Tiết 81 — 82 LAM VAN
NGHI LUAN VE MOT TAC PHAM,
MOT DOAN TRICH VAN XUOI
A Két qua cGn dat
- Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn xuôi nói riêng
— Tích hợp với các kiến thức về Văn, Tiếng Việt đã học và tích hợp với vốn sống thực tế đã tích luỹ được - Rèn luyện các kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý và kĩ năng viết bài văn nghị luận B Thiết kể bòi dạy - học Hoạt động 1 ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MOT DOAN TRICH VAN XUOI
+ GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức đã học ở bậc THCS để trả lời các câu hoi sau:
1 Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là gi?
2 Các yêu cầu về việc nhận xét, đánh giá một tác phẩm, một đoạn trích? 3 Các yêu cầu của một bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi?
+ GV gợi dẫn Hồ trả lời:
1 Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
2 Các yêu cầu về nhận xét, đánh giá:
Trang 2- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục
3 Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm
(Xem: mục Ghi nhớ trong SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr 63 NXB GD HN, 2005) Ví dụ với truyện ngắn "Người mẫu vô danh", ta có:
- Nhận xét, đánh giá về: nhân vật Hoàng Mai, nhân vật U Dũng, nhân vật hoa si Bui Quang Sang
— Sự kiện: bức tranh lụa, bức tranh sơn đầu có liên quan đến người mẫu là nhân vật U Dũng
- Chủ đề: nghệ thuật đích thực là sự kết tinh của tình yêu NGƯỜI MẪU VÔ DANH
Truyện ngắn của Lí Ngọc Suốt hành trình điền dã, Hoàng Mai ghi nhật kí từng ngày theo kiểu của cô, một sinh viên mĩ thuật Viết mà như vẽ, đầy màu sắc Chó đen ngửi câu đối đỏ Hoa đậu nức cây đào phai Bà cười nhăn nheo, cháu cười ngặt nghêo Răng bà đen hơn mắt cháu Mắt bò trong như mắt gái đôi mươi Nắng rân rân vàng Lò hực hực lửa soi những sương mặt nhoà đất sét đỏ Mấy năm sau chuyến đi ấy, trở về Nam, nghe theo lời khuyên của anh bạn làm thơ, cô gửi những ghi chép kiểu này tới một tờ báo và được giải thơ bút mới Nhưng đó là chuyện mấy năm sau, còn hôm ấy, cô đang ngồi trong một ngôi nhà cổ làng gốm trung du Phù Lãng, nhìn ra và ghi tiếp vào nhật kí của mình: Vành cứa số gỗ mọt, đếm được bốn lớp sơn loang lổ Đếm từng người là là trôi ngang cửa Một nền núi mênh mông thở và mùa xuân mênh mang tho Kia la gach hồng lót chân trâu về làng Kia là cụ bà vấn khăn đen nhai trầu
Trang 3Hoang Mai bước ra sân nắng thì không thấy bà cụ đâu nữa Nhìn kĩ vào cái khăn, thì ra, đó là một bức tranh lụa đã phai màu, nhưng vẫn có thể nhìn ra trên ấy một khuôn mặt nữ thánh thiện Nhìn kĩ hơn, còn thấy có hào quang sáng từ vầng trán cao và dưới góc phải vuông khăn là một thánh giá nhỏ Hoàng Mai khẽ thốt lên: "Đức Mẹ Maria" rồi căng vuông khăn còn ướt bằng hai tay, soi lên nắng sớm, cô nhìn thấy chữ kí mờ mờ của danh hoạ Bùi Quang Sáng! Là một sinh viên khoa lí luận phê bình, cô không lạ gì chữ kí này và cô biết mình đang cầm trên tay một hoạ phẩm thời kì xám trong sự nghiệp sáng tác của ông, thời kì mà các nhà lí luận người thì nói, u buồn nhất trong đời ông, người lại nói, đó là màu xám thuốc súng để bùng nổ một thiên tài! Nhưng chưa thấy ai nói, trong thời kì này ông có vẽ tranh nhà thờ như cô vừa phát hiện Nhưng tại sao một bức tranh thờ của ông lại thành vuông khăn trên sợi dây phơi này?
Hoàng Mai phải đợi tới trưa mới gặp được người phơi khăn Thiếu phụ ấy không già như cô tưởng, bà mới ngoài bốn mươi, thấy cô gái Sài Gòn chú ý tới vuông khăn của mình, người nông dân ấy sung sướng ra mặt:
— U tôi để lại cho tôi đấy Thầy tôi kể, u mang từ Hà Nội về một bức tranh có khung gỗ Nhưng rồi năm ấy rét quá, u tôi dỡ khung làm củi, lấy vuông lụa này làm khăn trùm đầu Cháu có thích thì tôi cho đấy Nhà có ảnh thờ rồi Ư tơi kia kia!
Bà chỉ lên bàn thờ Hoàng Mai nhận ra trên ấy khuôn mặt người mẫu nông dân của nhân vật hội hoạ thần linh mà cô đang muốn tìm hiểu Ảnh bà kế bên ảnh ông Cô nghĩ bụng, lương giáo hoà sắc, trên bàn thờ của người theo đạo Phật lại thờ một người đã từng vào vai Đức Mẹ Maria mà phục vụ mĩ thuật Và chẳng để cô phải hỏi, bà nông dân có khuôn mặt phúc hậu như mẹ mình lại kể tiếp:
- Chăng giấu gì cháu Người làng tôi hay ra Hà Nội làm mướn Anh cả tôi chưa đầy tháng, u tôi đã để bà nội nuôi cháu, ra làm vú em cho một nhà giàu lắm phố Hàng Ngang hay Hàng Đào tôi chẳng nhớ nữa Chỉ nhớ u tôi kể, ngày nào cũng đi chợ Hàng Bè Nhà ấy gọi mẹ tôi là U Dũng Cái khăn này cũng cũ rồi, nếu được việc cho cháu thì cháu cứ lấy đi
Trang 4— Chau thử tới cà phê Lâm đường Nguyễn Hữu Huân hỏi xem sao! Những năm năm mươi, sáu mươi, cho mãi tới ngày giải phóng miền Nam, đó là ngân hàng tranh của Hà Nội cháu a
Từ Bảo tàng mĩ thuật Quốc gia tới cà phê Lâm cũng chỉ mười lăm phút xích lơ Ơng Lâm nhìn bức tranh bạc màu thì nói ngay:
— Nhà tôi có một sơn dầu, ông Sáng vẽ mẫu này, nhưng cách đây ba năm một người ở Toà Giám mục thành phố Hồ Chí Minh mua tranh ấy rồi Rất tiếc là tranh ấy tôi không treo bao giờ nên ảnh chụp cũng không có! Không hiểu ai mách mà ông Cha tới hỏi Tôi phải lục lọi nửa buổi mới tìm ra nó Tôi còn giữ mười phần trăm tiền cảm ơn hoạ sĩ theo tâm nguyện của tôi mà chưa biết dua cho ai Cháu theo đuổi đề tài này, nếu có tìm được thân nhân ông Sáng thì làm ơn báo cho tôi biết Tội nghiệp! Con đàn mà khi chết không người chong gay Vợ con định cư cả bên Pháp, bên MI
Đến lúc ấy thì vừa hết ba tháng điền dã đồng bằng và miền núi Bắc bọ, Hoàng Mai trở lại thành phố Hồ Chí Minh của cô và tới ngay Toà Giám mục, đường Nguyễn Đình Chiểu Nhưng cô lại đến muộn Một chức sắc trong Toà Giám tiếp cô ân cần và cởi mở:
— Thưa cô! Tranh ấy, chúng tôi đã làm quà biếu một Đức Cha khi Ngài có việc đạo ghé đây và bây g1ờ tranh đang được treo trong Bảo tàng mĩ thuật của Vatican Cô có thể coi những tấm hình này để vinh danh cho tác phẩm ấy
Ơng biếu cơ những tấm hình chụp từ nhiều góc độ để xác định vị trí của bức tranh nơi bảo tàng kia Để theo ông, cô có thể chiêm ngưỡng một Đức Mẹ mang khuôn mặt Việt Nam Khuôn mặt đang hướng theo cô từ làng cổ Phù Lãng kia, đang năm trong cặp hồ sơ cô luôn mang bên mình suốt mấy tháng nay Cô khấn thầm trong bụng, mong bà phù hộ cô trong công việc khoa học mà cô đang đeo đuổi
Có được những bức ảnh, Hoàng Mai lại quay ra Bắc, gấp gáp vì hạn nộp luận văn sắp đến Cô ra hỏi ông Lâm có phải bức tranh Đức Mẹ chụp trong ảnh đã từng ở nhà ông và muốn hỏi kĩ hơn về những điều còn giấu kín đằng sau bức tranh kia
Trang 5Gặp hoạ sĩ Nguyễn Viết Hoàng, Hoàng Mai cảm thấy mình đã động tới được lớp sơn trong cùng của bức hoạ Ông Hoàng nhìn thấy bức tranh lụa bạc màu, nhìn những bức ảnh Hoàng Mai mang tới thì kêu ngay: "U Dũng!" Rồi chớp chớp cặp mắt muốn khóc, ông kể:
- Đấy là một câu chuyện tình cháu ạ Để bác lấy cháu xem cái này!
Hoa sĩ Viết Hoàng tìm trên giá sách, lấy xuống một vựng tập khổ lớn Hội hoạ Việt Nam thế kỉ XX, ông mở trang 1n bức Những người thợ mỏ của Bùi Quang Sáng và chỉ vào cô thợ mỏ nhân vật trung tâm của bức sơn mài khổ lớn:
— Day! Chau xem di, c6 tho mo nay va Đức Mẹ kia đều là U Dũng mà ra Cứ tối tối, khi cho thăng Dũng bú no và yên giấc r6i, U Ding lai ra ng6i mau dưới đèn để thầy Sáng và bác vẽ tranh Đức Mẹ bán cho giáo dân các xứ đạo Chỉ làm buổi tối thôi vì hồi ấy, đấy là một đề tài không cấm ki, nhưng chăng ai khuyến khích Những tranh công nông binh được khuyến khích thì chỉ bày triển lãm chứ không bán được, thầy trò bác phải kiếm sống bằng thứ tranh thờ kia Bây giờ nhớ lại thời ấy, nói Đức Mẹ hay U Dũng nuôi chúng tôi đều đúng Cho tới mùa xuân năm 1960, thầy Sáng đi thực tế ở Quảng Ninh và thực hiện bức sơn mài kia thì xung khắc giữa hai người đàn bà nổ ra Chẳng là, đề tài đã đăng kí nhưng tiền đầu tư của Hội thì chưa có, thầy tôi cần tiền thuê mẫu ngoài Quảng Ninh để lên phác thảo mới thư về nhà Bà giáo (vợ thầy Sáng) không kiếm ra tiền, đành mua vé xe khách để U Dũng ra Quảng Ninh làm mẫu Chính ba gido sai con ở trong nhà làm việc ấy, nhưng khi trên bức sơn mài, U Dũng hiện ra như một tiên nga thế này thì bà giáo phát ghen Bà giáo đuổi U Dũng, đuổi ngay trong đêm, vứt theo bức lụa cuối cùng cháu đang có đây May mà bức sơn dầu kia bác kịp giấu dưới gầm giường, rồi sáng hôm sau, đợi lúc bà giáo đi chợ Tết mới mang lên nhà ông Lâm Chính bác đèo U Dũng ra bến Nứa Chúng tôi ngồi uống nước chè chén đợi sáng, rồi U Dũng đi chuyến xe đầu tiên Lúc chia tay, bà mếu máo: "Em nói thầy đừng lo cho chị! Chị chỉ thương thằng Dũng, không biết sờ tí ai mà ngủ" Này, Quang Dũng thì cháu biết chứ Nó bú sữa của người nông dân vô danh ấy mà lớn lên đấy, có Galery trên phố Tràng Tiền, cháu thử tới hỏi xem có tài liệu øì liên quan tới người mẫu vô danh đó không?
- Cháu hỏi rồi, thưa bác! Nhưng anh Dũng mang tranh sang Pháp triển lãm rồi ở luôn bên ấy đã từ mấy năm nay, không về bác ạ Thành thử chỉ còn bác là biết nhiều về người mẫu ấy Bác giúp cháu hoàn thành đề tài này!
Trang 6Lớp sơn trong cùng là sơn của bác đấy Ngày ấy toan hiếm lắm, thầy không cho học kiểu núp bóng như thế thì chẳng biết bao giờ mới biết vẽ Cháu để bức lụa lại để bác phục chế rồi mang lên Phù Lãng trả cho người ta Ngày trước thầy Sáng đã phục chế bao nhiêu tranh cổ mới có tiền sống Bây giờ đã đến lúc phục chế tranh của thầy
Bài tốt nghiệp của Hoàng Mai được điểm mười Luận văn phát triển từ câu văn cô ghi trong nhật kí ngày ấy, câu Vành cửa sổ gỗ mọt, đếm được bốn lớp sơn loang lổ Cô bắt đầu luận văn như thế này: "Muốn hiểu được bức tranh, phải thấu thị, nhìn đến lớp sơn trong cùng, để thấy trong ấy tâm huyết của một thiên tài, và mồ hôi những người đã cùng ông lao động nghệ thuật, thấy buồn vui sướng khổ của một cá nhân, chan hoà trong vận nước, trong số phận chung của cả một dân tộc '" Hoàng Mai đã nhìn đủ Đốn lớp sơn loang lổ kia và đã nói hết ra trong luận văn tốt nghiệp của mình Riêng lớp sơn thứ năm cô muốn, bằng truyện ngắn này mà nói riêng với hoạ sĩ Bùi Quang Dũng rằng, bà vú mà anh từng bú tí đã sinh cho anh một cô em gái cùng cha khác mẹ Vào những ngày nắng nỏ, người em gái ấy vẫn đem hoạ phẩm của cha anh ra sưởi nắng quê mình
- Hoạt động 2
HUONG DAN TIM HIEU DE VA LAP DAN Y
Dé 1: Phân tích truyện ngắn Tĩnh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan * GỢI ý:
a Tìm hiểu đề
- Những nét đặc sắc về kết cấu truyện: Truyện gồm nhiều cảnh khác nhau, tưởng như những mảnh rời rạc được lắp ghép lại, nhưng vẫn có một mạch ngầm xâu chuỗi để tập trung thể hiện chủ đề: một trò hề cười ra nước mắt
— Những mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện: nghịch lí giữa trò chơi giải trí với tai hoạ của người dân, nghịch lí giữa sự mẫn cán vô cảm của lí trưởng với nỗi thống khổ của người dan
- Những nét đặc sắc về ngôn ngữ của truyện: ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, các lời đối thoại
- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện: thông qua tiếng cười để bóc trần âm mưu "cách l¡" quần chúng ra khỏi phong trào yêu nước
b Lập dàn ý
Trang 7- * Kết bài: Đánh giá chung về truyện ngắn Tỉnh thần thể dục
Đề 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về giọng văn, về từ ngữ giữa hai văn bản Chữ người tử tà (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ — Vũ Trọng Phụng) Giải thích vì sao có sự khác nhau đó
* Gợi ý: a Tìm hiểu đề
- Sự khác nhau về giọng văn: nguyên nhân, cách biểu hiện
Tái hiện không khí trang trọng của lịch sử Dùng nhiều từ Hán Việt, dùng cách nói năng, thưa gửi theo đúng nghi thức của các nhà nho từng "vang bóng một thời”
- Sự khác nhau về từ ngữ: nguyên nhân, cách biểu hiện
Tái hiện một sự thật của cái "xã hội chó đều" Ngôn ngữ đời thường sinh động, giàu tính hài hước, châm biếm
b Lập dàn ý
— Mở bài: Dẫn luận đề vào bài viết
- Thân bài: Lần lượt phân tích hai ý ở phần tìm hiểu đề
- Kết bài: Nhận xét, đánh giá về ý nghĩa của sự khác nhau về giọng văn, về từ ngữ trong hai tác phẩm và đoạn trích + GV chỉ định I HS đọc chậm, rõ GŒh¡ nhớ trong SGK Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Đề: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn V7 hành của Nguyễn Ái Quốc * Gợi ý:
- Truyện ngắn "Vi hành" châm biếm, đả kích vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến Khải Định sang Pháp dự đấu xảo
— Nội dung châm biếm, đả kích là:
+ Khải Định là một tên hề làm trò mua vui rẻ tiền cho người dân Pháp + Khải Định là một kẻ có những hành động lén lút, mờ ám
+ Mật thám Pháp là những kẻ đeo bám những người mà chúng nghi ngờ một cách máy móc và mù quáng
* Đọc tham khảo:
Trang 8bù nhìn và tố cáo chính sách thuộc địa giả dối, thâm độc của thực dân Pháp ở nước ta Để nhằm vào hai kẻ thù phong kiến và thực dân đó, tác giả đã sử dụng một nghệ thuật châm biếm đầy sáng tạo như dùng cách viết thư, cách tạo tình huống, nghệ thuật khắc hoạ nhân vật, dùng ngôn ngữ, giọng điệu châm biếm thâm thuý
Đây là một câu chuyện được hư cấu Trên một chuyến tàu điện ngầm, một người An Nam bị tưởng nhầm là vua Khải Định đang "vi hành' Cho rằng vị vua An Nam này không biết tiếng Pháp, đôi thanh niên nam nữ tha hồ đàm tiếu về Khải Định Qua đó, truyện còn tố cáo chính sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam và chế độ mật thám ngay trên đất Pháp
Được viết bằng tiếng Pháp, V7 hành là một truyện ngắn có dạng thư tín, khá quen thuộc với cảm quan văn học của người Pháp Bằng hình thức một bức thư, giọng điệu W7 hành có thể thay đổi một cách tự nhiên, từ giọng khách quan về những điều mắt thấy tai nghe trên tàu điện ngầm, chuyển sang giọng trữ tình khi kể về kỉ niệm thân thiết với cô em họ hồi còn bé Hơn nữa, với một bức thư,
tác giả cũng có thể dễ dàng chuyển cảnh, chuyển đối tượng một cách linh hoạt, từ chuyện ở Pa-ri đến chuyện quê nhà, từ vua Thuấn đến vua Pi-e, từ việc châm biếm Khải Định sang việc đả kích thực dân Pháp
Cách xây dựng tình huống truyện cũng là một sáng tạo độc đáo Trên xe điện ngầm, đôi thanh niên nam nữ Pháp tưởng tác giả là vua Khải Định Còn trên đường phố Pa-ri, dân chúng Pháp lại cho rằng: Tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp Thậm chí ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra được vị khách thật của mình nữa bèn đối đãi mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tàng đi hộ giá tuốt!
Tình huống gây nhầm lẫn này đã đạt hiệu quả châm biếm sâu sắc, đồng thời tạo được sức thuyết phục cho câu chuyện, g1ữ được thái độ khách quan khi kể chuyện
Ngoài sáng tạo tình huống, hình ảnh Khải Định còn được khắc hoạ khá độc đáo Mượn lời bình phẩm của đôi nam nữ Pháp, Khải Định hiện ra với chân dung xấu xí mũi tẹt, mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh Ông ta còn ăn mặc lố lăng với cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đầy nhân, đeo lên người đủ cả lụa là, hạt cườm Ông ta chỉ là một con rối mua vui cho thiên
hạ mà ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đấy Ông ta "vi hành"
Trang 9cơ chân chính của những vị minh quân thời xưa; còn với Khải Dinh lại là đi lén lút, vụng trộm, mờ ám Ngay đầu truyện, tác giả viết “1rích những bức thư gửi cé em ho ” đã biến câu chuyện liên quan đến quốc gia đại sự thành câu chuyện riêng tư khiến cho người đọc không khỏi tò mò Ngôn ngữ miêu tả sống động, ngôn ngữ đối thoại hóm hỉnh, thâm thuý “hôm nay thì chúng minh có mất ít tiên nào đâu mà được xem vua đang ngồi ngay bên cạnh ?" Khi miêu tả cái nhìn "kinh dị" của đôi nam nữ dành cho Khải Định: “họ ngấu nghiến nhìn tôi với cặp mắt ma mãnh, tò mò”
Phần cuối truyện, tác giả dùng giọng mỉa mai để vạch trần sự thâm độc, giả dối của "mẫu quốc” qua việc miêu tả bọn mật thám Pháp theo dõi những người Việt Nam yêu nước: “Đó là những người phục vụ thâm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tuy Các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ" Và lối ví von so sánh để thể hiện thái độ khinh bỉ bộ mặt giả dối của thực dân Pháp: “Các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt tôi như hình với bóng Và thật tinh, la các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong đdăm phút!"
Trong toàn bài, giọng văn chuyền từ đối thoại, trữ tình sang châm biếm đả kích và cuối cùng là tiếng cười thâm thuý, xót xa: "Tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng để" Tự hào hay xấu hổ? Kiêu hãnh hay nhục nhã?
Vị hành là một sáng tác có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính trị và yếu tố nghệ thuật Truyện tiêu biểu cho phong cách viết truyện, kí của Bác: nhiều sáng tạo, lời ít ý nhiều, giàu chất trí tuệ, kết hợp nghệ thuật trào phúng truyền thống dân tộc với nghệ thuật trào lộng phương Tây
(Nguyễn Bích Thuận) * Nghệ thuật dường như nhiều khi cũng có cái "bánh xe vô lượng” của nó Trong văn chương, có những tác phẩm là sự đan xen, nối tiếp từ cảnh này sang cảnh khác, giọng điệu này sang giọng điệu khác, kết rồi mà còn như vẫn mở ra những điều mới mẻ V¡ hành của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm như vậy Ngòi bút của tác giả trong truyện là một ống kính vạn hoa mà ở đó mọi sự đều biến ảo linh động và toát lên những ý nghĩa tư tưởng cao đẹp Truyện tiêu biểu cho văn xuôi Nguyễn Ái Quốc với "một nghệ thuật trần thuật linh hoạt độc đáo và một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hình"
Trang 10bay bộ mặt của kẻ tay sa kia thật chăng khác gì một tên hề lố lăng, vi hành lén lút và mờ ám, tố cáo bọn thực dân Pháp đê hèn, lừa bịp, đồng thời bộc lộ một cách kín đáo nỗi tủi nhục của người dân bản xứ, mà chế độ thực dân, qua đó hiện lên như một sự sỉ nhục đối với con người Nhưng đây cũng là một truyện ngắn giàu tính nghệ thuật, mang chất lãng mạn cách mạng Ở đó, "trí tưởng tượng của người cầm bút nhờ ngọn gió lãng mạn mà được chắp cánh bay bổng, nhưng không phải để lạc loài đến những thế giới xa lạ, huyễn hoặc mà để tiến thắng, tiến nhanh đến những chân trời rất hiện thực" (Phạm Huy Thông) Cho nên nghệ thuật trần thuật linh hoạt độc đáo, ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh chính là những yếu tố hình thức phục vụ tích cực cho nội dung, cho mục đích cách mạng của truyện
Vi hanh duoc viết bằng tiếng Pháp, và chủ yếu viết cho công chúng Pháp Vì thế nghệ thuật trần thuật ở đây cần phải phù hợp với thị hiếu, lối tư duy của châu Âu hiện đại Cái độc đáo của tác phẩm là hình thức viết thư kể chuyện, là hiện tượng "truyện trong truyện” Có chuyện vua Khải Định vi hành lồng trong chuyện giữa đôi trai gái, lại lồng trong chuyện giữa nhân vật xưng "tôi” với cô em họ Đôi trai gái người Pháp bàn luận, đánh giá về Khải Định và "tôi" lại cũng luôn luôn bày tỏ thái độ của mình về tên vua bù nhìn, về thực dân Pháp qua câu chuyện đó "Tôi" là người kể chuyện nhưng dường như cũng luôn luôn mang tư duy của tác giả để nhìn nhận, nâng cao và mở rộng hơn những suy nghĩ của đôi trai gái về Khải Định Như vậy tác giả đã tạo ra một giọng trần thuật vừa khách quan, đi ngay vào sự việc, cứ hồn nhiên, tỉnh rụi như không, lại
vừa chủ quan với đủ những nghi ngờ thắc mắc, nhớ nhung vui đùa, những nghĩ xa nghĩ gần Tình huống nhầm lẫn ở đây như muốn nói lên rằng: đấy là người Pháp họ nghĩ và nói về Khải Định đấy chứ! Nhưng hình thức viết thư cũng lại muốn khẳng định rằng họ đã nói đúng và "tôi" còn thấy tên vua kia tồi tệ hơn, đáng khinh hơn thế nữa!
Trang 11Bút pháp trần thuật của tác gia cũng luôn chú ý đến sự đột ngột trong cách trình bày tình huống, mâu thuẫn và tạo khoảng trống cho trí tuệ người đọc tự liên tưởng, suy ngẫm, tìm ẩn ý, hàm ngôn Truyện mang một nội dung lớn lồng trong một hư cấu đơn giản Nếu không hiểu mục đích của người viết, ta sẽ thấy truyện chỉ có tác dụng øiải trí, gây cười cho đám công chúng Pháp Và nếu chỉ có tình huống thuật lại sự nhầm lẫn trên toa xe điện ngầm, nếu như đôi trai gái xuống tàu là hết chuyện thì truyện cũng chỉ dừng lại ở chỗ mỉa mai châm biếm cách ăn mặc lố lăng, lối vi hành lén lút của tên vua bù nhìn mà thôi Nhưng từ khi đôi trái gái xuống tàu, truyện đã phát triển theo một quy mô mới: từ chỗ một người bị nhầm lẫn đã dẫn tới việc "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp", từ việc Khải Định vi hành lén lút đến việc bọn mật
thám Pháp rình rập từng bước đi của người dân thuộc địa - một nỗi đau của người dân mất nước - cho nên đằng sau cái giọng trần thuật tưởng như dửng dưng là cả một nỗi lòng sâu thắm của tác giả
Nghệ thuật châm biếm vốn cũng đã có truyền thống trong văn học Việt Nam, từ những Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương cho đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Nhưng cái tiếng cười đả phá, mỉa mai ở Nguyễn Ái Quốc vẫn có một sắc điệu riêng của một trí tuệ lớn và một tài năng lớn V¿¡ hành là biểu hiện của một ngòi bút châm biếm hiện đại bậc thầy Trước hết, tiếng cười ở đây là tiếng cười trí tuệ Người ta chỉ có thể hiểu được tiếng cười ấy khi có một tầm hiểu biết nhất định Nhân vật chính - đối tượng châm biếm chủ yếu là Khải Định, nhưng điều đặc biệt là nhân vật Khải Định không hề xuất hiện trực tiếp, mà chân dung của y chỉ được vẽ dần qua từng cung bậc của tiếng cười Trong con mắt của người Pháp, y có trang phục của một gã hề: "cái chụp đèn” (cái nón) "chụp lên cái đầu quấn khăn", "đeo lụa là, hạt cườm” Rồi sự tương phản giữa Khải Định với vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Pi-e Hàng loạt câu hỏi nghi vấn về mục đích vi hành "không cao thượng” của y như: phải chăng, hay là, hay không
Sự sắc sảo của ngòi bút châm biếm còn thể hiện ở bố cục, kết cấu truyện Từ không gian của thủ đô nước Pháp đến không gian một làng quê nước Việt, từ hiện tại tới quá khứ, từ sự nhầm lẫn một cá nhân đến sự nhầm lẫn cả một chủng tộc, từ lời kể đến hình thức viết thư Tất cả đã khiến cho những sự kiện trong câu chuyện thực như hư, hư mà như thực; vừa gây cười vừa châm biếm sâu cay
Trang 12vua sang dự đấu xảo ở "nước mẹ" mà "ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa", "bèn đối đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt!" Hàng loạt từ ngữ gây cười di đdóm như: đón tiếp tốt đẹp, dành cho, nhiệt tình, chào mừng, kính trọng, tự hào, phục vụ, tận tuy, âu yếm, kiêu hãnh, xúc động sâu xa Và lối ví von so sánh: "Các vị chăng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi âu yếm của các vị đối với tôi Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng Và thật tình là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút! Cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa được” Đây là cái cười vừa có tính chất giải trí vừa làm cho kẻ thù thâm gan tím ruột, cái cười có chủ đích nhưng lại rất kín đáo và mang phong vị văn hoá châu Âu Ngòi bút châm biếm sắc sảo của tác giả đã chú ý khai thác những nghịch lí, dù là rất nhỏ, chẳng hạn một ông vua lẽ ra phải đáng tôn kính thì lại hoá ra tầm thường, chính sách bảo hộ nghe có vẻ nhân đạo nhưng thật ra lại tàn ác, nghi thức đón tiếp nguyên thủ lẽ ra phải trang trọng thì lại như một trò hề
Thế giới nghệ thuật của V¡ hành vô cùng phong phú, đó là giọng điệu, hình ảnh, sự kiện và đặc biệt là tiếng cười châm biếm Với tiếng cười thì có tiếng cười khách quan, tiếng cười chủ quan, tiếng cười của người từng trải làu thông kinh sử phương Đông, am hiểu văn hoá phương Tây, tiếng cười thâm thuý, tiếng cười giải trí Đảng sau tiếng cười là thái độ, là tâm trạng, là cảm xúc của tác giả Có thái độ châm biếm đả kích Có thái độ căm phẫn khinh bị Và có cả nối đau, nỗi nhục của người mất nước Lòng yêu nước thấp thoáng ngay cả trong tiếng cười như một sự tự trào thật thấm thía: "Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế” Ngòi bút đầy tính chiến đấu và tính nghệ thuật của tác giả đã góp phần làm nên một tác phẩm văn học có sức sống lâu bền với không gian và thời gian
Trang 13TUAN 21 (Bai 21) Tiết 83 — 84 VĂN HỌC RUNG XA NU (Trich) Nguyên Trung Thanh A Két qua cGn dat Giúp HS:
- Hiểu được chủ đề tư tưởng của truyện: sự lựa chọn con đường di của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù những năm 60 thé ki XX được thể hiện xuất sắc trong truyện ngắn mang cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi bi tráng, đậm đà không khí và hương sắc Tây Nguyên với những hình tượng nhân vật đặc sắc và ngôn ngữ nghệ thuật trau chuốt
— Tích hợp với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ vừa học và truyện Những đứa con trong gia đình sắp học, liên hệ với tiểu thuyết Đấf nước đứng lên và tuỳ bút Đường chúng ta đi của Nguyên Ngọc
e Trọng tâm bài học:
- Hướng dẫn đọc hiểu chủ đề tư tưởng, giá trị nghệ thuật của truyện qua các hình tượng rừng xà nu, Tnú và cụ Mết
e Những điều cần lưu ý:
- Những kiến thức mới và khó cần tìm cách thích hợp để hướng dẫn HS hiểu: cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi bi tráng, chất Tây Nguyên
trong truyện
— Hình tượng rừng xà nu trong mối quan hệ với hình tượng các nhân vật chính trong truyện cần được chú ý bao quát va lam ro
Trang 14e Chuẩn bị của thầy trò:
- Ảnh chân dung Nguyên Ngọc phóng to, tranh ảnh về Tây Nguyên, rừng xà nu — Tập truyện và kí: Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc của Nguyên Ngọc B Thiết kể bòi dạy — học Hoạt động 1
TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ
(HINH THUC: VAN DAP, TRAC NGHIEM)
1
Tình huống đặc sắc nhất của truyện ngắn Vợ nhặi là gì? A Nạn đói khủng khiếp mùa xuân năm 1945
B Tràng cùng người đàn bà lạ về nhà
C Sự ngạc nhiên quá đỗi của những người trong xóm và bà Tứ D Tràng lấy vợ nhặt giữa nạn đói khủng khiếp
2
Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng đầu tiên sau khi lấy vợ như thế nào? A Hạnh phúc tràn ngập
B Cần có trách nhiêm với gia đình C Tất cả đều mới mẻ, khác trước D Cả 3 phương án trên
3
Trang 15A Thi qua that vong B Thi danh chap nhan C Thi qua chan ngan D Thi nén tủi buồn 5
Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc sắc nhất về nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhất?
A Xây dựng nhân vật độc đáo B Xây dựng tình huống độc đáo C Cách trần thuật chuyện độc đáo D Ngôn ngữ đối thoại độc đáo
_ Hoạt động Z
DẦN VÀO BÀI MỚI
1 Từ hoàn cảnh lịch sử — xã hội Việt Nam những năm 60 thế kỉ XX, khi cả dân tộc đang đứng trước vấn đề sinh tử: làm thế nào để chiến thắng đế quốc Mi, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, để giới thiệu tác phẩm của Nguyên Ngọc - câu trả lời bằng hình tượng nghệ thuật
2 Từ việc giới thiệu Nguyễn Văn Báu — Nguyên Ngọc — Nguyễn Trung Thành — nhà văn của rừng núi, của Tây Nguyên với Đấf nước đứng lên (1955), Rẻo cao (1962) và quá trình sáng tác Rừng xà nu (1965)
- Hoạt động3 _
HƯỚNG DẦN ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIÁ, TÁC PHẨM
1.Tdc gia (1932):
+ HS đọc trong mục Tiểu dấn, tr 37- 38; nêu ý kiến tóm tắt, phản hồi, nhận xét về con người và tác phẩm của Nguyễn Trung Thành
+ GV bổ sung và nhấn mạnh:
— Nhà văn - chiến sĩ quê Quảng Nam; con người lãng mạn lí tưởng, cực đoan, suốt đời đi tìm và viết về người anh hùng: trí thức của núi rừng từ Tây Nguyên
Trang 162 Doc diễn cảm va kể tóm tắt truyện:
+ Yêu cầu đọc — kể: xen kẽ, với giọng điệu, nhịp điệu phù hợp, toát lên vẻ đẹp hào hùng, bi tráng, không khí trang nghiêm như huyền thoại; những câu thoại ngắn, chắc nịch, đoạn văn tả rừng xà nu bay bổng dào dạt cảm xúc
+ GV chọn các đoạn đọc, kể, cùng HS đọc - kể Nhận xét kết quả doc —ké 3 Giải thích từ khó:
— Theo các chú thích dưới chân trang 4 Thể loại, phương thức biểu đạt và bố cục: + Thể loại: Truyện ngắn sử thi
+ Phương thức biểu đạt: tự sự (kể, miêu tả, biểu cảm — trữ tình);
+ Cách kể: chuyện lồng trong chuyện: chuyện Tnú về phép một đêm và sáng hôm sau trả phép lồng vào chuyện cụ Mết kể về cuộc dời Tnú và dân làng Xô Man trong đêm đồng khởi diệt ác ôn, giải phóng buôn bản quê hương
+ Bố cục:
1 Đặc tả rừng xà nu
2 Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú được phép về thăm buôn làng một đêm Thằng bé Heng dẫn anh vào buôn, dân bản và cụ Mết vui mừng đón anh
3 Buổi tối mọi người và Tnú hàn huyên quanh bếp lửa nhà cụ Mết
4 Câu chuyện của cụ Mết kể cho mọi người nghe về cuộc đời Tnú và đêm đồng khởi cứu Thú, trả thù, giải phóng buôn làng Xô Man
a Tnú và Mai nuôi giấu anh cán bộ Quyết trong rừng: Tnú và Mai học chữ
b Bọn thằng Dục bắt và đánh đập mẹ con Mai tàn bạo Tnú xông ra quyết tử và bị bắt, bị giặc đốt cả hai bàn tay
c Cụ Mết cùng dân buôn Xô Man cầm vũ khí nổi dậy giết sạch bọn ác ôn, cứu Thnú, giai phéng qué nhà
5 Sáng hôm sau, Tnú lại ra đi Cụ Mết và Dit tiễn anh đến rừng xà nu gần con nuớc lớn, những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời
Trang 17; Hoat động 4
HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU CHI TIẾT ĐOẠN TRÍCH
Ï Hình tượng rừng xà nu
+ HS đọc diễn cảm đoạn đầu và thảo luận những vấn đề sau:
Rừng xà nu hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành như thế nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Nhưng mục đích chủ yếu của tác giả tả rừng xà nu để làm gi? Phan tích ý nghĩa câu văn mở đầu:
Làng ở trong tâm đại bác của đồn giặc
Có những hình ảnh nào của rừng xà nu khiến em thích thú và xúc động? Vì sao?
Có thể coi đây là bức tranh thiên nhiên Tây Nguyên vô cùng mí lệ, bi tráng được không? Vì sao?
Tác dụng nghệ thuật của đoạn văn mở đầu? Hình ảnh rừng xà nu, cây xà nu còn được thể hiện như thế nào trong toàn truyện?
- Thảo luận, tìm cách trả lời thống nhất trong nhóm, cử người phát biểu Định hướng:
- Cảnh rừng xà nu hiện lên trong đoạn văn mở đầu hết sức đặc sắc, độc đáo, đầy chất tạo hình
- Bằng ngòi bút miêu tả bậc thầy, với biện pháp nhân hoá, so sánh quen thuộc, những tính từ, động từ phong phú, cảnh rừng xà nu trong tâm đại bác của đồn giặc bị bắn, bị băm, chặt, bị tấn công, hằng ngày, hằng đêm, đều đặn, không biết bao lần, hiện lên thật là bị tráng từ xa đến gần, từ nhìn bao quát đến cụ thể từng cây, từng cây
— Đó là rừng xà nu bị thương thê thảm, đau đớn, hàng vạn cây bị đứt ngang mình, đổ ào ào như bão, vết thương nhựá đen bầm như cục máu đọng căm hờn Tả vẻ đẹp trong đau thương, biểu hiện đau đớn, chịu đựng và hờn oán nhiều vẻ và mạnh mẽ, dữ dội của cây xanh, của con người và đất rừng Tây Nguyên Qua đó, nhà văn đã tố cáo tội ác huy diệt môi trường vô cùng tàn bạo của đế quốc MI
— Đó là rừng xà nu đầy sinh lực, sức sống, khoẻ mạnh, dẻo dai vô cùng Tác giả viết những dòng văn ca ngợi đầy hào hứng, cảm xúc:
Trang 18Rừng xà nu bất tận, như những điệp khúc xanh, chạy mãi đến chân trời Không đạn đại bác nào giết nổi chúng; không sức mạnh tàn bạo nào huỷ diệt được chúng
- Ca ngợi sự sống chiến thắng cái chết; ca ngợi vẻ đẹp cường tráng và sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, chính là ngợi ca vẻ dep, tinh thần bất khuất và sức sống tiềm tàng của nhân dân Tây Nguyên anh hùng Hơn thế nữa, hình ảnh rừng xà nu tốn tấm ngực lớn che chở cho làng còn mang ý nghĩa ấn dụ về những con người đang chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước trong những năm chống MI Rừng xà nu — biểu tượng Tây Nguyên, miền Nam đau thương va anh ding
— Câu văn mở đầu: Làng ở trong tâm đại bác của đồn giặc có ý nghĩa quan trọng Nó không chỉ xác định không gian nghệ thuật của toàn truyện mà còn khơi nguồn cảm hứng để bắt vào tả cảnh rừng xà nu một cách tự nhiên
- Đoạn văn tả rừng xà nu sẽ gợi cảm hứng, khơi nguồn cho dòng sự kiện xảy ra trong truyện nối tiếp Và trong suốt cả truyện, hình ảnh rừng xà nu, cây xà nu, lửa xà nu, thân, gốc, rễ, vỏ và cả khói xà nu sẽ luôn gắn bó với cuộc sống con người Strá làng Xô Man trong đau thương và bất khuất, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
— Đoạn văn không chỉ mang cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi rõ nét mà còn làm dậy sắc Tây Nguyên hết sức đậm đà
(Hết tiết 83, chuyển tiết 84)
2 Hình tượng nhân vật Tnú — người anh hùng dân tộc Strá, ngHỜI COH HH tú của buôn làng Xô Man, Tây Nguyên
+ GV nêu vấn đề:
- Những phẩm chất anh hùng, lí tưởng của Tnú đã được thuật kể, lí giải như thế nào qua những chặng đường đời của nhân vật? (hồi nhỏ, thời thanh niên, trong những lần bị bắt, khi là anh lực lượng ) So với A Phủ trong Vợ chồng A Phú, Đình Núp trong Đất nước đứng lên, có gì khác? Tại sao?
— Trong các chi tiết Tnú lấy đá đập vào đầu chảy máu vì giận mình ngu quá với chi tiết Tnú vùng xông ra cứu vợ con, nhưng không những không cứu được mà còn bị bắt, bị tra tấn tàn bạo, nói lên điều gì?
Trang 19Dinh huong:
— Tnú là nhân vật trung tâm của truyện Nhân vật hiện lên qua lời kể của tác giả và câu chuyện của cụ Mết So với A Phủ hay Đinh Núp, Tnú có thuận lợi hơn là không phải tìm đường lí tưởng Tnú đã được anh Quyết, cán bộ cách mạng cống sản năm vùng giác ngộ, giáo dục và dạy dỗ từ những năm niên thiếu, trong thời gian Tnú và Mai lãnh nhiệm vụ nuôi giấu anh trong rừng sâu
— Tnú được học chữ từ nhỏ, với ý thức rõ là lớn lên sẽ thay anh Quyết làm cán bộ lãnh đạo phong trào cách mạng ở buôn làng
- Dũng cảm, không sợ hi sinh, thông minh, nhanh trí, thăng thắn, trung thành Được tôi rèn trong thực tiễn những năm cách mạng khó khăn nhất, như là phẩm chất tự nhiên của cậu bé — chàng trai Thú
— Hình ảnh Tnú khi vượt tù trở lại làng đã là một chàng trai hoàn hảo, khoẻ mạnh, đẹp đẽ như cây xà nu cường tráng, như dũng sĩ trong truyền thuyết dân gian Tnú sẽ có cuộc sống hạnh phúc bên người vợ đẹp, hiền và đứa con đầu lòng mới ra đời Nhưng đó mới là đoạn đầu của câu chuyện một đời kể trong một đêm
- Hình ảnh cậu bé Tnú đập đá vào đầu và hình ảnh Tnú như con hổ dữ xông ra từ gốc cây vả quyết tử cứu vợ con mà không cứu được không chỉ nhằm tô đậm một nét tính cách của nhân vật: lòng tự trọng, dũng cảm, kiên cưòng của nhân vật nhưng mặt khác, còn cho thấy lần trước thì Tnú đã thành công trong việc khó học chữ Tnú không ngu, Tnú chỉ nôn nóng chưa biết cách học mà thôi Còn lần này, bốn lần tác giả và cụ Mết nhắc lại: Tnú không cứu được mẹ con Mai Tnú cũng không bảo vệ được chính mình Vì sao, vì Tnú chỉ có hai bàn tay trắng, Tnú không có vũ khí Đến đây, hé mở chân lí Con đường sống còn được tìm thấy từ ròng ròng máu chảy, từ đau thương ngút trời, từ cái chết của mẹ con Mai và bao người Xô Man khác, từ hai bàn tay bị thiêu cháy của Tnú
Trang 20Chúng nó đã câm súng, mình phải cẩm giáo
Nghĩa là sức mạnh của vũ khí phải được chọi lại cũng bằng sức mạnh của vũ khí Bạo lực phản cách mạng phải được đáp lại bằng bạo lực cách mạng
- Và khi đã dùng giáo để chống lại súng đạn với tinh thần quyết tử thì mọi sự thay đổi hắn Tnú được cứu, bọn thằng Dục bị giết sạch, Xô Man được giải phóng Bàn tay Tnú được chữa lành; anh vào c lượng tiếp tục đánh giặc Lớp cán bộ mới như Dít trưởng thành
— Đó còn là bàn tay quả báo, khi Tnú dùng chính hai bàn tay cụt đốt ấy bóp cổ chết thàng Dục dưới hầm — bọn chúng, đứa nào cũng là thằng Dục cả!
Tóm lại, hình tượng Tnú được xây dựng rất thành công, số phận và con đường, phẩm chất và tính cách của anh là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân Tây Nguyên thời đánh Mi
3 Hình tượng già làng Xô Man: Cụ Mết + GV hỏi:
- Ấn tượng của em về hình ảnh cụ Mết? Vai trò của cụ trong truyện như thế nào? Hình ảnh cụ Mết gõ ống điếu vào đầu ông táo, châm thuốc hút, cất giong rat trầm kể chuyện cho con cháu bên bếp lửa nhà ung, trong dém mua rừng rì rào như gió thổi, gợi cho em điều gì?
+ HS liên tưởng, tưởng tượng, trả lời Định hướng-
- Là sự phát triển tiếp nối rõ nét hơn, đặc sắc hơn hình ảnh của những bok Sung, bok Pa, những già làng Kông Hoa, dân tộc Ba Na thời đánh Pháp xưa Vai trò của các già làng vô cùng quan trọng đối với dân bản, nhất là những già làng đầy uy tín như cụ Mết
- Cụ Mết được miêu tả khá kĩ lưỡng so sánh với gốc xà nu cổ thụ Cụ là cầu nối giữa dân buôn và Đảng và cách mạng trong những năm đen tối Hết lòng trung thành với cách mạng Cụ không cản được hành động trả thù mù quáng của Tnú thì cụ dẫn thanh niên vào rừng tìm rựa, dáo và tự phát chỉ huy đêm đồng khởi oai hùng Cụ chính là hình ảnh cội nguồn dân tộc Tây Nguyên, là người lưu giữ và truyền kể ngọn lửa truyền thống từ quá khứ đến hiện tại và tương lai Cụ chính là người phát ngôn giản dị và chắc nịch chân lí mang tính quy luật với buôn làng này, xứ sở này, đất nước này: Chúng nó đã cẩm súng, mình phải cắm giáo
Trang 21rất thành công, tạo nên không khí, màu sắc và hương vị Tây Nguyên của tác phẩm Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP 1 Nhắc lại câu văn thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện Diễn đạt lại bằng lời lẽ của mình
(Chúng nó đã cẩm súng, mình phải câm giáo
Nghĩa là đã đến lúc chọn con đường đấu tranh giải phóng: dùng vũ khí chống lại kẻ thù; không thể chỉ có đấu tranh hoà bình, mềm mỏng, trường kì mai phục)
2 Đọc và suy nghĩ về điểm 2 của mục Gh¿ nhớ, tr 49
3 Đọc và suy nghĩ điểm 1, mục GŒh¡ nhớ Hiểu và chứng minh khái niệm khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại như thế nào?
(— Đề tài - chủ đề: một vấn đề quan trọng sinh tử của cộng đồng dân tộc, trong thời điểm quyết định của lịch sử
— Nhân vật là những con người anh hùng lí tướng, kết tỉnh vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng dân tộc
— Hình ảnh kì vĩ, chói lọi (rừng xà nu, bàn tay Tnú)
— Giong van trang nghiêm, hùng tráng Iruyện Nguyên Ngọc là truyện đồng khởi; văn Nguyên Ngọc là văn đồng khởi (Nguyễn Đăng Mạnh)
4 Học thuộc lòng một đoạn văn yêu thích nhất trong truyện
5 Viết một đoạn văn cảm nhận về một nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc trong tác phẩm
ó Soạn bài Những đứa con trong gia đình
7 Đọc thêm và suy nghĩ, liên tưởng văn bản: Bàn fay Tnú (Nhị Ca; SGV, tap 2, tr 48 — 49)
8 Doc tham khao:
8.1 SÚNG, GIÁO VÀ NHỮNG ĐIỆP KHÚC XANH
Trang 22Nguyên Những sáng tác về Tây Nguyên làm nên phần hay nhất, tiêu biểu nhất của nhà văn này
Viết truyện ngắn có cái khó riêng của nó so với tiểu thuyết Rừng xà nu là truyện ngắn được viết khi tác giả đang ở độ chín của tài năng
Tác giả ghi lại lời kể chuyện với giọng rất trầm của một già làng bên bếp lửa, khi bên ngoài lấm tấm mưa đêm, rì rào như gió nhẹ Trong đêm thiêng ấy, câu chuyện hướng đến cuộc đời một con người — Tnú Không gan nghệ thuật, giới hạn trong một buôn làng hẻo lánh mà sinh sống tại đó là những cư dân thuộc một dân tộc thiểu số rất ít người — Strá
Nguyên mẫu chính, theo tác giả là một người đàn ông tên Đề, người dân tộc Xê đăng Tác giả đổi thành Tnú cho nó không khí hơn Tên làng đặt là Xô Man, khêu gợi sự hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên
Và những chi tiết đặc chất Tây Nguyên xa xôi, lạ lùng cứ hiện ra trên suốt chiều dài tác phẩm:
Con suối nhỏ có một khúc nữa dân nước ra từ trong lòng đá Những bà già lum cụm bò xuống thang, từng bậc, từng bậc Ơng Mết khơng nêm muối vào canh, ông chia cho mỗi người mấy hạt Họ ăn sống từng hạt, ngậm rất lâu trong miéng để nghe chất mặn đâm đà tan dần
Nhưng dầu cho giá trị về phong tục của truyện có bao nhiêu thì nó cũng không phải là loại truyện được viết ra chỉ để giới thiệu hương sắc lạ của một vùng Cảm hứng của Rừng xà nu được khởi phát từ một triết lí xã hội — nhân sinh nảy ra từ máu lửa của một thời đau thương mà vô cùng anh dũng
Làng ở trong tâm đại bác
Chỉ một câu mở đầu chưa đầy mười chữ mà dựng lên được cả một tư thế của sự sống trong sự đối diện cùng kẻ thù và cái chết tàn bạo Câu văn hứa hẹn vẽ một khúc bị tráng của chiến tranh Cảm hứng bi tráng ấy sẽ được phát triển ở đoạn văn tả rừng xà nu — tấm ngực vĩ đại rực rỡ, nồng nàn, ngọt ngào dưới nắng hè chói chang, gay gat
Trang 23xà nu Bản năng tự bảo tồn, thèm khát vươn tới bầu trời và ánh sáng đã khiến rừng xà nu chiến thắng tàn phá của đạn bom Tại một nơi như thế, sự sống vẫn mạnh hơn cái chết, sự sống bất diệt trong huỷ diệt
Đoạn văn mở đầu với phép nhân hoá là chủ đạo như một khúc tiền tấu phóng túng, đầy ngẫu hứng và suy tưởng được dạo lên trước khi bắt đầu câu chuyện kể về những con người Rừng xà nu là ẩn dụ về những con người sống dưới tầm đại bác Như xà nu, thân thể và trái tìm họ đầy thương tích Có những người bị chặt đứt ngang đời xuân Nhưng những con người anh hùng đó vẫn sống bền bỉ, kiêu hùng Như xà nu, dân tộc Việt Nam, sức sinh tồn mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam sẽ không thể bị huỷ diệt trong lò lửa chiến tranh khốc liệt nhất, tàn ác nhất trên trái đất những năm tháng ấy
Chuyện kể của cụ Mết như đoạn văn tả rừng xà nu đầu truyện Đó là chuỗi đài đau thương: Những quần chúng bị giặc giết vì nuôi cán bộ Nhưng lịch sử Xô Man cũng là lịch sử sự sống không thể nào bi dap tat D6 1a tu thé không chịu sống quì Thanh niên hi sinh, bà già tiếp nối Ông già chết, trẻ con tiếp tục Anh Quyết h1 sinh, Tnú tiếp theo Mai qua đời đã có Dít kế chân Như trong truyện cổ, trong cái chết, sự sống vẫn tái sinh Mai và Dít Trong đoạn miêu tả cuộc khởi nghĩa có chuyện lấy vũ khí đáp lại vũ khí nhưng không bao ø1ờ có chuyện huỷ diệt đáp lại huy diệt Trái lại, đối lập với huy diệt là ý chí tự bảo tồn, sinh tồn Sự vùng lên của làng Xô Man trong đêm thiêng tràn ngập tiếng chiêng và ánh lửa có ý nghĩa vì nó nổ ra do nhu cầu bức thiết của sự sống, vì sự sống và nhân danh sự sống
Tnú và Mai trong thời gian trước ngày nổi dậy Họ đã có rất nhiều: Lí tưởng cách mạng, chữ nghĩa để làm cán bộ Đó là điều mà các nhân vật như Núp, hoặc A Phủ, MỊ đều chưa có Để đưa được cái chữ vào trong tảng trán rắn chắc như đá núi, Tnú đã cần cả sự phấn đấu ngoan cường (lấy đá ghè đầu chảy máu)
Với Mai, đó là vẻ duyên dáng, linh lợi, giọng nói trong lanh lánh và trái tim thắm thiết, thuỷ chung.Với Tnú, đó là sự khoẻ mạnh, bất khuất ngoan cường Và họ đã thành vợ chồng đẹp như trong cổ tích
Nhưng đó mới chỉ là sự mở đầu của cuộc đời Tnú
Trang 24Với ý thức cách mạng, với tình yêu mãnh liệt và lòng căm thù, với sức khoẻ và lòng dũng cảm tuyệt vời, người ta có thể xây dựng được những con người hoàn thiện Nguyễn Trung Thành muốn bổ sung qua thất bại của Tnú trong giây phút liều lĩnh tuyệt vọng cho thấy chừng ấy phẩm chất kể trên vẫn chưa đủ để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc và con người
Vì sao? Vì anh chỉ có hai bàn tay không Hình ảnh hai bàn tay Tnú cháy rực ngọn lửa xà nu như 10 ngọn đuốc không chỉ tố cáo tội các của kẻ thù và nói lên lòng dũng cảm gan góc của người cách mạng — như hình ảnh chị Vân trong kịch Nổi gió; mà nó còn mang ý nghĩa triết lí thâm trầm sâu sắc: Khi Tnú chỉ có tay không, thì ngay thứ nhựa xà nu thân thiết của quê hương cũng có thể trở thành ngọn lửa huỷ diệt chính bàn tay đã từng chăm sóc chúng Đó là nghịch lí đớn đau
Những lời kể của cụ Mết trong đêm thiêng như lịch sử đang phán truyền, như điệp khúc trầm vang của bản trường ca hát bên bếp lửa già làng Với hai bàn tay bị đốt kia, tác giả muốn ghi vào thời gian lời nhắc nhở vĩnh hằng: Sẽ ra sao, nếu kẻ thù cầm súng mà ta chỉ có tay không hoặc chưa kịp cầm lấy ngọn giáo?
Quy luật, chân lí được đúc rút là: Không thể chiến đấu với kẻ thù chỉ bằng tay không và lòng căm thù mù quáng Dân làng đã quay vào rừng tìm vũ khí và đã quay lại với vũ khí trong tay và nổi dậy Lúc đó, lửa xà nu tắt trên tay Tnú, lửa soi xác giặc chết ngốn ngang Tiếng chiêng ầm vang, rung động, rừng xà nu Xô Man ào ào nổi bão, lửa cháy khắp rừng
Và bàn tay hai đốt cụt ngón khi cầm súng, sẽ thành bàn tay báo thù Lại thêm một lần nữa, tác giả tạo biểu trưng: kẻ thù đã gây tội ác, kẻ thù sẽ phải đến tội bởi chính những dấu tích của tội ác mà chúng đã gây ra Bởi vì, bọn chúng, đứa nào cũng là thằng Dục
Nghe rố chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lây, ghỉ lấy Sau này tau chết rồi thì bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cẩm súng, mình phải cẩm giáo
Không thể tìm đâu ra cách nói chính xác, thiết thực, cô đúc hơn những lời này để tổng kết câu chuyện về đời Tnú, về dân làng Xô Man, câu chuyện của một con người, một đời người được kể trong một đêm Chí ít, nó cũng là câu chuyện của một thời, một nước
Trang 25đường nào? Nhân danh hoà bình bảo vệ để trường kì mai phục hay phát động bạo lực cách mạng để đứng lên đấu tranh chống lại bạo lực của quân thù? Cách mạng có bảo tồn được mình không, có thắng được không? Trong cuộc chiến tranh mà xét về phuơng diện vật chất, kĩ thuật là hồn tồn khơng cân sức Đây là những câu hỏi lớn từng làm nhức nhối trí tuệ và trái tìm của chúng ta và bè bạn và những người có lương tr trên thế giới
Rừng xà nu được viết để biểu dương bằng nghệ thuật chân lí chúng ta đã chọn, cho con đường chúng ta đã đi, con đường mở đầu bằng cuộc đồng khởi ở miền Nam và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Ring xà nu là sự tiếp nối những suy nghĩ và chiêm nghiệm của tác giả ngay tại chiến trường, bằng thể loại khác những suy cảm của tuỳ bút nổi tiếng cũng của Nguyễn Trung Thành: Đường chúng ta ải Chân lí được phát ra từ miệng cụ Mết — một già làng, trông kì ảo như một lão anh hùng huyền thoại Đó là lời của cội nguồn, là phán quyết thiêng liêng của lịch sử
Cuối truyện, hình ảnh rừng xà nu lại hiện về: những cây xà nu chạy nối tiếp tới chân trời, với vô số những cây non đã mọc lên, bất chấp đại bác đêm qua lại bắn Như một vĩ thanh mờ dần và bất tận là sức sống vô hạn và không thể bị tàn phá của một dân tộc vượt qua đau thương, là chiến thắng của tuổi trẻ, là hứa hẹn của tương lai Đó là Mai, Dít, là thằng bé Heng và những thế hệ nối tiếp còn đi xa hơn Tnú Câu chuyện đau thương, căm hận, nói nhiều đến súng đao, nhưng lại kết thúc bằng điệp khúc xanh
Và cảm hứng sử thi hoành tráng Hoành tráng trong từng hình ảnh, với vóc dáng vạm vỡ, cao cả của núi rừng, gợi nghĩ đến Tổ quốc và dân tộc Hoành tráng trong âm hưởng, với lời văn đầy âm điệu, khi vang động, khi tha thiết, trang nghiêm
D6 Kứn Hồi: Nghĩ từ công việc dạy văn NXBGD, 1997
8.2 SUTHI NGAN THOI ĐÁNH MĨ (Trích)
TS Phan Huy Ding
Được viết giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hùng: dân tộc Việt Nam bước vào cuộc chạm trán mất còn với đế quốc MI Chuyện làng Xô Man Tây Nguyên trở thành chuyện của cả đất nước đứng lên trong cuộc đối đầu lịch sử