoạn 2008-2010 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu nằm trong các địa phương có đất nông nghiệp bị giải tỏatrong tỉnh Khánh Hòa Đối tượng nghiên cứu là lực lượng lao động thanh niên trongcác gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng các phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn có sẵn, tài liệu sơcấp thông qua điều tra xã hội học đối tượng trong hộ gia đình bị thu hồi đất

1 1 Công văn số 792/LĐTBXH – DN của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa ngày 4/6/2004

Trang 10

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thống kê mô tả, so sánh, để đánh giátác động.

Bố cục đề tài bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề tạo việc làm cho lao động thanh niên trong diện

giải tỏa đất nông nghiệp do quá trình CNH, ĐTH của tỉnh Khánh Hòa

Chương 2: Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trong diện bị thu hồi đất

nông nghiệp do quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Khánh Hòa

Chương 3: Phương hướng phát triển của kinh tế và dự báo lực lượng lao động, việc

làm của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2008 – 2010 và các quan điểm và giải pháp

tạo việc làm cho lao động thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp do quá trìnhcông nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG DIỆN GIẢI TOẢ ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH KHÁNH HOÀ

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Công nghiệp hoá và đô thị hoá

1.1.1.1 Công nghiệp hoá (CNH)

Khi tiến hành CNH ở Tây Âu đã hình thành khái niệm CNH, lúc này người

ta coi CNH là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.Các khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm CNH nói riêng mang tính lịch sử,thay đổi cùng thời đại

Trang 11

Kế thừa văn minh nhân loại, kinh nghiệm lịch sử tiến hành CNH và thực tiễnCNH ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung UơngĐảng thứ bảy khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng SảnViệt Nam đã nhận định: “Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản và toàndiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sứclao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng vớicông nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của

Quá trình CNH bao gồm 2 đặc điểm sau: Đặc điểm thứ nhất của quá trìnhCNH là các nước đi sau có thể rút ngắn thời gian đạt đến mục tiêu CNH so với cácnước đi trước và trên thực tế đã có nhiều nước làm được điều này Thứ hai, việc rútngắn quá trình CNH là cơ bản rút ngắn bằng cách đẩy nhanh tốc độ các bướcchuyển tuần tự từ nền kinh tế cổ truyền sang nền kinh tế CNH bằng thực hiện “nhảyvọt cơ cấu” để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa

Nước ta tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản nên nhiệm

vụ quan trọng nhất là phải xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến.Trong khi đó nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn thấpkém, lực lượng sản xuất chưa phát triển tương ứng với quan hệ sản xuất Vì vậy quátrình CNH chính là quá trình xây dựng cơ cở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế quốcdân

CNH ở nước ta trong thời kì này có những đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất

là CNH phải gắn liền với hiện đại hóa, thứ hai là CNH nhằm mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, thứ ba CNH trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điềutiết của nhà nước, thứ tư là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dântrong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế Thúc đẩy quá trình CNH sẽ tạo ra cơ sở vậtchất kỹ thuật cần thiết, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử

1 Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin – NXB Chính trị quốc gia (2002), tr 324.

Trang 12

dụng hiệu quả các nguồn lực CNH tạo điều kiện để biến đổi về chất lực lượng sảnxuất, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc.Nền kinh tế phát triển sẽ củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giaicấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hộichủ nghĩa CNH tạo cơ sở để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh, thựchiện tốt phân công và hợp tác quốc tế Quá trình CNH thúc đẩy chuyện phân cônglao động xã hội phát triển, xây dựng và hiện đại hóa nền quốc phòng, an ninh

1.1.1.2 Đô thị hoá (ĐTH)

Theo giáo trình Dân số và Phát triển:”Đô thị hóa là quá trình hình thành và

Theo từ điển Tiếng Việt: Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càngđông vào các đô thị làm nâng cao vai trò thành thị đối với sự tồn tại và phát triểncủa xã hội

Đô thị hóa bao gồm nhiều đặc trưng nhưng ta có thể thấy có 5 đặc trưng chủyếu sau: thứ nhất, đô thị hóa làm số lượng thành phố tăng nhanh đặc biệt là sauchiến tranh thế giới thứ hai Dân số tại những thành phố tăng lên, quy mô dân số tậptrung tại những thành phố ngày càng đông là đặc trưng thứ hai Một đặc trưng nữa

là số lượng thành phố tăng, phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, hìnhthành nên các vùng đô thị Vùng đô thị bao gồm một số thành phố lớn xung quanh

là các thành phố vệ tinh Thứ tư, dân số thành thị tăng nhanh do xu hướng dân cưchuyển dần từ nông thôn ra thành phố, cường độ di dân cao làm thay đổi tươngquan dân số nông thôn và thành thị Đặc trưng cuối cùng là mức độ đô thị hóa biểuthị cho trình độ phát triển của từng quốc gia Những nước đang phát triển đô thị hóatheo “bề rộng” tức số lượng thành đô thị tăng lên, đô thị hóa theo “chiều sâu” lànâng cao chất lượng cuộc sống trong dân cư ở các đô thị, trình độ đô thị hóa nàythường thấy ở các nước phát triển

1 1 GS.TS Tống Văn Đường (2003), “Giáo trình dân số và phát triển”, tr 92.

Trang 13

Trong quá trình này, ngoài những tác động lên sự phát triển kinh tế, xã hội,

đô thị hóa còn tác động rất mạnh tới nguồn lao động ở nông thôn Có thể nêu ra ởđây một số đặc điểm cơ bản của nguồn lực nông thôn trong quá trình ĐTH: Thứnhất là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, xâydựng và dịch vụ, quá trình đô thị hóa cần thay đổi về cơ sở hạ tầng, rất nhiều khuvực bị giải tỏa đất để xây dựng nên nông dân bị mất đất canh tác chuyển các khuvực kinh tế khác.Ngoài ra còn thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp, dịch

vụ, ĐTH nâng cao cơ sở hạ tầng thu hút nhiều đầu tư hình thành thêm các ngànhcông nghiệp, dịch vụ Mặt khác, việc phát triển nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch

vụ tại một địa phương lại tác động trở lại đẩy nhanh quá trình ĐTH tại địa phươngđấy Thứ ba, sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị nhiều, do thành thị lànơi cầu lao động lớn, tiền công, tiền lương cao, mặt khác ở nông thôn nông dân bịmất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nên phải di dân lên thànhphố để tìm việc làm Đặc điểm cuối cùng là, tăng qui mô lao động ngành nghềtruyền thống, nghề thủ công nghiệp, sự phát triển của quá trình đô thị hóa làm ngườilao động mất đất nông nghiệp quay lại tìm và phát triển các ngành nghề truyềnthống

Quá trình CNH – ĐTH tạo ra nhiều việc làm mới, năng suất lao động tăng caohơn, thu nhập lớn hơn, nhưng đồng thời lại đòi hỏi sự chọn lựa của các nhà tuyểndụng kỹ hơn chính vì vậy yêu cầu người lao động cần có tay nghề, trình độ cao hơn

để đáp ứng cho công việc Việc đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ cao của quátrình đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong vấn đề đào tạo nghề, chính vìvậy hướng một bộ phận lớn dân số vào chương trình giáo dục chuyên môn nghiệp

vụ, hay tham gia vào các lớp đào tạo ngắn và dài hạn CNH – ĐTH tạo ra nhiềungành nghề mới, khu công nghiệp trung tâm, đô thị lớn, những trung tâm côngnghiệp tại nông thôn Do quá trình đô thị hóa đòi hỏi mở rộng địa giới hành chính,

mở rộng ra các vùng nông thôn ngoại ô Đây là điều kiện thuận lợi để những ngườidân ở vùng nông thôn có thể tìm được công việc có năng suất cao hơn, thu nhập caohơn ngay tại địa phương của mình Bên cạnh đó, CNH –ĐTH đã phân công lao

Trang 14

động xã hội sâu sắc, thực sự đã tạo ra cuộc cách mạng về phân công lao động xãhội Ngoài các tác động lên người lao động đã nêu trên còn tác động tới tình hình bịlên

Đô thị hóa gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy nó đòihỏi phải có nguồn lao động chất lượng cao, năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanhkhoa học kỹ thuật Lao động thanh niên chính là lực lượng phù hợp nhất với yêucầu đó của đô thị hóa

Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng có những mặt tráinhư ô nhiễm thành phố, khủng hoảng xã hội, tan rã gia đình Ở Thành Phố trẻ embụi đời tăng, chất thải, giao thông công cộng…

1.1.2 Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp

1.1.2.1 Việc làm

Theo tổ chức lao động quốc tế thì việc làm là hoạt động lao động được trảcông bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật

Theo điều 13, Chưong 2 Bộ luật Lao Động:” Mọi hoạt động lao động tạo ra

Hoạt động được thừa nhận là việc làm phải thỏa mãn 2 điều kiện: thứ nhất làtạo ra thu nhập và thứ hai là không vi phạm pháp luật Hai điều kiện này có mốiquan hệ chặt chẽ, là điều kiện cần và đủ để thừa nhận hoạt động lao động đó là việclàm Nếu việc làm mà không tạo ra thu nhập, nhưng có ích cho xã hội như nấu cơm,giặt giũ, đi chợ,…, còn hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng lại phi pháp nhưtrộm cướp, mua bán ma túy,… thì đều không được coi là việc làm Vậy một hoạtđộng được công nhận là việc làm khi nó thỏa mãn hai điều kiện là tạo ra thu nhập

và được pháp luật công nhận

Tuy nhiên định nghĩa còn nhiều hạn chế, bởi lẽ tùy theo pháp luật của từngquốc gia mà tính hợp pháp của một công việc có được thừa nhận hay không Ví dụ

1 TS.Vũ Thị Mai (2007), “Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội ”, tr9.

Trang 15

nghề mại dâm ở Việt Nam bị pháp luật nghiêm cấm nhưng đây là một công việcđược thừa nhận là việc làm ở Thái lan, Philippines vì ở hai nước hoạt động này luậtpháp bảo hộ và quản lý, được Bộ Y tế và các cơ quan quản lý sức khỏe của nhữngnước này theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ và cấp giấy phép hành nghề Thứ hai

là nhiều hoạt động tuy không tạo ra thu nhập nhưng lại làm giảm chi phí thuê laođộng lại không được công nhận là việc làm, như hoạt động nội trợ tuy không tạo rathu nhập nhưng lại tiết kiệm được một khoản thu nhập cho gia đình mà không đượccoi là việc làm Và cuối cùng là trên thực tế, Bộ luật lao động ít có tác động tới thịtrường lao động vì đa số người lao động trong khu vực phi chính thức Về phạm viđiều chỉnh lại không áp dụng cho công chức, lao động khu vực nhà nước, lực lượngcông an, quân đội,…

Ngoài hai khái niệm đã nêu ở trên, còn có khái niệm việc làm như sau: Việclàm là phạm trù chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cầnthiết (bao gồm vốn, công nghệ, tư liệu sản xuất,…) để sử dụng lao động đó Sự phùhợp được thể hiện qua công thức:

∑VL= C/VC: chi phí nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…

V: chi phí sức lao động

Quan hệ tỷ lệ trên biểu hiện sự kết hợp giữa C và V phải phù hợp với trình

độ công nghệ của sản xuất Tức là khi trình độ công nghệ thay đổi thì sự kết hợpcủa C và V cũng thay đổi theo, có thể công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ

sử dụng nhiều sức lao động Ví dụ như trong điều kiện kỹ thuật thủ công thì với mộtđơn vị chi phí cho tư liệu sản xuất, vốn sẽ sử dụng nhiều đơn vị sức lao động hơn làtrong điều kiện tự động hóa

Có thể nói đây là định nghĩa chung nhất và đầy đủ nhất, nếu tỷ lệ C/V = 1 thìđây là trạng thái hoàn hảo, mọi người có nhu cầu làm việc thì đều có việc làm, sựkhông phù hợp thể hiện khi C/V < 1, lúc này xã hội đã lãng phí sức lao động, gây rathất nghiệp hoặc thiếu việc làm

Trang 16

Có nhiều cách phân loại việc làm, tùy theo từng tiêu chí của người nghiêncứu mà người ta phân loại việc làm thành những loại khác nhau, thường người taphân việc làm thành các loại sau:

- Căn cứ vào số thời gian làm việc thường xuyên trong năm thì người ta phân

ra có việc làm chính và việc làm tạm thời

- Căn cứ vào số giờ làm việc trong tuần ta lại có: việc làm đủ thời gian và việclàm không đủ thời gian

- Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiệncông việc ta phân việc làm ra thành hai loại: việc làm chính và việc làm phụ

1.1.2.2 Thiếu việc làm ( bán thất nghiệp, thất nghiệp trá hình)

Thiếu việc làm là hiện tượng những người làm việc ít hơn mức mình mongmuốn Thiếu việc làm thường được thể hiện dưới 2 dạng: không có đủ việc làm theothời gian quy định trong tuần, tháng,…, hoặc công việc đang làm có thu nhập quáthấp không đảm bảo cuộc sống, muốn làm thêm để có thêm thu nhập, nhưng khôngtìm kiếm được việc làm khác Đây thực chất là thất nghiệp trá hình, bởi lẽ nếu coichúng là thất nghiệp thì số lao động thất nghiệp ở các quốc gia đặc biệt là các quốcgia đang phát triển sẽ là rất lớn

1.1.2.3 Thất nghiệp

“Thất nghiệp là sự mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu

Thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần cóthời gian để tìm việc làm phù hợp nhất với chuyên môn và sở thích của họ

Thất nghiệp cơ cấu được xuất hiện khi không có sự đồng bộ giữa kỹ năng trình

độ lành nghề của người lao động với cơ hội việc làm do cầu lao động và sản xuấtthay đổi

1 1 TS.Vũ Thị Mai (2007), “Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội ”, tr16

Trang 17

Thất nghiệp do thiếu cầu là loại lao động xuất hiện khi tổng cầu của nền kinh

tế giảm kéo theo giảm cầu về lao động trong khi tiền lương và giá cả chưa kịp điềuchỉnh để phù hợp

Thất nghiệp theo mùa là thất nghiệp do cầu lao động giảm thường vào nhữngthời kì nhất định trong năm

Thất nghiệp chu kì là là loại thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo từngthời kì của nền kinh tế ta thường thấy trong thời kì kinh tế suy thoái, mức thấtnghiệp sẽ tăng lên do cầu lao động giảm hay sản xuất thay đổi

1.2 Thanh niên và vai trò của thanh niên trong công cuộc CNH, ĐTH

Theo những quan niệm khác nhau về độ tuổi của thanh niên, thanh niên lànhững người nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24 hoặc đến 25, 29, 34 Thanh niên trongnghiên cứu này được xét là lực lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15 đến 29 (độtuổi còn hoạt động trong tổ chức đoàn thanh niên)

Lực lượng lao động thanh niên được chia thành 3 nhóm:

tham gia vào thị trường lao động

và sẵn sàng làm việc

Thanh niên trong diện giải tỏa đất nông nghiệp do quá trình CNH – ĐTH là lựclượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15 – 29 tuổi, trong các hộ gia đình thuộc diện

bị giải tỏa đất nông nghiệp, giải phóng mặt bằng phục vụ CNH - ĐTH

Thanh niên là lực lượng lao động đầy tiềm năng về thể lực, trí lực, đang ở độsung sức, và phát triển nhanh Ưu điểm cả lực lượng lao động này là dễ dàngchuyển đổi sang các ngành nghề khác do họ có khả năng tiếp thu nhanh, nhiệt tình,

và có sức khỏe.Tuy nhiên, số lao động thanh niên khi tham gia vào thị trường lao

Trang 18

động phần lớn là chưa qua đào tạo, kinh nghiệm ít, mất một thời gian để làm quencông việc cần phải tiếp tục đào tạo trên thực tế.

Lực lượng lao động thanh niên đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế,chính trị và xã hội Thanh niên là lực lượng lao động có tiếp thu nhanh công nghệ,khoa học kỹ thuật, năng động, sáng tạo, có khả năng tăng sức cạnh tranh cho hànghóa Chính vì vậy lao động thanh niên là nguồn chủ yếu cung cấp cho yêu cầu pháttriển của các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu côngnghiệp,…Ngày nay, lao động thanh niên ngày càng tham gia nhiều vào thị trườnglao động quốc tế nên dễ dàng tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ thúc đẩy quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn Cuối cùng đối tượng này cònđảm bảo quan hệ hợp lý cơ cấu lao động trên thị trường lao động

1.3 Cơ chế tạo việc làm cho người lao động

“Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng,chất lượng sức lao động, các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản

Tạo việc làm là công tác rất quan trọng mà mỗi địa phương mỗi quốc gia cầnquan tâm, chú trọng thực hiện Tạo việc làm làm giảm thất nghiệp, đáp ứng nhu cầu,

quyền lợi và nghĩa vụ làm việc cho người đang trong độ tuổi lao động Bên cạnh đó

còn làm tăng thu nhập, nâng cao vị thế người lao động trong xã hội, nâng cao đờisống và làm bình ổn xã hội Do lao động được tạo việc làm đầy đủ sẽ làm giảm thấtnghiệp, giảm các khoản trợ cấp của chính phủ, các khoản đó sẽ chuyển sang đầu tưvào các lĩnh vực khác, đặc biệt là các lĩnh vực xây dựng các công trình phúc lợi xãhội, phát triển xã hội trên mọi mặt Việc làm đầy đủ đem lại cuộc sống ổn định sẽgiảm các tệ nạn xã hội

Cơ chế tạo việc làm là cơ chế 3 bên người lao động – người sử dụng laođộng – nhà nước Mỗi bên có nhiệm vụ, chức năng riêng biệt nhưng lại có mối liên

hệ, tác động chặt chẽ để công tác tạo việc làm có hiệu quả Bản thân người lao

1 1 TS.Vũ Thị Mai (2007), “Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội ”, tr26

Trang 19

động: luôn mong muốn tìm được công việc phù hợp có thu nhập cao Và để đạtđược mong muốn này người lao động cần phải đầu tư cho phát triển sức lao độngcủa mình, nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào một nguồn tài trợ từ gia đình, tổ chức

xã hội, cá nhân,… để được đào tạo, nắm vững một nghề nghiệp nhất định thông quacác lớp học nghề, các khóa đào tạo

Còn người sử dụng lao động thì luôn luôn cần có thông tin về thị trường đầuvào và đầu ra không chỉ để chỉ đạo việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làmcho người lao động, phát triển quy mô kinh doanh và đầu tư để tạo thêm nhiều việclàm cho người lao động Đó cũng là duy trì và mở rộng kinh doanh của doanhnghiệp Để có thể mở rộng quy mô doanh nghiệp cần có vốn để xây dựng nhà máy,mua máy móc, tư liệu sản xuất và kinh nghiệm của các nhà quản lý nhằm vận dụngtốt các quy định và pháp luật, nâng cao sự thỏa mãn của người lao động, khơi dậy

động lực và giữ chân người lao động giỏi

Đối với Nhà nước thì trong cơ chế này Nhà nước đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo ra môi trường pháp lý, thuận lợi để kết hợp sức lao động và tư liệusản xuất thông qua việc tạo hành lang pháp lý, chính sách luật lệ liên quan… Vai tròcủa nhà nước ngày càng quan trọng trong việc điều tiết sự phát triển của thị trườnglao động Qua việc tạo ra môi trường pháp lý, ban hành các luật lệ, chính sách liênquan,… phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng laođộng gặp gỡ nhau, giúp hệ thống thông tin thị trường lao động hoạt động tốt hơn.Người lao động biết mình cần học những gì để tìm được công việc phù hợp, và tìmthông tin việc làm ở đâu

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động

1.4.1 Điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ

Cầu việc làm bắt nguồn từ cầu sản xuất, sự phát triển chung của nền kinh tế.Khi sản xuất phát triển, quy mô của sản xuất ngày càng tăng thì cầu lao động ngàycàng lớn, khả năng tạo việc làm ngày càng tăng Nhưng để có thể mở rộng sản xuấtcần phải dựa vào những tiền đề vật chất như vốn, điều kiện tự nhiên

Trang 20

Vốn đầu tư tăng, tăng khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhàxưởng, mua máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sảnxuất làm cho tăng năng suất lao động, chất lượng hàng hóa tăng, tăng sức cạnhtranh trên thị trường, hoạt động sản xuất phát triển, cầu lao động tăng, khả năng tạoviệc làm tăng Điều kiện tự nhiên thuận lợi, như đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu,trữ lượng tài nguyên của địa phương nơi doanh nghiệp kinh doanh Với nguồn tàinguyên sẵn có ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều được ban phát sẵnngoài ý muốn chủ quan của con người Chính vì vậy mỗi quốc gia, mỗi doanhnghiệp phải biết dựa vào lợi thế của mình để phát triển kinh tế, tạo ra việc làm Đểthực hiên tốt mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý khaithác sử dụng làm sao để hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có ấy Tất cả các yếu tốlàm tăng cầu hàng hóa, tăng quy mô sản xuất tăng dẫn đến cầu lao động tăng và tạođược nhiều việc làm hơn.

1.4.2 Nhân tố thuộc về sức lao động

Cơ chế tạo việc làm đòi hỏi phải có sự kết hợp ba bên: phía người sử dụnglao động, người lao động và nhà nước Do đó một trong những nhân tố ảnh hưởngquyết định tới tạo việc làm cho người lao động thuộc nhân tố sức lao động trên haiphương diện chất lượng và số lượng lao động Đây là những mặt mà người sử dụnglao động đòi hỏi và yêu cầu phải có từ phía người lao động

Với thực trạng cung lao động của Việt Nam hiện nay, thì số lượng lao độngkhông phải là vấn đề lo ngại, vì lực lượng lao động Việt Nam là lực lượng lao độngtrẻ, hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động cao hơn so với những số ngườibước ra khỏi độ tuổi lao động Vấn đề đáng lo ngại là chất lượng lao động của nước

ta còn thấp chưa tương xứng với quan hệ lao động, đa phần lao động là chưa quađào tạo, vấn đề này nếu không được khắc phục sẽ kéo sự phát triển của nền kinh tếnói chung chậm lại Và trước hết nó ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, ngườilao động muốn tìm được công việc như ý và phù hợp với khả năng của mình cầnphải có thông tin thị trường lao động để biết những nhà tuyển dụng cần những gì ở

Trang 21

mình, cơ hội việc làm cho bản thân trong hiện tại và tương lai Từ đó biết cần đầu tưcho sức lao động của mình như thế nào Tùy vào điều kiện cụ thể của từng cá nhânngười lao động, mà tranh thủ các nguồn tài trợ để tham gia vào các khóa huấnluyện, đầu tư cho sức lao động của mình sao cho phù hợp nhất.

1.4.3 Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm

Cơ chế chính sách kinh tế - xã hội của Chính phủ quốc gia, chính quyền địaphương là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc tạo ra việc làmcho người lao động Tùy vào từng thời kì khác nhau, nhà nước sẽ đề ra các chínhsách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhândân, các chính sách mở rộng hay thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành khác,các chính sách tạo môi trường cho người lao động và người sử dụng lao động gặpnhau,…, của mỗi quốc gia, mỗi địa phương là khác nhau Nhóm các công cụ nàyrất đa dạng từ vi mô, vĩ mô, có thể theo ngành, vùng, lĩnh vực, sẽ ảnh hưởng đếnquy mô, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng từ đó tác động vào lao động

và người sử dụng lao động Cụ thể các chính sách, cơ chế kinh tế - xã hội sẽ tácđộng vào cầu lao động của thị trường lao động, cầu lao động của các doanh nghiệp,

từ đó tác động tới cách đối xử của người sử dụng lao động với người lao động.Không chỉ tác động tới số lượng lao động thông qua cầu lao động, mà các chínhsách này còn tác động đến chất lượng người lao động, thông qua nhu cầu của ngườituyển dụng lao động

Một minh chứng cụ thể ở nước ta khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế nhiềuthành phần, thay đổi cơ cấu kinh tế, điều này làm ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu laođộng theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực kinh tế trên từng vùng Chủ trương chínhsách cũng có nhiều thay đổi, nếu trước đây chỉ tập trung phát triển kinh tế nhànước, kinh tế tập thể, nay phát triển kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh kinh tế nhànước, kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế cáthể, tư bản tư nhân, kết hợp đan xen

Trang 22

1.5 Sự cần thiết của vấn đề tạo việc làm cho thanh niên

Tạo việc làm cho đối tượng thanh niên là rất cần thiết nó không chỉ có ý nghĩakinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội Phát triển số lượng lao động thanh niên làmột nội dung qua trọng của quốc gia nhằm duy trì và tăng tỉ trọng lao động trẻ tronglực lượng lao động Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ đây là lực lượng lao độngtrẻ, khỏe, có nhiều tiềm năng thay thế các thế hệ lao động trước và đáp ứng yêu cầucủa thị trường lao động ngày càng mở rộng Tuy nhiên với tình hình thực tế củaViệt Nam hiện nay, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động thì vấn đề đặt ra là cầnphải giảm sức ép của cung lao động, trước hết là đối tượng lao động thanh niên, lựclượng chiếm tỷ trọng cao trong lực lượng lao động, thông qua các chương trình đàotạo Chính vì vậy vấn đề tạo việc làm cho lao động là vấn đề cấp thiết, cần đượcthực hiện ngay Đối với đối tượng lao động thanh niên trong diện giải tỏa dất nôngnghiệp do quá trình CNH – ĐTH thì vấn đề này càng trở nên bức thiết hơn, bởi lẽđối tượng này ở nước ta khá đông, trình độ chuyên môn thấp, khả năng tự tìm đượcviệc làm thấp hơn so với các đối tượng khác

Tạo việc làm cho đối tượng thanh niên tạo nhiều tác động tích cực cho nềnkinh tế Tạo việc làm cho thanh niên làm tăng sản lượng quốc dân, làm tăng tốc độtăng trưởng của nền kinh tế, nền kinh tế phát triển bền vững, giảm lượng lao độngthất nghiệp trên thị trường lao động Lực lượng lao động thanh niên là đối tượng dễthích nghi, năng động Thanh niên lao động với năng suất và hiệu quả cao, có khảnăng cạnh tranh, trong xu thế hội nhập ngày nay thanh niên có các ưu thế sau:

trong nước và nước ngoài, các khu vực quốc tế Từ đó nâng cao khả năng cạnhtranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế

cao làm tăng hàm lượng lao động chất xám trong sản phẩm, thích ứng kịp thời sựbiến đổi nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật

Trang 23

- Lao động thanh niên là lực lượng chủ yếu cung cấp trong các ngành côngnghiệp dịch vụ mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, như công nghiệp dệt may, chếbiến thực phẩm, cơ khí,…

Với những ưu thế trên lao động thanh niên là lực lượng đóng vai trò quantrọng trong việc, phát triển nền kinh tế quốc dân và đẩy nhanh tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của lực lượng lao động, của sản phẩm, củadoanh nghiệp và của nền kinh tế, Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cho lựclượng lao động qua việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng vào thực tiễn

Về mặt xã hội, thanh niên tuy mang nhiều thế mạnh nhưng nếu không đượcquan tâm thì các thế mạnh đó sẽ không được sử dụng có ích vì đối tượng thanh niênrất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội Thanh niên là đối tượng dễ bị kích động, lôi kéo,

dụ dỗ vào các hoạt động phi pháp như cướp giật, trộm cắp, ma túy,… Nếu như lựclượng này không được tạo việc làm , không có thu nhập để trang trải cuộc sống, cónhiều thời gian rãnh rỗi, dễ bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường tội phạm Đặcbiệt là đối tượng lao động thanh niên trong diện bị giải tỏa đất nông nghiệp, do cònhạn chế về văn hóa, dẫn đến hạn chế về mặt nhận thức thì càng dễ bị dụ dỗ, lôi kéohơn Vì vây, tạo việc làm cho thanh niên cũng chính là biện pháp làm giảm tệ nạn

xã hội trong thanh niên, cũng nhờ vậy mà môi trường sống xã hội trở nên tốt hơn.Công tác tạo việc làm cho lao đông thanh niên nói chung và thanh niên trongdiện bị giải tỏa đất nông nghiệp là cần thiết vì lao động thanh niên góp phần làm ổnđịnh cơ cấu lực lượng lao động Nó không chỉ giúp cho nền kinh tế phát triển vềmọi mặt, mà còn giúp xã hội ổn định, giảm thất nghiệp và tệ nạn xã hội Công táctạo việc làm cho lao động thanh niên thuộc diện bị giải tỏa đất nông nghiệp là phùhợp với xu thế hiện đại, xu thế phát triển chung của cả nước, đó là giảm tỉ trọng laođộng trong nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xâydựng và dịch vụ, lao động thanh niên rất phù hợp cho các ngành nghề này

Trang 24

1.6 Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở một số tỉnh

mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân trên chính quê hương của mình

1.6.2 TP Đà Nẵng

Đà Nẵng sau khi nhận thành phố trực thuộc Trung ương, nhu cầu phát triển

cơ sở hạ tầng để xứng tầm là thành phố cấp 1 trực thuộc Trung Ương, Thành phốcần giải tỏa một số lượng lớn đất nông nghiệp để xây dựng cơ bản về mọi mặt củathành phố, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất,… Tuy đạt được nhiềuthành tựu về phát triển kinh tế, cơ sở vật chất, nhưng thành phố cũng gặp không ítkhó khăn trong vấn đề tạo việc làm cho lực lượng lao động bị giải tỏa đất nôngnghiệp, do đối tượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thường là lao động có

Trang 25

trình độ thấp, gia đình đông con, tài chính hạn hẹp, nên rất khó khăn trong việcchuyển đổi nghề nghiệp Chính quyền thành phố đã kết hợp với các cơ quan chứcnăng thực hiện các chính sách đền bù hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làmmiễn phí, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động phổ thông, hỗ trợtiền ăn tiền học cho hộ nghèo trong diện mất đất Với những chính sách tích cựcthành phố đã giải quyết việc làm cho trên 21000 lao động trong diện này, đào tạomiễn phí cho trên 3850 lao động, trên 70% số đó có việc làm ngay sau khi được đàotạo Bên cạnh đó, đối với những khu vực đất nông nghiệp trước khi giải tỏa là diệntích trồng hoa màu và rau cung cấp cho thành phố, nay được chuyển ra các xã venthành Nhờ vậy mà thành phố không chỉ tạo việc làm cho lao động trong các khuvực bị thu hồi đất mà còn tạo việc làm cho dân cư của các khu vực bên cạnh.

1.6.3 TP Hà Nội

Thành phố Hà Nội với mật độ dân số ngày càng đông, thì vấn đề mở rộng địa

lí hành chính là việc cần thiết, nhằm làm giảm sự quá tải về dân cư trong thànhphố Đi kèm với sự mở rộng hành chính địa lý là sự cần thiết phải phát triển cơ sởvật chất hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi để phục vụ nhân dân, chính vìvậy số lượng đất nông nghiệp bị giải tỏa ở các huyện, xã ven thành phố cũng khálớn Như giải tỏa đất ở các khu vực huyện ngoại thành chuyên trồng đào,quất nhưNhật Tân,… Chính sách hỗ trợ của Thành phố là hỗ trợ khuyến khích nông dân ápdụng kỹ thuật trên vùng đất có điều kiện tự nhiên tương tự như Hưng Yên, HảiDương,…Ngoài ra còn đào tạo thêm nghề gia công, nghề thủ công cơ khí, nhằmtừng bước chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại các khu vực đấy Ở các khu vực MễTrì, Từ Liêm, chính quyền thành phố còn cho phép xây dựng các khu vực kinhdoanh liền kề và được quy hoạch gắn liền với các khu công nghiệp, sự phát triểncủa các khu công nghiệp sẽ làm phát triển các dịch vụ kèm theo Chính sách hỗ trợhọc nghề dựa trên diện tích thu hồi đất như: 30%÷50% diện tích đất hỗ trợ nghềcho một lao động, 50%÷70% diện tích đất hỗ trợ cho 2 lao động, trên 70% diệntích đất thì hỗ trợ cho số lao động trong cả gia đình, và mỗi lao động được hỗ trợ3,8 triệu đồng

Trang 26

Từ những kinh nghiệm của các tỉnh trên, Khánh hòa cần có các chính sáchphù hợp về vấn đề đền bù, hỗ trợ học việc, học nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghềnghiệp, nơi ở Tỉnh cần học tập các kinh nghiệm của các tỉnh đã thực hiện tốt vấn đềgiải tỏa và đền bù cho nhân dân như của Bắc Ninh để gắn lợi ích của cá nhân, củadoanh nghiệp với lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội, hay chính sách tiền hỗ trợ đền

bù, hỗ trợ học nghề theo diện tích đất bị giải tỏa của Thành Phố Hà Nội, tỉnh cầntham khảo và đưa ra mức riêng phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phươngtrong tỉnh Nhìn chung kinh nghiệm của các tỉnh có những mặt tốt nhưng bên cạnhvẫn còn có những khó khăn vấp phải Tỉnh Khánh Hòa cần xem xét để học tậpnhững phương pháp hay cũng như phân tích, nhận định những khó khăn mà cáctỉnh, thành phố trên đã mắc phải, để từ đó có thể rút ra bài học và đưa ra các chínhsách phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh

Trang 27

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRONG DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA

2.1 Những đặc điểm ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động thanh niên trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

Tăng trưởng GDP trong các khu vực kinh tế có sự khác biệt, nhìn vào bảng

số liệu dưới ta có thể thấy tăng trưởng GDP trong ngành dịch vụ, công nghiệp vàxây dựng lớn hơn nhiều so với tăng trưởng trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Có được điều này là do trong những năm vừa qua tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa tỉnh diễn ra khá nhanh, các nghành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ ngày càngchiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế

Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2004- 2007 của tỉnh Khánh Hòa(%)

Trang 28

Dịch Vụ 7,06 12,5 10,38 12,98

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa

Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, thu nhập bình quân đầu ngườicủa tỉnh cũng tăng mạnh Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của KhánhHòa là khá cao, tính trung bình thời kì 1997-2004 tốc độ tăng của Khánh Hòa là8,1% trong khi của cả nước chỉ tăng với mức 4,7% GDP bình quân đầu người khuvực thành thị của tỉnh cao gấp 1,7 lần so với khu vực nông thôn

Để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy có sự góp phần không nhỏ củacông tác thu hút vốn đầu tư của tỉnh Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa

lý thuận lợi, chính sách xã hội phù hợp, trong thời gian qua tỉnh đã thu hút đượckhá nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, năm 2004 vốn đầu tư là 22161,3 ngànUSD thì tới năm 2007 số vốn đầu tư này đã tăng lên đến 25015 ngàn USD Vớinguồn vốn đầu tư xã hội ngày càng tăng, là điều kiện thuận lợi để nâng cao, cảithiện kết cấu hạ tầng của tỉnh Nếu như vốn từ ngân sách chủ yếu được sử dụngvào việc xây dựng kết cấu hạ tầng thì vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nướclại chủ yếu vào xây dựng nhà ở và một số cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch qui mônhỏ

2.1.2 Những đặc điểm của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên trong diện thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

2.1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải ven biển Nam Trung Bộ, có bờ biển kéo dài

358 km, biển Khánh Hòa là biển có độ sâu nhất nước ta Toàn tỉnh bao gồm 1thành phố, 1 thị xã, 8 huyện trong đó có 1 huyện đảo

Trang 29

Ngoài những tiềm năng về đánh bắt thủy sản, du lịch, tỉnh còn có tiềm năngphát triển công nghiệp hàng hải và cảng biển với 2 vịnh sâu nhất nước là VânPhong và Cam Ranh Phía Bắc là vịnh Vân Phong nằm ở tọa độ địa lý cực đôngcủa Việt Nam cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế.Vân Phong là một vịnh lớn với 41.000 ha mặt nước, có độ sâu từ 20-30m, tươngđối kín gió Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng tạikhu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế tổng hợp đa ngành gồm:thương mại, công nghiệp, du lịch, Bên cạnh đó, Vân Phong có khí hậu tương đối

ôn hòa, cảnh quan môi trường đẹp là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinhthái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản Phía Nam là vịnhCam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế

Trang 30

Sân bay Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh là một trong ít số sân bay

có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay, sắp tới sẽ được nâng cấp để trởthành sân bay quốc tế

Vị trí địa lý quan trọng gần với hải phận quốc tế, nên Khánh Hòa có vị tríquan trọng trong cả chính trị quân sự và phát triển kinh tế đặc biệt là công nghiệphàng hải và cảng biển

Khánh hòa có khí hậu ôn hòa quanh năm nắng ấm, bãi biển trải dài, trongxanh, hệ thống đảo phong phú với hơn 200 đảo lớn nhỏ, nhiều danh lam thắngcảnh, dàn đều trên các huyện xã trong tỉnh,… phù hợp cho phát triển ngành côngnghiệp không khói – du lịch, các làng ngành nghề như khảm trai, mỹ nghệ và cácdịch vụ kèm theo Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống khách sạn vànhà nghỉ trong những năm vừa qua tăng về cả số lượng lẫn chất lượng đạt tiêuchuẩn, đáp ứng được yêu cầu của nhiều du khách trong và ngoài nước

Thiên nhiên đã ưu đãi cho tỉnh Khánh Hòa không chỉ là điều kiện tự nhiên

mà còn tài nguyên biển phong phú Hệ thống sinh vật biển nhiều về số lượng,phong phú về chủng loại, nhiều loại quý và hiếm có giá trị kinh tế cao như cá mú,

cá hồng, cá ngừ đại dương,… tạo điều kiện cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủysản phát triển, tăng xuất khẩu hàng thủy sản Ngoài ra, Khánh Hòa là 1 trongnhững tỉnh có số lượng và chất lượng yến sào cao nhất trong cả nước, khai thác tổyến là một nghề có truyền thống lâu đời ở tỉnh, nhằm khai thác có kế hoạch, bảo vệnguồn tài nguyên này, và phát triển các sản phẩm của yến sào, công ty khai thác vàchề biến yến sào được thành lập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong địabàn tỉnh

2.1.2.2 Kinh tế- văn hóa – xã hội.

Với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh năm 2007 tỉnh đã có 25015 nghìnUSD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vào các lĩnh vực công nghiệp, du lịch Pháttriển các khu công nghiệp làm tăng số lượng việc làm cho lao động Quy hoạch pháttriển kinh tế của tỉnh đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp, khu chế

Trang 31

xuất và khu công nghệ cao với tổng diện tích 885,82 ha; 10 cụm công nghiệp vừa vànhỏ với tổng diện tích 467,1 ha Theo báo cáo của Sở công nghiệp và Ban Quản lýKCN tỉnh Khánh Hoà, hiện nay các khu công nghiệp và cụm công nghiệp vừa vànhỏ đang ở giai đoạn hoàn tất hồ sơ đầu tư, chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng, một

số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang lập quy hoạch và báo cáo nghiên cứukhả thi Đến nay toàn tỉnh chỉ có một khu công nghiệp Suối Dầu và một cụm côngnghiệp vừa và nhỏ Diên Phú đi vào hoạt động giải quyết khoảng 14.000 lao động.Theo công văn số 792/LĐTBXH-DN của Sở Lao động – Thương binh và Xã hộiKhánh Hoà ngày 4/6/2004, đến năm 2010 tổng số đất nông nghiệp của tỉnh chuyểnđổi sang các KCN, KCX là 1.637,145 ha, bao gồm: KCN Suối Dầu 150 ha, KCNNinh Thuỷ 260 ha, khu vực Cam Ranh 233 ha, cụm CN Diên Phú 43,7 ha, cụm CNHòn Ông 39 ha, cụm CN Đắc Lộc 36 ha, kè sông cái Nha Trang 635,445 ha, khuvực Tây đường Lê Hồng Phong và Tây nam thành phố Nha Trang 240 ha Đây làđiều kiện thuận lợi để tỉnh thực hiện nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tuy nhiên số lượng lao độnglàm nông nghiệp bị giải tỏa đất cần được giải quyết việc làm, đây là vấn đề làm đauđầu các nhà quản lý, hoạch định chính sách của tỉnh

Ngoài các yếu tố về điều kiện tự nhiên và con người, để có được số vốn đầu

tư nước ngoài cao trong các năm qua, tỉnh Khánh Hòa còn có các chính sách ưu đãicho nhà đầu tư Môi trường đầu tư luôn được tỉnh quan tâm, làm các nhà đầu tư antâm khi đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

2.1.3 Đặc điểm dân số và nguồn lao động tỉnh Khánh Hòa

2.1.3.1 Về số lượng

Lực lượng lao động của tỉnh trong các năm vừa qua tăng về tuyệt đối, tuynhiên tốc độ tăng lực lượng lao động lại giảm dần qua các năm (xem bảng dưới),nếu lực lượng lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 là 3,39%, thì đến năm 2006chỉ tăng hơn so với năm 2005 là 2,61% Điều này được giải thích bởi các chính sáchdân số của nước ta vào đầu những năm 1990, chính sách dân số tác động hiệu quả

Trang 32

làm giảm tỷ lệ sinh, điều này tác động tới lực lượng lao động thời kì này, bởi số laođộng ra khỏi độ tuổi lao động nhiều hơn số lao động bước vào độ tuổi lao động.

Bảng 2.2: Điều tra dân số hoạt động kinh tế theo các chỉ tiêu qua các năm

Số lượng(người)

Tỷlệ(%)

Số lượng(người)

(người)

Tỷlệ(%)

Nguồn: điều tra dân số- lao động – việc làm, cục thống kê tỉnh Khánh Hòa

Tỷ số giới của tỉnh không có sự biến động lớn qua các năm (trung bình là 1,24).Nhìn trên số liệu điều tra trên ta thấy tuy số lao động làm trong khu vực thành thịtăng về tuyệt đối nhưng về số tương đối lại giảm Điều này chứng tỏ tỷ lệ di dân từnông thôn ra thành thị thấp, người dân tự tìm việc ngay tai địa phương, quá trìnhcông nghiệp hóa tạo điều kiện cho người lao động tìm việc ngay quê hương

Riêng về số lao động ở độ tuổi thanh niên, cũng chỉ tăng về số lượng tuyệt đốinhưng giảm về tương đối, nguyên nhân chính cũng như nguyên nhân của sự giảmtốc độ tăng tương đối của lực lượng lao động, là do ảnh hưởng của chính sách dân

số, làm số lao động ra khỏi độ tuổi này cao hơn số lao động buớc vào độ tuổi trên

Trang 33

giảm từ 28,17% xuống còn 15,05%, tỉ lệ lao động tốt nghiệp THCS và THPT tăng

từ 39,86% năm 2004 lên 49,24% năm 2005 Năm 2006 tỷ lệ lao động mù chữ vàchưa tốt nghiệp tiểu học có thấp hơn năm 2004 (19,51%), nhưng lại thấp hơn năm

2005 Tuy số tương đối cao hơn nhưng số lượng tuyệt đối lại thấp hơn so với năm

2005 Nhìn chung về trình độ học vấn của lao động tỉnh đã có những bước tiến bộvượt bậc, do đời sống của người dân được nâng cao, việc học hành được quan tâmchú trọng hơn

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa qua các

m(%)

chưa tốtnghiệp TH

THCS

Tốt nghiệpTHPT

Nguồn: Niên giám thống kê lao động việc làm 2004, 2005, 2006

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao đông thì đây là vấn đề tỉnh cầnquan tâm giải quyết, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng laođộng, đáp ứng với yêu cầu của tốc độ phát triển, và quá trình CNH- HĐH

Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Khánh ng t nh Khánh ỉnh Khánh Hòa(%)

Nguồn: Niên giám thống kê lao động việc làm 2004, 2005, 2006

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn ở mức rất cao, trên 73%, đặc biệt năm

2004 tỷ lệ này chiếm tới 85,95% Trong những năm vừa qua tỷ lệ lao động qua đàotạo đã có những tiến bộ rõ nét, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng cả về tương đối lẫn

Trang 34

tuyệt đối tăng từ 14,05% năm 2004 lên 27,28% năm 2005 và 26,37% năm 2006.Tuy nhiên trong thời gian sắp tới tỉnh cần quan tâm nhiều hơn nữa tới vấn đề đàotạo nghề đặc biệt là cho đối tượng lao động thanh niên trong diện bị thu hồi đấtnông nghiệp, bởi lẽ trong thời gian sắp tới người lao động phải có trình độ chuyênmôn nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

2.1.4 Những đặc điểm của thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp Khánh Hòa do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, ảnh hưởng đến tạo việc làm.

Hiện nay Khánh Hòa chỉ có khu công nghiệp Suối Dầu và một khu côngnghiệp vừa và nhỏ ở Diên Phú đi vào hoạt động, giải quyết cho khoảng 14000 laođộng Theo quy hoạch của tỉnh, đến năm 2010 tổng số đất nông nghiệp của tỉnhchuyển đổi sang các KCN, KCX là 1637,145 ha, với số lượng lớn đất nông nghiệp

bị giải toả như vậy dẫn tới yêu cầu phải giải quyết việc làm cho một lượng lớn laođộng bị mất đất nông nghiệp, số này lên tới 29028 người

Do số lượng lao động lớn không thể điều tra hết, nhằm đưa ra giải pháp tạoviệc làm cho số lao động này, tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Trung tâm Dân Số LaoĐộng Việc Làm, Viện Khoa Học Lao Động Xã Hội, Bộ Lao Động - Thương Binh

và Xã hội đã thực hiện dự án giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện bị giải tỏađất nông nghiệp, thực hiện điều tra mẫu, khảo sát bằng bảng hỏi trên địa bàn cáchuyện có đất nông nghiệp thu hồi Theo điều tra khảo sát về lao động mất đất trên

19 xã trải đều trên 5 huyện, thị xã, thành phố, tại tỉnh Khánh Hòa có đất nôngnghiệp bị giải toả phục vụ CNH – ĐTH của trung tâm dân số- lao động – việc làm,Viện Khoa Học Lao Động- Xã Hội, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, thựchiện năm 2007, trong 932 lao động được phỏng vấn bảng hỏi có 448 lao động nằmtrong độ tuổi thanh niên (từ 15-29 tuổi) Mặc dù số hộ chọn phỏng vấn ở các xã làbằng nhau (15 hộ) nhưng tỷ lệ lao động phỏng vấn không đều nhau do đặc thù địabàn và chất lượng điều tra viên, một số địa bàn điều tra viên không phỏng vấn hết

số người thuộc đối tượng Trong nghiên cứu này chỉ xét đến đối tượng là lao động

Trang 35

thanh niên, số lượng lao động thanh niên trong diện giải tỏa đất nông nghiệp ở tỉnhKhánh Hòa được phỏng vấn như sau:

Bảng 2.5: Phân bố số đối tượng phỏng vấn thực tế trong hộ bị thu hồi đất

theo địa bàn điều tra

với tổng mẫu điều tra

Trang 36

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

2.1.4.1 Về số lượng

Theo điều tra mẫu lao động của Trung tâm, trong số 448 lao động trong độ tuổithanh niên được khảo sát thì nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn có 237 lao động nam(chiếm 52,91%) và 211 lao động nữ ( chiếm 47,09%) Tỉ lệ lao động nam nữ ở cácnhóm tuổi theo bảng 2.6

Bảng 2.6: Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp (%)

Số lượng(người)

Tỉ lệ(%)

Sốlượng(người)

Tỉ lệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷ lệ(%)

51.71

43.67

0 10 20 30 40 50 60

15-18 19-24 25-29

NAM NỮ

Trang 37

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tuổi và giới lao động thanh niên của tỉnh Khánh Hoà thuộc diện mất đất nông nghiệp

Theo bảng trên ta thấy số lao động trong độ tuổi 18÷24 chiếm tỷ lệ cao nhất41,52%, đây là một thuận lợi cho tỉnh trong việc tạo việc làm cho đối tượng này vì

đa số lao động ở độ tuổi này đã học xong PTTH nên có khả năng chuyển đổi nghềnghiệp cao hơn vì khả năng thích ứng với đào tạo nhanh hơn

Tỷ lệ lao động tham gia lao động giữa nam giới và nữ giới ở các nhóm tuổi có

sự khác biệt, ở các nhóm tuổi 15÷18 và 25÷29 thì nam giới tham gia hoạt động kinh

tế nhiều hơn nữ giới, và ngược lại với nhóm tuổi 19÷24, nữ tham gia nhiều hơnnhưng sự chênh lệch này không đáng kể Có tình trạng trên là do các nguyên nhânsau: ở nông thôn nữ thường có độ tuổi kết hôn sớm (thường 18÷24 tuổi không tiếptục đi học mà ở nhà lấy chồng), sau thời gian sinh con thì họ thường ở nhà nội trợ,chăm sóc con cái, còn nam giới thì sau khi tốt nghiệp phổ thông đa phần đi khỏi địaphương để học tập (học nghề, trung cấp,…)

2.1.4.2 Về chất lượng

Trình độ học vấn của thanh niên theo điều tra là khá cao, phần lớn đều tốtnghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, chiếm tỷ lệ cao Tuy nhiên tỷ lệ nàycao hơn mặt bằng chung toàn tỉnh (xem bảng 2.4) như ở bảng 2.7

Bảng 2.7: Trình độ học vấn của thanh niên trong diện mất đất tỉnh Khánh Hòa

Không biết

chữ

nghiệp tiểuhọc

Tốt nghiệp tiểuhọc

Sốlượng(người)

Tỷlệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷ lệ(%)

Trang 38

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

Tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp THPT

Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa

Theo số liệu điều tra trên ta có thể thấy trình độ học vấn của lực lượng lao độngnày khá cao so với các tỉnh khác trong cả nước, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp THCS,THPT chiếm tỷ lệ cao (68,75%), không có sự chênh lệch lớn về trình độ học vấngiữa nam và nữ có được kết quả như trên là nhờ vào sự nỗ lực của chính quyền vàcác ban ngành địa phương trong giáo dục cũng như nâng cao đời sống cho nhândân Mặc dù tỷ lệ này còn thấp hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh nhưng cũng tạothuận lợi cho chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp thu đào tạo nghề, công nghệ nhanhchóng

Bên cạnh trình độ học vấn, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng laođộng chính là trình độ chuyên môn kỹ thuật Về trình độ chuyên môn của thanh niênKhánh Hòa thuộc diện bị thu hồi đất phục vụ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

Trang 39

đa phần là chưa qua đào tạo, chiếm tới 66,95% tuy thấp hơn mức trung bình củatỉnh (73,63%- bảng 2.4),nhưng đây cũng là khó khăn cho việc chuyển ngành nghềcho đối tượng này.

Bảng 2.8: Trình động tỉnh Khánh chuyên môn c a thanh niên trong di n m t ủa thanh niên trong diện mất đất nông ện mất đất nông ất đất nông đất đất nông t nông nghi p t nh Khánh Hòa ện mất đất nông ỉnh Khánh

Sốlượng(người)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷ lệ(%)

là 4,69%) Nguyên nhân giải thích cho tỷ lệ này là lao động thanh niên ở nông thônthường sau khi tốt nghiệp THCS hay THPT đi học nghề trực tiếp ở các cơ sở nhưsửa chữa điện tử, sửa xe,… hoặc đi làm công nhân và được đào tạo ngắn hạn, khôngcấp chứng chỉ hay bằng cấp

Trang 40

Tỷ lệ lao động được đào tạo theo điều tra là 33,05%, tỷ lệ này cao hơn mứcchung của toàn tỉnh đã được thống kê trong điều tra lao động việc làm năm 2005 là26,37% (xem bàng 2.4) Theo số liệu này có thể đưa ra giả thiết những vùng bị giảitoả đất nông nghiệp phục vụ CNH-HĐH lao động thanh niên có trình độ chuyênmôn kỹ thuật cao hơn Đây là dấu hiệu tốt cho công tác chuyển đổi nghề cho đốitượng lao động bị mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sắptới của tỉnh.

2.2 Phân tích thực trạng việc làm và tao việc làm cho lao động thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa trong thời gian vừa qua.

2.2.1 Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động trong diện giải tỏa đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tại tỉnh Khánh Hòa.

2.2.1.1 Thực trạng họat động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp theo giới tính tại thời điểm trước thu hồi đất nông nghiệp

Trước khi bị giải tỏa đất nông nghiệp phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, đôthị hóa, tỷ lệ lao động theo điều tra tham gia vào hoạt động kinh tế của các vùng nàychiếm 64,28%, tỷ lệ này thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh là 66,29%(theo điều tra lao động- việc làm 2006) Bên cạnh đó, tỉ lệ lao động thất nghiệp lạikhá cao 13,62% (theo bảng 2.9)

Bảng 2.9: Th c tr ng ho t ực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất ạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất ạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất động tỉnh Khánh ng kinh t c a thanh niên thu c di n m t ế của thanh niên thuộc diện mất đất ủa thanh niên trong diện mất đất nông ộng tỉnh Khánh ện mất đất nông ất đất nông đất đất nông t nông nghi p theo gi i tính tr ện mất đất nông ới tính trước thời điểm giải tỏa đất nông nghiệp ưới tính trước thời điểm giải tỏa đất nông nghiệp c th i i m gi i t a ời điểm giải tỏa đất nông nghiệp đ ểm giải tỏa đất nông nghiệp ải tỏa đất nông nghiệp ỏa đất nông nghiệp đất đất nông t nông nghi p ện mất đất nông

Số lượng(người)

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu hỏi đáp về các văn kiện đại hội IX của Đảng - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hỏi đáp về các văn kiện đại hội IX của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
4. GS.TS. Tống Văn Đường (2003), “Giáo trình dân số và phát triển”, Nxb Nông Nghiệp- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dân số và phát triển
Tác giả: GS.TS. Tống Văn Đường
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp- Hà Nội
Năm: 2003
9. Văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam
Tác giả: Văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
2. Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội Khác
3. GS.PTS.Nhà giáo ưu tú. Phạm Đức Thành (1998),”Giáo trình kinh tế lao động”, Nxb Giáo Dục Khác
6. Trung Tâm Dân số- Lao động- Việc làm, Viện Khoa Học Lao Động Xã Hội, Bộ Lao đông – Thương binh &amp; Xã hội, Các tài liệu, số liệu về lao động mất đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa Khác
7. TS.Trần Xuân Cầu (2003), ” Giáo trình phân tích lao động xã hội”, Nxb Lao Động- Xã Hội Khác
8. TS.Vũ Thị Mai (2007), ”Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
10. Văn phòng tổ chức lao động quốc tế - Geneva, Tăng cường triển vọng việc làm cho nam và nữ thanh niên Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng   2.1:  Tăng   trưởng   GDP   trong   giai   đoạn   2004-   2007     của   tỉnh   Khánh   Hòa(%) - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
ng 2.1: Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2004- 2007 của tỉnh Khánh Hòa(%) (Trang 27)
Bảng 2.2: Điều tra dân số hoạt động kinh tế theo các chỉ tiêu qua các năm - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.2 Điều tra dân số hoạt động kinh tế theo các chỉ tiêu qua các năm (Trang 32)
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa qua các - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.3 Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa qua các (Trang 33)
Bảng 2.4:  Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Khánh - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Khánh (Trang 33)
Bảng 2.5:  Phân bố số đối tượng phỏng vấn thực tế trong hộ bị thu hồi đất theo địa bàn điều tra - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.5 Phân bố số đối tượng phỏng vấn thực tế trong hộ bị thu hồi đất theo địa bàn điều tra (Trang 35)
Bảng 2.6: Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động thanh niên thuộc diện bị thu hồi - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.6 Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động thanh niên thuộc diện bị thu hồi (Trang 36)
Bảng 2.8: Trình độ chuyên môn của thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.8 Trình độ chuyên môn của thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp (Trang 39)
Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.9 Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông (Trang 40)
Bảng 2.10: Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế thanh niên trong diện mất đất - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.10 Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế thanh niên trong diện mất đất (Trang 42)
Bảng 2.11: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất nông nghiêp - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.11 Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất nông nghiêp (Trang 43)
Bảng 2.13: Việc làm theo ngành trước khi thu hồi đất - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.13 Việc làm theo ngành trước khi thu hồi đất (Trang 46)
Bảng 2.15: Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo khu vực hành   chính - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 2.15 Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo khu vực hành chính (Trang 50)
Bảng 3.1: Dự báo lực lượng lao động theo thành thị-nông thôn - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 3.1 Dự báo lực lượng lao động theo thành thị-nông thôn (Trang 80)
Bảng 3.2: Số việc làm dự báo chia theo ngành kinh tế - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà
Bảng 3.2 Số việc làm dự báo chia theo ngành kinh tế (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w