g Trong đó:
2.1.2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Từ khi tái lập tỉnh, tuy điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, kinh nghiệm quản lý còn non yếu nhưng kinh tế Bắc Ninh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số.
Dưới đây là biểu tổng hợp tốc độ tăng trưởng của từng nhóm ngành và toàn nền kinh tế giai đoạn 1997 – 2006:
Biểu 2.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm và đóng góp của các ngành vào tăng trưởng trong tỉnh 10 năm từ 1997 – 2006
Đơn vị (%) 1997 1999 2001 2003 2005 2006 Bình quân mỗi năm từ 1997 – 2006 Tổng số 10,23 15,95 14,07 13,61 14,04 15,3 13,31 Nông, LN, TS 6,98 6,72 3,5 5,53 4,78 2,65 6,02 CN - XD 12,05 41,50 19,7 21,18 18,46 20,28 21,79 Dịch vụ 13,77 7,63 10,82 16,48 16,18 18,3 12,48
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh, Động thái kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005, Niên giám thống kê 2006
Theo số liệu trên, năm 1997 tổng sản phẩm trong tỉnh từ mức 10,23% giảm xuống còn 7,84% vào năm 1998. Nhưng trong năm 1999 tốc độ tăng trưởng đã đạt mức 15,95%, 16,6% năm 2000 và 15,3% năm 2006. Tính chung, giai đoạn 1997 – 2006, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,5%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,64% và khu vực dịch vụ tăng 13,06%.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt đều có tốc độ tăng trưởng khá cao. Nổi bật nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng phát triển liên tục với nhịp độ cao, đã góp phần quyết định vào mức tăng trưởng chung. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh khá cao nhưng chưa ổn định và chất lượng chưa cao.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Có thể khẳng định cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh đã chuyển dịch theo hướng hợp lý và phù hợp với định hướng đưa tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp đã giảm từ 45,05% năm 1997 xuống còn 37,6% năm 2000 và 23,6% năm 2006. Tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng từ 23,77% năm 1997 lên 35,67% năm 2000, từ năm 2001 đã vượt qua khu vực nông nghiệp để chiếm vị trí đầu và đến năm 2006 đã là 47,8%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 1997 là 31,18% giảm xuống còn 26,38% năm 2000, nhưng từ 2001 – 2006 đã tăng trở lại và duy trì ở mức từ 27% – 28%. Những kết quả này là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong những năm tới.