1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 tập 2 part 10 doc

24 517 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,76 MB

Nội dung

Trang 1

— Này Bà dinh xo xién gì chúng tôi đấy? Tôi thì Tôi thì Bà chủ quán vẫn tỉnh queo:

- Dạ, ý em là các bác nói chí lí lắm Tỉ như con chó nhà em ý mà, nó

chẳng cần làm quan, chẳng cần học hành gì cả Thế mà vẫn cứ no đủ phởn phơ như thường

Một anh khác nhăn mặt tỏ ý nghi ngờ, găng hỏi: — Bà thử nói toạc móng lợn ra xem nào

- Là con chó nhà em nó cứ chạy rông suốt ngày để nhặt phân rơi của thiên hạ ý mà

* Vị phạm phương châm về chất (biết là nói láo, nhưng vẫn nói), phương châm lịch sự (nói láo trước mặt bà chủ quán)

Hoạt động 2

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

Bài tập I

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới

"Bác Phô gái, dịu dang, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông lí:

- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội

— Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị! ”

(Nguyễn Công Hoan) Câu hỏi:

a Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn; ông lí đã đáp lại bằng hành động nói như thế nào?

b Lời đáp của ông lí có hàm ý øì? Chọn câu trả lời đúng va day du A Bộc lộ quyền uy của mình

B Thể hiện sự từ chối quyết liệt, mạnh mẽ lời van xin của bác Phô gái C Biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà

D Tất cả các phương án trên * Gợi ý:

Trang 2

b Ông lí bác bỏ với hàm ý mỉa mai và cả hàm ý "ta là người có quyền, nhưng ta không cho phép, làm gì được ta?) Theo hàm ý thì phương án D là hợp lí

Bài tập 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới

"Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu, Từ mới làm như chợt nhớ: - Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?

- À phải! Hôm nay mồng ba Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên Tôi phải đi xuống phố

Từ nhắc khéo:

— Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến Hộ sầm mặt lại:

— Tiền nhà tiền giặt tiền thuốc tiền nước mắm Còn chịu tất! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền May mà còn có đất mua chịu được

(Nam Cao)

Câu hỏi:

a Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác? b Câu nhắc khéo (ở lượt lời thứ hai) của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ về điều gì?

c Ở cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến những vấn đề "cơm áo gạo tiền” Hãy phân tích tác dụng của cách nói trên

* Gol y:

a Hàm ý của Từ là nhắc đến viéc linh tiền nhuận bút Hộ "giải mã" được hàm ý đó và trả lời theo hàm ý

b Hàm ý của Từ là nhắc Hộ đi lấy tiền về để trả tiền thuê nhà

c Cách dùng hàm ý của Từ thể hiện sự tế nhị với chồng, tránh làm tổn thương đến mặc cảm của chồng và có cớ để "tự bào chữa" khi chồng có thể nổi giận

Trang 3

* Goi y:

- Lớp nghĩa tường minh nói đến sóng biển, tả sóng biển như nó vốn có từ hàng nghìn đời nay

— Lớp nghĩa hàm ý nói đến các trạng thái tình cảm vô cùng phức tạp của một người con gái đang yêu: tin tưởng — nghi ngờ, hi vọng — thất vọng, hạnh phúc — hồi hộp, âu lo, dữ dội, quyết liệt — lặng lẽ, dịu êm

Nói chung, đã là tác phẩm văn học thì hiển nhiên là phải có hàm ý, nếu không nó sẽ trở thành văn bản hành chính! Hàm ý tạo nên tính hàm súc, tính đa nghĩa cho tác phẩm văn học; do đó việc "giải mã" hàm ý thường là không dễ dàng, không giống nhau đối với môi người Nói cách khác, việc "giải mã" hàm ý thường tạo nên "những dị bản” trong bạn đọc và bạn đọc có quyền "đồng sáng tạo" tuỳ theo trình độ, vốn sống, sở thích, năng lực cảm thụ của mình

4 Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy dùng cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gi đối với hoạt động giao tiép bang ngôn ngữ? Chọn câu trả lời đúng và day du

A Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh B Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp và tính lịch sự trong giao tiếp

C Tạo ra những lời nói hàm súc, ý nhị; nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện; hơn nữa, người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý, vì hàm ý là do người nghe suy ra

D Tuỳ từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng đó * Gợi ý: D

5 Chọn cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”

— Rất thích*

— Ai ma chang thích? — Hang chat luong cao day!

- Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam* - Xưa cũ như trái đất rồi!

— Ví đem vào tập đoạn trường

Thì treo giải Nhất chi nhường cho a1?

Trang 4

6 (bổ trợ)

Anh (chi) hay chon lời từ chối cho cô gái trong cuộc thoại sau và g1ả1 thích tại sao chọn lời từ chối ấy?

Chàng trai: - Thời tiết thật tuyệt vời! Cô gái: - Nên thơ nữa!

Chàng trai: - Tối nay đi biển với anh nhé? Cô gái:

- Mới quen, không thé đi chơi tối được! — Em bận, không đi được!

- Rất tiếc, em đã nhận lời Hoa rồi!

— Em phải đến bệnh viện chăm sóc bà nội!

- Em còn phải giải hết các bài tập để ngày mai nộp vở cho thầy giáo! — Tiếc quá, hẹn anh khi khác có được không?

— Cảm ơn anh, nếu không có chút việc gia đình thì nhất định em sẽ đi với anh

Đọc tham khảo:

HÀNH ĐỘNG NÓI

Ngữ dụng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thé dé đạt được những mục đích cụ thể Khoa học nghiên cứu cách sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp sẽ được gọi là ngữ dụng học tiếng Việt, hay ngắn gọn hơn, là Dụng học Việt ngữ

Ngữ pháp truyền thống khi nghiên cứu các câu phân loại theo mục đích nói thì thực tế đã nghiên cứu các biểu thức ngôn hành (kiều cấu trúc ứng với một phát ngôn ngôn hành) của những hành động ngôn từ tương ứng

Căn cứ vào mục đích g1ao tiếp, người ta thường chia câu tiếng Việt thành 4 loại là: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán Ví dụ:

— Trái đất quay xung quanh mặt trời (trần thuật) — Anh xem bộ phim này chưa? (hỏ1)

- Hãy ngồi vào chỗ đi! (cầu khiến) - Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! (cảm than)

Trang 5

* Câu hỏi tổng quát trong tiếng Việt được đặc trưng hoá bằng các dấu hiệu ngôn hành như: à, #, hả đặt ở cuối câu, hoặc đặt tồn bộ câu vào khn cấu trúc có không, ví du:

— Em làm thơ à?

— Có phải anh biên tập cuốn sách này không?

Để tạo câu hỏi bộ phận, tức là câu hỏi nhằm hỏi về một chỉ tiết trong sự việc, tiếng Việt sử dụng các đại từ nghi vấn ai, øì, nào làm dấu hiệu ngôn hành, hoặc đặt chi tiết cần hỏi vào cấu trúc có phải không, có không, ví dụ:

— A1 làm việc này? — Em lam gi đấy?

— Anh muốn mua con nào?

— Chị có muốn uống cà phê không?

Đảo cấu trúc cũng là một biện pháp để tạo ra các câu hỏi khác nhau, ví dụ: — Bao giờ anh về? (tương lai)

- Anh về bao giờ? (quá khứ)

Để tạo câu hỏi lựa chọn, tức là câu hỏi nêu ra hai hoặc một số khả năng để hỏi xem khả năng nào là đúng, tiếng Việt dùng ngữ điệu và từ hay làm dấu hiệu ngôn hành, ví dụ:

— Em thích uống trà hay uống cà phê?

* Câu cầu khiến trong tiếng Việt được đặc trưng hoá bằng cách dùng các vị từ tình thái hấy, đừng, chớ làm dấu hiệu ngôn hành đặt trước vị ngữ hoặc bằng cách dùng các trợ từ đi, nào, thói làm dấu hiệu ngôn hành đặt ở cuối

câu, ví dụ:

— Các bạn hãy 1m lặng! — ĐI ăn cơm thôi! — Vao di, em!

Trang 6

- Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

* Câu trần thuật trong tiếng Việt không có những đặc điểm về cấu trúc như các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến và cảm thán; nhưng đấy chính là dấu hiệu ngôn hành riêng của câu trần thuật Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa bốn kiểu câu và bốn chức năng giao tiếp khác nhau là: khẳng định, hỏi, cầu khiến và bày tỏ Ngữ pháp truyền thống chưa phân biệt câu trần thuật với câu tuyên bố Như trên đã phân tích, những phát ngôn tuyên bố có chức năng khác han những phát ngôn trần thuật Dấu hiệu ngôn hành của các phát ngôn tuyên bố chính là các động từ ngôn hành

Như vậy, ở đây cũng có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng Những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc với một chức năng là những phát ngôn có hành động ngôn từ trực tiếp Nói cách khác, hành động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp g1ữa một cấu trúc và một chức năng

Khi nào có quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc với một chức năng thì chúng ta có một hành động ngôn từ gián tiếp Một nhóm các câu liên quan đến lí thuyết hành động ngôn từ là những câu thực hiện một hành động ngoài lời một cách gián tiếp bảng một hành động khác, đó là hành động ngôn từ gián tiếp Hành động ngôn từ gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp g1ữa một chức năng và một cấu trúc

Một câu trần thuật được dùng để nhận định thì đó là một hành động ngôn từ trực tiếp, nhưng câu trần thuật được dùng để cầu khiến thì đó là một hành động ngôn từ gián tiếp Ví dụ: “Ngồi hành lang ơn ào quá” là một câu trần thuật Khi nó được dùng để nhận định tức là để thông báo với người khác về tình trạng của phòng học thì nó thực hiện một hành động ngôn từ trực tiếp; còn khi nó được dùng để yêu cầu người khác đóng cửa lại thì nó hoạt động như một hành động ngôn từ gián tiếp Câu hỏi: Anh có bật lửa không? nếu dùng để hỏi thì nó như một hành động ngôn từ trực tiếp, còn nếu nó được dùng để yêu cầu thì nó thực hiện một hành động ngôn từ gián tiếp Câu: Anh có thể chuyển cho tôi cốc nước được không? bao gồm hai câu, một câu hỏi về khả năng chuyển cốc nước của người nghe và một lời yêu cầu anh ta chuyển cốc nước

Vấn đề ở đây là làm thế nào mà một người nói khi nói về cái gì đó có thể ngụ ý cả một cái khác nữa, và làm thế nào mà người nghe có thể hiểu được hành động ngôn từ gián tiếp? Người ta giải thích rằng trong những trường hợp như vậy nó dựa vào thông tin cơ bản đã có được, vào lẽ thường và vào khả năng suy luận của người nghe Chẳng hạn:

Trang 7

B: — Em con phai hoc thi!

Để hiểu phát ngôn của B là một sự từ chối, A đã phải trải qua một quá trình suy luận như thế này: Mình đã đưa ra một đề nghị với B và câu trả lời có thể là chấp nhận, từ chối hoặc thương lượng thêm Nhưng lời đáp của B không diễn ra như thế, vậy thì nó không còn là nghĩa đen của ngôn từ nữa Học và xem phim đều mất thời gian và không thể làm hai việc cùng lúc? Nghĩa là B đã từ chối khéo lời đề nghị của mình! Tất nhiên, trong thực tế, chẳng có ai lại phải "nghĩ ngợi" vòng vo như vậy, đây chỉ là một ví dụ minh hoạ cho hành động ngôn từ gián tiếp mà thôi!

Những yêu cầu thường được thực hiện một cách gián tiếp Tính chất gián tiếp của chúng có một số đặc trưng nhất định khiến cho có thể tập hợp các yêu cầu vào một số kiều sau đây:

Nhóm Ï:

Những câu có liên quan đến khả năng của người nghe có thể làm cái gì đó Ví dụ:

— Anh có thể đưa cuốn sách ra đây không? - Anh có thể im lặng một chút được không? — Mày có im mồm đi không?

Nhom IT:

Những câu có liên quan đến nguyện vọng của người nói muốn người nghe làm cái gì đó Ví dụ:

— Em đừng nói nữa thì hay

— Anh rất vui nếu em làm giúp anh việc này Nhóm III:

Những câu liên quan đến ý muốn hoặc sự vui lòng làm điều gì đó của người nghe Ví dụ:

— Em có muốn đi xem phim với anh không? - Học vào buổi chiều có thuận lợi với anh không?

- Có phiền anh lắm không nếu phải đưa em về nhà? Nhóm IV:

Những câu có liên quan đến lí do làm việc gì đó Ví dụ: - Hễ cứ đọc sách là mày phải oang oang thế ư?

Trang 8

* Luu y:

Như trên đã nói, người ta không thể liệt kê hết những động từ ngôn hành cũng như tất cả kiểu những hành động ngoài lời có thể có Thứ nhất, cái danh

sách có thể dùng như một sự khái quát ngôn ngữ học sẽ rất dài Thứ hai, có một số động từ có thể miêu tả hành động ngồi lời, nhưng khơng thể dùng làm động từ ngôn hanh Chang han, ta có thể miêu tả những hành động như ønh, chửi, mang, làm nhục , nhưng ta không thể coi những câu sau đây là ngôn hành: tdi chửi anh, tôi mắng anh, tôi tâng bốc anh Có thể miêu tả các hành động như

de, de net, doa dam, doa nat, de doa , chtt khong thé ding cdc dong tir ay lam động từ ngôn hành Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân đều nói đến hiện tượng trong tiếng Việt có những cặp từ đồng nghĩa chỉ khác nhau ở tính chất ngôn hành hay trần thuật Chẳng hạn: zmời- mời mọc, khuyên- khuyên bảo, cẩm-— cấm đoán, chê- chê trách, trách- trách móc, phạt— quở phạt, cược- cá cược Ví dụ:

— Em mời anh xơi cơm (hành động mời- phát ngôn ngôn hành) - Họ mời mọc nhau nhiệt tình lắm (phát ngôn miêu tả)

Thứ ba, bất cứ câu nào cũng có lực ngoài lời, nhưng không phải câu nào cũng dùng động từ ngôn hành Ví dụ:

- Ở đây nóng quá (ngầm ra lệnh mở cửa, bật quạt )

Ngược lại, có những câu chứa động từ ngôn hành, nhưng không phải lúc nào cũng là câu ngôn hành Ví dụ:

A: - Em vừa nói gi thé?

B: - Em hứa ngày mai sẽ đi học sớm

Câu của B là câu khẳng định: Em nói rằng em hứa ngày mai em sé di hoc sớm Vì vậy, tuy có động từ ngôn hành hứa, nhưng đây không phải là câu ngôn hành (không phải là hành động hứa)

Nhưng trong ví dụ sau thì tình hình lại khác: A: - Em có dám hứa không?

B: - Vâng, em hứa ngày mai sẽ đi học sớm

Câu của B lại là câu ngôn hành (thực hiện hành động hứa)

Trang 9

yêu cầu (nhặt áo lên) và một lời phê bình (vứt quần áo bừa bãi) Đôi khi hai hành động không liên quan nhau được thực hiện bằng một phát ngôn để người nghe lựa chọn Ví dụ:

A: — Họ bảo đó là những sinh viên giỏi nhất mà bị thì trượt B: - Anh phải chấp nhận thôi

Lời bình của B vừa là một sự bảo đảm, vừa là một ý muốn nói đùa Cũng có trường hợp một phát ngôn thực hiện hai hành động đối với những người nghe khác nhau, chẳng hạn một người đang nói chuyện qua điện thoại trong một căn phòng có một số người đang cười đùa quá to, người nói điện thoại nói: Xin lỗi, ở đây ồn quá! thì thực chất người nói điện thoại vừa xin lỗi người nghe ở đầu dây bên kia, vừa nhắc nhở những người đang làm ồn trong phòng Ngoài ra, còn những trường hợp như:

Chồng: —- Muộn rồi, em

Vợ (có thể đáp bằng một trong những câu sau đây): (1) Mới mười rưỡi mà anh

(2) Nhưng em đang thích xem mà (3) Anh muốn về à?

(4) Anh không thích sao?

Chúng ta thường gặp những hành động nằm trong một chuỗi các hành động Nói chung, câu hỏi gợi câu trả lời, một lời phản đối cũng gợi câu trả lời dưới dạng bác bỏ hay giải thích, một lời đề nghị có thể gợi sự tán đồng hay không tán đồng Mỗi hành động ngôn từ nằm trong một mạng lưới liên kết các hành động ngôn từ, chúng chỉ được hưởng một sự tự do có hạn trong khả năng hoạt động của mình

Các hành động ngôn từ tuy có tính phổ quát, nhưng mỗi dân tộc có văn hoá riêng, có phong tục tập quán, thói quen ứng xử khác nhau nên các hành động ngôn ngữ cũng được thực hiện một cách khác nhau Người Việt có thể dùng hình thức hỏi để chào, chang han: anh đi đâu đấy? anh làm gì đấy? , nhưng người Anh lại có những lời chào good morrning, good aƒfernooH

HỘI THOẠI

Trang 10

giáo và hoc tro ở trên lớp, bác si va bệnh nhân ở bệnh viện, người mua kẻ bán ở chợ Mỗi một lần trao đổi, nói chuyện giữa các cá nhân trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó được gọi là một cuộc thoại Mỗi cuộc thoại đều có khởi đầu và kết thúc Mỗi cuộc thoại có thể chứa đựng nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại có thể có nhiều vấn đề Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề sẽ làm thành một đoạn thoại Trong mỗi đoạn thoại, các cá nhân đều có quyền nói Quyền nói sẽ xác định và chi phối /ør lời của những người tham gia hội thoại Lượt lời phải tuân theo những quy ước xã hội nhất định để tránh bị cướp lời, gốt lời (hai người cùng nói một lúc) và khi cần phải biết nhường lời hoặc im lặng

Các dạng 1m lặng:

1 Im lặng để chuyển lời sau khi đã xong một /ượ lời Ví dụ: A: — Anh xem giúp tôi mấy g1ờ rồi?

(Im lặng ngắn để chờ B xem đồng hồ) B: — Ba gio!

2 Im lặng vì vừa nói vừa nghĩ, do dự: A: — Em dinh thi vào khoa nào?

B: - Khoa Báo chí (ngừng ngắn), nhưng em vẫn chưa quyết lắm A: - Thế em muốn làm phóng viên à? B: - Không (ngừng ngắn), thực ra (ngừng ngắn) em vẫn thích sư phạm hơn 3 Im lặng là đồng ý: Bố: —- Thế con có đồng ý lấy anh Hải không? Con gái (đó mặt, im lặng) 4 Im lặng là không đồng ý: Vợ: - Em muốn anh đưa em đi chơi đền Sóc Chồng (im lặng) Vo: — Anh sao thé? Chồng: — Cái gì? Vợ: — Thôi, không có øì CẶP THOẠI

Trang 11

mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp véi nhitng phat ng6n di trước nó và định hướng cho những phát ngôn đi sau nó Các phát ngôn không đứng biệt lập, mà thường là phát ngôn này kéo theo phát ngôn kia Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai Khi nói một điều, người ta dự đoán, chờ đợi một điều khác sẽ xảy ra; khi thực hiện một hành động ngôn từ, người ta chờ đợi một hành động ngôn từ đáp ứng; sau một nội dung mệnh đề, người ta chờ đợi một nội dung mệnh đề

Cặp thoại chỉ hiện tượng mỗi kiểu phát ngôn được tiếp theo bằng một kiểu phát ngôn riêng, chẳng hạn: hởi-frđ lời, chào- chào, trao- nhận, xin lỗi— chấp nhận lời xin lỗi, đề nghị- đáp ứng Như vậy cặp thoại là hai phát ngôn có quan hệ trực tiếp với nhau Ví dụ:

(1) Cặp thoại liền kề nhau: Chào — Chào:

A: Chao anh! B: Chào chị! Hỏi — Trả lời:

A: Cháu mấy tuổi rồi? B: Cháu mười tuổi ạ! Xin lỗi - Chấp nhận xin lỗi: A: Xin lõi!

B: Không saol

(2) Cặp thoại không liền kề nhau:

A: Em có thể vào xem phim này được không? B: Em đến tuổi 18 chưa?

A: Chưa

B: Thế thì không được (3) Cặp thoại ngữ dụng a:

Trò: Thưa thầy, có thể khảo sát và vẽ đồ thị mộng mơ được không a? Thầy: Đang học tốn chứ khơng phải hoc tâm lí!

Trò: Học đi đôi với hành chới

Trang 12

Thầy: À, nhưng đó là tâm lí học sư phạm! Trò: Sao thấy thầy hồng tâm lí tí gì dzậy? Thây: Cái gì?

Trò: Khô và nghiêm quá hài

Thây: Tâm lí học sư phạm dạy cần phải khô và nghiêm như vậy! Tro: !!!

(4) Các cặp thoại ngữ dụng b: + Trần thuật — Trần thuật:

A: Hôm nay anh câu được bốn con B: Em câu được những sáu con cơ + Trần thuật - Hỏi: A: Em chờ chị mãi từ sáng đến g1ờ B: Chờ chị có việc gì đấy? + Trần thuật - Mệnh lệnh: A: Em muốn bơi nifa chi a B: Thôi về đi! + Trần thuật - Cảm thán:

Trang 13

A: Muộn rồi, di hoc đi!

B: Nhưng hôm nay là chủ nhật + Mệnh lệnh — Hỏi:

A: Me oi, ra ma xem ơng g1ăng! B: Ơng giăng làm sao? + Mệnh lệnh —- mệnh lệnh: A: Bắt nó lại đây! B: Láo! Im ngay! + Mệnh lệnh — Cảm thán: A: Để im cho người ta ngủ! B: Suốt ngày chỉ ngủ với ngáy! + Cam than — Tran thuật: A: Rét qua!

B: U; thang tu réi ma con rét + Cam than — Hoi:

A: Chan qua may a! B: Có gì mà chán hả? + Cảm thán —- Mệnh lệnh: A: Nhà con nghèo quá! B: Hãy đi mà hỏi ông trời ấy! + Cam than — Cam than: A: Ghé chét di duoc! B: Khiép, ban qua!

(Lược dẫn theo Nguyên Thiện Giáp Dụng học Việt ngữ

Trang 14

TUAN 26 (Bai 26) Tiết 97 — 98 VĂN HỌC THUOC (DUOC) Lỗ Tấn A Két qua cGn dat Giúp HS:

Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo sự mê muội, đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 và sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân: làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với quần chúng nhân dân Cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng trong một truyện ngắn có dung lượng một tiểu thuyết của Lỗ Tấn

- Tích hợp với truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn đã học ở lớp 9 THCS se Trọng tâm bài học:

- Đọc hiểu một số hình ảnh biểu tượng trong truyện từ đó khái quát chủ dé tư tưởng sâu sắc và nghệ thuật dựng truyện mang phong cách sáng tạo của Lỗ Tấn

e Những điều cần lưu ý:

— Thuốc là bức tranh thu nhỏ về xã hội Trung Quốc tối tăm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 Nhân vật nổi bật là đám đông mê muội, tập trung ở vợ chồng lão Hoa Thuyên; nhân vật nhà cách mạng Hạ Du (nguyên mẫu là nữ sĩ Thu Cận, cùng quê Lỗ Tấn, bị hành hình ở Cổ đình hiên khẩu) chỉ được thể hiện gián tiếp

Trang 15

tiền đồ cách mạng Nhưng Hạ Du không phải là chiến sĩ cách mạng vô sản Lỗ Tấn đã thấy hạn chế của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Tân Hợi năm 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo nhưng chưa hình dung được cách mạng vô sản ở Trung Quốc như thế nào

- Đây là một tác phẩm khó so với trình độ tiếp nhận của HS lớp 12, cần tiên lượng mức độ và chọn lọc kiến thức và phương pháp phù hợp

e Chuẩn bị của thầy - trò:

- HS đọc lại truyện ngắn Cố hương và tác giả Lỗ Tấn ở SGK Ngữ văn lớp 9 - Ảnh chân dung Lỗ Tấn phóng to, ảnh quê hương Lỗ Tấn; sách: Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn (Trương Chính dịch); Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong trường phổ thông của GS Lương Duy Thứ, NXBDHSP, Hà Nội, 2005 B Thiết kể bài dạy — học Hoạt động 1 TỔ CHỨC KIEM TRA BÀI CŨ (Hình thức: vấn đáp)

1 Nỗi lo lắng phấp phỏng vì sợ truyền thống gia phong gia đình bị rạn nứt, huỷ hoại được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?

2 Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quý chị Hoài — người con dâu đã đi lấy chồng, đã có gia đình mới từ lâu?

3 Bà cô Hiền là một người Hà Nội có những phẩm cách gì tiêu biểu cho người Hà Nội? Vì sao tác giả ví bà như hạf bụi vàng chừn vào lòng đất cổ nghìn năm văn hiến?

4 Nhận xét giọng điệu và lời văn tự sự của Nguyễn Khải trong truyện Một người Hà Nội? _ Hoạt động Z DẦN VÀO BÀI MỚI 1.GV nói chậm, HS lắng nghe: - Tại Lễ kỉ niệm 110 năm ngày sinh Lỗ Tấn (25 - 9 - 1991) ở Bắc Kinh, nhà thơ Hạ Kính Chị ca ngợi:

Trang 16

ddt nuoc giau manh, khong ngung phé phan van hoa cit, xdy dung van hod moi Trong cuộc đấu tranh cách mạng, Lỗ Tấn đã trở thành người cộng sản Phương hướng Lỗ Tấn là phương hướng của nền văn hoá dân tộc Trung Hoa

Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được yêu mến như là Gorki của Trung Quốc Bác Hồ là người Việt Nam đầu tiên ngay từ thời trẻ đã thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc

- Cho HS xem chân dung Lỗ Tấn, ảnh quê hưong Lỗ Tấn, Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn

2.+ GV hoi, goi:

— Em còn nhớ những øsì về truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn đã học ở lớp 9 THCS) (nhân vật, sự việc, hình ảnh, lời văn )

- Hình ảnh chú bé Nhuận Thổ thời xưa và bác Nhuận Thổ nghèo khổ, rụt rè thời hiện tại gợi cho nhân vật Tấn suy nghĩ gì ? + HS nhớ lại, phát biểu + GV bổ sung, chuyển dẫn giới thiệu truyện 7huốc (1919) ; Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.Tác giả Lỗ Tấn (1881 — 1936) + HS đọc, tóm tắt mục Tiểu dân, SGK, tr 101 — 102 + GV bổ sung và nhấn mạnh: - Bút danh Lỗ Tấn: Ghép từ họ mẹ - bà Lố Thuy và chữ: /ấn hành: đi nhanh lên!

- Lỗ Tấn - người yêu nước thương dân: cuộc đời 4 lần đổi nghề (hàng hải, -> khai mó,-> y —> văn nghệ) với mong muốn cứu nước cứu dân — nhà văn cách mạng Văn chương Lỗ Tấn góp phần cứu dân, cứu nước Trung Hoa, vạch ra căn bệnh tinh thần để tìm cách chạy chữa Lỗ Tấn là tác giả của những truyện ngắn và tạp văn nổi tiéng: AO chính truyện, Cầu phúc, Khổng At Ki, Co hương, Thuốc Lỗ Tấn được tôn vinh là linh hồn dân tộc Trung Hoa

- Lỗ Tấn là nhà văn được Bác Hồ hết sức kính yêu và tìm đọc từ hồi thanh nién

— L6 Tan duoc céng nhan 14 Danh nhan văn hoá thé gidi (1981)

Trang 17

+ HS hoi:

— Tac gia viét tac phém trong hoàn cảnh nào và với mục đích gì? + HS trả lời

Định hướng:

- Mục đích sáng tác: Chọn đề tài từ cuộc sống của những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa Đó là những liệt căn tính (cái xấu căn bản): quốc dân tính — phép thắng lợi tinh thần của AQ (AO chính truyện), an phận, cam chịu của Nhuận Thổ và Tường Lâm (Cố hương, Cầu phúc) và căn bệnh trầm kha nguy hiểm trong Thuốc: thái độ dửng dưng vô cảm trước sự hi sinh của những người đổ máu vì đất nước và nhân dân, sự ngu muội và mê tín của họ trong đời sống sinh hoạt, chữa bệnh

3 Đọc diễn cảm và kể tóm tắt:

+ Giọng đọc, kể, chậm, buồn, ấm áp, tình cảm Mỗi HS đọc - kể tóm tắt một đoạn GV nhận xét cách kể, đọc

+ Tóm tắt:

Một buổi sáng, có người tử tù bị chém Bố mẹ thằng Thuyên (vợ chồng lão Hoa) đồn tiền bạc đưa cho tên đao phủ để mua cái bánh bao tầm máu tử tù về chữa bệnh lao cho con Án rồi, thằng Thuyên vẫn không khỏi bệnh và chết Đến tiết thanh minh, hai người mẹ — mẹ tử tù và mẹ thăng Thuyên đều đi thăm mộ con, gặp nhau ở nghĩa trang Trước nỗi đau mất con, họ bắt đầu có sự cảm thông, bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa người chết chém và người chết bệnh để an ủi nhau

3 Giải thích từ khó:

Theo các chú thích dưới chân trang 4 Tìm hiểu bố cục: 4 đoạn:

4.1, Đêm thu gần sáng, lão Hoa đi mua thuốc chữa bệnh cho con: chiếc bánh bao tầm máu người ở gần pháp trường Cổ Đình Khẩu

4.2 Cảnh vợ chồng lão Hoa cho thăng Thuyên con trai ăn bánh bao — thuốc với hi vọng chữa khỏi bệnh lao

4.3 Cảnh trong quán trà lão Hoa, khách khứa uống trà, trò chuyện về Hạ Du, cháu cụ Ba, người vừa bị chém, giữa những cơn ho rõ rượi của thằng Thuyên

Trang 18

* Nhận xét:

— Cốt truyện: đơn giản, nhân vật ít, không chủ tâm đi sâu vào một nhân vật nào, ngôi kể thứ 3; không gian nghệ thuật u ám, nhỏ hẹp: một pháp trường, một quán trà, một bãi tha ma Thời gian ngưng đọng nhưng cũng có biến đổi: một đêm thu, một sáng thu, một sáng xuân, từ mùa thu đến mùa xuân với dụng ý tư tưởng — nghệ thuật

Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN:

1.Ý nghĩa nhan đê truyện: Thuốc (dược) — chiếc bánh bao tẩm máu nguol)

+ GV hoi:

- Hình ảnh chiếc bánh bao tầm máu người được miêu tả như thế nào? gây cho em cảm giác gi?

— Nhan đề Thuốc (Dược) chính là chỉ chiếc bánh bao quái đản này, có những ý nghĩa gì?

+ HS suy nghĩ, khái quát, phát biều Định hướng:

- Nhan đề truyện rất gọn ngắn, chỉ có một từ: Dược (thuốc) chỉ thang thuốc kì quái mà lão Hoa mua về để chữa bệnh lao cho thang Thuyén — con trai cua gia đình 10 đời độc định (chỉ có l1 con trai)

— Cách tả của tác giả rất cụ thể:

Chiếc bánh bao bằng bột mì tráng đẫm máu tươi boc trong tờ giấy chao đèn bẩn thi, gói trong lá sen, nướng trong bếp toả mùi thơm quái lạ, bẻ đôi, bốc hơi trắng mờ, ăn vào bụng cảm giác thế nào cũng không rố

Cách miêu tả cụ thể, gây cho người đọc cảm giác ghê rợn vì sự lạc hậu mê tín của những người dân lao động Trung Hoa thời ấy

- Ý nghĩa thứ nhất:

Thuốc chữa bệnh lao cho thằng Thuyên Tác giả phê phán sự ngu muội, mê tín dị đoan của người dân Trung Hoa đương thời

— Ý nghĩa thứ hai:

Trang 19

như vậy Lòng tin thật mù quáng Người Trung Quốc đang mê mệt ngủ trong cái nhà sắt không có cửa số, phải tỉnh đi thôi, nếu không sẽ chết ngạt

— Ý nghĩa thứ ba:

Chiếc bánh bao tầm máu người cách mạng vừa bị giết - người cháu cụ Ba - mà chăng ai thương xót, còn thờ ơ, vô cảm, còn tố cáo cháu mình để lấy vài đồng bạc còn lấy máu anh như máu súc vật Tác giả muốn gọi ra căn bệnh thờ ơ, vô cảm, không hiểu cách mạng và người cách mạng của dân chúng; mặt khác, người cách mạng xa rời quần chúng, không hiểu quần chúng, hi sinh trong cô đơn Sự £hờ ø, vô cẩm của người dân Trung Hoa

- Đó là hiện trạng và những vấn đề nổi bật của nước Trung Hoa đương thời

— Đó là ý nghĩa sâu xa của nhan đề tác phẩm, của hình ảnh chiếc bánh bao tầm máu người hiện thực mà độc đáo dưới ngòi bút hiện thực của Lỗ Tấn

(Hết tiết 97, chuyển tiết 98)

2 Hình ảnh nhân vật Hạ Du — hình ảnh tượng trưng của Cách mạng Tân Hot

+ GV hoi:

— Trinh bay ngắn gọn hiểu biết của em về cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 tại Trung Quốc

+ HS trình bày

+ GV bổ sung ngắn, định hướng:

- Cuộc CMDCTS nổ ra và thành công ở Trung Quốc năm 1911, lật dé triều đình phong kiến Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa Cộng hoà dân chủ do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống Nhưng nhược điểm của nó là xa rời quần chúng, quần chúng nhân dân không được tuyên truyền, giác ngộ nên không hiểu và thờ ơ với cách mạng Mặt khác, sau Cách mạng Tân Hợi đời sống ở nông thôn Trung Quốc về cơ bản, không có gì thay đổi

+ GV hỏi:

— Nguyên mẫu của nhân vật Hạ Du là ai? Trong truyện, nhân vật này xuất hiện như thế nào?

Trang 20

Dinh huong:

— Đó là bà Thu Cận — nhà cách mạng tiên phong, từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng bị trục xuất về nước, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa, bị bắt và hi sinh năm 32 tuổi (1907) Nơi hành hình: Cổ Hiên Đình Khẩu, phủ Thiệu Hưng, quê Lỗ Tấn Lỗ Tấn đã dựa vào hình ảnh nhân vật nổi tiếng này để xây dựng nhân vật Hạ Du (đổi tên họ: Thu-> Hạ, Cận->Du; nữ-> nam)

— Trong truyện 7huốc, nhân vật Hạ Du xuất hiện gián tiếp, sau khi vừa bi hành hình, qua câu chuyện của mấy ông khách nhàn cư trong quán trà của vợ chồng lão Hoa và trong sự hiện diện của nấm mộ có vòng hoa viếng sáng mùa xuân lạnh lẽo

- Nhưng vai trò của nhân vật này trong việc khắc hoạ chủ đề của truyện Thuốc rất quan trọng Nó thể hiện thái độ và quan điểm của nhà văn về cuộc cách mạng Tân Hợi và những chiến sĩ cách mạng lớp tiên phong Đó là, một mặt ông rất khâm phục và kính trọng những chiến sĩ anh hùng, dũng cảm, sẵn sang hi sinh than mình cho đất nước, cho tương lai của Trung Quốc Nhưng nhân dân lao động Trung Hoa không hiểu họ, thờ ơ với việc làm của họ, coi họ như xa lạ, thậm chí còn là những kẻ phạm pháp, dù là thân thích cũng phải tố cáo để lập công, lĩnh thưởng (như cụ Ba tố cáo Hạ Du để lĩnh hai chục đồng) D6 là vì những người cách mạng tiên phong anh hùng nhưng xa rời quần chúng nhân dân, không hoặc chưa kịp tuyên truyền, giác ngộ cho họ, cứ một mình cô đơn múa kích giữa sa mạc, quạnh hiu một mình Đó cũng là hạn chế nghiêm trọng của Cách mạng Tân Hợi — một cuộc cách mạng nửa vời, cuối cùng lại bị bè lũ quân phiệt phong kiến phản động câu kết với nước ngoài chiếm đoạt thành quả

Những câu đối thoại giữa bác cả Khang, lão Nam Gu véi vợ chồng lão Hoa trong quán trà đã phần nào nói lên điều đó

Vấn đề tác giả muốn ngầm ám chỉ là:

Khi quần chúng chưa được giác ngộ thì máu của người cach mạng đồ ra cũng vô nghĩa Truyện đặt số đông quần chúng chưa được giác ngộ vào vị trí chủ yếu để vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tỉnh quần chúng mê muội.(Lâm Chí Hạo)

Bởi vậy, Thuốc vừa là tiếng gào thét để trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh h1u, vừa bộc bạch tâm huyết của ngòi bút lạc quan tin tưởng

Trang 21

- Trước khi nói đến hình ảnh vòng hoa cần tìm hiểu hình ảnh con đường mòn nhỏ trong nghĩa trang, phân ranh giới mờ nhạt giữa nơi chôn cất những người nghèo khổ và nơi chôn cất những người chết chém hoặc chết tù (phạm tội với nhà cầm quyền) cùng với hình ảnh hai bà mẹ bất hạnh hết sức đáng thương cùng bước qua đường mòn ấy để gặp nhau Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh, chi tiết ấy Hình ảnh con đường mòn gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào trong truyện ngắn Cố hương đã học ở THCS?

+ HS trao đổi, thảo luận, phát biểu Định hướng-

— Hình ảnh con đường mòn nhỏ, mờ phân ranh giới giữa hai nơi chôn người nghèo khổ và người bị chết chém, chết tù trong nghĩa trang là có thực mang ý nghĩa rằng họ rất gần nhau Vì nghèo khổ, bị áp bức bóc lột thái quá mới phải vùng lên đòi quyền sống và tự do, thì bị coi là phạm pháp và bị bắt tù hoặc bị kết án chém Nhưng những bà mẹ của họ thì đều là những người phụ nữ Trung Hoa bất hạnh, như bà Hoa mất thằng Thuyên vì bệnh lao, như bà mẹ Hạ Du mất con vì làm giặc nổi loạn!

- Chi tiết hai bà mẹ cùng qua đường mòn gặp nhau nói lên rằng con đường chăng qua do con người đi mãi mà thành thôi Người con nào cũng chết oan, cùng vì sự lạc hậu ngu nuội, thờ ơ của những người thân, của quần chúng nhân dân Họ cùng thương xót con trẻ sớm ra đi, càng hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh cho nhau và cùng chưa biết làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng này, để cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn

+ GV hỏi:

Hình ảnh vòng hoa vô danh trên mộ Hạ Du có ý nghĩa øì? Phân tích ý nghĩa câu nói của bà mẹ Hạ Du: 7 hế này là thế nào? + HS suy luận, phát biểu

Định hướng-

— Đó là chi tiết tác già cố ý thêm vào với dụng ý nghệ thuật rõ ràng:

Một vòng hoa, hoa trắng, hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum

- Vòng hoa lạ khiến hai bà mẹ ngạc nhiên quá đỗi, đến giât mình tháng thốt, nhất là bà mẹ Hạ Du Bà tự ngh1, tự hỏi:

Trang 22

— Tâm trạng vừa bàng hoàng sửng sốt vừa giấu kín niềm vui an ủi còn có người nhớ đến và yêu mến con mình

— Hàm chứa sự đòi hỏi câu trả lời — Day dứt nội tâm, tự hỏi mình

- Thể hiện niềm tin và lạc quan của nhà văn trước sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng Sự hi sinh của những người cách mạng tiên phong không hoàn toàn uống phí, vẫn để lại sự tiếc thương, kính phục, ngưỡng mộ trong lòng nhân dân

- Thể hiện sự băn khoăn, chỉ mới gọi bệnh mà chưa có đơn kê phương thuốc chữa bệnh của chính tác giả

- Liên hệ đến bài Mồ anh hoa nở của Thanh Hải cũng lấy cảm hứng từ những bông hoa trên mộ người cộng sản trong những năm khủng bố trắng dưới chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam cuối những năm năm mươi thế kỉ XX.(* ) + GV hoi: Chi tiét con qua den dau trén cành khô bỗng kêu to rồi cất cánh bay đi có dụng ý øì ? + HS suy nghĩ, phát biểu Định hướng:

- Tập tính tự nhiên của loài quạ hay đến nghĩa trang để tìm ăn thịt chết Theo quan niệm mê tín: qua la con chim bdo điềm rủi cho con người (bệnh, chết, tai nạn như chim cú, chim lợn) Ở đây, tác giả một lần nữa thể hiện sự nøu muội mê tín của người phụ nữ lao động Trung Quốc hồi ấy khi bà mẹ cầu nguyện linh hồn con nhập vào con qua kia để báo tin cho mẹ, chứng cho lòng mẹ

— Nhưng con qua kêu to rồi đột ngột bay đi vì sợ người? Vì thấy không xơ múi gì được (cả hai bà đã thu dọn gọn gàng đồ lễ đạm bạc) chứng tỏ chẳng có liên quan gì giữa linh hồn Hạ Du và con qua

—— Hoạt động5

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 Vì sao Lỗ Tấn được coi là nh hồn của dân tộc Trung Hoa?

Trang 23

2 Vì sao Thuốc là truyện ngắn mang kích thước truyện dài?

(điểm 2 trong Gh¡ nhớ: Cô đọng, súc tích: cốt truyện giản dị, nhân vật ít, chủ đề lớn, hàm ý sâu xa Như bức tranh thuỷ mặc đen trắng hai màu, không gian nghệ thuật trầm lặng, u ám, nặng nề một đêm thu, sáng thu, một sáng thanh minh mùa xuân lạnh lẽo Thời gian từ mùa thu trđm quyết và chết bệnh đến mùa xuân thanh minh, hứa hẹn một vòng hoa trắng, hoa hồng Những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng — tượng trưng, đặc biệt là vị thuốc kì quái: Chiếc bánh bao tầm máu người cách mạng

3 Vì sao Bác Hồ thời trẻ thích đọc Lỗ Tấn trực tiếp bằng tiếng Trung Hoa? (vì Bác khâm phục nhân cách,văn tài và giọng văn hóm hỉnh, uy mua của Lỗ Tấn, vì Bác dang hoạt động tại Trung Quốc, tác phẩm của Lỗ Tấn hồi đó chưa được dịch ra tiếng Việt, Bác rất giỏi chữ Hán, tiếng Trung Quốc)

4 Viết 1 đoạn cảm nhận của em về một hình ảnh biểu tượng trong truyện (vòng hoa trên mộ Hạ Du, con đường mòn, chiếc bánh bao tấm máu, con qua câu nói: Thế này là thế nào?

Trang 24

Mộ anh trên đồi cao Cành hoa này em hái, Vong hoa nay chi dom Bông hồng nở và nở Huong thom bay và bay Lí chúng nó qua đây Mắt diều không dám ngó Trên mô người cộng sản Bông hồng đỏ và đỏ Như máu nở thành hoa 1956 6.2 DANH VÀ HÌNH: TRUYỆN NGẮN, BẢN CHẤT: TRUYỆN DÀI (Trích) Nguyễn Tuân Ở rạp chiếu bóng ra, vào một hiệu cao lâu nhỏ của Hoa kiều ở Hà Nội, ngồi trong hiệu, nhâm nhi chén rượu, cứ thấy phảng phất không khí truyện Lỗ Tấn Cái bà đi đi lại lại gần bếp kia như là thím Tường Lâm (trong truyện Cầu phic); Lao gia ban pha sang dang di tt ngoài đường phố vào kia phải chăng là Khổng Ất Kỉ? Thế mới biết bút lực của Lỗ đã thừa sức đưa nhân vật của mình qua mọi biên giới thời gian, không gian để vào cõi bất tử Nhìn đêm lạnh ồn ào, tôi nhớ Lỗ Tấn như là trước đây từng có lần nắm vào bàn tay của đích thân tác g1ả truyện 7 huốc

Tiểu thuyết của Lỗ Tấn hầu hết là ngắn Song le về danh và hình thì gọi là truyện ngắn nhưng bản chất lại là truyện dài Không phải cứ tãi ra, pha loãng như bỏ quả lê vào nồi nước đầy ninh lên thì thành dài hoặc cô lại thu lại thì thành ngắn Ở đây là những truyện rất cô đúc, gợi không khí truyện dài, tiềm tàng sinh lực đòi hỏi phát triển của bút pháp và kĩ thuật truyện dài Một số truyện khác của Lỗ lại giàu tính kịch nói, điện ảnh, tạo hình Đó là dấu hiệu,

chuẩn nhận chân thiên tài

Ngày đăng: 23/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN