TUẦN 30
Tiết 106 - 107 VĂN HỌC
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
Ph Ang-ghen
A Két qua can dat
Giúp HS:
- Nhận thức được nội dung và tầm vóc ba cống hiến vĩ đại của Các Mác đối
với lịch sử tư tưởng nhân loại
- Hiểu được tình cảm thương tiếc vô hạn của Áng- ghen đối với Các Mác
- Hiểu được nghệ thuật so sánh tầng bậc để làm tăng sức mạnh và sự chặt chẽ
của lập luận trong bài viết e© Trọng tâm bài học
Làm rõ ba cống hiến ví đại của Các Mác qua nghệ thuật lập luận của Ang-ghen
e Nhimg diém can luu y
- Bài điếu văn - chính luận đặc biệt về một thiên tài vĩ đại của lịch sử nhân
loại mà người viết và đọc không chỉ là người bạn thân thiết số một, người đồng chí
chiến đấu mà còn là một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà cách mạng, một thiên tài
vĩ đại - cây đàn vi-ô-lôn thứ hai sau Mác: Ph Áng-ghen Bởi vậy, để hiểu sâu văn
bản, tất nhiên cần hiểu về Các Mác, nhưng không thể khơng tìm hiểu về Ang-ghen
— Nét đặc biệt của bài văn điếu này là nhấn mạnh những công lao, cống hiến
vi đại của người vừa khuất chứ không nghiêng về bày tỏ tình cảm nhớ nhung, thương tiếc thông thường Tác giả cốt khẳng định khía cạnh sống, sự bất tử của Mác chứ không dừng ở khía cạnh mất mát đau thương
— Nhấn mạnh ý nghĩa thời sự của bài điếu văn trong hoàn cảnh hiện thời,
trong phong trào công nhân và cộng sản châu Au và thế giới B Chuan bị của thay va tro
- Ảnh chân dung Mác - Ăng-ghen phóng to
- Các tài liệu: Tuổi trẻ Các Mác; Điếu văn Chủ tịch Hồ Chí Minh của BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam; C Mác - Ăng-ghen toàn tập, tập 19, NXB
Trang 2C Thiết kế bởi dạy — hoc
Hoạt động I TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ
(Hình thức: vấn đáp)
1 Nêu tóm tắt những luận điểm chủ yếu của Phan Châu Trinh trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta
2 Phân tích những điểm tiến bộ và hạn chế của quan điểm tư tưởng Phan Chau Trinh
3 Qua bài diễn thuyết, ta hiểu được những phẩm chất tinh thần cao quý nào của cụ Phan Châu Trinh?
4 Theo em, bài chính luận này có những đặc sắc gì về nghệ thuật lập luận?
Hoạt động 2 DẪN VÀO BÀI
1 Khi nắp quan tài đã đậy lại mới là lúc cái quan định luận tổng kết về một con người Nhưng người được định luận là ai? Và cũng rất quan trọng, người viết lời ai điếu, đánh giá công lao sự nghiệp của người vừa qua đời là a1? Ở đây, trong trường hợp cụ thể này, cả hai đều là những thiên tài vĩ đại - hai nhà tư tưởng, cách
mạng, lãnh tụ của phong trào công nhân và cộng sản thế giới thế ki XIX, lại là hai người bạn thân thiết, hai người đồng chí chiến đấu, hai nhà khoa học xã hội kiệt xuất Bởi vậy, bài Điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác đã mang ý nghĩa rất đặc biệt
2 GV hỏi sau khi HS xem ảnh chân dung Mác - Ăng-ghen: Vì sao thường có anh hai người chụp chunø? (sau này còn ghép thêm ảnh cua V Lénin)
* HS trả lời * GV dẫn dắt:
Điều đó nói lên tình bạn thắm thiết, thuỷ chung giữa hai ông và sau đó thể
hiện chân dung những người sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin — chủ nghĩa xã hội
khoa học Theo dánh giá của Ang-ghen, cong hién và công lao to lớn nhất của Các Mác với tư cách là nhà tư tướng, nhà bác học - nhà cách mạng vào lịch sử nhân loại là gì? Nhà chính trị - tư tưởng - khoa học - cách mạng Ăng-ghen đã trình bày vấn đề đó thật tuyệt vời như thế nào trong bài điếu văn nổi tiếng?
Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1 Tac gia Phri-drich Ang-ghen (1820 — 1895)
* HS doc Tiéu ddn — SGK tr 92
Trang 3phẩm nổi tiếng nhất của Mác: bộ T bản, cùng Mác soạn Tuyên ngôn Đảng cộng sản; là người giúp đỡ Mác rất nhiều khi Mác gặp khó khăn Tình bạn lâu bền của
hai ông là tình bạn vĩ đại và cảm động của hai bậc thiên tài, hai nhà cách mạng
e Các Mác (1818- 1883) * HS đọc Tiểu dẫn
* GV bổ sung: Quan niệm về hạnh phúc của Mác:
— Người nào đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất thì người đó là kẻ hạnh
phúc nhất Người đi đường không biết mỏi Hạnh phúc là đấu tranh
- Một con người trong lịch sử khơng có một thiên tài nào có thể so sánh - người thầy và lãnh tu vi dai nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn
thế giới (Lê Duẩn)
2 Văn bản tác phẩm (1883)
Lưu ý: Nhan đề do NBS đặt Thực chất đây là bài điếu văn - chính luận do Ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác tại nghĩa trang Hai-ghết, Luân Đôn (vương quốc
Anh) - một bài văn tế đặc biệt, khác nhiều so với các bài văn tế thông thường 3 Đọc diễn cảm
- Chú ý giọng chậm, hơi buồn (đoạn đầu), nhưng nhiều câu, đoạn tiếp theo,
phải trang nghiêm, dứt khoát, mạnh mẽ, trầm hùng và tự hào Và đó là giọng chủ
yếu của bài văn điếu này, không nên đọc với giọng quá bị thương
- GV và 3 —- 4 HS đọc một lần Nhận xét cách doc
4 Cnải thích từ khó: Theo chú thích chân trang Lưu ý giải thích rõ và giản di,
dễ hiểu khái niệm giá trị thăng dư (m) — một trong những khái niệm quan trọng
của học thuyết kinh tế của Mác 5, Thể loại và bố cục
a Thể loại: Văn tế (điếu văn): bài văn viết để đọc trong buổi lễ truy điệu, đưa tang, hoặc trước mộ nguời mới qua đời Liên hệ đến các bài Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Văn tế Phan Châu Trinh (Phan Boi Chau), Diéu van
Hồ Chủ tịch (BCHTU DCSVN) Cac bài văn tế trung đại thường được viết theo
thể phú Đường luật hoặc thơ song thất lục bát (Văn chiêu hồn - Nguyễn Du) Các
bài văn tế hiện đại thường được viết bằng văn xuôi chính luận
b Bố cục ba phần: (1) Từ đầu đến vĩ nhân ấy gây ra: Nhắc lại thời điểm Các Mác qua đời, tiên lượng sự mất mát, trống vắng của giai cấp vô sản và nhân dân thế giới và khoa học lịch sử trước cái chết của Người; (2) Tiếp đến không làm gì
thêm nữa: đánh giá ba cống hiến vĩ đại của Các Mác; (3) Phần còn lại: Giải thích vì sao Mác bị nhiều người thù ghét và vu khống nhất nhưng lại khơng có kẻ thù cá
Trang 4* HS nhận xét sự đặc biệt của bố cục so với bố cục của bài văn tế thông
thường
* GV lưu ý: Giảm thiểu các phần ai vãn, kể lể, nói nỗi xót xa thương tiếc để tập trung vào phần thích thực, đánh giá tổng hợp về công lao, sự nghiệp của người
quá cố
Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT
1 Phan mở đầu
* HS doc lại phần mở đầu và nhận xét về cách mở đầu cua tac gia
* Định hướng: Đoạn văn ngắn gọn, giản dị, đã cùng lúc có những tác dụng sau:
- Thông báo cụ thể, rõ ràng (đến từng phút), thời điểm ra đi mãi mãi của Các Mac (liên hệ đến trường ca Lê-nin của MalI-a-cốp-xKI:
Hôm qua vào 6 giờ l5 phút, đơng chí Lênin từ trần, Hôm nay chỉ thấy một lần niềm thất vọng
nghìn lần không thấy nữa
Ngày hôm nay
ghi vao lich su
câu chuyện này
am dam
xót xa
(Xuân Diệu dịch)
hay Thông báo của BCHTƯĐCSVN và HĐCPNVNDCCH về thời điểm qua đời
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 9h47 ngày 2 (3) - 9 — 1969, tai Ha Noi)
- Giản dị như một chi tiết, một sự việc trong cuộc sống hằng ngày của Mác và
các bạn Người: để Mác ở lại một mình vẻn vẹn có 2 phút, mà khi trở vào phịng,
ơng đã ngủ thiếp đi trên chiếc ghế bành — giấc ngủ ngàn thu
— Mối quan hệ giữa cái bình thường và cái vĩ đại, con người bình thường giản dị qua đời và sự ra đi thanh thản của một vĩ nhân, thời khắc cụ thể, bình thường
Trang 5— Đánh giá khái quát về Mác: Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại (Người cả đời không ngừng suy nghĩ để tìm ra con đường dẫn đến
tự do hạnh phúc cho nhân dân lao động và g1a1 cấp công nhân thế giới) Đó là lời đánh giá rất cao, rất chính xác và đầy tự hào về Các Mác, với tư cách là nhà bác
học, triết ø1a, tư tưởng hiện đại - đương thời Hiện đại là mới mẻ, sáng tạo, là sự
vượt trội về phẩm chất so với thời đại, là tính chiến đấu, cách mạng của học
thuyết, tư tưởng
- Sự thương tiếc sâu xa vì sự tổn thất, trống vắng không sao lường hết được, mang tầm thế giới, nhân loại: với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, với khoa học lịch sử
- Vậy những cống hiến quan trọng nhất, vĩ đại nhất, để Người xứng đáng với những lời ca ngợi và những tình cảm trên là gì?
2 Trình bày và luận giải, đánh giá ngắn gọn ba cống hiến vĩ đại của Các Mác e Cong hién vĩ đại thứ nhất
* HS đọc đoạn: Giống nhĩ Đác-uyn người ta đã làm * GV nêu vấn dé:
Theo đánh giá của tác giả: cống hiến vĩ đại đầu tiên của Mác là gì? Vì sao nó được xem là vi đại? Cách nêu của tác giả có gì đặc biệt?
* HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời * Dinh hướng:
- Nội dung cống hiến: tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người
- Đó là lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế xã hội (phương thức sản xuất; bao gồm sức sản xuất (tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất, con người sản
xuất) và quan hệ sản xuất.)
— Đó là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng (kinh tế: tư liệu sản xuất và sinh hoạt
trực tiếp: lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở, ) và thượng tầng kiến trúc
(chính trị, tư tưởng, văn hoá, nhà nước, luật pháp, khoa học, giáo dục, tôn giáo, )
Cơ sở hạ tầng có trước và quyết định thượng tầng kiến tric Thuong tang kiến trúc có sau và ảnh hưởng trở lại đến hạ tầng cơ sở
- Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại nào đó tạo ra cơ sở để phát triển thượng tầng kiến trúc tương ứng
— Đó là phát hiện hết sức mới mẻ, quan trọng đến mức vĩ đại Nó làm đảo lộn và phá sản tất cả các cách giải thích về lịch sử xã hội trước đó và đương thời Nó trở thành hạt nhân của chủ nghĩa duy vật lịch sử, một trong những nền móng cơ
Trang 6- Cách trình bày và đánh giá: giản dị, cơ bản, dễ hiểu So sánh tương đồng,
bình luận:
Trong KHIN (sinh học): Cống hiến vĩ đại | Trong KH XH (lịch sử, triết học): Cống của Đác-uyn: tìm ra quy luật tiến hoá và | hiến vĩ đại của Các Mác: tìm ra quy luật
phát triển của thế giới hữu cơ (mn lồi) phát triển của loài người
Đánh giá: Sự thật đơn giản nhưng hàng trăm nghìn năm bị che mờ, phủ lấp bởi các tư tưởng, học thuyết giải thích, đánh giá sai lầm (duy tâm, duy vật máy móc, ví dụ: con người và muôn loài đều do Thượng đế, Chúa sinh ra và xếp đặt)
e Cống hiến vĩ đại thứ hai
* HS đọc đoạn: Nhưng khơng chỉ có thế thơi bóng tối
* GV hỏi: Câu Nhưng không chỉ có thế thơi đóng vai trị gì? Cống hiến thứ
hai của Mác là gì? Đọc chú thích và giải thích lại khái niệm gid tri thdng du Vi
sao lại nói cống hiến thứ hai còn vĩ đại hơn cống hiến thứ nhất? Với hai cống hiến
này, đã quá đủ để đánh giá Mác như thế nào?
* HS lần lượt trả lời
* Định hướng:
- Câu: Nhưng không chỉ có thế vừa có tác dụng chuyển ý, nối đoạn vừa ngầm so sánh, đánh giá rằng, cống hiến này còn lớn hơn, giá trị hơn cống hiến trước
— Nội dung cống hiến: Nếu cống hiến l1 mang tâm vĩ mô, khái quát hết sức
lớn (quy luật chi phối, quyết định lịch sử phát triển của xã hội loài người trên tất cả các lĩnh vực từ xưa đến nay, thì cống hiến thứ hai mang tầm vi mô, rất mới mẻ và tinh vi, sâu sắc Đó là quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đương thời và của xã hội tư sản do phương thức ấy đẻ ra
— Đó là giá trị thặng dư (kí hiệu: zz) và quy luật của giá trị thăng dư
- Nhắc lại và làm rõ hơn khái niệm ứr: giá trị do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị sức lao động Là lao động không công của người công nhân làm thuê
— GiaI cấp tư sản bóc lột cơng nhân lao động làm thuê cho nó chính là ở giá
tri thang du nay Ching giàu lên nhanh chóng, g1ai cấp công nhân bị bần cùng hoá
cũng là từ đây Bản chất đặc thù của PTSXTBCN là ở đây Tác dụng của cống hiến (so sánh):
Cơng trình nghiên cứu khoa học của các | Bộ 7 bản của Các Mác, với cống hiến về nhà kinh tế hoc TS va phê bình XHCM: | giá trị thặng dư: lập tức một ánh sáng xuất mo mam trong bong tdi hién
Trang 7
— Với chỉ l trong 2 cống hiến này, Mác đã đủ trở thành nhà tư tưởng vĩ đại của mọi thời đại, huống chi ông lại có cả hai Rõ ràng Mác xứng đáng là nhà tư tưởng lớn nhất trong các nhà tư tưởng đương thời
— Thế nhưng, đó vẫn chưa phải là cống hiến lớn nhất của Người?! e Cống hiến vĩ đại thứ ba
* HS đọc 2 đoạn tiếp theo và trả lời câu hỏi
* GV hoi: Tac dung cua doan van: Con người khoa học lịch sử nói chung? Cống hiến vĩ đại thứ 3 của Mác là gì? Tại sao có thể nói như vậy? Em có biết quan
niệm của Mác về hạnh phúc? Em có hồn tồn tán thành quan niệm ấy? Vì sao? * HS trả lời lần lượt
* Dinh hướng:
Doan van vừa có tính chất tổng kết, khẳng định ý của 2 đoạn trên vừa liên kết để giới thiệu và sơ bộ đánh giá cống hiến thứ 3 vĩ đại hơn nữa của Các Mác
Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng —- khoa học thành hành động cách mạng
Lí do giải thích, vì với Mác: Khoa học là động lực lịch sử, là lực lượng cách mạng
- Mác không chỉ là một nhà bác học, nhà tư tưởng vĩ đại mà còn là nhà cách
mạng, con người suốt đời sống và tranh đấu để phổ biến, tuyên truyền và thực hiện tư tưởng của mình với quan niệm: hành động đấu tranh cách mạng là niềm vui, là
hạnh phúc, say sưa, kiên cường, là sứ mệnh thiết thân của cuộc đời, là lẽ sống tự
nhiên của Mác
- Hạnh phúc là gì? Theo Mác, là làm cho nhiều người khác hạnh phúc, càng nhiều người khác hạnh phúc, thì cá nhân Mác càng hạnh phúc Hoặc khi ông trả
lời con gái: Hạnh phúc là đấu tranh (vì sự nghiệp giải phóng gia1 cấp vơ sản tồn thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại)
- Đó mới là cống hiến vĩ đại nhất của Các Mác Mác khác các nhà triết học,
tư tưởng khác của cả thế giới là ở chỗ: Các nhà tư tưởng, triết học khác chỉ đi tìm
cách giải thích thế giới, cịn Mác, ơng khơng chỉ tìm cách giải thích thế giới một cách đúng đắn, mới mẻ, khoa học mà cịn tìm mọi cách và tự mình dấn thân vào sự
nghiệp cải tạo thế giới Nghĩa là vừa là nhà lí thuyết, lập thuyết, nhà tư tưởng vừa là nhà tổ chức, lãnh đạo và thực hành tư tưởng, học thuyết của mình, với giai cấp
công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, ông vừa là người thầy, vừa là người đồng chí, người bạn kính trọng, thân yêu và tin tưởng
3 Đoạn kết
Trang 8* GV nêu câu hoi thao luận nhóm:
— Vì sao Mác là một người bị căm ghét nhiều nhất, bị vu khống, nguyền rủa nhiều nhất?
— Những a1 thương khóc ông nhiều nhất? Vì sao?
— Tại sao ơng có nhiều kẻ đối địch nhưng chưa chắc có một kẻ thù riêng nào?
— Lời kết luận về Các Mác có ý nghĩa gì?
* HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày ý kiến, thảo luận giữa các nhóm
GV định hướng kết luận
* Định hướng:
- Đánh giá tổng hợp về con người Các Mác trong quan hệ với các nhà nước,
chính phủ, với các loại kẻ thù
— Người bị căm ghét, vu khống, nguyền rủa nhiều nhất Vì sao? Vì chúng bị
lột bản chất, bóc trần chân tướng trước giai cấp công nhân, và nhân dân lao động toàn thế giới Chúng căm ghét và run sợ vì đó là sự thật, đó là khoa học mà chúng
không thể chối cãi hay bác bỏ Chúng chỉ có thể vu khống, xuyên tạc một cách cố ý: Chẳng hạn: chủ nghĩa Mác - bóng ma ám ảnh châu Âu! Điều đó càng chứng tỏ
sự đúng đắn, mới mẻ, tiến bộ, cách mạng của tư tưởng Mác, uy tín và nhân cách
lớn lao của ông
— Hàng triệu triệu người: cộng sự, g1ai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới kính yêu, thương tiếc ông, chính là bằng cứ hùng hồn nhất chứng tó sức mạnh và sự bất tử của học thuyết Mác
Ông có nhiều kẻ thù, kẻ đối địch nhưng chưa chắc đã có kẻ thù riêng Đúng như vậy, vì mục tiêu phê phán, cơng kích và đấu tranh của Mác suốt đời là xã hội
tư sản, là tư tưởng, học thuyết phản động, duy tâm, phản khoa học, là hiện tượng bất cơng, bất bình đẳng trong xã hội đương thời chứ không phải là một cá nhân cụ thể nào
Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP
1 HS đưa ra mơ hình chung về lập luận của tồn bài:
(Thơng báo về cái chết - Đánh giá sự nghiệp người quá cố - bày tỏ sự tiếc thương của người sống
- Giống như A đã thì B đã
— Nhưng không phải chỉ như A mà B còn
- Nhưng đó chưa phải là điều chủ yếu của B mà B vĩ đại còn là ở chỗ
Trang 9Đó là cách lập luận vừa trùng điệp vừa tăng tiến với những so sánh đặc biệt:
những tính hoa, đỉnh cao của thời đại để làm rõ điều khăng định: Mác là đỉnh cao
của những đỉnh cao, người khổng lồ của những người khổng lồ, vĩ nhân của moi vĩ
nhân và cuối cùng, trở về với đánh giá ban đầu: Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại)
2 Nét đặc biệt của bài văn tế là gì?
(Hài hoà giữa đề cao và ca ngợi với tiếc thương; Chủ yếu là ca ngợi tự hào; Tiếc
thương tự đáy lịng, chân thành và kìm nén; Không nặng nề, bi ai, hoặc khuôn sáo)
3 HS đọc Gh¡ nhớ - SGK tr 95
4 Làm các Bài tập 1, 2 (phần Luyện tập)
5 Soạn bài Một thời dai trong thi ca
6 Tham khảo
6.1 Nếu con người làm việc chỉ vì bản thân thì may ra có thể trở thành nhà
bác học nổi tiếng, nhà thông thái vĩ đại, nhà thơ ưu tú, nhưng không bao giờ có thể
trở thành một người hoàn thiện và thực sự vĩ đại
Lịch sử thừa nhận những vĩ nhân là những người làm việc cho mục đích
chung, và do đó mà bản thân họ cũng trở nên cao thượng hơn Kinh nghiệm cho thấy rằng người nào đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất thì người đó là kẻ hạnh phúc nhất
Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm nhiều việc hơn cho nhân loại, thì ta sẽ khơng còng lưng dưới gánh nặng của nó Bởi vì đó là sự hi sinh vì mọi người
Khi đó, ta cảm thấy một niềm vui không tội nghiệp, thiển cận, ích kỉ, mà hạnh
phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người Những việc làm của chúng ta sẽ
sống cuộc sống âm thầm, nhưng mãi có hiệu quả Và trên thi hài của chúng ta sẽ nhỏ xuống những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý
(Ê-lê-na I-li-na, Tuổi trẻ Các Mác, NXB Thanh niên, 1969,
Trần Khuyến - Nhữ Thành - Cao Xuân Hạo dịch)
6.2 Đây là một hiện tượng đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc Đó là một
nhà triết học chân chính, lớn nhất và có lẽ duy nhất trong số những người còn sống
hiện nay Về tư tưởng cũng như về học vấn triết học, anh ta vượt xa cả Phơ-bách
Đó là thần tượng của tôi Anh mới 24 tuổi nhưng sẽ giáng địn cuối cùng chí mạng vào tơn giáo và chính trị trung thế ki Trong Mác, sự thâm thuý cùng cực của nhà triết học được kết hợp với óc trào phúng sắc sao Hay tưởng tượng Rút-xô, Vôn-te,
Hôn-bắc, Lét-xinh, Hai-nơ và Hê-ghen cùng kết hợp trong một người - đó là tiến
sĩ Mác Anh ta, tuy là một tay cách mạng liều lĩnh, chính là một trong những
người thông minh nhất mà tôi được biết
Trang 10Tiết 108 TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
A Két qua cGn dat
- Hiểu được khái niệm ngơn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận va đặc điểm của phong cách ngơn ngữ chính luận
— Tích hợp với các kiến thức về Văn và tích hợp với vốn sống thực tế đã tích
luỹ được
— Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị
B Thiết kể bòi dạy — học
Hoạt động I TÌM HIỂU VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGƠN NGỮ CHÍNH LUẬN * GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1 Phong cách ngơn ngữ chính luận là gì?
2 Phân tích các ví dụ ở mục I.1 trong SGK để làm rõ khái niệm trên 2 Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngơn ngữ chính luận
* GV gợi dẫn HS trao đối, thảo luận và trả lời:
1 Phong cách ngơn ngữ chính luận
Phong cách chính luận là khn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội Nói cụ thể hơn, đó là vai của nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị xã hội, đảng viên, đoàn viên, hội viên tất cả những a1 tham gia các hoạt động động viên, tuyên
truyền, giáo dục về mặt chính trị — xã hội
Phong cách chính luận dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viết - phi nghệ thuật,
nhưng có thể bao gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng - nghệ
thuật của lời nói Yếu tố cá tính đóng vai trò rất quan trọng 2 Phân tích các ví dụ
a Đoạn trích Tun ngơn Độc lập
Trang 11— Phan mo đầu của 7uyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của lập luận trong văn bản Tác giả sử dụng khá nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do Đáng chú ý là tác giả mạnh dạn sử dụng các thuật ngữ: guyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do
— Câu văn rất mạch lạc, với các kết cấu cụm từ: frong những quyền ấy, suy
rộng ra, có ý nghĩa là Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, dứt khoát khẳng định: Đó là
những lế phải không ai chối cãi được Phân tích văn bản đây đu:
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc ta, có những áng văn
chương bất hủ, về một phương diện nào đó được coi là những bản tuyên ngôn độc
lập của cha ông ta như bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, bài Cáo bình
Ngơ của Nguyễn Trãi Tuy nhiên, về mặt công pháp, những áng văn chương ấy chưa phải là những bản tuyên ngôn độc lập chính thức, nó chỉ là cách thể hiện ý chí độc lập của một vương triều mới sau khi chấm dứt ách thống trị của bọn phong kiến ngoại bang để tạo lập một chế độ khơng có sự thay đối đáng kể nào về bản chất Phải đến 7uyên ngôn Độc lập lịch sử của Hồ Chí Minh, chúng ta mới thực sự có một văn bản công pháp hồn tồn bình đăng với các bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trên thế giới Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là một cuộc đối thoại
lớn có sứ mệnh lịch sử tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà va
bác bỏ mọi lí lẽ nguy biện xảo trá của các thế lực phản động quốc tế Tuyên ngơn Độc lập của Hồ Chí Minh còn là một đỉnh cao nghệ thuật viết văn chính luận của
thời đại với trình độ lập thuyết chặt chẽ và mạch cảm xúc nồng hậu đầy sức
thuyết phục
Trước hết, về đối tượng Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh khơng chỉ tuyên bố trước quốc dân đồng bào người Việt mà còn hướng tới nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ đối với sự nghiệp chính
nghĩa của dân tộc ta Đặc biệt, đối tượng để tiến hành cuộc đối thoại lớn, rất sịng
phẳng trước cơng luận thế giới lúc đó chính là bọn đế quốc Mi, Anh, Pháp Trong
đó việc bóc trần dã tâm xâm lược của thực dân Pháp là nhiệm vụ lịch sử bức
thiết nhất
Tiếp theo, về sứ mệnh, Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có ba nhiệm
vụ Thứ nhất, đối với quốc dân đồng bào trong nước, bản tuyên ngôn khẳng định
sự cáo chung ách thống trỊ gần một trăm năm của chủ nghĩa thực dân cũ và sự tồn
tại gần một nghìn năm của chế độ phong kiến Việt Nam Nó khẳng định sự ra đời
của một chính thể hồn tồn mới và mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân
tộc Thứ hai, trên trường quốc tế, bản tuyên ngôn khẳng định vị thế của một nước
Trang 12ba, bản tuyên ngơn là tiếng nói động viên cổ vũ các dân tộc đang đấu tranh giành
độc lập và báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa thực dân cũ ở Đơng Dương nói
riêng, trên thế giới nói chung
Có thể nói, sức mạnh chủ yếu của văn chính luận là ở hệ thống lí lẽ chặt chẽ
và dẫn chứng chính xác khiến khơng ai có thể chối cãi được Hơn nữa, bản tuyên
ngôn này khơng chỉ có mục đích tuyên bố độc lập mà cịn có một mục đích khác quan trọng hơn, đó là tiến hành một cuộc luận chiến với bọn đế quốc MI, Anh, Pháp Do mục đích trên và xuất phát từ tình hình thực tế của thời đại, tac gia khơng trích dẫn những áng văn chính luận nổi tiếng của dân tộc ta mà xác định
tiền đề lập luận là dùng ngay lí lẽ của hai bản tuyên ngơn có uy tín lớn trên thế
giới để tạo ra tính khách quan và tăng sức thuyết phục cho bản Tuyên ngôn Độc
lập Hồ Chí Minh Mở đầu bản tuyên ngôn là hai câu trích dẫn có vai trị như một đột phá khẩu về tư tưởng Câu thứ nhất trích từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước MI năm 1776: Tất cả mọi người đêu sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hố cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mu cầu hạnh phúc Câu thứ hai trích từ bản Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi
Từ những chân lí hiển nhiên đã duoc khang định trong hai bản tuyên ngôn
trên, tác giả xác lập những lí lẽ cơ bản: suy rộng ra, tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do Cụm từ suy rộng ra đã được tác giả sử dụng rất thành cơng, nó vừa
thể hiện phương pháp tư duy luận lí chặt chẽ vừa thể hiện tầm vóc tư tưởng của
một vị lãnh tụ cách mạng kiểu mới bởi ở cả hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp mới chỉ khăng định các quyền cá nhân, cịn Tun ngơn Độc lập Hồ Chí Minh lần đầu
tiên đã dõng dạc khăng định quyền của các dân tộc Khi khăng định tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đăng, tác giả đã giáng một đòn mạnh vào tư
tưởng bá quyền nước lớn, vào đầu óc thực dân và bóc trần luận điệu xảo trá mà
bọn đế quốc vẫn rêu rao về cái gọi là khai hoá văn minh cho các dân tộc man đi
mọi rợ Từ những lí lẽ cơ bản trên, tác giả kết luận: Đó là những lế phải không ai chốt cãi được Kết luận trên đã xác nhận và đề cao lí tưởng của thời đại là tự do,
bình đẳng, bác ái, nhân quyền Đồng thời nó cũng bày tỏ khát vọng thiêng liêng của dân tộc ta là độc lập, tự do, hạnh phúc Cái tài lập thuyết của tác giả là ở chỗ
dùng ngay lí lẽ của đối phương để buộc họ phải thừa nhận chủ quyền của nước ta Việc trích dẫn lời văn trong hai bản tuyên ngôn của MI, Pháp chính là một hình
Trang 13phải đồ máu để xác lập Phải đặt bản tuyên ngôn vào thời điểm lịch sử mà nước
Việt Nam Dân chủ cộng hoà non trẻ đang bị bao vây bốn bề mới thấy hết sức mạnh luận chiến của những luận điểm trên Hơn nữa, một cách gián tiếp, tác giả
đã khẳng định sự bình đăng của ba bản tuyên ngôn Việt, Mi, Pháp để nhấn mạnh quyền bình đăng trên trường quốc tế của ba nhà nước
Hồ Chí Minh từng nói: Ham muốn tột bậc của tôi là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành Đó chính là luận điểm cơ bản về quyền dân tộc mà tác giả khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập, nó như phát súng lệnh làm
rung chuyển hệ thống các nước thuộc địa, khởi đầu cho một thời kì bão táp cách
mạng đòi quyền dân tộc trên toàn thế giới Nó cịn là cơ sở quan trọng để tác giả
triển khai cuộc luận chiến nhằm buộc tội bọn thực dân đế quốc miệng nam mô bụng bồ dao găm Chúng ta biết bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt đã
mở đầu đầy hào khí:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
liệt nhiên định phận tại thiên thu
Kế thừa, phát triển và nâng cao tư tưởng thiên thư, Tuyên ngôn Độc lập Hồ
Chí Minh khơng chỉ xuất phát từ nguyên tắc thế thiên hành đạo mà còn xuất phát
từ nguyên tắc có ý nghĩa thời đại sâu sắc do chính tác giả vừa xác lập, đó là nguyên tắc quyền dân tộc Như vậy, tư tưởng truyền thống của dân tộc và tư tưởng mới mẻ của thời đại đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để làm nên tính hiện đại cho bản 7 „yên ngôn Độc lập
Nếu như trước đây Nguyễn Trãi tố cáo tội ác của giặc Minh:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống đưới hâm tai va
thì nay tác giả đã vạch trần bộ mặt xâm lược của thực dân Pháp bằng thủ pháp tạo ra sự đối lập giữa lời nói và việc làm của chúng Tất cả được tóm gọn trong hai chữ
thế mà thật bất ngờ, thú vị:
Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta
Tác giả không lên án giặc Pháp một cách chung chung mà đề cập đến từng vấn đề cụ thể trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao trong đó có
hai tử huyệt của chúng là: chà đạp thô bạo quyền con người ở Việt Nam và thái độ hèn nhát trước bọn phát xít Nhật Nhịp điệu của bản tuyên ngôn ngày càng khẩn
trương, các lí lẽ và dẫn chứng ngày càng đanh thép và mang ngữ điệu hùng biện
Trang 14Chúng thi hành những luật pháp dã man
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu
và có những lập luận gây hiệu quả tư tưởng cao: Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đâu lên
Lập luận này vừa tố cáo hành vi bóp nghẹt giai cấp tư sản thuộc địa để độc quyền về kinh tế vừa có tác dụng thuyết phục, lôi kéo giai cấp tư sản đứng về phía dân tộc để đấu tranh chống kẻ thù chung
Sau khi tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp, tác giả tỏ ra giễu cợt khinh bỉ khi miêu tả thái độ hèn hạ của chúng trước phát xít Nhật:
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đóng Dương thì bọn thực
dân Pháp quỳ gối đầu hàng Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu
hàng trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lan cho Nhật
Từ hệ thống lập luận và dẫn chứng hùng hồn trên, tác giả kết luận: thực dân
Pháp không chỉ phản bội đồng minh mà còn phản bội cả những lẽ phải thiêng liêng trong bản tuyên ngôn của chính tổ tiên họ, sự phản bội ấy đã biến họ thành một tên đồ tế mù quáng: bế? bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên mình để chống Nhật Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhân tâm giết nốt số đơng tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng
Trong khi thái độ của bọn thực dân Pháp đê hèn và phản trắc như vậy thì dân tộc Việt Nam với truyền thống đạo lí mở đường hiếu sinh cho những kẻ chiến bại, với bản chất chính nghĩa sáng ngời và rất trung thành với lí tưởng bác ái của thời đại đã xử sự rất đàng hoàng:
Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và
bao vé tinh mang tdi sản cho họ
Một loạt động từ: cứu, giúp, bảo vệ đã khăng định những việc làm cụ thể,
thiết thực, kịp thời của chúng ta đối với những người Pháp gặp nạn và cũng khẳng
định lòng nhân ái khoan dung của một dân tộc nghìn năm văn hiến mà Nguyễn
Trãi từng viết trong bài Cáo bình Ngơ:
Dem đại nghĩa để thắng hung tàn
Trang 15Như vậy, vì hèn nhát mà thực dân Pháp đã tự tước bỏ cái gọi là vai trò bảo hộ của chúng để Việt Nam rơi vào tay phát xít Nhật, đây là một sự thật hiển nhiên, nó chính là nền tảng của chân lí, vì vậy tác gia lay lại nhiều lần hai chữ sự thật như
muốn đồn hỏi đối phương khiến chúng buộc phải suy nghĩ khi muốn giở trò nguy
biện xảo trá:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam
từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp
Thú vị thay, có một su that bi hai như là hệ quả tất yếu của tất cả những sự thật diễn ra sôi động khẩn trương trong một thời điểm lịch sử trọng đại đã được tác
Ø1ả ØỐi gọn trong một câu văn mang thi pháp điện tín: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị Đó chính là thời điểm diễn ra cuộc Cách mạng tháng Tám long
trời lở đất:
Dân ta đã đánh đồ các xiêng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà
Các từ và cụm từ: đánh đổ, gây dựng nên, lập nên đã góp phần tái hiện khơng khí hào hùng của một cuộc sinh sôi mới mẻ, nó thể hiện một tư thế mới tràn
đầy niềm hạnh phúc và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Tư thế mới ấy đã tạo lập vị thế mới cho nước Việt Nam trên trường quốc tế:
Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phú của nước Việt Nam mới tuyên bố thoát l¡ hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ hết những hiệp tớc mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất
nước Việt Nam
Điệp từ xoá bỏ vang lên như muốn chỉ rõ danh phận của kẻ đầu hàng phát xít, phản bội đồng minh và phản trắc với Việt Minh, đồng thời đó cũng là lời cảnh cáo đanh thép mọi dã tâm của thực dân Pháp:
Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn
thực dân Pháp
Sau khi đã loại thực dân Pháp ra khói cuộc đối thoại như loại một kẻ đào ngũ
(Pháp chạy) và phản bội (Š năm hàng Nhật 2 lần), tác giả đã tranh thủ và ràng buộc trách nhiệm của các nước đồng minh để họ công nhận nền độc lập của nước Việt Nam mới bằng sự thuyết phục thấu tình đạt lí:
Trang 16Kết thúc cuộc đối thoại lớn không phải là một cái biên bản đầy những điều khoản lạnh lùng, mà ngược lại, tac gia đã viết những dòng chân thành bày tô nguyện vọng tha thiết của dân tộc ta để lay động lương tri của loài người tiến bộ:
Một dân tộc đã san góc chống ách nơ lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã san sóc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân
tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Tác giả khẳng định một chân lí mới như là sự tiếp nối các chân lí hiển nhiên
đã được thừa nhận trong hai bản tuyên ngôn của Mi và Pháp:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập
Bản tuyên ngôn chốt lại bằng một lời thề thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, lời thể giống như một tối hậu thư gửi cho bọn thực dân đế quốc đang lăm le tái
chiếm nước ta:
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tỉnh thân và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy
Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn lập quốc có ý nghĩa thời đại sâu sắc và
giá trỊ lịch sử to lớn, lâu dài Nó là một trong những văn kiện lớn của cách mạng
Việt Nam và của lịch sử hiện đại Việt Nam bởi nó khẳng định lại ý chí độc lập,
cũng như quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập ấy trong trường kì đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta Tuyên ngôn Độc lập con gián tiếp khẳng định va nâng cao tầm vóc của cuộc Cách mạng tháng Tám, đặt nó ngang hàng với các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, chứng minh nó là một cuộc cách mạng về quyền
con người, quyền dân tộc theo lí tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của thời đại chứ
không phải là một cuộc bạo loạn như kẻ thù từng xuyên tạc Có thể nói Tun ngơn Độc lập xứng đáng là một tác phẩm chính luận thiên cổ hùng văn của thế kỉ
XX và của mn đời bởi nó chứa đựng những tư tưởng thấm đượm chất nhân văn
của con người tác giả, thấm đượm cốt cách của dân tộc Việt Nam, một dân tộc văn hiến, văn minh, vị tha, nhân hậu
b Đoạn trích Cao trào chống Nhật, cứu nước
Cao trào chống Nhật, cứu nước là một đoạn trích mở đầu trong tác phẩm chính luận Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I của đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác phẩm quan trọng này tổng kết một giai đoạn cách mạng thắng lợi đã làm
nên những sự kiện lịch sử lớn và trình bày sách lược của những người cộng sản
Trang 17Đoạn trích trong SGK của tác giả Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này là phát
xít Nhật và khăng định dứt khoát: bọn thực dân Pháp khơng cịn là đồng minh
chống Nhật của chúng ta nữa
c Đoạn trích Việt Nam ải tới
Bài này phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế
của đất nước trên trường quốc tế Từ đó tác giả nêu những triển vọng tốt đẹp của
cách mạng trong thời gian sắp tới Đáng chú ý là giọng văn hào hứng sôi nổi,
câu văn giàu hình ảnh gợi mở một tương lai sáng sủa của dân tộc, nhân dịp đầu
năm mới
3 Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngơn ngữ chính luận
Chính luận là một phong cách ngôn ngữ độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác (phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày )
Lời nói chính luận sử dụng lớp từ có tính chất thuật ngữ của các ngành khoa
học, tuỳ thuộc kiểu văn bản: nghị luận chính trị hay kinh tế, văn hoá trong lớp từ này, những từ ngữ chính trị đóng một vai trò quan trọng trong sự bộc lộ thái độ bình giá cơng khai của người nói: người nói qua cách dùng những từ ngữ chính trị
có thể tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình về từng vấn đề của đời sống xã hội Một số ví dụ trong lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
— Vì vậy đạo đức cách mạng là vơ luận trong hồn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch Đạo đức cách mạng là hồ mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng
- Đối với người, ai làm gì lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn Bất kì ai
làm gì có hại cho nhân dân, cho Tổ quốc tức là kẻ thù
Cũng nhằm bày tỏ thái độ tình cảm của mình một cách mạnh mẽ, người viết
chính luận thường chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng hội thoai giau mau
sắc tu từ:
- Chính sách bắt nạt của các người đại diện Pháp ở Đông Dương đã bắt
chúng ta phải chịu đựng cuộc chiến tranh này
- Các bạn hãy làm cho thế giới văn mình và nhất là dân tộc Pháp nghe rõ tiếng nói của Tổ quốc Các bạn hãy phấn đấu để phá tan sự điêu toa của bọn thực
Trang 18Đối tượng tiếp nhận chính luận đơng đảo về số lượng và đa dạng về trình độ
Vì vậy, ngơn ngữ trong phong cách chính luận phải giản dỊ, rõ ràng, chính xác, có
khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp Cần tránh những từ ngữ
địa phương thổ ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ và những từ ngữ mới còn xa lạ với
nhiều người
Cú pháp của phong cách chính luận
Phong cách chính luận có xu hướng đi tìm những cách đặt câu mới mẻ Có những lối diễn đạt ngày nay được dùng trong nhiều phong cách, nhưng phải nói là
đã được dùng đầu tiên trong phong cách chính luận và ngày nay vẫn là tiêu biểu
cho phong cách chính luận
* GV chi dinh 1 HS doc chậm, rõ Gh¡ nhớ trong SGK
Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Bài tập I1: Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
— Nghị luận là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt (bình đẳng với các
phương tiện biểu đạt khác như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh ), một kiểu
bài làm văn trong nhà trường Còn phong cách ngơn ngữ chính luận là một phong cách chức năng ngôn ngữ Phong cách chính luận được hình thành và tồn tại như một phong cách độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác là do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu Nó có cơ sở xã hội là
công cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân ta trong hơn nửa thế kÌ trước
— Thao tác (phương pháp) nøh; luận được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi
trình bày, diễn đạt, kể cả lĩnh vực văn chương (nghị luận văn học), còn chính luận
chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị
Bài tập 2
- Đoạn văn thể hiện rõ và tập trung quan điểm chính trị về lịng u nước, đây là "hồn cốt" của văn chính luận
— Đoạn văn có lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao
Bài tập 3
Hệ thống lập luận thể hiện trong văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Trang 19
Vì địch muốn cướp nước ta (Nên) ta phải kháng chiến
Vì ta cần bảo vệ đất nước Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu Vì tiến hành kháng chiến (Nên phải có đường lối chung)
Phải huy động mọi lực lượng
Phải dùng mọi phương tiện (trong tình hình thực tế bấy gid) Phải chấp nhận hi sinh
Phải chấp nhận gian lao
Chúng ta chiến đấu bằng tinh thần yêu nước và bằng các phương tiện có thể có trong tay
Kháng chiến phải thắng lợi Niềm tin vào thắng lợi cuối cùng
Bằng cách nêu các sự việc và đánh giá sự việc một cách đúng đắn và công
khai, bằng quan hệ lập luận chặt chẽ, bằng sự truyền cảm mạnh mẽ, văn bản này mang day đủ tính thuyết phục của một văn bản chính luận và trên thực tế đã thuyết
phục được toàn dân Việt Nam tham gia vào cuộc kháng chiến lịch sử và cũng trên