1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng ngữ văn 9 tập 2 part 9 potx

51 797 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 12,86 MB

Nội dung

Tích hợp với các đoạn kịch đã học ở lớp 6 chèo Quan âm Thị Kính — Nỗi oan hại chồng lớp 7 hài kịch của Mô-li-e Trưởng giả học sang và đoạn trích kịch nói tiếp theo Tôi và chúng ta của Lư

Trang 1

Ngày xưa, nước ta bị nạn giặc ngoại xâm Trời sai Rồng mẹ mang theo đàn rồng con xuống chống giặc giúp dân lành Thuyền giặc ào ạt tiến vào bờ, bị đàn rồng phun lửa thiêu đốt cháy rụi Sau chiến thắng, thấy cảnh sắc ở đây đẹp, Rồng mẹ và đàn rồng con không trở về trời nữa, mà ở lại đây hoá thành muôn vàn đảo đá Nơi Rồng mẹ uốn khúc hạ xuống là Hạ Long, chỗ đàn rồng con xuống là Bái Tử Long Đuôi đàn rồng quấy trắng xoá

là Bạch Long Vĩ, tức bán đảo Trà Cổ ngày nay với bãi cát mịn và dài hàng chục cây số

4 CỐ ĐÔ HUẾ

Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc truyền thống phương Đông với ba vòng thành: Phòng thành, Hoàng thành và Tử cấm thành Lấy núi Ngự làm tiền án, Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm "tả long hữu hổ"; ba mặt bắc đông tây có sông đào Hồ Thành Hà cùng với sông Hương ở mặt Nam tạo thành thế "tứ thuỷ triều qui", hội tụ đủ các ưu thắng của chốn đế đô theo thuật phong thuỷ

Ảnh hưởng kiến trúc vô-băng (kiểu thành luỹ nổi tiếng của kĩ sư Vauban ở châu Âu trong cac thé ki XVII, XVIII) tuy có nhưng bị lút chìm đi trong tổng thể kiến trúc Phòng thành (còn được gọi dưới cái tên chung là Kinh thành) có mặt bằng hình gần vuông với diện tích khoảng trên 5 km” Tường thành có chu vi gần 11 km, cao gần 7m, dày 21 m (ở giữa là thành đất nện dày 18 m, mặt trong và mặt ngoài xây ốp gạch vồ nung già), phía đông bắc

có một thành phụ, nhỏ gọi là Trấn Bình đài (hoặc thành Mang C4), có bố trí 21 ụ pháo đài

và nhiều công sự phòng ngự

Toà thành đồ sộ với những công trình kiến trúc bên trong được xây từ năm 1805, sau nhiều đợt thi công, mãi tới năm 1832 mới tạm hoàn tất Có thời kì hằng ngày huy động tới 8 vạn dân phu binh lính phục dịch, các địa phương từ bắc tới nam phải nộp thợ khéo, cung ứng gỗ đá với số lượng cực lớn Nhiều vật liệu và bộ phận kiến trúc lấy từ kinh thành Thăng Long đưa vào

Nhìn chung, kiến trúc ở kinh thành Huế có về đẹp hài hoà, cân đối, thanh thoát, trang nhã, được cỏ cây hoa lá hồ sen điểm tô cho thêm phần tươi tắn sinh động, tuy tôn nghiêm nhưng không lạnh lẽo, nguy nga đồ sộ nhưng không tạo ra cái thế áp đảo đối với con người

5 ĐỀN HÙNG

Đền Hùng - một địa danh thiêng liêng in đậm trong tâm khẩm mỗi người dân Việt Nam Đó là khu di tích lịch sử cổ kính, một quần thể kiến trúc tuyệt vời trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175m ở xã Hi Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ

Dưới những tán cây xanh tươi cao vút, mát rượi, khách đến thăm bước theo các bậc

đá, từ cổng chính đi lên, tới Đền Hạ Theo truyền thuyết, nơi đây bà Âu Cơ sinh một cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai Sau đó Lạc Long Quân dẫn 50 người con về xuôi,

Âu Cơ dẫn 49 con lên núi, để lại người con trưởng làm vua xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, từ đó sinh sôi ra dân tộc Việt Nam Thắp nén

409

Trang 2

hương trong Đền Hạ dé td long ngưỡng mộ tổ tiên, ta tiếp tục đến Đền Trung Tương truyền các vua Hùng đến đây cùng các lạc tướng bàn việc nước Đây cũng là nơi Lang Liêu, vị Hoàng tử nghèo đã dùng những hạt gạo do chính mình cấy, gặt để làm nên những

chiếc bánh chưng, bánh giầy đây hương vị quê hương dâng lên vua cha nhân ngày Tất

6 CỐ ĐÔ HOA LƯ

Sử cũ cho chúng ta biết năm 968, sau khi dẹp loạn mười hai sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư Đến năm 984, Lê Hoàn đã dựng nhiều cung điện và xây điện Bách - Bảo - Thiên - Tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng bạc, làm nơi coi châu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân lại dựng điện Long Lộc lợp

bằng ngói bạc (Đại Việt sử kí toàn thư)

Một nghìn năm đã trôi qua, những cung điện dát vàng dát bạc thời Tiền Lê không còn nữa; chỉ còn lại một toà thành rộng 300 ha, nằm trọn vẹn trong xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Thành Hoa Lư được chia làm hai khu vực: thành Nội và thành Ngoại Khu thành Ngoại rộng 300 ha, bao gồm các thôn Yên Thượng, Yên Thành hiện nay Khu thành Nội rộng tương đương với khu thành Ngoại là địa phận thôn Chi Phong, xã Trường Yên, tương truyền là nơi ở và làm kho

Xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng đã khéo lợi dụng địa thế tự nhiên hiểm

trở ở đây để xây thành đắp luỹ Thành Hoa Lư nằm trên một khoảng đất khá bằng phẳng trong dãy núi đá vôi của huyện Hoa Lư Dải núi đá vôi bao bọc xung quanh tạo thành bức tường thành thiên nhiên vô cùng kiên cố Chỉ có mặt đông và đông bắc là không có núi che kín Giữa các khoảng trống của hai quả núi, Định Tiên Hoàng đã cho đắp những dãy thành đất tạo thành một bình diện gần tròn Hiện nay ở xã Trường Yên còn lại dấu vết và địa danh của mười tường thành như: tường Đông, tường Vàu, thành Dền, thành Bồ, thành Bin

410

Trang 3

Tiết 161 — 162 VĂN HỌC

và tính cách các nhân vật trong vở kịch Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói — chính kịch

2 Tích hợp với các đoạn kịch đã học ở lớp 6 (chèo Quan âm Thị Kính — Nỗi oan hại chồng) lớp 7 (hài kịch của Mô-li-e Trưởng giả học sang) và đoạn trích kịch nói tiếp theo Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ; tích hợp với bài Tổng kết văn học nước ngoài và bài tổng kết Tập làm văn

3 Rèn k7 năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại g1ữa các nhân vật trong đọan kịch

4 Chuẩn bị của thầy -— trò: toàn văn kịch bản Bắc Son, chân dung Nguyễn Huy Tưởng

B Thiết kế bỏi day — hoc

Hoạt động 1

TỔ CHỨC KIEM TRA BÀI CŨ

(Hình thức: vấn đáp)

1 Vì sao nói Giôn Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc?

2 Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn có gì dặc biệt so với những ông chủ khác, so với Ních và Xơ-kít?

411

Trang 4

3 Cách nhân hoá khi tả các nhan vat 14 loai vat cla Giac Lan-don so với

Tô Hoài hay La Phông-ten có gì giống, khác? Em thích cách nào hơn?

4 Chuyển ngôi kể thứ nhất đặt vào nhân vật Bấc, kể lại đoạn văn trích học Cách kể như vậy có thể đem lại cho người đọc ấn tượng gì mới?

_ Hoat dong 2

DAN VAO BAI MOI

1 D6i thoai ngan:

+ GV hỏi: Em hãy kể tên, thể loại các kịch bản văn học— sân khấu, tên tác ø1ả mà em đã học trong chương trình THCS

+ HS kể

+ GV nói lời chuyển: Từ chỗ làm quen với một trích đoạn kịch bản sân

khấu chèo cổ đồng bằng Bắc Bộ Quan Ẩm Thị Kính, trích đoạn hài kịch (kịch nói) 1rưởng giả học sang của Mô-li-e (Pháp, thế kỉ XYVII), chương trình lớp 9 tiếp tục học hai đoạn kịch nói Việt Nam hiện đại của Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ

2 Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) nha van, nhà viết kịch nổi tiếng với tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, một số truyện lịch sử thiếu nhị: Án Dương Vương xây thành ốc, Kể chuyện Quang Trung và các vở kịch lịch sử: Vũ Như

Tô, Bắc Sơn Bắc Sơn là vở kịch nói đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, lấy

đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940 — 1941) oai hùng va bi trang

+ Cho HS xem chân dung nhà văn và toàn văn kịch bản Bắc Sơn

- Hoạt động 2 HƯỚNG DẦN ĐỌC- HIẾU KHÁI QUÁT

- Kịch - thể loại nghệ thuật tổng hợp: văn học — sân khấu Phần văn học gọi là kịch bản văn học làm cơ sở cho đạo diễn, diễn viên dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu

- Phân loại kịch Có nhiều cách phân loại dựa theo những cơ sở, tiêu chí khác nhau

- Kịch dân gian (chèo, tuồng), hí kịch, kinh kịch (Trung Quốc)

412

Trang 5

- Kịch hiện đại: có kịch hát (ca kịch, ô-pê-ra), nhạc kịch, vũ kịch (kịch múa, ba-lê), kịch thơ, kịch nói, hài kịch, bI kịch, chính kịch, kịch câm (không

có lời thoạ1), kịch rối (nước, cạn ), kịch truyền thanh, kịch (sân khấu) truyền hình

- Chèo Quan Ẩm Thị Kính thuộc thể loại ca kịch dân gian (chèo)

- Hài kịch Trưởng giả học sang thuộc thể loại kịch nói (hài kịch)

- Kịch nói (nhân vật nói là chủ yếu) có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX Kịch nói có hài kịch, bị kịch, chính kịch

- Nội dung chính của vở kịch được thể hiện trong cốt truyện kịch Cấu trúc, bố cục của vở kịch có thể chia làm những hồi (màn), lớp (cảnh)

- Cốt lõi, linh hồn của kịch là mâu thuẫn xung đột thể hiện trong những tình huống kịch, trong đối thoại, độc thoại, hành động của nhân vật kịch + HS tém tắt nội dung vờ kịch Bắc Son (5 hồi) theo SGK tr 164

2 Đọc phân vai:

+ GV phân các vai đọc:

— Người dẫn chuyện,

— Thái, Cửu, Thơm, Ngọc

Yêu cầu giọng đọc các đối thoại phù hợp với tình huống và tâm trạng, tính cách nhân vật Ví dụ: người dẫn chuyện: giọng chậm, khách quan; Thái : bình ứnh, ôn tồn, khẩn trương, lo lắng và tin tưởng Cửu: nóng nảy, hấp tấp, ngạc nhiên chân thành; Thơm: đầy tâm trạng, chuyển giọng khi nói với Thái, Cửu, khi nói với Ngọc

Mỗi nhân vật phân công 2 HS đọc nối GV và HS nhận xét cách đọc

3 Giai thich từ khó: Chọn theo các chú thích trong SGK

— Lép III: Thom — Ngọc: Ngọc đột ngột về nhà Thơm cố tìm cách giấu chồng, qua câu chuyện, càng bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn, day dứt trong lòng Thơm: Một mặt, dù đã nhận ra bản chất phản động của Ngọc, Thơm đã quyết định che giấu và bảo vệ hai cán bộ cách mạng nhưng mặt khác, Thơm vẫn chưa

đủ cương quyết hành động, chỉ mong Ngọc không nghi ngờ, không vào buồng

413

Trang 6

ngay lúc ấy Cuối lớp, Ngọc lại sấp ngửa chạy theo bọn lính Pháp, tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn

(Hết tiết 161, chuyển tiết 162)

- Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIẾU CHI TIẾT

1 Tìm hiểu mâu thuẫn — xung đột kịch trong hồi bốn, tình huống kịch trong đoạn trích

+ GV hỏi: Mâu thuẫn — xung đột kịch chủ yếu trong hồi bốn là mâu thuẫn

— xung đột gì, giữa ai với ai? Mâu thuẫn — xung đột ấy được thể hiện cụ thể và phát triển trong các lớp II - III, hồi bốn như thế nào? Tình huống kịch làm nền cho mâu thuẫn — xung đột phát triển ở đây là gì?

+ HS dựa vào hiểu biết về mâu thuẫn — xung đột kịch và tình huống kịch

đề chỉ rõ nội dung và đối tượng trong đoạn trích

- Các mâu thuẫn - xung đột ấy được nảy sinh và phát triển trong tình huống kịch gay cấn, đột ngột và kịch liệt: Cuộc khởi nghĩa thất bại Giặc lùng bắt gắt gao các cán bộ chiến sĩ Thái, Cửu tình cờ chạy trốn đúng vào nhà Thơm Ngọc —- chồng Thơm, đột ngột rẽ về nhà Vậy tình hình sẽ ra sao? Thơm

sẽ đối phó thế nào? Ngọc có phát hiện ra Thái, Cửu?

2 Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm

+ GV nói những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước để tạo điều kiện cho HS hiểu tâm trạng và hành động của Thơm ở hồi bốn HS lắng nghe

và hình dung hoàn cảnh của nhân vật

Thơm - người dân tộc Tày ở Bắc Sơn - là con gái lớn của cụ Phương, chị ruột Sáng, vợ Ngọc — một nho lại (làm việc văn thư hành chính) trong bộ máy

chính quyền địa phương Đã quen với cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, thích sắm sửa, ăn diện, vì thế khi cuộc khởi nghĩa bắc Sơn nổ ra, Thơm vẫn thờ ơ, ngoài cuộc, trong khi cha và em trai đã trở thành những quần chúng tích cực Nhưng Thơm vẫn chưa đánh mất bản chất trung thực, lòng thương người, lòng tự trọng của một cô gái sinh ra và lớn lên trong một ø1a đình nông dân lao động Vì thế, Thơm rất quý trọng ông giáo Thái — người cán bộ cách mạng có trách nhiệm củng cố phong trào khi cuộc khởi nghĩa thất bại và bị đàn 414

Trang 7

áp Khi biết cha va em trai đều hi sinh, Thơm rất thương xót, ân hận Cô càng

bị dày vò, day dứt hơn khi dần dần biết chồng mình đang làm tay sai cho Pháp, dẫn Pháp về đánh úp nghĩa quân

Hoàn cảnh hiện tại: Mẹ để Thơm phát điên, bo đi Thơm nghe nhiều người nói Ngọc nhiều đêm dẫn quân Pháp lùng bắt những người cách mạng Y dần lộ

rõ bộ mặt Việt gian Nhưng Ngọc vẫn cho Thơm nhiều tiền để mua bán, sắm sửa, thoả mãn nhu cầu ăn diện của cô

+ GV hỏi: Trong lớp II, Thơm được đặt trong tình huống như thế nào? Qua

đó bộc lộ tâm trạng øì? Thơm quyết định hành động như thế nào? Quyết định

đó chứng tỏ có sự chuyển biến gì trong cô?

+ HS lần lượt trả lời

s Định hướng:

— Trong lớp kịch này, Thơm được đặt trong một tình huống rất căng thăng, day kịch tính: Thái, Cửu — hai cán bộ, chiến sĩ cách mạng đang bị Pháp lùng bắt gắt gao chạy thang vào trước cửa nhà cô, trong khi Ngọc — chồng cô — kẻ đang đi lùng bắt các anh có thể trở về bất cứ lúc nào Tình huống ấy buộc cô phải nhanh chóng suy tính và quyết định ngay: Cứu người hay bỏ mặc, đóng cửa bàng quan Bỏ qua, để hai người rơi vào tay Pháp thì lòng cô day dứt không yên Cứu hai anh thì vô cùng nguy hiểm cho chính bản thân cô, và cứu bang cách nào? Phút đầu, cô ngạc nhiên thấy sự xuất hiện đột ngột của Thái và Cửu,

cứ ngỡ cách mạng cử người đi bắt Ngọc — một Việt gian Nhưng khi hiểu ra hai người đang bị truy lùng, đang sắp bị bắt thì Thơm lo lắng, hốt hoảng, lúng túng: Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?Làm thế nào bây giờ? Nhưng đã hai lần cô khẳng định dứt khoát, nhất định không tiếp tay cho giặc: Không đời nào cô định bắt hai anh, cũng không bao giờ có ý định đi báo cho giặc bắt các anh Thậm chí cô còn nhấn mạnh: Tôi chết thì chết, chứ không báo hai ông đâu! Nhưng làm thế nào để cứu hai anh thì nhất thời cô chưa nghĩ

ra Chỉ đến khi tình thế cấp bách hơn — khi Ngọc sắp về qua nhà - thì cô chợt nảy ra cách cứu Thái và Cửu Cô hành động mau lẹ, thân mật như người em gái, kéo tay hai người, đẩy vào buồng riêng với lời dặn kịp thời

Với hành động táo bạo, bất ngờ này, Thơm đã thoát ra khỏi trạng thái day dứt, trù trừ để đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng cảm tình với cách mạng Hành động này không ngẫu nhiên, tuỳ hứng, hay xếp đặt mà có nguyên nhân bên trong, bên ngoài, chủ quan, khách quan rất hợp lí hợp tình: lòng thương người, kính phục Thái, cảm tình với cách mạng, nhớ đến cái chết của cha, em, hoàn cảnh gia đình, dần nhận ra bộ mặt thật của chồng )

+ GV nêu tiếp vấn đề: Trong lớp III, phân tích thái độ của Thơm đối với Ngọc qua những câu đối đáp của cô với chồng Cô đang ở trong tâm trạng như

415

Trang 8

thé nào? Qua cuộc nói chuyện, cô nhận ra thêm điều gì về Ngọc? Tại sao Thơm chưa tỏ thái độ dứt khoát với chồng? Có phải chỉ vì cô chỉ muốn tìm mọi cách

để Ngọc đi, đảm bảo an toàn cho Thái và Cửu hay không?

+ HS đọc lại một số câu hỏi và trả lời của Thơm với Ngọc, phân tích tâm trạng và hành động của cô trong lớp III

s Định hướng:

Ngọc bất chợt trở về, đặt Thơm vào một tình huống nguy hiểm hơn nhiều Đến đây, Thơm buộc phải tìm cách che mắt chồng, đóng kịch với Ngọc để hắn không nghi ngờ gì chính vợ y đã dám đưa hai tên phản loạn nguy hiểm vào trong chính căn buồng ngủ của mình Những câu hỏi, câu trả lời của cô với Ngọc thật khôn khéo: một mặt vẫn tự nhiên, lời lẽ của một người vợ đẹp, được chồng yêu chiều (trừ câu nói có vẻ hốt hoảng khi biết bọn lính đang đợi ở sau nhà, sau buồng), mặt khác, càng trò chuyện với Ngọc, cô càng nhận rõ bộ mặt phản động của y, ham tiền, ham quyền chức, thù hăn nhỏ nhặt Cô càng thấy việc làm của mình là đúng Đến khi Ngọc lại tất tả ra đi thì Thơm như đã trút được gánh nặng Đến hồi sau, cô đã quên nguy hiểm cho bản thân, giữa đêm băng rừng, báo tin cho du kích biết để ngăn chặn hành động phản động và nguy hiểm của Ngọc

Nhưng Thơm vẫn chưa dứt hắn được thói quen sinh hoạt, nếp nghĩ, nếp sống thường ngày Cô vẫn níu lấy một chút hi vọng Thơm cũng không dễ gi tir

bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền Ngọc đưa cho để may sắm, tiêu dùng Với Ngọc, cô vẫn chưa ghét bỏ, căm thù Tâm trạng này cũng phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của nhân vật Thơm

+ GV nêu tiếp câu hỏi suy luận, khái quát: Qua sự chuyển biến của nhân vật Thơm, tác giả muốn khang định diéu gi?

+ HS khái quát, phát biểu kết luận tự rút ra

s Định hướng:

Qua sự chuyền biến đột ngột mà có lí của nhân vật Thơm, tác giả muốn khăng định rằng ngay cả khi cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung ø1an — như Thơm

Trang 9

về trường Vũ Lăng quê hương để đánh úp quân khởi nghĩa, gián tiếp gây ra cái chết của bố vợ, em vợ

Ở hồi bốn, y càng thể hiện bản chất Việt gian phản động, y ra sức truy lùng những người cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu Nhưng Ngọc lại ra sức che giấu bộ mặt thật của mình trước Thơm Vì thế, y càng ra sức chiều chuộng

cô Nhưng qua câu chuyện giữa đêm với Thơm, bản chất và tâm địa Ngọc càng hiện rõ đầy đủ: tham lam, hiếu sắc, ghen tức, tiếp tục dấn sâu vào con đường phản dân, hại nước

Tính cách Ngọc nhất quán nhưng không đơn giản Đã có một thời gian dài

y lừa được Thơm Y khéo che giấu bản chất, suy tính và hành động của mình

b Thái và Cửu:

+ HS nhận xét điểm chung và riêng của hai nhân vật cách mạng này + Định hướng: Hai nhân vật phụ nhưng cũng để lại ấn tượng đậm nét: hai cán bộ chiến sĩ cách mạng dũng cảm, trung thành Trong hoàn cảnh nguy hiểm

bị kẻ thù lùng bắt vẫn sáng suốt, bình tĩnh, tranh thủ sự chuyển biến, thức tỉnh

và giúp đỡ của quần chúng nhân dân Nhưng so với Thái — một cán bộ dày dạn kinh nghiệm và tinh tế, Cửu hăng hái, nhưng có phần nóng nẩy, thiếu chín chắn

- Hoạt động 5

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật kịch của tác giả trong đoạn trích hồi bốn?

(Gợi ý: Xây dựng xung đột mâu thuẫn địch- ta, cuộc đối đầu gay gắt giữa cách mạng và phản cách mạng: Thái, Cửu — Ngọc Xung đột nội tâm trong lòng nhân vật Thơm

Tình huống, hoàn cảnh bất ngờ, gay cấn thúc đẩy hành động kịch và bộc lộ tính cách nhân vật

Ngôn ngữ và nhịp điệu thay đổi, góp phần bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật, thúc đẩy hành động kịch phát triển, làm cho hồi kịch trở nên căng thăng, hấp dẫn.)

2 Vì sao trong khi Cửu định rút súng bắn Thơm, sau đó lại nói câu: Tói không tin, vợ Việt gian thì cũng là Việt gian, còn Thái thì lại một lòng tin ở Thơm?

3 Từ một người đàn bà sống nhờ chồng, tầm thường, lặng lẽ dần trở thành người quần chúng tích cực, đứng hắn về phía cách mạng, quá trình ấy cua Thơm đã diễn tiến như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi

cơ bản ấy?

4 HS đọc lại Ghi nhớ trong SGK

5, Trong cách thể hiện, phản ánh cuộc sống, kịch khác tự sự ở điểm cơ bản nào? (Phản ánh qua mâu thuẫn — xung đột, qua tình huống kịch và bằng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trực tiếp)

417

Trang 10

6 HS nghe băng bài hát Bắc Sơn, nhạc và lời của Văn Cao (1945):

ân quân vùng ra sa trường

Bắc Sơn! Nới đó sa trường xưa, Bắc Sơn! Đây núi rừng chiến khu!

Nghe rừng âm u tiếng ngàn ca nguồn sống Nay toàn dân say gió lành bên khe suối

Khi nhìn châu xưa bóng cờ mấy cánh sao vàng, Đồn cao vách đá nếp mây huy hoàng

Toán chiến sĩ bước về châu xưa xây đồn, Đoàn người Việt mới quyết hỉ sinh một lòng, Gươm đao chung sức phá xiêng cùng chặt gông,

Ra tay đắp nền xây châu Bắc Sơn

(*Vào điệp khúc:)

Bắc Sơn! Đây hố sâu mồ chôn Bắc Sơn! Đây núi rừng chiến khu!

NXB Thanh niên, Ban TTVH TƯ Đoàn TNCS H6 Chí Minh,

Hà Nội, 2001, tr 16 - 18)

7 Chuẩn bị tiết Tổng kết phần văn học nước ngoài

8 Soan bai Tdi va ching ta

418

Trang 11

Tiét 163 TONG KET PHAN VAN HOC NUGC NGOAI

A Két qua cGn dat

1 Kiến thức: Giúp HS tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những bài văn học nước ngoài đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9

2 Tích hợp với phần Văn ở tất cả các bài văn học nước ngoài đã học, với phần Tập làm văn ở bài Tổng kết phần Tập làm văn

3 Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, rút ra điểm chung, riêng

và kết luận

4 Chuan bi cua thay — tro:

— Các bảng hệ thống hoá, trả lời một số câu hỏi ôn tập trong SGK

— Chú ý: không tính các văn bản nhật dụng nước ngoài, không tính các bài đọc thêm Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (Trương Kê), lớp 7; Chó sói và Chiên con (La Phông-ten), lớp 9

B Thiết kế bỏi day — hoc

Hoạt động 1

TO CHUC KIEM TRA BAI CU

— GV kiém tra phần chuẩn bị của HS (các bảng hệ thống hoá, các câu trả

Tên tác phẩm Tên tác giả, Nước, " NO ,

TP Ì (đoạn trích) người dịch châu | IẾkÍ | Thổioại | Lớp

1 | Cay but than A, Trung | khéng | Truyén dân| 6

Trang 12

Tén tac pham Tén tac gia, Nước, " Pi

TP Ì (đoạn trích) người dịch chu | The! | Thổioại | Lớp

2 | Ông lão đánh cá và | A Pu skin, Âu, Nga 19 |Truyén dân| 6 con cá vàng Vũ Đình Liên dịch gian — cổ tích

hương ngâu thư) Trọng San dịch cú Đường luật

6 | Bài ca nhà tranh bị | Đỗ Phủ, nt 8 Thơ trữ tình | 7

gió thu phá (Mao ốc | Khương Hữu Dụng thất ngôn

ca)

7 | Cô bé bán diêm H An-đéc-xen, | Âu, Đan 19 | Truyện ngắn-| 8

Nguyễn Minh Hải, | mạch truyện cổ tích

9 | Chiếc lá cuố cùng | O Hen-ri, Mĩ, Hoa 19 | Truyện ngắn 8

Ngô Vinh Vién| \l

dich

10 | Hai cay phong (trich | T Ai-ma-t6p, | Au, Kiéc- 20 Truyén ngan 8 Người thây đầu tiên) | Ngọc Bằng - Cao | ghi-di

Xuân Hạo - Bồ Xuân Tiến dịch 11|Đi bộ ngao du | G Ru+ô, Âu, 18 | Nghị luận 8

ae hay Vé giao Phùng văn Tửu Pháp

ục) dịch

12 | Ông Giuốc-đanh học | Mô-li-e, Âu, 18 Hài kịch - kịch | 8

420

Trang 13

Tén tac pham Tén tac gia, Nước, " To ,

TP Ì (đoạn trích) người dịch chu | IẾM[ Thổioại | Lớp

Trương Chính dịch Quốc Truyện ngắn

14 | Những đứa trẻ (trích | M Gor-ki, Âu,Nga | 20 | Tiểu thuyết tự| 9 tiểu thuyết Thời thơ Trần Khuyến dịch thuật

âu)

15 | Mây và sóng R Ta-go, Á,ẤnĐộ| 20 | Thơ trữ tnh-| 9

+ GV cùng HS lần lượt điền vào các ô để hoàn thành bảng hệ thống

I Ôn tập về giá trị nội dung tư tưởng, tình cảm

GV gọi 5- 8 HS dựa vào nội dung các mục Ghi nho, nhac lại chủ đề, tư tưởng của một số văn bản tiêu biểu Chẳng hạn: Hai cây phong, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương, Hồi hương ngẫu thư, Ông Giuốc-đanh học làm quý tộc

421

Trang 14

II On tập về giá trị nghệ thuật

GV gọi từ 5 — 8 HS dựa vào nội dung G?h¿ nhớ, nhắc lại giá trị nghệ thuật chủ yếu ở các bài đã học, chẳng hạn: Những đứa trẻ, Bàn về đọc sách, Máy va sóne, Đánh nhau với cối xay gió

Hoạt động 4

HUONG DAN LUYEN TAP

+ 2 —3 HS doc thuộc long bai tho (qua bản dịch) mình yêu thích

+ 2— 3 HS kề tóm tắt truyện (qua bản dịch) mình yêu thích

+ Chuyển thể, tập diễn đoạn kịch Ông Giuốc-đanh học làm quý tộc

Tiết 164

TONG KET PHAN TAP LAM VAN

A Két qua can dat

— Ôn tập và hệ thống hoá những vấn đề về lí thuyết Tập làm văn đã học

— Tích hợp với các văn bản Văn, các bài tiếng Việt đã học

— Tích hợp với vốn sống trực tiếp và các môn học khác trong chương trình THCS

— Rèn luyện các kĩ năng về văn bản nghị luận như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, diễn đạt

B Thiết kế bỏi day — hoc

Tr | Seu văn ban Phương thức biểu đạt Ví dụ về hình thức van ban cu thé

1 Van bantu | — Trình bày các sự việc (sự kiện) | — Bản tin báo chí

sự có quan hệ nhân quả dẫn đến kết Oe — Ban tường thuật, tường trình

cục, biều lộ ý ngh1a „ > eg

„ cu _, | — Tac pham lich su

— Muc dich: biéu hién con người, „ 3 - R

quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, |— lấc phẩm văn học nghệ

thái đô thuật: truyện, tiểu thuyết, kí

SỰ

422

Trang 15

định của người có thẩm quyền đối

với người có trách nhiệm thực thi,

hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ

— Mục đích: đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật

TT | Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể

2 Văn bản — Tái hiện các tính chất, thuộc tính | — Văn tả cảnh, tả người, tả sự

miêu tả sự vật, hiện tượng làm cho chúng | vật

hiển hiện — Đoạn văn miêu tả trong tác

- Mục đích: giúp con người cảm | phẩm tự sự nhận và hiểu được chúng

3 Văn bản — Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp |— Điện mừng, lời thăm hỏi,

biểu cảm tình cảm, cảm xúc của con người | chia buồn văn tế, điếu văn

đối với con người, thiên nhiên, xã | — Thư từ biểu hiện tình cảm

— Mục đích: bày to tinh cam va | — Tác phẩm văn học; thơ trữ

khơi gợi sự đồng cảm tình, tuỳ bút, bút kí

4 Văn bản — Trình bày thuộc tính, cấu tạo, | —- Bản thuyết minh sản phẩm thuyết nguyên nhân, kết quả, tính có ích | hàng hoá

minh hoặc có hại của sự vật, hiện tượng | — Lời giới thiệu di tích, thắng

— Mục đích: giúp người đọc có tri | cảnh, nhân vật

thức khách quan và có thái độ đúng | — Van bản trình bày tri thức đắn đối với chúng và phương pháp trong khoa

học tự nhiên và xã hội

5 Văn bản — Trinh bày tư tưởng, quan điểm | —- Cáo, hịch, chiếu, biểu

nghị luận | đối với tự nhiên, xã hội, con người | — Xã luận, bình luận, lời kêu

và tác phẩm văn học bằng các luận gọi

điểm, luận cứ và cách lập luận _ Sách lí luận

— Mục đích: thuyết phục mọi người | _ 1 ời phát biểu trong hội thảo

tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái về khoa học xã hội

sat, Cal Xan — Tranh luận về một vấn đề

chính trị, xã hội, văn học

6 Văn bản — Trình bày theo mẫu chung và | Đơn từ, Báo cáo, Đề nghị,

điều hành | chịu trách nhiệm pháp lí về các ý | Biên bản, Tường trình, Thông (hành kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập | báo, Hợp đồng

chính — thể đối với cơ quan quản lí; hay

công vụ) ngược lại, bày tỏ yêu cầu, quyết

423

Trang 16

1 Phan biét su khác nhau của các kiểu văn bản trên

2 Các kiều văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?

3 Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? Nêu một ví dụ để minh hoa

4 Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau?

+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời:

1 Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính là:

— Tht nhất, khác nhau về phương thức biểu dat

— Thứ hai, khác nhau về hình thức thể hiện

2 Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được, vì:

a Phương thức biểu đạt khác nhau

b Hình thức thể hiện khác nhau

c Mục đích khác nhau:

— Để nắm được diễn biến các sự việc, sự kiện (tự sự)

— Để cảm nhận được các sự việc, hiện tượng (miêu tả)

- Để hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng (biểu cảm)

— Để nhận thức được đối tượng (thuyết minh)

— Để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó (nghị luận)

— Để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật (hành chính — công vụ)

d Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau:

— Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, sự kiện (tự sự)

— Hình tượng về một sự vật, hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo (miêu tả)

— Các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng (biểu cảm)

— Cung cấp các tri thức khách quan (cấu tạo, hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, thuộc tính, đặc điểm, số liệu ) về đối tượng (thuyết minh)

— Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận (nghị luận)

— Trình bày theo mẫu (hành chính — công vụ)

3 Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì:

— Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận và ngược lại

— Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội; do đó không thể có một văn bản nào đó lại "thuần chủng" một cách cực đoan được

4 So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học:

a Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó Ví dụ:

424

Trang 17

— Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự

— Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình

b Khác nhau:

— Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học

— Thể loại văn học là "môi trường" xuất hiện các kiểu văn bản

Ví dụ:

— Trong các thể loại văn học như tự sự, trữ tình, kịch, kí thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận

— Trong thể loại kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản như trên

(Các câu hỏi còn lại, GV gợi dẫn HS trả lời)

các phương tiện thông tin

đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan điểm, lập trường nhất định

— Phương thức chủ yếu: tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan

— Cách viết: xây dựng hình tượng về một đối

tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so

sánh và cảm xúc chủ quan của người viết

phương thức còn lại |các phương | các phương thức |các phương |dụng các

— Ngoài ra, tự sự còn thức tỰ su, | tu sự, miêu tả, thức miêu tả, | phương thức

có thể kết hợp với biéu cảm, | nghị luận biéu cảm, | miêu tả,

miêu tả nôi tâm, đối thuyết minh thuyết minh | nghị luận

thoại và độc thoại

nội tâm (có vai trò

quan trọng của người

425

Trang 18

_Hoat dong 3

HUGNG DAN LUYEN TAP BO TRO

1 Viết đoạn văn tu sự cố sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận:

* GỢI ý:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương như thế Họ rất dễ chạnh lòng tủi thân trước những lời an ủi, cho dù là rất đồng cảm, chân thành

Vì thế, ta khó mà ở cho vừa ý họ Tôi chỉ còn biết lặng lẽ thở dài Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư — một người láng giềng khác của tôi Binh

Tư làm nghề ăn trộm nên hắn vốn không ưa lão Hạc chỉ vì lão lương thiện quát! Có lần Binh Tư đã cười nhạt nói với tôi:

— Các cụ đã dạy "Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm!”, cấm cé sai!

Nhưng lần này thì khác, hắn không cười nhạt mà lại bĩu môi một cách khinh bi, dan giọng:

— Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu, lão vừa xin tôi một ít bả chó

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên Rồi hắn thế thọt bỏ nhỏ vào tai tôi:

— Lão bảo có con chó nào cứ làng váng ở vườn nhà lão Lão định cho nó xơi một bữa Lão còn hẹn, nếu trúng, lão với tôi uống rượu đấy!!!

Hỡõi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng đường tuyệt lộ lão cũng có thể làm liều như ai Một người như thế ấy! Một người đã từng khóc rống lên vì trót lừa một con chó! Một người nhịn ăn để dành tiền làm ma cho chính mình chỉ bởi không muốn làm phiền hàng xóm láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng cam chịu nhắm mắt làm một Binh Tư thứ hai ư? Nếu vậy thì quả thật trong cuộc đời này, cứ môi ngày lại thêm bao nhiêu chuyện buồn đau, bi thảm

NXEB Giáo dục, Hà Nội, 2004)

2 Kể lại một chương trình trên ti vi mà em đã xem và chương trình đó đã gay ấn tượng sâu sắc cho em:

Em thường xuyên xem chương trình Những ước mơ xanh phát trên VTV] vào lúc 22 giờ tối thứ hai hằng tuần bởi đó là một chương trình rất xúc động, khiến em nhiều đêm trằn trọc không sao ngủ được Chương trình ấy thường giới thiệu những tấm gương người thật, việc thật đã có ý chí phi thường vượt 426

Trang 19

lên những mất mát, thiệt thòi để sống có ích cho đời Hầu hết những tấm gương

ấy đều là các bạn cùng trang lứa với em, có bạn mồ côi cha mẹ, có bạn bị tật

nguyền, có bạn khiếm thị Vượt lên trên tất cả những thua thiệt, khiếm khuyết của bản thân; các bạn ấy vẫn miệt mài học tập rèn luyện, chăm chỉ lao động và đặc biệt là luôn khao khát được thưởng thức nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật

Em không sao cầm được nước mắt khi thấy các bạn khiếm thị đã khổ công tập

vẽ như thế nào để có được những bức tranh hồn nhiên, ngộ nghĩnh khiến cho những người xem phải trầm trồ, tán thưởng Có một chương trình biểu diễn văn nghệ của các bạn khiếm thị mà các bạn ấy vừa hát vừa khóc, người xem cũng vừa vỗ tay vừa khóc Khi khán gia ta lên sân khấu tặng hoa, các "nghệ sĩ mù” viva run ray vuốt ve từng bông hoa, vừa mấp máy đôi môi để nói lời cảm ơn Còn các mẹ, các chị thì quay mặt đi, rút khăn tay lau nước mắt Những đêm không ngủ được, em cứ miên man suy nghĩ, các bạn ấy đã sống ngoan cường

và đẹp đẽ như vậy, còn mình thì sao nhỉ? Mình được sống trong một mái ấm ø1a đình có đủ cha mẹ, anh chị em; bản thân mình lại lành lặn, khoẻ mạnh; vậy

mà tại sao mình vẫn kém cỏi như vậy? Em chợt nhớ lời của một thầy giáo dạy văn nói rằng, ai cũng có những khả năng trời phú cho, vấn đề chỉ còn là mỗi người có ý chí hay không mà thôi! Nghĩ ngợi mãi rồi em tự hứa với mình sẽ cố gắng hơn nữa để sống có ích cho đời

3 Kể lại ngắn gọn một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9

mà em yêu thích:

* Gợi ý:

Có lẽ tác phẩm để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất chính là tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ô Hen-ri Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật là Xiu, Giôn-x1 và cụ Bơ-men Xu và Giôn-x1 là hai nữ hoạ sĩ trẻ, nghèo Cụ Bơ-men là một hoa sĩ già, cũng nghèo, nhưng có lẽ cụ chưa thể

"nhắm mắt" được vì cái hoài bão sáng tác một kiệt tác hội hoạ chưa thành hiện thực Giôn-xI bị ốm nặng Bệnh tật cùng với sự túng quãn đã khiến Giôn-xi chán đời và muốn buông xuôi tất cả Mỗi buổi sáng, Giôn-xi lại yêu cầu Xiu kéo tấm mành mành xanh lên để xem chiếc lá thường xuân cuối cùng có còn ở trên cành hay không, bởi chiếc lá ấy đã gắn với lời nguyền của Giôn-xi rằng: khi nào chiếc lá cuối cùng ấy rụng thì Giôn-xi sẽ chết! Thế nhưng, có một điều

kì diệu đã xảy ra! Mặc dù bão tuyết dữ dội suốt đêm, nhưng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Sự bất tử của chiếc lá thường xuân đã thức tỉnh Giôn-xi, thổi vào tâm hồn Giôn-xI một luồng sinh khí mới; đó là lòng ham sống và khát vọng vượt lên hoàn cảnh bị đát của mình! Tuy nhiên, cái giá phải trả cho sự

427

Trang 20

thức tỉnh của Giôn-xi và sự thành công của cụ Bơ-men là không hề rẻ! Cái chết của cụ Bơ-men khiến em cứ bị day dứt, ám ảnh không thôi Hoá ra, tình yêu cuộc sống có thể mạnh hơn cái chết! Và để sáng tạo được một kiệt tác, người nghệ sĩ phải sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho nghệ thuật, nhưng đó phải là thứ nghệ thuật vì con người!

4 Chuyển đoạn kết của chuyện người con gái Nam Xương thành một đoạn đối thoại:

* Gợi ý:

Để thực hiện lời hứa với Vũ Nương, ngay sau khi được trở về trần gian, Phan Lang đã tìm đến nhà Trương Sinh Khi gặp nhau, Trương Sinh ngỡ ngàng kêu lên:

— Trời ơi! Thế mà người ta đồn rằng chàng đã bị chết đuối rồi

Phan Lang mỉm cười:

- Đúng là tôi đã bị chết đuối, nhưng lại được Linh Phi cứu sống và cho về cối trần!

Mắt Trương Sinh chợt sáng lên:

— Nghĩa là chàng đã xuống tận Thuỷ cung rồi phải không?

Phan Lang gat dau:

— Và đã gặp nàng Vũ Nương ở dưới do

Nghe Phan Lang nói thế, Trương Sinh sững sờ, chân tay bủn rủn, buột miệng kêu khẽ:

— Vũ Nương nàng ơi, ta có tội với nàng

Đợi cho Trương Sinh qua cơn xúc động, Phan Lang mới từ tốn nói:

— Nang Vũ Nương có nhờ tôi mang về cho chàng một chiếc thoa vàng và một lời nhắn

Vừa nói, Phan Lang vừa trao cho Trương Sinh một cái gói nhỏ bọc bằng vải đỏ Trương Sinh run run đưa hai bàn tay nhận lấy kỉ vật của người vợ yêu quý và thì thào:

— Nàng nhắn nhủ tôi điều gì, hả chang?

— Nàng bảo chàng hãy lập đền giải oan bên bờ Hoàng Giang Rồi nàng sẽ

Trang 21

Gợi ý:

Nhận lại chiếc hoa vàng và lời nhắn của Vũ Nương, Trương Sinh đứng chết lặng như kẻ mất hồn Vũ Nương nàng ơi, ta có tội với nàng! Chỉ vì một phút nông nổi hồ đồ mà ta đã mất một người vợ vô cùng nết na chung thuỷ! Sao ta lại nỡ đẩy nàng đến một cái chết đau đớn, oan nghiệt như vậy được nhỉ? Trời

ơi, nếu không vì bé Đản còn quá ngây thơ non nớt thì ta cũng có thể đâm đầu xuống dòng Hoàng Giang để được gặp nàng và để được quỳ trước mặt nàng mà

ta toi! Than 6i, bay gid thi âm dương đôi ngả, nghìn thu vĩnh quyết, lòng ta đớn đau tan nát biết bao giờ nguôi? Vũ Nương nàng ơi, ta sẽ lập đền giải oan cho nàng và nguyện ngày đêm chăm chỉ hoa thơm hương toả để phần nào an ủi cho vong linh của nàng và cũng là để tỏ tấm lòng thành khẩn ăn năn hối lỗi của ta đối với nàng! Nếu có khôn thiêng thì nàng hãy đoái thương chồng con của nàng, thính thoảng hiện về cho chồng con nàng được nhìn thấy cái bóng hình thân yêu nhất của mình! Vũ Nương nàng ơi, nếu lời khẩn cầu của ta mà linh ứng thì xin nàng hãy cho một làn gió mát thoảng qua Thế là kẻ có tội này sẽ được thanh thản phần nào

429

Trang 22

Tiết 165 - 166 VĂN HỌC

XX Tiếp tục hiểu thêm và củng cố về đặc điểm của thể loại kịch nói, nghệ thuật tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn và xung đột, thể hiện ngôn ngữ và hành động kịch

2 Tích hợp với đoạn kịch Bắc Sơn, đoạn kịch Ông Giuốc-đanh học lam quý tộc, với bài Tổng kết phần Văn học và bài Kiểm tra tổng hợp

3 Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích mâu thuẫn — xung đột, tình huống và tính cách nhân vật trong một đoạn kịch nói qua ngôn ngữ đối thoại

4 Chuẩn bị của thầy và trò: Ảnh chân dung Lưu Quang Vũ, toàn văn kịch bản Ti và chúng ta

B Thiét ké bai day — hoc

430

Trang 23

2 Vì sao một phụ nữ vốn mềm yếu, sống dựa vào chồng như Thơm lại có thể nhanh chóng quyết định cứu hai cán bộ Thái, Cửu khi các anh gặp nguy khốn và lại có thể khôn khéo che giấu sự thật trước mặt chồng (Ngọc)? Sau sự việc này, Thơm đã trở thành một "người khác” như thế nào?

3 Nhận xét xem ngôn ngữ của các nhân vật chính (Thơm, Ngọc, Thái, Cửu) đã góp phần thể hiện tính cách của họ như thế nào?

_ Hoat dong 2

DAN VAO BAI MOI

1 Lưu Quang Vũ (1948 — 1986) nhà thơ — nhà viết kịch nổi tiếng của van học Việt Nam những năm 70 —- 80 thế kỉ XX Là chồng của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, cha của người dẫn nhiều chương trình VTV3 Lưu Minh Vũ, đồng tác giả của tập thơ Hương cây — Bếp lửa và nhiều truyện ngắn hay, Lưu Quang

Vũ được biết đến với hơn 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng và gal góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế ki XX: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày; trong đồ Tôi và chúng ta là một vỡ từng làm sôi động kịch trường khi ấy

2 Chon đề tài về công việc làm ăn ở một xí nghiệp cụ thể, vở kịch nói Tôi

và chúng ta phan ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lí lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước ta vào đầu những năm 80 - thời

kì có nhiều chuyển biến mạnh mẽ Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước hoà bình thống nhất, chuyển sang một thời kì lịch sử mới xây dựng và phát triển

trong hoà bình Nhiệm vụ chính trị hàng đầu từ đây là khôi phục, cải tạo và

không ngừng phát triển nền kinh tế để xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội phồn vinh Trước yêu cầu này, không ít nguyên tắc, quy chế, phương thức sản xuất cũ ngày càng tỏ ra xơ cứng, lạc hậu Để phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên, cần phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lí, tổ chức, từ đó đổi mới cách làm việc đồng bộ chứ không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp làm việc của thời gian qua trước sự biến chuyển sinh động của cuộc sống Đó là bối cảnh lịch sử, cơ sở xã hội, nguồn cảm hứng chủ đạo của vở kịch

3 Xí nghiệp Thắng lợi — một cái tên do tác giả sáng tạo ra — là một trong những nhà máy xí nghiệp khá phổ biến ở nước ta đầu những năm 80, thế kỉ

XX Tình trạng của nó là: máy móc cũ kĩ, công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu hẹp, tổ chức, phân công lao động không hợp lí, đời sống của anh chị em cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn Yêu cầu sống còn đặt

ra là phải nhanh chóng và mạnh mẽ thay đổi phương thức tổ chức, quản lí sản xuất để nâng cao năng suất lao động Những con người tiên tiến đã nhận ra

431

Trang 24

điều ấy và hăm hở, khao khát thực hiện Nhưng họ đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của những kẻ bảo thủ, xu nịnh Đó là những ai? Và cuộc đấu tranh giữa cũ — mới sẽ diễn ra như thế nào? Đây là cảnh đối đầu công khai giữa những con người cùng làm việc trong xí nghiệp đó

4 GV cho HS xem ảnh chân dung tác giả, cuốn Kich Luu Quang Vii, Tom tắt toàn bộ nội dung vở kịch

—_ Hoạt động 3

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIẾU KHÁI QUÁT

1 Đọc phân vai và tóm tắt nội dung đoạn trích

+ GV nêu yêu cầu đọc, phân công HS đọc các vai nhân vật và lời dẫn Chú

ý lời đối thoại của Hoàng Việt: tự tin, bình tính, cương quyết; Lê Sơn: giọng rụt

rè, lúng túng, sau bắt đầu chắc chắn, tự tin hơn; Nguyễn Chính: ngọt nhạt, thủ đoạn, vừa tỏ ra thông cảm vừa có vẻ đe doa; giọng quản đốc Trương ngạc nhiên, hốt hoảng và sợ hãi

+ GV có thể đọc mẫu một vài câu thoại của các nhân vật khác nhau, sau đó

để HS đọc theo vai đã được phân công GV nhận xét

2 Giải thích từ khó: Theo 2 chú thích trong SGK; bổ sung các từ quản đốc phân xưởng: người đứng đầu (xưởng trưởng) chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình sản xuất của một phân xưởng trước Ban giám đốc; phòng fài vu: co quan chuyên lo việc tài chính, tiền nong

3 Bố cục:

+ HS so sánh với bố cục đoạn trích kịch Bắc Son:

+ Trong Bác Sơn: gồm 2 lớp II, II của hồi bốn (trên năm hồi);

+ Trong 7i và chúng ta: gồm cảnh ba (trên chín cảnh; không chia hồi, lớp; ở đây cảnh tương đương với lớp)

4 Tìm hiểu thể loại:

+ Kịch nói — chính kịch

+ Mâu thuẫn — xung đột cơ bản: cũ — mới trong nội bộ nhân dân, trong đời sống sản xuất khi đất nước hoà bình thống nhất những năm 80 thé ki XX (6 Bắc Sơn là xung đột địch- ta, trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của đất nước đầu những năm 40 thế kỉ XX)

+ Tình huống kịch: Tình trạng lạc hậu của xí nghiệp dẫn đến kết quả sản xuất rất thấp, đời sống cán bộ công nhân viên càng khó khăn Yêu cầu đổi mới toàn diện và cơ bản, đồng bộ là bức thiết là tất yếu Một số người tha thiết và mạnh dạn đổi mới Một số khác lại khư khư bảo thủ, muốn giữ nguyên hiện trạng Hơn một năm đã trôi qua từ khi giám đốc mới Hoàng Việt được bổ nhiệm Hôm nay, giám đốc công bố Kế hoạch sản xuất mới trước toàn thể cán

bộ xí nghiệp Chuyện gi sẽ xây ra?

432

Trang 25

; Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIẾU CHI TIẾT

1 Vấn đề cơ bản để giải quyết mâu thuẫn — xung đột, ý nghĩa nhan dé của

vớ kịch?

+ GV hỏi: Theo em để giải quyết mâu thuẫn tác giả nêu lên vấn đề gì ? + HS khái quát, phát biểu

Định hướng:

- Để giải quyết mâu thuẫn, xung đột cũ — mới trong tình hình hiện tại của

xí nghiệp, không thể khư khư giữ mãi những nguyên tắc, cơ chế, lề lối làm ăn, sản xuất đã trở nên lạc hậu, xơ cứng; phải mạnh dạn, dũng cảm thay đổi phương thức tổ chức, quản lí sản xuất mới để thúc đẩy sản xuất phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực và cụ thể Đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn Mục đích cuối cùng của xí nghiệp là làm ra nhiều sản phẩm để đóng góp cho nhà nước và nâng cao đời sống của người lao động Sản xuất kém dẫn đến xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất trước cấp trên, nhà nước, dẫn đến đời sống công nhân viên thiếu thốn, dẫn đến tiêu cực, chán nản, chân trong chân ngoài, ăn cắp của công Giải quyết năng suất lao động là cái gốc Nhưng làm thế nào để làm được việc đó? Phải thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách tổ chức, quản lí, điều hành, phải quyết tâm đổi mới

— Ý nghĩa nhan đề Tôi và chúng ta: mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, chung và riêng cần được nhìn nhận mới: không có chủ nghĩa tập thể chung chung, dẫn đến tình trạng "cha chung không aI khóc” Cái ching ta tao thành

từ những cái tdi cA nhân cụ thể Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất với quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, thì khi đó sẽ tạo

ra sức mạnh tổng hợp và chắc chắn Còn ngược lại, chỉ nói đến cái chúng ta chung chung, chỉ kêu gọi quyết tâm mà không tạo điều kiện và cơ chế để người lao động sản xuất có hiệu quả, lại cứ bám vào những nguyên tắc, chỉ thị lỗi thời, thì tất cả vẫn là giáo điều, giậm chân tại chỗ và vẫn chỉ là lời kêu gọi suông mà thôi! Tôi trong chúng ta, thống nhất với chúng ta, nhưng mỗi cái tôi phải được tôn trọng và đảm bảo cụ thể và thiết thực trong sản xuất và trong doi sống vật chất và tinh thần

— Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta những năm 80 thế kỉ XX, những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước

(Hết tiết 165, chuyển tiết 166)

2 Diễn biến mâu thuân- xung đột trong đoqn trích

+ GV hỏi: có thể phân chia các nhân vật trong đoạn trích thành 2 tuyến như thế nào?

433

Ngày đăng: 22/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w