Động thái thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 47 - 51)

g Trong đó:

2.2.1.1. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế

kinh tế

Từ năm 1997 – 2006 tổng lao động xã hội làm việc trong các ngành kinh tế liên tục tăng. Năm 1997 là 501.533 người thì đến năm 2001 là 525.421 người, năm 2005 là 558.627 người và đến năm 2006 là 566.374 người. Số lượng lao động tăng lên từ năm 1997 đến năm 2005 là 64.841 người, bình quân mỗi năm tăng trên 7.000 người.

Tốc độ tăng quy mô lao động được minh họa bằng dồ thị sau:

Từ 1997 đến 2006, số lượng lao động của các ngành thay đổi liên tục. Duy nhất từ năm 1997 đến năm 1998 là lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên và lao động trong ngành cơng nghiệp giảm đi cịn lại từ năm 1998 đến năm 2006, lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng, lao động trong ngành nông nghiệp liên tục giảm. So với năm 1997, năm 2006 lao động ngành nông nghiệp đã giảm 19,7%, lao động ngành dịch vụ tăng 16,1% cịn lao động ngành cơng nghiệp tăng 26,2%.

Biểu 2.2. Quy mô và cơ cấu lao động các ngành trong nền kinh tế

Đơn vị tính: Người 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 501533 504041 516803 525421 537049 548045 551717 554069 558627 566374 NN 431590 432036 428346 421534 412176 382651 379277 372620 359300 346604 % 86,1 85,7 82,9 80,2 76,7 69,8 68,7 67,3 64,3 61,2 CN 36851 36345 48061 59201 76545 99928 103837 108510 119355 133411 % 7,3 7,2 9,3 11,3 14,3 18,2 18,8 19,6 21,4 23,6 DV 33092 35660 40396 44686 48328 65466 68603 72939 79972 86359 % 6,6 7,1 7,8 8,5 9,0 12,0 12,5 13,1 14,3 15,2

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh, Động thái kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005, Niên giám thống kê 2006

Cùng với sự thay đổi lao động của các ngành là sự thay đổi về tỷ trọng lao động của từng ngành so với tổng số lao động của nền kinh tế:

Năm 1997 tỷ trọng lao động của ngành nông nghiệp là 86,1%, ngành công nghiệp là 7,3%, ngành dịch vụ và 6,6%; đến năm 2001 tỷ trọng này đã có sự thay đổi đáng kể, ngành nơng nghiệp là 76,7%, ngành công nghiệp là 14,3%, ngành dịch vụ là 9%. Năm 2006, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp

là 61,2%, ngành công nghiệp là 23,6%, ngành dịch vụ là 15,2%. Như vậy, giai đoạn 1997 - 2006, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm từ 86,1% xuống cịn 61,2% (giảm 24,9%), ngành cơng nghiệp tăng từ 7,3% lên 23,6% (tăng 16,3%), ngành dịch vụ tăng từ 6,6% lên 15,2% (tăng 8,6%). Tính bình qn mỗi năm thì tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 2,48%, ngành cơng nghiệp tăng 1,62% cịn ngành dịch vụ tăng 0,86%. Trong khi đó, nếu tính trung bình từ 2001 đến 2006 của cả nước, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm được 2,25%, tỷ trọng lao động ngành cơng nghiệp tăng khoảng 1% cịn ngành dịch vụ tăng khoảng 1,2%.

Sự thay đổi tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế có thể được minh họa bằng đồ thị sau:

Hình 2.2. Động thái lao động các ngành từ 1997 – 2006

Đồ thị trên cho thấy: Từ 1997 – 2006 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tốc độ giảm lao động của ngành nông nghiệp khá nhanh so với mức tăng của ngành

công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng lao động của ngành công nghiệp nhanh hơn ngành dịch vụ. Trong giai đoạn từ 1997 – 2006 thì từ 2001 đến 2002 có sự biến động mạnh nhất về tỷ trọng lao động của các ngành: ngành nông nghiệp đã giảm từ 76,7% xuống cịn 69,8%, ngành cơng nghiệp tăng từ 14,3% lên 18,2%, còn ngành dịch vụ với mức tăng thấp hơn từ 9% lên 12%.

Năm 2006, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp của cả vùng đồng bằng sông Hồng là 52,8%, ngành công nghiệp là 22,8% và ngành dịch vụ là 24,4%. So với mức chung của vùng đồng bằng sông Hồng, mặc dù tỷ trọng lao động ngành cơng nghiệp có cao hơn (0,8%) nhưng tỷ trong lao động ngành dịch vụ lại thấp hơn nhiều (9,2%) cịn tỷ trọng lao động ngành nơng nghiệp ở mức rất cao, cao hơn 8,4%. Tuy nhiên, so với các tỉnh thuộc vùng, hiện trạng cơ cấu lao động theo ngành của Bắc Ninh vẫn ở mức khá tiến bộ, có 6 tỉnh trong tổng số 11 tỉnh thuộc vùng có tỷ trọng lao động ngành nơng nghiệp cao hơn 61,2%.

So với cả nước thì quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tình Bắc Ninh diễn ra nhanh hơn. Từ 2001 đến 2006, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp của cả nước chỉ giảm 8,7%, ngành công nghiệp tăng 4%, ngành dịch vụ tăng 4,7%, mức tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ lớn hơn mức tăng của ngành cơng nghiệp. Trong khi đó, từ 2001 đến 2006 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp của Bắc Ninh đã giảm tới 15,5%, ngành dịch vụ tăng 6,2%, ngành cơng nghiệp có mức tăng lớn hơn 9,3%. Mặc dù tốc độ chuyển dịch nhanh hơn song tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp lại ở mức rất cao (61,2%) so với cả nước (57%); tỷ trọng lao động ngành dịch vụ (15,2%) thấp hơn nhiều so với cả nước (23%).

Về cơ bản, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra nhanh và theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ đặc biệt là ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w