g Trong đó:
1.2.5.2. Các nhân tố liên quan đến khả năng chuyển dịch CCLĐ theo ngành
1.2.5.2. Các nhân tố liên quan đến khả năng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ngành
- Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực
Khơng thể có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành khi mà quy mô nguồn nhân lực khơng đáp ứng được những địi hỏi của cơ cấu ngành kinh tế, nhân tố gần như là dễ đáp ứng nhất của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Mặc dù có những tác động tiêu cực nhưng sự dồi dào về lao động cũng là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Quy mô của lực lượng lao động lớn sẽ đáp ứng được yêu cầu về số lượng lao động để mở rộng quy mơ các ngành kinh tế. Có hai vấn đề đặt ra: nếu việc chuyển dịch chỉ đơn thuần là việc di chuyển lao động giữa các ngành, tác dụng quy mô nguồn nhân lực chỉ dừng lại ở mức độ bổ sung lao động cho các ngành; nếu việc chuyển dịch không đơn thuần là sự di chuyển lao động giữa các ngành mà cịn là sự tăng lên về quy mơ lao động của nền kinh tế thì quy mơ lao động có ý nghĩa rất lớn, vì nếu quy mô lao động không đáp ứng được dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lực từ đó sẽ làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế. Như vậy, trong những điều kiện khác nhau, vai trò của quy mô nguồn nhân lực là khác nhau, chúng ta khơng thể phủ nhận tác động của nó đến q trình phát triển nói chung và đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nói riêng.
Sẽ thiển cận nếu chỉ phân tích tác dụng của quy mơ nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng với q trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Chất lượng nguồn nhân lực tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được xét trên hai phương diện.
Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành không chỉ
về chất lượng lao động. Xu hướng của quá trình chuyển dịch là giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Không giống với ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ là những ngành đòi hỏi cao về chất lượng lao động việc tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng nghĩa với việc tăng tỷ trọng lao động có chất lượng. Hơn nữa, sự tác động của khoa học công nghệ dẫn đến q trình hiện đại hố nơng nghiệp, kéo theo đó là u cầu nâng cao chất lượng lao động trong nơng nghiệp. Như một xu thế tất yếu, q trình chuyển dịch cơ cấu lao động đặt ra một vấn đề là không ngừng nâng cao chất lượng lao động trong cả ba ngành kinh tế với mức độ khác nhau. Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nhân tố quan trọng nhất để giải quyết vấn đề này. Hơn nữa, nó cịn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tốc độ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực cũng là nhân tố quyết định đến phát
triển khoa học công nghệ. Chúng ta đã biết vai trị của khoa học cơng nghệ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho nên xét trên phương diện này nguồn nhân lực đã tác động gián tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.
- Chênh lệch thu nhập
Thu nhập là có vai trị sống cịn đối với người lao động. Nó là mục tiêu là động lực thúc đẩy người lao động trong quá trình sản xuất. Xu hướng chung của người lao động là tìm những cơng việc phù hợp và có thu nhập cao, do đó việc chênh lệch thu nhập giữa ngành này và ngành khác là một trong những căn cứ quan trọng nhất để người lao động quyết định chọn một ngành để làm việc.
Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một bộ phận lao động từ ngành nông nghiệp sang hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Hệ số co giãn của cung
lao động theo thu nhập thường được dùng để đo lường biến động trên.
EL = % ∆ L
% ∆ I
Trong đó:
- EL : Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập - % ∆ L : Sự thay đổi của cung lao động
- % ∆ I : Sự thay đổi của thu nhập
Hệ số co giãn càng lớn thì cung lao động theo thu nhập càng co giãn, nghĩa là khi mức độ chênh lệch thu nhập giữa các ngành càng lớn thì quy mơ lao động dịch chuyển ngày càng tăng. Nếu chênh lệch thu nhập giữa ngành nông nghiệp với ngành cơng nghiệp dịch vụ càng lớn thì quy mơ lao động di chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Điều này dẫn đến tỷ trọng lao động trong ngành nơng nghiệp giảm, cịn tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.