g Trong đó:
1.2.5.3. Trình độ phát triển của thị trường lao động
Thị trường lao động được hình thành khi sức lao động là hàng hóa và được trao đổi trên thị trường. Thị trường lao động thường được phân loại theo khơng gian và theo chất lượng hàng hóa sức lao động. Dựa trên tiêu chí chất lượng hàng hóa sức lao động, thị trường gồm hai loại: thị trường lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao và thị trường lao động phổ thơng. Nếu theo tiêu chí khơng gian thì có các loại thị trường như thị trường lao động các địa phương, thị trường lao động trong nước, thị trường lao động quốc tế, thị trường lao động nông thôn, thị trường lao động thành thị.
Một trong những đặc trưng của thị trường lao động đó là nơi mua bán hàng hóa sức lao động và cung, cầu lao động là những yếu tố quan trọng nhất trên thị trường lao động. Thị trường lao động có vai trị quan trọng thúc đẩy sự di chuyển lao động trong xã hội. Chúng ta hãy xét vấn đề này trên hai khía
cạnh: Thứ nhất, trên thị trường một khối lượng lớn hàng hóa được mua, bán nghĩa là có nhiều người bán được và mua được sức lao động, do đó số lượng người được tuyển dụng tăng lên dẫn đến số lượng lao động của một ngành nào đó đã có sự thay đổi. Thứ hai, nếu quá trình mua, bán sức lao động diễn ra với tốc độ nhanh, với lập luận tương tự có thể thấy rằng nó sẽ đẩy nhanh tốc độ di chuyển lao động trong xã hội
Như vậy, thị trường lao động không những tác động đến số lượng lao động di chuyển mà còn ảnh hưởng đến cả tốc độ di chuyển lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động, theo cách hiểu đơn giản nhất đó là sự di chuyển lao động vào và ra khỏi các ngành. Do vậy, thị trường lao động sẽ tác động đến q trình này. Tính chất và mức độ tác động của thị trường lao động đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường lao động.
Thị trường lao động được coi là phát triển khi nó đảm bảo các điều kiện cơ bản sau: Một là, giá cả hàng hố sức lao động chính là tín hiệu của thị trường; Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể trên thị trường lao động;
Ba là, kích thích sự hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể trên
thị trường lao động phát triển; Bốn là, thực hiện việc phân phối nguồn nhân lực một cách tối ưu; Năm là, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Với những đặc tính này, rõ ràng thị trường lao động đã tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Và quá trình này diễn ra nhanh khi thị trường lao động càng phát triển.