Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 36 - 38)

g Trong đó:

1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược tập trung mọi nguồn lực cho phát triển cơng nghiệp và nhờ cơng nghiệp phát triển để tích luỹ cho nền kinh tế từ đó làm tiền đề cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Với cách làm này, Hàn Quốc không chỉ giải được bài tốn về kinh tế mà cịn giải quyết được các vấn đề xã hội. Nông thơn Hàn Quốc có những thay đổi rất lớn về kinh tế và xã hội do hệ quả của tăng trưởng kinh tế nhanh. Kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp, hướng vào xuất khẩu đã tạo điều kiện thu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạng thất nghiệp ở nơng thơn đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Sở dĩ có thể đạt được những thành cơng nhưng vậy là vì Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các chính sách đúng đắn:

Rút dần lao động trẻ ra khỏi nơng nghiệp: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, từ đó rút dần lao động ra khỏi nơng nghiệp. Chính sách này tập trung thực hiện ba chương trình lớn: Chương trình hỗ trợ trang trại gia đình; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh nơng nghiệp và Chương trình hỗ trợ giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của chính sách này là bảo vệ và hỗ trợ cho các nhà kinh doanh nơng nghiệp có trình độ, kỹ năng canh tác; các công ty kinh doanh nơng nghiệp, những người có khả năng thúc đẩy năng suất và quản lý việc

canh tác một cách hiệu quả.

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Đẩy mạnh phong trào làng mới (Saemaul Undong) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Chương trình tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho việc hình thành các doanh nghiệp nhỏ đồng thời làm tăng năng suất nông nghiệp, ổn định đời sống của người dân, giải quyết các mâu thuẫn khi lao động được rút sang họat động phi nơng nghiệp. Chương trình Làng mới sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống trong lập kế họach nhưng triển khai thực hiện lại từ dưới lên một cách dân chủ với sự tham gia đóng góp tài chính của người dân, Nhà nước đầu tư một lượng nhỏ ban đầu.

Phát triển cơng nghiệp hóa nơng thơn: Có chính sách khuyến khích phát triển các họat động này để thu hút lao động nơng nhàn. Khuyến khích các họat động chế biến nơng sản và các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. Chính phủ có vai trị cung cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho các họat động tạo việc làm phi nơng nghiệp và tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác.

Mặt khác, khuyến khích các nhà máy chuyển về khu vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông dân; chính phủ đã ra kế hoạch đưa ít nhất một nhà máy về một làng. Những nhà máy này được nhận các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chính sách này đã khơng đạt được mục tiêu đã đề ra do chi phí quá cao về xây dựng cơ sở hạ tầng, khó khăn trong maketing và các yếu tố khác như tiếp cận các dịch vụ về ngân hàng, vấn đề chất lượng lao động.

Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80: Rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách đưa các nhà máy về khu vực nông thôn, dự án phát triển cụm công nghiệp ở nông thôn giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng,

giảm được chi phí họat động nhờ sử dụng các trang thiết bị dùng chung. Chính quyền địa phương thiết kế và xây dựng các cụm công nghiệp theo quy định của luật pháp, sau đó bán mặt bằng trong cụm cơng nghiệp cho nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy. Các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp được hưởng các ưu đãi về thuế trong một số năm, được nhận hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Các dự án phát triển cụm cơng nghiệp nơng thơn đã góp phần rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và từng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w