1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng ngữ văn 9 tập 2 part 7 pps

51 743 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 11,49 MB

Nội dung

Trang 1

Công an thường hay hỏi tội phạm, kiểu như: — Anh đã giấu số vàng cướp được ở đâu? — Anh đã mua gì với số tiền cướp được?

Với người nói (công an), việc người nghe (đối tượng hình sự) cướp vàng và cướp tiền là một sự thật hiển nhiên, không cần bàn cãi; người nói chỉ quan tâm đến việc số vàng ấy giấu ở đâu và số tiền ấy dùng để mua gì mà thôi! Nếu người nghe chấp nhận những câu hỏi kiểu đó là hợp lí thì mặc nhiên đã thừa nhận tội ăn cướp của mình

Muốn biết Hương đã có người yêu hay chưa, ta có thể hỏi: Hương hay giận người yêu lắm phải không?

Nếu Hương trả lời: "Không, em có người yêu đâu mà giận?" thì Hương đã phủ nhận cái tiền đề trong câu hỏi, coi câu hỏi là không hợp lí Nhưng nếu Hương trả lời: "Không, em có hay giận đâu!" thì Hương đã thừa nhận mình có người yêu Và tất nhiên, người hỏi chỉ cần có thế!

3.6 Tiền đề từ vựng:

Trong tiền đề từ vựng, việc dùng một hình thức với ý nghĩa nào đó được người ta giải thích một cách ước định như là có một tiền đề là một ý nghĩa khác cũng được hiều Ví dụ: Chị Thuận nay đã làm mẹ

Trong câu trên, qua từ “mẹ”, người nói chỉ muốn thông báo cho người nghe

rằng chị Thuận "đã có con" Đó là ý nghĩa đã xác định của từ "mẹ" Nhưng chỉ

phụ nữ mới đẻ con, nên người nghe phải mặc nhiên hiểu "mẹ" là phụ nữ Như trên đã nói, đặc điểm của tiền đề là không bị thay đổi do sự phủ định Khi nói: Huyền chưa hề làm mẹ, thì chỉ ý "có con” bị phủ định, chứ không phủ định Huyền là phụ nữ

Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê giải thích "phụ nữ là người lớn thuộc nữ giới" Như vậy, nghĩa cua từ "phụ nữ” gồm hai phần: "người lớn" và "nữ giới"

Trong câu: Trà Mi nay đã là phụ nữ, thì người nói muốn thông báo rằng Tra Mi đã lớn, chứ cái tiền đề Trà Mi là nữ giới vốn là một sự thật hiển nhiên

Trong câu phủ định: Em còn bé lắm, em chưa là phụ nữ đâu! thì cái ý "đã lớn” bị phủ định, còn tiền đề nữ giới vẫn giữ nguyên

Những từ "thôi, bắt đầu, lại, mãi " dưới đây đều có tiền đề từ vựng: Phát ngôn Tiền đề Tôi thôi hút thuốc rồi Tôi đã hút thuốc Sinh viên bắt đầu phàn nàn về vấn đề chỗ ở | Trước đó, sinh viên không phàn nàn Nó lại cười Trước đó, nó đã CHỜI

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi Trước đó đã nói nhiều

Trang 2

Để phát hiện các tiền dé từ vựng, ta có thể căn cứ vào cách định nghĩa trong từ điển

Chăng hạn, Hoàng Phê định nghĩa từ "mở" là "làm cho hoặc ở trong trạng thái không bị đóng kín mà trong ngoài, bên này bên kia thông được với nhau Tiền đề của từ "mở”" là trạng thái bị đóng kín của cái cần mở Vì vậy, khi nói: Ngàn mở cửa ra cho thoáng, thì cái cửa phải ở trạng thái đóng

Ill Kéo theo:

Như trên đã nói, kéo theo là những điều rút ra theo lô-gic từ những cái được khẳng định trong phát ngôn Ví dụ: Giáng Hương đã thi đỗ vào 3 trường đại học

Câu này có thể có những kéo theo sau: a Ai đó đã thi đỗ vào 3 trường đại học

b Giáng Hương đã làm gi đó với 3 trường đại học c Giáng Hương đã thi đỗ vào một số trường đại học d Cái gì đó đã xảy ra

Khi nói "Giáng Hương đã thi đỗ vào 3 trường đại học”, người nói nhất định đã cam kết tính chân thực của rất nhiều kéo theo cơ bản, mà một số đã được nêu ở trên Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào phát ngôn "Giáng Hương đã thi đỗ vào 3 trường đại học", bằng sự nhấn mạnh cần thiết, người nói sẽ chỉ ra kéo theo nào là đáng chú ý nhất, nó quan trọng hơn những kéo theo khác đối với cái nghĩa định giải thích Chẳng hạn khi nhấn mạnh vào "Giáng Hương" thì điều cần khăng định là "ai đó" đã thi đỗ vào 3 trường đại học Khi nhấn mạnh vào "3" thì điều cần khẳng định là "Giáng Hương đã thi đỗ vào một số trường đại học" Ngoài ra, còn có thể nhấn mạnh bằng trợ từ (cho kéo theo a): Chính Giáng Hương đã thi đỗ vào 3 trường đại học

Hoặc từ "những" (cho kéo theo c): Giáng Hương đã thi đỗ vào những 3 trường đại học

Kéo theo có vị thế mạnh hơn tiền đề Sức mạnh của kéo theo có thể được dùng để xoá bỏ tiền đề tồn tại Như trên đã phân tích, những danh ngữ xác định kiểu như "con ma cà rồng" có tiền đề là sự tồn tại của thực thể được gọi tên "ma cà rồng" Ví dụ: Ma cà rồng đến bắt nó

Nhưng trong câu: Ma cà rồng không tồn tại, có kéo theo là "không có ma cà rồng” Kéo theo này đã xoá bỏ tiền đề có ma cà rồng do danh ngữ "ma cà rồng” đem lại

Trang 3

phát ngôn Cấu trúc sở hữu như "bức thư của nó” có tiền đề tiềm tàng là "nó có một bức thư” Nhưng trong câu: Nó lục từn bức thư của nó hay cái gì đó thì rõ ràng người nói không cam kết tiền đề "nó có bức thư" là thực

Điều này cũng chứng tỏ rằng tự thân các từ, cú đoạn và câu không hề có tiền đề mà chỉ người nói có tiền đề mà thôi

(ược dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp Dụng học Việt ngữ, NXB Dai học Quốc gia Hà Nội, 2000) Tiết 140 TAP LAM VAN LUYEN NOI NGHI LUAN VE MOT DOAN THO, BAI THO A Két qua cGn dat — Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn tho, bài thơ

— Tích hợp với các kiến thức về Văn va tiéng Việt đã học — Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý và nói theo dàn ý

B Thiết kế bỏi dạy — học

Hoạt động 1

HUONG DAN CHUAN BI

Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp? lứa của Bằng Việt 1 Tìm hiểu đề:

a Kiểu bài: nghị luận về một bài thơ b Vấn đề cần nghị luận: tình cảm bà cháu

c Cách nghị luận: xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người

2 Tìm ý:

a Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc b Tinh yêu quê hương với nét riêng trong bài tho Bép Iva cua Bang Viét

Trang 4

Hoạt động Z

HƯỚNG DẦN NÓI

1 Dẫn vào bài:

— Trong bài tho Tiéng gd trưa của Xuân Quỳnh (đã học ở lớp 7), chúng ta øặp hình ảnh một người lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ bà với một tình cảm chân thành, cảm động Một người cháu xa nhà bỗng nhớ bà với cuộc sống lam lũ giản dị mà vẫn ngời sáng một vẻ đẹp tinh thần của tình bà cháu

— Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm sáu mươi Thơ của Bằng Việt thiên về việc tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài thơ Bếp lửa được coi là một trong những thành công đáng kể nhất

2 Nội dung nói:

— Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lứa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng ma Chú ý khai thác các từ "chờn vờn”, "ấp 1u"

— Kỉ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố ải đánh xe, khô rạc ngựa gây Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

— Tiếp theo là những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa 1u hú kêu trên những cánh đồng xa Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chỉ hoài trên những cánh đồng xa?

— Tiếp theo là hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin:

Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lứa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niêm tin dai dẳng

- Hình ảnh cái bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của quê hương đất nước; trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người g1ữ lửa:

Trang 5

Ldn dan đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng — Bếp lửa!

- Cuối cùng, nhà thơ rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại:

CGIờ cháu đá đi xa Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niêm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: — Sớm mái này bà nhóm bếp lên chưa?

Hoạt động 3

— GV cho một số HS lần lượt trình bày từng ý, sau đó chỉ định một hoặc hai HS tóm tắt toàn bài

— GV hướng dẫn HS trao đối, thảo luận để thống nhất một bài nói hoàn chỉnh

Trang 6

Tuần 29 BÀI 28 Tiết 141 — 142 VĂN HỌC NHỮNG NGOI SAO XA XOI (Trich) Lê Minh Khuê A Kết quả cần dat

1 Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách hồn nhiên dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba nữ thanh niên xung phong trên cao điểm đường Trường Sơn thoi ki ch6ng Mi; thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngỡ) của tác gia

2 Tích hợp với phân Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lặng lế Sa Pa, với phân Tập làm văn ở tiết Trả bài tập làm văn số 7; Biên bản

3 Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện: (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện )

4 Chuẩn bị:

- Tập truyện ngắn Lê Minh Khuê, NXB Văn học, Hà Nội, 1994

- Ảnh chân dung tác giả, bài hát Cô gái mở đường B Thiết kế bỏi dạy — học

Hoạt động 1

TO CHUC KIEM TRA BAI CU

(Hình thức: trắc nghiệm — vấn đáp) 1 Tình huống truyện nào là chủ yếu?

A Nhĩ cả đời đi đây đi đó thì nay bị liệt, đang sống những ngày cuối cùng Sáng đầu thu, Nhĩ ngắm cảnh vật qua cửa số nhà mình

B Thằng con đi sang bên kia sông nhưng lại lỡ đò C Ông giáo già Khuyến vào thăm

D Bọn trẻ hàng xóm giúp Nhĩ nằm sát cửa số

Trang 7

2 Nhân vật Nhĩ thuộc loại nhân vật nào? A Nhân vật tính cách

B Nhân vật số phận C Nhân vật tư tưởng D Nhân vật loại hình

3 Phân tích đặc sắc riêng của một hình ảnh biểu tượng trong truyện (hoa bằng lăng, bến sông, bãi bồi bên kia sông, tiếng đất lở, thằng con trai la cà vào đám cờ thế nên bị lỡ chuyến đò, Nhĩ giơ tay qua cửa số khoát khoát như đang giục giã ai đó ) Vì sao nói những hình ảnh biểu tượng này chưa hoàn toàn mang tính tượng trưng, ước lệ?

4 Những quy luật cuộc đời nào đã được nhân vật chính chiêm nghiệm, khái quát từ chính bản thân cuộc sống và hoàn cảnh thực tại của mình?

_ Hoạt động Z

DẦN VÀO BÀI MỚI

1 Theo chú thích trong SGK và mục Những điều cần lưu ý trong SGV, giới thiệu tác giả và tác phẩm Lưu ý nhấn mạnh một số điểm sau:

+ Lê Minh Khuê (1949), quê Thanh Hoá, từng là thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời chống Mĩ Những truyện ngắn đầu tay của chị ra đời vào đầu những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi chi đang còn rất trẻ, viết về cuộc sống và chién đấu của chính bản thân và đồng đội

+ Văn bản tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (1971) có lược bỏ một vài đoạn (kể về những kỉ niệm, những hồi ức của Phương Định về thời thơ ấu ở Hà Nội và một vài chi tiết khác trong cuộc sống và chiến đấu trên cao điểm Trường Sơn: lại phá bom, gặp gỡ và trò chuyện với những người lính lái xe )

Trang 8

- Giọng tâm tình, phân biệt lời lể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật GV cùng HS đọc 1 lần, sau đó yêu cầu 2 - 3 HS tóm tắt đoạn trích GV nhận xét

— Van ban tóm tat:

Ba cô thanh niên xung phong (Thao, Phương Định, Nho) biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn (559) thời kì chống MI Tổ trưởng Thao, lớn tuổi hơn một chút Nhiệm vụ của họ quan sát địch ném bom, đo khói lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom Công việc hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào Đặc biệt, phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom — công việc diễn ra hằng ngày, thậm chí mấy lần trong ngày Họ ở trong một hang đá mát lạnh, ngay dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị Cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ nơi trọng điểm, giữa chiến trường rất khắc nghiệt và muôn vàn hiểm nguy vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên và không kém phần lang man, đặc biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí, đồng đội dù mỗi người một cá tính Phương Định, nhân vật chính — người kể chuyện - là một cô gái trẻ Hà Nội xinh xắn, giàu cảm xúc, thích mơ mộng và hay nhớ về những kỉ niệm thời niên thiếu, những ngày còn ở Hà Nội với gia đình và thành phố thân yêu Phần cuối tập trung tả tâm trạng và hành động của các cô gái trẻ, nhất là của Phương Đình, trong một trận phá bom, Nho bị thương Thao và Định vô cùng lo lắng, săn sóc bạn Một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích

2 Cách kể chuyện: Chọn ngôi thứ nhất (xưng tôi) đặt vào nhân vật Phương Định, cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội, tác giả đã diễn tả một cách tự nhiên và sinh động cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của các cô gái trẻ luôn đối mặt với kẻ thù, hiểm nguy và cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng giữa chiến trường

3 Bố cục:

a Từ đầu đến ngôi sao trên mũ: Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ ba cô trinh sát mặt đường

a Tiếp đến bây giờ là buổi trưa Chị Thao bảo: Một lần phá bom, Nho bị thương hai chị em lo lắng, săn sóc

b Còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em nối nhau hát Niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngội

(Hết tiết 141, chuyển tiết 142)

Trang 9

_ Hoạt động 4

HƯỚNG DẦN ĐỌC - HIẾU CHI TIẾT

1 Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường

a Hoàn cảnh:

+ GV hỏi: Đọc truyện, em thử hình dung và nhận xét hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong? Nhận xét

+ HS phát biểu ý kiến s Định hướng:

- Họ sống và chiến đấu trên một cao điểm, trọng điểm (giải thích nghĩa), trên đường Trường Sơn những năm chống Mĩ (60 — 70) ác liệt Nhiệm vụ hằng ngày họ được giao càng hết sức nguy hiểm Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trước con mắt cú vọ của bọn giặc lái MI Sau mỗi trận bom, phải lên ngay trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm và đánh dấu vị trí những quả bom chưa ổ (bom nổ chậm) Rồi ngay sau đó làm nhiệm vụ phá bom Dùng xẻng nhỏ, đào, khoét sát cạnh thân bom để đặt thuốc nổ, rồi châm ngòi và chạy thật nhẹ, thật nhanh đến chỗ nấp an tồn Đó là cơng việc chết người, luôn đối mặt đùa cợt với thần chết (mà thần chết lại là gã không thích đùa!), công việc làm căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tính, khôn ngoan, nhạy cảm và khéo léo, đòi hỏi kinh nghiệm sẵn sàng hị sinh những vẫn nhiều khi khó tránh khỏi sự cố bất ngờ Chẳng có ai biết được cái quả bom câm lặng, có khi đang ấm nóng dần lên, nằm chênh ềnh ra đó có thể phát nổ bất cứ lúc nào

Đó là công việc hằng ngày của ho

— Đọc đoạn: Có ở đâu như thế này không: thần kinh căng như chão, từn đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết khắp chung quanh có rất nhiều bom chưa nổ Có thể nổ ngay bây giờ, có thể chốc nữa Nhưng nhất định sẽ nổ Rồi khi xong việc, quay lại nhìn ảnh đoạn đường lần nữa, thở phào, chạy về hang

b Phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong:

+ GV nêu vấn đề: Qua lời kể, tự nhận xét và nhận xét của Định về bản thân và với hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ

+ HS so sánh, khái quát, phát biểu s Định hướng:

- Những cô gái còn rất trẻ, cá tính và hồn cảnh riêng khơng giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện ở chiến trường:

Trang 10

- Tĩnh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công

- Lòng dũng cảm, sắn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy

- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó

- Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc

sống của mình, dù trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt (thích thêu thùa, thích chép bài hát, thích nhớ về quê hương và người thân )

- Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống MI

— Tuy nhiên, dù trong một tập thể nhỏ, nhưng mỗi người vẫn có một cá tính riêng Phương Định — cô gái Hà Nội nhạy cảm và lãng mạn, chị Thao lớn tuổi hơn nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn nhưng trong công việc thì bình nh và quyết liệt vậy mà lại rất sợ nhìn máu chảy Nho thì lúc bướng binh,

mạnh mẽ, lúc lại lầm lì cực đoan, thích thêu hoa rực rõ, loè loẹt trên khăn

gối cách tả nhân vật ấy làm câu chuyện kể khá sinh động và chân thật 2 Nhân vật Phương Định

+ GV Nêu câu hỏi: Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội cùng tổ, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách?

Phân tích, dẫn chứng

+ HS lần lượt phát hiện, phân tích, phát biểu s Định hướng:

Là cô gái Hà Nội, có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư lự bên mẹ, trong căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tính trong những ngày thanh bình trước chiến tranh Những kỉ niệm êm đềm ấy thường sống lại trong trí nhớ của Định giữa chiến trường dữ dội làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường

Vào chiến trường đã 3 năm, đã quen với đạn bom, nguy hiểm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai

Phương Định giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát và cũng thích làm điệu một chút trước các chàng trai lính trẻ

Cô yêu mến, gắn bó thân thiết với hai đồng đội trong tổ, yêu mến và cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra mặt trận — đó là những chàng

trai thông minh, tài hoa, dũng cảm nhất

Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: bím tóc dày, mềm, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm như những vì sao xa

Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông, tưởng như kiêu ki, điệu

Trang 11

+ GV hỏi: Diễn biến tâm lí của Định trong lần phá bom nổ chậm được tả như thế nào? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô?

+ HS đọc lại đoạn tả cảnh phá bom, phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Định và khái quát tính cách

s Định hướng:

Tâm lí Định khi phá bom được tả rất ti mi, chi tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ, dù chỉ thoáng qua trong giây lát, mặc dù đây là công việc đã rất quen thuộc nhưng mỗi lần bắt đầu là Định lại có những cảm giác như thế: hồi hộp, lo lắng, căng thăng, vẫn nghĩ đến cái chết mặc dù mờ nhạt, không cụ thể từng cử động nhỏ được tả lại: từ chỗ đến gần đào quanh quả bom, nghe cảm giác quả bom nóng dần lên, căng thang chờ đợi tiếng nổ Kề bên cái chết im lim đáng sợ bất ngờ, từng cảm giác của cô gái trở nên sắc nhọn hơn Đó là diễn biến tâm lí rất chân thực mà phải là người trong cuộc mới có thể tả được như

vậy

Nhận xét: Thế giới tâm hồn của Phuong Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp Không thấy những băn khoăn, day đứt, trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong thời gian dài trong hoàn cảnh khấc nghiệt, hiểm nguy

Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao cả cũng là phương hướng chủ đạo và thống nhất trong văn học hiện đại Việt Nam thời kì kháng chiến

Xẻ dọc Trường Sơn đổi CỨN nHÓc Ma long phoi phoi day tuong lai

(Tố Hữu)

Có những ngày VHI sao Cá nước lên đường

Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục (Chính Hữu)

Những tiểu đội xe không kính, Nguyệt và Lãm trong Minh trăng cuối

rung

Nằm trong hướng chung đó, những truyện của Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng giản đơn, công thức, dễ dãi vì nhà văn đã phát hiện và miêu tả đời sống nội tâm với những nét cụ thể tâm lí nhân vật

- Hoạt động 5

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 Khai quat chu dé cua truyén

Trang 12

(Gợi ý: Hồ đọc Gh¡ nhớ trong SGK: ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với tâm hồn trong sáng, thơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan Đó chính là hình anh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm sáu mươi, bảy mươi cua thé ki XX)

2 Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của truyện

(Gợi ý: — Kể chuyện ở ngôi thứ nhất từ điểm nhìn của nhân vật chính — Nghệ thuật ta tam lí nhân vat

— Cách kể xen kẽ đoạn hồi ức với đoan tả cảnh chiến đấu, câu ngắn và câu dài, nhịp nhanh và chậm; giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên gần khẩu ngữ.)

3 Vi sao tac gia đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi

(Gợi ý: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội, lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm )

4 Làm 2 bài tập trong mục luyện tập SGK 5 Soạn bài Ôn tập về truyện

6 Đọc tham khảo (lời bài hát sau):

CÔ GÁI MỞ ĐƯỜNG

Nhạc vả lời của Xuân Giao, 1966 Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh

Tiếng hát ai vang động cây rừng? Phải chăng em, cô gái mở đường? Chưa thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường? Em đi lên rừng cây xanh mở lối,

Em đi lên núi, núi ngả cúi đầu, Em đi bắc những nhịp cầu

Nối những con đường Tổ quốc yêu thương

Cho xe thẳng tới chiến trường

Cô gái miền quê ra đi cứu nước, Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn Bàn tay em phá đá mở đường

Gian khó phải lùi nhường em tiến bước

Trang 13

Tiếng nói Bác Hồ trong tim ngời sáng, Như sao mai lấp lánh rọi núi rừng Soi cho em đắp chặng đường,

Trên đất quê nhà Tổ quốc yêu thương, Ôi con đường mới anh hùng!

Đêm đã về khuya sương rơi ướt áo, Tiếng hát em vẫn vọng núi rừng, Mặc bom rơi pháo sáng mịt mùng, Em vẫn mở đường để xe đi tới Yêu biết bao cô gái

Vui ngày đêm mở đường

Rừng trăm hoa thắm nở, chẳng có hoa nào bằng

Em ởi san rừng, em ởi bạt núi,

Em như con suối nước chảy không ngừng Em đang bước tiếp chặng đường

Theo những anh hùng Tổ quốc yêu thương Góp công cùng chiến thắng thù Góp công cùng tiền phương chiến thắng (100 ca khúc chào thế ki NXB Thanh nién, Ha Nội, 2001) Tiết 143 VĂN HỌC ÔN TẬP VỀ TRUYỆN A Kết quả cần dat

1 Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại và nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Củng cố hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện

2 Tích hợp với phần Văn ở các truyện đã học, đặc biệt là các truyện ngắn, các trích đoạn tiểu thuyết hiện đại Việt Nam và nước ngoài; với phần Tập làm van 0 tiét Tra bai tap lam van sé 7 Biên bản

2 Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức

3 Chuẩn bị của thầy trò: Bảng hệ thống hoá; đọc lại và tóm tắt tất cả các truyện đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9

Trang 14

B Thiết kế bỏi dạy — học

Hoạt động 1

TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ

* Kiểm tra xác suất sự chuẩn bị của HS: bảng tổng hợp, trả lời câu hỏi Hoạt động 2

DẪN VÀO BÀI MỚI

+ GV nêu yêu cầu và phương pháp tiến hành tiết học ôn tập + HS chuẩn bị sách vở và lắng nghe Hoạt động 3 NỘI DUNG ÔN TẬP I Bảng hệ thống hoá An đó 2 2 Nam TT Ten tac phầm tác gia | nước Fen 2 Châu, sáng , Tóm tắt nội dung tac

1 | Lang Kim A, 1948 | Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông (trích truyện | Lân Viêt Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng ngắn) Nam mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu lang thống nhất với tình yêu nước và tính thần kháng chiến của người nông dân 2_ |Lặng lế Sa | Nguyễn | Á, 1970 | Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ s1, cô kĩ

Pa (trích | Thành i sư mới ra trường với người thanh niên làm truyện Long Việt việc một mình tại trạm khí tượng trên núi

ngắn) Nam cao Sa Pa Qua đó, ca ngợi những người

lao động thâm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước 3 Chiếc lược | Nguyễn | Á, 1966 | Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha

ngà (trích | Quang | Việt con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về truyện Sáng Nam thăm nhà và ở khu căn cứ Qua đó, ca ngợi

ngắn) tình cha con thắm thiết trong chiến tranh

4 | Cố hương L6 Tan | A, Trong | Trong chuyến về thăm quê, nhân vật tôi R Trung | tập đã chứng kiến những đổi thay theo (ruyện ốc | Gà hướng suy tàn của làng quê và đời sốn

ngắn) Quốc ao MƠNE SUY tận ‘ange q , NE

thét của người nông dân Qua đó, truyện (1923) | miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đương thời và suy ngẫm về con đường đi của người nông dân, thế hệ trẻ và cả xã hội Trung Quốc

Trang 15

53 | Những đứa | Mác Au, 1913 | Tình bạn nảy nở giữa chú bé nghèo A- rể (trích | xim Nga — li-ô-sa và ba đứa trẻ hàng xóm, con viên

tiểu thuyết | Gor-ki 1914 | đại tá về hưu Qua đó khẳng định tình

tự thuật cảm hồn nhiên, trong sáng của trẻ em,

Thời thơ ấu) bất chấp những cản trở của quan hệ xã hội

6 | Bến quê | Nguyễn | Á, 1985 | Qua những cảm xúc và tâm trạng, suy (trích truyện | Minh Việt (rong | nghĩ của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời, ngắn) Châu Nam | tập trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi Bến người sự trân trọng những giá trỊ và vẻ quê) đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê

hương

7 Những ngôi | Lê Á, 1971 | Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái

sao xa xôi | Minh | viet THANH NIÊN XUNG PHONG trên

(trích truyện | Khuê Nam một cao điểm nơi tuyến đường Trường

ngắn) Sơn trong những năm chiến tranh chống

Mĩ cứu nước Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ

8 Roé-bin-xon | Da-ni- | Au, 1719 | Qua bức chân dung tu hoa và lời kể của ngoài đđo |en ĐI- | Anh (sẽ nhân vật Rô-bin-xơn, truyện tả cuộc hoang (trích | phô hoc ở | sống vô cùng khó khăn và tinh thần lạc tiểu thuyết tuần quan của nhân vật khi một mình ở nơi phiêu lưu 30) đảo hoang trên mười năm ròng Tã Rô-bin-xơn

Cru-xô)

9 | Bo cia Xi- | G Mo- | Au, Thế kỉ | Tâm trạng đau khổ của bé Xi-mông mông (trích | pất- Pháp | XIX không có bố và sự gặp gỡ của em với bác truyện xăng (sẽ thợ rèn Phi-líp dẫn đến em có được ngắn) hoc ở | người bố Truyện đề cao lòng nhân ái, sự tuần quan tâm và tình yêu thương đối với 31) những người thiệt thòi bất hạnh trong

cộng đồng

10 | Con chó | Giắc Mi Trích | Tình cam diac biệt của con chó Bấc với

Bác (trích | Lân- tiểu người chủ Giôn Thoóc-tơn, thể hiện

Trang 16

IL Đất nước và con người Việt Nam trong 5 truyện ngắn đã học

Khoảng thời TT | Truyện, Tác giả | gian sáng tác và phản ánh

Hình ảnh Đất nước và con người Việt Nam được phản ảnh trong truyện

1 | Lang 1948 Kháng chiến chống Pháp

(Kim Lân) (1946 — 1954) | Ong Hai yéu làng và yêu nước, quyết tâm trung thành với Cụ Hồ, với kháng chiến 2 | Lang léSa Pa 1970 Kháng chiến chống Mĩ và xây dựng chủ

(Nguyễn Thành | (1954- 1975) nghĩa xã hội ở miền Bắc

Long) Anh thanh niên khiêm tốn, thầm lặng, giàu

mơ ước và cống hiến cho đất nước

3 | Chiếc lược ngà 1966 Kháng chiến chống MI giải phóng miền Nam (Nguyễn Quang | (1954- 1975) | Ông Sáu: tình cha con sâu nặng, tha thiết Sáng) trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, xa cách

Bé Thu, tình con cha nồng nàn, cứng cỏi và thắm thiết, trong sáng, mãnh liệt

4+ | Những ngôi sao | 1970 Kháng chiến chống MI, bảo vệ miền Bắc, giải xa xôi (1954 — 1975) phong mién Nam

(Lé Minh Khué) Ba cô gái thanh niên xung phong dũng cam, lãng mạn, hồn nhiên, lạc quan ở cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn

5_ | Bến quê 1985 Thời kì đất nước thống nhất, bắt đầu phong

(Nguyễn Minh trào đổi mới

Châu) Những suy nghĩ và chiêm nghiệm của Nhĩ về

cuộc đời, quê hương

+ Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong các giai doan lich su quan trong của đất nước với những biến cố lớn lao: kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước thống nhất qua các nhân vật chính trong những tình huống truyện khá điển hình

Các thế hệ con người Việt Nam được miêu tả: - Già: Ông Hai, bà Hai, ông Sáu, ông Ba, ông hoa sĩ

— Trung niên, thanh niên: bác lái xe, Nhĩ, vợ Nhĩ, con trai Nhĩ, anh thanh niên, cô kĩ sư, ba cô gái thanh niên xung phong, anh đại đội trưởng,

— Thiếu nh1: bé Thu

+ Những nét tính cách chung của họ: yêu quê hương, đất nước, trung thực,

dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh

cho độc lập và tự do của đất nước

Trang 17

III Phat biéu cam nghĩ về một nhân vật đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất

Tuỳ HS lựa chọn và phát biểu Khuyến khích những cảm nghĩ riêng, chân thành và sâu sắc nhưng cũng cần kịp thời định hướng, uốn nắn những cảm nghĩ lan man, vụn vặt hay tuy tiện

IV Hệ thống hoá nghệ thuật kể chuyện và tình huống truyện:

TTỊ “ruyệnvà Í ngội kế tac gia Tacdung | lìnhhuông truyện Tác dụng

1 Chiéc luoc|Ngoi_ thit| Cau chuyện trở| Ông Sáu vé|] Lam cho cau ngà (Nguyễn | nhất; Nhân | nên chân thực | thăm vợ con, | chuyện trở nên bất Quang Sáng) |vật người |hơn, gần gũi | con kiên quyết |ngờ, hấp dẫn

kể chuyện |hơn qua cái |không nhận | nhưng vẫn chân

xưng tôi |nhìn và giọng |ba; đến lúc | thực vì phù hợp (bác Ba) điệu của chính | nhận thì đã | với lô-gích cuộc người chứng | phải chia tay; | sống thời chiến kiến câu | đến lúc hi sinh | tranh và tính cách chuyện ông Sáu vẫn |các nhân vật không được | Nguyên nhân gap lại bé Thu | được lí giải that lần nào thú vị (cdi theo) 2 |Những ngói | Người kể | Tương tự như | Một lần phá | Hiện rõ cuộc sống

sao xa xôi (Lê | chuyện trên bom nổ chậm, | sinh hoạt, chiến

Minh Khuê) | xưng íồi Nho bị sức |đấu hằng ngày

(Phương ép; một trận | trên cao điểm VÔ

Định) mưa đá bất | cùng ác liệt, hiểm

ngờ trên cao | nguy, có thể hi điểm sinh bất cứ lúc nào, nhưng tâm hồn 3 thanh niên xung phong vẫn thanh thản vui tươi, tính cách của họ vẫn kiên cường

3 | Cố hương (Lỗ | Người kể | Tương tự như |Một chuyến | Dam tinh trữ tình

Trang 18

4 Những - đứa |Người kể | Tương tự như Ông bố đại tá | Câu chuyện thời rể (M Go- | chuyện trên quý tộc xuất | thơ ấu thật buồn

rki) xưng = ti hién ngăn | nhưng cũng that

(A-li-ô-sa) cấm các con | đẹp vì tình bạn trẻ ông chơi với | thơ không phân A-li-6-sa biệt giàu nghèo

5_ | Rô-bin-xơn Người kể | Tương tự như| Một mình | Khắc hoạ tỉnh

ngoài đáo | chuyện trên sống trên đảo | thần và nghị lực,

hoang (Đa- | xưng - tôi hoang Tự kể |tình yêu cuộc

n-en Đi-phô) | (Rô-bin- về cách sống, | sống, lạc quan, xơn) sinh hoạt, tự | tính thần lao động vẽ chân dung | bền bị, trí thông mình minh, khéo léo

của nhân vật 6 Làng (Kim |Ngôi kể | Không gian | lin vịt làng | Tình yêu làng va

Lân) thứ ba, | truyện mở rộng | Chợ Dầu theo |tình yêu nước

theo cái | hơn, tính khách | giặc đã làm | được biểu hiện

nhn và | quan của hiện |ông Hai dan | that khéo, that sau

giọng điệu | thực dường như | vặt, khổ sở | và hay qua một

của nhân | được tăng | đến điều tới | tình huống đắt giá vật ông | cường hơn khi sự thật | mà vẫn thường có

Hai được sáng tỏ | thể xảy ra

7 | Lặng lế SaPa|Ngôi kể | Tương tự như | Cuộc gặp gỡ | Tính cách va

(Nguyễn thứ ba đặt | trên bất ngờ giữa | phẩm chất của các Thanh Long) | vào nhân ba người trên | nhân vật bộc lộ, vật ong đỉnh cao Yên | đặc biệt là nhân hoa si Son 2600m vat anh thanh nién 8 | Bén quê |Ngôi kể | Tương tự như |Một người | Rút ra những trải (Nguyễn thứ ba đặt | trên bệnh nặng, | nghiệm về cuộc

Minh Chau) |vào nhân sắp chết, | đời mình, về quy

vật Nhĩ không đi đâu | luật cuộc sống

được, nghĩ lại | Tâm trạng và tình Cuộc đời | cảm đối với quê mình và hoàn | hương, gia đình canh hiéntai | lai xuất hiện

những nét mới 9 |Bốế của Xi-|Ngôi kể | Tương tự như | Tâm trạng và | Hoàn cảnh của mẹ

Trang 19

_ Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ

1 Kể sáng tạo 1 trong những truyện đã ôn (thay đổi ngôi kể, thêm phần kết mới )

2 Vẽ tranh minh hoạ cho 1 truyện hoặc I nhân vật mà em tâm đắc (chất liệu: bút b1, bút dạ, màu nước, phấn màu, chì than )

3 Đọc thêm 1 trong các truyện: Thời thơ ấu của M.Go-rkl, Truyện ngắn Lổ Tấn, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long

4 Soạn bài Ró-bin-xơn ngoài đảo hoang 5 Tim doc truyén R6-bin-xon Cru-xô

Tiét 144 TAP LAM VAN

TRA BAI TAP LAM VAN SO 7

A Két qua cGn dat

— Ôn tập về văn nghị luận nói chung, kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng

- Củng cố các kĩ năng về việc xây dựng bố cục, tạo liên kết và diễn đạt trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

— Rút kinh nghiệm qua một bài viết cụ thể

B Thiết kế bỏi dọy - học

Hoạt động 1

Trang 20

Hoạt động 3 Nhận xét về kết quả bài làm: a Kha, giỏi: % b Trung bình: % c Yếu, kém: % Hoạt động 4 Đọc thẩm định:

a GV cho HS doc 2 bài khá, g1ỏ1; 2 bài yếu, kém

b GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận về nguyên nhân thành công và chưa thành công để cùng rút kinh nghiệm

Hoạt động 5

— GV tra bai va yêu cầu HS đổi bài cho nhau xem — GV nhắc nhở, dặn dò về các bài học tiếp theo

Tiết 145 TẬP LÀM VĂN

BIÊN BẢN A Kết quả cồn dat

1 Kiến thức: Nắm được cách viết một biên bản thông dụng

2 Tích hợp với Văn qua văn bản Những ngôi sao xa xôi, với tiếng Việt qua

các bài đã học

3 Kĩ năng: Rèn luyện ki năng viết một văn bản hành chính theo mẫu

B Thiét ké bai day — hoc

Hoat dong 1

TIM HIEU KHAI NIEM "BIEN BAN"

GV goi dan:

— Bién ban là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xây ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, trường học, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp

— Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành, mà chủ yếu được dùng

Trang 21

— Biên bản thuộc loại văn bản hành chính có tính quy ước cao, về hình thức thường phải viết theo mẫu, về nội dung phải đảm bảo tính khách quan trung thực

— Biên bản thường được sử dụng rộng rãi trong đời sống và có tần số sử dụng khá cao; trong nhà trường có thể sử dụng để ghi lại một cuộc họp cán bộ Đoàn, cán bộ lớp, một cuộc họp xét kỉ luật, một cuộc họp hội đồng giáo viên, một cuộc họp phụ huynh học sinh

Hoạt động 2

XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CỦA BIEN BẢN

+ GV yêu cầu HS tìm hiểu 2 văn bản mẫu trong SGK và trả lời các câu hỏi: 1 Biên bản ghi lại những sự việc gi?

2 Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? 3 Ngoài hai biên bản mẫu trong SGK, em hãy kể tên một số biên bản khác thường gặp trong thực tế?

+ GV gợi dẫn Hồ trả lời: 1

— Bién bản có thể ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một

cuộc họp chi đội

— Bién bản có thể ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một CuỘc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí

2.a Về nội dung:

— Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể (nếu có tang vật, chứng cứ, giấy tờ liên quan cũng phải đính kèm theo)

— Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan — Thủ tục phải chặt chẽ (ghi rõ thời gian, địa điểm cụ thể)

- Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối

nghĩa

b Về hình thức:

— Phải viết đúng mẫu quy định

— Không trang trí các hoa tiết, tranh ảnh minh hoa ngoài nội dung của biên bản

3 Kể tên một số biên bản thường gặp:

— Biên bản bàn giao công tác (giữa người mới nhận nhiệm vụ và người chuyển đi nơi khác)

— Biên bản Đại hội chỉ đoàn

— Biên bản kiểm kê Thư viện (hoặc kiểm kê tài sản của Phòng thí nghiệm, thực hành)

— Biên bản về việc vì phạm luật lệ giao thông — Biên bản về việc gây mất trật tự công cỘng

Trang 22

— Biên bản pháp y (ghi lại quá trình khám, chữa bệnh và những diễn biến về điều trị đối với bệnh nhân)

— Biên bản bầu danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân đân Hoạt động 2

XÁC ĐỊNH CÁCH VIẾT BIÊN BẢN

+ GV yêu cầu HS xem lại hai biên bản ở mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi:

1 Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào?

2 Phần nội dung của biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào?

3 Phần kết thúc của biên bản có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì?

4 Lời văn của biên bản phải như thế nào? + GV gợi dẫn Hồ trả lời:

1

— Phần mở đầu của biên bản gồm những mục: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản

— Tên của biên bản nêu rõ nội dung chính của biên bản: Biên bản sinh hoạt chỉ đội; Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vì phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lí hoặc người sử dụng hợp pháp

2 Phần nội dung gồm các mục:

- Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc

— Cách ghi phải trung thực, khách quan; không được thêm vào những ý kiến chủ quan của người viết

— Tinh chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn

3 Phần kết thúc gồm các mục: — Thời gian kết thúc

— Họ, tên, chữ kí của chủ toa, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên ban - Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản

+ GV chỉ định I HS đọc chậm, rõ Œh¿ nhớ trong SGK Hoạt động 3

HUONG DAN LUYEN TAP

Trang 23

Tuần 30 BÀI 29 Tiết 146 VĂN HỌC RƠ-BIN-XƠN NGỒI ĐẢO HOANG (Trích) De-ni-on Di-pho A Két qua cGn dat

1 Kiến thức: Hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang, bộc lộ qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật; nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật đặc sắc của tác giả

2 Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Tổng kết về ngữ pháp, với phần Tập làm văn ở bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

3 Củng cố và nâng cao ki nang tả chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự 4 Chuẩn bị của thầy trò: Tranh chân dung Đi-phô, tranh minh hoạ Rô-bin- xơn, tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô

B Thiết kế bỏi day — hoc

Hoạt động 1

TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ

(Hình thức: vấn đáp)

1 Vì sao tác giả Lê Minh Khuê đặt tên cho truyện ngắn của mình là Những ngôi sao xa xôi? Nhan đề ấy gợi cho em cảm nhận øì? Có thể thay bằng các nhan đề sau:

— Chuyện ba cô gái thanh niên xung phong — Trên cao điểm Trường Sơn

— Những nữ dũng sĩ phá bom — Chúng tôi ngày ấy, Giải thích

2 Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nho và Thao Nhận xét ngôi kể và cốt truyện

Trang 24

_ Hoạt động Z

DẦN VÀO BÀI MỚI

1 Tiểu thuyết phiêu lưu kể những chuyện li kì, lạ lùng, đầy bất ngờ và hấp dẫn mà các nhân vật trải qua trong cuộc sống Nếu Dế Mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi là lời Dế Mèn tự kể chuyện phiêu lưu của cuộc đời mình thì trong tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô (1719), Đi-phô (1660 — 1731) để nhân vật chính

Rô-bin-xơn kể lại đoạn đời gian truân suốt gần 30 năm (28 năm 2 tháng 19 ngày) sống một mình trên đảo hoang mà đoạn trích học là bức chân dung tự hoạ sau hơn mười năm kể từ ngày tàu đấm

2 Dựa vào SGV, giới thiệu vài nét về nhà văn Anh Ð Đi-phô và tóm tat

nội dung tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô, kết hợp với cho HS xem tranh chân dung tác giả và tác phẩm

3 Hằng ngày, trong cuộc sống đời thường, các em luôn sống và học tập, sinh hoạt, vui chơi cùng với gia đình, bạn bè, thầy cô Hãy thử hình dung, trong một hoàn cảnh bất thường, bất khả kháng, em phải tách mình ra khói môi trường sống quen thuộc để một mình sống giữa một hòn đảo hoang vu giữa

biển khơi xa lạ, cắt đứt mọi quan hệ với xã hội khoảng 1 tuần, hoặc 1 tháng

Lúc ấy em sẽ sống ra sao? Em sẽ nghĩ gì? Nhân vật chính trong truyện của Đi-phô đã rơi vào hoàn cảnh đó khi anh mới 27 tuổi Và anh đã kiên cường vượt qua, hơn 28 năm, cho đến ngày được trở về đất nước quê hương (khi ông đã 55 tuổi) Thật đáng khâm phục biết bao! Từ một thanh niên rất đẹp trai, lịch

sự, hào hoa, sau hơn 10 năm vật lộn với cuộc sống một mình trên đảo vắng,

Rô-bin-xơn đã trở thành người đàn ông trung niên như thế nào? Thì đây, bức chân dung tự hoạ của nhân vat ; Hoat dong 3 HUONG DAN DOC, HIEU KHAI QUAT 1 Doc: — Giong tram tinh, vui vui, pha chút hóm hinh, tu giéu cot — GV cùng HS đọc toàn bộ đoạn trích GV nhận xét cách đọc

2 Giải thích từ khó: theo 8 chú thích trong SGK Bổ sung: đạn ghéớm: đạn dùng cho súng săn, nổ to, sức sát thương lớn Ma-rốc: một nước ở Bắc Phi

3 Thể loại: tiểu thuyết phiêu lưu Đoạn trích: Miêu tả (chân dung tự hoa) Ngôi kể: ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật chính Rô-bin-xơn tương tự như văn bản Bài học đường đời đầu tiên, Buối học cuối cùng, Bức tranh của em gái tôi

4 Bố cục: 3 đoạn

a Từ đầu đến như dưới đây: cảm giác chung khi tự ngắm bản thân và bộ dạng chính mình

Trang 25

b Tiếp theo đến bên khẩu súng của tôi: trang phục và trang bị của Rô-bin- xơn (đoạn này cũng có thể tách thành 2 đoạn: rang phục áo quần của tôi; và trang bị: quanh người tôi khẩu súng của tôi

c Phần còn lại: diện mạo vị chúa đảo - Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT

Có thể tìm hiểu theo ý từng đoạn, cũng có thể theo 2 ý lớn: chân dung và những điều gợi ra từ chân dung Ở đây, kết hợp cả hai cách

1 Chân dung tự hoạ + HS đọc đoạn 1

+ GV hỏi: Nhân vật /ói (Rô-bin-xơn) đã tự cảm nhận về chân dung bản thân mình như thế nào? Cảm nhận ấy chứng tỏ điều gì?

+ HS phan tích hình dung của nhân vật về bản thân, giải thích lí do, phát biểu

s Định hướng:

- Nhân vật /ô¡ tự cảm nhận về chân dung bản thân khi anh hình dung mình đang đi dạo trên quê hương nước Anh và gặp gỡ đồng bào mình Thái độ hoảng sợ hoặc "cười sằng sặc” chứng tỏ hình dáng, bộ dạng của anh phải kì lạ, quái đản và tức cười lắm Nhìn anh, người ta phải ngạc nhiên đến mức sợ hãi và sau khi hiểu ra thì thú vị Cảm nhận này chứng tỏ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà Rô-bin-xơn đã trải qua hơn 10 năm đã buộc anh phải ăn vận và trang bị như vậy để tồn tại, mặt khác ngay ở đoạn văn đầu tiên, đã hé lộ giong di dom, hài hước, tự giễu mình của nhân vật và khiến ngừời đọc nhất định phải đọc tiếp xem vì sao lại có cảm giác như vậy?

2 Trang phục và trang bị của chúa đảo

a Trang phục: HS đọc tiếp đoạn 2; nhận xét về trang phục của Rô-bin-xơn

s Định hướng:

Tác giả tả rất kĩ từ trên xuống dưới: mũ, áo, quần, giày ủng Từng bộ phận cũng tả rất tỉ mỉ: hình dáng, chất liệu, công dụng Nét đặc sắc là tất cả đều do nhân vật tự chế tạo bằng da dê (cũng do nhân vật săn bắt và thuần dưỡng) Tuy hơi lôi thôi, cồng kềnh nhưng rất tiện dụng trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt ở đảo

Giọng văn cũng vẫn kĩ càng và dí dỏm: lông dê thống xuống bắp chân, không có bit tat chang có giày, nhưng cũng có một đôi, chăng biết gọi là gì, hình dáng hết sức kì cục

b Trang bị:

+ HS đọc tiếp đoạn văn nói về trang bị của Rô-bin-xơn

Trang 26

+ GV hỏi: Trang bị của Rô-bin-xơn có gì kì quái? Tại sao lại như vậy? + HS miêu tả và phân tích các đồ đạc, trang bị của Rô-bin-xơn, rút ra nhận xét

s Định hướng:

Trang bị của chúa đảo linh kính, cồng kênh không kém, thật tương xứng với trang phục: thắt lưng rộng bản bằng da dê có dây buộc thay khoá Dụng cụ: riu con và cưa nhỏ giấắt hai bên sườn để sẵn sàng cưa, chặt cây, củi, túi đạn va túi thuốc súng lủng lắng dưới cánh tay, gùi đeo sau lưng, súng khoác vai, dù lớn trên đầu che nắng mưa

Trang phục và trang bị ấy quả thật độc đáo, đặc biệt Nó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực va tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiện có thể có của mình

3 Diện mạo Rô-bin-xơn + HS đọc đoạn cuối + GV hỏi: Rô-bin-xơn tự tả khuôn mặt mình như thế nào? Tại sao anh chỉ nhận xét màu da va tả bộ ria? + HS nhận xét, phân tích, suy luận s Định hướng:

— Nhận xét về màu da một cách dí dỏm, hài hước: không đến nỗi đen cháy như da người châu Phi xích đạo Có nghĩa là cũng rất đen vì suốt ngày phơi mình ngoài nắng gió khắc nghiệt Đặc biệt anh tự tả bộ ria mép vừa dài vừa to kiểu người theo đạo Hồi Đó là nét đặc biệt nhất của bức chân dung tự hoạ

Nhưng tại sao nhân vật chỉ chú ý 2 nét ấy mà thôi? Có lẽ bởi vì đây là 2 nét thay đổi nổi bật nhất, dễ nhận ra nhất trong thời gian mười năm sống trên đảo Vì Rô-bin-xơn không thể nhìn thấy rõ mặt mình (không có gương) nên anh chỉ có thể tự hình dung khuôn mặt mình như thế Và như thế cũng đã là đủ để khắc hoạ bức chân dung chúa đảo rồi (Chúng ta không biết mắt, mũi, miệng, tóc, tham chi mau ria của anh ra sao )

4 Đằng sau bức chân dung

+ GV nêu vấn đề: Chúng ta thấy gì đằng sau bức chân dung ấy?

+ HS phân tích, suy luận

s Định hướng:

Chưa cần đọc cả tác phẩm, chỉ bằng vào đoạn văn tả chân dung trên, chúng ta đã phần nào thấy được cuộc sống gian nan, vất và của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang ròng rã hơn mười năm trời Chống chọi với đói rét, nắng mưa, gió bão, thú dữ, bệnh tật và cô đơn bằng nghị lực, trí thông minh và khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống đã là sức mạnh vật chất và tinh thần giúp anh trong hoàn cảnh bất hạnh vẫn tồn tại và chiến thắng hoàn cảnh ngặt nghèo

Trang 27

Chúng ta thấy điều kiện sống và tính cách kiên cường, tinh than lac quan, yêu đời của con người trong hoàn cảnh bị tách rời khỏi cộng đồng trong thời gian rat dai

Anh không kêu xin, cầu nguyện, mong ước hão huyền hay bất lực buông xuôi chờ chết Ngược lại, suy tính chi H1, hành động kiên quyết, kiên trì và khôn khéo, bằng tất cả tài sức của mình, qua trang bị và trang phục lỉnh kỉnh, lôi thôi và kì quặc, vẫn thấy hiện lên và sáng ngời chân dung vị chúa đảo bất đắc dĩ, trên hòn đảo của mình Một con người tính ưa hài hước, yêu đời, ham sống và mạnh mẽ biết bao! - Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP 1 Tại sao tác giả lại tả trang phục, trang bị (kĩ hơn) trước diện mạo (sơ sai hon)?

(Gợi ý: Vì đó là chân dung tự hoạ; mặt khác, tác giả muốn nhấn mạnh hoàn cảnh sống, tinh thần và kết quả sáng tạo của nhân vật trong hoàn cảnh

khó khăn và làm nổi bật sự lạ lùng đến kì quái của chân dung tu hoa.)

2 HS đọc Ghi nhớ và ghi nhớ 2 nội dung chủ yếu của bài học: Cuộc sống gian khổ và tỉnh thần lạc quan của con người trong hồn cảnh vơ cùng khó khăn

3 Bài học rút ra cho bản thân?

(Gợi ý: Con người chấp nhận hoàn cảnh và vượt lên hoàn cảnh bằng tất cả tài sức và quyết tâm của mình.)

4 Đọc tham khảo bài:

CHAN DUNG VI CHUA DAO KI DI”

Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 - 1731), nhà văn Anh danh tiếng ở thế kỉ XXIII Cuộc đời ông là một chuỗi những thành bại, những cuộc phiêu lưu chẳng khác bao nhiêu so với các nhân

vật trong tác phẩm của mình

Xuất thân từ một gia đình tư sản, ông bỏ dở việc học nghề mục sư để hoạt động chính

trị và buôn bán với những thăng trầm, chao đảo, cuối cùng Đi-phô qua đời trong nghèo

túng và bênh tật ngày 26 - 4 - 1731

Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô (1819) là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Đi-phô Dựa vào một câu chyện có thật: năm 1705, một thuỷ thủ người

Anh tên là Xen-kiếc bị đắm tàu, dạt vào đảo hoang chưa từng in dấu chân người thuộc biển

Chi-lê, Nam Mĩ Bốn năm sau, anh mới được một chiếc tàu thám hiểm phát hiện, cứu thoát trong tình trạng hoang dã, quên gần hết tiếng người Trong nguyên mẫu, Xen-kiếc bị thiên nhiên khuất phục, còn trong tiểu thuyết của Đi-phô thì ngược lại: Rô-bin-xơn suốt 28 năm 2 tháng 19 ngày đã lợi dụng thiên nhiên, nương tựa vào thiên nhiên để tồn tại, khắc phục mọi

Trang 28

khó khăn, tìm mọi cách bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống con người một cách thông minh,

bền bỉ, dũng cảm, tháo vát với khát vọng sống, khát vọng vượt thốt hồn cảnh để trở về đất liền, trở về tổ quốc quê hương Khởi phát từ một câu chuyện phiêu lưu li kì, nhưng tác

phẩm của Đi-phô đã vượt lên rất xa và mang tầm khái quát xã hội rộng lớn, khái quát triết lí sâu sắc

Với cách chọn ngôi kể thứ nhất, để cho nhân vật chính xưng tôi kể lại câu chuyện phiêu lưu của mình, nhà văn có điều kiện nhập thân rất sâu vào thế giới bên trong của nhân vật Tuy vậy, không thể đồng nhất giữa Rô-bin-xơn và Đi-phô để cho rằng đây là một cuốn tiểu thuyết tự truyện hoặc đây là một đoạn tiểu sử của nhà văn đã được tiểu thuyết hoá, mặc dù giữa họ đã có không ít điểm tương đồng

Rô-bin-xơn Cru-xô là cuốn tiểu thuyết có tính chất hiện thực đầu tiên của văn học Anh, đi đầu trong thể loại tự sự hiện đại

Đoạn trích học thuộc chương 10, kể chuyện Rô-bin-xơn sống ở đảo hoang từ năm thứ 9 đến năm thứ 15 (6 năm - kể từ ngày tàu đắm) Sau hơn 8 năm vật lộn với hoàn cảnh

khắc nghiệt của thiên nhiên, trong hoàn cảnh bất hạnh - và cũng thật may mắn - một mình sống sót và dạt lên một hòn đảo hoang vu giữa biển cả mênh mông, Rô-bin-xơn không chết, không điên, không biến thành người rừng mà anh đã kiên gan sống và bám trụ vững vàng, khắc phục được tất cả những khó khăn vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống một mình trên đảo chưa hề có dấu chân người Giờ đây, anh đã dường như quen với hoàn cảnh đặc biệt của mình, sống một cách bình tĩnh và tự tin

Tục ngữ có câu: cái khó bó cái khôn, lại có câu: cái khó ló cái khôn Với Eô-bin-xơn,

đúng ở trường hợp thứ hai

Vốn là một thanh niên con nhà tư sản giàu có ở Luân-đôn, Rô-bin-xơn ham mê du lịch, thích những chuyến đi xa, phiêu lưu đầy hứng thú để mở mang tầm nhìn, tầm nghĩ Phải chăng đó cũng chính là tư tưởng của giai cấp tư sản Anh đang lên, khao khát mở mang thị trường thuộc địa? Rô-bin-xơn từng mấy lần lên tàu vượt biển, bị đắm tàu, bị lạc, được cứu thoát Nhưng dòng máu phiêu lưu làm ăn buôn bán vẫn sôi sục trong huyết quản chàng trai trẻ Và lần này, Rô-bin-xơn lại quyết định ra đi Và số phận lại thử thách chàng một lần nữa, nhưng lần này, quyết liệt và dai dang hon nhiéu

Rô-bin-xơn đứng trước sự lựa chọn: Một : nằm chờ chết hoặc bị thiên nhiên khuất phục; hai: quyết sống cho ra sống để đợi ngày có thể trở về đất nước quê hương Anh đã lựa chọn cách thứ hai và anh đã thành công

Bằng nghị lực phi thường, sức khoẻ bền bỉ, thông minh, tháo vát và đầu óc rất thực

tiễn, một mình trên đảo hoang, trong suốt 9 năm Rô-bin-xơn đã hồn thành bao cơng việc,

lập bao chiến công thầm lặng và vẻ vang bằng mồ hôi, máu, bằng sức lao động miệt mài

và sáng tạo, đấy lùi và chiến thắng tự nhiên hoang dã Anh dựng lều sát vách núi, dựng hàng rào gỗ, đóng thang ra vào để chống thú dữ, khoét sâu vào núi để nhà rộng, vững,

đóng bè, chở 13 chuyến, tận dụng tất cả những gì còn sót lại trên chiếc tàu sắp bị chìm

Trang 29

Anh chặt cây, đục thân gỗ, đóng thuyền độc mộc Từ ít hạt thóc còn sót, anh gieo trồng được cả lúa mì, chăn nuôi dê

Tóm lại, con người ấy, không may bị số phận ném vào hoàn cảnh ngặt nghèo, vẫn

quyết sống, quyết tồn tại đàng hoàng trong hoàn cảnh của mình, đã chiến thắng số phận và hoàn cảnh

Trong lao động, qua lao động và bằng lao động, anh đã sống và trưởng thành Từ một

chàng trai quý tộc vụng về, lóng ngóng, anh đã trở thành một tay thợ khéo, làm được đủ nghề: thợ nặn, thợ xây, thợ mộc, làm bánh, vắt sữa, làm bơ, người thuần dưỡng và chăn

nuôi súc vật

Quả thật, thời gian và lao động đã nuôi dưỡng và cải tạo con người thật kì diệu Rô-bin-xơn nặn đủ các thứ chum vại, bình, vò để đựng lương thực, thực phẩm Bàn tay

khéo léo của anh đã biến những cành miên liễu mềm mại thành thúng, bồ đựng thóc như

một lão nông Lí thú hơn cả là anh đã sáng tạo được cái tấu hút thuốc bằng đất nung Anh coi đó là công trình tuyệt mĩ Thật ra, không có tấu cũng chẳng sao! Vấn đề là ở chỗ, Rô-bin-xơn luôn ý thức cố tạo dựng cho mình một cuộc sống đàng hoàng, có văn hố Trong hồn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn, vẫn tìm mọi cách để sống như một con Người

Anh tự hào như trò chuyện với chúng ta:

- Các bạn thử nghĩ, một mình trên đảo hoang vắng mà bữa sáng có sữa tươi, bữa ăn

hằng ngày có bánh mì, bánh bột gạo tẻ, thịt dê, trứng rùa, bơ và pho mát; tráng miệng thì các thứ hoa quả: nho tươi, nho khô Thiết tưởng bữa ăn cũng thịnh soạn chẳng kém gì ở những khách sạn bình thường nơi các thành phố lớn

Giọng kể không giấu nổi niềm thích thú, tự hào của một ông chủ đã qua thời bĩ cực, dễ dàng bước vào giai đoạn ăn nên làm ra, biến thiên nhiên hoang dã thành tiện nghị, thành các thứ ngọt ngon để phục vụ con người

Không thể trông chờ ai khác ngoài chính bản thân mình May mắn trời cho chỉ là muôn một Những lời cầu nguyện chỉ còn là một thói quen đã lâu để tự an ủi mình

Bạn hãy thử hình dung, giữa trời nước bát ngát, trên hòn đảo hoang vu, tro trọi, cách

biệt đất liền, có một con người lầm lũi sống bền bỉ và làm việc cần cù tự mình khẳng định mình, làm nên số phận của mình Đủ thấy nghị lực và tình yêu cuộc sống của Rô-bin-xơn mạnh mẽ và bền bỉ biết chừng nào!

Rô-bin-xơn tự hoạ bức chân dung kì thú của vị Chúa đảo dị kì, cổ quái Trong hồn

cảnh sống khắc khổ, cơ độc kéo dài, con người dễ sinh những cau có, lầm lì, dữ tợn hoặc buông tuồng, đại khái Vậy mà sau từng ấy năm, Rô-bin-xơn vẫn giữ được nụ cười vui vẻ, tính hài hước, hom hinh của người Anh vốn rất hu mua Anh tự thiết kế mẫu áo quần, dù, thất lưng, giây, ủng Đó là trang phục của một người nhiều năm một mình sống giữa thiên

nhiên hoang dã, phải lấy vật liệu của thiên nhiên để thích ứng với thời tiết nóng ẩm, nắng

lắm, mưa nhiều Đó là kết quả của óc sáng tạo và đôi tay khéo, tính hài hước của một

chàng trai quả cảm Hình dung hình dáng, bộ dạng của chính mình, Rô-bin-xơn như muốn

khúc khích cười:

Trang 30

- Giá có ai trông thấy tôi khi ấy chắc cũng phải bò ra mà cười Nhưng làm gì có ail Chỉ có con chó vốn rất quen mà cũng phải đến vài phút mới hết ngỡ ngàng, mới nhận ra ông chủ trong cái đống kì quặc biết chuyển động kia

Tóm lại, chân dung Rô-bin-xơn trên đảo hoang là hình tượng con người có nghị lực lớn

lao, có tinh thần bền bỉ và sáng tạo hiếm có, khả năng dồi dào và sưc mạnh tiềm tàng, yêu đời, yêu cuộc sống, quyết sống và sống đẹp với ý nghĩa cao cả của một con người

Không thể cho rằng đó là hình ảnh tự thuật của tác giả bị kẻ thù rình rập, hãm hại trong xãa hội tư bản quý tộc Cũng không thể cho rằng đó là nhân vật đáp ứng yêu cầu của giai cấp tư sản Anh đương thời đang đòi hỏi phát huy mọi khả năng của cá nhân để làm giàu, làm giàu thật nhanh và bằng mọi giá

Rô-bin-xơn là mẫu người lí tưởng có ý nghĩa khái quát hơn

Rô-bin-xơn chứng tỏ rằng sức lực và trí tuệ con người có khả năng làm thay đổi bộ mặt thiên nhiên, tận dụng nó, dựa vào nó, khắc phục nó để nó có thể phục vụ con người

Rô-bin-xơn cao hơn giai cấp tư sản Anh đương thời bởi lòng nhân đạo, đức hi sinh, thế giới quan duy vật tiến bộ Hình tượng đẹp và giản dị này có tác dụng lớn trong việc giáo dục thanh thiếu niên

Rô-bin-xơn cũng là hình ảnh biểu tượng trung thực và cao quý về: — Con người mơ ước đi xa

— Con người tự do vươn lên, không ngừng làm chủ hoàn cảnh, vượt lên hoàn cảnh - Con người lao động sáng tạo, vui tươi, bền bỉ, thực tiễn

— Đó là bức chân dung của "con người kiêu hãnh, tự hào” (M Gor-ki)

(Theo Kiến thức cơ bản Văn - Tiếng Việt, lớp 7, tập 2,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr 135 — 140)

5 Chuẩn bị tiết Kiểm tra về truyện 6 Soạn bài Bố của Xi-mông

Tiết 147 + 148 TIENG VIET

TONG KET VE NGU PHAP A Kết quỏ cần đợt

1 Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về ngữ pháp đã học 2 Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học

3 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói, viết trong ø1ao tiếp xã hội và trong việc viết bài tập làm văn

Trang 31

B Thiết kế bỏi dạy — học

; Hoạt động 1

ÔN TẬP VỀ TỪLOẠI: DANH TỪ; ĐỘNG TỪ; TÍNH TỪ

+ GV gợi dẫn HS tiến hành các thao tác sau:

Thao tác 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:

a Mot bai thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được (Nguyễn Đình Thị) b Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi nhà thế một tí nào (Kim Lan) c Xây cái lăng ấy cả làng phục địch, cả làng sánh sạch, đập đá, làm phu hồ cho nó (Kim Lan) d Đối với cháu, thật là đột ngột ( ) (Nguyễn Thành Long) e Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng (Nam Cao) * Tra 101: — Danh từ: lần, lăng, làng — Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập — Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng

Thao tác 2: Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ a Danh từ có thể kết hợp với các từ những, các, một:

những, các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo b Động từ có thể kết hợp với các từ hấy, đã, vừa:

hãy, đá, vừa + đọc, nghĩ ngơi, phục dịch, đáp c Tính từ có thể kết hợp với các từ rấf, hơi, quá: rất, hơi, quá + hay, đột ngột, phải, Sung sHỚng Thao tác 3: Tìm hiểu sự chuyển loại từ

a Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn Nó ngơ ngác, lạ làng Còn anh, anh không ghừm nổi xúc động

(Nguyễn Quang Sáng)

b Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí trởng chứ (Nguyễn Thành Long)

c Những băn khoăn ây làm cho nhà hội hoa không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia

(Nguyễn Thành Long) * Tra 101:

a Tu tron là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như động từ

Trang 32

b Từ // /zzởng là danh từ, trong câu văn này nó được dùng như tính từ c Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ

Hoạt động 2

ÔN TẬP VỀ CÁC TỪLOẠI KHÁC

+ GV hướng dẫn HS điền các từ in đậm vào bảng tổng hợp:

a Một lát sau không phải chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở tầng dưới lan lượt chạy lên

(Nguyễn Minh Châu)

b Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chua bao giờ, tôi bị xúc động như lần dy

(Nguyễn Quang Sáng)

c Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt — cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt

(Nguyễn Minh Châu)

d Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long) e Quê anh ở đâu thế? — Hoa sĩ hỏi (Nguyễn Thành Long) g Da bao giờ Tuấn sang bên kia chưa hả?

(Nguyễn Minh Châu)

h Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế? (Nguyễn Minh Châu)

Sốtừ | Đạitừ | f9" | qitừ | Phó từ | Quan [ Trợ | lình | Thán từ hệ từ từ thái từ từ

ba, tôi, những dy, đã ở chi hd trời ơi

năm bao nhiêu, đâu mới của cả

bao giờ, đã nhưng | ngay

bấy giờ đang như chỉ

Hoạt động 3

ÔN TẬP VỀ CỤM TỪ

+ GV hướng dẫn HS xác định cấu tạo của các cụm từ: Thao tác 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ a

- tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó — một nhân cách rất Việt Nam

Trang 33

— một lối sống rất bình đị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại

b những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng

c Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo * “JTả lời:

— Những từ ngữ In đậm là phần trung tâm của các cụm danh từ

— Dấu hiệu để nhận biết cụm danh từ là từ øh#ng ở phía trước hoặc có thêm từ những vào trước phần trung tâm

Thao tác 2: Xác định và phân tích các cụm động từ

a Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh

(Nguyễn Quang Sáng)

b Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính (Kim Lan)

* Trả lời:

— Những từ In đậm là phần trung tâm của cụm động từ — Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ đớ, sẽ, vừa Thao tác 3: Xác định và phân tích cụm tính từ

a Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hố dân tộc khơng gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình đị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhung cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại

(Lê Anh Trà)

b Nhưng khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm d thì chị tỏ ra bình nh đến phát bực

(Lê Minh Khuê)

c Không, lời gửi của một Nguyên Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn

(Nguyễn Đình Thị) * “JTả lời:

— Những từ ngữ In đậm là phần trung tâm của cụm tính từ, ở đây có hai từ Việt Nam và phương t)ông là các danh từ được dùng làm tính từ

— Dấu hiệu để nhận biết cum tính từ là từ rấ? hoặc có thể thêm từ rấf vào phía trước

e« Đọc tham khảo:

Trang 34

Thực từ:

— Có ý nghĩa từ vựng tương đối xác định như ý nghĩa sự vật, ý nghĩa vận động, ý nghĩa đặc trưng - Có khả năng làm thành tố trung tâm trong các ngữ tự do (cụm từ tự do) như ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ - Có khả năng đảm nhiệm tất cả các chức vụ ngữ pháp trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bố ngữ — Trong một số trường hợp đặc biệt có thể độc lập tạo câu Trung gian: - Không có ý nghĩa từ vựng xác định ¬ Thường khơng làm thành tố trung tâm trong các ngữ tự do, nhưng có thể đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ * Nói cách khác, đại từ và số từ có đặc điểm là: + Giống hư từ: không có ý nghĩa từ vựng + Giống thực từ: có khả năng dam nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong Hư từ: - Không có ý nghĩa từ vựng cụ thể (rỗng nghĩa)

- Không có tư cách làm thành tố trung tâm trong các ngữ tự do

- Không có khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu cầu Danh từ: Động từ: Tính từ: Đại từ: Số từ: Phụ từ: Quan hệ Tình thái từ: từ: " Lớp từ | Lớptừcó |” Lớp từ| ” Lớp từ|” Lớp từ|* Lớp từ |* Quan hê | * Tình thái có ý nghĩa |ý nghĩa | có ý nghĩa | không có ý | không có ý | không có ý | từ không | từ không sự vật: | khái quát là | khái quát | nga tự | nghĩa từ | nghĩa từ | c6 ý nghĩa | c6 ý nghĩa đây là ý | hoạt động, | là biểu thị | thân (rỗng | vựng xác | vựng, chúng | tự vựng và | từ vung nghĩa ý nghĩa này | tinh chat, | nghĩa), nó | định, nó chỉ | chỉ có những không có | cũng „ nòng cốt |biếu thị | đặc trưng | chỉ là cái | là một yếu tố | "dấu hiệu" về | cả các dấu không làm của danh | hoạt động | của sự | 'địa chỉ liên | định lượng | ýngHanhư: | hiệu y | thanh tố từ, nó biểu | của chủ thể | vat, của | lạc" cho các | hoặc yếu lố| _ Fe | môt đạt những | hướng tới |thực thể |thực at ta , x | ye aƑ ge từ, | đếm cho các | - IhỜI gian | FgMa4 ~ vy | da, sé, dang | phụ từ, | ngữ, chúng my | cIa cán

sự vật tồn | một đối | hoặc của | thay thế cho | thực từ Vi na? chúng chỉ | hoạt động lại trong | tượng nào | vận động: | các thực từ | dụ: bản thân | “” là các | ở bậc câu

thế giớ | đó hoặc |nó chạy | để lấp đây | số "năm" (5) |- Phủ định: phương và lao nên

khách hướng vào | nhanh, các phát | không có ý | không, chưa, tên diễn | mot đường

quan mà | bản thân | biển xanh, | ngôn nhằm | nghĩa gì cả, | chang dat mối | viển ý con người |chủ thể: | tâm hồn | duy trì mạch | nhưng khi di | Mênh lênh: quan hệ | nghĩa cho co thé tri | đọc (sách), | phong lên kết của | kèm với các | nấy, đừng, | giữa thực | cả câu Ví giác được | viết (thu), | phú văn bản Ví | thực từ thì số | chớ từ với thưc | dụ -

như cổ, | run ngủ |” Lớp từ | dụ: tự than | năm" trở ¬—- lứa mm

đất, * Lớp từ | mang đẩy | "nó" không | nên c |T„Mức độ: cầu OG - Cô Vân thuyền, mang đẩy | đủ bản | có ý nghĩa | nghĩa: năm | "5 ñơ, quá câu diữa | SÓ "hớhg

Xe, đủ bản | chất ngữ | gì cả, | tỉnh, năm cái | ˆ” ‘oan OG tam _chiếc

người chất ngữ | pháp của | nhưng khi | bàn, năm cú | - Số lượng: | goạn trong áo dai °“ Lớp từ | pháp của | thực từ | thay thế cho | đá những, các, | van pạn|- Con ở có ý nghĩa |thực từ | tiếng Việt | một thực từ | * Có thé giữ | mọi mà thôi - co’ phi sy vat: | tiếng Việt | 1 Làm | cụ thể thì nó | một số chức | « Khơng | n ma!

đây la y | 1 Lam | trung tam | mang ý | vụ ngữ pháp ‘4 a Ong eg an

nghĩa biểu | trung tâm | trong ngữ | nghĩa "lâm | như: nam tổ chức tiếng Việt, boy Ge

thị những | trong ngữ | tinh từ: rất | thờ" của | 1 Làm chủ cấu trúc của các quan ahi!

thực thể | động từ: xanh thực từ đó | ngữ: Năm | ngợ mà chỉ hệ từ :

tồn tại | đang chạy |2 Làm |* Có thể | hơn ba tham gia vào chếm số |” Trong

Trang 37

Trước hết cần phải thấy hiện tượng chuyển hoá từ loại là một hiện tượng bình thường của mọi ngôn ngữ, đó là một trong những cách tích cực hoá vốn từ theo quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ

Thứ hai, xét về bản chất, hiện tượng chuyển hoá từ loại chỉ thay đổi cách thức phản ánh chứ không thay đổi đối tượng phản ánh

Ví dụ:

— (Cai) cudc: gọi tên sự vật, "cuốc” là đối tượng nhận thức, "cuốc"” khác với "xeng", "liém", "dao"

— Cuốc (đất): gọi tên hoạt động, "cuốc” là đối tượng miêu ta, "cudc" khác với "chém", "đào", "giã"

Thứ ba, hiện tượng chuyển hoá từ loại ít nhiều có liên quan đến hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa của từ, nhưng ba hiện tượng này khơng hồn toàn đồng nhất với nhau

Ví dụ:

a Chuyển hoá từ loại:

(cai) hai 1 = hdi 2 (rau), (can) mudi 1 = mudi 2 (dưa), (cân) thịt 1 = thịt 2

(một con gà) b Đồng âm:

+ Giống hiện tượng chuyển loại từ: hái 1 — hái 2, muối 1 — muối 2, thịt Ì —

thịt 2

+ Khác hiện tượng chuyền hoá từ loại:

(hòn) sạch 1 — gạch 2 (của con cua) — gạch 3 (xoá)

đường 1 (để ăn) — đường 2 (con đường) — đường 3 (ngôi nhà, từ Hán Việt: an dưỡng đường, phúc mãn đường, từ đường, tứ đại đồng đường, ) c Nhiều nghĩa: + Có quan hệ với hiện tượng chuyển hoá từ loại: Ví dụ: Từ đá: — Chi su vật: hòn đá — Chi hoạt động: đá bóng

— Chi tinh chất: Biết ông ấy đá lắm, nó dí cái rá vào lưng người khác (Nguyễn Công Hoan, Cái vốn để sinh nhai)

+ Không có quan hệ với hiện tượng chuyển hoá từ loại: Ví dụ: Từ giả:

— Chỉ sự vật nói chung, phát triển đến giai đoạn cao (hoặc giai đoạn cuối):

cau già, chuối già, mít già, chó già, trâu già, mèo già,

— Chi phan dư của một đơn vị đo lường (ước chừng, không cu thé): gid mét cân, già một lít, già một lạng,

Trang 38

- Chỉ một hiện tượng không bình thường trong đời sống tình cảm hoặc những kinh nghiệm trong lao động, trong ứng xử : già nhân ngấi non vợ chồng, già néo đứt đây, già đòn non nhẽ, xanh nhà già đồng, chó già gà non, thầy giáo già con hát trẻ, đi hỏi già về nhà hỏi trẻ,

(2) Các hình thức chuyển hoá từ loại: a Thực từ chuyển hoá sang thực từ:

— Mua một cân thịt (và) Thịt một con gà (danh từ — động từ)

— Công việc thực tập sử phạm rất khó khăn (và) Những khó khăn trong công việc thực tập sư phạm (tính từ — danh tù)

b Thực từ chuyển hoá sang hư từ:

— Anh ấy có rất nhiều của (và) Quê của anh ấy ở Thái Bình (danh từ — quan hệ từ)

— Tôi di hoc (va) Anh di di! (dong từ — tình thái từ) c Hư từ chuyển hoá sang hư từ:

— Trời đã tối mà đường lại khó đi (và) Em đừng khóc nữa mà! (quan hệ từ — tình thái từ)

— Anh ấy đang nói (và) Giết nó sao đang! (phụ từ - tình thái từ)

(3) Bài tập vận dụng: Xác định từ loại của các từ In đậm và giải thích hiện tượng chuyển hoá từ loại (nếu có):

* Tir nén trong các ngữ cảnh: a Có chí thì nên

b Anh nên đi vào buổi sáng c Vì trời mưa nên tôi ở nhà * Từ đỏ: a Ld cờ rất đỏ b Phải ba đó xe mới lùi được c Tốt rồi, đỏ đèn lên * Tu son:

a Anh Sơn mua hộp sơn để sơn cửa b Tốt gỗ hơn tét nuoc son

c Quân lệnh nhà sơn * Tu xe:

a Thué xe để xe nốt mấy xe gạch về b Lương duyên một mỐi trời xe c Mua một con xe đời 62 * 'TỪ cuốc:

a Mượn cuốc về cuốc đất

Trang 39

b Nói như cuốc vào mặt

c Chạy thêm một cuốc (xe ôm) nữa

(4) Có hay không hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa, chuyển hoá từ loại trong các trường hợp sau:

a Từ xuân:

— Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh)

— Chơi xuân kẻo hết xuân đi, Cái già sông sộc nó thi theo sau (Ca dao)

— Sen tàn cúc lại nở hoa,

Sâu dài ngày ngắn đông đà sang xuân (Nguyễn Du)

— Chơi xuân có biết xuân chăng tá, Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không (Hồ Xuân Hương)

7 Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm Mà đất nuóc đã tưng bừng ngày hội ố Hữu) Từ răng: — Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Hồ Chí Minh) ` Bóng trăng em ngõ bóng đèn Bóng cây em ngõ bóng thuyền anh sang (Ca dao) — Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao, Mặt ngơ ngẩn mặt lòng ngao ngán lòng (Nguyễn Du)

` Moi lon lén trang da then tho, Thơm như tình ái của nỉ cô (Hàn Mặc Tử)

Trang 40

` Hoa mua ai Dán mà mua, Me khong ngd giá cho vừa lòng em (Dân ca)

— Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi noHn (Ca dao)

— Số em là số đào hoa,

Số anh đào ngạch, hai ta cùng đào (Ca dao)

— Bán rượu, bán trầu, không bán nước Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan (Câu đối)

— Sư ông đăng đàn, vãi ra kia, tiểu ra đấy, Cố đạo rửa tội, tra đằng trước, sờ đằng sau (Câu đối) — Trọng tài trọng tài vận động viên, vận động viên động viên trọng tài (Báo Thể dục thể thao) — Tập thể dục tập thể dục tập thể (Báo Thể dục thể thao) — Tập thể dục tập thể tập thể dục (Báo Thể dục thể thao)

— Đi tị Phật bắt ăn chay,

Thịt chó ăn được, thịt cây thì không (Ca dao)

— Nưa đêm, giờ tí, canh ba, Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nh, — Chuồng sà kê áp chuồng ví,

Cá điếc tức phường cá mè (Câu đối dân gian)

* Kê, áp, tức, phường (Hán Việt) đồng âm kê (chân bàn), áp (sát), ức (là),

phường (chèo) và đồng nghĩa với gd, vit, diéc, me — Con rể nết na xem tử tế,

Ông chồng cay đắng kể công phu (Câu đối dân gian)

* Tứ tế, công phu (Hán Việt) đồng nghĩa với con rể, ông chồng và đồng âm với f tế (chu đáo, tốt), công phu (bỏ ra nhiều thời gian, công sức)

— Huyện Tam Dương có ba con đê, đứng núi đá trông về Lập Thạch

Ngày đăng: 22/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN