1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng ngữ văn 11 tập 2 part 9 pot

28 583 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 8,72 MB

Nội dung

Trang 1

Hoạt động 2 TRÌNH BÀY LUẬN DIEM VUA DIỄN ĐẠT TRƯỚC LỚP * GV gợi dẫn HS trình bày:

Thưa các bạn!

Thế nào là "Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch"? Chắc

chắn mỗi bạn đều có một quan niệm về vấn đề này Chẳng hạn, có bạn cho rằng nói năng là quyền tự do tuyệt đối của mỗi người, muốn nói thế nào cũng được Có

ban lại khẳng định nói năng là bộ mặt tỉnh thân của mỗi người, thể hiện trình độ

văn hoá của người đó Theo tôi, quan niệm thứ hai là đúng đắn, do đó cần phải phê phán và loại bỏ quan niệm thứ nhất Nếu nói năng là quyền tự do tuyệt đối của mỗi người thì việc văng tục, nói bậy, chửi thề cũng là quyền tự do tuyệt đối hay sao? Chắc chắn là nhiều bạn sẽ đồng tình với tôi rằng, nói bậy chửi tục là

hành vi kém văn hoá mà bất kì người học sinh nào có lòng tự trọng cũng không thể

chấp nhận được Nó sẽ làm xấu đi hình ảnh của người học sinh trước con mắt bạn

bè, thầy cô và những người đứng đắn khác trong xã hội Tôi cũng như các bạn sẽ

cam thấy thật ngại ngần khi buộc phải trò chuyên với một ai đó hê mở miệng là

văng tục, do đó chúng ta sẽ cố gắng tìm mọi cách để lẳng tránh những cuộc nói

chuyện đáng xấu hồ đó Nếu bất chợt gặp một bạn học sinh đang say sua văng tục

nói bậy thì một vị khách nào đó sẽ nghĩ gì về lứa tuổi học đường mộng mơ của chúng ta nhỉ? Chắc là họ sẽ thất vọng lắm

Thưa các bạn!

Đấ là con người thì phải có ý thức về những lời nói và việc làm của mình, do đó, theo tôi, không thể có một thứ nói năng tự do tuyệt đối bản năng, phải không

các bạn?

Xin cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!

Hoạt động 3 THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC 1 Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua Chí Phèo

Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao thể hiện ở cách nhìn nhận và khám phá đời

sống tinh thần của người nông dân với một thái độ trân trọng, cảm thông sâu sắc

Nam Cao cũng miêu tả sự bần cùng hoá của người nông dân, nhưng ông không chỉ nói đến những nỗi khổ do bị áp bức bóc lột như chị Dậu, anh Pha mà còn phát hiện

Trang 2

hình cho nỗi đau này thể hiện ở cuộc đối thoại cuối cùng giữa Chí Phèo và Bá

Kiến, trong đó có hai câu nói của Chí Phèo mang hai thái độ khác nhau:

Câu thứ nhất: Tao muốn làm người lương thiện!

Có thể nói, đây là thời điểm bùng nổ của tiềm thức để vượt qua mặc cảm, nó

khẳng định sự toàn thắng của ý thức và thể hiện khát vọng được thừa nhận quyền làm người

Câu thứ hai: Ai cho tao lương thiện?

Đây là lời chất vấn của ý thức hoàn toàn tỉnh táo, nó là thời điểm Chí Phèo

đau đớn hiểu ra rằng mình không còn cơ hội được trở lại làm người Lời chất vấn thể hiện sự phẫn nộ đã được đẩy tới giới hạn cuối cùng để biến thành nỗi đau tuyệt vọng và khởi đầu cho một cuộc nổi loạn về ý thức (điên khùng không phải vì rượu như trước, mà vì bế tắc và tuyệt vọng)

Có thể thấy câu thứ nhất là thái độ thương lượng với một tâm trạng hồi hộp phấp phỏng và mong manh hi vọng tìm ra lối thoát, cho dù chỉ là một h1 vọng mơ hồ ảo tưởng Còn câu thứ hai có thái độ quyết liệt mang tính đối kháng một mất một còn trong tâm trạng phẫn uất và tuyệt vọng

Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao thể hiện ở thái độ tố cáo, lên án gay gắt

những thế lực tàn bạo đã áp bức, xô đẩy người nông dân lương thiện vào con

đường lưu manh hoá, tước đoạt quyền làm người của họ Kẻ đại diện cho thế lực

cường hào ở nông thôn trực tiếp xô đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh hoá là Bá Kiến Hắn đã đẩy Chí Phèo vào nhà tù chỉ vì một sự ghen tuông vu vơ và đây

chính là bước khởi đầu cho tấn bị kịch bị cướp đoạt quyền làm người của Chí Phèo Nhà tù của chế độ thực dân đã biến Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện chất phác thành một kẻ lưu manh cơn đồ, tha hố về nhân tính

Sau khi Chí Phèo ở tù về, tuy vẫn ôm mối hận thù với Bá Kiến, nhưng vì u mê mù quáng nên Chí Phèo đã bị tên cáo già lọc lõi biến thành một công cụ cho cái

bất lương và cái ác Trong bàn tay phù thuy của Bá Kiến, Chí Phèo đã trở thành con quý dữ của làng Vũ Đại, kẻ thù của đồng loại, gây đổ máu và nước mắt cho

bao nhiêu người lương thiện

Có thể nói, tội ác lớn nhất và mang tính bản chất của chế độ thực dân phong

kiến mà Nam Cao phát hiện và lên án gay gắt nhất chính là tội ác huỷ diệt nhân tính bởi một khi con người, dù là người lương thiện nhất, đã bị huy diệt nhân tính

thì nó sẽ trở thành công cụ của cái ác Điều đáng sợ mà Nam Cao muốn cảnh báo

Trang 3

Điểm sáng đặc sắc nhất trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao là trong khi

miêu tả quá trình lưu manh hố của người nơng dân, tác giả đã hướng ngòi bút vào

thế giới nội tâm của nhân vật, phát hiện, nâng niu và trân trọng những đốm sáng nhân tính còn le lói, chưa lụi tắt hắn trong tâm hồn họ; diễn tả sâu sắc, tinh tế khát

vọng hoàn lương của họ Ngay cả khi Chí Phèo đã thực sự trở thành con quy đữ,

Nam Cao vẫn rọi sâu nguồn ánh sáng nhân đạo của ngòi bút vào trong tiềm thức

của nhân vật để thấy được ở Chí Phèo sự thèm khát được giao tiếp với đồng loại, với xã hội loài người, dù chỉ là giao tiếp dưới hình thức chửi nhau (đoạn chửi đồng đầu tác phẩm và đoạn sau khi gặp thị Nở: Hắn thèm làm hoà với mọi người biết bao!) Trong tác phẩm, Nam Cao đã dành phần chủ yếu để khám phá và diễn tả sự thức tỉnh khát vọng hoàn lương và lí giải tấn bi kịch tinh than cua nhân vật Nhiều người cho rằng, đoạn miêu tả cuộc gặp gỡ Chí Phèo - thị Nở đáng gọi là những dòng tuyệt bút không chỉ vì nó thấm đẫm lòng thương yêu con người, mà còn vì ngòi bút tài hoa của tác giả đã tái hiện sinh động một mối tình như hàng

triệu mối tình khác trên hành tinh này, kể từ khi có xã hội loài người Đó thực sự

là một tình yêu lứa đôi với đầy đủ các cung bậc tình cảm: đắm say cuồng nhiệt,

rạo rực mong chờ, thấp thỏm hi vọng và cũng đầy nước mắt hờn giận chia li

Nhưng, khác với tất cả những mối tình đã, đang và sẽ có, khi mà người ta yêu nhau để tận hưởng niềm hạnh phúc trần thế hoặc để tiến tới hôn nhân nhằm thực thi bổn phận làm người thì mối tình Chí Phèo - thị Nở lại mang một vẻ đẹp cao cả, một sứ

mệnh thiêng liêng là làm nhịp cầu nối kì điệu cho một con vật đặt chân lên để bắt

đầu một cuộc hành trình về với xã hội loài người Tình yêu của thị Nở là cái ngòi

nổ tức thì làm bùng cháy lên ngọn lửa nhân tính đang âm ỉ leo lét trong tâm hồn Chí Phèo, kéo hắn Chí Phèo về trong vòng tay của đồng loại, khiến Chí Phèo không còn thèm rượu mà thèm lương thiện muốn được trở về với cái xã hội

bằng phẳng thân thiện của những người lương thiện Nam Cao đã diễn tả quá trình thức tỉnh ý thức của Chí Phèo như là sự thức tỉnh nhân tính, qua đó thể hiện niềm tin chân thành vào bản tính lương thiện của người nông dân nghèo, cho dù họ đã bị đẩy xuống vực thắm tối tăm của kiếp sống thú vật

Thông qua tấn bi kịch đầy máu và nước mắt của Chí Phèo, Nam Cao lên

tiếng khẩn thiết và đầy phẫn uất về một cuộc đấu tranh giành lại và bảo vệ quyền

được làm người cho những người nông dân đang giấy giụa trong hoàn cảnh bị bần

cùng hoá, lưu manh hoá thật bất công và phi nhân tính

Cũng thông qua tấn bị kịch của Chí Phèo, Nam Cao đã chỉ ra nỗi đau tột cùng của con người nói chung, người nông dân nói riêng bởi con người không chỉ có nhu cầu ăn no mặc lành, mà quan trọng hơn, còn có nhu cầu được trò chuyện,

Trang 4

với loài vật Câu nói và cũng là tiếng kêu thương đau đớn “ao muốn làm người lương thiện” cùng với câu hói và cũng là tiếng thét thất thanh tuyệt vọng "A1 cho

tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?”

chính là lời tố cáo đanh thép và tiếng kêu khẩn thiết đòi quyền làm người cho những kẻ đã bị dồn đuổi đến cùng đường tuyệt lộ và khơng cịn cơ hội hồn lương

Tuy chưa thể chỉ ra lối thoát khả dĩ cho những số phận bi thảm như Chí Phèo, nhưng tác phẩm của Nam Cao đã chứa đựng những tư tưởng nhân đạo thật sâu sắc và mãnh liệt Tư tưởng nhân đạo ấy gắn liền với một cái nhìn hiện thực sắc

sảo, mới mẻ và một tài năng lớn của nhà văn hiện thực Nam Cao Nói cách khác, khi miêu tả một cách chân thực quá trình phát triển của tính cách nhân vật, đặc

biệt là những diễn biến về tâm lí với thái độ cảm thông, trân trọng con người thì

ngay trong giá trị hiện thực của tác phẩm đã hàm chứa giá trị nhân đạo rồi Vì vậy,

khi nói đến tư tưởng nhân đạo của Nam Cao là chúng ta muốn nhấn mạnh đến thái độ, tình cảm của ông đối với con người, nhất là những con người dưới đáy và khẳng định niềm tin của ông vào khả năng tự thức tỉnh, cũng như tự cứu mình của

họ theo tinh thần của câu ngạn ngữ: Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu!

2 Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn 1930 - 1945 qua một số tác phẩm của: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử

Trải qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian và sự thăng trầm bởi những

định kiến xã hội, ngày nay Thơ mới 1930 - 1945 đã được trả lại vị trí xứng đáng của nó trên thi đàn dân tộc Ngay từ khi mới ra đời, thơ lãng mạn đã thối một luồng sinh khí mới vào nền thơ dân tộc khiến người ta phải thừa nhận đó là một thời đại mới trong thi ca Ngày nay, cùng với những khoảng cách thời gian, các giá

trị về tư tưởng và nghệ thuật của Thơ mới ngày càng được đánh giá khách quan công bằng hơn và dần dần các giá trị ấy được khăng định là những đóng góp không nhỏ cho kho tàng văn hoá dân tộc Ba trong số nhiều tác giả của Thơ mới

được đông đảo bạn đọc thuộc nhiều thế hệ khác nhau trân trọng và yêu thích là

Xuân Diệu, Huy Cận và Hàn Mặc Tử

Có thể nói công lớn đầu tiên cần phải ghi nhận của thơ lãng mạn 1930 - 1945 là đã đưa ra được một cái "tôi" - cá nhân, cá thể và đề cao nó như một chủ thể sáng tạo nghệ thuật Thái độ thẩm mĩ của cái "tôi" trước thế giới rất mới mẻ, da dạng, phong phú và có chiều sâu nhân bản Trước hết, nó bày tỏ một quan niệm tích cực trước cuộc sống, khích lệ con người dấn thân nâng cao chất lượng cuộc

Trang 5

con người, vì thế con người cần phải biết tận hưởng nó ngay trong quỹ thời gian tồn tại của mình:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình sỉ

(Xuân Diệu, Vội vàng)

Thật ra, thơ ca trước đấy cũng không hiếm ong bướm, yến anh nhưng đó là

những hình ảnh mang tính ước lệ, còn trong thơ Xuân Diệu nó là những cảm nhận trực tiếp của một khúc tình si rạo rực Nó là niềm ham sống, ham yêu luôn hối

thúc, giục giã và mời gọi khiến cho thi nhân cứ thảng thốt trước sự ngắn ngủi của mỗi đời người Cảm nhận ấy giúp cho thi nhân càng hiểu rõ giá trị của cuộc sống, nhất là giá trị của tuổi trẻ và tình yêu, đồng thời có khát vọng hoàn thiện cuộc sống ở một tầm cao mới:

Ta muon 6m

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn 1a muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu 1a muốn thâu trong một cái hôn nhiều

(Wội vàng)

Theo các nhà thơ lãng man, trong cuộc đời có hai cái đẹp luôn ởi đôi với nhau, nâng đỡ nhau và toả sáng trong nhau, đó là cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của con người Dưới con mắt các nhà thơ, thiên nhiên dường như cũng đang

sinh sôi nảy nở và buồn vui như những con người Đó là thiên nhiên mang vẻ đẹp của nỗi buồn thầm lặng:

Răng liêu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

(Day mua thu toi)

Nhưng cũng là thiên nhiên đồng cảm với niềm vui của con người: Chiêu mộng hoà thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rít cặp chim chuyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến — nơi nơi động tiếng huyền

Trang 6

và thiên nhiên cũng xốn xang như tâm trạng của kẻ đang yêu: Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân ván

(Thơ duyên)

Nhờ thơ lãng mạn mà người đọc hiểu biết thêm về thiên nhiên và xúc động

trước những vẻ đẹp giản dị, gần gũi của thiên nhiên: Sao anh không về chơi thôn Vi Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai muot quad xanh nhu ngoc

Lá trúc che ngang mặt chữ điển

(Han Mặc Tử, Đáy thôn Vĩ Dạ)

Thiên nhiên được cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan cụ thể, cho nên cùng với tình yêu thiên nhiên, nó còn khơi dậy tình yêu quê hương đất nước Trong suy

tưởng của người đọc, cái thôn Vĩ Dạ nhỏ bé kia đã trở thành biểu tượng cho xứ Huế thơ mộng, trong đó tình cảm của thi nhân đối với người con gái thôn Vĩ dường như còn hàm chứa cả lòng biết ơn Trong một bài thơ khác, Hàn Mặc Tử đã

phác hoạ một bức tranh mùa xuân về một xóm quê yên a, hai hoa: Trong làn nắng ứng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lãm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang

(Mùa xuân chín)

Từ xưa đến nay, bao thế hệ người đọc đã sửng sốt ngỡ ngàng trước một dòng

sông mênh mang đẹp và buồn, dòng sông gửi gắm những tình cảm quê hương thật

tha thiết và cảm động:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyển đò ngang

Không cầu sợi chút niêm thân mật Lăng lế bờ xanh tiếp bãi vàng

Lòng quê dợn dợn vời con nước Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà

Trang 7

Trong hoàn cảnh xã hội mà thơ lãng mạn ra đời, khi mà bọn thực dân Pháp

đang tìm mọi cách để xoá bỏ dần những truyền thống văn hoá và niềm tự hào dân tộc thì những câu thơ trên không chỉ hay mà còn thấm đượm tình cảm tự hào đối với quê hương đất nước Đó là một đóng góp về mặt tư tưởng rất đáng trân trọng của thơ mới 1930 — 1945

Tuy nhiên, mảng đề tài lớn nhất và có nhiều thành tựu nhất của thơ lãng mạn chính là mảng đề tài tình yêu Thơ tình ở thời kì này phong phú đến nỗi nhiều khi

người ta đồng nhất thơ lãng mạn với thơ tình Với quan niệm tình yêu là một thuộc tính thiên phú vĩnh cửu, một giá trị của tuổi trẻ, một niềm hạnh phúc trần thế; thơ tình 1930 - 1945 đã chống lại quan niệm của lễ giáo phong kiến cho rằng con người chỉ có hôn nhân và nghĩa vụ Ở khía cạnh này, thơ lãng mạn đã làm được

một nhiệm vụ lịch sử là giải phóng cá nhân khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến để vươn tới những vẻ đẹp hồn nhiên, kì diệu của tình yêu lứa đôi

Xuân Diệu cho rằng muốn sống có ý nghĩa trước hết phải đắm say với tình yêu Trong thơ Xuân Diệu, tình yêu hiện ra muôn màu muôn vẻ với nhiều cung bậc khác nhau Khi thì là những rung động nhẹ nhàng trong một buổi chiều đẹp:

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

Lân đầu rung động nỗi thương yêu

(Xuan Diéu, Tho duyén)

Có khi lại là một cách nói thang thắn đến suồng sã mà lễ giáo phong kiến khó

lòng chấp nhận:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non đã già rồi Con chỉm hồng, trái từn nhỏ của tôi Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi

(Xuan Diéu, Giuc gid)

Tình yêu trần thế có sức hấp dẫn kì diệu đến mức ngay cả khi nó thấm đầy nước mắt và sự hoài nghi, nó vẫn không kém phần thiết tha và vẫn đẹp:

Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra

O day sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?

Trang 8

Nhưng do quá đề cao cái "tôi" và tình yêu tới mức cực đoan, cho nên bên cạnh

tiếng nói ngợi ca và vồ vập tình yêu, tho lãng mạn còn âm ï một nỗi buồn, đôi khi nhuốm màu sắc bi luy Có thể nỗi buồn trong thơ lãng mạn bắt nguồn từ hai

nguyên nhân sau: một là, thời kì ấy, những người có chút hiểu biết và lòng tự trọng

đều thấm thía nỗi buồn vì thân phận nô lệ; hai là, các thi sĩ đều có mặc cảm bất lực và mất phương hướng trước thời cuộc Và ngay trong nỗi buồn cũng có nhiều cung

bậc khác nhau, nó thể hiện sự tinh tế và phức tạp trong tâm hồn nhạy cảm của các nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc sống Có khi đó là nỗi buồn mênh mang tưởng như vô cớ:

Lơ thơ côn nhỏ gió đìu hiu Đáu tiếng làng xa vấn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông đài trời rộng bến cô liêu

(Huy Cận, Tràng Giang) và có lúc nó trở nên rợn ngøợp, vô vọng:

Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ

(Xuân Diệu, Trăng)

Thậm chí, nỗi cô đơn, buồn thảm có thể biến thành một thế giới hãi hùng đầy

mu và nước mắt:

Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa Vố tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy

Sáng dậy điên cuồng mưứa máu ra

(Hàn Mặc Tử, Say frăng)

Xét về bản chất, nỗi buồn trong thơ lãng mạn cũng có yếu tố tích cực, nó thể

hiện thái độ phủ nhận kiếp sống phù du mong manh trong xã hội đương thời và buộc con ngươi phải suy nghĩ để lựa chọn một cách sống thích hợp hơn Tuy

nhiên, có lúc nỗi buồn đã được tô đậm quá mức và đầy lên thành nỗi sầu thiên cổ hoặc nỗi buồn định mệnh thì yếu tố tiêu cực của nó cũng có tác hại không nhỏ tới

người đọc, nhất là tầng lớp thanh niên Nó có thể gieo vào lòng người đọc những

cảm nhận thụ động, yếm thế và mất lòng tin vào cuộc sống cũng như lòng tin vào chính bản thân mình:

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề

Trang 9

Tiếng nức nở gởi gió đường quạnh quế Sâu chỉ lắm trời ơi! Chiều tận thế!

(Huy Cận, Nhạc sầu)

Cả niêm yêu, ý nhớ, cả một vùng

Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn

(Han Mặc TỪ, Trường tương tr)

Song, xét về mặt tư tưởng, nỗi buồn bi ai không phải là nội dung cơ bản của

thơ lãng mạn 1930 - 1945, nó chỉ là những mảng tối thoáng qua trong sự bế tắc

mang tính lịch sử của thời đại Cái mới trong quan niệm về tình yêu, coi tình yêu là một giá trị, lấy tình yêu làm thước đo chất lượng cuộc sống chính là những đóng

góp đáng ghi nhận của thơ lãng mạn Hơn nữa, những đóng góp về mặt nghệ thuật của thơ lãng mạn là rất to lớn và có tác dụng lâu dài Một mặt Thơ mới tiếp thu và

kế thừa những tinh hoa của thơ ca dân tộc, mặt khác nó tiếp nhận sự hiện đại của

thơ ca phương Tây để nâng cao thơ dân tộc lên một tầm vóc mới Thơ mới đã vượt

qua những điển cố, những ước lệ của thơ cổ, phá bỏ niêm luật của thơ Đường để đến thăng với những cảm xúc thật của con người:

Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dáng cả tình yêu lên sóng mắt!

(Xuân Diéu, Xa cach)

Thơ mới còn đưa được cả những sự vật tầm thường vào trong thơ, điều mà tho

Đường không thể chấp nhận:

Thuyền về nước lại sâu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng

(Huy Cận, Tràng Giang)

và diễn tả tinh vi những tình cảm của con người bằng các hình ảnh thơ: Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ?

(Hàn Mặc Tử, Đáy thôn Vĩ Dạ)

Trang 10

Nhưng mà tôi sẽ chết than ôi! Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời Kẻ đựng trái tìm trìu máu đất

Hai tay chín móng bám vào đời

(Xuân Diệu, H vô)

Với những đóng góp có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thơ lãng mạn 1930 —

1945 là một cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thơ ca Việt Nam, trong đó ba tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử luôn có một vị trí xứng đáng Tuy không phải là tất cả, nhưng những bài thơ hay của thơ lãng mạn nói chung, của ba

tác giả trên nói riêng thực sự có tác động tích cực tới người đọc, làm phong phú cho thế giới nội tâm của những ai biết rung động và trân trọng cái đẹp trong quá khứ Với ý nghĩa ấy, những thành tựu của thơ lãng mạn 1930 - 1945 chăng những đang được kế thừa và phát huy mà nó còn góp phần đáng kể vào việc bồi đắp lòng

tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay để họ bổ sung vào hành trang tinh thần bước

tới tương lai

3 Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Trước hết, giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ chồng A Phủ thể hiện ở việc tác giả đã bóc trần những tội ác của bọn đế quốc phong kiến trên cả hai phương diện: dùng bộ máy công cụ (cường quyền) và trò cướp dâu, trình ma (thần quyền) được

che giấu tinh vi đằng sau những phong tục tập quán, những hủ tục mê tín dị đoan để áp bức bóc lột những người nông dân miền núi nghèo khổ Đó là việc cha con thống lí Pá Tra lợi dụng phong tục cướp dâu để bắt cóc My, biến My từ một cô gái trẻ trung xinh đẹp thành một thứ nô lệ không công bị bóc lột và hành hạ đến mức

tê liệt cả ý thức: Ở lâu trong cái khổ, My quen khổ rồi suốt ngày chỉ lùi lũi như

con rùa nuôi trong xó cửa Đó là việc cha con thống lí bày ra trò trình ma để khoác lên cổ My một cái án khổ sai chung thân bất thành văn và mưu toan đè bẹp mọi ý định phản kháng của My Và trên thực tế, thủ đoạn khủng bố tỉnh thần bằng cái trò trình ma này đã trở thành nỗi kinh hoàng còn đáng sợ hơn cả cái án tử hình, nó da 4m anh My cho toi ca khi đã chạy trốn khỏi Hồng Ngài Chúng ta ngậm ngùi

trước cảnh một cô My ngồi chết lặng trong những đêm đông buốt giá và dường

như đã vô cảm trước những trận đòn vô cớ của A Sử, một gã côn đồ hung hãn đội lốt chồng và chính gã là nguyên nhân trực tiếp xô đẩy My vào bể khổ trầm luân Chúng ta sững sờ phẫn nộ trước cảnh My bị trói đứng vào cái cột trong buồng tối,

Trang 11

thiệu như một số phận cơi cút lạc lồi cịn sót lại sau một trận đậu mùa mà bố mẹ,

anh em đều chết hết và A Phủ đã từng là một món hàng đem đối lấy thóc để cuối

cùng lưu lạc đến Hồng Ngài Về tính cách, A Phủ có những điểm trái ngược với

Mỹ bởi ngay từ nhỏ A Phủ đã tó ra gan bướng, dám một mình bỏ bản Thái trốn lên núi Lớn lên A Phủ khoẻ, chạy nhanh như ngựa và hành động quyết liệt trước sự lộng hành ngang ngược của A Sử: chạy vụt ra ném con quay rất to vào mặt A Sử

xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp Bị cha con

thống lí phạt vạ, lúc đầu A Phủ cũng cam chịu chỉ đứng nhắm mắt cho tới đêm khuya, nhưng ngay sau đó đã thể hiện sự phản kháng Mắt A Phủ trừng trừng và

khi được My cắt dây trói thì quật sức vùng lên, chạy Thông qua việc miêu tả số phận của A Phủ, ngòi bút hiện thực sắc sảo của Tơ Hồi đã phơi bày một sự thật

nhức nhối khác, đó là vấn đề công lí Người đọc uất ức và phẫn nộ khi kẻ phát đơn

kiện lại đóng vai chánh án để tuyên án người bị kiện Một vụ kiện vô lí và một phiên toà quái gở đã diễn ra tại nhà thống lí Pá Tra Phiên toà ấy đã biến một chàng trai khoẻ mạnh và giàu lòng nghĩa hiệp thành trâu ngựa trong nhà quan

Tuy nhiên, giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ chồng A Phú không chỉ dừng lại ở việc tố cáo và lên án những bất công đen tối của xã hội mà nó còn thể hiện ở việc phát hiện ra sự vận động về tính cách của hai nhân vật My và A Phủ Dựa vào

quy luật có áp bức có đấu tranh và lấy việc miêu tả tâm lí làm điểm tựa vững chắc,

tác giả đã chỉ ra sự phát triển lôgic của tính cách Đó là quá trình đi từ sự tha hoá đến sự thức tỉnh và hành động tự phát tất yếu của My Tác giả đã theo sát những diễn biến tâm lí của nhân vật và đón đợi ở họ một sự đột biến, nhưng đó là sự đột biến có thể giải thích được vì nó phù hợp với sự vận động của cuộc sống Việc My và A Phủ gặp nhau ở hành động tự cứu mình và cứu người để sau đó cùng đến với

cách mạng được coi là một sự thật mang tính điển hình cho giá trị hiện thực

Ngoài ra, thông qua việc miêu tả những hoàn cảnh điển hình của nhân vật, chúng

ta hiểu biết về đời sống vật chất, tinh thần của người Mèo, đặc biệt là các phong

tục tập quán của họ - đó cũng là một mảng thực tế góp phần làm nên giá trị hiện thực cho tác phẩm

Cùng với giá trị hiện thực là giá trị nhân đạo Thật ra, không thể tuyệt đối hoá

ranh giới giữa hai giá trị này bởi khi tác giả miêu tả chân thực những diễn biến tâm

lí của nhân vật với một thái độ trân trọng thì tự nó cũng đã hàm chứa giá trị nhân đạo rồi Nếu nhà văn chỉ sao chép hiện thực một cách khách quan lạnh lùng thì

Trang 12

còn hoài nghi khả năng tự cứu của họ thì ở Vợ chồng A Phú, Tơ Hồi khơng chỉ tin mà còn chứng minh được sức mạnh tự giải phóng của những quần chúng cách

mạng như một chân lí của cuộc sống Tất nhiên, Tô Hoài có cái thuận lợi là được

viết Vợ chồng A Phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhưng cũng cần nhớ rằng, ngay

trong cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn còn không ít những cách nghĩ và cách

nhìn méo mó về quần chúng cách mạng như cái nhìn của nhân vật Hoàng trong

truyện ngắn Đói mắt của Nam Cao chẳng han

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã giúp chúng ta hiểu biết về một mảng hiện thực

còn phần nào xa lạ, mới mẻ - đó là một đóng góp có giá trị hiện thực, hiểu theo nghĩa thông thường nhất Thông qua việc miêu tả quá trình phát triển về tâm lí,

tình cảm của hai nhân vật My và A Phủ để khăng định sự phát triển về tính cách

của họ hoàn toàn phù hợp với quá trình giác ngộ của quần chúng cách mạng, phù hợp với sự vận động của cuộc sống chính là giá trị hiện thực mang tính điển hình

hoá, khái quát hoá của sáng tạo nghệ thuật Đây là một thành công của tác giả trong việc phản ánh, miêu tả và lí giải hiện thực, đồng thời cũng chứng tỏ cái tâm trong sáng và nhạy cảm của tác giả — một nhân tố quyết định làm nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm Tuy nhiên, hai giá trị này luôn đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau để tập trung làm rõ cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm là: con đường đến với cách mạng của My và A Phủ là một tất yếu lịch sử

4 Ý nghĩa của hoàn cảnh điển hình trong truyện ngắn Mùz iạc (Nguyễn Khải) Hoàn cảnh điển hình là môi trường cụ thể để nhân vật phát triển tính cách

trong mối quan hệ qua lại giữa nhân vật này với các nhân vật khác và giữa nhân vật với thiên nhiên, xã hội xung quanh mình Ví dụ, hoàn cảnh điển hình trong tác

phẩm Tát đèn của Ngô Tất Tố là nông thôn Việt Nam trước Cách mạng trong mùa sưu thuế giới kì, hoàn cảnh điển hình trong tác phẩm Chi Phéo cua Nam Cao là nông thôn Việt Nam trước Cách mạng trong cơn lốc phân hoá và tha hố dữ dội,

hồn cảnh điển hình trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là nạn đói khủng khiếp tháng 3 năm 1945 Còn trong tác phẩm Mùa iạc, hoàn cảnh điển hình là xã hội

mới, cuộc sống mới, quan hệ mới, đó là một môi trường tốt đẹp giàu tính nhân đạo, trong đó mọi người quan tâm và tạo điều kiện cho nhau cùng vươn lên để tìm một chỗ đứng thích hợp và có ích trong cuộc đời

Nhân vật trung tâm của truyện ngắn Ma lạc là Đào Tác giả đã miêu tả nhân

vật khá kĩ lưỡng từ nhiều góc độ như diện mạo, hành động, ngôn ngữ, nội tâm

Ngay từ đầu, nhân vật được tác giả giới thiệu: Đào thuộc loại người gặp một lần có

Trang 13

bút pháp hiện thực Tính cách của Đào được cá tính hoá và đặt trong một hoàn

cảnh điển hình Cuộc đời bất hạnh của nhân vật được tác giả giới thiệu ngắn gọn: Lấy chồng từ năm 17 tuổi, nhưng chồng cờ bạc, nợ nần nhiều bỏ đi Nam đến đầu

năm 1950 mới về quê Ăn ở lại với nhau được đứa con lên hai thì chồng chết Cách

mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở một mình Từ ngày ấy, chị không có

ø1a đình nữa, đòn gánh trên vaI, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường Cuộc sống cô

đơn khốn khó như vậy đã khiến cho con người, nhất là người phụ nữ goá bụa như

Đào rất dễ rơi vào tình trạng cam chịu, buông xuôi Nhưng ngay từ đầu, nhân vật

Đào đã có những phản ứng với hoàn cảnh rất phù hợp với tính cách của mình bởi

Đào vốn là người sống táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho

thân mình và luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa

những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã qua, còn những ngày sắp tới ra sao chị cũng không cần rõ, đại khái là cũng chăng hơn gì trước mấy, có thể gặp nhiều

điều đau buồn hơn Tuy nhiên, việc lên nông trường Điện Biên đã tạo thành một

bước ngoặt thay đối số phận và tính cách của nhân vật Đào Từ một người phụ nữ xấu xí, nghèo khổ, cô đơn; Đào đã trở thành một nữ công nhân khoẻ mạnh, năng động và lạc quan yêu đời Lời ăn tiếng nói của Đào cũng thay đối, từ đanh đá chua cay chuyển dần sang nhẹ nhàng tình cảm Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính cách của nhân vật là bởi Đào được trực tiếp tham gia lao động và sinh hoạt với một

tập thể lành mạnh, cảm nhận được niềm tự hào khi thấy mình là người có ích cho xã hội Ban đầu, cuộc sống mới đến với Đào bằng sự cảm thông, thái độ tôn trọng của Huân Chính Huân đã động viên khích lệ Đào hăng hái lao động và thể hiện năng khiếu khi viết bài báo tường #)ờng lên nông trường Điện Biên, đó là một bài thơ mà khi dán lên có rất nhiều người yêu thích và thuộc lòng Trong không khí

lao động tràn đầy tiếng cười đùa thân ái, Đào dường như trẻ lại với những phẩm

chất của nữ tính ngày càng đằm thắm hơn Cuộc sống mới đã làm thay đổi tính cách và số phận của nhân vật Đào, trong đó nhân tố quyết định là Đào đã tìm thấy hạnh phúc riêng cho mình Cũng như mọi người phụ nữ khác, Đào mong muốn có một hạnh phúc gia đình trọn vẹn, nhất là khi đã tìm được chỗ đứng cho mình trong

môi trường xã hội mới, một xã hội không có những định kiến nặng nề về quá khứ

của những thân phận như Đào Mong muốn ấy đã trở thành niềm hi vọng không

sao cưỡng nổi: mỗi buổi đi làm, cùng nhổ lạc ở một khoảnh, cùng đứng tuốt ở một máy, nhìn những cánh tay cuồn cuộn những thớ thịt cháy nắng đỏ rực của Huân

thoang thoáng bên cạnh, chị lại bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, lại hi vọng cuộc đời mình chưa hẳn đã tắt hắn, một cái gì chưa rõ nét lắm nhưng đầm ấm hơn, tươi sáng hơn những ngày đã qua cứ lấp loé ở phía trước Và hạnh phúc đã đến với Đào thật bất ngờ Khi nhận được lá thư ngỏ lời cầu hôn của

Trang 14

nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vi nắng hạn, một nỗi vui sướng kì lạ dào dạt không thể nén lại nổi khiến người chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại đã mọng đầy nước chỉ định trào ra Từ ngày goá bụa đến nay, chưa ai nói được với chị một câu nào yêu thương, một lời gắn bó, chưa ai khao khát đến chị, coi chị là nguồn hạnh phúc của họ, là niềm an ủi cho họ Những dòng những chữ trong bức thư xa lạ cứ như tiếng nhạc ngân vang mãi trong long chị, vang dội đến tận những kẽ ngách sâu kín nhất, thức tính nỗi khao khát yêu đương, khao khát hạnh phúc mà chị cố hắt hủi, vùi nén một cách bất lực từ ngót chục năm trời nay

Ở phần cuối của truyện ngắn Ä⁄0z lạc, chúng ta thấy tính cách của nhân vật

Đào dường như hoàn toàn mới lạ cả về hình thức lẫn nội tâm Đào trở thành một

người phụ nữ lao động giỏi, sống chan hoà, cởi mở với mọi người Nguyên nhân cơ bản nhất, mang tính điển hình nhất là ở chỗ Đào đã tìm thấy quê hương và hạnh phúc đích thực cho mình, đã ý thức được sâu sắc mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa mình với hoàn cảnh của cuộc sống mới, con người mới: Tất cả đều là những người đáng yêu, tất cả đều vun xới cho hạnh phúc của chị, đấy là anh em, là người làng, họ nhà gái cả Cái mảnh đất này, cái khoảng trời này đối với chị quen thuộc và thân yêu biết bao

Thông qua việc miêu tả nhân vật Đào, tác giả khẳng định sự thay đổi số phận cho những con người như Đào chỉ có thể trở thành hiện thực trong xã hội mới, nơi hình thành những quan hệ mới giữa con người với con người và điều quan trọng là

tất cả những cái mới đó phải được hình thành và phát triển trong lao động xây dựng đất nước sau chiến tranh Trong tập thể những con người mới ấy, nổi bật là

vai trò của nhân vật Huân Huân đại diện cho lối sống mới tốt đẹp, là nhân tố trực

tiếp tạo lập mối quan hệ mới với nhân vật Đào Huân thường xuất hiện bên cạnh nhân vật Đào như một một sự tương phản giữa một bên là người đàn bà ít duyên dáng với một bên là người thanh niên rất khoẻ và đẹp trai và nếu Đào đanh đá bốp

chát thì Huân lại tươi trẻ cởi mở Có thể nói, Huân là nhân vật lí tưởng, tiêu biểu cho cái mới mẻ tinh khôi Chiến tranh, gian khổ, năm tháng đã luyện cho tâm hồn anh một cái gì rất trong đến nỗi anh soi vào mình mà thấy được tâm tư của người

khác, một nghị lực mà chỉ những lúc khó khăn mới thấy hết được sức mạnh của nó và sự hi sinh hồn nhiên giản dị cho lí tưởng của mình, cho những người khác cùng đi với mình trên một con đường Huân là người thấu hiểu quá khứ tủi cực của Đào và là người có tác động trực tiếp đến tâm lí, tình cảm của Đào, khơi dậy trong

Đào niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc và đẩy lùi dần những mặc cảm

nặng nề về thân phận còn đeo bám Đào như một gánh nặng của quá khứ

Trang 15

truyện miêu tả là đầu và cuối vụ thu hoạch lạc Chỉ qua một mùa thu hoạch lạc

nhưng đã có những biến đổi to lớn đối với cuộc sống của nhiều số phận, trong đó có Đào Mùa lạc đã trở thành một hoàn cảnh cụ thể, trực tiếp tác động đến những thay đối trong tâm hồn của nhân vật Đào Đó là một môi trường lao động với đủ sắc màu, mùi vị, âm thanh, hành động: màu xanh lặng lẽ của lá lạc, tiếng chân đạp lên bàn gỗ rình rịch, tiếng vòng trục quay ù ù, tiếng bàn cào rê lạo xạo, mùi hăng

của thân lạc tươi, mùi ẩm ướt nồng nồng của những cây lạc đã tuốt đánh đống phơi

mưa suốt đêm Bằng lao động, Đào và những con người mới đã góp phần làm biến đổi bộ mặt của thiên nhiên: Mới mùa xuân năm ngoái, đất này còn ngợp lên

một rừng cây chó đẻ, dây thép sai, mìn, vỏ đạn đại bác, nhừ nát vì những hố bom, những giao thông hào Rải rác còn có những đoạn xương người, vài lưỡi xẻng hoen rỉ, một gói tiên bọc vải đã mục nát, những khẩu súng ngắn và tiểu liên, dấu vết còn

lại của những người anh hùng Điện Biên ngày trước, thế mà giờ đây là màu xanh

thâm của đô, của ngó, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dân lên các thửa màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang Một mảnh xô

trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm ở mé hiên

phía trước, bóng lá láng mướt của răng chuối, màu vàng ứng của khóm đu đủ, mấy con ngông bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp

Cùng với việc miêu tả chân dung, diễn tả tâm lí nhân vật Đào, tác giả còn

dựng lên bức tranh phong cảnh thiên nhiên, chấm phá những nét sinh hoạt đời

thường để tạo thành một hoàn cảnh điển hình mang tính triết lí là: muốn thay đổi những số phận như nhân vật Đào thì phải thay đổi hoàn cảnh, làm cho hoàn cảnh

trở nên nhân đạo hơn, có tính người hơn, trong đó mọi người phải vì mỗi người và

mỗi người phải vì mọi người Một nhà văn phương Tây từng nói: Tôi không muốn chết với từ cách là một người lương thiện, mà muốn chết trong một xã hội lương thiện! Cái xã hội lương thiện ấy chính là lí tưởng làm hồi sinh những số phận bất

hạnh như nhân vật Đào

Tóm lại, ý nghĩa của hoàn cảnh điển hình trong truyện ngắn Mùa lạc là: những con người từ mọi miền đất nước đến chiến trường Điện Biên năm xưa không chỉ để rà phá, tháo gỡ bom mìn, khai phá đất hoang mà còn để xây dựng

một cuộc sống mới tốt đẹp, trong đó có hạnh phúc của mỗi người Đến lượt mình, cái hoàn cảnh mà sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong

Trang 16

TUAN 29

Tiết 103 — 104 VAN HOC

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

(Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây)

Phan Chau Trinh

A Két qua cGn dat

Giúp HS:

- Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh

khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta

- Hiểu được nghệ thuật văn chính luận và phong cách chính luận của tác giả

e Trọng tâm bài học

— Lam rõ dũng khí của nhà yêu nước cách mạng Phan Châu Trinh: vạch trần

thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam đương thời (những năm hai mươi thế kỉ XX), đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về tương lai tươi sáng của đất nước, gidng noi

- Nhận biết một phong cách chính luận đặc sắc: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép, lúc mạnh mẽ, khi nhẹ nhàng và đầy sức thuyết phục

e© Những điểm cần lưu ý

- Mục đích bài văn là để tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện chủ trương đường lối cách mạng của nhà chính trị - nhà nho yêu nước tiến bộ

Phan Châu Trinh Tại nhà Hội Thanh niên Sài Gòn, đêm 19-11-1925, Phan Chau

Trinh đã đăng đàn diễn thuyết vấn đề: Đạo đức và luân lí Đông Tây (đoạn trích học ở phần 3 của bài này) Tác giả đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng

định nguyên nhân mất nước là do dân ta để mất đạo đức, luân lí truyền thống Cụ Phan cho rằng đạo đức là cái bất biến; còn luân lí là cái có thể thay đổi Vì vậy, muốn nước ta thoát khỏi cảnh thảm hoa hiện thời thì phải cải tổ nền luân lí cũ nát,

Trang 17

— Day là một tư tưởng mới mẻ, rất tiến bộ so với đương thời nó khác nhiều so

với tư tưởng nhờ Nhật đánh Pháp cứu nước của cụ Phan Bội Châu Nó cũng có những hạn chế và nhược điểm nhất định Tuy nhiên đây là một vấn đề khó, phức tạp so với trình độ Hồ lớp 11 Vì vậy, tránh phân tích sâu, cần nêu những nét cơ

bản, chủ yếu, hướng mạnh vào khẳng định sự mới mẻ, tiến bộ của tư tưởng Phan Châu Trinh, tuy nhiên vẫn cần chỉ ra hạn chế, nhược điểm quan trọng của tư tưởng đó

- Cần làm rõ một cách giản dị những khái niệm then chốt: đạo đức, luân lí, luân lí gia đình, xã hội, luân lí quốc gia: những nguyên tắc, quan điểm, chế định

hợp lẽ thường, chi phối sự hoạt động và phát triển của gia đình, xã hội, quốc gia

B Chuan bị của thay va tro

- Ảnh chân dung cụ Phan Châu Trinh (phóng to)

- Sách: Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp từ I91I- 1925 của Tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tủ sách Đông Nam Á xuất bản, 1983 - xem chương 10, mục 2 Phan Châu Trinh diễn thuyết hai lần tại Sài Gòn

— Bài thơ Đáp đá Côn Lôn của Phan Châu Trinh (Ngữ văn 6, tập ha]) C Thiết kế bởi dạy — hoc

Hoạt động I TỔ CHỨC KIEM TRA BAI CU (Hình thức: vấn đáp)

1 Sự đối lập tương phản thiện - ác được thể hiện như thế nào qua các nhân

vật Gia-ve —- Giăng Van-giăng và Phăng-tin trong đoạn trích Người cẩm quyền

khôi phục uy quyền?

2 Phân tích quan điểm đạo đức - lí tưởng, sức mạnh tình thương cứu người, cứu đời của Huy-gô trong đoạn trích (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân)

3 Bút pháp lãng mạn của tác giả được thể hiện như thế nào khi xây dựng 3

nhân vật chính trong hoàn cảnh đặc biệt?

4 Cảm nhận của em về từng nhân vật: Giăng Van-giăng, Phăng-tin, Gia-ve

Hoạt động 2 Dân vào bài

1 GV gợi nhắc HS nhớ lại bài Đáp đá Côn Lôn và nhà yêu nước cách mang Việt Nam đầu thế kỉ XX Phan Châu Trinh (đã học ở lớp 8 THCS) để dẫn tiếp vào

bài diễn thuyết của cụ năm 1925 tại Sài Gòn

* Cho HS xem chân dung cụ Phan, đọc thêm hai câu thơ Tố Hữu viết về cụ: Muôn dặm đường xa biết đến đâu,

Trang 18

Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng

Bạn cùng ai dat khách đãi dâu?

(Theo chán Bác)

2 GV dẫn lời Thu Trang: Tháng 6 —- 1925, Phan Châu Trinh từ Pháp về nước

Vừa đặt chân đến Sài Gòn, chỉ nghỉ ngơi vài tuần để gặp gia đình thân quyến, sau đó nhà chí sĩ đã mở ngay một trận địa tuyên truyền Hai lần diễn thuyết với hai đề tài: Quán trị chủ nghĩa và Dán trị chủ nghĩa; Đạo đức và luân lí Đông Tây vào

tháng 11 - 1925 đã thu hút hàng nghìn người nghe Hai bài diễn thuyết khá dài,

rất được hoan nghênh thời ấy Nền quân chủ là cái đích để diễn giả bắn vào tất cả

những mũi tên Bây giờ đọc lại không thấy hết được giá trị những lời lẽ và ý nghĩa

quan trọng, nhất là thái độ can đảm của cụ Phan Nhưng vào thời ấy, khi nền quân chủ còn được đa số nhân dân trong nước tôn sùng và được thực dân hết lòng bảo

vệ, mà cụ Phan vẫn tấn công liên tục vào thành trì ấy, thì thật là sự dấn thân chính trị rất đáng kể Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1 Tác giả (1872- 1926) * HS đọc 3 đoạn dau Tiéu ddn - SGK tr 84 * ŒV nhấn mạnh:

— Trong giai đoạn 30 năm đầu thế ki XX, ở Việt Nam, Phan Bội Châu và Phan

Châu Trinh là hai nhà nho, nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng tiêu biểu nhất

Nhưng mỗi cụ lại có quan điểm riêng Nếu Phan Bội Châu suốt đời chủ trương

đánh Pháp (dựa vào Nhật), lật đổ phong kiến, xây dựng nước Việt Nam dân chủ, tự

do, thì Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động (bạo động tắc tử!) mà dựa vào Pháp, đánh đổ phong kiến nhà Nguyễn, chấn hưng dân chủ, canh tân đất nước, làm cho nước giàu dân mạnh Khi đó, thực dân Pháp phải trả lại độc lập cho nước ta

Quan niệm đó có phần hạn chế, ảo tưởng nhưng nhiệt huyết cứu nước của cả hai

cụ đều hết sức nồng nàn, rất đáng khâm phục

- Bị bắt, tù đày ở Côn Đảo 3 năm, năm 1911, ra tù, cụ sang Pháp để tìm cách thúc đầy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng không thành

— Năm 1925 cụ về Sài Gòn, diễn thuyết hai lần, rồi ốm nặng và qua đời

— Đám tang Phan Châu Trinh trở thành phong trào vận động ái quốc rộng

khắp cả nước

— Thơ văn của cụ là thơ văn tỏ chí và tuyên truyền, vận động đồng bào làm cách mạng cứu dân cứu nước (HS đọc tên 1 số tác phẩm tiêu biểu)

Trang 19

* HS nói lại theo đoạn 4 Tiểu dẫn - SGK tr 84

3 Đọc diễn cảm

* Yêu cầu: giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, khi đau xót, lúc hùng hồn, khi tha thiết Chú ý các câu cảm thán, các câu hỏi tu từ, các điệp từ (đán)

* ŒV cùng 3 - 4 HS nối nhau đọc; nhận xét cách đọc 4 Giải thích từ khó: Theo các chú thích chân trang

Lưu ý đọc kĩ chú thích 1, tr 85: Tóm tắt quan điểm của Phan Châu Trinh về luân lí các nước phương Tây và luân lí Việt Nam; lí giải nguyên nhân nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp Chú thích 4 về tư tưởng bình thiên hạ và tư tưởng cách

mạng thế giới ở phương Tây 5 Thể loại và bố cục:

a Thể loại: văn chính luận (nghị luận về một vấn đề chính trị, xã hội: vấn đề

luân lí xã hội hiện thời (1925) ở nuớc ta)

b Bố cục đoạn trích (lược bớt hai phần mở đầu và kết luận), đoạn trích học có thể chia làm 3 đoạn: (1) Ở nước ta chưa có luân lí xã hội Mọi người chưa có ý

niệm gì về luân lí xã hội; (2) Ở các nước châu Âu, luân lí xã hội đã phát triển Tác

dụng của luân lí xã hội đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước

So sánh với thực trạng đất nước và dân tình Việt Nam Đó là nguyên nhân khiến cho đất nước lạc hậu, dân tình nô lệ, khốn khổ; (3) Con đường dẫn đến tự do, độc lập cho đất nước ta: tuyên truyền XHCN, có đoàn thể lo công ích, mọi người lo

cho quyền lợi của nhau, quyền lợi chung

- Lôgiïc lập luận: hiện trạng chung - hiện trạng cụ thể - giải pháp

- Chủ đề tư tưởng: Cần phải tuyên truyền XHCN ở Việt Nam để gây dựng

đoàn thể, hướng tới mục đích giành tự do, độc lập cho đất nước

(Hết tiết 1, chuyển tiết 2)

Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN ĐỌC ~ HIỂU CHI TIẾT 1 Luận điểm 1: ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội

* GV hỏi: Luân lí xã hội là gì? Nhận xét cách nêu và phân tích luận điểm của

tác giả Em hiểu câu: một tiếng bè bạn không thể thay cho luân lí xã hội được như thế nào?

* HS lần lượt trả lời từng câu

* Định hướng:

Trang 20

- Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định: tuyệt nhiên

không aI biết đến

- Làm rõ vấn đề bằng cách sửa lại quan niệm phiến diện, hạn hẹp: quan hệ bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội mà chỉ là một bộ phận nhỏ, rất nhỏ của

luân lí xã hội mà thôi!

- Quan niệm Nho gia (T gia, trị quốc, bình thiên hạ) đã bị hiểu sai, hiểu lệch

đi: bình thiên hạ là cai trị xã hội, là đè nén mọi người đem lại quyền lợi cho cá nhân mình Thật ra bình thiên hạ (xã hội) là góp phần làm cho xã hội (mọi người an cư lạc nghiệp no đủ, giàu có, hạnh phúc vạn nhà

- Quan niệm tư tưởng của một nhà nho uyên bác, sắc sảo và thức thời

2 Luận điểm 2: So sánh luân lí xã hội bên châu Au (Pháp) và ở nước ta

* GV nêu vấn đề: Tác giả quan niệm nội dung của luân lí xã hội là gì? Ông so

sánh, phân tích hai nền luân lí xã hội Đông (nước ta) và Tây (châu Au - Phap) nhu

thế nào? nhằm mục đích gì? Tác giả nêu những dẫn chứng gì? Tác dụng của những dẫn chứng ấy?

* HS thảo luận, phát biểu

* Định hướng:

Luân lí xã hội, theo quan niệm của Phan Châu Trinh là nghĩa vụ trong quan hệ cộng đồng xã hội, giữa người với người, nước này với nước khác (tầm thế giới) và Ở trong một nước Luân lí xã hội nước ta Luân lí xã hội châu Âu (Pháp)

- Không hiểu; Chưa hiểu; Điềm nhiên như

ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt)

— Dẫn chứng: phải ai tai nấy, ai chết mặc ai (thành ngữ), cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nha ai nhà nấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, mặc kệ tai nạn của người khác, bất công cũng cho qua - Nguyên nhân: chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ kém Rất thịnh hành và phát triển (phóng đại) — Dan chứng: khi người có quyền thế hoặc chính phủ, cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể (hội) thì người ta tìm mọi

cách để giành lại sự công bằng xã hội

- Nguyên nhân: có đoàn thể, có ý thức san sàng làm việc chung (công đức), có ăn học (văn hoá), biết nhìn xa trông rộng: có tinh thần dân chủ

3 Luận điểm 3:

Trang 21

chính, theo tác giả, dẫn đến vấn dé dân không biết đồn thể, khơng trọng cơng ích, không hiểu luân lí xã hội

* GV nêu vấn dé:

- Theo tác giả, nguyên nhân vì sao dân khơng biết đồn thể, khơng trọng công ích?

- Bọn học trò trong nước mấy trăm năm gần đây có những biểu hiện suy

thoái, sa đoạ về đạo đức luân lí như thế nao?

— Doan văn: Dán khôn mà chỉ! Dân ngu mà chỉ! Dân lợi mà chỉ! Dân hại mà chi! Dan càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! nói lên

điều gi, tinh cam gi cua tac gia?

* HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày * Định hướng:

— Theo Phan Chau Trinh, nhân dân ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn

kết từ xa xưa, lại dẫn tục ngữ, thành ngữ (nhiều tay vỗ nên bộp, không thể bẻ đũa cả nắm)

- Nhưng bấy lâu nay, tình hình đất nước đã thay đổi, truyền thống ấy bị mai một đi là bởi bọn vua quan phong kiến, bọn học trò mặt trang, sa doa, truy lạc, tham lam, ích kỉ, vinh thân phì gia, hám danh hám lợi mà quên tất cả đạo lí cha ông, mất hết nhân cách, hèn hạ, luồn cúi, miễn sao giữ được địa vị giàu sang

Dẫn chứng: Một người làm quan một nhà có phước! Quan lại là lũ cướp có

giấy phép Những hiện tượng vô đạo đức, luân lí, tham nhũng, nịnh hót, chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước được xem là bình thường, thậm chí đắc thời, thượng lưu

- Đoạn văn: Dán mà chỉ! vừa đau xót vừa mai mỉa, vừa cảm thông nỗi khổ

của dân vừa châm biếm bọn quan lại phong kiến và chính quyền thực dân chỉ là

bọn sâu mọt hại dân, hại nước Tình hình các làng xã chia rẽ, phân biệt đối xử giữa chính cư và ngụ cư

Tóm lại: tác giả kết luận bằng hai câu cảm thán: với thực trạng ấy thì dân làm sao có thể có tư tưởng cách mạng Và tinh thần dân chủ, xã hội chủ nghĩa, tính thần đoàn thể, ý thức cộng đồng của nước ta làm sao có được!

Tinh thần phản phong kiến của tác giả rất mạnh, rất triệt để là như thế 4 Luận điểm 4

* GV hỏi: Nhận xét kết luận — giải pháp của Phan Châu Trinh

* HS trả lời, đánh giá, nhận xét các mặt ưu, nhược, theo hiểu biết của HS * Định hướng:

Trang 22

dân phải xây dựng đoàn thể; Đầy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa (dân chủ) trong nhân dân

Lưu ý: Cách hiểu khái nệm XHCN của Phan Châu Trinh không giống với

chúng ta ngày nay Cụ hiểu XHCN cơ bản là XH dân chủ, dân dược tự do, làm chủ

đất nước và cuộc đời mình (DCTS)

Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

1 HS doc to và trình bày lại bằng lời của minh nội dung Ghi nho - SGK tr 88 2 Tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh thể hiện trong đoạn trích như thế nào? (Phê phán chế độ quân chủ phong kiến triệt để, mạnh mẽ; đề cao tư tưởng đoàn thể, XHCN)

3 Sự kết hợp giữa lập luận và tình cảm, cảm xúc trong bài như thế nào? (Những dẫn chứng, những câu cảm thán, những điệp từ Có thể nói, Phan

Châu Trinh bày tỏ nhiệt huyết sôi sục và dũng khí tranh đấu vì dân, vì nước qua

từng câu, từng chữ)

4 Bài tập 1

- Hoàn cảnh sáng tác (1925): sau khi về nước ít lâu, trong buổi diễn thuyết ở Sài Gòn, nhà Hội Thanh niên; khi phong trào thanh niên học sinh tiến bộ đang lên

cao; Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập ở Quảng Châu,

có ảnh hưởng về Việt Nam; Các trí thức tiến bộ Sài Gòn công khai hoạt động viết thư trên báo cho Phan Bội Châu; Nhân dân trong nước bắt đầu giác ngộ

— Tâm trạng: phấn chấn, sục sôi nhiệt tình cứu nước, cứu dân 5 Bài tập 2: Tấm lòng và tầm nhìn của Phan Châu Trinh:

— Đau đáu vì dân vì nước, xót thương và căm giận, phê phán và thức tỉnh

— Tầm nhìn tiến bộ và xa rộng: kết hợp truyền bá tư tưởng XHCN, gây dựng

tinh thần đoàn thể (ý thức đoàn kết cộng đồng) với sự nghiệp đấu tranh giành tự do, độc lập cho đất nước, dân tộc

6 Bài tập 3: Ý nghĩa thời sự trong chủ trương của Phan Châu Trinh:

- Vẫn có ý nghĩa thời sự sâu sắc trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước

Việt Nam ở thế kỉ XXI

- Liên hệ vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng - quốc nạn,

tiêu cực, vẫn cần hơn bao giờ hết việc nâng cao tinh thần dân chủ, cơng khai, đồn

kết và phê bình, tự phê bình nghiêm khắc, chân thành của mỗi người trong xã hội

Trang 23

8 Tham khao

8.1 Mật báo trao đổi giữa Tồn quyền Đơng Dương và Bộ Thuộc địa Pháp chứng tỏ chính quyền thực dân, nhất là chính quyền tại thuộc địa, đã nhìn nhận việc về nước của Phan Châu Trinh bằng con mắt lo ngại:

- Điện tín của Andre Hesse - Tổng giám đốc cơ quan quân sự Pháp từ Pa-ri

gửi Hà Nội:

Phan Châu Trinh đã xuống tàu hôm 28 - 5 về Sài Gòn Đương sự được hưởng

sự khoan dung như đối với một kẻ bần cùng Không có việc vào dân Pháp, cũng không có sự bồi thường gì cả Yêu cầu báo trn này cho Khâm sứ An Nam biết để kịp thời cho Hoàng đế rố

Cùng chuyến tàu có tên phiến loạn chống Pháp là Nguyên An Ninh cùng về

Cũng có quyển "France en Indochine" chống Pháp một cách đáng ghét đã được

đem về trong chuyển này Yêu cầu không được phổ biến cuốn sách này Xin lam mọi cách để ngăn cấm

- Điện tín đề ngày 11- 6 — 1925 gửi từ Pa-ri sang Hà Nội:

Do quyết định ngày 16 — 5 — 1925, đã cho Phan Châu Trỉnh vé tàu hạng nhì

về Đông Dương cùng số tiền là 5.000 quan để trang trải hết những nợ nần của ông ta Xuống tàu ngày 28 — 5, Phan Châu Trình tuyên bố sẽ không đả động đến chủ

quyền của Pháp trong những cuộc diễn đàn

Nhưng Phan Châu Trinh, trong thực tế, qua những bài diễn thuyết, đã có thừa thủ đoạn để qua mặt bọn thực dân

(Thu Trang Công Thị nghĩa, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp từ 1011 - 1925,

Đông Nam Á xuất bản, 1983)

8.2 Trích từ hai bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh

Chỉ chừa ra có ba nước là Tàu (Trung Hoa), Cao L¡ (Triều Tiên - Hàn quốc) và nước ta, dân thì nghèo, nước thì yếu, phần người dốt nát chiếm đến 80%

Thương hại thay trong 2.000 năm các nhà vua chẳng ngó chi đến lợi hại dân tộc, chỉ lo tính toán đè nén, cai trị dân, để giữ cái chìa khoá tủ sắt ngôi thiên tử cho con cháu mình Có hay đâu, dân đã ngu thì nước phải yếu, quan lại nghênh ngang

nhũng nhiễu Như thế tất loạn Loạn thì ngôi vua mất Nếu dân ngu quá, yếu quá, không đủ sức dấy loạn được, thì các nước khác tràn vào, ấy là lẽ tự nhiên, làm gi không mất nước Cho nên xưa nay cái ngôi vua thay đổi luôn, như thay cái ghế hạng nhất ở rạp hát vậy

Trang 24

quan đó chang qua chỉ là người thay mặt làm việc cho nước Nếu làm không xong thì dân đuổi đi cũng không có lỗi gì!

Khi nào dân hiểu được như thế thì dân mới biết thương nước Mà dân biết

thương nước thì một ngày kia mới mong tự do, độc lập được, chớ không thế thì cứ đời đời làm tôi mọi mãi

Thưa anh em đồng bào, tôi lâu nay lưu lạc, bây giờ trở về mới liếc mắt trông

qua cái hiện trạng của nước nhà, tôi rất lấy làm buồn lắm Than ôi, cái đạo đức cũ đã mất tự bao giờ, không khác trái cây khô, mà cái đạo đức mới cũng chưa thành

hình gì cả

Đã làm người thì phải có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm Nhân là lòng

thương người Nghĩa là làm việc phải, là ăn ở cho có lẽ độ Trí là làm việc cho

đúng Tín là nói với ai cũng phải giữ lời, cho người ta tin mình mới làm được việc Cần là làm việc siêng năng Kiệm là ăn ở dành dụm lúc no, phòng khi đói Người có đạo đức là người trong đạo làm người vậy

Đạo đức thì không bao giờ thay đổi dù có sáng tạo ra bao nhiêu học thuyết, dù trong chính thể khác nhau không tài nào vượt qua chân lí của đạo đức

Nhưng luân lí thì không thế Luân lí mỗi thời một khác và có thể thay đổi luôn

Luân lí của người Âu dạy con trẻ thờ kính mẹ cha, thương yêu bà con họ

hàng Luân lí ấy cũng không khác øgì của ta, duy theo pháp luật thì con tra1, con gái cứ đến 21 tuổi là trưởng thành, có thể sống độc lập

Ngày nay, phong trào xã hội bên Âu châu mạnh quá, khiến các nhà triết học đã nghĩ đến cách làm thế nào phá tan cái vòng gia đình chật hep kia, lam cho mọi người trong nước được bình đẳng Nghĩa là kẻ giàu người nghèo đều được bình đẳng, được giáo dục và sinh hoạt như nhau, không đến nỗi xa nhau một trời một

vực Phá cái thành phân cách chắn ngang các hạng người như thế, cốt giữ gìn trật

tự trong xã hội và cho ai ai cũng được bình đẳng như nhau

Về kinh tế, vì quyền lợi, người Âu cũng tranh nhau dữ đội lắm, song chỉ trong vòng luật pháp mà thôi, chứ như công đức giúp đỡ lẫn nhau, kính trọng quyền lợi

của nhau thì họ vẫn không bỏ Nói như thế chắc anh em nghĩ rằng tôi ở Tây lâu

nên tán tụng họ chăng? Xin thưa rằng dân đức của họ cũng chưa hoàn toàn, song dân nào có 30 hoặc 50% biết giữ luân lí thì tưởng cũng đủ là họ có rồi

Chăng qua dân Việt Nam mình hèn hạ nên người ta mới đè nén Nếu dân

mình thương nước Việt, biết học khôn cho nước Việt Nam thì tất cũng phải kiếm đường xui giục cho người mình càng biết thương nước hơn

Thương nước cho phải đường mới là thương nước Nếu thương không phải

Trang 25

8.3

Nho tién sinh xưa:

Tu duc Nam Châu, linh chung Đà Hải

Gan to tày bể, sức xông pha nào kể ức muôn người, Mắt sáng hơn đèn, tài linh lợi từ khi năm, bảy tuổi

Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu áo mũ xênh xang, Thói nhà chăm nghiệp bút nghiên, giấu mặt hào hùng, thì tạm cũng khoa trường theo đuổi

Dọc ngang trời đất, rực vẻ văn mình, Tức tối nước nhà, cam đường hủ bại

Ba tấc lưỡi mà gươmn mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghé, Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm rạng chói

Phỏng khiến:

Trình độ dân ta cao; trí thức dân ta giỏi, Khí dân ta ngày một đôi dào

Sức dân ta ngày càng cứng cối,

Một tiếng xướng thì muôn tiếng hoa, than tự do đúng đỉnh về đây,

Vạn người Việt với thầy người tây, mà chuyên chế dám dùng dằng ở mãi

(Phan Bội Châu, Văn tế Phân Châu Trinh, trong Hợp tuyển thơ văn yêu nước

và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX — 1930, NXB Văn học, 1972)

8.4 Ý kiến của Tôn Quang Phiệt

Chính sách chủ trương của Phan Châu Trinh không tránh khỏi sự phá sản vì

bọn thực dân cướp nước không bao giờ thành tâm khai hoá cho dân nước thuộc địa Và thuộc địa muốn độc lập thì nhất thiết phải làm cách mạng đấu tranh mới có thể thắng lợi Nhưng nhân cách Phan Châu Trinh thì thật đáng nể trọng, kính phục Ông thành thật muốn cứu nước bằng cách riêng do ông nghiên cứu mà đề ra

Phan Châu Trinh là bậc đại trượng phu Đất nước còn bị nô lệ thì Phan cũng suốt đời sống thanh bạch, gian khổ, giữ chí khí kiên cường cho đến hơi thở cuối cùng

8.5 Huỳnh Thúc Kháng đọc điếu văn tiễn bạn - đồng chí:

Trong lúc hiện thời này, xã hội Việt Nam ta đang cần một người ái quốc nhiệt thành như tiên sinh, tài học lịch duyệt như tiên sinh, nghị lực như tiên sinh, khí tiết như tiên sinh chắc là ít có Cái sống chết của tiên sinh thật có quan hệ đến dân tộc

Trang 26

8.6 Tho bai van cua Đóng Pháp thời báo Oi cu Phan Châu đã mất rồi

Hai mươi lắm triệu có còn a1?

Mấy năm hải ngoại thân chừm nổi

Bao độ thiên nhai bước lạc loài

Những muốn phá tan vòng áp chế Rắp mong giải thoát buổi tương lai Chí kia chưa đạt công chưa lập

Non nước nghìn thu luống thở dài 8.7 GS Hoàng Xuân Hãn viết về Phan Châu Trinh

Trong các chí sĩ yêu nước sống vào thời sơ bộ Pháp thuộc ở nước ta, Phan Châu Trinh có một đặc tính là đã vừa giữ được phẩm gia và nhân cách của một thân sĩ Việt Nam, vừa mưu đồ một cách cụ thể sự hợp tác với chính phủ thực dân

Phan Châu Trinh - nhà chí sĩ chân chính, can đảm trung thực, đã giữ một chức năng quan trọng trong quá trình giải phóng quốc dân ta

(Thu Trang Công Thị nghĩa, Những hoạt động của Phan Châu Trinh

tại Pháp từ 1911 - 1925, sdd)

Tiết 105 VĂN HỌC Doc them: TIENG ME DE —

NGUON GIAI PHONG CAC DAN TOC BI AP BUC

Nguyễn An Ninh

A Két qua cGn dat

Giúp HS hiểu:

— Gia tri của bài chính luận: đề cao vai trò của tiếng Việt - như một nguồn,

một vũ khí hữu hiệu và quan trọng góp phần để giải phóng các dân tộc bị áp bức

Một tư tưởng mới mẻ và tiến bộ của tác giả trong hoàn cảnh hiện thời

- Giá trị nghệ thuật nghị luận: tính luận chiến cao, lập luận sắc sảo

B Goi ÿ trỏ lời câu hỏi

Trang 27

chng rè; và hồn cảnh ra đời của bài chính luận xuất sắc Tiếng mẹ để — nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (1925) Câu I: Thói học đòi Tây hoá của một bộ phận trí thức, quan lại Việt Nam được thể hiện ở: — Thích nói tiếng Pháp (dù là báp bẹ mấy tiếng) hơn là nói tiếng Việt cho mạch lạc

- Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Âu để loè đồng bào rằng mình được đào tạo theo kiểu Tây phương Thực chất là mù văn hoá châu Âu

— Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng lại ngỡ là học theo văn minh Pháp

— Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là tiếng Việt nghèo nàn

Câu 2:

Theo tác giả, tiếng nói có tâm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh của dân tộc:

- Là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc

— Là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bi thong tri Câu 3:

Nhận định tiếng Việt không nghèo là dựa trên các cơ sở:

- Ngôn từ thông dụng (sinh hoạt, khẩu ngữ) tiếng Việt rất phong phú — Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du

- Người Việt có thể dịch các tác phẩm Trung Quốc sang tiếng Việt, cũng có thể sáng tác những tác phẩm văn học hay bằng tiếng Việt

Câu 4:

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngơn ngữ nước ngồi và ngôn ngữ

nước mình:

- Người trí thức chân chính phải biết ít nhất một thứ tiếng châu Âu để từ đó

hiểu biết văn hoá châu Âu

- Những hiểu biết ấy không được giữ làm của riêng mà phải tuyên truyền, phổ biến cho dồng bào mình cùng hiểu

- Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình chứ không phải

từ bó tiếng mẹ đẻ

Câu 5:

Trong hoàn cảnh cụ thể (1925), khi nước ta đang bị thực dân Pháp thống trị

Trang 28

Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An

Nam chỉ còn là vấn đề thời gian cũng gần như quan điểm của Phan Châu Trinh, nó phiến diện, và chỉ đúng một phần Vì nếu chỉ giỏi tiếng Việt, để nâng cao trình

độ văn hoá, khoa học mà vẫn không lật đổ được chính quyền thực dân - phong

kiến cai trỊ, thì độc lập tự do của dân tộc vẫn chỉ là mơ ước mà thôi!

Đồng ý rằng, đó cũng là một nhiệm vụ quan trong của cách mạng Việt Nam

Quan điểm trên phản ánh tư tưởng cải lương dân chủ tư sản của Nguyễn An Ninh

* Đọc tham khảo một đoạn trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê (Ngữ vấn ó, tập hai): Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gi nắm được chìa

khoá chốn lao tù

(Chưa rõ, khi viết bài chính luận trên, Nguyễn An Ninh có chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng này của A ĐÐô-đê hay không?)

Ngày đăng: 22/07/2014, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN