miêu tả, bình luận về quan niệm của một thời về các sự kiện đang kể Ví dụ, quan niệm ấu trĩ của giai cấp vô sản thời mới giải phóng miền Bắc (1954 —
1956):
Với người vô sản, ở quá rộng là một cái tội, trons khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen chúc trong những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của nhà bạn bè
Đây không phải là quan niệm riêng của Nguyễn Khải mà là quan niệm của một thời đã qua
Hoặc tái hiện chân dung người phụ nữ đầu thế kỉ XX với những bình luận chủ quan của người với tư cách vừa cháu họ xa vừa là người kể chuyện:
Nhìn những tấm ảnh các cụ chụp hồi đầu thế kỉ mà cảm động Các cụ đều không được đẹp, mặt vuông, trán ngắn, mắt hẹp, dài, hơi xếch, sò má cao Cả 3 cu déu ăn mặc theo mốt thời ấy: khăn vấn bỏ đuôi gà, áo tứ thân dệt tơ (xuyến), quần lĩnh Bưởi và đi hài
Hoặc sự thay đổi ghê gớm của buổi giao thời hiện lên qua một câu bình luận: Ba bà đặc nhà quê nhưng lại để ra những cô con gái rất tân thời
Truyện không kể về chiến tranh nhưng vẫn thấy sự khủng khiếp, tàn bạo của nó đã cướp đi bao người con yêu quý, càng cảm phục hơn sự hi sinh to lớn của các thế hệ đi trước Đấy là lời kể của Dũng (con trai cô Hiền) — người trong cuộc: 660 người đi, bây giờ còn lại hơn 40 Chỉ tính một đợt vào Nam đánh MT của thanh niên Hà Nội đã có trên dưới 600 người nằm lại chiến trường
Để làm rõ hơn bản chất của người Hà Nội, ngồi cái nhìn của bản thân tác giả còn bổ sung thêm cái nhìn của chính người Hà Nội về người Hà Nội Đó là khi nhà văn kể về sự thiếu lễ độ của mấy ông bạn trẻ, thờ ơ, vô cảm, khinh người, khó chấp nhận khi người lạ hỏi đường Lời bình luận hơi phũ của người Hà Nội chính gốc:
— Ông ăn mặc tẩm như thế, lại đi xe đạp, họ khinh cho là phải Thử đội mũ dạ, áo ba đờ xuy, cưốõi cái cúp xem, thưa gửi tử tế ngay
Vì sao tác giả lại chọn cô Hiền làm một người Hà Nội?
Có lẽ vì phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp, để nói về cái đẹp, sự thanh lịch của người Hà Nội khơng thể nói về cái đẹp của người phụ nữ
Được coi là người Hà Nội gốc, sinh ra và lớn lên, được tận mắt chứng kiến các biến động của đời sống xã hội nên nói về cơ Hiền cũng là nói về Hà Nội nói chung
Trang 2hiểu sâu sắc nhân tình thế thái của người Hà Nội trong nhiều thời điểm khác nhau
Với người kể, cô là người có họ xa, đủ khoảng cách để người kể có thể suồng sã, trêu chọc, thân mật giãi bày những điều thân mật sâu kín, gan ruột
Như vậy, nhân vật cô Hiền là một cấu trúc tính cách của một người Hà Nội
Vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX, cô Hiền được coi là con gái rất tân thời: cạo răng trắng, uốn tóc, quần áo đồng màu, nữ trang dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn Là con gái gia đình khá giả, có học thức, có tâm hồn nghệ thuật, cơ Hiền làm gia đình mình thêm nổi tiếng bởi sự thông minh, nhạy cảm, tài thẩm định văn chương Khi có gia đình, là người chú ý đến làm ăn buôn bán nhưng cô được tiếng là người tử tế, lại khéo tay, tự làm hoa giấy rất đẹp, bán rất đắt
Tính cách Hà Nội của cô biểu hiện qua cách nói năng, cư xử
+ Trung thực: Ông Nam Cao là do cô từm ra phải không? Cô trả lời nghiêm trang: Ông Lé Van Truong tim ra
+ Binh tinh, hoa nha: Khi tdi hdi méc vé chuyén khong phdi hoc tap, cải tao, C6 vẫn cười rất tươi, nói thản nhiên
+ Lịch sự, biết kiềm chế, mềm mỏng, khi bị hỏi xỏ xiên, vẫn trả lời thật nhẹ nhàng Quyết đoán, đầy bản lĩnh: đế tính là làm; đã làm là không thèm để ý đến những lời đàm tiếu
+ Đảm đang quán xuyến việc nhà qua quan niệm: Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình cũng chẳng ra sao!
+ Qua cách dạy con chu đáo từ cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh, nói chuyện trong bữa ăn Mục đích giáo dục cũng rất người Hà Nội: dạy cho ?iếf tự trọng, biết xấu hổ Những suy nghĩ của cô khi lần lượt bằng lòng cho hai đứa con đi bộ đội
Rõ ràng đây là một cấu trúc tính cách người Hà Nội — những ánh vàng Mở đầu là lời giới thiệu cô Hiền, người họ hàng Kết thúc là lời ca ngợi của tác giả Tập trung biểu hiện sự ngưỡng vọng, niềm tiếc thương những người như cô Hiền phải ra đi vì tuổi tác Là người họ hàng, sự ra đi ấy đã xót xa, là hạt bụi vàng Hà Nội chừm vào lòng đất cổ, sự tiếc nuối xót xa càng tăng gap bội
Trang 3nhà văn Lời dẫn chuyện có lúc lại tranh luận, có lúc lại đồng tình với lời nhân vật, tạo ra giọng điệu phân tích sắc sảo về con người và nhân thế, thời thế Có cảm tưởng hai chủ thể của lời gián tiếp và trực tiếp đều là những người từng trải, lọc lõi, am hiểu tận đáy cuộc sống đầy biến động này Cả hai đưa nhau vào chuyện để đối thoại, tranh luận, bác bỏ, đồng tình về nhân sinh, thời thế Có phải vì thế mà truyện mang tính đối thoại, chính luận - triết lí Đó là đặc điểm của sáng tác Nguyễn Khải sau 1975?
Tạp chí Giáo dục, số 196, kì 2 tháng 8 — 2008; tr 38 — 39 — 24
Tiết 95 — 96 TIENG VIET
THUC HANH VE HAM Y
(Tiép theo) A Két qua cGn dat
— Tiép tục ôn tập, củng cố, nâng cao những hiểu biết về hàm ý, về hành động nói, về hội thoại và về các phương châm hội thoại
— Tích hợp với các văn bản Văn đã học và tích hợp với vốn sống (trực tiếp và gián tiếp)
— Rèn luyện kí năng phát hiện và "giải mã” các hàm ý trong hoạt động giao tiếp và trong cảm thụ các tác phẩm tho van
B Thiết kể bòi dạy - học
Hoạt động 1
ÔN TẬP VỀ HÀNH ĐỘNG NÓI,
HỘI THOẠI, CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
+ GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức đã học ở bậc THCS để trả lời các câu hoi:
1 Hanh dong noi 1a gi? Cho vi du 2 Hội thoại là gi? Cho vi du
Trang 4+ GV gợi dân HS trả lời: 1 Hành động nói
"Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
Người ta dựa vào mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán ), điều khiển (cầu khiến, đe doa, thách thức ), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiều câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)"
(SGK Ngữ văn 8, tập 2, tr 62, 63 + 71 NXB GD HN, 2004) Ví dụ T:
Đọc đoqn trích sau:
"Me con Li Thong đang ngủ, bỗng nghe tiếng gol cửa Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chan tinh, chúng mới hoàn hồn Nhưng Lí Thơng bỗng nảy ra kế khác Hắn nói:
— Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu Nay em giết nó, tất khơng khỏi bị tội chết Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi Có chuyện gi dé anh ở nhà lo liệu
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay Chàng vội vã từ g1ã mẹ con Lí Thơng, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân
(Thạch Sanh) * Hãy cho biết:
(1) Lí Thơng nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
(2) Lí Thơng có đạt được mục đích của mình khơng? Chi tiết nào nói lên điều đó?
(3) Lí Thơng đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện øì?
(4) Nếu hiểu hành động là "việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định" thì việc làm của Lí Thơng có phải là một hành động khơng? Vì sao?
* Gol y:
Trang 5(2) Có Chi tiết ấy là: Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thơng, trở về túp lều
cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân
(3) Lí Thơng đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói
(4) Việc làm của Lí Thơng là một hành động vì nó có tính mục đích * Phân tích mục đích của các hành động nói
(1) Mục đích của từng câu trong đoạn văn trên: — Con trăn ấy là của vua ni đã lâu (trình bày) — Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết (đe doa)
- Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi (đuổi khéo) - Có chuyện øì để anh ở nhà lo liệu (hứa hen)
Ví dụ 2:
Mục đích của từng câu trong đoqn văn sau:
"Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
— Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: — Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Doai
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc
Chừng như lic nay thấy bat ca chó lớn, chó con, cái Tí cứ tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im Bay gid nehe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
— U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi! "
(Ngô Tất Tố)
a Loi cua cai Ti:
— Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (hoi) — U nhất định bán con đấy ư? (hoi) — U không cho con ở nhà nữa ư? (hỏi)
— Khốn nạn thân con thế này! (cảm thán, bộc lộ cảm xúc) — Trời ơi! (cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
b Lời của chị Dậu:
Trang 6Vidu 3:
Nhận xét đoạn đối thoại sau: A hỏi B:
— Mấy giờ rồi? B trả lời:
(1) - Không biết! Hoặc:
(2) — Ba gio! * Yêu câu:
Cho biết A thực hiện hành động nói gì? Câu trả lời nào của B giúp A đạt được mục đích của hành động nói? Thử giải thích lí do?
* Giải thích:
— A thực hiện hành động nói hỏi — Câu trả lời (2)
— Lí do: câu (1) B không cộng tác hội thoại với A, câu (2) B có cộng tác hội thoại với ÀA
Ví dụ 4:
Nhận xét đoạn đối thoại sau: A hỏi B:
- Cậu vừa đi Sầm Sơn về đấy à? B gật đầu
A lại hỏi:
— Có vui không? B lắc đầu * Yêu câu:
Cho biết trong đoạn “đối thoại” trên có những hành động nói nào? Thử giải thích lí do?
* Giải thích:
- Cậu vừa đi Sầm Sơn về đấy à? (hỏi) — Có vui khơng? (hỏi)
Trang 7* Tuu y:
- Hành động nói có thể diễn ra bằng lời nói tương ứng với các kiểu câu, nhưng cũng có thể diễn ra bằng cử chỉ, điệu bộ (gật đầu, lắc đầu, nhún vai, trợn mắt, bu môi, phẩy tay, ngoảy người ) Tuy nhiên, dạng điển hình của hành động nói vẫn là bằng lời nói
Ví dụ 5:
Phân tích chức năng của hành động nói: Đoạn văn:
"Bà lão láng giéng lai lat dat chay sang: — Bác trai đã khá rồi chứ?
— Cam ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm
— Nay, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, khơng có, họ lại đánh trói thì khổ Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, ni mấy tháng cho hồn hồn
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã Nhịn suông từ sáng hôm qua tới ø1ờ cịn gi
- Thế thì phải giục cho anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn”
(Ngô Tất Tố)
* Goi y:
— Bac trai da kha r6i chit? (hoi)
— Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường (cảm ơn)
- Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm (trình
bày)
— Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn (cầu khiến)
- Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì
khổ (cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
- Người ốm rể rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, ni mấy tháng cho hồn hồn (cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
— Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ (tiếp nhận)
- Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã (trình
Trang 8— Nhịn suông từ sáng hôm qua tới g1ờ còn gi (cam thán, bộc lộ cảm xúc) - Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy! (cầu khiến)
Ví dụ 6: Doan van:
"Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
— Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!"
(Sự tích Hồ Gươm) * Goi y:
— Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn (nhận định, khẳng định)
— Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! (hứa, thể)
Ví dụ 7- Đoạn văn:
"Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi Vừa thấy tôi, lão báo ngay: — Cau Vang đi đời rồi, ông gido a!
— Cu ban réi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong - Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão méu nhu con nit Lao hu hu khoc
- Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tơi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng Tơi cho nó ăn cơm Nó đang ăn thì thằng Mực nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai căng sau nó đốc ngược nó lên"
(Nam Cao)
* Goi y:
— Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo a! (bao tin) - Cụ bán rồi? (hỏi)
Trang 9- Họ vừa bắt xong (báo tin) - Thế nó cho bắt à? (hỏi) — Khốn nạn (cảm thán) - Ông giáo ơi! (cảm thán) — Nó có biết gì đâu! (cảm thán)
— Nó thấy tơi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng (tả) — Tôi cho nó ăn cơm (kể)
— Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai căng sau nó đốc ngược nó lên.(kể)
* Phan biệt hành động nói với kiểu câu khác:
Doan van:
"Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ - Em để nó ở lại —- Giọng em ráo hoảnh — Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
— Anh xin hứa
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe”
(Khánh Hoài)
* Kiểu hành động nói của mỗi câu:
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau (điều khiển, ra lệnh)
— Anh hứa đi (ra lệnh) — Anh xin hứa (hứa) * Tuu y:
— Sau khi đã xác định được hành động nói của các câu, chúng ta thấy, cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động nói khác nhau; vậy thì chúng ta có thể rút ra một nhận xét: Cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể thực hiện hành động nói trình bày hoặc cầu khiến!
Trang 10Vi du:
a Cach dung truc tiép: A hoi:
— May gio thi da tran chung két? B dap:
— Mười chín giời
(Câu nghi vấn của A thực hiện hành động hỏi) A giục:
— Hãy đi ngay kéo muộn! B đáp:
— Vâng, tôi đi ngay đây!
(Câu cầu khiến của A thực hiện hành động điều khiển) A nói:
—- Ơi chao, biển chiều thật đẹp!
B tán thưởng: ~ U; đẹp thật!
(Câu cảm thán của A thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc) A nói:
— Trời đang mưa to B gật đầu:
— Hôm qua cũng mưa to như thế này!
(Câu trần thuật của A thực hiện hành động thông báo) b Cách dùng gián tiếp:
A nói:
— Tớ mua cái cặp này những hai trăm nghìn cơ đấy! B bu mơi:
— Hai trăm nghìn cơ đấy?
(Câu nghi vấn của B thực hiện hành động bác bỏ: bia đặt, làm gì có cái giá trên trời ấy!)
A phàn nàn:
Trang 11B cười:
— Cau hay tu hoi minh xem!
(Câu cầu khiến của B thực hiện hành động chất vấn: cậu thử kiểm điểm xem mình đã đối xử với bạn bè như thế nào?)
A xuýt xoa:
— Cậu thấy mái tóc "Hàn Quốc” của tớ có tuyệt khơng? B tum tim:
- Ôi, nom cậu giống con khỉ đầu đỏ quá!
(Câu cảm thán của B thực hiện hành động phê phán: cậu bắng nhắng như loài khi chỉ biết nhắm mắt bắt chước mà thôi!)
A kêu ca:
— Trời nắng nóng quá nhỉ! B gật đầu:
— Từ sáng đến giờ tớ đã nghe cậu nói câu này ba lần
(Câu trần thuật của B thực hiện hành động điều khiển: cậu kêu ca phàn nàn ít thơi kẻo người khác khó chịu đấy!)
2 Hội thoại
"Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên — dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
— Quan hệ thân — sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của môi người cũng đa dạng, nhiều chiều Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp
Trong hội thoại, ai cũng được nói Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời
Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác
Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ"
Trang 12Vi du:
1 Phân tích vai xã hội và cách ứng xử của các vai ấy trong một số đoạn trích sau:
Doan (1):
"Một hơm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hố chơi với mẹ mày không?
Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi chỉ cúi đầu khơng đáp Vì tơi biết rõ, nhắc đến mẹ tơi, cơ tơi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tơi những hồi nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực Nhưng đời nào tình thương u và lịng kính mến mẹ tơi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi cham chap đưa nhìn tơi Tơi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lịng tơi càng thất lại, khoé mắt tôi đã cay cay Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
TÔI cười đài trong tiếng khóc, hói cô tôi: — Sao cô biết mợ con có con?
Cơ tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn
Cơ tơi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc khơng ra tiếng Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tỉnh, đầu mầu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thơi
Cơ tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai, nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị:
Trang 13Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tơi, cơ tơi chập chừng nói tiếp:
— Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?"
(Nguyên Hồng) * Yêu cầu:
a Cho biết quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn văn trích trên là quan hệ gì? A1 ở vai trên, a1 là vai dưới?
b Cách xử sự của người cơ có gì đáng chê trách?
c Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
* Gợi ý:
a Quan hệ g1ữa hai nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn văn trích trên là quan hệ gia tộc, trong đó người cô của Hồng là vai trên, còn Hồng là vai dưới
b Cách xử sự của người cơ có hai điểm đáng chê trách:
— Với quan hệ gia tộc, người cô đã xử sự không đúng với thái độ chân thành, thiện chí của tình cảm ruột thịt
— Với tư cách là người lớn tuổi, vai bề trên; người cơ đã khơng có thái độ đúng mực của người lớn đối với trẻ em
c Các chi tiết:
toi cúi đầu không đáp Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc khơng ra tiếng
* Chú bé Hồng cố gắng kừm nén vì biết rằng mình là bề dưới phải tôn trọng bề trên
d Các lượt lời:
+ Các lượt lời của bà cô:
(1) - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? (2) - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! (3) - Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu
(4) - Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe (5) — Vay may hoi cé Thong
Trang 14+ Các lượt lời của chú bé Hồng: (1) - Không! Cháu không muốn vào (2) - Sao cơ biết mợ con có con? * Tuu y:
+ Lần 1: sau lượt lời (1) của bà cô + Lần 2: sau lượt lời (2) của bà cô + Lần 3: sau lượt lời (4) của bà cô
Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô
+ Hồng không cắt lời bà cơ vì ln phải cố gắng kiềm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên
Đoạn (2):
" Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: — Cai gi thé nay? — Bac lái xe hỏi
— Củ tam thất cháu vừa đào đấy Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?
Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy: — Cịn đây là sách tôi mua hộ anh
Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách cịn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả Kẻ đang vươn vai, người ngồi bét xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoa và cô gái:
— Đây, tôi giới thiệu với anh một hoa sĩ lão thành nhé Và đây là cô ki sư nông nghiệp Anh đưa khách về nhà đi Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh
Anh thanh niên đó mặt, rõ ràng luống cuống:
— Vâng, mời bác và cô lên chơi Nhà cháu kia Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy Nước sơi đã có sắn, nhưng cháu về trước một tí Bác và cô lên ngay nhé
Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến
— Bác và cô lên với anh ấy một tí Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta — Người lái xe lại nói
Trang 15* Gol y:
+ Đoạn văn trên có 4 nhân vật có mặt trong cuộc thoại, nhưng chỉ có 2 nhân vật tham gia hội thoại là bác lái xe và anh thanh niên
+ Quan hệ giữa bác lái xe và anh thanh niên là quan hệ xã hội, nhưng đã ở mức quen thuộc, thân thiết Bác lái xe là vai trên (người lớn tuổi), xưng là tôi, hô người đối thoại là anh Anh thanh niên là vai dưới (người trẻ tuổi), xưng là cháu, hô người đối thoại là bác
+ Các lượt lời của bác lái xe: (1) Cái gì thế này?
(2) Cịn đây là sách tơi mua hộ anh
(3) Đây, tôi giới thiệu với anh một hoa sĩ lão thành nhé Và cô đây là ki sư nông nghiệp Anh đưa khách về nhà đi Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh
(4) Bác và cô lên với anh ấy một tí Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta + Lượt lời của anh thanh nI1ên:
(1) Củ tam thất cháu vừa đào thấy Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?
(2) Vâng, mời bác và cô lên chơi Nhà cháu kia Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy Nước sơi đã có sắn, nhưng cháu về trước một tí Bác và cô lên ngay nhé
Đoạn (3):
"Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy Bà lắng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày
— Này, thầy no a
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường khơng nói gì — Thay nó ngủ rồi à?
— Gi?
Ong ldo khé nhiic nhich
— Tôi thấy người ta đồn Ông lão gắt lên:
Trang 16Ba Hai nin bat Gian nha lang di, hiu hat Anh lua vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà
— Thế nhưng người ta đồn trên này người ta không chứa những người Chợ Dầu nữa thầy nó a
Nghe ngóng một chút, không thấy chồng trả lời, bà lão lại cúi xuống lầm bầm tính Nét mặt bà lặng đi, chịu đựng và nhãn nhục"
(Kim Lân)
* Gol y:
+ Doan van trén c6 hai nhan vat tham gia héi thoai la 6ng Hai va ba Hai + Hai nhân vật có quan hệ gắn bó mật thiết trong một gia đình (tế bào của xã hội) cụ thể Theo truyền thống, ông Hai có vai chủ gia đình (có chút máu ø1a trưởng), nên thường nói trống khơng; cịn bà Hai có vai phụ thuộc, xưng là tôi, hô chồng là thầy nó
+ Các lượt lời của bà Hai: (1) Này, thầy no a (2) Thầy nó ngủ rồi à? (3) Tôi thấy người ta đồn
(4) Thế nhưng người ta đồn trên này người ta không chứa những người Chợ Dỗu nữa thầy nó ạ
+ Các lượt lời của ông Hai: (1) Gi?
(2) Biết rồi!
3 Các phương châm hội thoại
"Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung: nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng)
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình khơng tin là đúng hay không có bảng chứng xác thực (phương châm về chất)
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ)
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (phương châm cách thức)
Trang 17Việc van dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gi?)
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
— Người nói vơ ý, vụng về, thiếu văn hố giao tiếp;
— Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một ham y nao do"
(SGK Neit van 9, tap 1, tr 9,10 + 21,22,23 + 36,37
NXB GD HN, 2005)
Vi du:
1 Nhận xét cuộc thoại sau:
A: —- Cậu đã đọc cuốn "Dế mèn phiêu lưu kí mấy lần rồi?"
B: - Hồi bé, tớ được nghe anh tớ kể, thích quá, sau đó có nhờ anh tớ mượn
cho để đọc
A: — Tớ hỏi cậu đọc mấy lần cơ mài!
B: — Thì tớ đã bảo là đọc từ ngày ấy, tức là một lần, cứ hỏi vặn mãI! * Goi y:
Trong cuộc thoại trên, B đã vi phạm "phương châm về lượng", tức là nói thừa những cái mà A không yêu cầu B chỉ cần trả lời "đọc một lần” là đủ
2 Nhận xét các cách viết sau:
a Gà là một loại øg1a cầm nuôi ở nhà, biết dùng hai chân bới tìm thức ăn b Vịt là một loại gia cầm ni ở nhà, có hai cánh, biết bơi trên nước c Ngan là một loại gia cầm nuôi ở nhà, có hai cánh, có thể bay ngắn d Chó là một loại gia súc nuôi ở nhà, có mõm và tal, biết sủa, rất có tình nghĩa với con người
e Bò là một loại g1a súc ni ở nhà, có hai sừng ở hai bên đầu, biết kéo cày kéo xe, biết ăn có hoặc rơm
ø Lợn là một loại gia súc nuôi ở nhà, không biết sủa, không biết kéo cày kéo xe, chỉ biết ăn rau cám
h Diéu hau là một loài chim dữ có hai cánh, biết bay lượn, thích bắt gà con
Trang 18¡ Cá là một loài động vật sống ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây, khơng biết bay như lồi chim
k Chị ấy nhìn tơi chăm chú bằng đôi mắt mở to, lòng đen đứng im, lông m1 không động đậy
n Anh ấy cười to, hai hàm răng và đôi môi rất cách xa nhau * Gol y:
— Câu a thừa các cụm từ "nuôi ở nhà" (“gia cảm” đã mang nghĩa này rồi), có thể bỏ từ "hai" ở cụm từ "hai chân"
— Câu b thừa các cụm từ “ni ở nhà”, "có hai cánh”, "trên nước" — Câu c thừa các cụm từ “ni ở nhà”, "có hai cánh”
— Câu d thừa các cụm từ “nuôi ở nhà”, "có mõm và ta1", "biết sủa”
— Câu e thừa các cụm từ "nuôi ở nhà”, "có hai sừng ở hai bên đầu”, "biết ăn có hoặc ăn rơm”
— Câu ø thừa các cụm từ "nuôi ở nhà”, "không biết sửa”, "không biết kéo cày kéo xe”, "chỉ biết ăn rau cám”
— Câu h thừa các cụm từ "có hai cánh”, "biết bay lượn" — Câu 1 thừa cụm từ "không biết bay như loài chm”
- Câu k thừa các cụm từ "bằng đôi mắt mở to", "lòng đen đứng im", "lông m1 không động đậy
— Câu n thừa cụm từ "ha1 hàm răng và đôi môi rất cách xa nhau" 3 Nhận xét mầu chuyện sau:
Một anh chồng di rừng về, hớn hở khoe với vợ:
- Mình ơi, hơm nay tôi gặp một con rắn to khủng khiếp, chưa từng có trên thé gian nay
Vốn biết tính chồng hay khoác lac, chi vo tum tim: — To khủng khiếp nghĩa là dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu? Anh chồng chẳng nghĩ ngợi gì, oang oang:
— Dài khoảng một trăm thước, rộng khoảng hai mươi thước Chi vo van tum tim:
— Bia! Lam gi c6 con rắn nào dài đến thế? Anh chồng khoát tay:
Trang 19— Thế thì ít nhất cũng phải tám mươi thước — Vẫn đài!
Anh chồng đã hơi cáu:
— Thé chang nhé khong cé con rắn nào dài bảy mươi thước hay sao? — Khơng có!
— Sáu mươi thước — 1!
- Thế thì tơi thề là con rắn đó dài hai mươi thước — Nếu không dài hai mươi thước thì sao?
— Thì tơi sẽ đập đầu chết ngay trước mặt mình cho mà xem Chị vợ cười thành tiếng:
- Cứ như mình nói thì con rắn dài hai mươi thước, rộng hai mươi thước,
tức là con rắn vuông à? HH
* Gol y:
- Anh chồng nói những điều mà chính anh ta cũng khơng tin là có thật, tức là đã vi phạm "phương châm về chất”
- Chị vợ là người biết rõ tính ba hoa khoác lác của chồng nên đã dạy cho anh ta một bài học thấm thía về cách tơn trọng sự thật "mắt thấy tai nghe" trong ø1ao tIếp
4 Nhận xét cuộc thoại sau:
A: - Tôi cảm thấy làm thằng đàn ơng như mình chán thật, đến cái việc lấy vợ cũng không xong, chỉ sợ con mình sau này cũng thế thì tủi lắm!
B: - Thế con cái của cậu có đứa nào đỗ đại học không? * Gol y:
Câu hỏi của B vi phạm "phương châm vé luong" vi A chưa lấy vợ sao đã có
con thi dai hoc duoc?
5 Một số tiêu chí đánh giá "phương châm về lượng”: a Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng
b Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói đối c Nói một cách hú hoạ, khơng có căn cứ là nói mị
Trang 20e Nói mà khơng tơn trọng sự thật gọi là nói lấy được ø Nói mà bất chấp sự thật gọi là cđ vú lấp miệng em h Dốt nát mà thích khoe khoang gọi là thùng rỗng kêu to
¡ Hiểu biết hạn hẹp mà thích nói những điều to tát gọi là ễnh ương cứ đòi rong nhu con bo
6 Dùng kiến thức về phương châm hội thoại, hãy giải thích cách sử dụng các từ ngữ chêm xen:
a Các từ ngữ: như tôi được biết; tôi tin rằng; nếu tơi khơng lầm thì; tơi nghe nói; theo tơi nghĩ; hình như là
- Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tơn trọng phương châm về chất Người nói tin rằng những điều mình nói là đúng, muốn đưa ra bằng chứng xác thực để thuyết phục người nghe, nhưng chưa có hoặc chưa kiểm tra được nên phải dùng các từ ngữ chêm xen như vậy
b Các từ ngữ: như tơi đã trình bày, như mọi người đều biết
- Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng, nghĩa là không nhắc lại những điều đã được trình bày
7 Giải thích một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao có liên quan đến các phương châm hội thoại:
a Liên quan đến phương châm về chất:
— Tram voI không được bát nước xáo: những lời nói vô nghĩa, không dang tin cậy
- Ăn đơm nói đặt: vu khống, bịa đặt
- Ăn ốc nói mị: nói vu vơ, khơng có bằng chứng - Ăn khơng nói có: vu cáo, bịa đặt
- Cãi chày cãi cối: ngoan cố, không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng
— Khua môi múa mép: ba hoa, khốc lác — Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, nhảm nhí
— Một tấc đến giời: khốc lác, vơ trách nhiệm với lời nói của mình
- Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn một cách vơ trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo
— Thề cá trê chui ống: lời thề trống rỗng, vô nghĩa
Trang 21- Lời nói gió bay: lời nói thường khơng được coi là một bằng chứng để xem xét về mặt pháp lí (pháp luật trọng chứng hơn trọng cung)
- Lời nói đọi máu: lời nói cay độc đôi khi gây hận thù sâu sắc, rất khó hoà Ø1ả1
- Đất rắn trồng cay khang khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu — Nói lời phải g1ữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay b Liên quan đến phương châm quan hệ:
- Ơng nói gà, bà nói vịt: mỗi người nói về một việc (đề tài) khác nhau, khơng có tiếng nói chung với nhau
- Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược: mỗi người tự làm theo ý mình, khơng có sự thống nhất
— Chó tha đi, mèo tha lại: tranh cãi mãi, nhưng vẫn không tìm ra tiếng nói chung
— Thầy bói dọn cưới: khơng kết luận được - Đánh bùn sang ao: tranh cãi vô bổ c Liên quan đến phương châm cách thức:
— Dây cà ra dây muống: nói năng đài dịng, rườm rà, không rõ ý là người nói muốn nói về vấn dé gi (viéc gi? nguyện vọng øì? )
— Lúng búng như ngậm hot thi: nói năng ấp úng, không rành mạch, khơng thốt ý
- Ăn khơng nên đọi, nói khơng nên lời: nói năng kém cỏi, gây ức chế cho người nghe
— Biết thì thưa thốt, khơng biết thì dựa cột mà nghe: thiếu khiêm tốn, đã dốt lại hay hóng hớt, nói chẳng đâu vào đâu
— Dao đâm thành sẹo hết đau Một lời đã trả thù nhau suốt đời d Liên quan đến phương châm lịch sự:
- Lời nói gói vàng: lời nói tốt đẹp có thể tạo nên những mối quan hệ xã hội thân thiện
Trang 22- Lời chào cao hơn mâm cỗ: lời nói có suy nghĩ, chuẩn bị từ trước và được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thường có giá trị rất lớn
- Lời nói chẳng mất tiền mua Lua lời mà nói cho vừa lòng nhau — Kim vàng a1 nỡ uốn câu
Người khơn aI nỡ nói nhau nang lời
- Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói — Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cắng tay
— Một điều nhịn là chín điều lành (Một câu nhịn là chín câu lành) — Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe — Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời - Chẳng được miếng thịt miếng xơi Cũng được câu nói cho ngi tấm lịng — Người xinh tiếng nói cũng xinh Người giịn cái tỉnh tình tinh cũng giòn
8 Cho biết các biện pháp tu từ nào có liên quan đến "phương châm lịch sự ?
* Gol y:
Các biện pháp tu từ có liên quan đến "phương châm lịch sự" là nói giảm, nói tránh
Ví dụ:
— Chị cũng có duyên! (thực ra là chị xấu!)
- Em không đến nỗi đen lắm! (thực ra là rất đen!)
- Ơng khơng được khoẻ lắm! (thực ra là ông đang ốm yếu!) — Cháu học cũng tạm được đấy chứ? (nghĩa là chưa đạt yêu cầu!) — Ban hát cũng không đến nỗi nào! (nghĩa là chưa hay!)
— Anh ấy đang phong độ thế mà đã đi rồi ư? (sao lại chết sớm thế?)
Trang 23* GỢI ý:
a Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mia mai, chê trách là nói mát! b Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt!
c Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc!
đ Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo! e Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đãa!
— Các từ ngữ ấy có liên quan đến phương châm lịch sự, phương châm cách thức
10 Giải thích vì sao đơi khi người nói phải dùng những từ ngữ chêm xen sau:
"nhân tiện đây xin hỏi; cực chăng đã tơi phải nói; tơi nói điều này có gì khơng phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng ; xin lỗi, có thể anh khơng hài lịng nhưng tơi cũng phải thành thực mà nói là; đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tơi "
* GỢI ý:
- Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó khơng thuộc đề tài đang trao đổi (phương châm quan hệ)
— Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói (phương châm lịch sự)
- Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng phép lịch sự trong ø1ao tiếp (phương châm lịch sự)
11 Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ:
- nói băm nói bổ: nói bốp chát, thô bạo (phương châm lịch sự)
- nói như đấm vào tai: nói dở, khó nghe, gây ức chế (phương châm lịch
sự)
- điều nặng tiếng nhẹ: nói dai, trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự) - nửa úp nửa mở: nói khơng rõ ràng, khó hiểu (phương châm cách thức) - mồm loa mép giải: nhiều lời; nói lấy được bất chấp phải trái, đúng sai (phương châm lịch sự)
- đánh trống lảng: cố ý né tránh vấn dé mà người đối thoại muốn trao đối (phương châm quan hệ)
Trang 2412 Cho biết các mẩu chuyện sau vi phạm phương châm nào? (1) Hỏi và đáp:
Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một HS đang mải nhìn qua cửa số: — Em cho thầy biết sóng là gì?
HS giật mình, bèn trả lời:
— Thưa thầy, "Sóng" là bài thơ của Xuân Quỳnh a!
* Vị phạm phương châm quan hệ theo kiểu "ông nói gà, bà nói vịt" (2) Dùng tạm
Khoảng 10 giờ tối, bác sĩ nhận được một cú điện thoại của ông khách quen đang sống ở quê Giọng ông khách hốt hoảng:
- Bác sĩ ơi, thằng bé nhà tôi vừa nuốt cây bút bi của tôi rồi Mời bác sĩ đến ngay chol
- Đường đến nhà ông xa quá, lại đang mưa bão, có lẽ phải vài tiếng đồng hồ nữa tôi mới tới được!
— Thế trong khi chờ đợi bác sĩ, tôi phải làm gì? — Thì ơng dùng tạm bút chì vậy!
* Vị phạm phương châm quan hệ theo kiểu "ơng nói gà, bà nói vịt" (3) Sơng Nhĩ Hà
Hồi đã về hưu, một lần Nguyễn Công Trứ tình cờ đồng hành với mấy thầy cử trầy kinh thi hội Thấy họ huênh hoang phách lối, ông liền vuốt râu cười khà khà và lấy giọng lên bổng xuống trầm đọc cho họ nghe một đoạn văn như sau:
"Sông Nhĩ Hà sâu ba mươi sáu thước, chữn ăn chữm béo, cá không ăn cá bay về núi Hồng Nhớ thuở xưa, vua Thần Nông giá sắt, vua Đế Thuấn canh ván Cung quăng cung quống cung quằng Tổng bất ngoại bò vàng chỉ liếm lá" Nghe xong, các thầy cử đều rối rít khen là văn kêu như chuông, ý lạ như thần, chẳng ai dám nói là khơng hiểu gì cả vì sợ bị chê là dốt! Nghe họ bốc thơm đoạn văn tới trời, Nguyễn Công Trứ suýt phá lên cười vì cái đoạn văn mà ông vừa đọc thật ra chăng có nghĩa lí gì cả, ơng đã bịa ra nó để chế giễu lối văn chương sáo rỗng và thói thích khoe mẽ mà thôi!
* Cố ý vi phạm phương châm về lượng (quanh co, vòng vo), về chất (biết là khơng có sự thật ấy) và phương châm cách thức (đánh lạc hướng) nhằm mục dich mia mai, cham biếm
(3) Ai nhầm?
Trang 25Lúc vào lễ, khi đọc bài văn tế lên, khách đến viếng không ai nhịn được cười Bực mình, ông chủ nhà bèn gọi thầy đồ đến, trách: "Sao thầy lại có thể nhầm lẫn đến thế?" Thầy đồ trợn mắt lên cãi: "Văn tế của chúng tôi chẳng bao ø1ờ nhầm, hoạ chăng người nhà ơng chết nhầm thì có! "
* VỊ phạm phương châm về chất (biết là sai nhưng vẫn làm) và phương
châm lịch sự (cãi láo) (4) Người sủa
Một lần, lí trưởng làng nọ vào nhà một người đàn bà buông lời trêu ghẹo Vừa lúc ấy, anh chồng về gõ cửa Người đàn bà liền bảo nhỏ ơng lí đang run sợ: "Thầy cứ chuI tạm xuống gầm giường giả làm chó là khơng việc gi dau!"
Anh chồng bước vào nhà thấy vợ nháy mắt làm hiệu, biết ý liền nhìn xuống gầm giường Thầy lí vội vàng sủa lên mấy tiếng Anh chồng bèn lấy gậy phang cho một trận
* Vị phạm phương châm về chất (biết là thầy lí sẽ ăn địn, nhưng vẫn xu)) 20 Ti nhu con chó
Lang kia có ba anh vô công rồi nghề, ngày ngày kéo nhau ra cái quán cóc Ở gốc cây bàng ngồi uống rượu suông Rượu rẻ tiền, uống say bí tỉ cũng chỉ hết vài xu lẻ Thế cho nên ngày nào ba anh cũng say Và hễ say là vung tay nói tồn những chuyện đại sự Anh thứ nhất gân cổ nói:
— Chang hiéu sao chúng nó cứ phải hoắng lên để được làm ông nọ bà kia? Tôi là tôi khinh chúng nó như mẻ!
Anh thứ hai trợn mắt:
- Thế cũng chưa đáng khinh bằng mấy thằng cứ quanh năm suốt tháng chúi mũi vào sách với vở! Lắm chữ mà nghèo rớt mồng tơi thì cũng coi như lũ ăn mày!
Anh thứ ba đỏ mặt tía tai:
— Như thế đã ăn thua gì? Cái bọn nhà văn, nhà báo còn đáng khinh hơn ấy chứ! Chúng nó rặt nói láo và nói phét mà chẳng hiểu sao thiên hạ vẫn cứ trọng vọng nhỉ?!
Anh thứ ba vừa dứt lời thì cả ba anh cùng võ tay cười hô hố và hét lên: - Chí phải! Cả lũ chúng nó đều đáng khinh
Bà chủ quán cố nén cơn cười chỉ chực xổ ra, nheo mắt, thủng thẳng: — Cả như các bác nói thì con chó nhà em