1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

100 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 759 KB

Nội dung

Mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp là 5,6%; ngành công nghiệp là 59,8%; ngành dịch vụ là 34,6%. Nhưng theo số liệu thống kê, năm 2006 tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp là 23,6%; ngành công nghiệp là 47,8%; ngành dịch vụ là 28,6%. Thực tế trên đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phải có những bước đột phá trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo ngành để đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành. Tuy nhiên, năm 2006 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 61,2 %; ngành công nghiệp là 23,6 %; ngành dịch vụ là 15,2%. Với cơ cấu lao động theo ngành còn ở trình độ thấp và lạc hậu, vấn đề có tính cấp thiết được đặt ra là phải có giải pháp đúng đắn nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng hợp lý, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành đến 2020.Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”.

Trang 1

1.1 Tổng quan về cơ cấu lao động theo ngành 3

1.3 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở các địaphương vùng đồng bằng Sông Hồng

26

1.4 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động của Trung Quốc và Hàn Quốc 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO

NGÀNH TẠI TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

36

2.1 Các yếu tố kinh tế và xã hội có liên quan đến quá trình chuyển dịch cơcấu lao động theo ngành của tỉnh Bắc Ninh

36

2.2 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành từ 1997-2006 43

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO

ĐỘNG THEO NGÀNH TẠI TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020

68

3.1 Những căn cứ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến năm 2020 683.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến năm 2020 753.3 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến năm 2020 75

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT

CCLĐ : Cơ cấu lao độngKCN : Khu công nghiệpCCN : Cụm công nghiệp

SS : So sánh

Trang 3

Biểu 1.1 Mối quan hệ giữa GDP/người và cơ cấu lao động theo ngành 18Biểu 1.2 CCLĐ theo ngành của vùng đồng bằng sông Hồng 28Biểu 1.3 Số lượng lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở

nông thôn Trung Quốc

30

Biểu 2.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm và đóng góp của các ngành vào tăng

trưởng trong tỉnh 10 năm từ 1997 – 2006

40

Biểu 2.2 Quy mô và cơ cấu lao động các ngành trong nền kinh tế 44Biểu 2.3 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động qua các năm 47Biểu 2.4 Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành 1997 - 2006 49Biểu 2.5 Hệ số co giãn của lao động theo GDP 1998 – 2006 51Biểu 2.6 Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp từ 1997 – 2006 53Biểu 2.7 Cơ cấu lao động ngành công nghiệp 1997 – 2006 55Biểu 2.8 Cơ cấu lao động ngành dịch vụ 1997 – 2006 57Biểu 3.1 Dự báo dân số và lao động đến năm 2020 74Biểu 3.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến năm 2020 77

Trang 4

Hình 2.1 Biến động quy mô lao động của nền kinh tế từ 1997 – 2006 43Hình 2.2 Động thái lao động các ngành từ 1997 – 2006 45Hình 2.3 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 1997 – 2006 47Hình 2.4 Động thái chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 là tỷ trọng trong GDP củangành nông nghiệp là 5,6%; ngành công nghiệp là 59,8%; ngành dịch vụ là34,6% Nhưng theo số liệu thống kê, năm 2006 tỷ trọng trong GDP của ngànhnông nghiệp là 23,6%; ngành công nghiệp là 47,8%; ngành dịch vụ là 28,6%.Thực tế trên đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phải có những bước đột phá trên nhiều lĩnhvực đặc biệt là chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo ngành để đáp ứng yêucầu của chuyển dịch cơ cấu ngành Tuy nhiên, năm 2006 tỷ trọng lao độngngành nông nghiệp là 61,2 %; ngành công nghiệp là 23,6 %; ngành dịch vụ là15,2% Với cơ cấu lao động theo ngành còn ở trình độ thấp và lạc hậu, vấn đề

có tính cấp thiết được đặt ra là phải có giải pháp đúng đắn nhằm đẩy nhanhtốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng hợp lý, đáp ứngđược yêu cầu mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành đến 2020

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên

cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”.

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận kết hợp với việc phân tích thựctrạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành từ đó đánh giá quátrình chuyển dịch, rút kết luận làm cơ sở đề ra các biện pháp có hiệu quả thúcđẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ cấu

lao động theo ngành, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong mối quan

hệ với cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành

Trang 6

Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở mốc thời gian tái lập tỉnh (1997) và

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, luận văn tập trung đisâu nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành và từng nhóm ngànhtrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê,phương pháp dự báo, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp

5 Những đóng góp của luận văn

Góp phần làm rõ các khái niệm về cơ cấu lao động theo ngành, chuyểndịch cơ cấu lao động ngành; mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành Đồng thời chỉ ra xu hướng chuyểndịch cơ cấu lao động theo ngành trong giai đoạn hiện nay

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2006

Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phầnthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnhBắc Ninh đến năm 2020

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn được chia làm ba chương như sau:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động

theo ngành Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2006 Chương III: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động

theo ngành tại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Trang 7

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH

1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ

1.1.1 Cơ cấu ngành kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là hình thức cấu tạo bên trong của nềnkinh tế, là tổng thể các quan hệ chủ yếu về số lượng và chất lượng tương đối

ổn định của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sảnxuất xã hội trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định Cơ cấu của nềnkinh tế được nghiên cứu theo nhiều phương diện khác nhau, trong đó phổ biếnhơn cả là theo phương diện ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế được hiểu là sự tương quan giữa các ngành trongtổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về

số và chất lượng giữa các ngành Các mối quan hệ này được hình thành trongnhững điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vàonhững mục tiêu cụ thể

Trong tổng thể nền kinh tế bao gồm nhiều ngành kinh tế khác nhau, sốlượng các ngành này không cố định Sự phát triển của phân công lao động xãhội sẽ làm thay đổi về mặt chất và lượng của các ngành kinh tế Từ đầu thế kỷXIX, nhà Kinh tế học Collin Class căn cứ vào tính chất chuyên môn hóa củasản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành: Khai thác tài nguyên thiên nhiên (nôngnghiệp và khai thác khoáng sản); Công nghiệp chế biến; Sản xuất sản phẩm

vô hình Sau này, Liên hợp quốc căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất đãchuyển hoạt động khai thác khoáng sản sang ngành công nghiệp và gọi sảnxuất sản phẩm vô hình là dịch vụ Thực ra, nguyên tắc phân ngành xuất phát

từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về

Trang 8

quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất vàdịch vụ Với nguyên tắc đó, các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực haycòn gọi là 3 nhóm ngành: Khu vực I bao gồm các ngành nông- lâm – ngưnghiệp; Khu vực II gồm các ngành công nghiệp và xây dựng; Khu vực III baogồm các ngành dịch vụ.

Với sự phân ngành này, cơ cấu ngành được nghiên cứu chủ yếu dưới cácgóc độ sau: góc độ thu nhập (nghiên cứu cơ cấu ngành theo GDP), góc độ đầu

tư (nghiên cứu cơ cấu ngành theo lượng vốn đầu tư), góc độ lao động (nghiêncứu cơ cấu ngành theo lao động)

Nền kinh tế được chia thành 3 nhóm ngành lớn, mỗi nhóm ngành này là

sự kết hợp của các ngành nhỏ hơn có những đặc điểm tương đối giống nhau

và các ngành này đã tạo nên cơ cấu nội bộ ngành

Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm các ngành: ngành sản xuất nôngnghiệp, ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Nhóm ngành công nghiệp xây dựng bao gồm các ngành: ngành côngnghiệp khai thác, ngành công nghiệp chế biến, các ngành sản xuất – phânphối điện nước và khí đốt, ngành xây dựng

Nhóm ngành dịch vụ bao gồm các ngành: các ngành dịch vụ kinh doanh

có tính chất thị trường, dịch vụ sự nghiệp, dịch vụ hành chính công

Tương đối giống cơ cấu ngành về mặt bản chất, cơ cấu nội bộ ngànhchính là hình thức cấu trúc bên trong của ngành, là các mối quan hệ của cácngành nhỏ về cả số lượng và chất lượng

Nghiên cứu cơ cấu ngành tức là nghiên cứu tổng thể cơ cấu ngành trongmối quan hệ mật thiết với cơ cấu nội bộ từng nhóm ngành Việc nghiên cứu

cơ cấu ngành có ý nghĩa rất quan trọng Xét trên cả hai khía cạnh tăng trưởngkinh tế và phát triển kinh tế thì cơ cấu ngành được xem là một trong nhữngyếu tố quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ,

Trang 9

lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và hợp tác hóa sản xuất Trạngthái của cơ cấu ngành phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế của mỗi quốcgia, đó là tiêu chí để xác định xem nền kinh tế của quốc gia đó là nền kinh tếnông nghiệp, công nghiệp hay hậu công nghiệp

1.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những vấn đề có tính quy luật về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu ngànhkinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phùhợp với môi trường và điều kiện phát triển Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếkhông chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng mỗi ngành mà còn là

sự thay đổi về vị trí, tính chất mỗi ngành trong mối quan hệ giữa các ngành.Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên cơ sở cơ cấu hiện có vànội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu để xây dựng một cơcấu mới phù hợp hơn

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một quá trình diễn ra liêntục và gắn liền với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Tính chất bền vữngcủa tăng trưởng và phát triển kinh tế phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch linhhoạt của cơ cấu ngành kinh tế trong những điều kiện cụ thể Việc chuyển dịch

cơ cấu ngành gắn liền và phản ánh tính hiệu quả của việc phân bố nguồn lực

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành được coi là hợp lý, tiến bộ khi tỷ trọnggiá trị ngành công nghiệp và đặc biệt là ngành dịch vụ ngày càng tăng; tỷtrọng giá trị ngành nông nghiệp ngày càng giảm trong tổng giá trị sản phẩm

xã hội Trong nội bộ ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp chếbiến tăng lên, cơ cấu sản xuất thay đổi theo hướng chuyển từ ngành sản xuấtcác sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang ngành sản xuất sản phẩm chứahàm lượng cao về vốn và khoa học công nghệ Trong nội bộ ngành nôngnghiệp, tỷ trọng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi sẽ tăng lên và tỷ trọng giá

Trang 10

trị sản lượng của ngành trồng trọt giảm xuống tương ứng Còn đối với ngànhdịch vụ, tỷ trọng giá trị các ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trườngngày càng tăng.

Xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế hơp lý, tiến bộ là yêu cầu khách quancủa mỗi quốc gia Một cơ cấu ngành được coi là hợp lý khi nó đáp ứng đượcmột số điều kiện cơ bản sau: Các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ và đồng

bộ, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch

vụ tăng dần; trình độ kỹ thuật của nền kinh tế phù hợp với xu hướng phát triểnkhoa học công nghệ; cho phép khai thác tối đa và hiệu quả mọi tiềm năng củaquốc gia; thực hiện phân công và hợp tác quốc tế theo xu thế toàn cầu hóa,xây dựng cơ cấu ngành kinh tế thành một “cơ cấu mở”

1.1.2 Cơ cấu lao động theo ngành

Là một hình thức của cơ cấu lao động do đó nghiên cứu cơ cấu lao động

là tiền đề quan trọng để nghiên cứu cơ cấu lao động theo ngành

Cơ cấu lao động là phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh hình thức cấu tạobên trong của tổng thể lao động, sự tương quan giữa các bộ phận và mối quan

hệ giữa các bộ phận đó Đặc trưng của cơ cấu lao động là mối quan hệ tỷ lệ vềmặt số lượng và chất lượng lao động theo những tiêu chí nhất định

Là một phạm trù kinh tế – xã hội, cơ cấu lao động có những thuộc tính cơbản, đó là tính khách quan, tính lịch sử và tính xã hội:

i) Tính khách quan: Cơ cấu lao động bắt nguồn từ dân số và cơ cấu kinh

tế, quá trình vận động của dân số và cơ cấu kinh tế có tính khách quan do đó

nó quy định tính khách quan của cơ cấu lao động

ii) Tính lịch sử: Quá trình phát triển của loài người là quá trình phát triểncủa các phương thức sản xuất, mỗi phương thức sản xuất có một cơ cấu kinh

tế đặc trưng, nên cơ cấu kinh tế có tính lịch sử Được bắt nguồn từ cơ cấukinh tế nên cơ cấu lao động cũng có tính lịch sử

Trang 11

iii) Cơ cấu lao động mang tính xã hội sâu sắc: Cơ cấu lao động phản ánh

sự phân công lao động xã hội Quá trình phân công lao động xã hội thể hiệntrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thể hiện quá trình phát triển củacon người Mỗi hình thức phân công lao động sẽ tạo nên một cơ cấu lao độngmới Xét trên phương diện sản xuất, cơ cấu lao động không những phản ánhcác giai tầng của xã hội trong nền sản xuất mà còn phản ánh các hoạt độngkinh tế của các giai tầng xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển

Nghiên cứu cơ cấu lao động nghĩa là nghiên cứu sự phân chia lao độngthành các nhóm, các bộ phận khác nhau dựa theo những tiêu chí cụ thể tuỳthuộc vào mục đích nghiên cứu

Thông thường, cơ cấu lao động được chia làm hai loại : cơ cấu cung vềlao động (theo khả năng) và cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế(theo cầu) Cơ cấu cung lao động là một trong các yếu tố phản ánh số lượng

và chất lượng của nguồn nhân lực, còn cơ cấu lao động đang làm việc phảnánh sự phân bố của lao động theo các ngành, khu vực, và theo các tiêu chíkhác Trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu lao động theo cung cầu được hìnhthành từ quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động

Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta chia ra các loại cơ cấu lao độngkhác nhau:

Xét theo không gian, hình thành cơ cấu lao động theo vùng, lãnh thổ; cơcấu lao động theo khu vực thành thị – nông thôn Loại cơ cấu này dùng đểđánh giá tình trạng phân bố lao động xã hội theo không gian

Xét theo tính chất các yếu tố tạo nguồn, hình thành cơ cấu lao động theo

độ tuổi; cơ cấu lao động theo trình độ… Loại cơ cấu này dùng để đánh giáthực trạng về tình hợp lý trong sử dụng lao động

Xét theo các ngành kinh tế, hình thành cơ cấu lao động theo ngành, đây

là cơ cấu lao động đang làm việc trên các vùng, lãnh thổ được chia theo

Trang 12

ngành hay nhóm ngành kinh tế Loại cơ cấu này dùng để đánh giá thực trạngphân bố, chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế quốc dân.

Xét theo từng ngành kinh tế, hình thành cơ cấu lao động theo nội bộngành Loại cơ cấu này dùng để đánh giá tình trạng phân bố lao động làmviệc trong nội bộ các ngành của nền kinh tế

Ngoài ra, tùy thuộc mục đích nghiên cứu có thể chia cơ cấu lao động làmnhiều loại khác nhau như cơ cấu lao động theo giới tính, theo nghề nghiệp …Luận văn đi sâu nghiên cứu một góc độ của cơ cấu lao động, đó là cơ cấulao động theo ngành kinh tế

Nghiên cứu cơ cấu lao động theo ngành tức là nghiên cứu về cấu trúc bêntrong, sự tương quan, mối quan hệ về lao động giữa 3 nhóm ngành hay từngnhóm ngành, sự phù hợp và xu hướng chuyển dịch của nó trong mối liên hệvới cơ cấu ngành kinh tế

1.2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH

Thực chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trìnhphân bố lại lực lượng lao động có việc làm trong nền kinh tế theo những xuhướng tiến bộ nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả hơn Quá trìnhphân bố lại lực lượng lao động vừa diễn ra trên quy mô toàn bộ nền kinh tếvừa diễn ra theo phạm vi của từng nhóm ngành Lao động của một ngành thayđổi chỉ khi có sự thay đổi về số lượng lao động trong nội bộ ngành đó Chẳnghạn, nếu lao động của nhóm ngành nông nghiệp giảm đi, thì rõ ràng việc giảm

Trang 13

này là do sự thay đổi lao động của 3 ngành nhỏ nông nghiệp, lâm nghiệp vàngư nghiệp Có thể trong mỗi ngành nhỏ số lao động có thể tăng lên hay giảmxuống nhưng xét trên cả 3 ngành thì số lao động giảm đi Như vậy, ở đây đã

có sự thay đổi về lao động của từng ngành nhỏ so với tổng số lao động củangành nông nghiệp, đây chính là sự thay đổi về cơ cấu lao động trong nội bộngành nông nghiệp

Có thể khẳng định rằng có mối liên hệ mật thiết giữa việc chuyển dịch cơcấu lao động nội bộ ngành và sự thay đổi lao động của ngành, suy rộng ra đó làmối liên hệ giữa việc chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành và cơ cấu laođộng theo ngành Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngànhgắn liền với sự thay đổi cấu trúc lao động trong nội bộ mỗi ngành Hơn nữa,quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành còn làm thay đổi chất lượnglao động trong từng ngành Mỗi ngành đều có những đặc tính riêng, do đó đặcđiểm sử dụng lao động của các ngành khác nhau đặc biệt là trình độ của laođộng Do vậy, quá trình chuyển dịch dẫn đến sự di chuyển về lao động và sự dichuyển này kéo theo sự thay đổi về chất lượng lao động của từng ngành

1.2.2 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu theo ngành

1.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là hệ quả tất yếu của chuyển dịch cơ cấu ngành

Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò của lao động đối với tăng trưởngkinh tế được thể hiện ở những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất vàtrình độ của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất càng phát triển dẫn đếnnăng suất lao động ngày càng cao, do đó tính chất sử dụng lao động cũng thayđổi Các lý thuyết kinh tế đặc biệt là lý thuyết kinh tế hiện đại chỉ ra rằng:Cùng với vốn, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên thì lao động là nguồn gốc

Trang 14

của tăng trưởng kinh tế Sự tăng trưởng này có thể được hiểu là sự tăngtrưởng toàn nền kinh tế hay của từng ngành cấu thành nên nền kinh tế.

Khi phân tích về chuyển dịch cơ cấu ngành chúng ta đã biết bản chất quátrình chuyển dịch chính là sự thay đổi về cấu trúc của các ngành trong nềnkinh tế, tỷ trọng các ngành thay đổi, vị trí và vai trò của các ngành cũng thayđổi Nếu xét trên phương diện giá trị thì cấu trúc về mặt giá trị của các ngành

có sự thay đổi tức là tỷ trọng giá trị của mỗi ngành trong nền kinh tế thay đổi.Mặt khác, khi giá trị của mỗi ngành thay đổi thì các yếu tố cấu thành nên giátrị ngành đó cũng thay đổi, lao động là một trong các yếu tố đó Do vậy, giátrị một ngành thay đổi sẽ tác động đến sự thay đổi về lao động của ngành đó.Khi có sự thay đổi về mặt giá trị của cả 3 ngành dẫn đến lao động của cả 3ngành cũng thay đổi và đây chính là sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa cácngành Ở một phạm vi hẹp hơn, với cách phân tích tương tự sẽ cho ta thấy sựthay đổi về cơ cấu nội bộ ngành cũng dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao độngtrong nội bộ ngành đó Như vậy, quá trình thay đổi cơ cấu ngành cũng như cơcấu nội bộ ngành tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa cácngành và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành

1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phải phù hợp với trình độ phát triển của cơ cấu ngành

Trên giác độ cơ cấu ngành kinh tế thì quá trình tăng trưởng và phát triểnkinh tế là quá trình biến đổi liên tục của cơ cấu ngành kinh tế từ cũ sang mới

và ngày càng hoàn thiện hơn Nền kinh tế trải qua nhiều giai đoạn phát triển

từ lạc hậu đến hiện đại, từ trình độ thấp đến trình độ cao Mỗi giai đoạn pháttriển, cơ cấu ngành có những đặc trưng riêng và gắn liền với nó là một cơ cấulao động phù hợp

Theo W Rostow, quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia được chiathành 5 giai đoạn và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế

Trang 15

đặc trưng, thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy Mặc dù có rất nhiềuhạn chế về cơ sở của việc phân đoạn trong phát triển kinh tế nhưng việc vậndụng mô hình của ông trong phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành là rất cần thiết Mô hình của W.Rostow chứng tỏ rằng: gắn liềnvới việc chuyển dịch cơ cấu ngành qua các giai đoạn là quá trình chuyển dịch

cơ cấu lao động theo ngành Tùy thuộc vào tính chất và trình độ của cơ cấungành trong từng giai đoạn mà cơ cấu lao động theo ngành cũng có sự chuyểndịch phù hợp Ở mức độ nghiên cứu sâu hơn, quá trình chuyển dịch cơ cấu laođộng theo ngành vừa là quá trình di chuyển lao động từ nông nghiệp sangcông nghiệp và dịch vụ vừa là quá trình thay đổi cơ cấu lao động theo trình

độ, lực lượng lao động có trình độ tăng lên theo từng giai đoạn Như vậy, cơcấu lao động theo ngành luôn chuyển dịch theo tính chất và trình độ của cơcấu ngành kinh tế với xu hướng ngày càng hiện đại và hoàn thiện hơn

1.2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành

Lao động với vai trò là một nguồn lực của sản xuất, là yếu tố không thểthiếu trong các hoạt động kinh tế Sự tăng trưởng và phát triển của các ngànhkinh tế sẽ không thể có nếu không có yếu tố lao động, vì lao động là mộttrong các yếu tố đầu vào có vai trò rất quan trọng trong sản xuất

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trình di chuyểnlao động từ ngành này sang ngành khác Chính sự di chuyển này đã tác độngmạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Quá trình chuyển dịch cơcấu ngành nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ quá trình chuyển dịch cơ cấulao động Nếu tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh sẽ thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu ngành nhanh hơn và ngược lại

Luận điểm trên có thể được giải thích như sau: Cùng với sự phát triển củakhoa học công nghệ và việc tăng lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và

Trang 16

dịch vụ Khi đó cầu lao động trong nông nghiệp sẽ giảm do có áp dụng tiến

bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, cầu lao động trong haingành công nghiệp và dịch vụ tăng lên Một vấn đề đặt ra là: Nếu quá trìnhchuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng, tức là khi có sự di chuyểnnhanh về lao động từ ngành nông nghiệp hoặc một bộ phận lao động kháctrong lực lượng lao động sang ngành công nghiệp và dịch vụ thì cầu về laođộng của ngành công nghiệp và dịch vụ được đáp ứng, kết quả là quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra nhanh Ngược lại, nếu cầu về lao động củangành công nghiệp và dịch vụ không được đáp ứng thì quá trình chuyển dịch

cơ cấu ngành sẽ chậm lại

Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vừa là hệ quả của quátrình chuyển dịch cơ cấu ngành vừa là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế

1.2.3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

1.2.3.1 Cơ sở lý thuyết

- Quy luật tăng năng suất lao động của A Fisher: Theo A Fisher, xu thếphát triển khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thếlao động nhất, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các phương tiệncanh tác mới tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được năng suất lao động.Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hộikhông cần đến một lượng lao động như cũ, vì vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp

có xu hướng giảm dần Ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thếlao động do đặc tính của ngành này là sử dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp

Do đó, cùng với quá trình phát triển tỷ trọng lao động của ngành này có xuhướng tăng lên Ngành dịch vụ là ngành khó có khả năng thay thế lao độngnhất do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra sản phẩm dịch vụ, rào cảncho sự thay thế công nghệ và kỹ thuật rất cao Trong khi đó, trong một nền

Trang 17

kinh tế trình độ cao thì tốc độ tăng của cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thunhập Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng vàtăng càng nhanh khi nền kinh tế càng phát triển.

- Mô hình di cư của Todaro: Bắt đầu từ giả định rằng di cư chủ yếu làhiện tượng kinh tế Todaro cho rằng quá trình di cư bắt nguồn từ chênh lệchtrong thu nhập dự kiến có được hơn là thu nhập thực tế giữa nông thôn vàthành thị Người di cư xem xét những cơ hội khác nhau trong thị trường laođộng giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị và lựa chọn để làm tănglợi ích mà họ có thể có được từ việc di cư Những lợi ích này được xác địnhbởi: sự chênh lệch trong mức thu nhập thực tế giữa công việc ở nông thôn vàthành thị; khả năng có thể kiếm được việc làm ở thành thị của người di cư Học thuyết của Todaro mô tả vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị nhưmột cơ chế điều chỉnh mà qua đó quyết định đến việc phân bổ trên các thịtrường lao động nông thôn và thành thị, đặc biệt là sự di chuyển lao động từkhu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp từ đó tác động đến quy

mô lao động của các ngành trong nền kinh tế quốc dân

Mặc dù học thuyết của Todaro có những phân tích thiếu tính thực tế khi

áp dụng với các nước Thế giới thứ 3 Tuy nhiên, học thuyết đã đưa ra cơ sở lýluận khi nghiên cứu một số vấn đề cơ bản liên quan đến lao động trong đó cóvấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

1.2.3.2 Xu hướng chuyển dịch

Dựa trên những nghiên cứu của các nhà kinh tế học về chuyển dịch cơcấu lao động và phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lao độngtheo ngành, tính tất yếu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chúng ta cóthể rút ra kết luận sau:

Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là tất yếu do đó quá trình

chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cũng mang tính tất yếu

Trang 18

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu theo ngành theo những xu hướng nhất định,

do vậy nó quy định xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Cụ thểlà: Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảmtrong khi đó tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướngngày càng tăng, đặc biệt là tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ có xu hướngtăng và tăng càng nhanh khi nền kinh tế càng phát triển Trong nội bộ ngànhcông nghiệp, tỷ trọng lao động các ngành công nghiệp chế biến tăng lên, cơcấu lao động thay đổi theo hướng chuyển từ ngành sản xuất các sản phẩm sửdụng nhiều lao động sang ngành sản xuất sản phẩm chứa hàm lượng cao vềvốn và khoa học công nghệ Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng laođộng ngành chăn nuôi sẽ tăng lên và tỷ trọng giá trị sản lượng của ngànhtrồng trọt giảm xuống tương ứng Còn đối với ngành dịch vụ, tỷ trọng laođộng các ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường ngày càng tăng.Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển, quá trìnhchuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành thường trải qua ba thời kỳ:

Thời kỳ đầu: Thời kỳ phát triển nông nghiệp, lao động ngành nôngnghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến lao động trong ngành công nghiệp

và cuối cùng là dịch vụ

Thời kỳ thứ hai: Khi sản xuất công nghiệp đã phát triển thì lao động trongngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là lao động trong ngànhnông nghiệp còn lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất

Thời kỳ thứ ba: Đây là thời kỳ hậu công nghiệp, khi các ngành kinh tếcông nghiệp và nông nghiệp đã đạt năng suất lao động cao thì lao độngchuyển dịch nhanh sang ngành dịch vụ Nguồn nhân lực ở ngành dịch vụchiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến ngành công nghiệp và cuối cùng là ngànhnông nghiệp Các nước phát triển đã trải qua ba thời kỳ này và hiện nay đang

ở giai đoạn thứ ba với xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức Hiện nay,

Trang 19

lao động nông nghiệp ở các nước phát triển chỉ còn chiếm tỷ trọng dưới 5%lực lượng lao động, lao động trong công nghiệp dưới 30% và lao động dịch

vụ tăng trên 70%

Như vậy, tính tất yếu và xu hướng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành không chỉ được khẳng định trên phương diện lý thuyết mà cònđược chứng minh bằng thực tiễn quá trình phát triển của một số cường quốckinh tế

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

1.2.4.1 Động thái thay đổi tỷ trọng lao động các ngành trong nền kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được thể hiện thông qua việc biếnđổi về tỷ trọng lao động của ngành này so với ngành khác và so với quy môlao động của nền kinh tế theo thời gian Khi đó, xu hướng và tốc độ biến đổi

tỷ trọng lao động của các ngành là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá quátrình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là hợp lý hay không hợp lý.Nếu tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm ngày càng nhanh còn tỷtrọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng ngày càng mạnh, đặcbiệt là ngành dịch vụ thì có thể nói quá trình chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành diễn ra hợp lý và tiến bộ Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ mangtính tương đối, vì nó phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Ởmỗi giai đoạn khác nhau mặc dù xu hướng chuyển dịch là giống nhau nhưngtốc độ chuyển dịch của các ngành khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm vàtrình độ phát triển của nền kinh tế

1.2.4.2 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Sử dụng phương pháp Vector để lượng hóa và phân tích quá trình chuyểndịch cơ cấu lao động theo ngành, bằng cách tính hệ số Cos :

Trang 20

n i

n i

1 ) i(t S 1

) i(t S 1

) ).Si(t Si(t

1 2 0

2

1 0

Si(t): tỷ trọng ngành i tại thời điểm t

: Là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S(t0) và S(t1) Khi đó Cos càng lớnbao nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngược lại Khi Cos = 1thì góc giữa hai vector này bằng 0 điều đó có nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất.Khi Cos = 0 thì góc giữa hai vector này bằng 900 và các vector cơ cấu là trựcgiao với nhau Như vậy: 0    900

Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc  vớigiới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector Do đó, để phản ánh tỷ lệchuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ta dùng tỷ số /900

Chỉ số này chỉ phản ánh sự biến đổi nói chung của cơ cấu lao động theongành, tức là nó không chỉ ra được sự biến đổi cụ thể của từng ngành Chỉ sốnày càng lớn chứng tỏ quá trình chuyển dịch diễn ra càng mạnh và ngược lại.Chúng ta có thể dùng chỉ số này kết hợp với việc phân tích xu hướng trên cơ

sở số liệu cụ thể để đánh giá tính hợp lý và tốc độ của quá trình chuyển dịch

cơ cấu lao động theo ngành

1.2.4.3 Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành gắn liền với quá trình chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế Do vậy, khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu laođộng theo ngành phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với quá trình chuyểndịch cơ cấu ngành Để có đánh giá tổng thể và toàn diện về chuyển dịch cơcấu ngành cần phải thấy được sự tương quan và mối quan hệ giữa hai quátrình chuyển dịch Liệu so với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thìchuyển dịch cơ cấu lao động đã phù hợp chưa, xu hướng biến đổi tỷ trọng lao

Trang 21

động và tỷ trọng giá trị của các ngành có tương thích hay không, tốc độchuyển dịch là nhanh hay chậm, việc chuyển dịch đã đạt được hiệu quả tối ưu

về kinh tế xã hội, đã đảm bảo sử dụng hợp lý và phát huy tối đa tiềm năng củacác nguồn lực hay chưa

Bằng cách tính hệ số co giãn của lao động theo GDP (e) ta có thể phântích mối quan hệ giữa thay đổi GDP với thay đổi lao động trong n n kinh t ền kinh tế ế

g

Trong đó:

- e: hệ số co giãn của lao động theo GDP

- l: tốc độ tăng trưởng lao động

- g: tốc độ tăng trưởng kinh tế

Phương pháp này có ý nghĩa trong việc xác định mối quan hệ giữa tốc độtăng trưởng lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế Nó cho biết khi GDP thayđổi 1% thì l phải thay đổi bao nhiêu % Nếu e > 0 thì g và l thay đổi cùngchiều, nếu e < 0 thì g và l thay đổi ngược chiều Nếu e càng nhỏ chứng tỏ đểđạt được 1% tăng trưởng thì nền kinh tế sử dụng càng ít lao động và ngượclại Có hai yếu tố cơ bản dẫn đến hiện tượng nền kinh tế sử dụng lao động íthơn (hệ số co giãn của lao động theo GDP nhỏ): Một là, sự phát triển củakhoa học công nghệ dẫn đến việc giảm quy mô lao động của các ngành kinhtế; Hai là, có sự phân bố nguồn lực hợp lý, lao động đã có sự di chuyển từngành sử dụng nhiều lao động sang ngành sử dụng ít lao động Cả hai yếu tốtrên đều tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Những phân tích trên đã chứng tỏ: hệ số co giãn của lao động theo GDP

là một yếu tố quan trọng phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng và phân

bố nguồn lao động; có sự liên hệ chặt chẽ giữa hệ số co giãn của lao độngtheo GDP và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Trang 22

1.2.4.4 Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động ngành

Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, tồn tại mối quan hệ giữa GDP bìnhquân đầu người và cơ cấu lao động theo ngành tại các nước đang phát triển.GDP bình quân đầu người càng cao thì cơ cấu lao động càng có sự thay đổimạnh và sự thay đổi này theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nôngnghiệp và tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ Có sự thíchứng giữa mức GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động theo ngành, sựthích ứng này được thể hiện qua biểu sau:

Biểu 1.1 Mối quan hệ giữa GDP/người và cơ cấu lao đ ng theo ng nhộng theo ngành ành

Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương 2002

Nghiên cứu này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tỉnh hợp lý của

cơ cấu lao động theo ngành tại một thời điểm xác định dựa trên tương quangiữa mức GDP/người và hiện trạng cơ cấu lao động theo ngành

1.2.5 Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành

1.2.5.1 Các nhân tố liên quan đến nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành

- Sự phát triển của khoa học công nghệ

Nếu thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX với đặc trưng là cuộc cách mạng khoahọc kỹ thuật thì từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đến hiện nay được đặctrưng bởi cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ không chỉ tạo ra các công cụ lao động mới mà cả

Trang 23

phương pháp sản xuất mới, do đó mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất vàtăng năng suất lao động Dưới tác động của khoa học công nghệ, các nguồnlực sản xuất được mở rộng: mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và đưa vào

sử dụng các nguồn tài nguyên; làm biến đổi chất lượng lao động; cơ cấu laođộng xã hội chuyển từ lao động giản đơn là chủ yếu sang lao động bằng máymóc, nhờ đó tăng năng suất lao động và giảm một cách tương đối số lượnglao động được sử dụng trong các ngành dẫn đến sự thay đổi về lao động giữacác ngành và làm cơ cấu lao động theo ngành thay đổi

Các công nghệ mới ra đời như sử dụng vật liệu mới, công nghệ sinh học,công nghệ điện tử… đã làm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển theo chiềurộng sang phát triển theo chiều sâu, nghĩa là việc tăng trưởng kinh tế dựa trênviệc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất Với vai trò này, khoa họccông nghệ là nhân tố quan trọng nhất làm biến đổi nền kinh tế từ nền kinhnông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và tri thức Điều này đồng nghĩavới việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành từ lạc hậu đến hiện đại, từtrình độ thấp lên trình độ cao

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanhtốc độ phát triển của các ngành, mà còn làm cho phân công lao động xã hộingày càng sâu sắc và đưa đến việc phân chia các ngành thành nhiều phânngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới Từ đó làm thayđổi cơ cấu lao động theo ngành với xu hướng tích cực, thể hiện: tỷ trọng laođộng của ngành công nghiệp mà đặc biệt là ngành dịch vụ có xu hướng tăngdần, trong khi đó tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm; cơcấu lao động trong nội bộ mỗi ngành cũng có sự biến đổi sâu sắc, tỷ trọng laođộng trong các ngành có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao ngày càng tăng

Có thể nói khoa học công nghệ không những đẩy nhanh tốc độ chuyển

Trang 24

dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng hợp lý và hiện đại mà còn làmthay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành đồng thời tác động đến việc chuyểndịch cơ cấu lao động theo trình độ.

- Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động theongành có mối liên hệ hữu cơ, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vừa làđòi hỏi vừa là hệ quả của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Trong phần nàychúng ta đề cập đến yếu tố định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sẽ tác độngnhư thế nào đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Hầu hết các quốc gia đều phải nghiên cứu và đưa ra các định hướng xâydựng và phát triển cơ cấu ngành hợp lý Việc định hướng không những có tácdụng trong việc xác định con đường sẽ đi mà còn tạo ra các căn cứ để quản lý,huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả Gắn liền với một cơ cấungành là một cơ cấu lao động, cho nên việc định hướng xây dựng cơ cấungành sẽ đặt ra yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở thờiđiểm hiện tại để phù hợp với cơ cấu ngành đã được định hướng trong tươnglai Rõ ràng, với mỗi định hướng khác nhau sẽ làm cho cơ cấu lao động theongành chuyển dịch theo những hướng khác nhau Như vậy, việc định hướng

cơ cấu ngành đúng đắn, có tính khả thi cao thì cơ cấu lao động theo ngànhcũng có điều kiện chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với cơ cấu ngành

- Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá

Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị, đồng thời là quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm,sản xuất phi nông nghiệp tăng Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, khônggian đô thị mở rộng

Theo lý thuyết của Todaro, quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình di

Trang 25

dân từ nông thôn ra thành thị, quá trình di chuyển lao động từ khu vực nôngnghiệp sang khu vực phi nông nghiệp Việc di chuyển này trực tiếp làm giảm

tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành côngnghiệp và dịch vụ dẫn đến thay đổi cơ cấu lao động theo ngành

Quá trình đô thị hoá một mặt làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhucầu lao động nông nghiệp giảm dần Mặt khác, do sự phát triển về cơ sở hạtầng, tâm lý của người lao động và việc dư thừa lao động nông nghiệp dẫnđến xu hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó làm tỷ trọnglao động của các ngành này không ngừng tăng lên Có thể thấy rằng, đô thịhoá vừa tác động trực tiếp đến số lượng và tỷ trọng lao động của các ngànhvừa gián tiếp tác động đến cơ cấu lao động theo ngành thông qua sự thay đổi

cơ cấu ngành kinh tế

Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt độngsản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức laođộng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùngvới công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự pháttriển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất laođộng xã hội cao Quá trình công nghiệp hoá gắn liền với sự phát triển củangành công nghiệp đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học cao Việcphát triển các ngành sản xuất về cả số lượng và chất lượng là một biểu hiệncủa sự phát trỉển của lực lượng sản xuất, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật củanền kinh tế làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi mạnh mẽ do sự biến đổi của lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế tất yếudẫn đến sự thay đổi của cơ cấu lao động trong nền kinh tế, trong đó có cơ cấulao động theo ngành

1.2.5.2 Các nhân tố liên quan đến khả năng chuyển dịch CCLĐ theo

Trang 26

- Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực

Không thể có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành khi mà quy mônguồn nhân lực không đáp ứng được những đòi hỏi của cơ cấu ngành kinh tế,nhân tố gần như là dễ đáp ứng nhất của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.Mặc dù có những tác động tiêu cực nhưng sự dồi dào về lao động cũng là yếu

tố rất quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.Quy mô của lực lượng lao động lớn sẽ đáp ứng được yêu cầu về số lượng laođộng để mở rộng quy mô các ngành kinh tế Có hai vấn đề đặt ra: nếu việcchuyển dịch chỉ đơn thuần là việc di chuyển lao động giữa các ngành, tácdụng quy mô nguồn nhân lực chỉ dừng lại ở mức độ bổ sung lao động cho cácngành; nếu việc chuyển dịch không đơn thuần là sự di chuyển lao động giữacác ngành mà còn là sự tăng lên về quy mô lao động của nền kinh tế thì quy

mô lao động có ý nghĩa rất lớn, vì nếu quy mô lao động không đáp ứng đượcdẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lực từ đó sẽ làm giảm tốc độ phát triển củanền kinh tế Như vậy, trong những điều kiện khác nhau, vai trò của quy mônguồn nhân lực là khác nhau, chúng ta không thể phủ nhận tác động của nóđến quá trình phát triển nói chung và đến chuyển dịch cơ cấu lao động theongành nói riêng

Sẽ thiển cận nếu chỉ phân tích tác dụng của quy mô nguồn nhân lực, chấtlượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng với quá trìnhchuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Chất lượng nguồn nhân lực tác độngđến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được xét trên hai phương diện

Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành không chỉ

đơn thuần là sự thay đổi về số lượng lao động, gắn liền với nó là sự thay đổi

về chất lượng lao động Xu hướng của quá trình chuyển dịch là giảm tỷ trọnglao động trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong ngành công

Trang 27

nghiệp và dịch vụ Không giống với ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp

và dịch vụ là những ngành đòi hỏi cao về chất lượng lao động việc tăng tỷtrọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng nghĩa với việctăng tỷ trọng lao động có chất lượng Hơn nữa, sự tác động của khoa học côngnghệ dẫn đến quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, kéo theo đó là yêu cầu nângcao chất lượng lao động trong nông nghiệp Như một xu thế tất yếu, quá trìnhchuyển dịch cơ cấu lao động đặt ra một vấn đề là không ngừng nâng cao chấtlượng lao động trong cả ba ngành kinh tế với mức độ khác nhau Nguồn nhânlực chất lượng cao chính là nhân tố quan trọng nhất để giải quyết vấn đề này.Hơn nữa, nó còn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tốc độ quátrình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực cũng là nhân tố quyết định đến phát

triển khoa học công nghệ Chúng ta đã biết vai trò của khoa học công nghệvới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho nên xét trênphương diện này nguồn nhân lực đã tác động gián tiếp đến quá trình chuyểndịch cơ cấu lao động thông qua việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

- Chênh lệch thu nhập

Thu nhập là có vai trò sống còn đối với người lao động Nó là mục tiêu làđộng lực thúc đẩy người lao động trong quá trình sản xuất Xu hướng chung củangười lao động là tìm những công việc phù hợp và có thu nhập cao, do đó việcchênh lệch thu nhập giữa ngành này và ngành khác là một trong những căn cứquan trọng nhất để người lao động quyết định chọn một ngành để làm việc

Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch

vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một bộ phận lao động từ ngành nông nghiệpsang hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ Hệ số co giãn của cunglao động theo thu nhập thường được dùng để đo lường biến động theo ngành ng trên.

Trang 28

EL =

%  L

%  I

Trong đó:

- EL : Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập

- %  L : Sự thay đổi của cung lao động

- %  I : Sự thay đổi của thu nhập

Hệ số co giãn càng lớn thì cung lao động theo thu nhập càng co giãn,nghĩa là khi mức độ chênh lệch thu nhập giữa các ngành càng lớn thì quy môlao động dịch chuyển ngày càng tăng Nếu chênh lệch thu nhập giữa ngànhnông nghiệp với ngành công nghiệp dịch vụ càng lớn thì quy mô lao động dichuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng Điều nàydẫn đến tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm, còn tỷ trọng laođộng trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên

1.2.5.3 Trình độ phát triển của thị trường lao động

Thị trường lao động được hình thành khi sức lao động là hàng hóa vàđược trao đổi trên thị trường Thị trường lao động thường được phân loại theokhông gian và theo chất lượng hàng hóa sức lao động Dựa trên tiêu chí chấtlượng hàng hóa sức lao động, thị trường gồm hai loại: thị trường lao động cótrình độ chuyên môn kỹ thuật cao và thị trường lao động phổ thông Nếu theotiêu chí không gian thì có các loại thị trường như thị trường lao động các địaphương, thị trường lao động trong nước, thị trường lao động quốc tế, thịtrường lao động nông thôn, thị trường lao động thành thị

Một trong những đặc trưng của thị trường lao động đó là nơi mua bánhàng hóa sức lao động và cung, cầu lao động là những yếu tố quan trọng nhấttrên thị trường lao động Thị trường lao động có vai trò quan trọng thúc đẩy

sự di chuyển lao động trong xã hội Chúng ta hãy xét vấn đề này trên hai khía

cạnh: Thứ nhất, trên thị trường một khối lượng lớn hàng hóa được mua, bán

Trang 29

nghĩa là có nhiều người bán được và mua được sức lao động, do đó số lượngngười được tuyển dụng tăng lên dẫn đến số lượng lao động của một ngành

nào đó đã có sự thay đổi Thứ hai, nếu quá trình mua, bán sức lao động diễn

ra với tốc độ nhanh, với lập luận tương tự có thể thấy rằng nó sẽ đẩy nhanhtốc độ di chuyển lao động trong xã hội

Như vậy, thị trường lao động không những tác động đến số lượng laođộng di chuyển mà còn ảnh hưởng đến cả tốc độ di chuyển lao động Chuyểndịch cơ cấu lao động, theo cách hiểu đơn giản nhất đó là sự di chuyển laođộng vào và ra khỏi các ngành Do vậy, thị trường lao động sẽ tác động đếnquá trình này Tính chất và mức độ tác động của thị trường lao động đếnchuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phụ thuộc vào trình độ phát triển củathị trường lao động

Thị trường lao động được coi là phát triển khi nó đảm bảo các điều kiện

cơ bản sau: Một là, giá cả hàng hoá sức lao động chính là tín hiệu của thị trường; Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể trên thị trường lao động;

Ba là, kích thích sự hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể trên thị trường lao động phát triển; Bốn là, thực hiện việc phân phối nguồn nhân lực một cách tối ưu; Năm là, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật Với những

đặc tính này, rõ ràng thị trường lao động đã tác động trực tiếp đến quá trìnhchuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Và quá trình này diễn ra nhanh khithị trường lao động càng phát triển

1.2.5.4 Nhân tố hệ thống chính sách

Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội đã chứng tỏ rằng: Trong bất kỳ giaiđoạn phát triển nào, phương thức sản xuất nào, nhà nước luôn giữ một vai tròquan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội Trong mỗi giai đoạn khác nhau,vai trò của nhà nước được thể hiện khác nhau thông qua việc can thiệp củanhà nước vào các vấn đề kinh tế – xã hội Bằng các chính sách cụ thể, nhànước đã can thiệp trực tiếp và gián tiếp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch

Trang 30

cơ cấu lao động Mặc dù, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động có tính kháchquan và tuân theo những xu hướng nhất định Nhưng sự can thiệp của nhànước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình chuyểndịch cơ cấu lao động theo ngành.

Nhà nước tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ngànhthông qua hệ thống các chính sách: chính sách phát triển khoa học công nghệ;chính sách đầu tư mà đặc biệt là cơ cấu đầu tư; chính sách phát triển cácngành, chính sách phát triển nguồn nhân lực… Hệ thống các chính sách này

đã tác động toàn diện đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành,vừa trực tiếp vừa gián tiếp Nó thúc đẩy quá trình phân công lao động, nângcao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơcấu ngành, cơ cấu nội bộ ngành Những tác động này không những làm thayđổi sự phân bố lao động giữa các ngành và nội bộ ngành mà còn nâng caochất lượng lao động, một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơcấu lao động theo ngành

1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CCLĐ THEO NGÀNH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1.3.1 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành và CCLĐ theo ngành của

cả nước đến năm 2010

Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000 Nâng cao rõ rệt hiệuquả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốthơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩymạnh xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh

và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểmsoát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng Tích luỹ nội

bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp

độ tăng GDP Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16 - 17%, công nghiệp 40

Trang 31

- 41%, dịch vụ 42 - 43% Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành,đến năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%.

Những mục tiêu trên buộc các vùng nói chung và vùng đồng bằng sôngHồng nói riêng phải có những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.Với vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,những mục tiêu trên đặt ra nhiều thách thức lớn cho vùng đồng bằng sôngHồng, đòi hỏi vùng phải có những định hướng phát triển kinh tế - xã phù hợpgóp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chung của cả nước

1.3.2 Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng có những nội dung cơbản như sau:

Phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ,giao lưu quốc tế và trong nước thuận tiện và chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành,

cơ cấu lao động, tiến tới sử dụng hết lực lượng lao động Tiếp tục thu hút đầu

tư vào các khu công nghiệp hiện có, xây dựng khu công nghiệp cao Chuẩn bịđiều kiện để hình thành các điểm công nghiệp mới

Phát triển công nghiệp với trình độ công nghệ cao, hiện đại trên các lĩnhvực như cơ khí chế tạo máy, sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng, sảnxuất phần mềm tin học, sản xuất các loại vật liệu xây dựng kết hợp với sửdụng được nhiều lao động

Phát huy vai trò các trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, đào tạo của cảnước Phát triển mạnh du lịch trong vùng, đầu tư xây dựng khu du lịch Pháttriển các điểm du lịch ở các tỉnh gắn với các trung tâm du lịch trong và ngoàivùng để hình thành rõ các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành cácvùng lúa chất lượng cao ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Phát triển trồng trọt

và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến, hình thành các vùng chuyên canhphục vụ cho các đô thị và xuất khẩu Khai thác sử dụng hợp lý dải ven biển

Trang 32

trong vùng, phát triển nghề nuôi, trồng và đánh bắt thuỷ sản, từng bước pháttriển nghề nuôi thuỷ sản trên biển

Theo yêu cầu của Bộ Chính trị thì sau 5 năm nữa, các tỉnh đồng bằngsông Hồng, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, cảng biển và vùng nôngnghiệp lớn sẽ phải giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trên 10% và đóng gópkhoảng 24% cho GDP của cả nước so với 20% như hiện nay, và đến trướcnăm 2020 tỷ lệ này sẽ phải là 27%

Với những định hướng và nhiệm vụ đặt ra, đòi hỏi các tỉnh thuộc vùngphải có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội Xét trên góc độlao động, phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đểđáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.3.3 Thực trạng cơ cấu lao động theo ngành ở một số địa phương

Dưới đây là kết quả thống kê cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theongành của các tỉnh thuộc vùng vùng đồng bằng sông Hồng:

Biểu 1.2 CCLĐ theo ngành của vùng đồng bằng sông Hồng

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006, Điều tra Việc làm - Thất nghiệp của

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 2006

Trang 33

Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành của các địa phương vùng đồngbằng sông Hồng còn nhiều hạn chế, lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷtrọng lớn, chỉ có 3 địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) có tỷ trọng laođộng nông nghiệp dưới 50% Tính chung cho cả vùng, tỷ trọng lao động nôngnghiệp là 52,8%, công nghiệp là 22,8%, dịch vụ là 24,4%

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, hơn nữa lại nằm trongtam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Nhưng cơcấu lao động theo ngành của Bắc Ninh so với mức trung bình của cả vùng cònnhiều điểm bất cập, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp rất lớn (cao hơn8,3% so với cả vùng), tỷ trọng lao động ngành dịch vụ thấp (thấp hơn 9,2% sovới cả vùng) Hiện trạng này đòi hỏi Bắc Ninh phải đẩy nhanh tốc độ chuyểndịch cơ cấu lao động theo ngành để theo kịp một số tỉnh, thành phố và mứctrung bình chung của cả vùng

1.4 KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CCLĐ CỦA TRUNG QUỐC VÀ HÀN QUỐC

Một trong những nhân tố góp phần quan trọng và quyết định nhất tạonên thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đó làchuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn Chuyển dịch cơ cấu laođộng theo ngành chủ yếu là sự di chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sangcác ngành khác trong đó có những thay đổi nhất định về chất lượng lao động.Lao động nông nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn do vậy vấn đề

có tính then chốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngànhchính là cơ cấu lại lao động khu vực nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng laođộng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ Thực tếquá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra ở một số nước Châu Á cũngchứng minh những lý giải trên là hoàn toàn đúng Chúng ta sẽ đi sâu nghiêncứu quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn của các nướcHàn Quốc và Trung Quốc

Trang 34

1.4.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Trung Quốc

Dân số khu vực nông thôn chiếm đến 80% tổng số dân, giải quyết vấn đềchuyển dịch cơ cấu lao động khu vực này là mấu chốt để đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của toàn nền kinh tế Hai yếu tố quantrọng nhất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn là pháttriển các hoạt động phi nông nghiệp và sản nghiệp hoá nông nghiệp

Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn: Cải cách trongnông nghiệp của Trung Quốc đi kèm với phát triển các họat động phi nôngnghiệp, nhất là công nghiệp Hưng trấn ở Trung quốc Thập kỷ 90 chứng kiến

sự phá rào của tiểu chủ làm nên phong trào công nghiệp Hưng trấn Côngnghiệp Hưng trấn phát triển mạnh do trong thời kỳ đầu hội đủ các điều kiệnphát triển và đặc biệt là thị trường tiêu thụ rộng lớn Tuy nhiên, đây lại chính

là khó khăn mà nó gặp phải khi mà yêu cầu về chất lượng sản phẩm trên thịtrường ngày càng cao trong khi đó điều kiện về đổi mới công nghệ của côngnghiệp nông thôn lại không đáp ứng kịp Năm 1993 có khoảng 109,5 triệu laođộng được thu hút vào làm việc tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn,tăng 6,24 triệu hay 6% so với năm 1992

Biểu 1.3 Số lượng lao động được thu hút vào lĩnh vực

phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc

ĐVT: triệu người VT: tri u ng ệu người ười i

Công nghiệp Xây dựng Vận tải Thương mại Tổng cộng

Trang 35

Sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động phi nông nghiệp đã tạo ra nhiều cơhội để lao động nông thôn tiếp cận việc làm, dẫn đến thay đổi nhanh chóng cơcấu lao động ở nông thôn

Sản nghiệp hóa nông nghiệp: Trung Quốc đưa ra chính sách “sản nghiệphóa nông nghiệp” nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn Sản nghiệp hóanông nghiệp là việc tổ chức kết hợp giữa hộ nông dân với công ty hoặc hộnông dân kết hợp với tập thể, hộ nông dân cùng với các tổ chức kinh tế kháctiến hành liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kết hợp giữa nôngnghiệp - công nghiệp và thương mại, kết nối các khâu thành một dây chuyền.Sản nghiệp hóa nông nghiệp có 5 đặc trưng chủ yếu:

Thứ nhất, tạo ra mối liên kết giữa các ngành nông nghiệp, ngành nông

nghiệp và thương mại, công nghiệp tiên tiến và công nghiệp truyền thống, hộsản xuất với thị trường, thành thị với nông thôn Đồng thời thúc đẩy chuyênmôn hoá sản xuất, dịch vụ hoá xã hội, kết nối các khâu của quá trình sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm thành một dây chuyền để hợp tác và phát triển

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách chuyên môn hoá các khâu

của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thứ ba, xác định vai trò quan trọng của thị trường, với quan điểm sản

xuất hàng hoá là để trao đổi trên thị trường

Thứ tư, sử dụng các biện pháp quản lý theo kiểu công nghiệp để quản lý

nông nghiệp từ đó làm cho lối sản xuất phân tán, tiểu nông của các hộ nôngnghiệp đi vào tiêu chuẩn hoá Đồng thời thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng nôngsản để tối đa lợi nhuận cho người nông dân

Thứ năm, cung cấp dịch vụ toàn diện cho sản nghiệp hoá bằng cách đẩy

mạnh xã hội hoá dịch vụ

Chính sách sản nghiệp hóa nông nghiệp đã mang lại cho Trung Quốcnhững thành tựu quan trọng Từ năm 1997 đến 2001 số tổ chức kinh doanh

Trang 36

sản nghiệp hóa nông nghiệp đã tăng từ 11834 lên hơn 66000, đến năm 2002

số các tổ chức sản nghiệp hóa đã lên tới 94000 Các tổ chức sản nghiệp hóanông nghiệp đã thu hút được 7,2 triệu hộ nông dân tham gia (chiếm 30,5%tổng số hộ nông dân của Trung Quốc) Hệ quả của nó là sự chuyển dịch mạnh

mẽ cơ cấu lao động ngành nông nghiệp từ đó tác động tích cực đến chuyểndịch cơ cấu lao động theo ngành của Trung Quốc

1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược tập trung mọi nguồn lực cho phát triểncông nghiệp và nhờ công nghiệp phát triển để tích luỹ cho nền kinh tế từ đólàm tiền đề cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Với cách làm này, HànQuốc không chỉ giải được bài toán về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn

đề xã hội Nông thôn Hàn Quốc có những thay đổi rất lớn về kinh tế và xã hội

do hệ quả của tăng trưởng kinh tế nhanh Kinh tế phát triển theo hướng côngnghiệp, hướng vào xuất khẩu đã tạo điều kiện thu hút một lượng lớn lao độngnông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạng thất nghiệp ở nông thônđồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Sở dĩ có thể đạt được những thành công nhưng vậy là vì Hàn Quốc đãthực hiện hàng loạt các chính sách đúng đắn:

Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp: Thực hiện chính sách pháttriển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, từ

đó rút dần lao động ra khỏi nông nghiệp Chính sách này tập trung thực hiện

ba chương trình lớn: Chương trình hỗ trợ trang trại gia đình; Chương trình hỗtrợ doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp và Chương trình hỗ trợ giáo dục vàđào tạo Mục tiêu của chính sách này là bảo vệ và hỗ trợ cho các nhà kinhdoanh nông nghiệp có trình độ, kỹ năng canh tác; các công ty kinh doanhnông nghiệp, những người có khả năng thúc đẩy năng suất và quản lý việccanh tác một cách hiệu quả

Trang 37

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Đẩy mạnh phong trào làng mới(Saemaul Undong) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với phương châmnhà nước và nhân dân cùng làm Chương trình tập trung vào việc xây dựng cơ

sở hạ tầng giúp cho việc hình thành các doanh nghiệp nhỏ đồng thời làm tăngnăng suất nông nghiệp, ổn định đời sống của người dân, giải quyết các mâuthuẫn khi lao động được rút sang họat động phi nông nghiệp Chương trìnhLàng mới sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống trong lập kế họachnhưng triển khai thực hiện lại từ dưới lên một cách dân chủ với sự tham giađóng góp tài chính của người dân, Nhà nước đầu tư một lượng nhỏ ban đầu.Phát triển công nghiệp hóa nông thôn: Có chính sách khuyến khích pháttriển các họat động này để thu hút lao động nông nhàn Khuyến khích cáchọat động chế biến nông sản và các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.Chính phủ có vai trò cung cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho các họat động tạoviệc làm phi nông nghiệp và tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác

Mặt khác, khuyến khích các nhà máy chuyển về khu vực nông thôn đểgiải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông dân;chính phủ đã ra kế hoạch đưa ít nhất một nhà máy về một làng Những nhàmáy này được nhận các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ xâydựng nhà máy và cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, chính sách này đã không đạt đượcmục tiêu đã đề ra do chi phí quá cao về xây dựng cơ sở hạ tầng, khó khăntrong maketing và các yếu tố khác như tiếp cận các dịch vụ về ngân hàng, vấn

đề chất lượng lao động

Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80: Rút ra bài họckinh nghiệm từ chính sách đưa các nhà máy về khu vực nông thôn, dự án pháttriển cụm công nghiệp ở nông thôn giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng,giảm được chi phí họat động nhờ sử dụng các trang thiết bị dùng chung

Trang 38

Chính quyền địa phương thiết kế và xây dựng các cụm công nghiệp theo quyđịnh của luật pháp, sau đó bán mặt bằng trong cụm công nghiệp cho nhà đầu

tư đến xây dựng nhà máy Các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp đượchưởng các ưu đãi về thuế trong một số năm, được nhận hỗ trợ tài chính từChính phủ Các dự án phát triển cụm công nghiệp nông thôn đã góp phần rấtquan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là góp phần quan trọngvào chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc

1.4.3 Bài học về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa phương ở Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khu vựcnông thôn của Trung Quốc, Hàn Quốc chúng ta rút ra một số bài học như sau:

- Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gắn liền với quá trình côngnghiệp hóa - hiện đại hoá, do đó cần phải đáp ứng các vấn đề mới phát sinhcủa quá trình này Trong điều kiện hiện nay, quá trình đô thị hóa, công nghiệphóa gắn với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp Mộttrong những vấn đề đặt ra là di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sangkhu vực phi nông nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động ở nhữngkhu vực có đất thu hồi

- Một bộ phận nông dân không còn đất hoặc còn rất ít đất để sản xuấtnông nghiệp, trong khi đó lại chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyển đổinghề nghiệp nên dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp Vì vậy, ngoài chính sáchđền bù khi thu hồi đất, cần có các giải pháp hỗ trợ về đào tạo nghề mới,chuyển đổi nghề nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu kinh tếkhông chỉ về số lượng mà về cả chất lượng nguồn nhân lực

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào đẩy nhanh khảnăng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động Cần

Trang 39

đặc biệt chú ý đến phát triển khoa học công nghệ, có chiến lược phát triển phùhợp với điều kiện cụ thể và trong từng thời kỳ cụ thể.

- Chính sách phát triển công nghiệp cần chú ý giữa bố trí công nghiệptập trung hay phân tán, mức độ tập trung hay phân tán của bố trí quy hoạchcông nghiệp ảnh hưởng mạnh tới chuyển dịch cơ cấu lao động và dòng dân di

cư Theo kinh nghiệm của Hàn quốc, việc bố trí các doanh nghiệp về nôngthôn ngoài tác động tạo việc làm cho lao động nông thôn nhưng cũng có thểlàm cho giá thành sản xuất của các doanh nghiệp này tăng cao nếu không điđồng bộ với cải thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đi kèm khác và như thế cóthể dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững của công nghiệp hóa nông thôn

- Tăng cường kết nối giữa thành thị - nông thôn, công nghiệp - nôngnghiệp, sản xuất - thị trường

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu và vận dụng kinhnghiệm của các nước là hết sức cần thiết Với nhiều điểm tương đồng, chúng

ta hoàn toàn có thể vận dụng những kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốcvào thực tế của Việt Nam nói chung và một số địa phương nói riêng

Trang 40

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

THEO NGÀNH TẠI TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

2.1 CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH CỦA TỈNH BẮC NINH 2.1.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh được tái lập năm 1997, là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ,nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần

Hà Nội; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và phía Tây giáp Hà Nội Chiều dài

từ Bắc xuống Nam là 37 Km, chiều rộng từ Đông sang Tây là 46 Km BắcNinh là tỉnh diện tích nhỏ và mật độ dân số lớn Theo kết quả điều tra năm

2006, diện tích tự nhiên của Bắc Ninh là 822,7 Km2, dân số là 1.009.779người, mật độ dân số là 1227 người/ Km2 Bắc Ninh có 07 huyện và 01 thànhphố với 109 xã, 09 phường và 07 thị trấn Hệ thống giao thông thuận lợi kếtnối giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng như Quốc lộ 1A (Hà Nội – BắcNinh – Lạng Sơn); Quốc lộ 18 (Nối sân bay Quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – HạLong); Quốc lộ 38 ( Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng); tuyến đường sắtxuyên Việt (Trung Quốc – Lạng Sơn – Hà Nội – TP Hồ Chí Minh) chạy qua.Khoáng sản chủ yếu của Bắc Ninh là vật liệu xây dựng như đất sét làmgạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ, Tiên Du và thànhphố Bắc Ninh; đá sa thạch ở Vũ Ninh với trữ lượng 3 triệu m3; than bùn ởYên Phong với trữ lượng 60.000 đến 200.000 tấn Rừng chủ yếu là rừngtrồng Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 63,96%, đấtsông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ lệ thấp khoảng 5,65%, đất chưa

sử dụng với tỷ lệ không đang kể, khoảng 0,81%…

Ngày đăng: 22/07/2014, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại, Bắc Ninh thế và lực trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắc Ninh thế và lực trong thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm thời kỳ 2001 – 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo việc làm thời kỳ 2001 – 2010
3. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, Vũ Hoàng Ngân, Trần Thị Thu, Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Nam Phương (2002), Phân tích lao động xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích lao động xã hội
Tác giả: Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, Vũ Hoàng Ngân, Trần Thị Thu, Vũ Thị Mai, Nguyễn Thị Nam Phương
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2002
4. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu, Kinh tế lao động, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lao động
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
5. Nguyễn Sinh Cúc (2005), "Các giải pháp kinh tế - xã hội đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam", Lao động và Xã hội, (256), 56 - 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp kinh tế - xã hội đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2005
6. Cục Thống kê Bắc Ninh (2006), Động thái kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005, Niên giám thống kê Bắc Ninh 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động thái kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005, Niên giám thống kê Bắc Ninh 2006
Tác giả: Cục Thống kê Bắc Ninh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2006
7. Trần Đại, Lê Huy Đức, Lê Quang Cảnh (2003), Dự báo phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả: Trần Đại, Lê Huy Đức, Lê Quang Cảnh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
8. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
10. Tạ Đăng Đoan (2007), Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các làng nghê tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2015, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các làng nghê tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2015
Tác giả: Tạ Đăng Đoan
Năm: 2007
11. Nguyễn Đại Đồng (2005), "Vĩnh Phúc đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp", Lao động và Xã hội, 265, 2 - 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vĩnh Phúc đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đấtnông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đại Đồng
Năm: 2005
12. Lê Huy Đức (2005), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả: Lê Huy Đức
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2005
13. Phạm Ngọc Kiểm (2002), Phân tích kinh tế xã hội và lập trình, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh tế xã hội và lập trình
Tác giả: Phạm Ngọc Kiểm
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2002
15. Michael P. Todaro (1998), Kinh tế học cho Thế giới thứ 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học cho Thế giới thứ 3
Tác giả: Michael P. Todaro
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
16. Phan Công Nghĩa, Bùi Huy Thảo, Thống kê kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê kinh tế
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Vũ Thị Ngọc Phùng, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thọ Đạt, Phạm Ngọc Linh, Ngô Thắng Lợi (2005), Kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Phùng, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thọ Đạt, Phạm Ngọc Linh, Ngô Thắng Lợi
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2005
18. Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam – Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng , Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, tr 306 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững ở Việt Nam – Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2007
19. Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực
Tác giả: Nguyễn Tiệp
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2005
20. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17
Tác giả: Tỉnh uỷ Bắc Ninh
Năm: 2005
21. Hoàng Đình Tuấn (2003), Lý thuyết mô hình toán kinh tế, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết mô hình toán kinh tế
Tác giả: Hoàng Đình Tuấn
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 1997 - 2006 - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
Hình 2.3. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 1997 - 2006 (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w