1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 tập 2 part 5 pptx

25 405 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 7,62 MB

Nội dung

Trang 1

văn suy ngẫm về mạch sống của đất nước và sức sống của nhân dân Điệp khúc trầm hùng những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm nền cho câu chuyện Cây xà nu khi tách ra, khi hoà nhập với con người Tả xà nu, dùng nhân hoá Tả người so sánh, liên hệ với xà nu Xà mu, xà nu trùng trùng điệp điệp, xà nu tạo nên chất thơ hào hùng đầy âm vang

Mở đầu là đoạn văn tả rừng xà nu hết sức tạo hình, đặc sắc

Rừng xà nu đối diện với những thử thách ác liệt, dữ dội Rừng trong tầm đại bác của đồn giặc Thương tích không thể tránh khỏi Nhưng sức sống mãnh liệt của rừng mới là điều tác giả muốn nhấn mạnh Rừng xà nu, ẩn dụ về con người đau khổ, bất khuất khao khát tự do, truyền thống anh hùng, lớp trẻ trước lớp sau liên tục đứng lên bảo vệ phẩm giá của mình Rừng xà nu, hình ảnh tượng trưng, biểu tượng cho con người Tây Nguyên, cho dân tộc hiệp sĩ: ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng Phóng khoáng, hào hiệp, tự nguyện Giọng văn tha thiết có pha chút cường điệu Hàng loạt động từ, tính từ gây cảm giác mạnh được huy động cho mục đích miêu ta: ào ào, ứa, tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay sốt, bầm, ngã gục, lao thẳng, phóng, vượt, rốn Cái nhìn điện ảnh làm sự vật hiện lên động và nét hơn Có khi là một cảnh tráng lệ nên thơ ánh sáng trong rừng từ trên cao rọi từng luồng thẳng tấp

Từ đây, toàn bộ câu chuyện bắt đầu tuôn chảy

Chuyện bắt đầu từ thời điểm hiện tại: Tnú sau ba năm đi lực lượng được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm Bắt đầu ở thời điểm đó là rất thích hợp Tất cả phải bắt đầu từ hôm nay và cho hôm nay Đó là sự chuẩn bị tỉnh thần để bước vào thử thách mới Những lời nhắc nhở trầm vang như tiếng chiêng đồng của cụ Mết: Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng nghe mà nhớ lấy Đó là lời nhắn gửi của tác phẩm đến độc giả, thời kì lịch sử ấy

Trang 2

Nhưng sự việc đã diễn ra đúng quy luật: có áp bức có đấu tranh Chân lí cách mạng dần dần được sáng tỏ: chúng nó đã cẩm súng, mình phải cẩm giáo Rừng xà nu không phải chỉ kể chuyện làng Xô Man đau thương mà chủ yếu kể chuyện làng Xô Man đứng dậy Tác giả rất thành công khi xây dựng một tập thể anh hùng Mỗi người mỗi vẻ nhưng đều giống nhau ở sự gan góc, lòng trung thành với cách mạng Biểu hiện ít lời mà dồn nén bao đữ đội Tnú bị bắt Cụ Mết chỉ nói: Tnú đừng làm xấu hổ làng Xô Man Tnú trả lời bằng một cái nhìn Đó là cái im lang của những người đã chịu nhiều đau khổ, im lang day sức mạnh, bão táp sắp bùng nổ Đoạn Dít bi bắn doa vẫn bình thản nhìn bọn giặc cũng nói lên ý ấy Trong tình thế khó khăn, con người phải tự lớn vượt mau chóng, nếu không sẽ bị đè bẹp Dềnh dàng là chết Điều đó cũng là quy luật, là chân lí, là bài học đẫm máu của người Strá Tây Nguyên

Hình tuợng cụ Mết là biểu trưng cho nguyên nhân tạo nên sức mạnh quật khởi của nhân dân thuộc về truyền thống lịch sử Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên thời đất nước đứng lên trường tồn đến hôm nay Ông như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp sự nối tiếp và mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn ở các thế hệ sau Cụ Mết được sánh với cây xà nu cổ thụ trong từng bộ phận của con người và cây: ngực căng như cây xà nu lớn; bàn tay nặng trịch như sắt sần sùi như vỏ xà nu, tiếng nói trầm vang, ồ ồ như vang vọng của núi rừng Với cách diễn đạt ấy, đã thể hiện chất Tây Nguyên, chất thơ hùng tráng của hình tượng nhân vật

Câu chuyện cụ Mết kể bên bếp lửa trong đêm mưa rì rào cho con cháu nghe về người con anh hùng Tnú Đó là câu chuyện của thời hiện tại đã được lịch sử hoá bởi nó quá tiêu biểu cho hành trình số phận các dân tộc Tây Nguyên thời đánh Mi Thử thách khốc liệt hun đúc những phẩm chất kiên cường, bình tĩnh, mưu trí, trung thành, khôn khéo

Cũng như các nhân vật khác, tác giả hay nhắc đi nhắc lại một vài đặc điểm nào đó hình như có dấu vết cách giới thiệu nhân vật trong trường ca — sử thị dân gian Ở Tnú là hình ảnh hai bàn tay Hai bàn tay và số phận con người

Rừng xà nu là trải nghiệm của một đời văn, một đời chiến sĩ nhốt chặt trong khuôn khổ hẹp Cô đọng mà bay bổng, trầm lắng mà say mê Niềm xúc động thiêng liêng về hình ảnh kì vĩ của Tổ quốc giữa thử thách gian lao thôi thúc tác giả viết và đã thành công xuất sắc Tác phẩm thật xứng đáng với thời đại đánh Mĩ oanh liệt, hào hùng

Trang 3

8.3 NGUYÊN NGỌC, CON NGƯỜI LÃNG MẠN (Trích)

GS Nguyên Đăng Mạnh Anh theo đuổi một cái gì rất cao, nên có những nguyên tắc sống rất nghiêm Chuyện của anh thường là những trải nghiệm khác thường, dữ dội, gây ấn tượng mạnh Chẳng hạn chuyện nấu cháo 3 lần với một cục xương voi; chuyện gùi muối leo dốc, sự thật mà như huyền thoại Nguyên Ngọc suốt đời đi săn những tính cách anh hùng ba mươi năm chiến tranh, văn học ta đều tập trung vào một đối tượng ấy Nhưng anh hùng của Nguyên Ngọc vẫn có nét riêng: dũng mãnh khác thường như những con người thép, thăng băng, nhọn hoắt như mũi chông, ngọn dáo, như mầm xà nu dam thang lên trời Nhưng lại có cái gì đó hoang dại Trái tim chất chứa căm thù ngùn ngụt, nhưng tâm hồn trong suốt và hết sức hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấu xa xăm của nhân loại Nguyên Ngọc đến với Tây Nguyên là ngẫu nhiên mà tất nhiên đều đúng Ngòi bút ấy, tâm hồn ấy nhất thiết phải đến Tây Nguyên để gặp những Định Núp, cụ Mết, cô Mai, Tnú, Dít và sau này phải tìm đến Hà Giang để gặp ông Cắm, Vàng Thị Mỳ Những con đẻ của núi rừng, sừng sững, lầm lì như núi, như gốc cây to, như con thú rừng Nhưng tâm hồn họ sục sôi, dào dạt chứa dựng bao dòng suối, con thác Họ ít nói mà thường đột ngột cất tiếng hát Tâm hồn dào dạt thì phải hát lên Hát mới thực là tiếng nói tận đáy lòng họ Hát không được thì hú như sói rừng Lãng mạn hơn tất cả những tâm hồn lãng mạn nhất

Văn của anh cuốn hút người đọc không chỉ bằng cách trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật, với thứ ngôn ngữ hồn nhiên ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh mà còn bằng cả tâm hồn rất Tây Nguyên Nguyên Ngọc chính là trí thức của núi rừng, nhà văn hoá Tây Nguyên, nghệ sĩ thực thụ của những miền rểo cao đất nước

Nguyên Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng — cũng như Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp Đây là nhu cầu tự thân, thôi thúc bên trong Không phải chuyện văn chương mà chuyện lẽ sống Vì người anh hùng mà anh cần đến văn chương Chỉ có cách ấy mới có thể hi vọng làm bất tử những con người đẹp như ánh mặt trời, sáng như ngôi sao thời đại

Nhưng anh hùng nhất thiết phải tìm nơi núi cao, thật cao, như những vì sao ngước nhìn từ đỉnh núi hoặc từ biển xa, những con người hi sinh âm thầm, lặng lẽ tạo nên những chiến công huyền thoại

Trang 4

vẫn viết về anh hùng, với giọng văn càng sôi nổi hơn, những hình ảnh càng chói lọi hơn, lãng mạn hơn

Cái tạng của anh chuyên viết truyện anh hùng, với ngôn ngữ sử thi trang lệ hào hùng và cảm hứng lãng mạn sôi nổi như Đếấƒ nước đứng lên, như Rừng xà nu

Những anh hùng của anh là những chiến sĩ gang thép, căm thù ngùn ngụt: Chúng nó đã cắm súng, mình phải cầm dáo! Lời cụ Mết vang động núi rừng Tây Nguyên Ấy là thời đồng khởi Văn Nguyên Ngọc hồi ấy là văn đồng khởi, là Đất nước đứng lên!,lời truyền hịch: Đường chúng ta đi, là rừng xà nu tốn tấm ngực lớn bảo vệ buôn bản dưới tầm đại bác của giặc

Giờ đây cũng vẫn là những người anh hùng kiên cuờng bất khuất ấy nhưng họ còn là những người của tình yêu, đẹp và hùng trong tình yêu Có lẽ ngày xưa kinh nghiệm cộng đồng đã chi phối anh mạnh mẽ nên có phần lấn át kinh nghiệm cá nhân của anh chăng?

Bây giờ, không bị ràng buộc nữa, anh thả sức viết bằng kinh nghiệm cá nhân, quan niệm cá nhân của mình về người anh hùng Ở người khác, tình yêu là hoa lá của anh hùng Ở Nguyên Ngọc, tình yêu cũng anh hùng Tình yêu kiên cường, tình yêu huyền thoại (chuyện tình của Sáu Thuỳ, của Vàng Thị Mì (Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng và Trở lai Méo Vac) Day là người thực nhìn qua con mắt tâm hồn tưởng tượng đầy lãng mạn Nguyên Ngọc

Lãng mạn đến điên rồ

Nguyên Ngọc là con người của lí tưởng, lí tưởng tuyệt đối Anh không chịu để cho lí tưởng bị mờ ám, dù chỉ là một chút

Ta hiểu vì sao anh đã đốt phăng Đất Quảng tập 2, khi biết một nguyên mẫu nhân vật anh hùng của anh đã có lúc dao động, đầu hàng giặc

Ta hiểu tại sao chuyện người thực việc thực của anh lại lí tưởng hơn cả những tác phẩm hư cấu của anh

Vì anh viết bằng lí tưởng và anh nhìn đời qua lí tưởng

Và vì sao con người anh cứ thăng băng, thăng băng đến cố chấp (* )

Trang 5

—_ Tiết 85

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VĂN BẢN BAT SAU RUNG U MINH HA

(Trich)

Son Nam

A Két qua cGn dat

Giúp HS:

- Hiểu được bức tranh thiên nhiên độc đáo vùng đất mũi Cà Mau, những con người lao động Nam Bộ dũng cảm, tài trí, cần cù, lạc quan, yêu đời được

thể hiện bởi nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn lí thú, giàu màu sắc Nam Bộ bởi một tấm lòng tha thiết với quê hương đất nước và đồng bào mình

- Tích hợp với tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi (chuyện Phường săn cá sấu, ông Hai, tía nuôi thằng Cò, thằng An câu cá sấu trên sông bằng đèn cầy thắp mỡ người, bài Sông nước Cà Mau, lớp 6 THCS)

B Hướng dẫn đọc thêm - tự học (theo 4 côu hỏi †rong SGK, tr 55)

I Đọc, tìm hiểu tác giả và bố cục, tóm tắt đoạn trích + HS đọc trong mục Tiểu dẫn, tr 50;

+ GV bổ sung:

Son Nam (Pham Anh Tai 11— 12 — 1926 — 13 — § — 2008), được mệnh danh là nhà văn của miệt vườn Nam Bộ, ông già Ba Tr1, "người đi bộ vào bất tử" bằng đôi chân dẻo dai, đi khắp các tỉnh thành, bưng biền, kênh rạch Nam Bộ, đi gần trọn thế kỉ XX và đi sang thế kỉ XXI gần § năm nữa để rồi di thang vào bất tử

Cả cuộc đời Sơn Nam là những cuộc đi dài bất tận Đi để mưu sinh, đi để

viết Những người tiêu biểu cho từng miền đất nước ta: Bắc có Nguyễn Tuân, Trung có nhà nghiên cứu xứ Quảng Nguyễn Văn Xuân và miền Nam có Sơn Nam

Sơn Nam cho rằng, văn học miền Bắc hàn lâm hơn còn văn học miền Nam thì thực tế hơn, nhiều sự kiện, thông tin hơn vì cuộc sống cư dân miền Nam sơi động hơn Ơng tự nhận mình là hạt bụi, là cái vầy của cần khôn, trong trời đất:

Trang 6

Một tính cách văn hoá Nam Bộ gốc đã phai nhạt, thật khó tìm từ ngày 13 — 8 — 2008

Một đoạn văn trong Hương rừng Cà Mau:

Troi sinh ra cay tram thật kì diệu Bám chặt rễ trong sình lầy, thân ngập chìm trong nước mà vẫn mạnh khoẻ, vẫn sinh sôi nảy nở để giữ vững mảnh đất bồi cho quê hương và giữ người cho đất

Chẳng nơi nào có được những rừng tràm nở hoa trắng xố mênh mơng trùng trùng điệp điệp, quyến rũ cơ man là bầy ong làm tổ trên cành, hút nhuy hương rừng tràm làm mật ban tặng cho HgưỜời

(*) Theo Nguyễn Hữu Hồng Minh Dân trí; Net; 18 — 8 — 2008 + Đoạn văn trích truyện thứ 16 / 18 trong tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau (1962) kể chuyện ông Năm Hên dùng mưu bắt sống 45 con cá sấu ở ao

sấu làng Khánh Lâm, ngon rạch Cái Tàu, vùng U Minh Hạ

1 Ông Năm Hên chèo xuồng đến làng Khánh Lâm xin được bắt sấu giúp dân làng

2 Chuyện bắt sấu li kì của ông Hên qua lời kể của Tư Hoạch 3 Ông Năm từ ao sấu trở về, tướng ghê như tướng thầy pháp H Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn tự học

1 Đặc điểm thiên nhiên và con người nổi bật:

+ Hoang sơ, phong phú một vùng sông rừng U Minh Hạ, nơi mũi đất Cà Mau, tận cùng phía nam của Tổ quốc: rừng tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại lau sậy đế, cóc kèn, mốp, mù u chín rụng đầy rừng

+ Con người: cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, lạc quan yêu đời, từng bi him tha sau bắt, cũng từng ăn ong rành địa thế như Tư Hoạch, những øã trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, săn heo rừng, và ông Năm Hên thợ bắt sấu lành nghề chỉ bằng hai tay không

Trang 7

Bài hát của ông Năm nghe thật bị al, rùng rợn tưởng nhớ linh hồn của những nạn nhân xấu số vì sấu tấp, trong đó có người anh ruột ông Bài hát nói về cuộc sống gian khổ khắc nghiệt của những người dân mở đất đến miền cực Nam, mong giai oan cho họ

3 Nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ:

+ Kể rất hấp dẫn, chuyện đơn giản mà li kì, rất thu hút và dễ nhớ:

— Nghe tin đồn ở rạch cái Tàu có ao sấu, sấu nhiều như mù u rụng, ông Năm Hên - một tay bắt sấu lão luyện tự tìm đến xin bắt giúp dân làng

— Hành trang quá đơn giản và bài hát kì dị của ông làm người dân nơi đây nửa tin nửa ngờ

- Ông Năm bày tỏ nỗi niềm và sở nguyện

- Cảnh đàn sấu bị trói bơi theo dòng sông trở về làng gây bao cảm giác ngạc nhiên, khâm phục, sợ hãi của dân làng

- Chuyện bắt sấu không được tả trực tiếp mà qua lời kể của người phụ giúp và chứng kiến từ đầu đến cuối —- Tư Hoạch

- Ông Năm trở về trong hình dáng kì dị như tướng thầy pháp, với bài hát ø1ả1 oan ca lên như điệp khúc bị hùng

— Người thân những nạn nhân bị sấu ăn khóc nhớ người đã khuất

+ Ngôn ngữ giản dỊ, sử dụng những phương ngữ Nam Bộ làm nên phong vị Nam Bộ đậm da

4 Cảm nhận về thiên nhiên và con người vùng cực nam Tổ quốc qua đoạn trích học

+ HS tự do viết theo cảm nhận của mình, có thể và khuyến khích so sánh liên hệ đến tác phẩm Đất rừng phương Nam, bộ phim truyền hình nhiều tập chuyển thể: Đấf phương Nam

* 5, Đọc tham khảo:

Trích bài thơ — lời tựa tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau: Trong khói sông mênh mông

Trang 8

Kiến ngái bất vỉ vô dống dã Tới Cà Mau, Rạch Giá

Cat nhà, đốt lửa giữa rừng thiêng Muôi vắt nhiều như cỏ

Chướng khí mờ như sương Thân không là lính thú Sao chưa về cố hương? Chiêu chiêu nghe vượn hú Hoa lá rụng buồn buôn

Phong sương mấy độ qua đường phố Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê e Đoạn đầu truyện ngắn: Bát sấu rừng U Minh Hạ

Nơi sông rạch, cá sấu là giống hung hăng nhất Chúng không thích chỗ sông sâu nước chảy có sống gió mà lên tận ngọn cùng, tìm nơi yên fính, chật hẹp vùng U Minh Hạ, ngược sông Ong Đốc, Rạch Tàu vào tận g1ữa rừng tram

Vì sao vậy?

Tuy thích ăn thịt người, sấu vẫn tìm cá làm món ăn chính Rừng U Minh Hạ thuộc loại trầm thuỷ, cá sinh sôi nảy nở rất nhiều, sấu tha hồ ăn Đến mùa nắng hạ, rừng khô, sấu khỏi trở về sông lớn Trong rừng có sắn nhiều ao, sấu vào đó lập cứ và sinh con đẻ cháu đời này qua đời khác đến khi người Việt tràn xuống rạch Cái Tàu lập nghiệp Ban đầu dân ngỡ sấu chỉ ở dưới sông, sau khi câu được chừng 5,10 con sấu sở ngọn rạch, họ đinh ninh là sấu đã giảm bớt 10 phần chết bảy còn 3 Mãi đến khi có người ăn ong chạy về loan báo:

— Sấu ở ngọn rừng nhiều như trái mù u rụng

So sánh không có gì quá đáng Dân lên xem tận nơi Cái ao lầy bùn rộng chừng một công đất, bên bờ, dưới nước toàn lau sậy cóc kèn rậm rạp Chen vào bức tranh màu xanh ấy là màu đen xám mốc của những lưng sấu nổi lập lờ chi chit Con dài như chiếc xuồng, con dùng hai chân trước rẽ lau sậy, ngẩng mõm lên như họng súng đại bác Biết có người đến nhìn, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá Duy có con sấu già, sấu chúa có đốm đỏ ở giữa tam linh là trợn mắt nhìn người rồi bò ra giữa ao thủ thế Trên cạn, sấu không nguy bằng con rắn hổ Nhưng ở dưới nước thì sấu vô cùng nguy hiểm Sấu chúa thường dụ mồi

vào hang nước sâu của nó để táp Móc, lao, lẫy, nỏ chỉ có hiệu lực với cọp, beo trên rừng Sấu ở trong ao; bơi xuồng tới thì ao quá cạn, lội bộ thì bùn lún nøập gối

Trang 9

TUẦN 22 (Bài 22) Tiết 86 — 87 VĂN HỌC NHUNG DUA CON TRONG GIA DINH (Trich) Nguyên Thi A Két qua cGn dat Giúp HS:

- Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh hùng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mi cứu nước Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và và tình cảm yêu nước, cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tỉnh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cụôc kháng chiến chống MI

— Biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà trung hậu, dũng cảm đã đem máu xương để bảo vệ đất nước

— Nghệ thuật trần thuật, khắc hoạ tính cách và phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, giàu màu sắc tạo hình và đậm chất Nam Bộ

- Tích hợp với đề tài, cảm hứng sử thi, cách trần thuật và xây dựng nhân vật của truyện Riing xà nu

s Trọng tâm bài học:

- Đặc sắc nghệ thuật trần thuật chuyện

- Đọc hiểu các nhân vật trong gia đình, chú trọng so sánh nhân vật hai chị em Chiến — Việt

e Những điều cần lưu ý:

Trang 10

- Có thể di sâu vào nhân vật Việt trong sự so sánh với Chiến nhưng cũng không thể quên hai nhân vật quan trọng khác: Má Việt và chú Năm Tất cả được thể hiện qua điểm nhìn — lời lể — hồi ức của nhân vật Việt

e Chuẩn bị của thầy trò:

— Tập Truyện và kí của Nguyễn Thi (1969) hoặc Nguyên Thi Toàn tập (1996);

- Ảnh chân dung Nguyễn Thi

B Thiết kể bòi dạy — học

Hoạt động 1

TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ

(Hình thức: vấn đáp)

1 Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu? 2 Phân tích hình tượng nhân vật Tnú

3 Phân tích hình tượng nhân vật cụ Mết 4 Phân tích hình tượng bàn tay Tú

5 Màu sắc Tây Nguyên rất đậm trong truyện ngắn #ừng xà nu Lầm rõ nhận xét này

_ Hoat dong 2

DAN VAO BAI MOL

1 Từ giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn, tác giả Trăng sáng, Đôi bạn ấm áp, trữ tình đến Nguyễn Thi gân guốc, mãnh liệt với Người mẹ cẩm súng và Những đứa con trong gia đình

2 Từ hoàn cảnh lịch sử —- xã hội những năm đánh Mĩ ở miền Nam, từ Tây Nguyên (Rừng xà nu) đến Những đứa con trong gia đình (đồng bằng Nam Bộ), cùng cảm hứng sử thi, và thể loại truyện ngắn của hai nhà văn miền Bắc đều tình nguyện vào Nam sống và viết năm 1962: Nguyễn Trung Thành — Nguyên Ngọc và Nguyễn Thi —- Nguyễn Ngọc Tấn

- Cho HS xem ảnh chân dung tác giả phóng to va tap Truyén va ki Nguyén Thi hoặc Nguyễn Thị toàn tập

; Hoạt động 3 ;

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIẾU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIÁ VÀ TÁC PHẨM

Trang 11

+ HS đọc mục Tiểu dẫn SGK, tr 56 — 57 trình bày ngắn gọn những điểm nổi bật

+ GV nhấn mạnh:

- Con người: quê miền Bắc, sống và gắn bó nhiều với miền Nam; tính nghiêm cẩn và trách nhiệm; tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam cùng đợt với Nguyễn Trung Thành Hi sinh năm 1968 ở mặt trận Sài Gòn (cùng thời gian hi sinh của nhà thơ Lê Anh Xuân — Ca Lê Hiến)

— Cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam, nhà văn của nông dân Nam Bộ thời kì chống Mi Van Nguyễn Thi giàu chất hiện thực, phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, giàu chất Nam Bộ Người mẹ cầm súng (1965; truyện kí về anh hùng Nguyễn Thị Út), Những đứa con trong gia đình (1966) là hai tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt tại chiến trường Nam Bộ

2 Đọc và kể tóm tắt văn bản truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình ”

+ Yêu cầu đọc - kể: giọng phù hợp với từng đoạn hồi ức của Việt, những câu đối thoại giữa hai chị em Chiến — Việt, lời chú Năm kể các đoạn tóm tắt và một số đoạn trong đoạn trích

+ GV cùng HS đọc - kể toàn truyện một lần Nhận xét cách đọc — kể 3 Giải thích từ khó:

Theo các chú thích dưới chân trang Lưu ý các từ ngữ địa phương Nam Bội: thon mon, trong trong, ba hội

4 Thể loại, phương thức biểu đạt và bố cục + Thể loại: truyện ngắn

+ Phương thức biểu đạt: tự sự (miêu tả - biểu cảm) Cách trần thuật: từ điểm nhìn của nhân vật Việt nhưng vẫn để ngôi kể thứ 3

+ Bố cục đoạn trích:

Những hồi ức của Việt khi Việt tỉnh dậy lần thứ tư:

1 Cảm giác cô đơn, sợ ma cụt đầu, rất muốn bò tìm nơi súng nổ vì đó là sự sống, về với đồng đội

2 Nhớ lại chuyện hai chị em giành nhau đi bộ đội, chuyện bàn bạc việc nhà đêm trước ngày nhập ngũ

Trang 12

- Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU CHI TIẾT ĐOẠN TRÍCH

1 Đặc sắc nghệ thuật trần thuật — kể chuyện: + GV hỏi:

— Tác giả đã chọn cách trần thuật — kể chuyện vào nhân vật nào? theo ngôi kể nào? trong tình huống như thế nào? tác dụng và hiệu quả của cách làm đó?

+ HS bàn bạc, thảo luận, phân tích, phát biểu Định hướng:

- Nguyễn Thi đã chọn cách trần thuật —- kể chuyện khá độc đáo Đó là đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Việt —- một trong những đứa con của gia đình- trong tình huống đặc biệt: sau một trận đánh dữ dội, ác liệt với bộ binh và xe bọc thép MI, sau một trận đọ lê trực tiếp, sau khi giết được một số tên MI, dùng thủ pháo đốt cháy một xe bọc thép của chúng, Việt bị thương nặng, hai mắt không nhìn thấy gì, anh ngất đi và tỉnh lại trong cánh rừng cao su, lạc đồng đội, một mình trên trận địa Mỗi lần tỉnh lại, anh lại nghĩ, lại nhớ, rồi lại ngất đi Mạch truyện được kể theo những hồi ức khi đứt khi nối đó Tuy nhiên, tác giả vẫn không sử dụng ngôi thứ nhất (xưng tôi) mà vẫn dùng tên riêng để gọi Việt — nghĩa là vẫn kể bằng ngôi thứ ba

— Tác dụng và hiệu quả của cách trần thuật trên:

- Cùng một lúc trình bày được câu chuyện từ ngọn nguồn của nó vừa biểu hiện được tính cách nhân vật, đồng thời những hiện tượng, sự việc bình thường cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn

— Tang mau sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên và tạo điều kiện cho tác giả nhập

sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt câu chuyện

— Cốt truyện linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự không gian, thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi dòng hồi tưởng, liên tưởng đến quá khứ khi gần, khi xa, từ chuyện ngày sang chuyện khác rồi lại trở về hiện tại

— Phân tích ví dụ khi Việt tỉnh dậy lần thứ hai: hai mắt không nhìn thấy gì, chỉ cảm thấy hơi gió lạnh lùa trên má, nghe tiếng ếch nhái râm ran —> nhớ những đêm soi ếch trên đồng —> chú Năm sang lấy vài con nhậu —> cuốn g1a phả do chú viết —> Việt lại ngất đi

Trang 13

2 Hình tượng một gia đình nông dân Nam Bộ + GV hỏi:

Đặc điểm chung của gia đình nông dân Nam Bộ được thể hiện qua những người trong gia đình chú Năm, vợ chồng Tư Năng, Việt và Chiến là gì?

+ HS khái quát, phát biểu

+ GV hệ thống hoá những đặc điểm chung:

- Đó là một gia đình nông dân Nam Bộ nghèo, có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, thuỷ chung son sắt với cách mạng và kháng chiến

— Gan góc, kiên cường, bất khuất, khao khát được chiến đấu giết giặc - Giàu tình nghĩa, thuỷ chung, son sat va hi sinh vì cách mạng và kháng chiến

— Coi trọng truyền thống gia đình, thống nhất truyền thống gia đình và truyền thống yêu nước, cách mạng

- Nhưng mỗi người trong gia đình lại có những đặc điểm tính cách riêng Đó là điểm độc đáo, đặc sắc của truyện

(Hết tiết 86, chuyển tiết 87) 3 Hình tượng nhân vật chú Năm

+ GV hoi:

— Cam nhận của em về nhân vật chú Năm Phân tích lời nói của chú trong buổi ghi tên tòng quân và lời bình điệu hò của chú trong buổi Chiến - Việt dọn nhà

- Có thể so sánh với nhân vật cụ Mết trong “Rừng xà nu”

+ HS nói cảm nhận và phân tích ý nghĩa câu nói, câu hò, so sánh để thấy nét chung, riêng của hai nhân vật chú Năm và cụ Mết

Định hướng:

- Giới thiệu bổ sung về hình tượng nhân vật chú Năm trong truyện: người thân lớn tuổi duy nhất còn lại trong gia đình, từng bôn ba khấp chân trời góc biển, người cưu mang đùm bọc các cháu khi anh chị Tư Năng- cha mẹ Chiến — Việt h1 sinh

Trang 14

- Người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm và có tâm hồn nghệ sĩ thể hiện qua việc chú thích hò 7/ếng hò khàn đục, tức như tiếng gà gáy nhưng đó là tâm hồn và khát vọng, tâm tư và tình cảm của chú như hiệu lệnh, như lời thê đữ đội, nổi lên giữa ban ngày trong ánh nắng chói chang

- Câu nói của chú trong buổi thanh niên nam nữ ghi tên tòng quân:

Việc lớn ta tính theo việc lớn Việc thốn mỏn trong nhà, tôi thu xếp khắc xong Không chỉ nói lên tính mộc mạc, bộc trực của ông g1à nông dân mà còn nói lên tình cảm tự nguyện, hết lòng hết sức đóng góp sức người cho cách mạng của người nông dân Nam Bộ

— So với hình tượng nhân vật cụ Mết — già làng Xô Man Tây Nguyên, cây xà nu cổ thụ, người kể chuyện đồng khởi của người Strá với nhân vật chú Năm cũng có những điểm chung: đó là tính hào hiệp, kháng khái, bộc trực, cuốn sử sống, người nối giữ truyền thống nhưng một dằng thì đại diện cho một buôn làng, đăng kia thì cho một gia đình, dòng họ, một đằng gây ấn tượng ở câu chuyện trầm hùng, bi tráng trong đêm rừng bên bếp lửa xà nu, đằng kia là cuốn ø1a phả trứ danh và điệu hò khàn đục giữa ban ngày 4 Nhân vật má Việt + GV hoi: Khái quát về tính cách va vai trò của nhân vật Việt trong truyện? + HS suy ngh1, trả lời Định hướng:

Qua hồi tưởng của Việt, qua hình ảnh Chiến lo việc nhà giống má In hệt, qua những đoạn không được trích học, GV khái quát nhanh

- Đó là điển hình cho người mẹ miền Nam, người phụ nữ Nam Bộ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang được khắc hoạ đậm nét và độc đáo dưới ngòi bút Nguyễn Thi

— Người thiếu nữ lao động nghèo, cứng cỎI — Người vợ thuy chung

— Người mẹ đảm đang việc nhà, việc nước, kiên cường, gan øóc trong việc dẫn con đi đòi đầu chồng, khi bị doa bắn, khi bươn chải lam làm nuôi con mau lớn;

— Ngã xuống bất ngờ vì miếng pháo khi vừa nhặt trái ca nông lép còn nóng

Trang 15

3% Nhân vật Chiến + GV hỏi:

- Khái quát tính cách của nhân vật Chiến trong buổi ghi tên tong quan va trong đêm cuối cùng ở nhà, trong cuộc trò chuyện với Việt

+ HS khái quát, phát biểu Định hướng:

- Đó là hình ảnh tiếp nối của Má Chiến giống má từ hình dáng khoẻ chắc, đến làn da đỏ au và tính nết gan góc, đảm đang vén khéo, giống từ cách nói đến cử chỉ, trong câu chuyện với em trai trong đêm trước buổi tòng quân

— So với mẹ, Chiến khác ở vẻ trẻ trung, duyên dáng mà còn được trực tiếp cầm súng đánh sgiặc trả thù nhà, thực hiện lời thể như dao chém đá: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất”

6 Nhân vật Việt

+ GV nêu vấn đề thảo luận

— Khái quát tính cách và vai trò của nhân vật Việt trong truyện và đoạn trích

— Cam nhận của em về nhân vật Việt + HS thảo luận nhóm và phát biểu Định hướng:

— Việt được phép tự biểu hiện mình một cách tự nhiên, chân thành, qua cách trần thuật của tác gia

— Đó là một cậu trai mới lớn vừa ngộc nghệch, còn đậm tính trẻ con, vô lo vô nghĩ trở thành một chiến sĩ giải phóng quân dũng cảm kiên cường, một dũng sĩ diệt MI, diệt xe bọc thép

— Gianh nhau di bộ đội với chị;

— Vô lo vô nghĩ, ý lại cho chị lo lắng mọi chuyện nhà;

— Nghe chị tính toán đồng ý hết, lăn kênh ra ván, cười khì khì, chụp bắt đom đóm nghịch

- BỊ thương nặng, lạc đồng đội giữa rừng, không sợ chết nhưng sợ ma cụt đầu;

Trang 16

- Kế tục và phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, chắc chắn Việt còn tiến xa, lập nhiều chiến công mới trên đường chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

_—— Hoạt động 5

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 Phân tích cảm nhận của em về vẻ đẹp và ý nghĩa của đoạn văn tả cảnh chị em Việt — Chiến khiêng bàn thờ mẹ sang gửi nhà chú Năm trước khi đi bộ đội

(Bắt nguồn từ phong tục tập quán cổ truyền của người Việt dù Bắc hay Nam đều rất trọng việc thờ cúng người đã khuất: tổ tiên, ông bà, cha mẹ, đặc biệt coi trọng cái ban thờ, linh vị, đồ cúng Chi tiết tạo không khí thiêng liêng, cảm động, khơi dậy trong lòng Việt những tình cảm và ý nghĩ khôn ngoan, tình nghĩa, tốt lành Nghe bước chân thình thịch của chị ở phía sau, Việt bỗng thương chị lạ Mối thù thằng MI giết mẹ đè nặng trên vai Chi tiết mùi hương hoa cam thoang thoảng vườn a1 không chỉ làm đậm thêm không khí trữ tinh ma còn gợi sâu hơn ý nghĩ: cả hai sẽ ra đi chiến đấu thực hiện lời thể để bảo vệ cuộc sống thanh bình cho gia đình, cho những người đang sống, cho cả những linh hồn được an nghỉ trong đất nước tự do Một trong những đoạn văn rất cảm động trong truyện)

2 Tổng hợp những đặc điểm nghệ thuật khác (xây dựng tính cách nhân vật vừa giống nhau vừa khác nhau (Chiến - Việt), cách trần thuật độc đáo, những chi tiết giàu ý nghĩa, ngôn ngữ giàu màu sắc Nam Bộ )

3 Đọc và ngẫm nghĩ mục Gh¿ nhớ, tr 64

4 Phân tích các đối thoại giữa Chiến và Việt trong đêm trước ngày nhập ngũ để khái quát một phần tính cách của từng người, điểm chung và điểm riêng

5 Đọc những đoạn truyện không được trích học 6 Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa

7 Đọc tham khảo các bài viết sau:

7.1 MỘT CHỦ NGHĨA HIỆN THỤC MÃNH LIỆT (Trích)

Trang 17

nước, hồn dân tộc từ xa xưa Nhân vật của Nguyễn Thi chan chứa ân tình Trong lửa đạn, họ càng chất chiu sự sống Đức tính nổi bật nhất của nhân vật Nguyễn Thi là lòng chung thuỷ ngày càng được bồi đấp thêm nhiều tính chất mới, càng cao đẹp hơn, rộng rãi hơn Ở Những đứa con trong gia đình là lòng chung thuỷ với truyền thống cách mạng của gia đình được chú Năm ghi lại thành gia phả thiêng liêng cha truyền con nối Đó là lòng chung thuỷ với độc lập tự do của đất nước và dân tộc Đó là tiêu chuẩn cao nhất định giá mọi tình cảm khác giữa mẹ và con, chị và em, vợ và chồng Niềm nhớ thương, lời hẹn ước, đều gửi trong tiếng súng diệt thù Vợ chồng chị Út chia lửa cho nhau trong những trận phục kích giặc Thời nay lấy tiếng súng làm tin, thành ngôn ngữ của tình yêu, tiếng thơ độc đáo của lòng chung thuỷ

Lòng căm thù đem đến cho tác giả nhiều hình ảnh lay động sâu sắc tâm trí người đọc Chẳng hạn đoạn nói về hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ mẹ đi øửI, trước khi lên đường nhập ngũ Lòng căm thù ở đây như có hình có khối, có trọng lượng thật sự đè nặng trên vai những nhân vật của ông

Yêu thương và căm thù, đó là hai nguồn sức mạnh tạo nên tính cách đặc biệt ngoan cường của nhân vật Nguyễn Thi Hầu như tất cả những nhân vật của Nguyễn Thi đều là nhân vật chính diện, ít nhiều đều mang máu Út Tịch: Còn cái lai quần cũng đánh! Hình ảnh bà mẹ Việt, tay bồng con, tay cắp rổ, đuổi riết theo thằng Tây để đòi đầu chồng, hai đứa con khóc chạy theo sau, nước mắt ròng ròng: Trả đầu ba! Trả đầu ba! Đó là cái chất dữ dội của ngòi bút Nguyễn Thi và nhân vật của ông Thực tế bão tấp cách mạng đã tạo ra họ, những nhân vật sử thi của thời đại ngày nay

Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thi như có bóng dáng một số nhân vật quen thuộc của Tát đèn: người đàn bà nông dân con mọn, đảm đang, chung thuỷ, tiềm tàng sức sống mãnh liệt, bản chất ngoan cường Những đứa trẻ nghèo, ngoan ngỗn, thơng minh, sớm phải chịu nhiều vất vả và sớm biết lo liệu, thu vén việc nhà thay cha mẹ Dù cách nhau hai thời đại, khác nhau về địa phương, cũng vẫn là những người nông dân Việt Nam ấy với bao đức tính tốt đẹp được hun đúc tự nghìn năm

Trang 18

Chỗ gặp gỡ chủ yếu giữa hai nhà văn là sự hiểu biết cặn kẽ tâm lí con người, ở khả năng nhập thẳng vào tâm tư nhân vật để quan sát, phát hiện và tỉ mỉ phân tích và dắt dẫn câu chuyên linh hoạt Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi về phương diện này

Câu chuyện bị thương, hùng tráng, dữ dội mà chan chứa ân tình được thuật kể qua dòng hồi ức khi đứt khi nối của một anh tân binh dũng cảm bị trọng thương và lạc đường giữa chiến trường, sau một trận đánh ác liệt Lối kể theo quan điểm nhân vật này cùng lúc trình bày câu chuyện từ ngọn nguồn vừa biéu

hiện đặc điểm tính cách nhân vật, đồng thời, những hiện tượng bình thường cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn Đây là một chú giải phóng quân rất trẻ, xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo Nam Bộ

Việt tỉnh dậy lần thứ hai lúc trời lất phất mưa Tiếng máy bay tắt hẳn, chỉ còn hơi gió lạnh đang lùa trên má Ếch nhái kêu đậy lên ở quê Việt những đêm như đêm nay, đèn soi ếch nhấp nháy đầy đồng

Ở đây không chỉ là thủ pháp nghệ thuật mà còn là sự hiểu biết sâu sắc và đồng cảm thực sự với nhân vật Điều đó khiến tác giả không chịu lùi trước khi cần biểu hiện những tâm trạng nửa mơ nửa thức, tình trạng con người chưa tự chủ được, tâm trí rối bời, quản quai

Đó là dấu hiệu của một tài năng lớn đang tự chuẩn bị chăng? Người đọc thường bắt gặp những phát hiện tâm lí vừa chân thực vừa bất ngờ, soi sáng cho những tính cách trong quá trình tôi luyện để trưởng thành Phải chăng đây là điều mấu chốt quyết định thành công của tiểu thuyết mà không ít cây bút già dặn hiện nay hãy còn lúng túng?

Điều rất khác giữa Nam Cao và Nguyễn Thi là: Tác giả Chí Phèo và Sống mòn thường đầy rẫy những đoạn triết lí trữ tình ngoại đề trực tiếp xen vào mạch tự sự Nguyễn Thi khơng làm thế Ơng triết lí mà khơng khốc áo triết nhân Có lẽ ông học lối triết lí dân gian chăng? Ơng dùng tồn những lời lẽ hồn nhiên, mộc mạc của đời sống hằng ngày: “Đánh Tây sướng bằng tiên chứ cực øì! Người chết có cái vui của người chết, không thì sanh con làm gì?” (lời ba mẹ Việt) Hình tượng bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa, chẳng hạn như hình ảnh Người mẹ câm súng Đúng là chứa đựng cả tinh thần thời đại nhân dân đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, thời đại chiến thắng của chính nghĩa và những trái tm người mẹ, những người bình thường nhất, yếu đuối nhất cũng trở thành những anh hùng

Trang 19

chuyện dân gian ngắn gọn va di dỏm Còn về ngôn ngữ thì thuần một tiếng nói góc cạnh, gân guốc và đầy sức sống của người nông dân vùng Nam Bộ được nâng lên trình độ nghệ thuật vững vàng Tất cả thống nhất với nhau trên một cơ sở chung của tỉnh thần nhân dân và dân tộc Nếu phong cách của Nguyễn Thi chưa đạt đến độ thật chín, thật ổn định như một số nhà văn đi trước thì mặt khác nó đang hứa hẹn một triển vọng rực rỡ của một ngòi bút phong phú, có tầm cỡ và sẽ đi rất xa xứng đáng với thời đại lớn Tiếc thay!

Ba chương tiểu thuyết đở dang Ở xế Trung Nghĩa đã chứng tỏ Nguyễn Thi là một ngòi bút hiện thực chủ nghĩa mãnh liệt

Con đường nghệ thuật của Nguyễn Thi là con đường vẻ vang của một nhà văn chiến s1, nhà văn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Không chỉ cuộc đời anh hùng mà chính những trang viết đã là bằng chứng cho cây bút không bao giờ chịu đứng ngoài hay tụt lại trong cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc để du dương hoá, tiểu thuyết hoá cuộc đời Ông bám riết lấy cuộc đời đến phút cuối cùng, trên những mũi nhọn nhất và đỉnh cao nhất của nó bằng cả thể xác và tâm hồn, để quan sát, ghi chép, suy nghĩ, khám phá và sáng tạo bằng thứ ngôn ngữ chắt lọc từ cuộc sống ấy Bởi vậy sáng tạo của ông không phải là thứ nghệ phẩm mỏng manh mà thời gian dễ làm hư nát Đó là hiện thực cách mạng tự biểu hiện trong cái phần gân guốc nhất, mãnh liệt nhất của nó Tác phẩm của Nguyễn Thi sẽ còn lại với thời gian

(*) Nguyễn Đăng Mạnh: Nhà văn Việt Nam hiện đại— Chan dung va phong cach; sdd; tr 340 — 353

7.2 NGUOI ANH HUNG, DAT, ME, VA QUE HUONG (Trich)

D6 Kim Hoi Người mẹ câm súng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình, Những sự tích ở đất thép, Uóc mơ của đất, Chuyện xóm tôi, Sen trong đồng, Ở xã Trung Nghĩa làm nên Nguyễn Thi không phải là cảm hứng xa vời, lạ lùng, bay bổng mà là Mẹ, Đất, Quê hương sắn bó ruột già, thuần hậu và cực khổ của con người Tác phẩm Nguyễn Thi nồng nàn hơi thở thô phác, ấm áp mạnh mẽ của đất đai Nhân vật cắm chắc vào đời sống, lăn lộn trong gian nguy, da dẻ đỏ au vi nang gió, khẩu súng ấm tay người và áo quần đậm chát mồ hôi mặn mồi, khét cháy

Tôi nhớ đến Híkmét:

Làm đám máy rất thích, Làm con chim càng thích hơn

Trang 20

Và tôi yêu nhất là đất

Roi xa dat là nỗi buồn xâm chiếm

Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng Phẩm chất anh hùng, trên các mức độ khác nhau, đều có mặt trong các nhân vật của ông Người anh hùng con đẻ của đất cày và sông nước Ở đó cái anh hùng hoà với cái bình dị, sự cao cả hiện ra với dáng thân thuộc, chất phác tự nhiên và lắm khi thơ ngây, ngộ nghĩnh Người anh hùng không chỉ là sản phẩm của thời đại mà còn từ sự tiếp nối nguồn cội, truyền thống di sản thiêng liêng cha truyền con nối Nguyễn Thi không dồn cảm hứng vào những xung đột gia đình hay dòng họ mà dồn vào kiểu gia đình như gia đình chị Út, mẹ Việt (ở đó, người mẹ đã đem lại cho các con không chỉ hình hài mà cả một tấm gương về cách sống)

Nhân vật chính trong Những đứa con của gia đình là những thanh niên mười tám hai mươi, trở thành những chiến sĩ lập công nơi chiến trường Trong truyện, họ dược thể hiện trong tư cách những đứa con, trong quan hệ với gia đình Điều đặc biệt là những người quan trọng nhất trong gia đình đều đã mất, ngôi nhà cũ đã nhường lại làm lớp học, bàn thờ gửi nhà khác, và bản thân hai thành viên còn lại thì đang chiến đấu ở xa Nhưng ngay cả trong hoàn cảnh như vậy, hình ảnh gia đình, kí ức gia đình, tình cảm gia đình và những truyền thống gia đình tất cả vẫn sống như một thực thể, một nguồn sinh lực nuôi dưỡng tinh thần, nguồn sáng soi đường cho con người cảm xúc, hành động

Chuyện thuật kể không theo trật tự thời gian mà chủ yếu theo nhịp, theo dòng hồi tưởng miên man đứt nối của Việt khi anh bị thương sau cuộc đọ lê, liên tục ngất đi rồi tỉnh lại một mình giữa cánh đồng mênh mông bóng tối — bóng tối màn đêm và bóng tối do mắt Việt bị thương chăng nhìn thấy gì Lối thuật kể này giúp tác giả dễ dàng cắt bỏ những vách ngăn giữa các khoảng thời gian để mạch kể thoải mái đi về giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái đang diễn ra trước mặt và kỉ niệm xa xưa, giữa những chi tiết thoáng đến thoáng đi tưởng như bâng quơ, ngẫu nhiên với những tư tưởng, tình cảm lớn lao, trọng đại

Chẳng hạn, đoạn Việt tỉnh dậy lần thứ hai Tiếng máy bay lặng tắt Cánh đồng vắng lặng chỉ còn tiếng ếch nhái dậy lên Âm thanh ấy gợi Việt nhớ đến kỉ niệm hai chị em đi bắt ếch ngoài đồng Lại nhớ đến chú Năm thế nào cũng sang Miên man qua chuyện thương chú rồi cuốn số gia đình chú vẫn ghi đều Đến đây, suy tưởng lại đứt vì Việt lại ngất Đoạn văn tiếp sau cũng vậy:

Trang 21

Tâm trạng hiện lên chân thật tự nhiên Tất cả đã được đồng hiện bên nhau những khối không gian cách biệt tồn tại cạnh nhau Đời sống được soi chiếu nhiều chiều, hiện lên phong phú, bất ngờ

Nhờ thế kết cấu của truyện thêm linh hoạt, sống động, thêm những ngả Iẽ, khúc quanh bất ngờ Nguyễn Thi viết rất hay cái cảm giác cô độc của anh lính trẻ giữa cái mênh mông đây đe doa Hai mắt không nhìn thấy gì, tay đau đến nỗi không thể quành ra sau lấy bi đông nước trong khi người đã khô khốc di vi khát Mười ngón tay không ngón nào kéo nổi cò súng, lết người đi một đoạn cũng là kì công Và tiếng trực thăng phành phạch, tiếng pháo bầy, tiếng xe bọc thép chạy qua hướng trước mặt vào những lúc như thế, con người ta nghĩ gi? Người ta sẽ nhớ lại những øì thân thiết nhất làm nên đời sống bản thân mình Để Việt trong tư thế đối mặt với cái chết và bản thân chỉ nghĩ nhiều nhất, lâu nhất đến những người thân yêu trong gia đình mình, tác giả đã tìm được cách thức hữu hiệu để chứng tỏ rằng: gia đình, đó là phần nguồn cội sâu thăm nhất của con người ấy Truyền thống gia đình là thực sự thiêng liêng hiện lên trong thời khắc thiêng liêng

Đó là công phu sáng tạo nghệ thuật của tác giả để biểu hiện những khám phá về nội dung

Câu văn cô đúc tư tưởng của truyện là câu nói của chú Năm:

Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó

Chỉ được coI là con của gia đình những al đã ghi vào làm nên được khúc của mình trong dòng sông truyền thống Con, không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà là sự nối tiếp truyền thống Không thể hiểu khúc sau nếu không hiểu khúc trước, không tìm đến ngọn nguồn

Trong truyện truyền thống gia đình kết tinh đầy đủ ở nhân vật chú Năm Ngôn ngữ chú đây cá tính, chất Nam Bộ rõ mồn một Ông đi đây đi đó nhiều, không chỉ ham sông biển mà còn ham đạo nghĩa, vẫn phang phat tinh thần Đồ Chiểu ngày xưa Những câu nói:

Chú Năm nói mầy voi ta đi kì này là ra chân trời mặt biển Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đăng bề nước non

Am vang sóng nước và đạo lí nghìn xưa

Trang 22

tài năng nghệ thuật, không phải là một Trương Chi: giọng hò đục và tức như gà gáy Nhưng giọng hò mới thật hết mình, trang nghiêm, tha thiết làm sao! Gân cổ chú nổi lên, một tay đặt lên vai Việt, đôi mắt mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mắt cháu, đầu lắc lư, nhắc nhủ, làm như Việt chính là nơi chú gửi gắm câu hò Đó là hồn thiêng cha ông đang nhập vào chú Năm để truyền đến cháu con qua câu hò trầm đục

Cuốn số gia phả là cuốn biên niên sử gia đình được ghi chép bởi một ngòi bút thực sự bình dân Chữ viết lòng còng, lời văn mộc mạc Một cuốn sử hay một cuốn gia phả chính thống chắc sẽ không có những chi tiết thỏn mỏn (nhỏ nhặt, vụn vặt) như: thứn Năm bị bắn bể đầu khi đi rọc lá chuối, trong túi còn 2 đồng bạc Ông nội bị lính bắn vào giữa bụng; ngày bà nội bị giặc đánh 3 roil Nhưng thử bỏ đi những chi tiết tưởng như dông dài ấy, những chữ nông nổi tưởng như thừa ấy Tất cả những cái vụng về thô mộc ấy, những gì chú Nam viết ra sẽ không còn giá trị là những bằng chứng nóng hổi đáng tin nữa

Hình tượng người mẹ chấc khoẻ về thể chất và mạnh mẽ về tinh thần là hiện thân cho truyền thống trong truyện của Nguyễn Thi Cái gáy đỏ au, đôi vai lực lưỡng, chiếc nón rách, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi Nhưng đó cũng là người mẹ tảo tần, xốc vác, lam lũ suốt ngày để chèo lái gia đình

Nhưng ấn tượng đậm đà và cảm động là khả năng cắn răng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở đàn con và đấu tranh Đó là phẩm chất cao quý đích thực của người mẹ Việt Nam thời chống MI Một người vợ, người mẹ bồng con cắp rổ theo giặc đòi đầu chồng Ai ngờ truyền thống yêu nhau tam tứ núi cũng trèo có ngày lại hiện ra dưới hình thức đau dớn, dữ đội như vậy? Người mẹ hiên ngang đối đáp với kẻ thù mà hai bàn tay to bản vẫn phủ lên đầu đàn con vẫn đứng nép dưới chân Người mẹ ngã xuống, nhưng trái đạn trong rổ chị nhặt về còn nóng nguyên Và hình ảnh chị lại hiện về trước hết trong người con gái—- Chiến

Người con gái trong gia đình ấy mang vóc dáng mẹ: hai bắp tay tròn vo, sậm đỏ, thân người to và chắc nịch Vẻ đẹp của những người phụ nữ sinh ra để gánh vác, chống chọi và chiến thắng Nhưng Chiến giống mẹ nhất là ở cái tính lo toan, tính toán việc nhà tỉ mỉ, trọn vẹn trước sau thể hiện trong đêm trước khi hai chị em nhập ngũ Chiến liệu việc y như má, nói nghe 1n như má vậy Chính Chiến trong đêm ấy cũng thấy mình đang hoà với mẹ: 72o cũng lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy

Trang 23

`Hơn em chừng hơn một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn so với Việt mà cũng gắn bó với lớp người trước hơn Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn gia phả, Chiến học được cách nói 1n như má, cách nói trang trọng của chú Năm Chiến khác mẹ ở cái dáng trẻ trung kẹp nhúm tóc mai vào miệng, hay cười Chiến đi bộ đội trả thù cho ba má với quyết tâm như dao chém đá: làm thân con gái ra đi chỉ có một câu: Giặc còn thì tao mất Ra trên đời đâu chỉ có chí làm tra1l

Việt được yêu mến là ở dáng vẻ lộc ngộc, vô tư của đứa trẻ mới lớn Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc lăn kênh ra cười khì khì, lúc lại rình chụp đom đóm Vào bộ đội, Chiến đem theo cái sương soi nhỏ, còn Việt anh đem theo cái ná thun cao su Lời ăn tiếng nói của một anh chàng vô lo vô nghĩ, tồ tồ hiện ra thật tài tình

Nhưng chính cái đó làm cho cái chất anh hùng của Việt thêm đẹp và độc đáo Chưa lúc nào Việt hết thơ ngây Nhưng đó là sự thơ ngây của chàng trai trẻ không bao giờ biết khuất phục Ngay từ hồi bé tí Việt đã dám xông vào đá cái thằng lính đã bắn chết cha mình Và bây giờ đây bị thương nặng giữa chiến trường, Việt vẫn nghĩ: Khu rừng này chỉ có mình tao Mày có bắn tao thì tạo cũng bắn được mày Đánh giặc, với Việt cũng như đi bắt ếch hay bắn ná thun là chuyện dĩ nhiên phải thế, có gì đâu mà phải nghĩ, phải bàn! Và Việt đã đi xa hơn cả trong dòng sông truyền thống Không chỉ vì anh lập chiến công nhiều nhất, lớn nhất mà còn vì anh không tránh giặc, anh tìm giặc mà tấn công chúng:

Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, Với tao, mày là thằng giặc chạy Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công kẻ thù

Đoạn văn hay nhất truyện là đoạn tả hai chị em khiêng bàn thờ mẹ sang gửi nhà chú Năm Chỗ hay nhất là không khí thiêng liêng hoán cải cảnh vật và con người Con đường quen thuộc bỗng thấy thoang thoảng hoa cam Việt thành người lớn Lần đầu thấy thương chị lạ và mối thù thằng Mĩ đè nặng trên vai, rờ thấy được Chị em Việt, đáng vóc to khoẻ, giang tay nhấc bổng bàn thờ Nghĩa là thế hệ sau đã cứng cáp, trưởng thành Những đứa con trong gia đình đã đủ sức bay xa, bay cao hơn cha mẹ

Trăm sông đổ về một biển Con sông gia đình ta cũng chảy về biển Biển rộng lắm, bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta

Trang 24

trương, lãng mạn để chỉ tiết hình ảnh, ngôn từ phải giống như nó vốn có ở đời Tác giả không né tránh sự dữ dội, khủng khiếp (chi tiết mẹ Việt đòi đầu ba) Chỉ có là hình ảnh ấy như gợi lên một cái gì bất nhẫn Nhưng đó lại là chuyện khác

(*) Giảng văn chọn lọc Văn học Việt Nam hiện đại Sở d; tr 434- 448

7.3 NHUNG ĐỨA CON TRƯỞNG THÀNH TRONG THỨ THÁCH KHỐC LIỆT CỦA CHIẾN TRANH (Trích)

TS Phan Huy Ding

Nguyễn Thi — nhà văn — chiến sĩ hi sinh dũng cảm ở mặt trận Sài Gon trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 Ông là nhà văn của người nông dân đồng bằng Nam Bộ trong cuộc chiến tranh chống MI

Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi, rút từ tập Truyện và kí (1978) Truyện kể về hai đứa con trong một gia đình nông dân đi theo cách mạng Chiến và Việt mồ côi cha mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc của chú Năm Tuy nói chuyện một gia đình nhưng khả năng khái quát của truyện lớn hơn nhiều Hình ảnh cuốn gia phả có ý nghĩa nghệ thuật quan trọng Nó lí giải chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật Cuốn số, là hình thức giáo dục lòng tự hào truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho các con cháu Kể lại sự việc nhưng không bao giờ quên khám phá chiều sâu của nó là một đặc điểm ngòi bút Nguyễn Thi

Chú Năm là một nhân vật được xây dựng gây ấn tượng khó quên Giọng hò đục và tức như tiếng gà gáy Những câu nói của chú như châm ngôn kết tinh cả một đời người từng trải Mẹ Việt là người đàn bà gan dạ, xốc vác, gioi thu xếp việc riêng, việc chung D6 là hình ảnh người mẹ miền Nam nơi thành đồng Tổ quốc những năm đánh MI

Hai nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt Chiến kiên trì, chịu khó, gan góc, giống 1n hệt mẹ, thu xếp việc nhà thiệt gọn trước khi đi bộ đội Chú Năm thật sự yên tâm với lớp con cháu đã trưởng thành

Trang 25

Nguyễn Thi cố ý nhấn mạnh những điểm giống nhau giữa họ Nói lên điểm giống nhau đó là nói đến nét bền vững truyền thống Mở rộng ra đó cũng là điểm nút lí giải tỉnh thần sức mạnh của các nhân vật Mọi sự việc, chi tiết quy tụ để khăng định những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống MI Nhiều câu nói của chú Năm hay má Việt có tầm khái quát triết lí nhưng lại nói ra rất giản dị

Chi tiết hai chị em khiêng bàn thờ má đi gửi nhà chú Năm nói lên một cách cô đọng về cuộc chiến đấu của chúng ta: có yêu thương, căm thù, có mất mát, có vĩnh hằng, quyết liệt và thanh thản, hành động và tâm linh, có mùi hương hoa cam thoang thoảng trữ tình

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng cách nương theo dòng hồi ức của nhân vật Bốn lần Việt tỉnh rồi lại mê trên trận địa là bốn lần Việt nhớ và nghĩ theo dẫn dụ của hình ảnh ngoại cảnh Tâm lí phức tạp nhưng vẫn lôgic Kết cấu từ những giấc mơ chập chờn mê tỉnh, từ đó mở rộng và đào sâu vào đời sống hiện thực và tâm hồn nhân vật

Ngôn ngữ trần thuật là sự kết hợp giữa ngôn ngữ nhân vật nói về mình và kể về người khác, dù bên ngoài là ngôn ngữ khách quan của người trần thuật Thể hiện ở cách xưng hô: Việt, Chiến, chú Năm, má, màu sắc địa phương của lời trần thuật: Chú ít nói, nhưng đã nhậu vào ba hột là chú nói tới Thím Năm vừa khóc vừa kể thôi là kể Hai bên giáp mặt Ba cười hề hề nhưng má chẳng thèm dòm, hứ một cái cóc, rồi đi thẳng

Tác phẩm thể hiện tài năng Nguyễn Thi trên nhiều mặt: khả năng khái quát cao, dựng cảnh, dựng người, mô tả tâm lí sâu sắc, ngôn ngữ Nam Bộ biến hoá, linh hoạt với những triết lí riêng toát lên từ hiện thực Chúng hoà hợp với nhau hết sức tự nhiên làm cho người đọc không còn thấy đó là văn mà thấy đó là cudc song

(*) Phân tích bình giảng tác phẩm văn hoc lép 12; sdd; tr 127 — 133

7.4 TRICH LOI GIGI THIEU TAP “TRUYEN VA Ki NGUYEN THI”

CUA NXB GIAI PHONG (1969)

Ngày đăng: 23/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN