Tuan 31 BAI 30 Tiết 151 — 152 VĂN HỌC BỐ CỦA XI-MƠNG (Trích) Mơ-pa-xăng Lê Hồng sâm dịch A Kết quả cần dat
1 Kiến thức: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong đoạn trích truyện, qua đó giáo dục lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra đó là tình thương yêu con người
2 Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Tổng kết ngữ pháp, với phần Tập làm văn ở kiểu văn bản Hợp đồng
3 Kĩ năng: phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng, theo mạch cốt truyện
4 Chuẩn bị của thầy trò: Toàn văn truyện Bố của Xi-mông trong tập Tuyển
tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, năm 1956 Chân dung Mô-pa-xăng phóng to
B Thiết kế bỏi day — hoc
Hoạt động 1
TỔ CHỨC KIEM TRA BÀI CŨ
(Hình thức: vấn đáp)
1 Nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang đã hiện lên trước mắt người đọc qua nghệ thuật miêu tả của Đi-phô như thế nào? Tại sao lại gọi anh ta là vị chúa đảo? Qua việc miêu tả, ta đã thấy thấp thoáng những phẩm chất, tính cách gì của nhân vật?
2 A-li-6-sa va may dita tre con lão đại tá quý tộc (trong đoạn trích Những
đứa trẻ, đã học ở học kì I) có điểm gì chung? Có điểm gì đáng yêu, đáng
Trang 2_ Hoat dong 2
DAN VAO BAI MOI
1 Theo diém 2, muc II - Nhiing diéu can luu ý (SGV), giới thiệu ngắn gọn
về Mô-pa-xăng (1850 - 1893), nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Pháp
thế kỉ XIX, nổi tiếng toàn thế giới về thể loại truyện ngắn (ÄM#ụ Xô-va, Lão
Mi-lông, Món gia tài, Viên mỡ bò, Bà Éc-mé) Cuối đời bị bệnh thần kinh, mất trong bệnh viện
2 GV hoặc HS đọc hoặc kể tiếp đoạn cuối của truyện theo SGƠV, tap hai, tr 146 — 148
3 HS xem chan dung tac gia
4 Cũng có thể vào bài bằng một vài câu ngắn giới thiệu về một trong những cây bút truyện ngắn lừng danh thế giới Mô-pa-xăng Bố của Xi-mông chạm tới một vấn đề xã hội đời thường rất nhạy cảm và sâu sắc: thái độ của mọi người đối với những người phụ nữ lỡ lầm, đặc biệt là với những đứa trẻ không có bố — nạn nhân của những người đàn ông vô trách nhiệm và bạc tình bạc nghĩa
_ Hoat động 3
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT
1 Đọc và tóm tắt
+ GV hướng dẫn HS đọc toàn văn đoạn trích; chú ý phân biệt lời kể chuyện tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của Xi-mông, bác Phi-líp và chị Blăng-sốt
+ HS đọc xong, tập kể tóm tắt nội dung: chỉ rõ ngôi kể
2 Giải thích từ khó: chọn trong 11 chú thích (SGK) 3 Bố cục:
a Từ đầu đến khóc hoài: tâm trạng tuyệt vọng của XI-mông b Tiếp theo đến một ông bố: Xi-mông gặp bác Phi-líp
c Tiếp theo đến bỏ đi rất nhanh: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà
d Phần còn lại Câu chuyện ở trường sáng hôm sau
* Nhận xét cách kể chuyện và nhân vật: ngôi thứ 3, theo trình tự thời gian Câu chuyện đơn giản, chỉ có 3 nhân vật chính và một số bạn học của Xi-mông — các nhân vật phụ
_ Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT
e C6 thé tìm hiểu đoạn trích bằng cách phân tích 3 nhân vật chính (trọng
tâm là nhân vật Xi-mông) lần lượt theo từng đoạn truyện
Trang 31 Nhdn vat ÄXi-mông a Tâm trạng ở bờ sông
+ GV nói thêm: Xi-mông là một bé trai, độ 7- 8 tuổi, con chị Blăng-sốt Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại Nó không biết bố mình là ai Mẹ nó chưa bao giờ nói với nó về chuyện này Bạn bè trong trường học thường hay trêu chọc nó vì nó là đứa trẻ không có bố Nó đau khổ lắm, đến mức
+ GV gọi I HS đọc đoạn 1, nêu câu hỏi: Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì, cảnh gì? Xi-mông ra bờ sông để làm gì? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử? Tâm trạng Xi-mông được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật
nào? Sự thể hiện đó có phù hợp với tâm lí lứa tuổi của em không? Chi tiết, hình ảnh nào chứng tỏ điều đó?
+ HS tim hiểu đoạn văn, phát hiện chi tiết, so sánh, phân tích và phát biểu ý kiến
s Định hướng:
— Đoạn văn thể hiện rất khéo và chân thật tâm trạng đau khổ đến tuyệt
vọng vô bờ của chú bé Xi-mông vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục, rằng nó là đứa bé không có bố Hành động bỏ ra bờ sông định nhảy xuống sông tự tử thể hiện quyết tâm cao đó
— Nhưng vốn là một đứa trẻ mới 7- 8 tuổi nên tình cảm của nó vẫn rất hời hợt và dễ bị phân tán, và tất nhiên là rất trẻ con Cho nên trước cảnh đẹp, trời ấm, ánh mặt trời sưởi ấm bãi cát, nước lấp lánh như gương, chú nhái con nhảy dưới chân, đã cuốn hút em, đã khiến em không những quên đi chuyện dau khổ tỉnh thần mà lại muốn ngủ, rồi muốn chơi đùa
— Chợt nhớ đến nhà, đến me, nỗi khổ tâm lại trở về, dâng lên, và em lại
khóc, lại nức nở, chẳng nghĩ ngợi được gì nữa, chẳng nhìn thấy gì nữa mà chỉ
khóc hoài
- Đúng là diễn biến tâm trạng của một đứa trẻ trong một hoàn cảnh that đáng thương
— Tâm trạng nhân vật thiếu nhi hiện ra qua cảnh thiên nhiên, hành động, cử chỉ Tiếng khóc nức nở, triển miên không dứt là chi tiết được tô đậm rất phù
hợp với tâm lí lứa tuổi và cá tính của Xi-mông
(Hết tiết 151, chuyển tiết 152)
Trang 4b Tâm trạng khi gặp bác Phi-líp va khi về đến nha
+ HS đọc diễn cảm đoạn văn: Bông một bàn tay chắc nịch bỏ đi rất nhanh + GV hỏi: Xi-mông tỏ thái độ như thế nào khi bất ngờ gặp bác Phi-líp ở bờ sông? Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng øì của em lúc này?
+ HS phân tích, trả lời, hướng vào 2 câu trả lời đứt đoạn, ngập ngừng của XI-mông
* Đựnh hướng:
Tình cờ gặp bác thợ rèn cao lớn và nhân hậu, Xi-mông được dịp trút nỗi lòng đau khổ ngây thơ của mình Hình ảnh em bé xanh xao, mắt đẫm lệ, vừa trả lời bác thợ giọng nghẹn ngào, trong tiếng nấc tủi buồn, xấu hổ Câu nói: Cháu không có bố được nhắc lại hai lần chính là lời khẳng định tuyệt vọng bất lực của chú bé
Nhưng rõ ràng vẫn là một đứa trẻ nên ngay sau đó em đã hoàn toàn nghe lời bác Phi-líp, để bác nắm tay đưa về nhà mình
+ GV nêu vấn đề tiếp: Khi gặp mẹ, tại sao bé Xi-mông lại oà khóc Những câu nói, câu hỏi của bé với bác Phi-líp ngay sau đó nói lên điều gì?
+ HS thảo luận, phát biểu s Định hướng:
Gặp mẹ, bé không mừng rỡ mà trái lại, thêm đau đớn tủi buồn Nỗi đau như bùng lên, oà vỡ trong cử chỉ Xi-mông nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc, nhắc lại ý định tự tử của mình vì không chịu được nỗi nhục không có bố Điều nó
không sao hiểu nổi Vì tất cả những đứa trẻ khác mà nó biết đều có bố!?
Ý nghĩ muốn bác Phi-líp làm bố mình chợt loé lên trong cái đầu ngây thơ và mong ước mãnh liệt của nó Câu hỏi: Bác có muốn làm bố cháu không? nghe thật buồn cười và đau lòng Câu nói xuất phát từ kháo khát bằng bất kì giá nào cũng phải có một người bố để rửa nỗi nhục này trước bạn bè, dù bất ngờ vang lên nhưng là hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của XI-mông Câu nói tiếp theo: Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra sông và lại nhảy xuống! đâu phải chỉ là lời thách thức, đe doạ của trẻ con với người lớn mà càng chứng tö khao khát có bố của bé nhất định phải được thực hiện
Tiếp theo là viéc hoi tên bác và lí do của câu hỏi Được bác Phi-líp nhận lời (coi như chuyện đùa nhất thời của trẻ con), Xi-mông lập tức hết buồn và khẳng định bảng một câu chắc nịch: Thế nhé! Bác là bố cháu Với bé thì không có chuyện gì nghiêm túc, trọng đại hơn chuyện này Thế là từ giây phút ấy, nó đã có một người bố đàng hoàng, cầu được ước thấy như là trong mơ
+ HS đọc đoạn cuối cùng, tìm hiểu thái độ của Xi-mông trước sự trêu chọc như thường lệ cua bon ban tinh quái
Trang 5+ GV hoi: Tai sao trước những lời trêu cợt và tiếng cười ác ý của lũ bạn ở trường, Xi-mông đầu tiên quát vào mặt chúng mạnh mẽ như ném một hòn đá? Sau đó lại không trả lời gì hết? Trong lòng em, khi ấy đã có những suy nghĩ và
tình cảm gì hướng về người bố mới— bác thợ rèn Phi-líp?
+ HS phân tích, suy luận, trả lời s Định hướng:
So với thường ngày, ở trường, khi bị các bạn trêu cợt, Xi-mông chỉ khóc, cam chịu trong đau buồn, ấm ức, khó hiểu; sáng hôm sau, thái độ và hành động của Xi-mông khác hẳn Em chủ động trả lời, quát vào mặt chúng những lời nặng, mạnh như ném một hòn đá: Bố tao ấy à? Bố tao tên là Phi-líp Trong câu trả lời đã thấy rõ niềm hãnh diện, tự hào, không giấu diếm
Và mặc cho những trận cười, la hét thích thú vì không tin, vì tưởng Xi-mông bịa ra cái tên rất thông thường, phổ biến ấy, mặc dù Xi-mông cũng chưa kịp hỏi họ của bố mình là øì, nhưng em đã không thèm nói một câu nào nữa vì đã hoàn toàn một mực tin tưởng ở lời hứa của bác Phi-líp hôm qua Người bố mới đã cho em sức mạnh để em sẵn sàng thách thức và chịu hành hạ chứ nhất định không chịu bỏ chạy, không chịu đầu hàng lũ bạn học tinh quái và ác ý một cách tàn nhẫn
Tóm lại, XI mông là nhân vật rất đáng thương, đáng yêu Trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh, đáng buồn, lại thêm lũ bạn bè bất trị hằng ngày trêu chọc đã làm em tủi buồn muốn chết Nhưng tình cờ cuộc sống lại đem lại hạnh phúc cho em Em đã có một người bố chân chính thực sự Niềm vui lớn đã cho em sức mạnh để sống và học tập một cách tự tin và vững vàng hơn
2 Nhân vật Blăng-sốt
+ GV hỏi: Theo em, chị Blăng-sốt có phải là người phụ nữ xấu không? Việc tác giả tả sơ qua vài nét hình dáng chị qua cái nhìn của bác Phi-líp có ý nghĩa gì? Thái độ và tình cảm của chị khi ôm con vào lòng Nhà văn đã diễn tả
sự xấu hổ, tủi nhục của chị như thế nào? Ta có thể nói gì về người mẹ trẻ này?
+ HS lần lượt, phân tích, chứng minh và trả lời từng câu hoi s Định hướng:
Chị Blăng-sốt, mẹ đẻ của Xi-mông, chủ nhân của ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ, hiện ra trước cái nhìn của bác Phi-líp Một cô gái (?!) cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình như muốn cấm dan ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối Hình dáng và tư thế nghiêm trang của chị khiến Phi-líp ngay lập tức không thể có ý nghĩ cợt đùa
Trang 6Om con trong tay, nghe tiếng khóc nghẹn của nó, đôi má người thiếu phụ
đỏ bừng, tê tái đến tận xương tuỷ Chị ôm con, hôn lấy hôn để mà nước mắt lã
chã tuôn rơi Chị biết nói thế nào trước đứa trẻ ngây thơ, trước người đàn ông lạ tốt bụng này?
Trước câu hỏi ngây thơ của đứa con, im lặng như tờ Người đàn bà hổ thẹn,
lặng ngat, quan quai, dua vào tường, hai tay ôm ngực Nỗi đau đớn, nhục nhã
lại có dịp vò xé trái tim Câu hỏi ngớ ngẩn mà chính đáng của đứa con khiến chị bàng hồng, khơng thể trả lời, không biết làm sao, đành đứng im, không
chịu nổi nữa, phải dựa vào tường mà tái tê, thốn thức, khóc không ra tiếng
Qua đây, ta chỉ thấy, chị không phải là người phụ nữ hư hỏng, thiếu đứng đắn mà là người đàn bà đã có một thời nhẹ dạ, lỡ lầm Chị là người phụ nữ đức hạnh, bị lừa dối Chị đành chấp nhận hoàn cảnh sống hiện tại, gửi tình thương yêu vào bé Xi-mông Thái độ của chị với Phi-líp, với Xi-mông nói lên điều đó
Tâm trạng của chị diễn biến trong đoạn từ ngượng ngùng đến đau khổ r6i quan
quại hổ thẹn — tâm trạng của một người thiếu phụ đức hạn trót lỡ lầm và bị lừa dối
3 Nhân vật bác thợ rèn Phi-líp
+ GV hỏi: Qua đoạn tả chân dung bác Phi-líp, em có cảm tình với nhân vật
này không? Vì sao? Phi-líp an ủi và đưa Xi-mông về nhà, vì sao?Tại sao bác
Phi-líp đột nhiên rụt rè, ấp úng khi nói với chị Blăng-sốt? Tại sao bác nhanh chóng nhận lời làm bố của Xi-mông? Đây có phải là câu đùa dé dỗ dành, an ủi một dứa trẻ con của một người đàn ông tốt bụng?
+ HS lần lượt phân tích từng câu hỏi, trả lời s Định hướng:
Phi-líp là một người lao động lương thiện, yêu nghề, một người đàn ông nhân hậu và giản dị, yêu trẻ Chính vì vậy mà bác chú ý đến vẻ đau khổ, đáng thương của Xi-mông, an ủi em, giúp đỡ em, đưa em về nhà với mẹ
- Đứng trước chị Blăng-sốt, Phi-líp lập tức dập tắt ý định đùa cợt Ngược lại, thấy rụt rè, ấp úng, nể trọng chị Lời lẽ của bác nói với chị bỗng trở nên trang trọng và có phần khách sáo bất ngờ
- Bác nhận lời làm bố Xi-mông, thoạt đầu cũng chỉ coi như chuyện đùa để làm yên lòng, vui lòng một đứa trẻ đáng thương nhưng sau đó thì khơng hồn tồn là chuyện đùa nữa Phần thương Xi-mông, phần cảm mến chị Blăng-sốt; từ trong đáy lòng bác đã thật sự muốn làm bố của Xi-mông, muốn bù đắp lại những mất mát cho hai mẹ con người phụ nữ bất hạnh
Trang 7lẽ cũng có phần ngượng ngập, xấu hổ vì cái quyết định cũng quá đột ngột của chính mình
(Đoạn sau kể chuyện, tối hôm đó, bác lại đến nhà chị Blăng-sốt để nói lời
cầu hôn chính thức nhận làm bố của Xi-mông.) - Hoạt động 5
HUGNG DAN TONG KET VA LUYEN TAP
1 Khái quát diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong đoạn trích, qua đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả
(— Xï-mông: từ buồn tủI, tuyệt vọng đến ngạc nhiên, mừng vui, tự tin, hạnh phúc tràn ngập
— Blăng-sốt: từ ngượng ngập đến đau khổ, xấu hổ quan quai
— Phi-líp: từ ngạc nhiên đến cảm thông, từ đùa cợt thành nghiêm túc
— Chi trong mot đoạn truyện ngắn, tác giả đã thể hiện tâm trạng, phẩm chất
của 3 nhân vật chính qua việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói rất chân thực, phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh từng người.)
2 Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn XI-mông? (lòng cảm thông và tình thương yêu bạn bè, nhất là với những bạn bè có hoàn cảnh đặc biệt: nghèo khó, mồ côi, tật nguyền không nên xa lánh, shẻ lạnh, thờ ơ, càng không nên trêu chọc, rẻ khinh, )
3 Đọc lại nội dung Gh¡ nhớ (SGK)
4 Lần lượt chuyển ngôi kể về ngôi thứ nhất cho 3 nhân vật, để kể lại đoạn
trích học
5 Đọc tham khảo:
NHỮNG CON NGƯỜI ĐÁNG THƯƠNG, DANG YEU VA BANG QUÝ (*)
NV.D 1 Bé Xi-mông
Là một đứa trẻ khoảng 7, 8 tuổi gầy yếu, xanh xao, không được bình thường như những đứa trẻ khác, vì Xi-mông không có bố Tình thương yêu sâu nặng của mẹ hiền Blăng-sốt cũng không bù đắp được sự trống vắng trong tâm hồn ngây thơ của một đứa bé sớm chịu cảnh thiệt thòi Nhất là mỗi sáng đến trường, bị lũ bạn tai quái trêu chọc, chế giễu Không chống lại được với số đông, chẳng biết làm thế nào, Xi-mông uể oải, chán chường đi ra bờ sông định tìm đến cái chết để thoát khỏi nỗi đau đớn, nhục nhã tinh thần
Tuy nhiên, là một đứa trẻ ngây thơ, em vẫn không cưỡng được sự quyến rũ của cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bầu trời ánh nắng, mặt nước êm đềm Em khoan khoái ngủ ngay trên mặt cỏ
Trang 8rằng, em đã chạm đến nỗi tủi nhuc, hé then còn lớn hơn của mẹ mình.Và bọn trẻ con cùng trường, có đứa vì tò mò, có đứa a dua, có đứa ác ý đã vô tình suýt nữa giết chết bạn mình Người lớn chúng ta và nhà trường, các thầy cô giáo nghĩ gì về việc giáo dục trẻ em cách ứng xử trong những hoàn cảnh tế nhị ấy?
Tình cờ gặp gỡ bác thợ rèn cao lớn, râu rậm, được bác an ủi, đưa về nhà với lời hứa, sẽ cho Xi-mông một ông bố, Xi-mông quên hẳn nỗi buồn Em hỏi tên người bố mới, im lặng một giây để ghi nhớ, lập tức lòng thấy khuây khoả Niềm vui biến thành sức mạnh để sáng hôm sau, em trở nên tự tin, dũng cảm dám đương đầu với lũ bạn tai ác quen thói trêu chọc, chế giễu như mọi lần
Hình ảnh chú bé Xi-mông trong đoạn trích thật đáng thương, đáng yêu trong hoàn cảnh khốn khổ của chú
2 Người mẹ Blăng-sốt
Theo lời bác thợ rèn, đó là một thiếu phụ tốt bụng, trung hậu, và mặc dù gặp chuyện không hay, vẫn can đảm và nền nếp Tuy nhiên, ở phần đầu, chị chưa xuất hiện, nên chúng ta chưa biết rõ nguyên nhân vì sao Xi-mông không có bố Và khi chưa gặp chị, trong óc người thợ rèn vốn tốt bụng cũng đã thâm tự nhủ: một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lại lỡ lầm lần nữa
Nhưng vừa nhìn thấy chị, thấy cái dáng nghiêm nghị, cao lớn, xanh xao ấy của người đàn bà đứng nghiêm trang trước cửa nhà mình, bác thợ rèn đã tắt ngay nụ cười thoáng hiện để nhận ra một người phụ nữ đứng đắn và nghị lực
Tính cách chị Blăng-sốt càng hiện rõ trong thái độ, tâm trạng khi đứa con nhỏ vô tình bộc bạch nỗi đau không có bố của nó
Trong cử chỉ đau đớn vì tủi nhục, tê tái đến tận xương tuỷ, ta vẫn thấy rõ bản chất trung hậu của chị; thấy rằng sự sai lầm của chị cũng chỉ là sự nhẹ dạ cả tin của một cô gái mới lớn dễ bị đàn ông quyến rũ, gạt lừa Và giờ đây, hằng ngày, chị luôn hối han, tu dan vat va quyét khong dé mac lại lỗi lầm xưa
Chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng hình ảnh người thiếu phụ, người mẹ trẻ ấy vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng và xúc động
3 Nhân vật bác tho ren Phi-lip Rê-mi
Về cơ bản, đó là nhân vật được xây dựng bằng bút pháp hiện thực nhưng hình như vẫn phảng phất như trong cổ tích Bác thợ rèn khoẻ mạnh, nhân hậu, hào hiệp, hiện ra bất ngờ, sẵn sàng, vô tư giúp đỡ Xi-mông đang trong cơn tuyệt vọng, không chỉ bằng những lời nói an ủi chân thành mà còn bằng việc làm thiết thực và mau chóng, kịp thời khác gì hình ảnh ông bụt hiện ra mỗi khi nhân vật cổ tích rơi vào tình cảnh bế tắc Cảm giác này làm cho, trong cảm quan người đọc, hình tượng Phi-lp càng đẹp khoẻ một cách giản dị, mộc mạc, về đẹp dân gian của người đàn ông lao động Pháp
Và hạnh phúc mới từ trong hoàn cảnh bất hạnh của mẹ con Xi-mông, từ cuộc gặp gỡ tình cờ, đã đến với cả ba người
Ý nghĩa nhân văn nhẹ nhàng mà sâu săc của truyện chính là ở đó
(Theo Kiến thức cơ bản văn - Tiếng Việt, THCS, lớp 8, tập 3,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 106 — 110) 6 Soạn bài Con chó Bác
Trang 9Tiét 153 + 154 TIENG VIET
TONG KET VE NGU PHAP A Két qua cGn dat
— Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về ngữ pháp đã học
— Tích hợp với các kiến thức về Văn và Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 9
— Rèn luyện các kĩ năng xác định thành phần câu, viết câu và sửa lỗi câu
B Thiết kế bỏi day — hoc
Ộ Hoạt động 1 Ộ
ON TAP VE THANH PHAN CHINH VA THANH PHAN PHU
+ GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
Thao tác 1: Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần:
1 Thành phần chính:
Là những thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn Các thành phần chính là:
a VỊ ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gi? Lam sao? Nhu thé nào? Là gì?
b Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gi? Cdi gi?
2 Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết: a lrạng ngữ:
— Vị trí: thường đứng ở đầu câu, nhưng cũng có thể đứng ở cuối câu hoặc
ø1ữa câu
— Tác dụng: cụ thể hố khơng gian, thời gian, cách thức, phương tiện,
nguyên nhân, mục đích được diễn đạt ở nòng cốt câu
— Dấu hiệu hình thức đặc trưng: được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu
phẩy
b Khoi ngữ:
Trang 10— Tác dụng: nêu lên đề tài của câu
— Dấu hiệu: có thể thêm quan hệ từ về, đối với vào trước khởi ngữ
Thao tác 2: Hướng dẫn HS phân tích thành phần của các câu sau:
a Đôi càng tôi mâm bóng
(Tô Hoài)
b Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến
sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp
(Thanh Tình)
c Còn tấm gương bằng thuỷ tỉnh tráng bạc, nó vân là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác đối, (Băng Sơn) * Tra lot: (1) Chủ ngữ:
— Câu a: đôi càng tôi
— Cau b: mấy người hoc tro cit — Cau c: no
(2) Vị ngữ:
— Câu a: mâm bóng
— Cau b: đến sắp hàng dưới hiên, đi vào lớp
— Câu c: vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác
(3) Trạng ngữ: câu b: Sau một hồi trống thúc vang đội cả lòng tôi (4) Khởi ngữ: câu c: (Còn) tấm gương bằng thuỷ tỉnh tráng bạc
_ Hoat dong 2
ON TAP VE THANH PHAN BIET LAP
+ GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
Thao tác 1: Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu
(1) Thành phần tình thái: Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn
của người nói, viết đối với sự việc được nói đến trong câu
(2) Thành phần cảm thán: Là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của
người nói, viết (vu1, buồn, mừng, giận)
(3) Thành phần gọi —- đáp: Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hé giao tiép
(4) Thành phần phụ chú: Là thành phần được dùng dé bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Trang 11* Dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập là: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói đến trong câu
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS thực hành
a Có lế tiếng Việt của chúng ta đẹp vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp
(Phạm Văn Đồng)
b Ngắm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tơi
(Tơ Hồi)
c Trên những chặng đường đài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng tôi chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, qud tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lứng giữa trời, quả vang xanh mon mon, dita lua la do, vỏ hồng
(Hoang Van Huyén) d Có người khế nói: - Bám, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, sắt rằng: — Mặc kệ! (Phạm Duy Tốn)
e Ơi chiếc xe vận tải Ta cam lai di day Năng biết bao ân ngãi Quý hơn bao vàng đầy! (Tố Hữu)
* Tra lot:
a Có lế: thành phần tình thái
b Ngdm ra: thanh phan tinh thai
c Dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nưóc ngọt, dừa nếp lơ lửng giña trời, quả vang xanh mon mon, dita lua ld do, vỏ hồng : thành phần phụ chú
d Bam: thành phần gọi — đáp, có khi: thành phần tình thái e Ớï: thành phần gọi — đáp
Hoạt động 3
ÔN TẬP CÁC KIỂU CÂU
+ GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
Thao tác 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đơn sau:
a Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gi mới mẻ
(Nguyễn Đình Thị)
Trang 12b Không, lời gửi của một Nguyên Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn
(Nguyễn Đình Thị)
c Nghệ thuật là tiếng nói của tình cẩm (L Tôn-xtôi)
d Tác phẩm vừa là kết tỉnh tâm hồn của người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng (Nguyễn Đình Thị) e Anh thứ sáu và cũng tên Sáu (Nguyễn Quang Sáng) * Tra lot: a — Chu nett: nghé si — VỊ ngữ: gửi lại cái đã có rồi, muốn nói một điều gì mới mẻ b
- Chủ ngữ: lời gửi của một Nguyên Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại — VỊ ngữ: phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn
C
— Chu nett: nghé thuật
— VỊ ngữ: là tiếng nói của tinh cam d
- Chủ ngữ: fác phẩm
— VỊ ngữ: là kết tỉnh của tâm hồn người sáng tác, là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng
e
- Chủ ngữ: anh
— VỊ ngữ: fhứ sáu và cũng tên Sáu
Thao tác 2: Nhận diện câu đặc biệt trong các đoạn trích:
a Chot ong lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch
(Kim Lan)
b Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc cô gái Cô bất giác đỏ mặt lên
— Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu
(Nguyễn Thành Long)
Trang 13c Tôi bông thân thờ, tiếc không nói nổi Rõ ràng tôi không tiếc những viên
đá Mua xong thì tạnh thôi Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình nhị mẹ tôi, cái cửa số, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố ( ) Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên Hoa trong công viên Những quả bóng sút vô tội va cua bọn trể con trong một góc phố Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái múng đội trên đầu
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó Những cái đó ở thiệt xa Rồi bỗng
chốc, sau một cơn mua đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi (Lê Minh Khuê)
* Trả lời: Các câu đặc biệt trong đoạn trích: a — Có tiếng nói léo xéo ở gian trên — Tiếng mụ chủ b Một anh thanh niên hia mươi bảy tuổi! C
— Những ngọn điện trên quảng trường luns hình như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên
— Hoa trong cong vién
— Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trể trong một góc phố — Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái múng đội trên đâu
— Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó
Hoạt động 4
ÔN TẬP VỀ CÂU GHÉP
+ GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau: Thao tác 1: Xác định câu ghép trong các đoạn trích:
a Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không những shi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một
điều gì mới mẻ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn
đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh
(Nguyễn Đình Thị)
b Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than Bông băng trắng Vết
thương không sâu lắm, vào phần mêm Nhưng vì bom nổ gân, Nho bị chống Tơi tiêm cho Nho Nho lim dim mắt, dễ chịu
Trang 14c Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng Ông thấy cái lăng ấy một phần như có ông
(Kim Lan)
d Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bằng di mot lic, bác không nói gì nữa Còn nhà hoa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt
bông hiện lên đẹp một cách kì lạ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng
cây
(Nguyễn Thành Long)
e.— Ơ! Cơ cịn qn chiếc mii soa day nay!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái
(Nguyễn Thành Long)
* Tra lời: Các câu ghép:
a Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một
phần của mình góp vào đời sống chung quanh
b Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị chống
c Ơng lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại đấn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng
d Còn nhà hoa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên dep mot cach ki la
e Để người con gái khỏi trở lại ban, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái
Thao tác 2: Xác định các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đã tìm được ở bài tập trên:
— Câu a: quan hệ bổ sung
— Câu b: quan hệ nguyên nhân
— Câu c: quan hệ bổ sung
— Câu d: quan hệ nguyên nhân — Câu e: quan hệ mục đích
Thao tác 3: Hướng dẫn thực hành: Xác định quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau:
a Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao gio chiu gol
(Nguyén Quang Sang)
b Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to
(Nguyễn Thành Long)
Trang 15của
(Đỗ Chu)
* Tra lot:
— Cau a: quan hé tuong phan
— Cau b: quan hệ bổ sung
— Câu c: quan hệ diéu kién — gia thiét
Thao tác 4: Tạo câu ghép theo yêu cầu a Nguyên nhân — Kết quả:
— Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập — Quả bom tung lên và nổ trên không hầm của Nho bị sáp
b Điều kiện — Kết quả: Nếu quả bơm tung lên và nổ trên không thì hâm Nho bị sập
c Tương phản:
— Quả bom nổ khá sân, nhưng hầm của Nho không bị sập
— Quả bom nổ khá gần Hầm của Nho không bị sập
d Nhượng bộ: Hẩm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần Hoạt động 4
ÔN TẬP VỀ BIẾN ĐỔI CÂU
+ GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau: Thao tác 1: Xác định các câu rút gọn trong đoạn trích:
"Duong nhu vat duy nhất vân bình tĩnh, phót lờ mọi biến động chung là chiếc kưm đồng hồ Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cứu Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom
3/2
Quen rồi Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần Ngày nào ít: ba lần” (Lê Minh Khuê)
* Tra lời: Các câu rút gon: — Quen rồi
— Ngày nào ít: ba lần
Thao tác 2: Xác định hiện tượng tách câu và nêu mục đích của việc tách ấy:
a Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn Và làm việc có khi suốt đêm b 7 hế là tốt lại ra đường luôn Thường xuyên
c Vỏ quả bom nóng Một dấu hiệu chẳng lành
* Tra lời: Các bộ phận của câu trước được tách ra thành câu độc lập: a Và làm việc có khi suốt đêm
b Thường xuyÊH
c Một dấu hiệu chẳng lành
Trang 16Thao tác 3: Biến đối câu thành câu bi động
a Người thợ thủ công Việt Nam làm ra đồ gốm khá sớm — Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm b Tại khúc sông này tỉnh ta sẽ bắc một cây cầu lớn
— Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc tại khúc sông này
c Người ta đã dựng lên những ngôi đền ấy từ hàng trăm năm trước — Những ngôi đên ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước
Hoạt động 5
ON TẬP CÁC KIỂU CÂU ÚNG VỚI
NHŨNG MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP KHÁC NHAU
+ GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau: Thao tác 1: Xác định câu nghi vấn và tác dụng của nó Bà hỏi:
— Ba con, sao con không nhận?
— Không phải - Đang nằm mà nó cũng giấy lên
— Sao con biết là không phải? Ba con ẩi lâu, con quên rồi chứ gì!
(Nguyễn Quang Sáng)
* Trả lời: Các câu nghi vấn dùng để hỏi:
— Ba con, sao con không nhận? — Sao con biết là không phải?
Thao tác 2: Xác định câu cầu khiến và nêu tác dụng của chúng a Đứa con gái lớn gồng đôi thúng khơng bước vào Ơng cất tiếng hỏi: - Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày?
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dây vơ lấy cái nón: - Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy
(Kim Lan)
b Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: — Thì má cứ kêu ải
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doa đánh, nó phải sọi nhưng lại nói trồng:
— Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơn” Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
— Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: — Con kêu rồi mà người ta không nghe
Anh quay lại nhìn con vừa khe khế lắc đầu vừa cười
(Nguyễn Quang Sáng)
* Trả lời: a Câu cầu khiến dùng để ra lệnh:
- Ở nhà trông em nhá!
Trang 17— Đừng có đi đâu đấy
b Câu cầu khiến dùng để:
+ Yêu cầu: 7 hì rmá cứ kêu đi + Mời: Vô ăn cơm!
Thao tác 3: Xác định kiểu câu và tác dụng của nó
Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó
Nó liền lấy diia xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung toé cả mâm Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: — Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? (Nguyễn Quang Sáng) * Trả lời: — Câu nói của anh Sáu có hình thức của câu nghi vấn, nhưng không phải dùng để hỏi, mà là dùng để bộc lộ cảm xúc
— Ta kết luận như trên vì trước câu nói của anh Sáu, tác giả đã miêu tả: ' Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên”
e« Đọc tham khảo:
Câu ghép liên hợp Câu ghép chính phụ
* Câu ghép liên hợp là câu ghép trong đó quan hệ ngữ pháp chung giữa các vế câu
là quan hệ bình đẳng, không vế nào phụ thuộc hẳn vào vế nào Xét theo các phương tiện hình thức nối kết các vế câu trong câu ghép liên hợp, có thể phân biệt những kiểu nhỏ câu ghép liên hợp sau
đây:
— Câu ghép liên hợp sử dụng các quan hệ
từ bình đẳng, gọi là câu ghép liên hợp có
quan hệ từ
— Câu ghép liên hợp sử dụng các cặp phụ từ hô ứng và các cặp đại từ phiếm định — xác định hô ứng, gọi là câu ghép qua lại — Câu ghép không sử dụng các từ chỉ quan hệ để nối các vế câu, gọi là câu ghép chuỗi
Quan hệ ngữ pháp khái quát giữa các vế câu trong câu ghép liên hợp được coI là bình đẳng (trong thế đối lập với quan hệ không bình đẳng ở câu ghép chính phụ), thế nhưng nếu xét kiểu quan hệ cụ thể
* Câu ghép chính phụ là câu ghép có quan hệ ngữ pháp không bình đẳng, thường gọi là quan hệ chính phụ giữa hai vế câu Câu ghép chính phụ chứa vế câu có quan hệ từ phụ thuộc đưa vào câu (dẫn nhập) Vế chứa quan hệ từ phụ thuộc là vế phụ, vế còn lại là vế chính Khi sử dụng câu ghép chính phụ, người nói cho rằng sự việc nêu ở vế phụ là "cảnh huống” của sự việc nêu ở vế chính, không coI hai sự việc là ngang hàng nhau như ở câu ghép liên hợp
Trong câu ghép chính phụ, ngoài quan hệ từ phụ thuộc đứng đầu vế phụ, còn có thể có (không bắt buộc phải có) một quan hệ từ khác đứng ở đầu vế chính làm thành cặp quan hệ từ Nội dung mối quan hệ giữa hai vế của câu ghép chính phụ có quan hệ chặt chẽ với phép suy lí lô-gic, vì vậy trật tự vế phụ đứng trước, vế chính đứng sau được quy ước coi là ưu tiên; nhưng về phương diện sử dụng thì hai trật tự trên đều bình đẳng đối
với nhau, sử dụng trật tự nào là do ngữ cảnh và nhiệm vụ giao tiếp quy định
Trang 18
Cau ghép lién hop Cau ghép chinh phu
giữa các vế câu thì tình hình trở nên phức tạp hơn: ở đấy có cả những quan hệ không có tính chất bình đẳng xét về mặt nghĩa Như vậy, với quan hệ nghĩa không bình đẳng, người nói vẫn có thể sử dụng phương tiện hình thức thuộc quan hệ ngữ pháp bình đẳng để diễn đạt Nói cách
khác, ngôn ngữ cung cấp những phương
tiện khác nhau để người sử dụng lựa chọn tuỳ mục đích giao tiếp của mình và tuỳ tình huống ø1ao tiếp quy định
1.Câu ghép liên hợp có quan hệ từ: 1.1 Quan hệ từ và:
Từ và trong câu ghép liên hợp có thể
diễn đạt những kiều quan hệ sau đây:
a Quan hệ bổ sung:
Ví dụ: Giáp ải đá bóng và các bạn Giáp cũng đã ải cả rồi
Để diễn đạt quan hệ bổ sung, trong những trường hợp như thế này, thay vì từ "và" còn có thể dùng từ "mà" có hàm ý đối chiếu (không nghịch đối) Ví dụ: —- Giáp di đá bóng mà các bạn Giáp cũng đã đi cả rồi — Lốp xe nổ mà chiếc xe cũng đã kịp dừng lại rồi
Khi thay "mà" bằng "và" vào những câu
này thì quan hệ bổ sung lộ hắn ra và quan hệ đối chiếu không còn hiển lộ nữa b Quan hệ thời gian đồng thời hoặc thời ø1an nối tiếp:
Ví dụ:
— Một người đọc và ba người ghi (đồng thời)
— Một chiếc xe dừng lại và một chiếc khác đến đỗ bên cạnh (nối tiếp)
c Quan hệ nguyên nhân:
Ví dụ:
Ví dụ: Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt nộp thay
Ta có mô hình:
QHT.1 (Cl — V1)/QHT.2 (C2 — V2) Đây là
mô hình được coi là tiêu biểu cho câu ghép
chính phụ
Nếu vế chính đứng trước vế phụ thì quan hệ từ dẫn đầu vế chính phải được xoá bỏ Mô hình chung như sau: (C2 — V2)/QHT.1 (C1 — VI) * Luu y:
a Trong cau ghép chinh phu, vé phu bao gid cũng phải là một kết cấu chủ — vị đầy đủ Nếu sau quan hệ từ phụ thuộc là một tổ hợp từ không phải kết cấu chủ — vị thì phần câu chứa quan hệ từ ấy là thành phần trạng ngữ
(chỉ cảnh huống, hiểu theo nghĩa rộng của từ này) của câu
Đối chiếu các ví dụ sau đây:
— Vì trời mưa nên nước sông dâng cao (câu phép chính phụ nguyên nhân) — Vì mưa nên nước sông dâng cao (câu đơn có thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân) — Vì ốm, nên hôm nay nó nghỉ việc (câu đơn có thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân) b Nếu câu có kết cấu chủ — vị đứng trước và sau đó là tổ hợp từ có chứa quan hệ từ phụ
Trang 19Cau ghép lién hop Cau ghép chinh phu — Lốp xe nổ và chiếc xe dừng lại — Một hòn đá ném lên và mấy quả nhấn rụng xuống
Với quan hệ nguyên nhân, trật tự các vế trong câu có tầm quan trọng đáng kể Có hai trường hợp chính:
+ Thay đổi trật tự vế câu làm mất đi quan hệ nguyên nhân Ví dụ: Mấy quả nhấn rụng xuống và một hòn đá ném lên + Thay đổi trật tự vế câu làm thay đổi nguyên nhân Ví dụ: Cậu bé học kém lắm và cậu bé rất ngại làm bài tập
— Cậu bé rất ngại làm bài tập và cậu bé học kém lãm
Trong hai câu vừa dẫn, trong điều kiện bình thường, sự việc nêu ở vế trước được hiểu là nguyên nhân dẫn đến sự việc nêu
ở vế sau (có thể thử bằng cách thêm các
quan hệ từ "vi" va "nén" thay cho "va" vào trước mỗi vế cau)
d Quan hệ tương phản (nghịch đối): Ví dụ: Lốp xe nổ và xe vẫn cứ chạy Tuy câu ghép liên hợp dùng quan hệ từ
"và" có thể diễn đạt những kiểu quan hệ khác nhau về nội dung như vậy, song quan hệ hiển lộ (được diễn đạt ra bằng từ "và") vẫn là quan hệ cơ bản Những mối quan hệ còn lại chỉ có thể coi là hàm ẩn và người nói có ngụ ý dùng hay không là tuỳ từng trường hợp giao tiếp cụ thể Nói cách khác, người nói có thể dùng đến những mối quan hệ đó theo lối ngụ ý (hàm ẩn) hoặc thực sự không muốn dùng đến chúng Người nghe phải tuỳ vào hoàn cảnh mà đốn định, khơng được gán ép vô căn cứ
1.2 Dùng quan hệ từ mà, còn, nhưng: Loại câu này diễn đạt quan hệ tương phản (nghịch đối); trong đó, các từ mà, còn có thể được sử dụng với ý nghĩa đối chiếu không tương phản, nếu không có
Trong câu ghép chính phụ, nội dung mối quan hệ giữa các vế do quan hệ từ phụ thuộc định đoạt Căn cứ vào các quan hệ từ này có
thể chia câu ghép chính phụ thành những kiểu nhỏ hơn Cụ thể có những kiểu câu ghép
với những quan hệ từ thường gặp như sau: + Nguyên nhân (— hệ quả):
— (bởi) vì (cho) nên/mà — (Tal) vi (cho) nén/ma — Do (cho) nén/ma — Bởi (cho) nên/mà — Tai (cho) nén /ma — Nhờ (cho) nên/mà + Điều kiện/giả thiết (hệ quả): — Nếu thì - Hễ thì — Miễn (là) thì — Gid (ma) thi — Giả sử thi + Nhượng bộ (Nhượng bộ — Tương phản hay Nghịch đối): — ly nhưng — Mặc dầu nhưng — Đà nhưng — Thà chứ + Mục đích: Để thi Sau đây là các kiểu câu ghép chính phụ cụ thể: 1 Câu ghép nguyên nhân: Là câu ghép chính phụ mà ở đầu vế phụ có chứa quan hệ từ diễn đạt quan hệ nguyên nhân như vì, do, tai, boi, nhờ Trong loại câu ghép này, ở vế chính có thể xuất hiện các từ "(cho) nên", "mà" diễn đạt quan hệ — hệ quả, khi vế chính đứng sau
Ví dụ:
Trang 20
Cau ghép lién hop Cau ghép chinh phu sự hỗ trợ của các từ ngữ nghịch đối khác (không, chưa, chẳng ), trong những trường hợp này, nà, còn có thể thay được bằng "và" (xem phần trên)
Ví dụ:
— Tôi thích bóng đá mà bạn Ciáp thì lại thích bóng chuyền (không tương phản) — Tôi làm bài tập, còn bạn Giáp thì đang viết thư (không tương phản) — Tôi thích bóng đá, còn bạn Giáp thì không (tương phản) — Tôi thích bóng đá, nhưng bạn Giáp lại thích bóng chuyền (tương phản) “Nf
Câu ghép dùng quan hé tu "ma" va "nhưng" có khi khác nhau rất tế nhị Trước hết, nhìn chung có thể thấy rằng từ "mà" thường được dùng nhiều hơn với mức độ tương phản thấp (không kể trường hợp "mà" diễn đạt quan hệ bổ sung là chủ yếu, có thể thay được bằng "và" như đã nói ở phần trên) Hệ quả là ở nơi nào cần có sự phân biệt thì từ "ma" được dùng thiên về cảm tính hơn, còn từ "nhưng" thì thiên về lí tính, mặc dù mức độ tương phản không khác nhau
Đối chiếu các ví dụ sau đây:
— Troi tối rồi mà họ vẫn còn đá bóng (tương phản thấp)
— Chúng tôi đã khuyên bảo nhiều lần mà cháu vẫn không nghe (thiên về cảm tính) — Chúng tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng người đó vân không nghe (thiên về lí tính)
1.3 Dùng quan hệ từ "rồi”:
Loại câu này dùng để diễn đạt quan hệ thời gian nối tiếp (liên tục hoặc gián cách) của các sự việc nêu ở các vế trong câu ghép
Ví dụ:
— Anh di thắng gặp một cái ngã ba rồi
— Nhờ thời tiết tốt (cho) nên mùa màng bội thu — Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu — Nhờ thời tiết tốt, mùa màng bội thu * Luu y:
a Trong kiểu câu này, khi vế phụ đứng trước vế chính thì sẽ tạo ra quan hệ — hệ quả như ở các ví dụ nêu trên
Nếu trật tự trên thay đổi ngược lại, tức là vế chính đứng trước vế phụ thì sẽ tạo ra quan hệ sự việc — nguyên nhân và không được dùng các từ "(cho) nên, mà” đứng đầu vế chính
nữa (ngoại trừ trường hợp dùng từ cổ "sở di") Chăng hạn như trong ví dụ nêu trên, nếu đưa vế chính lên trước vế phụ thì câu sẽ có dạng: Mùa màng bội thu (là) nhờ thời tiết tot
Với từ "sở dĩ” thì trật tự bao giờ cũng là vế chính đứng trước, vế phụ đứng sau: Sở đĩ nó thi hỏng (là) vì nó không chăm học
b Từ ở đầu vế chính có thể là nên, cho nên, mà Các từ "(cho) nên” thường được dùng khi cần diễn đạt mối quan hệ nặng về lí tính, từ "mà" thường được dùng khi cần diễn đạt mối quan hệ có màu sắc cảm tính, thường là sự đánh giá về cái hệ quả cần diễn đạt (đánh giá tích cực hoặc tiêu cực) Ví dụ: Vì con hư mà cha mẹ khổ
2 Câu ghép điều kiện/g1ả thiết:
Là câu ghép chính phụ mà ở đầu vế phụ có chứa các quan hệ từ nhu néu, hé, mién (Id), giá trong loại câu này, ở đầu vế chính có thể xuất hiện từ "thì" diễn đạt quan hệ — hệ quả, khi vế chính đứng sau
Ví dụ:
— Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được — Nếu mai trời nắng, mình sẽ đến cậu chơi
* Luu y:
a Trong kiểu câu này, khi vế phụ đứng trước
Trang 21
Cau ghép lién hop Cau ghép chinh phu
anh rế trái (liên tục)
— Bạn cứ làm như thế, rồi hôm nào rối tôi sẽ chỉ cho mà làm tiếp (gián cách) — Bạn cứ làm như thế, rồi tôi sẽ chỉ cho mà làm tiếp (không rõ liên tục hay gián cách)
1.4 Dùng quan hệ từ "hay":
Loại câu này dùng để diễn đạt sự lựa chọn giữa các sự việc nêu ở các vế trong câu ghép, và về thực chất quan hệ giữa hai vế ở đây là quan hệ bổ sung Như vậy có thể gọi quan hệ giữa hai vế của câu chép dung quan hệ từ "hay" la quan hé bổ sung — lựa chọn Ví dụ: — Mình đọc hay tôi đọc — lôi di trước, hay (là) anh ải trước ải vậy 2 Câu ghép qua lại: Là câu ghép liên hợp dùng các cặp phụ
từ hô ứng ở mỗi vế để nối kết hai vế câu (ít có trường hợp hơn hai vế câu) lại với nhau; ngoài ra cũng có trường hợp một vế chứa phụ từ "đang" và một vế chứa quan hệ từ "thì" Khi sử dụng loại câu này, người nói cho rằng hai sự việc được diễn đạt trong hai vế của câu có quan hệ qua lại hô ứng với nhau, tức là hai sự
việc không hẳn là ngang hàng và tách bạch với nhau như ở câu ghép bình đẳng mà chúng cũng không hẳn là lệ thuộc một chiều như ở câu ghép chính phụ Có thể thấy đây là hiện tượng phụ thuộc hai chiêu khiến cho mỗi vế câu vừa có tư cách phụ thuộc vào vế kia, lại vừa có tư cách ngang hàng với vế kia Trong cách dùng như vậy thì không sự việc nào là cảnh huống của sự việc nào, và hai sự việc cũng không giản đơn là ngang hàng nhau Nội dung mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép qua lại khá phức tạp và nhìn chung sắn bó chặt chẽ với nội dung
vế chính thì sẽ tạo ra quan hệ điều kiện/giả thiết — hệ quả như trong các ví dụ nêu trên Nếu trật tự đó thay đổi ngược lại, tức là vế chính đứng trước thì sẽ tạo ra quan hệ sự việc - điều kiện/giả thiết, và trong trường hợp này không được dùng từ "thì" đứng đầu vế chính nữa Chẳng hạn như trong ví dụ nêu trên, nếu vế chính được đưa lên trước vế phụ thì câu sẽ có dạng: Còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được, nếu cụ chỉ cho vay một đồng
Các từ hế thì thường được dùng khi sự việc là điều kiện được lặp đi lặp lại nhiều lan Vi du: Hé trời mưa to thì con đường này ngập nước
b Ngoài cách biểu thị quan hệ điều kiện — hệ
quả, kiểu câu ghép có quan hệ từ nết thì với trật tự vế phụ (vế được dẫn nhập bằng "nếu") đứng trước còn được dùng diễn đạt quan hệ đối chiếu Ví dụ:
— Nếu tỉnh anh có nhiều mía thì tỉnh tôi có nhiều dừa
3 Câu ghép nhượng bộ:
Là câu ghép chính phụ mà ở đầu vế phụ có chứa các quan hệ từ phụ thuộc chỉ sự nhượng bộ fuy, mặc dầu, dù , vế phụ chỉ sự việc làm cơ sở đối chiếu trong quan hệ với sự việc nêu ở vế chính Nếu vế chính đứng sau vế phụ thì ở đầu vế chính có thể xuất hiện một trong những từ nhưng (mà), mà chỉ quan hệ tương phản hay nghịch đối Quan hệ giữa hai vế câu này được gọi chung là quan hệ tương phản (hay nghịch đối) Trong hai vế câu thì vế phụ chỉ ý "nhượng bộ”, tức là nêu sự việc "nghịch đối âm tính", còn vế chính nêu sự việc "nghịch đối dương tính” Theo đó, vế phụ sẽ được gọi là vế chỉ sự "nhượng bộ”, vế chính là vế chỉ sự "tương phản” hay "nghịch đối" Sự phân biệt vế phụ với vế chính ở đây là căn cứ vào kiểu quan hệ từ: các từ "tuy, mặc dầu, dù” được coi là những quan hệ từ phụ thuộc và được dùng ở đầu vế phụ chỉ sự
Trang 22
Cau ghép lién hop Cau ghép chinh phu mệnh đề của các vế câu (tức là nội dung | nhượng bộ
có được do các thực từ chứa trong mỗi vế câu) Các cặp từ hô ứng thường được dùng là: vid vua vừa (mới) đã mới (vừa) đã chưa đá đang thì không có đá”) con (dang)/dang (con) dd con CON càng càng chẳng những lđã (mà) còn đại từ phiếm định đại từ xác định * Luu y:
a Mỗi vế câu phải là một kết cấu chủ — vị b Nếu cả hai phụ từ đều đứng sau chủ ngữ thì coi là câu đơn có vị ngữ là tổ hợp
từ có quan hệ qua lại Ví dụ: Họ vừa ải vừa hát
c Nếu có một tổ hợp từ không phải kết cấu chủ - vị và có phụ từ "vừa" dẫn đầu và đứng đầu câu thì tổ hợp từ chứa phụ từ đó là thành phần phụ trạng ngữ của câu Ví dụ: Vừa đi, họ vừa hát 2.1 Dùng cặp phụ từ vừa vừa: Loại câu này diễn đạt hai kiểu quan hệ thoi gian:
a Quan hệ thời gian đồng thời (cùng lúc), tức là hai sự việc nêu ở hai vế câu chép cùng song song diễn ra trong thời gian, hoặc cùng tiếp diễn hoặc cùng kết thúc (cùng hoàn thành) Ví dụ: Họ vừa di, ho via hat
b Quan hệ thời gian nối tiếp đúng lúc, nghĩa là sự việc nêu ở vế trước kết thúc đúng vào lúc sự việc sau bắt đầu (thoạt nhìn có vẻ giống việc dùng cặp phụ từ
So sánh những ví dụ sau:
— Tuy tôi đã nói nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe lời
— Tuy tôi đã nói nhiều lần mà nó vẫn không nghe lời
— Tuy tôi đã nói nhiều lần, nó van không nghe lời
Hoặc: Dù ai nói nga nói nghiêng - Lòng ta vẫn vững như kiêng ba chân
* Luu y:
Khi vế phụ đứng trước vế chính thi sé tao ra quan hệ nhượng bộ — tương phản như trong các ví dụ nêu trên
Khi vế chính đứng trước vế phụ thì sẽ tạo ra quan hệ sự việc — nhượng bộ, và không được dùng các quan hệ từ nghịch đối mà, nhưng (mà) ở đầu vế chính nữa Chẳng hạn như với
các ví dụ nêu trên, nếu vế chính được đưa lên trước vế phụ thì câu sẽ có dạng:
— Nó vẫn không nghe lời, tuy tôi đã nó nhiều lần
— Lòng ta vẫn vững, dù ai nói ngả nói nghiêng Tuy không có quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản, những ví dụ vừa nêu vẫn được coi là những câu ghép nhượng bộ — tương phản, vì có chứa các quan hệ từ phụ thuộc chỉ quan hệ nhượng bộ
Nhưng ví dụ sau đây sẽ được coi là câu ghép liên hợp sử dụng quan hệ từ bình đăng hàm chứa quan hệ tương phản: Tôi đế nói nhiều lân, nhưng nó vẫn không chịu nghe lời 4 Câu phép mục đích:
Trang 23Cau ghép lién hop Cau ghép chinh phu
z s
mới đ, nhưng thật ra là khác nhau) Sự khác nhau giữa cặp vừa vừa và cặp mới đã không phải chỉ trong cách diễn đạt thời gian đồng thời và thời gian nối tiếp đúng lúc, mà còn ở thể trạng của các sự việc (phạm trù ngữ pháp "thể") Trong
trường hợp thứ nhất, hai sự việc nêu ở hai vế câu đều (đồng thời) cùng tiếp diễn hoặc (đồng thời) cùng kết thúc; trong trường hợp thứ hai, sự việc nêu ở vế câu thứ nhất đã kết thúc, sự việc ở vế câu thứ hai hoặc mới bắt đầu, nhưng chưa kết thúc hoặc mới bắt đầu và kết thúc ngay (đối với những sự việc không kéo dài trong thời gian như vố, gấy, nổ ) Ví dụ: — Chúng tôi vừa đến, (thì) xe vừa chạy — Tôi vừa ngôi xuống, (thì) cái ghế vừa
gay
— Bac si thi y viia dén, (thi) con vat vita chét
Khi có tir thi phai bo dau phẩy, ta sẽ có
những dạng câu tương đương (không dùng từ vừa):
— Chúng tôi vừa đến thì xe chạy — Tôi vừa ngồi xuống thì cái ghế gấy — Bác sĩ thú y vừa đến thì con vật chết 2.2 Dùng cặp phụ từ vừa (mới) đá: Loại câu này diễn đạt quan hệ thời gian nối tiếp chập mối giữa hai vế câu theo kiểu sự việc nêu ở vế trước kết thúc và sự việc nêu ở vế sau xuất hiện ngay trước khi sự việc nêu ở vế trước kết thúc Do vậy, nhìn chung thực thể tham gia sự việc nêu ở vế trước không kịp tham dự vào hoặc đối xử với sự việc nêu ở vế sau Từ đđ ở đây hàm chứa sự đánh giá của người nói đối với sự việc nêu ở vế câu chứa nó: cho là sự việc đó xảy ra "sớm” (hơn mong muốn hoặc dự kiến), một thứ thời gian tâm lí Ví dụ:
— Để họ đến kịp giờ, chúng ta dua xe di đón vậy
* Luu y:
a Khi vế phụ đứng trước thì sẽ tạo ra quan hệ mục đích — sự việc như trong các ví dụ trên, nếu vế chính được đưa lên trước vế phụ thì câu sẽ có dạng: Chúng ta dua xe di don dé ho dén kip gio
b Thay vì quan hệ từ để có thể dùng từ muốn, tuy nhiên từ muốn còn rõ nghĩa từ vựng của một động từ, nó không có tư cách một quan hệ từ Vì vậy, phần câu chứa uốn là thành phần trạng ngữ (chỉ cảnh huống nói chung) của kết cấu chủ — vị đứng sau, chứ không phải là vế phụ trong câu ghép chính phụ Khi chuyển phần câu chứa rmuốn về phía sau kết cấu chủ - vị thì trong nhiều trường hợp phải thêm nếu vào trước mwốn Điều này khó thực hiện đối với từ để ở vị trí
tương tự
Đối chiếu các ví dụ sau đây:
— Muốn họ đến kịp giờ thì ching ta dua xe di đón
— Ching ta đưa xe đi đón, nếu muốn họ đến kip gid
Phần câu "nếu muốn họ đến kịp giờ” cũng là thành phần phụ trạng ngữ của câu chứ không phải là một vế phụ trong câu ghép chính phụ, vì trước muốn không có từ làm chủ ngữ Kết cấu chủ - vị "họ đến kịp giờ" là bổ ngữ của muốn
Trang 24
Cau ghép lién hop Cau ghép chinh phu
— Chúng tôi vừa (mới) đến, (thì) xe đã chạy — Bác sĩ thú y vừa (mới) đến, (thì) con vat đã chết
— Các chiến sĩ công binh vừa (mới) tới nơi, (thì) quả mìn đã nổ
2.3 Dùng cặp phụ từ mới đá:
Loại câu này diễn đạt quan hệ thời gian giữa hai sự việc nêu ở các vế câu theo kiểu sự việc nêu ở vế trước đang bắt đầu (chưa kết thúc) thì sự việc nêu ở vế sau xuất hiện Từ mới ở đây hiểu là "mới bắt dau", con từ đZ thì hàm chứa ý đánh giá là sự việc nêu trong vế câu chứa nó xảy ra "sớm" (hơn mong muốn) của người nói (thời g1an tâm lí)
na TT
Quan hệ thời gian ở đây là quan hệ "thời điểm bắt đầu - nối tiếp", tức là sự việc trước đang bắt đầu thì sự việc sau xuất hiện (có thể kết thúc hoặc chưa kết thúc) khiến cho sự việc nêu ở vế trước phải dừng lại (mặc dù chưa kết thúc) Ví dụ: — Người lạ mặt mới hỏi vài câu, cậu bé đã khóc — Họ mới đến thì xe đã chạy mất — Xe mới chạy đến đây lốp đã nổ 2.4 Dùng cặp phụ từ chưa đá:
Loại câu này diễn đạt mối quan hệ thời gian giữa hai vế câu theo kiểu sự việc nêu ở vế trước không kịp bắt đầu thực hiện thì sự việc nêu ở vế sau xuất hiện rồi và được người nói đánh giá là xuất hiện "sớm” Vì vậy, mối quan hệ giữa hai vế ở đây là quan hệ nghịch đối về thời gian, gọi tắt là quan hệ "thời gian — nghịch đối" (muộn — sớm) Ví dụ:
— Tôi chưa nói gì, đứa bé đã khóc — Bọn trẻ chưa kịp xì hơi, quả bóng đã nổ — Quả chưa chín, trẻ con đã vặt sạch 2.5 Dùng phụ từ đzng và quan hé ti thi: Loại này diễn đạt quan hệ thời gian giữa
Trang 25
Cau ghép lién hop Cau ghép chinh phu
hai vế theo kiểu sự việc nêu ở vế trước nằm trong quá trình tiếp diễn thì sự việc nêu ở vế sau bất ngờ xuất hiện và cắt ngang sự việc nêu ở vế trước Theo đó có thể gọi kiểu quan hệ thời gian này là quan hệ nối tiếp đột xuất cắt ngang Ví dụ: — Tôi đang đứng chờ xe thì một cậu bạn chạy đến — Xe đang chạy thì lốp xe bị bẹp - Giáp đang ngồi thì (bỗng dưng) chiếc chế sấy 2.6 Dùng cặp phụ từ còn (đang) đã: Loại này diễn đạt quan hệ giữa hai vế theo kiểu sự việc nêu ở vế trước chưa kết thúc thì sự việc nêu ở vế sau xuất hiện, nhưng không làm gián đoạn sự việc nêu ở vế trước Cùng với còn (đang), có thể dùng đang, đang (còn) Mối quan hệ thời gian này có thể gọi là quan hệ nối tiếp đột xuất không cắt nhau Ví dụ:
— Mọi người còn (đang) tắm dưới sông thì Giáp đã lên bờ — Mọi người còn (đang) tắm dưới sông, Giáp đã lên bờ — Mọi người còn tắm dưới sông, Giáp đã lên bờ — Mọi người đang (còn) tắm dưới sông, Giáp đã lên bờ Tiết 155 TẬP LÀM VĂN HỢP ĐỒNG A Kết quả cần dat
1 Kiến thức: Nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống
Trang 262 Tích hợp với các văn bản Văn và các bai tiếng Việt đã học 3 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hành chính
B Thiết kế bỏi day — hoc
Hoạt động 1 Ộ
XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN HỢP ĐỒNG
+ GV yêu cầu HS tìm hiểu văn bản mẫu trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1 Tại sao cần phải có hợp đồng?
2 Hợp đồng øshi lại những nội dung gi? 3 Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
4 Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1 Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật
2 Hợp đồng ghi lại những nội dung cu thể do hai bên kí hợp đồng đã thoả thuận với nhau
3 Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật
4 Các hợp đồng thường gặp: hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng xây dựng, hợp đồng
đào tạo, hợp đồng chuyền nhượng
Hoạt động 2 Ộ
CÁCH LÀM HỢP ĐÔNG
+ GV gợi dẫn Hồ trả lời các câu hỏi:
1 Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? 2 Phần nội dung của hợp đồng gồm những mục nào? 3 Phần kết thúc hợp đồng gồm những mục nào? 4 Lời văn trong hợp đồng ra sao?
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời: 1 Phần mở đầu gồm:
— Quốc hiệu, tên hợp đồng
— Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng
— Thời gian, địa điểm kí hợp đồng
— Đơn vị, cá nhân, chức danh, địa chỉ của hai bên tham gia kí hợp đồng 2 Phần nội dung gồm:
— Các điều khoản cu thé
— Cam kết của hai bên kí hợp đồng
Trang 273 Phần két thúc: Đại diện cua hai bên kí hợp đồng kí và đóng dấu 4 Lời văn phải chính xác, rõ ràng, chặt chế; không chung chung mơ hồ + GV chỉ định I HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK Hoạt động 3 HUONG DAN LUYEN TAP Mau: UBND tinh CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ XƯỞNG VÀ KHO BÃI
Hôm nay, ngày tháng năm Bên cho thuê nhà xưởng:
— Chu sở hữu:
— Ngày tháng năm sinh: — CMND số:
— Thuong tru tai:
- Điện thoại: Fax: (Gọi tắt là bên A) Bên thuê nhà xưởng: — Tên giao dịch: — Dai dién là: - Chức vụ: - Địa chỉ: — Tài khoản số: — Điện thoại: Fax: (Gọi tắt là bên B)
Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên đồng ý kí két hợp đồng thuê nhà xưởng và kho bãi với nội dung như sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng
1.1 Bên A đồng ý cho thuê và bên B đồng ý thuê phần diện tích nhà xưởng và kho bãi nằm trên diện tích đất 1.000 m thuộc chủ quyền của bên A tại
1.2 Mục đích thuê: dùng làm xưởng sản xuất Điều 2: Thời hạn của hợp đồng
2.1 Thời hạn thuê nhà xưởng là 20 năm, được tính từ ngày 1-1-2005 đến hết ngày 1-1-2025
Trang 282.2 Khi hết hạn hợp đồng, hai bên sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để thoả thuận gia hạn hoặc thanh lí hợp đồng
2.3 Trường hợp một trong hai bên ngừng hợp đồng trước thời hạn đã thoả thuận thì phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 tháng
2.4 Trường hợp cả hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì bên A có trách nhiệm hoàn lại số tiền mà bên B đã trả trước (nếu có) sau khi đã trừ tiền thuê nhà xưởng thực tế; bên B được nhận lại toàn bộ trang thiết bị, máy móc đã lắp đặt để sản xuất
(có biên bản đính kèm)
Điều 3: Giá cả và phương thức thanh toán
3.1 Giá thuê nhà là: 1.000.000đ/mˆ/tháng (một triệu đồng chắn) 3.2 Phương thức trả: - Bên B phải trả trước cho bên A 05 năm tiền thuê nhà là: 1.000.000đ x 05 năm = 5.000.000đ (năm triệu đồng chắn) - Tiền thuê nhà được trả 05 năm/01 lần vào ngày mùng 05 tháng 01 của các năm 2005, 2010, 2015, 2020
- Bên A có trách nhiệm cung cấp hoá đơn cho bên B
Điều 4: Trách nhiệm của hai bên
4.1 Trách nhiệm của bên A:
- Bên A cam kết bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn, hợp pháp và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để bên B sử dụng mặt bằng có hiệu quả
- Bên A bàn giao toàn bộ các trang thiết bị, đồ dùng hiện có như đã thoả thuận ngay sau khi kí hợp đồng này (có biên bản bàn giao và phụ lục liệt kê đính kèm)
- Bên A cam kết cấu trúc của nhà xưởng được xây dựng là chắc chắn, nếu trong quá
trình sử dụng có xảy ra sự cố gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của bên B thì bên A sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm
- Bên A chịu trách nhiệm thanh toán tiền thuế cho thuê nhà xưởng với cơ quan thuế 4.2 Trách nhiệm của bên B:
- Sử dụng nhà xưởng đúng mục đích thuê, khi cần sửa chữa, cải tạo cho phù hợp với
yêu cầu sản xuất; nhất thiết phải được sự đồng ý của bên A
— Có trách nhiệm bảo quản cơ sở vật chất của bên A (theo biên bản bàn giao) và các trang thiết bị mới lắp đặt của bên B
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình
— Thanh toán các khoản chỉ phí phát sinh trong kinh doanh (ngoài tiền thuê nhà xưởng đã ghi ở Điều 3) như tiền điện, nước, điện thoại, thuế kinh doanh đầy đủ và đúng thời han
Điều 5: Cam kết chung
Sau khi bên B được các cơ quan chức năng cho phép đặt xưởng sản xuất tại địa điểm như đã ghi tại Điều 1 trên đây, bên B cam kết vẫn thực hiện các điều khoản đã kí với "Hợp đồng nguyên tắc về gia công đặt hàng" được lập tại Phòng Công chứng Nhà nước tỉnh
Trang 29Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã nêu trong hợp đồng; nếu có xây ra
tranh chấp hoặc có một bên vi phạm hợp đồng thì hai bên sẽ giải quyết thông qua thương
lượng Trong trường hợp không tự giải quyết được thì sẽ đưa vụ việc ra giải quyết tại toà án
nhân dân tỉnh Quyết định của toà án là quyết định cuối cùng mà hai bên phải chấp hành Mọi phí tổn sẽ do bên có lỗi chịu trách nhiệm thanh toán theo luật định
Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi hai bên kí kết và được Phòng Công chứng Nhà nước tỉnh chứng nhận Hợp đồng này được lập thành 03 bản bằng tiếng Việt, có giá trị
pháp lí như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản lưu tại Phòng Công chứng theo quy định Tỉnh , ngày tháng năm 2005
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Kí tên và đóng dấu) (Kí tên và đóng dấu)
Trang 30TUẦN Z2 BAI 31 Tiét 156 VAN HOC
CON CHO BAC
(Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang da)
G.V Lan-don
A Két qua cGn dat
1 Kiến thức: Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-đơn khi viết về những con chó, qua đó, bồi dưỡng cho HS tình thương yêu loài vật
2 Tích hợp với các bài văn đã học viết về loài vật: Chó sói và cửu non (lớp 9), Bài học đường đời đầu tiên (lớp 6), Nhớ rừng (lớp 8) ; với phần Tiếng
Việt ở tiết Kiểm tra, với phần Tập làm văn ở bài Luyện viết Hợp đồng và
Chương trình địa phương
3 Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật những con chó, đặc biệt là con chó Bấc của nhà văn Mĩ: Lân-đơn
4 Chuẩn bị của thầy trò: Chân dung Lân-đơn phóng to, tiểu thuyết Tiếng
goi nơi hoang đã, tranh minh hoạ chó Bấc
B Thiết kế bỏi day — hoc
Hoạt dong 1
TO CHUC KIEM TRA BAI CU
(Hình thức : vấn đáp)
1 Nhận xét khái quát về diễn biến tình cảm và tâm trạng của ba nhân vật: XI-mông, Blăng-sốt và Phi-líp
2 Vì sao bác Phi-líp nhận làm bố của X1-mông?
3 Qua câu chuyện, cần rút ra bài học gi về cách đối xử với bạn bè, nhất là với những bạn không may, cơ nhỡ hoặc bất hạnh?
4 Có thé cho HS minh hoa theo trí tưởng tượng chân dung của 1 trong 3 nhân vật chính trong 1 phút; 3 Hồ lên bảng hoặc thực hiện trên phim trong ŒV
cùng HS nhận xét, bình phẩm
Trang 31_ Hoat dong 2
DAN VAO BAI MOI
1 Theo mục II 3 (SGV), gidi thiéu vé Giac Lan—don (1876 — 1916) — nhà van Mi, may nét cudc doi va su nghiép sang tac
Tóm tắt ngắn gọn nội dung tiéu thuyết Tiếng gọi nơi hoang đã (1903), kết
quả của chuyến đi theo những người tìm vàng tận miền Cllan- đai- cơ (Ca- na-đa) theo SGK; kết hợp với việc cho HS xem chân dung tác giả và cuốn sách Tiếng soi nơi hoang đã
2 Đàm thoại nhỏ:
+ GV hỏi: Kể tên những văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS viết về loài vật
+ HS nêu tên văn bản và tác giả
+ GV bổ sung và hỏi tiếp: Điểm chung và riêng trong nghệ thuật miêu tả
các nhân vật ở từng văn bản đã học là gi? + HS so sánh, nhận xét, trả lời
+ GV bổ sung, chuyển dẫn: đặc điểm chung trong các văn bản đó là để
miêu tả loài vật, các tác giả đều sử dụng ghệ thuật nhân hoá, những điểm riêng là ở các mức độ khác nhau, là việc sử dụng ngôi kể, tả khác nhau Điều đó, một lần nữa được thể hiện trong đoạn trích học hôm nay
+ GV hỏi: Kể tên một tác giả và tác phẩm thuộc nền văn học Mĩ mà em đã
học ở lớp dưới
+ HS kể tên tác giả, tác phẩm
+ GV nói lời chuyển: Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn
xuất sắc Năm lớp 8, chúng ta đã được làm quen với kiệt tác Chiếc lá cuối cùng
của 0 Hen- ri, nha van Mi thé ki XIX thi gid đây ta đến với G Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang đã lấy đề tài cuộc sống của những ngươi đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Ca-na-đa) với nhân vật trung tâm: con chó Bấc
_—_ Hoạt động 3
HƯỚNG DẦN ĐỌC - HIẾU KHÁI QUÁT
1 Đọc - kể:
+ GV nêu yêu cầu đọc — kể tóm tắt: thể hiện giao lưu tình cảm giữa người
và chó, chó và người nồng nàn, đầy yêu thương + 3—4 HS đọc, kể tóm tắt; GV và HS nhận xét
2 Giải thích từ khó: chọn theo các chú thích trong SGK
3 Thể loại: tiểu thuyết gồm 7 chương
Đoạn trích từ chương 6: Tình yêu thương đối với một con người (Nguyễn Công Ái và Vũ Tuấn Phương dịch)
Trang 324 Bố cục: 3 đoạn a Đoạn 1: mở đầu
b Đoạn 2: tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc
c Đoạn 3 —- 4— 5: Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn
+ GV hỏi: Nội dung chủ yếu của đoạn văn là nói về tình cảm của nhân vật nào? Vì sao có cách sắp xếp bố cục như vậy?
+ HS nhận xét, trả lời s Định hướng:
Nội dung chủ yếu của đoạn văn, như đầu bài đã chỉ rõ là muốn miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với chủ Nhưng trước đó, sau đoạn mở đầu, tác giả lại dùng một đoạn nói về tình cảm của chủ với Bấc Đó là một dụng ý nghệ thuật Bởi đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình cảm đặc biệt của chó VỚI IĐƯỜI
_ Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 1 Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc
+ GV nói lời dẫn: Thoóc-tơn, không phải là chủ đầu tiên của Bấc Trước anh, Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ, cô cậu chủ g1àu có và cũng nhân hậu như nhà thẩm phán Mi-lơ rồi bị bắt cóc, bị mua đi, bán lại cho những ông chủ khô khan hoặc tàn bạo để giúp việc tìm vàng ở miền Bắc Mi lạnh giá (Pê- rôn, Phơ-răng xoa, anh chàng người lai Ê-cốt, gã mặc áo thun đỏ với cái dùi cui đáng sợ, ) Những chỉ có riêng Thoóc-tơn với bản tính nhân hậu hiếm có, chẳng những đã cứu sống Bấc, mua lại Bấc, đối xử với Bấc thật tận tình, khả ái cho đến khi anh qua đời Tác giả đã chứng minh anh không chỉ là ân nhân cứu mạng mà còn là ông chủ lí tưởng của Bấc như thế nào?
+ HS đọc đoạn 2, kiếm tim chỉ tiết, dẫn chứng, phát biểu
+ GV hỏi: Nói Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc có quá đáng không? Vì sao?
+ HS phân tích, kết luận s Định hướng:
— Thoóc-tơn đối xử với những con chó kéo xe của anh, đặc biệt với Bấc như thể với những đứa con đẻ của anh Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh xem chúng như người, như bạn bè, như người thân của anh, cùng làm
việc, cùng chịu đựng gian khổ để đạt mục đích cuộc đời Trong khi các ông
chủ khác, các đồng nghiệp tìm vàng chăm sóc chó chỉ vì nghĩa vụ (đã nuôi thì phải chăm sóc) và vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận: đó chính là một trong những công cụ đắc lực để tìm vàng nơi tuyết băng lạnh giá (kéo xe trượt tuyết) Thoóc-tơn thật là một ông chủ lí tưởng
Trang 33— Nhiing biéu hién tinh cam của Thoóc-tơn:
Chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào không biết chán như là với con mình; tim chat lấy đầu Bấc, đẩy tới, đẩy lui, khe khẽ thốt lên những tiếng rủa yêu rủ ri, âu yếm như lời nựng con của những ông bố, bà mẹ hiền vô cùng thương yêu con mình
+ GV hỏi: Phân tích câu nói của Thoóc-tơn với Bấc + HS phân tích, phát biểu
s Định hướng:
Câu nói: Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy! Thể hiện tình cảm ngạc nhiên, yêu thương vô hạn, nồng nàn của một ông chủ đối với con chó quý của mình Cao hơn thế, thể hiện tình cảm của một con người đối với bạn bè thân
thiết, của một người cha đang yêu thương, vỗ về, khám phá ra đứa con mình
sao có thể thông minh, tình cảm và đáng yêu đến thế!
Tình cảm và cách đối xử đặc biệt ấy của ông chủ — người cha — người bạn Thoóc-tơn sẽ được đền đáp xứng đáng Bởi vì Bấc đặc biệt tỉnh khôn và cũng đặc biệt nghĩa tình, tất nhiên là qua các biểu hiện, suy luận và tưởng tượng, nhân hoá của nhà văn
2 Tinh cam cua Bac voi Thooc-ton + HS doc doan 1
+ GV hỏi: Trong đoạn đầu, tác giả có ý so sánh những ngày Bấc sống
trong gia đình ông thẩm phán Mi-lơ để làm gi? + HS phân tích, suy luận, phát biểu
s Định hướng:
— So sánh, nhớ lại để làm nổi bật tình cảm hiện tại của Bấc đối với
Thoóc-tơn Với Bấc, đó là những ngày sống an nhàn những chẳng có gì đặc biệt Ông bà và cô cậu chủ chỉ là những người chủ giàu có, sang trong, bệ vệ và bình thường Bấc cảm thấy ngang hàng với họ Nhưng với Thoóc-tơn thì khác han: Tình thương yêu thực sự nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy, ton thờ và cuồng
nhiệt Tình cảm ấy tại sao lại có và biểu hiện như thế nào? Trả lời câu hỏi đầu tiên đã có ở mục tìm hiểu trên Còn câu hỏi dưới, chúng ta tiếp tục quan sát
những biểu hiện của tình cảm đặc biệt ấy của Bấc trong sự so sánh với tình cảm của Xơ-kít và Ních, những con chó khác trong bầy chó kéo xe của Thoóc-tơn
+ GVgiao việc: HS so sánh cách biểu hiện tình cảm với chủ của Xơ-kít, Ních và Bấc, nhận xét
Trang 34¢ Dinh huoéng:
Tên chó Những biểu hiện tình cảm Nhận xét Xơ-kít Thọc mũi vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi | Nũng nịu, vì vốn là một
hích, hích mãi cho đến khi được võ về cô ả chó Đơn giản, đơn điệu
Ních Chồm lên, tì cái đầu to tướng lên đầu gối | Mạnh mẽ nhưng cũng Thoóc-tơn đơn giản, đơn điệu và có
phần suồng sã
Bấc — Tỏ tình cảm, sung sướng, ngây ngất mỗi khi |— Tình cảm rất phong
được chủ ôm đầu rủ ri rủa yêu: bật vùng đậy, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt ra lời, cứ như vật đứng yên bằng hai chân trong tư thế bất động khoái cảm vo tan
- Há miệng cắn vờ vào tay, ép mạnh răng vào tay chủ như là cử chỉ vuốt ve đầy thương mến — Không săn đón mà tôn thờ chủ một cách toàn tâm toàn ý, thiêng liêng, sùng kính, hết lòng hết sức bảo vệ Khi thì nằm phục dưới chân chủ hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn mặt chủ, chăm chú quan sát từng nét nhỏ thay đổi trên khuôn mặt chủ; khi lại nằm xa hơn một quãng quan sát từng cử động nhỏ của chủ Và mối g1ao cảm không lời giữa người và chủ bộc lộ qua đôi mắt ngời lên và toả rạng
— Sợ ám ảnh bị mất Thoóc-tơn, anh sẽ đột ngột biến mất khỏi cuộc đời nó như những ông chủ trước đó (và sự thật đúng như thế, chỉ ít lâu sau, khi Bấc mải bỏ đi theo bạn tình mấy hôm, trở về lều thì Thoóc-tơn đã bị chết thảm) Giữa đêm, nó vùng dậy trườn qua cái lạnh giá đến đứng trước lều lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ
phú và đặc biệt sâu sắc vừa thương yêu, vừa tôn thờ vừa kính ngưỡng, biết ơn, thần phục tuyệt đối — Bấc quả có một tâm hồn khác và hơn hẳn những con chó khác — Tất nhiên không phải đối với chủ nào Bấc cũng có thái độ, tình cảm như vay Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP
1 So sánh với Bài học đường đời đầu tiên và Chó sói và cừu non của La
Phông-ten để thấy được nghệ thuật nhân hoá của Giắc Lân-đơn?
Trang 35độ hơn Qua lời người kể chuyện, con chó Bấc dường như có tâm hồn, có suy nghĩ, nhưng vẫn không biến thành một gã, một anh Bấc mà vẫn là con chó Bấc chỉ rất tinh khôn và đặc biệt hơn mà thôi Dường như nó cười, họng nó rung rung như muốn nói, nó như cảm thấy một tình thương, tưởng như quả tim rời khỏi lồng ngực, Bấc có thể bị ám ảnh nỗi sợ, Bấc còn nằm mơ Nhà văn vẫn đứng ngoài quan sắt, tưởng tượng và miêu tả chứ không nhập han vào nhân vat, đóng vai nhân vật Nghĩa là giữa nhân vật và tác giả vẫn có một khoảng cách không nhỏ Tuy nhiên câu chuyện vẫn rất sinh động, hấp dẫn bởi hiểu biết đồi đào, cặn kẽ về cảnh và người, vật và công việc tìm vàng, bởi sức tưởng tượng rất phong phú của tác g1ả khi miêu tả đối tượng.)
2 Qua câu chuyện con chó Bấc và ông chủ Thoóc-tơn, em có thể rút ra cho bản thân tình cảm và cách ứng xử như thế nào đối với những con vật nuôi trong nhà?
3 Đọc lại và suy nghĩ nội dung Ghi nho trong SGK
4 Dựa vào nội dung đoạn trích, tưởng tượng và kể về một cuộc trò chuyện giữa Bấc và Thoóc-tơn sau một ngày làm việc vat va
5 Đọc tham khảo:
NHỮNG TÌNH CẢM TUYỆT VỜI TỪ "TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ' (*)
Trong đoạn trích Con chó Bấc, chính tình yêu thương đặc biệt của ông chủ lí tưởng
Giơn Thc-tơn đã cảm hố và chuyển hoá tận đáy tâm hồn con chó Bấc, dẫn đến tình cảm nồng cháy vừa kính yêu vừa tôn thờ của Bấc đối với Giôn Nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn, tài quan sát thật tinh tế, hiểu biết vô cùng sâu sắc về đời sống, tập tính của loài
chó chuyên kéo xe trượt phục vụ những người di tìm vàng ở Bắc Mĩ, trí tưởng tượng phong phú khi diễn tả thái độ, tình cảm, tâm trạng của con chó Bấc đối với con người
Nhưng trước khi tìm hiểu kĩ hơn đoạn trích, chúng ta hãy nói qua vài nét sơ lược về tác giả Giắc Lân-đơn và tác phẩm lừng danh Tiếng gọi nơi hoang dã
Giắc Lân-đơn (1876 - 1916) được mệnh danh là Gor-ki của văn học Mĩ Tên thật: Giôn Grip-phif, lớn lên trong một gia đình nghèo ở bang Ca-li-phoóc-nia Cuộc đời của ông ngắn ngủi nhưng đây phiêu lưu, sóng gió, làm đủ các nghề, từ đi tìm vàng đến phóng viên,
vẫn không ngăn nổi ý chí độc lập tự học không ngừng Sáng tác của ông đa dạng về thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết; cốt truyện, lời văn rất hấp dẫn, cuốn hút, biểu hiện những chủ đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc: Miếng bít tết, Nanh trắng, BỊ bắn rụng, Gót
sắt, Tình yêu cuộc sống là những tác phẩm nổi tiếng của ông Trước khi qua đời, V Lê-nin còn nghe đọc truyện Tình yêu cuộc sống của Giắc Lân-đơn
Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là một truyện vừa, kết quả của những chuyến đi cùng với các nhóm người đi tìm vàng từ nước Mĩ lên đến tận miền bắc Ca-na-đa, gần Bắc Cực
Trang 36Truyện kể về số phận con chó Bấc bị bắt đưa lên miền bắc để kéo xe trượt tuyết chuyển
thư từ, bưu kiện, rồi kéo xe cho những người tìm vàng Từ một chú chó nhà khoẻ mạnh, tinh khôn, Bấc đã chuyển qua tay nhiều ông chủ tàn bạo, độc ác Chỉ có Giôn Thoóc-tơn là
người chủ duy nhất đã cảm hoá được Bấc bằng trái tim nhân hậu của anh Nhóm tìm vàng
của Giôn cùng lũ chó tiến sâu mãi vào vùng rừng núi miền Bắc hoang vu, lạnh lẽo Sống giữa thiên nhiên hoang dại, khắc nghiệt, tiếng gọi của rừng thắm, của bản năng và tổ tiên
hoang dã cứ dần thức tỉnh trong Bấc Dần đần Bấc trở thành con chó to lớn, hung dữ, ranh ma (nó chỉ tôn thờ riêng mình Thoóc-tơn) Nhưng rồi Thoóc-tơn và cả nhóm chết thảm
trong rừng (bị những người da đỏ giết) Không còn tình cảm gì níu kéo Bấc với con người, nó mãi mãi đi theo tiếng gọi hoang dã của bầy sói rừng và trở thành một con sói hoang, rồi
con chó thần khủng khiếp
Tiếng gọi nơi hoang dã là một kiệt tác Lân-đơn muốn nhấn mạnh, qua truyện vừa này, rằng chỉ có trên cơ sở một tình yêu thương vô tư và vơ hạn đối với lồi vật mới có thể thuần dưỡng, cảm hoá được những con thú dữ Truyện là một mỉnh chứng về mâu thuẫn giữa sự dã man, tàn bao của cái gọi là văn minh tư sản với sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên
Tiếng gọi nơi hoang dã gồm 7 chương Đoạn trích học thuộc chương 6
Giôn Thoóc-tơn — một người đi tìm vàng, tình cờ một lần cứu sống Bấc thoát khỏi tay tên chủ Han ngu xuẩn và tàn bạo Từ đó, Bấc trở thành một thành viên đắc lực trong nhóm
của Giôn Cuộc đời Bấc từ đó được mở ra với bao thử thách và chiến cơng huy hồng trên
những nẻo đường trở về nơi hoang dã Đoạn trích Con chó Bấc (tên do người biên soạn
SGK đặt) chủ yếu tả tình cảm đặc biệt, duy nhất, lần đầu phát sinh và phát triển ngày càng
sâu mạnh của con cho Bac với người chủ mới - ân nhân - người cha - người bạn — Thoóc-tơn
Theo dõi văn bản, ta thấy, mạch truyện được triển khai như sau:
- Câu 1: Khái quát tình cảm mới của Bấc
- Đoạn 1: So sánh tình cảm của Bấc với các thành viên trong gia đình thẩm phán Mi-lơ trong những ngày Bấc còn sống cuộc sống thanh thân và lười biếng ở thung lũng Xan-ta Cla-ra chan hoà ánh nắng, với tình cảm nồng nàn, cuồng nhiệt của Bấc giờ đây với Thoóc-tơn
- Đoạn 2: Những biểu hiện tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc - Đoạn 3: Những biểu hiện của tình cảm Bấc với Thoóc-tơn
Trang 37Bấc một cách đầy thuyết phục Vẫn cứ hiện lên qua từng câu, từng chữ, thế giới tâm hồn phong phú, độc đáo của Bấc trong nhiều hình thức, dạng vẻ khác nhau Nhà văn nhập sâu
vào nhân vật chó để tả, kể, phân tích, bình luận Con chó Bấc trong truyện hiện lên rất
sống động, nhưng không hề biến hẳn thành người, mà vẫn là một con chó, một con vật rất
tinh khôn, như là biết nghĩ, muốn nói, có thể hiểu tiếng người và có một thế giới tâm hồn
đặc biệt mà thôi!
Trước nay, viết loài vật nói chung, loài chó nói riêng đã có không ít tác phẩm thành công: chó Ca-pi, Déc-bi-nô trong Không gia đình của Héc-†to Ma-lô, Con Bim trắng tai đen, chó hoang Đin-gô, cậu Vàng của Lão Hạc, chó già của Rô-bin-xơn, Nhưng chó Bac cua của Lân-đơn có chiều sâu và số phận riêng
Chỉ sau một thời gian ngắn được Thoóc-tơn cứu sống, được sống với anh, một tình
cảm mới thực sự lần đầu xuất hiện và bén rễ trong lòng Bấc khốn khổ và không may Để
làm rõ tình cảm mới mẻ này, nhà văn để Bấc nhớ lại tình cảm của nó với các thành viên trong nhà thẩm phán Mi-lơ mấy năm sống ở trang trại nơi miền nam xanh tươi, ấm áp Đó
cũng là tình cảm tốt nhưng ở mức bình thường, có mức độ, có khoảng cách — Với lũ trẻ con, Bấc là bạn cùng hội
- Với lũ cháu nhỏ, Bấc là người bảo vệ đầy oai phong
- Với viên thấm phán, Bấc là người bạn trịnh trọng, đường hoàng
Còn đối với Giôn, là một tình cảm khác hẳn: Một tình thương yêu thực sự sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ, sùng kính
Lại so sánh với những người chủ hoặc tàn bạo, hoặc ngu xuẩn đã từng cai tri Bac, Bấc càng kính yêu Thoóc-tơn vô bờ Trước mắt Bấc, Thoóc-tơn không chỉ có ơn cứu mạng mà anh thực sự là một ông chủ lí tưởng - một người cha hiền, một người bạn tươi vui, dễ mến
Đến đây, tác giả lại chuyển sang tả một số biểu hiện tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc:
chào bạn thân mến, ôm, xoa đầu, nói chuyện rất lâu, rủa yêu Thoóc-tơn không bao giờ coi Bấc như là một tên nô lệ bốn chân đáng khinh, đáng ghét, là đồ chó má bẩn thỉu mà như một đứa con, một người bạn
Vì vậy, trong lòng Bấc, Thoóc-tơn như một ông thánh, một vị thần Nó toàn tâm toàn ý, tâm phục khẩu phục, ngưỡng mộ hoàn toàn So sánh với thái độ của những con chó
khác Xơ-kít, Ních để thấy cách biểu hiện tình cảm đặc biệt của Bấc với chủ Nó thường
nằm bất động cách xa anh một quãng để nhìn ngắm, quan sát và bảo vệ từng giây, từng phút
Đặc biệt riêng trong tình cảm của Bấc là nỗi lo sợ, ám ảnh của Bấc chỉ sợ mất
Thoóc-tơn (mà sau đó, điều này đã xây ra một cách bất ngờ và thê thảm) Như có linh tính tinh khôn và mơ hồ, nó cố canh chừng anh, cả trong lúc anh ngủ, như là sợ anh sẽ biến
mất khỏi cuộc đời nó Thật là cảm động
Khuyến mã chỉ tình Tình cảm của Bấc và Thoóc-tơn vượt lên rất xa tình cảm của một
ông chủ tốt bụng với con chó yêu quý của mình Đó là tình yêu và niềm vui, niềm hạnh
phúc cuồng nhiệt và bền lâu, duy nhất, xuất phát từ chịu ơn sâu nặng trong hoàn cảnh đặc
Trang 38Con chó Bấc thức dậy trong lòng ta những tình cảm trong sáng, vị tha Ai có lòng yêu
thương loài vật chân thành, người đó sẽ sống lương thiện và thanh thản
Niềm tin của Lân-đơn là cần phải làm cho thế giới công bằng, hài hoà, tốt đẹp trong các mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và loài vật trong thế giới tự nhiên Đó cũng là tình cảm và mong muốn của con người hướng tới tương lai
("Theo Kiến thức cơ bân Văn - Tiếng Việt THCS, tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr 139 - 142) 6 Đọc tham khảo một số chương đoạn đặc sắc trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã Chẳng hạn, đoạn Bấc kéo xe tượt tuyết chở 20 bao bột mì, mỗi bao nặng 50 pao = 1000 pao = 500 kg, kéo đi được 100m và thắng cuộc; Bấc nhảy xuống dòng suối chảy xiết cứu sống Thoóc-tơn, Bấc trả thù cho Thoóc- tơn, Bấc trở về nơi hoang dã
HAI LẦN BẤC CỨU GIÔN THOÓC-TƠN
Nó ngồi cạnh bếp lửa bên Giôn- Thoóc-tơn Nó đấy, con chó ức rộng, nanh trắng, lông mao dài rậm, nhưng đẳng sau nó là bóng dáng và vong linh của mọi loài chó, nửa sói hoang, hoặc sói hoang chính cống Với Thoóc-tơn, tình yêu thương của nó hình như cứ ngày càng tăng lên, tăng lên mãi Trong những con người, duy nhất chỉ có mình anh là có
thể đặt được một túi hành lí trên lưng Bấc trong cuộc hành trình dài
Mùa thu năm ấy, Bấc lại có một hành động, theo cách thức khác, cứu sống được
Thoóc-tơn Một hôm ba người bạn phường đang giòng một chiếc thuyền thoi xuôi một đoạn thác ghềnh hiểm trở trên nhánh sông 40 dặm Hen-tơ và Phi-ti men theo bờ dùng một chiếc dây thừng nhỏ bện bằng dây chuối sợi buộc néo chiếc thuyền từ gốc cây này sang gốc cây kia Thoóc-tơn đứng trên thuyền hò hét chỉ dẫn cho người trên bờ vừa chống thuyền Ở trên
bờ, Bấc lo lắng, bồn chồn, chạy ngang chiếc thuyền, mắt không khi nào rời khỏi chủ
Đến một đoạn sông hiểm trở, có một gò đá ngầm nhô ra mấp mé bờ sông Hen-dơ tháo dây néo ra khỏi cây, Thoóc-tơn chống thuyền tránh ra giữa dòng Hen-dơ nắm chặt đầu dây chạy xuống đoạn dưới, sẵn sàng néo lại khi thuyền vượt khỏi gờ đá Vào lúc con thuyền đã vượt qua và đang băng băng lao xuống theo một luồng nước chảy xiết, Hen- dơ néo dây kìm thuyền lại, nhưng anh kìm quá đột ngột làm chiếc thuyền bị giật mạnh và lật úp, bị lôi vào bờ, ngửa bụng lên trời Thoóc-tơn bị văng ra khỏi thuyền và bị nước cuốn xuôi về phía nguy hiểm nhất của con thác, nơi có xoáy nước cuộn mà không có kẻ nào có thể sống sót
Ngay lập tức, Bấc lao bổ xuống dòng nước, hối hả bơi giữa vùng nước xoáy điên
cuồng, vượt qua ba trăm mã, đuổi kịp Thoóc-tơn Khi Bấc cảm thấy anh đã nắm được đuôi nó, Bấc nhằm thẳng bờ bơi vào với tất cả sức lực tuyệt vời của nó Nhưng bơi vào bờ thì
Trang 39thật khủng khiếp Thoóc-tơn hiểu rằng bơi vào bờ là điều khó mà thực hiện nổi Anh vật lộn
quyết liệt, cố bám vào một tảng đá, trượt rồi, qua tâng thứ hai, rồi đâm sầm vào tâng đá thứ
ba như một đòn búa tạ Anh đành buông Bấc ra, vòng tay ôm chặt lấy cái chỏm trơn chuội
của tảng đá Trong tiếng gầm của thác dữ, anh cố quát to: Bấc! Bơi vào bờ đi! Không thể nào trụ lại nổi với dòng thác, Bấc bị cuốn theo dòng nước, vật lộn tuyệt vọng nhưng không
cách gì quay lại với anh được Khi nó nghe thấy tiếng chủ nhắc lại mệnh lệnh, Bấc chồm một phần thân mình lên khỏi mặt nước, cất cao đầu nhìn anh lần cuối, rồi ngoan ngoãn bơi
vào bờ Nó bơi mãnh liệt, và được Hen-dơ cùng Pi-ti kéo vào bờ đúng ngay tại nơi nó chỉ
còn có thế đâm vào cối huỷ diệt
Biết là sức người bám vào hòn đá trơn tuột giữa dòng chảy xiết chỉ tính từng phút, nên hai người dốc sức chạy ngược lên phía trên, đến chỗ cách xa nơi Thoóc-tơn bám trụ, dùng
sai dây néo thuyền buộc vào cổ và vai Bấc, can thận không làm nghẹn cổ và vướng khi bơi
rồi tung nó xuống dòng nước Bấc dũng cảm lao vút ra, nhưng tiếc thay lại không đúng thẳng giữa dòng Khi nó nhận ra sai lầm thì đã quá muộn, vị trí của nó đã ngang với chỗ của Thoóc-tơn Và nó lại tiếp tục bị nước cuốn trôi không tài nào cưỡng lại được Hen-dơ lại
phải kéo sợi dây, như thể Bấc là chiếc thuyền Sợi dây kéo căng, Bấc bị giúi mạnh, chìm
nghỉm cho đến khi thân mình nó được kéo vào bờ và lôi lên Bấc gần như đã bị chết đuối Hen-dơ và Phi-ti lập tức làm hô hấp nhân tạo, dốc nước ra Nó loạng choạng mở mắt, đứng lên rồi lại ngã xuống Vừa lúc ấy, tiếng kêu cứu tuyệt vọng của Thoóc-tơn vắng đến tai họ Bấc vùng lên như bị điện giật, vùng chạy trước hai người, ngược dòng đến điểm xuất phát lúc nãy
Một lần nữa, sợi dây lại được buộc vào Bấc lại lao vút ra Và lần này thì đúng giữa dòng Hen-dơ thả dây, cố không để chùng, còn Pi-ti cố không để dây xoắn lại Bấc cứ bơi
ra giữa sông, tới đúng một điểm chiếu xuống vị trí Thoóc-tơn một đường thẳng, nó mới ngoặt xuống Với tốc độ một con tàu tốc hành, nó lao thẳng vào anh Khi thân hình Bấc đâm vào anh như một cái chuỳ phá thành, anh vội với tới, quàng cả hai tay ôm chặt lấy cái cổ xồm xoàm của nó Hen-dơ néo sợi dây vào một thân cây Và Thoóc-tơn cùng Bấc bị giúi mạnh, chìm nghỉm, cổ họng tắc lại, ngạt thở, lộn lên, lộn xuống giúi giụi Khi thì Bấc nằm đè lên trên, khi thì ngược lại, khi cả hai bị kéo lệt xệt xuống đáy sông lởm chởm, thân thể va đập vào đá và những gốc cây gây, cuối cùng cả hai được kéo lên bờ
Thoóc-tơn hồi tỉnh thấy mình đang nằm úp sấp Hen-dơ và Pi-ti đang ra sức làm hô
hấp nhân tạo cho anh Nhìn sang bên cạnh, Bấc nằm mềm rũ như không còn sự sống, không biết bao nhiêu chiếc xương của nó đã bị gãy Tỉnh lại, anh tuyên bố:
— Chúng ta đành cắm trại ngay tại đây thôi!
Và thế là họ ở lại ngay trên bờ sông, cho đến khi các xương gấy của Bấc liền lại và nó
có thể lên đường được
KX
Trang 40Mùa đông năm ấy, Bấc lại lập nên một kì công anh hùng khác, làm cho tên tuổi nó vang dậy khắp miền A-lax-ca
Đó là một chuyện cá độ, đánh cuộc bất đắc dĩ giữa Thoóc-tơn và Ma-thiu-xơn tại quán rượu En-đô-ra-đô, Ðo-xân Hai bên đánh cuộc 1000 $ nếu Bấc chuyển dịch được xe trượt tuyết (trên có chất 20 bao bột mì, mỗi bao nặng 50 pao = 1000 pao) đang bị dính chặt trong băng, kéo đi 100 mã
Người ta tháo đàn chó mười con ra khỏi chiếc xe và đưa Bấc vào thay thế Không khí
kích động đã lây sang cả Bấc Nó cảm thấy là nó sẽ phải làm thế nào để thực hiện được một điều rất lớn lao cho Giôn Thoóc-tơn Bấc vừa xuất hiện thì tiéng ri ram than phục đã
nổi lên trong đám người vây quanh Bấc nặng khoảng 150 pao, không có một lạng thịt thừa, mỗi pao là một can trường và sức mạnh Dọc cổ và trên đôi vai, lớp lông bờm đang dựng đứng lên theo mỗi cử động của nó Tấm ức rộng và đôi chân trước vạm vỡ, cân đối
Trên cơ thể nó, những bắp thịt nổi lên thành từng cuộn bó chặt hẳn rõ dưới làn da Bắp thịt rắn như thép
Thoóc-tơn lại gần Anh giữ đầu Bấc, thì thầm vào tai nó: — Đã thương ta thì cố lên! Hãy vì ta mà cố lên! Bấc|
- Bấc rên ư ử, với giọng háo hức nén lại trong cổ họng
Khi Thoóc-tơn đứng lên, Bấc ngoạm lấy một bàn tay đeo găng của anh, từ từ cắn vào
rồi nhả dân, có phần không muốn rời ra Đó là sự đáp lại, không bằng lời mà bằng tình
thương yêu Lùi hẳn ra, Thoóc-tơn nói:
— Nao, Bac!
Bấc kéo căng bộ dây cương, rồi lại thả chùng ra khoảng vài in-sơ Đó là cách thức mà
nó đã được huấn luyện
— dÌ-ll
Tiếng anh sắc nhọn xói vào không gian căng thẳng
Bấc đâm bổ sang phải, kết thúc động tác bằng một cái chúi mạnh căng hắn phần chùng của dây cương Cả sức nặng 150 pao của nó bổ nhào tới, bị chặn sững lại thành một cú thúc mạnh đột ngột Xe hàng đồ sộ rung động Từ trên đôi càng trượt phát ra tiếng rạn nứt lách tách
— H6-6!
Thoóc-tơn lại ra lệnh
Lặp lại động tác như cũ, nhưng lần này sang bên trái Tiếng rạn nứt chuyển thành tiếng gãy răng rắc Chiếc xe trượt xoay tại chỗ Đôi càng xe nghiến kèn kẹt trượt đi mấy in-sơ và một bên xe đã bung ra khỏi băng giá Mọi người chăm chú theo dõi, nín thở
— Nào! Mớt-sl