biết thêm được bao nhiêu sự thật cay đắng, nghịch lí của cuộc sống đời thường Hơn nữa anh còn thức nhận sâu sắc hơn một điều, rằng, trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp hãy là người biết yêu ghét, buồn vui, đồng cảm chia sẻ và đấu tranh bằng hành động chống lại cái ác, cái xấu để có cuộc sống xứng đáng với con người Và cuộc sống bao giờ cũng cần được khám phá, lí giải với tất cả nhận thức và tình cảm, cái nhìn đa diện, nhiều chiều mới mong hiểu thấu diện mạo muôn màu và bản chất thực của nó
_—— Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP
1 Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật của truyện:
(Cốt truyện đơn giản, tình huống bất ngờ, dẫn dắt khéo léo, càng về sau càng bất ngờ và hấp dẫn: bất ngờ khi thấy cảnh lạ, đẹp —> bất ngờ chứng kiến chuyện lạ nghịch lí —> bất ngờ hiểu cái lí buồn của nghịch lí; Xây dựng nhân vật chọn lấy vài nét ngoại hình lạ, ngôn ngữ và hành động phù hợp tính cách, nhưng vẫn gây sự khó hiểu và bất ngờ (người đàn bà, thằng Phác) )
2 Bài học về cách nhìn cuộc sống và con người được đặt ra như thế nào
đối với người nghệ sĩ và đối với mỗi chúng ta ?
(cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh đơn giản, cực đoan, cái nhìn của người trong cuộc mới hi vọng khám phá được bản chất của sự thật với hình
thức biểu hiện muôn vẻ muôn hình)
3 Vì sao tác giả lại kết truyện bằng những suy ngẫm mỗi khi nhìn bức ảnh lịch rất thành công của mình?
(Lối kết cấu vòng tròn: Mở đầu là đi tìm ảnh, kết là nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, nhấn mạnh tính triết lí của truyện.)
4 Đọc và suy nghĩ nội dung mục Gh¡ nhớ, tr 78
5 Soạn bài đọc thêm có hướng dẫn: Một người Hà Nội và Mùa lá rụng trong vuon
6 Doc tham khao:
6.1 NHUNGNGAY CUOI CUNG GAP NGUYEN MINH CHAU
(Trich)
GS Nguyén Dang Manh [rước cái chết của một nhà văn, người ta thường nghĩ đến sự bất tử của người cầm bút Thời gian sẽ vùi lấp tất cả nếu người nằm xuống không để lại chút gì trong lòng người Mà có được chút gì như thế thật khó vậy thay!
Trang 2Tôi rất thích Cứa sông; thích hơn Dấu chân người lính Tôi cứ bị ám anh bởi hình ảnh những người nông dân vùng biển Nghệ Tĩnh của anh Những con người chất phác, cục mịch, lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá, rồi nhờ sóng gió, bão táp mà luyện thành xương sắt da đồng Những con người như thuộc vào thế giới hoang sơ nào
Sau năm 1975, ngòi bút Nguyễn Minh Châu chuyển hướng dần Đến Bế?
qué, Manh dat tinh yêu, thì đây là một cây bút sẽ làm nên một cái gì đó về người nông dân nước ta Cây bút muốn khai thác triệt để vào tính hai mặt của tầng lớp xã hội này Tích cực nhất, cách mạng nhất nhưng cũng trì trệ lạc hậu nhất trong thời kì kháng chiến, một phần vì nhu cầu lịch sử của văn học khi đó, phần vì chưa tự hiểu mình, nhà văn ít đề cập đến mặt tiêu cực của người nông dân, ít viết về nông dân Đến Khách ở quê ra (chuyện lão Khúng) Nguyễn
Minh Châu mới thực sự giác ngộ chỗ mạnh này của vốn sống và tư tưởng mình Quá trình tự tìm mình của mọi cây bút đều là như vậy Phải qua thực tế sáng tác mới biết được đất làm ăn của mình ở đâu, sở trường của mình là gì? nhân vật đích thực của mình là ai? ở Nguyễn Minh Châu, đó là lão Khúng
Nguyễn Minh Châu tâm sự:
Quê tôi là thôn Kẻ Thơi, xã Quỳnh Hải, vùng Lạch Thơi, Lạch Quèn, dữ đội lắm Dân Lạch Thơi nhiều nơi sợ vì chỉ có uống rượu và đánh nhau Rượu say, ngủ luôn ở bãi biển Mỗi đêm, những người đàn bà lại phải đi nhặt chồng về Cả làng làm nghề chài lưới, chăng học hành gì cả Một làng vô học, thích ai thì nấy đúng, chẳng biết phải trái gì cả Lão Khúng là kiểu người dân làng tôi đấy Tôi sẽ còn viết tiếp về lão (truyện Phiên chợ Giát)
Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo ra hình tượng nhân vật lão Khúng đầy cá tính như cắm một mốc cọc tiêu trên đường sáng tác của mình Lão Khúng sẽ còn sống lâu trong lòng người đọc Như một gốc cây già hay một tảng đá rêu mốc, xù xì hoang dã, lão Khúng và những con người như lão đã gánh cả hai cuộc kháng chiến trên vai Bằng những ban tay cóc cáy, xương xấu, rắn như
thép, họ đã làm được những việc thần kì Đất sổi đá phải thành sắn gạo để nuôi
cả dân tộc trong chiến tranh Đẻ ra hàng đàn con (lão Khúng có 10 con) vừa cung cấp cho hậu phương sản xuất vừa cung cấp cho tiền tuyến đánh giặc Nhưng chính họ sẽ ngăn trở xã hội tiến lên hiện đại hoá bởi cái tư tưởng, tâm lí, lối sống nông dân Cả gia đình đông đúc chịu ơn lão; không có lão thì chết đói hết Nhưng tất cả không ai muốn ăn đời ở kiếp với lão, đều hướng về ánh sáng thành phố, về văn minh công nghiệp Đọc truyện, tôi cứ nghe văng vắng âm thanh rền rĩ của xe cút kít trong gió Lào Đó là kĩ thuật là giải phóng đôi vai, sáng kiến của lão Khúng đấy chứ Nó gợi lên một cái gì lạc hậu, hoang dã, trì
trệ, buồn nản và dai dắng đến sốt ruột
Trang 3Trò chuyện đã để lại ấn tượng đậm nét về một tâm hồn đây nhiệt tình, hăm hở với sáng tác và công cuộc đổi mới của nền văn học chúng ta Anh cho rằng sự trì trệ của xã hội ta là do tư tưởng nông dân chi phối Tư tưởng bảo thu từ đất đùn lên, chủ yếu là nội sinh chứ không phải ngoại nhập Nó chi phối cả chính trị, triết học, khoa học, văn hoá, văn nghệ lắt nhất, thiển cận, không nhìn xa, nước dâng đến đâu thuyền dâng đến đó Nông dân rất tình nghĩa nhưng cũng rất tàn bạo Nông dân thích vua, thích trời và thích cát cứ To, làm vua một nước, nhiều nước, cả thế giới Bé, làm vua một tỉnh, một huyện, một xã, một phường, một nhà Nhà văn phải là một thứ côn trùng lấy cái râu thăm dò không khí thời đại nhưng nhà văn muốn có tầm cỡ thời đại thì lại phải ngụp lặn sâu vào dân tộc và nhân dân mình Nhưng phải rất tỉnh, không được sướt mướt Tôi ghét cái lối tình cảm làng xóm không biết gì đến thiên hạ, chỉ tâng bốc lẫn nhau, con hát, mẹ khen hay Mác ket rất thời đại, rất lớn mà Côlômbia rất nhỏ Nhà văn mà sợ dân chủ thì không thể hiểu được Có dân chủ thực sự thì
vui biết bao! 1989 (*) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn NXB Giáo dục, 2006, tr 255 — 259 6.2 Thiét ké giáo án: CHIEC THUYEN NGOAI XA - Nguyên Thị Tố Nga
THPT Nguyên Gia Thiêu, Quận Long Biên, Hà Nội A MUC TIEU CAN ĐẠT
Giúp HS:
— Cảm nhận được suy nghĩ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi phát hiện mâu thuẫn nghề nghiệp của mình, từ đó thấy rõ, mỗi người, nhất là người nghệ sĩ không thể giản đơn khi nhìn nhận cuộc sống, con người
- Hiểu và cảm thông với người lao động nghèo, cuộc sống lạc hậu, vất vả, chịu nhiều bất hạnh, nạn nhân tự nguyện của nan bao hanh gia đình
- Hiểu đặc sắc nghệ thuật của truyện: kết cấu độc đáo, triển khai cốt truyện sáng tạo, khắc hoạ nhân vật ấn tượng
- Rèn kĩ năng đọc — hiểu truyện ngắn hiện đại B TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1 On định
2 Kiểm tra bài cũ
Trang 43 Bài mới
Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt
? Giới thiệu những nét chung nhất về nhà văn Nguyễn Minh Châu? — HS tóm tất Tiểu dẫn GV bổ sung, chốt ý quan trọng HS nhớ tên 3 tác phẩm của NMC | Tiéu dan 1.Tac gia (SGK) 2 Tac pham: Hoàn cảnh sáng tác: 8 - 1983, in trong tập truyện ngắn cùng tên, NXBTP mới, H, 1987 HS tự tóm tắt GV nhận xét, bổ sung ? ấn tượng đầu tiên của em khi đọc tác phẩm? — HS có thể có những ý kiến khác nhau; — GV tôn trọng ý kiến riêng của các em Tìm bố cục, chấp nhận những cách đặt tiêu đề từng đoạn khác nhau của HS, miễn là hợp lí
ll Doe ðiểu khái quát 1.Tóm tắt: cốt truyện và nhân vật 2 Bố cục: 1 Cảnh bình minh trên biển (chiếc thuyền lưới vó biến mất) 2 Câu chuyện ở toà án huyện
— HS đọc diễn cảm đoạn tư lúc bấy giờ ngoại cảnh vừa mang lại
— GV néu van dé:
? Trong chuyến đi thực tế, trước cảnh bình minh trên biển, nhân vật Phùng phát hiện được điều gi? Cảm xúc nghệ sĩ của anh như thế nào lúc ấy?
— HS thảo luận nhóm, phát biểu — GV khái quát:
Còn gì hạnh phúc hơn với nghệ sĩ khi bắt gặp cảnh đẹp bất ngờ, tuyệt vời mang đến sự trong trẻo, bay bổng cho tâm hồn?
Ill Doe Aiéu chi tiét đoạn frích
Bure tranh thién nhién hoan mi
— Về đẹp trời cho cả đời bấm máy may ra bắt gặp một lần diễm phúc:
Mũi thuyền in chiếc mui khum khum
— Bức tranh mực tàu của danh hoạ cổ,m đường nét, ánh sáng hài hoà, về đẹp toàn bích; — Vẻ đẹp cổ điển, lãng mạn Cảm xúc của nghệ sĩ: ngây ngất, bay bổng, kinh ngạc, hãng hụt ? Phát hiện tình huống truyện? Nhận xét? — HS phát hiện chỉ tiết, bình cử chỉ, hành động của hai vợ chồng và đứa con trai — GV nêu tình huống:
Nếu đặt mình vào địa vị người đàn bà em sẽ
chọn cách xử sự nào? Bức tranh cuộc sống đây bất ngờ và nghịch lí - Tâm hồn đang thăng hoa bởi cái đẹp >< choáng váng vì sự xuất hiện của cặp vợ chồng và hành động tàn bạo của người đàn ông — Chiếc thuyền đẹp mờ mơ >< hai vợ chồng thuyền chài
Trang 5
Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt
— Không để chồng đánh như vậy — Kêu cứu
— Khóc lóc van xin — Đánh lại hoặc bố chạy
Lí giải sự bất hợp lí của tất cả các phương án trên
? Tại sao người mẹ lại chắp tay vái lấy vái để đứa con?
— HS lí giải theo cách hiểu của mình
? Những phát hiện của nghệ sĩ Phùng nói lên điều gì về cuộc sống, con người, mối quan hệ giữa cuộc sống, con người và nghệ thuật? — HS thảo luận, phát biểu
— GV bổ sung, chốt ý và mở rộng, bình luận: Chiếc thuyền từ ngoài biển từ từ tiến vào bờ trong buổi bình minh mang đến cho nghệ sĩ săn ảnh những bức ảnh đẹp như mơ nhưng khi thuyền đến gần bờ và sau đó lại phơi bày hiện thực nghiệt ngã về thân phận con người, về nạn bạo hành gia dình mà người vợ là nạn nhân đau khổ, tủi nhục
— Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục — Gã đàn ông vũ phu, tàn bạo;
— Thằng Phác như viên đạn, nhảy xổ vào gã đàn ông
—> bi kịch ngang trái mà nghệ sĩ Phùng buộc phải chứng kiến khi tâm hồn đang lâng lâng hạnh phúc
— Sự việc đánh vợ diễn ra khá thường xuyên: 3 ngày Í1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng
— Ý nghĩa:
Phát hiện của người nghệ sĩ như nước rửa ảnh làm nổi hình sắc nhân vật, nổi bật vấn đề tư tướng của tác giả (NĐM)
— Đẳng sau cái đẹp không phải bao giờ cũng là cái thiện, chân lí và đạo đức mà có khi ngược lại là cái ác, cái vô luân, vô đạo, tàn bạo, bất công, nghịch lí
— Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật nảy sinh từ cuộc sống nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật Nghệ sĩ cần phải thận trọng khám phá bằng cái nhìn đa chiều, toàn diện
— HS đọc phân vai đoạn từ: người đàn bà đàn con tôi chúng nó được ăn no
? Tóm tắt thái độ của chánh án Đấu và người
đàn bà?
— GV gợi dẫn: Chuyện gì đã xảy ra ở toà án? Triết lí mà tác giả muốn gửi vào câu chuyện là gì? — HS phân tích, phát biểu - GV chốt ? Cuộc đối thoại giữa chánh án Đầu và người đàn bà đã tác động đến nghệ sĩ Phùng như thế nào? 2.Câu chuyện ở toà án huyện * Chánh án Đấu:
Chị không sống nổi với cái lão vũ phu ấy đâu
Dau tin giải pháp của anh cho người đàn bà là
tốt nhất!
Thay đổi cách xưng hô với tư cách là chánh án Một cái gì đang vỡ ra
Người đàn bà:
Quý toà đừng bắt con bỏ nó Cư xử lạ lùng ngạc nhiên
Thân thiện hơn, sắc sảo, giải thích thái độ cam chịu của mình vì thương con, vì gia đình
Trang 6
Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt
— HS chọn chỉ tiết, giải thích, rút kết luận — GV gợi dẫn, nâng cao:
Hành trình đi tìm hạnh phúc của những gia đình dân chài ven biển kia vẫn chưa có gì hứa hẹn sáng sủa hơn trước Những bi kịch như thế và hơn thế vãn có thể xảy ra Con người luôn đứng trước sự lựa chọn Câu hỏi với gia đình người đàn bà vẫn chưa có lời đáp thoả đáng hợp lí hợp tình Liệu những lời răn đe của chánh án Đầu có thuyết phục nổi con người thô mãng và buồn khổ kia không? Liệu thằng Phác có chịu để yên mãi cho bố nó hành hạ mẹ nó mãi thế không?
Người đàn bà nghèo, lam lũ, thất học nhưng rất hiểu cuộc sống, con người, hiểu cả sự bế tắc của chồng, sẵn sàng cam chịu khổ nhục để giữ bình yên cuộc sống gia đình và những đứa con * Nghệ sĩ Phùng
— Ngạc nhiên—> xúc động, phát hiện: Đằng sau vẻ ngoài xấu xí, thô kệch của người đàn bà lạc hậu lại lấp lánh tình thương, lòng vị tha, đức hi sinh cao quý của người vợ, người mẹ, người phụ
nữ Việt Nam
— Chuyện ẩn giấu những triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người:
— Quan niệm hạnh phúc có khi thật đơn giản, nhỏ bé mà sao vẫn nằm ngoài tầm với
— Tàn bạo, dã man ngay với những người thân của mình sinh ra từ nghèo đói, bế tắc, vô học Nỗi ưu tư nhân hậu, trân trọng những hạt ngọc an sâu bên trong tâm hồn con người lao dộng lam lũ
? Theo em, về nghệ thuật truyện ngắn, Chiếc thuyền ngoài xa đã có những đặc sắc gì? phân tích, chứng minh
- HS tập tổng hợp, nêu nhận xét, tim dan chứng minh hoạ, phát biểu
— GV bổ sung, điều chỉnh, tổng kết và nâng Ca0
Đặc sắc nghệ thuật:
— Cốt truyện giản dị, tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, mang ý ngĩĩa khám pha, duoc day căng lên, xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách con người, sự thật cuộc sống
— Ngôn ngữ trần thuật:
Tạo điểm nhìn trần thuật sáng tạo, phù hợp, ngôn ngữ nhân vật phù hợp với tính cách — HS đọc và ngẫm nghĩ nội dung mục Ghi nhớ (SGK) - GV củng cố — GV ra đề luyện tập:
So sánh quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong 2 truyện ngắn Bức tranh và
Chiếc thuyền ngoài xa? IV G// nhớ (SGK) V Luyén tap
Bức tranh là sự tự nhận thức,tự phê phán của con người dưới ánh sáng của lương tâm và đạo đức
Chiếc tthuyền ngoài xa là sự nhận thức và phê phán cái ác, cái xấu trong đời sống gia đình, xã hội
Trang 7
Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt
? Nhân vật nào đã để lại trong em ấn tượng sâu | Điểm chung:
sắc nhất trong Chiếc thuyền ngoài xa Viết một ° 0/6009 “ut Nhận thức, phê phán cái xấu, cái ác để góp đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật đó phần hoàn thiện nhân cách, làm cho cuộc sống Soạn bài tiếp theo ngày càng tốt đẹp hơn
(*) Nhiều tác giả: Thiết kế bài dạy Ngữ văn THPT
NXBGD, H, 2008; tr 185 — 190
7.3 LỜI GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN
NGUYEN MINH CHAU (Trich)
Nguyên Văn Luu Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu là một di sản văn học đáng kính trọng, một tấm gương sáng tạo Đó là con đường gian khổ xuyên qua cuộc sống phức tạp, xuyên qua vô vàn cuộc đời để khám phá bản chất con người với khát vọng hướng thiện cháy bỏng, nhiều khi đến gay gắt, phẫn nộ Tác phẩm của ông không phải là những luận đề to tát nhưng hời hợt mà là những số phận, những cuộc đời kết tinh từ cuộc sống, hiện lên trang giấy với nghệ thuật điêu luyện
Rất nhạy cảm với những thay đổi của con người và đời sống luôn vận động Từ những con người tràn ngập cảm hứng lãng mạn, trẻ trung, tươi tắn trong Mảnh trăng cuối rừng và Cửa sông, Dấu chân người lính đến những con người trĩu nặng tâm tư, từng trải, đau thương, khắc khoải ở Bên đường chiến tranh hay trên chuyến tàu tốc hành là con đường ngày càng đi sâu vào bản chất đời sống Ông nhìn thấy sâu sắc chiều sâu tâm hồn con người trong những
hoàn cảnh phức tạp như là chính sản phẩm của hoàn cảnh
Nguyễn Minh Châu đã có những trang viết có giá trị về con người Việt
Nam trong thời kì chiến tranh vệ quốc
Nhưng Nguyễn Minh Châu nhạy cảm, nhìn ra những đổi thay của con người ở những ngã ba đời sống Bức ranh là một truyện ngắn mang tính dự báo như thế Trong chiến tranh, khi còn được lí tưởng cao cả dẫn dắt thì con người cá nhân tạm lui Nhưng khi ra khói chiến tranh ác liệt thì con người cá nhân cùng những dục vọng tầm thường, thậm chí đen tối, xấu xa lại dễ trỗi dậy Con người cá nhân nhỏ bé dễ dàng quên hết nghĩa vụ và trách nhiệm, chỉ còn nhớ đến cá nhân mình và gây đau khổ cho người khác Việc đó chứng tỏ đề cao cái tôi, cái cá nhân phải gắn với một lí tưởng nhân văn, với ý thức nghĩa vụ cộng đồng, nếu không sẽ chỉ đẩy con người cá nhân và cộng đồng vào bế tắc
Trang 8Càng về sau, Nguyễn Minh Châu càng đi sâu khám phá bản chất con người
trong những hoàn cảnh sống bình thường: khi ở đó, con người thường bộc lộ tất
cả những phẩm chất của nó Ông phân tích, mổ xẻ, lên án, vạch trần những mặt
tăm tối của nó, kêu gọi nó với khát vọng hướng thiện sâu sắc Nhà văn phân thân vào các trạng thái hồi cố, phản tỉnh, sám hối, tự phơi bày, cắt nghĩa, nhìn nhận lại những cái tốt, cái xấu đã trải qua trong cuộc đời
Chúng ta sẽ tiếp tục hồi bão của ơng:
- Hãy đừng làm người sống đau khổ hơn!
(*) Tuyển tập Nguyễn Minh Châu NXB Văn học; Hà Nội, 1994; Tr 7 — 14
1.4 NGUYÊN KHẢI (1930 - 2008)
VA NGUYEN MINH CHAU (1930 — 1989)
Hai nhà văn bằng tuổi nhau, hai nhà văn — chién sĩ ngòi bút sung sức có mặt ở nhiều giai đoạn cách mạng, trở thành những nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam sau cách mạng Những trang viết in đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội trong thời kì kháng chiến chống MI
Nguyễn Minh Châu gắn bó nhiều hơn với đời thường, với nhiều mẫu hình nhân vật Ngòi bút sắc sảo khi phân tích từ hoàn cảnh hiện thực cho đến chân tướng nhân vật để phát lộ ra bản sắc mỗi con người Nguyễn Minh Châu có cái nhìn ưu ái, thấu hiểu cuộc đời và con người nên đã tạo ra được mạch tình cảm
nhân ái trong tác phẩm
Nguyễn Khải giỏi phát hiện vấn đề, khai thác sâu tâm trạng nhân vật, nhạy cảm với nhiều mối quan hệ giữa nhân vật và thời cuộc, môi trường hoạt động, hoàn cảnh gia đình va thân phận riêng.Văn mạch tiềm ẩn nhiều câu hỏi, nhiều triết lí (*) GŒS Hà Minh Đúc: Lời giới thiệu: "Nguyên Khải— về tác gia và tác phẩm" NXBGD, 2004, tr 1] 1.5 TÌNH HUỐNG VÀ NHỮNG NGHỊCH LÍ TRONG "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" (Trích) TS Nguyễn Thanh Tú Với cảm hứng luận đề, nhà văn đã đối chứng với những quan niệm cũ, lạc hậu cổ hủ về con người, cuộc đời và nghệ thuật Nghệ sĩ phải nhìn kĩ, nhìn sâu vào những gì tưởng là đẹp dé, hai hoa để nhận chân bản chất của nó; từ đó có trách nhiệm cao hơn, sâu sắc hơn trước cuộc sống và con người
Tác giả sáng tạo ra tình huống nghịch lí oái oăm, trớ trêu với những biểu hiên, là:
Trang 91 Nohịch lí giữa đời sống và nghệ thuật
Người nghệ sĩ dù có cố gắng bao nhiêu, mất bao tâm huyết, sức lực và trí tuệ cũng chưa thể đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống Không bao giờ được phép tự hài lòng, thoả mãn mà phải luôn phấn đấu không ngừng vì nghệ thuật chân chính đích thực Đó là thông điệp đầu tiên của Nguyễn Minh Châu qua những bức ảnh đẹp thì đẹp thực nhưng vẫn thiếu một chiếc qua con mắt tỉnh
tường của vị trưởng phòng sâu sắc và lắm sáng kiến
2 Nghịch lí giữa cảnh đẹp của thiên nhiên thơ mộng trữ tình và di hoa chiến tranh
Bờ biển cách Hà Nội 600 km, phăng lặng, tươi mát như da thịt mùa thu lại
có những bãi xe tăng, thiết giáp ngụy bỏ lại trên đường rút chạy hồi tháng 3 —
1975 bị thời gian và nước biển gặm mòn và làm cho rỉ sét
Chi tiết này có 3 dụng ý nghệ thuật:
+ Nhắc nghệ sĩ đừng quên nghịch lí cuộc sống Nghệ thuật không chỉ ở cảnh mộng mơ mà còn ở cảnh thực sần sùi, ga1 góc
+ Báo hiệu nghịch lí căng thẳng, dữ đội hơn
+ Nhắc bạn đọc thời gian câu chuyện chưa xa lắm thời chiến tranh, làm sao
xoá dần đi di hoa chiến tranh, gắn liền những vết thương chiến tranh mà đến hôm nay vẫn còn ri máu?
3 Nghịch lí giữa cảnh thiên nhiên thơ mộng và cái đẹp vô hồn
Phải trải qua bốn lần phân vân, lựa chọn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng mới tạm
ưng, mới chọn được một cảnh biển và thuyền khả dĩ vừa ý + Lần thứ nhất: cảnh xô bồ,
+ Lần thứ hai: cảnh nhàm chán; + Lần thứ 3: cảnh tẻ nhạt
Lần thứ tư, mới thu vào ống kính một cảnh ba chiếc mũi thuyền và một
tấm lưới đọng đầy những giọt nước biển, xa xa là đường nét một người đàn bà
đang lom khom kéo lưới, sau lưng một người đàn ông và một đứa trẻ đứng
thắng ở đầu mũi thuyền, dùng lực nâng để làm đòn bẩy, nâng bổng hai chiếc
gọng lưới lên trời
Trang 10điều này: nếu không có sự sắp đặt tài tình của ngẫu nhiên thì tài ba bao nhiêu chăng nữa, anh cũng vẫn chỉ thu được những tấm ảnh vô hồn!
4 Nghịch lí giữa cảnh đẹp tuyệt đỉnh bên ngoài và cảnh con nguoi lao
động lam lũ, vất vả, đau khổ, bế tắc
Nhưng đến lần thứ năm, Phùng mới được trời cho cảnh đẹp tuyệt đỉnh, toàn bích:
Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút hông hồng của ánh sáng mặt trời Vài bóng người lớn, trể con ngồi im phăng phắc như tượng trên mui thuyền khum khum, hướng mặt vào bờ Tất cả cảnh ấy nhìn qua những mắt lưới và tấm lưới nằm giữa 2 chiếc gong v6
hiện ra hệt như cánh dơi khổng lồ Màu sắc và đường nét hiện ra đẹp giản dị, sửng sốt, khiến tôi bối rối, từm như có cái gì bóp thắt lại
Ngòi bút nhà văn đã tả lại cảnh ấy Câu đầu mang tính ước lệ khi so sánh cảnh với bức tranh thuỷ mạc Tàu hai màu đen trắng Các câu sau là hình dung cụ thể, cảnh huyền ảo, tỉnh khiết, vừa nh vừa động Các tính từ và so sánh chuẩn xác làm đậm chất tạo hình
Nhưng thật trớ trêu, cảnh đẹp tuyệt vời ấy lại ấn chứa những điều tệ hại nhất, xót xa nhất Đó là tiếng quát hung dữ, là người đàn bà cao lớn, mặt rõ, mệt mỏi, 0h buồn ngủ, lội vào bờ theo sau là gã đàn ông tóc như tổ qua, lưng sấu, chân đi chữ bát theo sau Rồi cảnh bạo hành dữ đội và tàn nhẫn xảy ra ngay trước mặt Gã đàn ông đánh vợ như đánh kẻ thù Thằng bé con dùng hết
sức lao vào người bố và bị hai cái tát nảy lửa Người đàn ông bỏ về thuyền
Người đàn bà khóc, vái lạy con và đi theo người đàn ông
Thật nghiệt ngã Khát vọng tìm đến cái đẹp của nghệ sĩ là rất đáng quý nhưng anh cần tỉnh táo để nhận ra cái phũ phàng của đời sống Hãy tỉnh táo trước cái đẹp!
Bất cứ cái đẹp nào cũng có thể ẩn chứa những phức tạp, có khi là bất hạnh
Tình huống nghịch lí này xua tan màn khói lãng mạn phủ lên bức tranh cảnh kia, làm trơ ra sự tàn nhãn đời thường Bài học trách nhiêm, lương tâm nghệ sĩ là phải nhận ra cái đẹp bên ngoài và mặt trái, đằng sau u ám, sần sùi của cái đẹp ấy
Dưới góc độ nhân vật, nhà văn cũng xây dựng những cấu trúc nhân vật nghịch lí, tốt xấu lẫn lộn, đan xen Người đàn bà thô kệch và nhẫn nhục đến kì lạ ấy — qua lời g1ãi bày của chính mụ trong phòng toà án huyện, lại là một tấm lòng hi sinh vô bờ: đán đàn bà làng chài chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn và nuôi nấng những đứa con đông
Trang 11đúc Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình Còn gã đàn ông kia cũng không hoàn toàn là chồng độc ác, xấu xa Trước kia hắn là gã trai biển hiền lành, cục tính, chăm làm Vì sao lão trở nên vũ phu như vậy? Vì lão khổ quá, vì làm ăn vất vả nuôi con mà vẫn đói rách Lão đánh vợ để giải toả những bức bối trong người Lão rên rĩ, đau đớn mỗi khi đánh vợ Lão cũng không phải là kẻ hiếu chiến, thích gây gổ với người khác Phùng khẳng định: lão đánh lại tôi chỉ để tự vệ Thằng Phác là đứa con hiếu thảo, rất thương mẹ và quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng bằng cách trẻ con nông
nổi và nguy hiểm của nó nhưng bên trong nó cũng ấn chứa tính côn đồ nguy
hiểm: sắn sàng cầm dao đâm người Nó đã sớm có ý thức báo thù bằng bạo lực
để ngăn bạo lực
Cả hai vợ chồng và đứa con nhà thuyền chài đều vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm Họ chưa phải là những nhân vật tính cách với quá trình phát triển tâm lí
nhưng đã làm tốt chức năng thể hiện chủ đề tác phẩm
Chọn điểm nhìn trần thuật cũng là một thành công của tác giả Trao điểm
nhìn này cho nhân vật Phùng là cách tối ưu Phùng vừa là nhân vật vừa là người kể chuyện dẫn chuyện chính mình từng chứng kiến và tham gia làm cho
chuyện thật hơn, kể chuyện mình Là người từng trải, sâu sắc phù hợp với lời
văn trần thuật nhiều triết lí, suy nghiệm, ngẫm nghĩ, người đọc có thể tin; là nghệ sĩ nhiếp ảnh nên lời kể giàu chất thơ, chất hoạ, mang dấu ấn nghề nghiệp khá rõ trong những so sánh: Tấm lưng rộng và cong nh mũi thuyền; Những món tóc vàng hoe đỏ quạch như mớ lưới to bợt bạt; Cặp mắt thật đen như con
mắt vẽ trên đầu mũi thuyền
Nhan đề truyện cũng hàm nhiều ý thú vị Ở đây là chiếc thuyền nghệ thuật đang trôi ngoài xa cuộc đời Người chèo lái con thuyền nghệ thuật ấy phải hiểu sâu sắc con thuyền của mình, và càng phải hiểu rõ luồng lạch nông sâu biển ca cuộc đời mới đưa con thuyền nghệ thuật tới chân trời lí tưởng của cái đẹp và hạnh phúc con người
(*) Tạp chí Giáo dục, số 196, kì 2, tháng ö — 2006; tr 35 — 37 — 34
Trang 12Tiết 91 — 92 TIENG VIET
THUC HANH VE HAM Y
A Két qua cGn dat
— On tập, củng cố, nâng cao các hiểu biết về hàm ý đã hoc ở bac THCS Biết cách tạo hàm ý va vai trò của hàm ý trong hoạt động ø1ao tIếp
— Tích hợp với các văn bản Văn đã học và tích hợp với vốn sống trực tiép — Rèn luyện kĩ năng lĩnh hội hàm ý, ki năng nói và viết theo cách có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết
B Thiết kể bòi dạy - học
Hoạt động 1
ÔN TẬP VỀ NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
+ GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức đã học ở bậc THCS để trả lời câu hỏi: 1 Nghĩa tường minh và hàm y la gi? Cho vi du
2 Trong hoạt động giao tiếp, có khi nào người nghe (người đọc) không hiểu được hàm ý không? Tại sao? Cho biết cách khắc phục
+ GV gợi dẫn Hồ trả lời:
"Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp băng từ ngữ trong câu Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ
ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:
— Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói — Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý”
(SGK Ngữ vấn 9, tập 2, trang 75 + trang 91 NXBGD HN, 2005) Vi du:
Doc doan van sau:
"— Troi oi, chi con có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn Nhà hoa si tac
Trang 13lưỡi đứng dậy Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già
- Ơ! Cơ cịn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái Cô kĩ sư mặt do ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi"
(Nguyễn Thành Long) * Yêu cầu trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết những cách hiểu về câu: "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!"
Trong số những cách hiểu đó có cách hiểu mang tính phổ biến (ai cũng hiểu) gọi là nghĩa tường minh, có cách hiểu không mang tính phổ biến (chỉ một số
người hiểu) gọi là hàm ý; vậy theo em, nghĩa tường minh là gì? hàm ý là gì? - Câu "Ơ! Cơ cịn qn chiếc mùi soa đây này!" có hàm ý không? * Gol y:
a Có những cách hiểu sau:
- Cách hiểu mang tính phổ biến (ai cũng hiểu): chỉ còn năm phút là phải
chia tay
- Cách hiểu không mang tính phổ biến (không phải ai cũng hiểu):
+ Tiếc quá, không còn đủ thời gian để được trò chuyện, tâm tình! + Thế là tôi lại thui thủi một mình!
+ Giá nhà hoạ sĩ và cô ki sư còn ở lại thêm một thời gian nữa thì hay biết bao! + Tai sao con người cứ phải chia tay nhau nhỉ? * Nhu vay: — Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy (việc suy ra này phụ thuộc vào trình độ, vốn sống, sự nhạy cảm của các nhân vật giao tiếp; đồng thời cũng do những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể chi phối: thời gian, không gian, lich sử quan hệ giữa các nhân vat giao tiép )
Trang 14tường minh; ngay câu này cũng có thể có hàm ý là: "Ơi, sao cơ vơ tâm thế?!" hoặc "Xin chân thành cảm ơn tình cảm mà cô đã dành cho tôi” )
Các ví dụ khác:
(1)
Thấy chàng trai mặc một cái áo sơ- mi mới khá đẹp, cô gái (là bạn thân của chàng trai) hỏi: "Ai đã tặng anh cái áo này?" thì hàm ý của cô gái được ẩn trong câu hỏi là:
Thăm dò mức độ quan hệ của chàng trai với những cô gái khác, cụ thể: — Mình là bạn thân mà còn chưa mua áo tặng, vậy mà có người khác đã mua áo tặng, tức là "anh ta" đã có một người bạn gái khác thân thiết hơn cả mình rồi!
— Nếu "anh ta" bảo mình là bạn gái thân thiết nhất, tức là anh ta nói dối! — Mình cũng hơi ân hận là chưa thực sự quan tâm đến "anh ta"!
Với hàm ý này, trong thực tế, có thể xảy ra những tình huống như sau: a Nếu chàng trai là người thật thà, sẽ có một trong những câu trả lời sau: — Mẹ (hoặc chị gái) của mình mua cho đấy! (Trường hợp này cô gái sẽ thở phào nhẹ nhõm và rút kinh nghiệm!)
— Cô X mua tặng mình đấy! (Trường hợp này cô gái sẽ rất băn khoăn, lo
lắng và có thể ghen!)
b Nếu chang trai 1a người giả dối thì:
Trang 15Vợ: — Thế anh dạy môn gì? Chồng: — Nhưng anh làm công tác quan lí kia mà! * GỢI ý
— Câu trả lời của Cúc có hàm ý “ăn ốc nói mò"!
- Câu "Chồng cái Hà tâm lí thật, sinh nhật nào cũng tặng hoa cho vợ!” có hàm ý chê chồng mình là người không tâm lí
— Câu "Nhưng anh làm công tác quản lí kia mà!” có hàm ý "vì anh không trực tiếp đứng lớp nên có thể quên tặng hoa, em thông cảm!"
(3)
Mau chuyén: THUA MOT CON THI CO!
Anh chồng đi chăn một đàn bò 10 con Chiều tối, anh ta cuối 1 con bo va lùa những con còn lại về nhà Đến cổng, anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ 10 con bò hay không Anh ta đếm đi đếm lại mãi vân chỉ thấy có 9 con Hodng quá, anh ta thất thanh gọi vợ Chị vợ lật đật chạy ra, hỏi: "Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế?” Anh chồng mếu máo: "Mình ơi Thiếu l con bòi! ” Chi vợ cười: “Tưởng gì? Thừa 1 con thi co!"
* GỢI ý
— Câu nói có hàm ý: “Tướng øì? Thừa 1 con thì có!"
- Hàm ý: "Đồ ngu như bò, còn 1 con đang cưỡi nữa sao không đếm?”
4)
Tìm câu nói có hàm ý và nêu ý nghĩa của hàm ý đó trong các đoạn văn, đoạn thơ sau
Doan van a:
"— Anh nói nữa đi - Ông giục
- Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui về - Năm phút nữa là mười Còn hai mươi phút thôi Bác và cô vào trong nhà Chè đã ngấm rồi đáy
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già Ông theo liên anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngôi xuống ghể”
(Nguyễn Thành Long) — Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái
Trang 16— Hàm ý của câu 1n đậm là: "Mời bác và cô vào trong nhà uống nước"
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chỉ tiết chứng tỏ sự hiểu đó là "Ông
theo liền anh thanh niên vào trong nhà", "ngồi xuống ghế” Doan van b:
"— ( ) Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa Chuyên chở lại lịch kịch lắm Cho chúng tôi khuân di thôi Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất
- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để
- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu Môi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tắm người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!
Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngâm miệng, đứng trầm ngâm - Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!”
(Lỗ Tấn)
— Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước) - Hàm ý của câu in đậm là: "Chúng tôi không thể cho được"
- Người nghe hiểu được hàm ý đó, điều đó thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!"
Doan van c:
"Nó nhìn dáo đác một lúc rồi kêu lên:
— Cơm sôi rồi, chắt nước giàm cái! - Nó cũng lại nói trồng
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi "Ba chắt nước giàm con", phải nói nhu vay Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: — Cơm sôi rồi, nhao bday gio!
Anh Sáu vẫn ngồi im "
(Nguyễn Quang Sáng) - Hàm ý của câu in đậm là: "chất giùm nước để cơm khỏi nhão"
- Người nói dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng "chất nước giùm cái" nhưng không được đáp ứng
Trang 17- Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm cơm sẽ bị nhão
— Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu "vẫn ngồi im”, nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại (vờ như không nghe thấy
gi, khong hiéu gi)
Doan tho:
Thốt trơng nàng đã chào thưa: ''Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây Đàn bà dễ có mấy tay,
Doi xua may mat doi nay may gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều" Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca
(Nguyễn Du) — Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư
- Hàm ý của câu in đậm thứ nhất là: "Quyền quý cao sang như Tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?”
- Hàm ý của câu in dam thứ hai là: "Tiểu Thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này!"
- Hoạn Thư hiểu các hàm ý đó nên đã "hồn lạc phách xiêu" và "Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca"
2
Thông thường, muốn hiểu được hàm ý cần phải có tri thức, vốn sống và phải căn cứ vào ngữ cảnh giao tiếp cụ thể Trong trường hợp người nghe không hiểu được hàm ý thì người nói có thể gợi ý hoặc đành phải nói gần nói xa chẳng qua nói toạc móng heo (nếu xét thấy cần thiết)
Hoạt động 2
HUGNG DAN THUC HANH Bài tập 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
"Về đến nhà, A Phủ lắng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cua Pa Tra buóc ra hỏi:
Trang 18— Mất mấy con bò? A Phu tra loi tự nhiên:
—Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao A Sử! Đem súng đi lấy con hổ về"
(Tơ Hồi)
Câu hỏi:
a Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì: (1) Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi? (2) Lời đáp đó thừa thông tin gì so với yêu cầu của câu hỏi?
(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm y gi va thể hiện sự khôn khéo như thế nào?
b Từ sự phân tích trên, hãy nhớ lại kiến thức đã học ở THCS: Thế nào là hàm ý? Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở THCS, thì ở đoạn trích trên, A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng (lượng tin) khi giao tiếp như thế nào?
* Gợi ý:
a Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:
(1) Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất
(2) Lời đáp thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn con hổ
(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý thừa nhận bị mất bò, thừa nhận mình có lỗi và xin được lập công chuộc tội, mà cái công này có thể sẽ đáng giá vì
con hổ giá trị hơn con bò
b Hàm ý là những thông tin mà người nói muốn thông báo cho người nghe biết, nhưng không nói trực tiếp một cách tường minh qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra A Phủ chủ ý nói thiếu và thừa lượng tin là chủ ý vi
phạm phương châm về lượng để tạo ra hàm ý Cụ thể là thừa nhận mình có lỗi
trong việc để mất bò và có nguyện vọng được lập công chuộc tội Bài tập 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới
"Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình nh được Nhất là khi trông thấy một thăng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo Tuy vậy, cụ cũng móc sắn năm hào Thà móc sắn để tống nó đi cho chóng Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:
Trang 19— Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?
Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:
— Tao không đến đây xin năm hào
Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:
— Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn
Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: — Tao đã bảo tao không đòi tiền
- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền Thế thì anh cần gi?
Hắn dõng dạc:
— Tao muốn làm người lương thiện."
(Nam Cao)
Câu hỏi:
a Câu nói của bá Kiến ”Tôi không phải là cái kho” có hàm ý gì? Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức (cần nói rõ ràng, rành mạch) không?
b Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những câu dạng câu hỏi Những câu đó thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý như thế nào?
c Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều không nói hết ý Phần hàm ý còn lại được tường minh hoá (được nói rõ) ở lượt lời nào?
* Gợi ý:
a Câu nói của bá Kiến có hàm ý là "Tôi không có nhiều tiền đến mức để lúc nào cũng có thể cho anh được!" Bá Kiến đã chủ ý vi phạm phương châm cách thức, không nói rõ ràng mà thông qua hình ảnh "cái kho"
b Nhưng câu hỏi của bá Kiến thực hiện hành động hỏi chân thực mà thực hiện hành động chào hỏi (Chí Phèo đấy hở?) và hành động nhắc nhở (Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?); đây là cách dùng hành động nói gián tiếp
để tạo hàm ý
c Hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng (chưa đủ thông tin) và phương châm cách thức (không rõ ràng)
Trang 20Bài tập 3
Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới Văn hay
Một ông đồ ngồi cặm cụi viết Bà vợ đến bên cạnh bảo:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn đồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép Nhưng thầy cũng hỏi lại:
— Bà nói vậy là thế nào? Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được
Câu hỏi:
a Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì (ngăn cản, khuyên, đề nghị, khen )? Qua lượt lời thứ hai của bà đồ thì ta hiểu thực chất, ở lượt lời thứ nhất, bà ngụ ý đánh giá tài văn chương của ông đồ như thế nào?
b Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?
* Gợi ý:
a Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực hiện hành động nói khuyên bảo và có hàm ý không tin tưởng vào "tài văn” của ông đồ
b Bà đồ không nói thắng vì muốn giữ thể diện cho ông đồ và giả sử ông đồ có hiểu được hàm ý thì bà cũng có cớ để bác bỏ
4 Qua các bài tập trên, anh (chị) hãy xác định: Để nói một câu có hàm ý, người ta dùng những cách thức nào? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất
A Chủ ý vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp (nói thừa lượng tin cần thiết hoặc nói thiếu lượng tin so với yêu cầu của cuộc ø1ao tiếp)
B Chủ ý vi phạm phương châm cách thức (nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch)
C Sử dụng các hành động nói gián tiép
D Tuỳ ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức trên * Gợi ý: D
Trang 21Đọc tham khảo:
I NGUYEN TAC HOP TÁC
Như ta đã biết, người nói luôn muốn truyền đạt nhiều hơn cái được nói
Bao giờ cũng có những điều mà người ta thấy không cần phải nói ra, những điều không tiện nói ra, không thể nói thẳng Hơn nữa, không phải tất cả những
øì mà người ta muốn biểu đạt đều có thể nói ra thành lời được bởi nhận thức
của con người vốn rất phong phú và phức tạp Làm cho người khác hiểu được đầy đủ và chính xác nhận thức của mình không phải là chuyện dễ dàng Trong tác phẩm Bứ¿ kí triết học, V Lênin viết: "Viết một cách thông minh có nghĩa là giả định người đọc cũng thông minh, là không nói hết, là để người đọc tự nói với mình những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn - chỉ với những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn này thì một câu mới có giá trị và có ý nghĩa" Vấn đề là phải giải thích thế nào để người nghe lĩnh hội được được ý của người nói P.Grice tin rằng phải có một cơ chế chi phối việc sáng tạo và lĩnh hội những phát ngôn ấy Đó là cái được gọi là nguyên tắc hợp tác Nguyên
tắc này được ông phát biểu như sau:
"Hãy làm cho phần đóng góp của anh đáp ứng đòi hỏi ở giai đoạn mà nó xuất hiện phù hợp với yêu cầu hoặc phương hướng của cuộc thoại mà anh đã chấp nhận tham gia"
Ông đã tách nguyên tắc này thành bốn phương châm như sau:
1 Phương châm về chất:
Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là: a Đừng nói điều gì mà anh tin 1a sai
b Đừng nói điều gì mà anh tin là thiếu bằng chứng
2 Phương châm về lượng:
a Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của mục đích cuộc thoại b Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi 3 Phương châm về sự thích hợp: Hãy làm cho đóng góp của anh thích hợp với cuộc thoại, tức là hãy nói vào đề 4 Phương châm về cách thức: Hãy nói cho dễ hiểu và đặc biệt là:
a Tránh nói tối nghĩa
Trang 22b Tránh nói mập mờ
c Ngắn gọn d Có trật tự
Những phương châm trên là những quy ước ngầm không nói ra lời trong mỗi cuộc thoại Trong giao tiếp bình thường, những phương châm nay được mọi người thừa nhận nên người nói ít khi chú ý đến Tuy nhiên, có những loại diễn ngôn nhất định mà người nói đã dùng để lưu ý là họ sẽ gặp nguy hiểm nếu không triệt để tôn trọng nguyên tắc hợp tác Đó chính là những lời rào đón
IL NHŨNG LỜI RÀO ĐÓN TRONG GIAO TIẾP
Khả năng điều chỉnh của nguyên tắc hợp tác mạnh đến mức khi người nói
cảm thấy có thể vi phạm nguyên tắc nào đó thì nó dùng một số lời rào đón để
chỉ ra sự vi phạm có thể có ấy Những lời rào đón này giống như những bằng chứng cho phép nó vi phạm một nguyên tắc nào đó Chúng cũng là những tín hiệu đối với người nghe để người nghe có thể hạn chế cách giải thích của mình Việc dùng những lời rào đón này chứng tỏ các nguyên tắc hợp tác có tác động mạnh mẽ như thế nào đối với hội thoạI
Khi một người nhận thấy mối nguy hiểm của sự vi phạm nguyên tắc về chất, tức là thông tin đưa ra có thể chưa chính xác, thiếu bằng chứng, nó luôn luôn hạn chế phán đoán của mình bằng cách nói: Nếu tôi không lầm thì ; Tôi không nhớ rõ, nhưng ; Tôi không biết rõ cái gì đã xảy ra, nhưng ; Theo như tôi biết thì , Tôi không dám chắc, nhưng
Ví dụ:
— Nếu tôi không lầm thì chị Hương đã lấy chồng từ năm ngối
— Tơi khơng nhớ rõ, nhưng chúng ta đã gặp nhau rồi thì phải
- Tôi không biết rõ cái gì đã xảy ra, nhưng mặt chị Cẩm Vân thì có bầm
tím thật
— Theo như tôi biết thì vợ chồng họ chẳng bao giờ nặng lời với nhau
- Tôi không dám chắc, nhưng thấy cô cậu có vẻ mê nhau lắm
Khi người nói không có chứng cớ rõ ràng về những điều đang nói thì họ
thường nhấn mạnh rằng đó chỉ là những thông tin để tham khảo bằng cách nói:
Tôi được nghe kể lại rằng ; Nghe đồn là ; Người ta nói là ; Tơi đốn là ; Hình như ; Có lẽ ; Phần nào đấy
Ví dụ:
Trang 23- Người ta nói là anh sẽ được chuyển lên cơ quan trung ương phải khơng? — Tơi đốn là hai đứa đang giận nhau!
- Hình như anh không được hài lòng lắm?
Nếu không thể thông tin đầy đủ (vi phạm nguyên tắc về lượng) thì người ta có thể nói: Tôi không được phép tiết lộ , Thiên cơ bất klhả lộ ; Đó là bí mat quoc gia
Khi một người nói nhiều thông tin hơn yêu cầu, họ cũng sử dụng những giải thích để chứng tỏ sự vi phạm nguyên tắc về lượng là hợp pháp Chang han,
họ có thể nói thêm: Như các anh đã biết ; Tôi không muốn làm phiền anh về
những chuyện vụn vặt, nhưng ; Nói nữa thì mọi người lại bảo "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng ; Tóm lại là
Trong thực tế, có nhiều người đã hai ba lần "Tóm lại là ", thế mà vẫn cứ "hồn nhiên" tràng giang đại hải! Như vậy là họ đã lạm dụng những lời rào đón và khiến nó mất hiệu lực!
Khi một người vô tình vi phạm nguyên tắc về lượng, họ vẫn có thể sửa chữa sai lầm bảng cách nói: Xin lỗi, tôi đã hơi dông dài ; Mong các đ /c bỏ quá cho về việc tôi đã làm mất thì giờ của các địc
Khi một người muốn nói, nhưng biết rằng điều mình sẽ nói có thể không
phù hợp với chủ đề cuộc thoại thì họ có thể chuyền hướng đề tài mà không vi
phạm nguyên tắc về tính thích hợp bằng cách nói: Tôi không biết điều này có quan trọng không, nhưng ; Tôi muốn nói thêm là ; Trở lại vấn đề mà chúng ta đang bàn
Khi một người cố ý vi phạm nguyên tắc về cách thức, có thể dừng giữa chừng và nói: Tôi xin mở ngoặc đơn là ; Khi cần kéo dài thời gian, thường nói: Xin chờ một phút, tôi thử cố nhớ lại xem
Tất cả những lưu ý cho phép vi phạm nguyên tắc chứng tỏ rằng nguyên tắc
hợp tác rất chú trọng đến quy luật tâm lí của người tiếp nhận Nghĩa là người
nói không chỉ cần nắm vững những nguyên tắc hội thoại, mà còn phải có sự am
hiểu tâm lí người đối thoại; đương nhiên sự am hiểu tâm lí càng sâu sắc thì hiệu quả giao tiếp càng cao
Trong giao tiếp, ngoài nguyên tắc hợp tác còn có nguyên tắc lịch sự Để
Trang 24mới có thể nói ra được Nó có giá trị như một lời xin lỗi trước, tạo ra sự thân
tình g1ữa người nói và người nghe
II HÀM Ý HỘI THOẠI
Khi nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải tôn trọng các nguyên tắc hội thoại, nghĩa là chúng ta muốn nói đến những quy ước chung nhất, phổ biến nhất và cũng đơn giản nhất của g1ao tiếp xã hội, tức là tạm gạt bỏ những hàm ý hội thoại; còn trong thực tế cuộc sống, hiếm có lời nói nào lại chỉ cố một ý nghĩa trần trụi! Vì vậy, đã nói đến các nguyên tắc hội thoại thì chúng ta cũng đồng thời phải nói đến các hàm ý hội thoại
Điều cơ bản được thừa nhận trong hội thoại là chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc hợp tác Nhưng người nói không phải lúc nào cũng tuân theo nguyên tắc hợp tác một cách máy móc, mà thường cố tình vi phạm chúng để
gửi gắm những hàm ý nào đó
Ví dụ:
A: — Con muốn bố mua quần bò và áo thun B: - Bố đã mua cái quần bò này
Sau khi nghe B trả lời, A phải thừa nhận B có tính thần hợp tác và không
phải không biết nguyên tắc về lượng Nhưng B không nhắc đến áo thun Nếu B
đã mua áo thun thì A đã có rồi B muốn buộc A phải suy luận: cái không được
nhắc đến là cái chưa mua Như vậy, B đã truyền đạt được nhiều hơn lời nói nhờ
hàm ý hội thoại; nghĩa là người nói đã truyền đạt hàm ý và người nghe lĩnh hội
được hàm ý qua suy luận Có thể hiểu hàm ý là những gì mà người nghe phải tự mình suy ra qua phát ngôn để hiểu đúng và đây đủ ý nghĩa của phát ngôn đó
Nhận thức của con người bao giờ cũng xuất phát từ những kinh nghiệm đã có, rồi bằng cách suy luận, liên tưởng mà rút ra những hiểu biết mới Có hai loại hàm ý hội thoại là:
1 Hàm ý hội thoại tổng quát
Là hàm ý hội thoại có thể suy luận mà không đòi hỏi một tri thức nền nào Ví dụ:
A: — Hôm qua tôi đã nhìn thấy anh Long hôn một phụ nữ ở ngoài phố B: - Thật à? Thế vợ anh ấy có biết không?
A: — Tat nhién là chị ấy biết! Bởi vì chị ấy chính là người phụ nữ mà anh ta đã hôn!
Hàm ý ở câu đầu chính là một người phụ nữ được diễn đạt theo lối không
xác định Nếu người nói đúng sự thật thì phải nói vợ anh Long và như thế sẽ không còn hàm ý nữa
Trang 25Ví dụ khác:
Viên thuyền phó của một tàu viễn dương nọ có thói xấu nát rượu Một hôm, ông thuyền trưởng buộc phải ghi vào nhật kí hành trình: Hôm nay, thuyền phó lại say rượu! Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên thuyền phó đọc được dòng chữ trên của thuyền trưởng, tức giận lắm, liền ghi vào phía dưới: Hôm nay, thuyền trưởng không say rượu! Không cần một tri thức nền nào cũng có
thể hiểu được hàm ý trong cách ghi của viên thuyền phó là: những hôm khác thì thuyền trưởng say rượu! Trong khi thực tế thì thuyền trưởng không hề uống
rượu bao giờ! Cội nguồn hàm ý của câu này nằm ở từ "hôm nay", chính từ đó
đã làm nhiễu một sự thật là thuyền trưởng không say rượu!
Một số hàm ý hội thoại tổng quát được truyền đạt trên cơ sở một thang giá trị Trong tiếng Việt có một số từ chỉ thang giá trị như: tất cả, hầu hết, phần lớn, nhiều, một số, ít, hiếm, luôn luôn, thường thường, thỉnh thoảng, đôi khi
Khi tạo một phát ngôn, người nói chọn một từ trong thang độ, từ ấy sẽ
truyền đạt được nhiều hơn trong bối cảnh đó
Ví dụ:
- Chị Huyền đã hoàn thành một số chuyên đề cần thiết
— Anh Tùng thỉnh thoảng cũng đi vũ trường
— Tất cả đều mĩ mãn!
— Hầu hết mọi người đều phải lao động kiếm sống!
Theo nguyên tắc về cách thức, các sự kiện thường được thông báo theo thứ tự thời gian diễn ra của chúng Như vậy, A đánh B và B đánh A sẽ có hàm ý khác với B đánh A và A đánh B
2 Hàm ý hội thoại đặc thu
Khác với hàm ý hội thoại tổng quát, hàm ý hội thoại đặc thù là những hàm
ý phải được suy luận trên cơ sở những hiểu biết trong bối cảnh cụ thể Ví dụ, khi nói Bao Công có bộ mắt sắt là sai theo nghĩa đen vì không ai có bộ mặt
bằng sắt cả; nhưng người nghe vẫn thấy người nói có tinh than hop tác và hiểu được hàm ý của người nói
Ví dụ khác:
A: - Thuy học có giỏi không? B: —- Cô ấy nấu ăn rất ngon!
Chúng ta thấy nguyên tắc về sự thích hợp bị vi phạm; nhưng người hỏi có
thể hiểu rằng: Thuỷ học không giỏi, chỉ nấu ăn giỏi mà thôi!