Đánh giá thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 63 - 65)

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Hệ số co giãn của

2.2.3. Đánh giá thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

theo ngành

2.2.3.1. Mặt được

Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra khá

nhanh, trung bình mỗi năm tỷ trọng lao động ngành nơng nghiệp giảm khoảng 2,48%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng 1,62%, tỷ trọng lao động

ngành dịch vụ tăng 0,86%. So với cả nước, sự thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành diễn ra mạnh hơn, tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là tốc độ giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp.

Thứ hai, mặc dù tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành biến

động khơng ổn định nhưng có xu hướng tăng lên trong mấy năm trở lại đây.

Thứ ba, hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và cơ cấu ngành

khá phù hợp. Sự phù hợp này được minh chứng bởi xu thế chuyển dịch tỷ trọng giá trị, lao động của hai ngành nông nghiệp và công nghiệp.

Thứ tư, cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp khá hợp lý, lao động

ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nhóm ngành cơng nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động ngành công nghiệp chế biến và xây dựng, giảm dần tỷ trọng lao động ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất, phân phối khí đốt, nước.

Thứ năm, cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ hợp lý, lao động trong

những ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường chiếm tỷ trọng chủ yếu. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng lao động Nhóm ngành I, giảm tỷ trọng lao động Nhóm ngành II, tỷ trọng lao động Nhóm ngành III giảm và có xu hướng ổn định.

2.2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, cơ cấu lao động theo ngành vẫn ở trình độ thấp và lạc hậu, tỷ

trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn, trong khi đó, tỷ trọng lao động ngành dịch vụ lại ở mức rất thấp.

Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra

không ổn định. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tăng giảm thất thường, thậm chí có giai đoạn chỉ số này gần như không biến động. Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành thiếu tính bền vững.

Thứ ba, với mức GDP bình quân đầu người như hiện nay thì cơ cấu lao

động theo ngành của Bắc Ninh còn nhiều điểm bất hợp lý.

Thứ tư, cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nơng nghiệp cịn lạc hậu, lao

động ngành nơng – lâm nghiệp có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn trong nhóm ngành này.

Thứ năm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành cơng nghiệp

cịn nhiều bất cập, chưa ổn định, chưa phù hợp với xu thế chuyển dịch, tỷ trọng lao động ngành cơng nghiệp chế biến có xu hướng giảm, trong khi đó tỷ trọng lao động ngành xây dựng có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w