1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng ngữ văn 11 tập 1 part 7 pdf

27 444 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

- Bất đắc kì tử: cái chết khơng đáng có/NB: có cái chết chưa phải là sự kết thúc, nó trở thành đầu đề cho những lời dị nghị hoặc đàm tiếu

— Bất lao nhỉ hoạch: không vất và mà vẫn kiếm chác được/NB: cơ hội bậc thầy - Bất trì thiên cao địa hậu: không biết trời cao đất dày bao nhiêu/NB: rất ngao man, rất ngông cuồng

— Bất miên trì dạ trường, cửu giao trì nhân tâm: không ngủ biết đêm dài, ở lâu biết lòng người/NB: muốn biết bản chất phải có thời gian và óc suy xét /Việt Nam (VN): Thức lâu mới biết đêm dài — Ở lâu mới biết là người có nhân

— Bất kinh đông hàn, bất tri xuân noấn: không trải qua mùa đông lạnh giá thì khơng biết mùa xn ấm áp/NB: phải từng trải và biết trả giá thì mới mong đạt được hạnh phúc

- Tri vô bất ngôn, ngôn vô bất tận: biết thì khơng thể khơng nói, nói thì khơng thể khơng nói hết/NB: phải có dũng khí mới dám nói thẳng; phải rất cơng tâm, sịng phăng mới dám nói thật

- Bất kì nhỉ nhiên: khơng mong đợi mà như vậy/NB: tình huống bất ngờ, ngoài dự kiến

— Bất kì nhỉ ngộ: không hẹn mà găp/NB: những cuộc gặp gỡ tình cờ trong cuộc đời (tình cờ sinh ra trong một làng quê, phường phố; tình cờ học chung một lớp; tình cờ đi chung một chuyến đò; tình cờ nên vợ nên chồng ), có thể hiểu là những bí ẩn kì diệu của cuộc sống luôn chờ đợi con người ở phía trước

- Đa đoan quả yếu: nhiều đầu mối nhưng không nắm được cái chính/NB: khơng có tầm nhìn, thường sa lầy vào những cái tủn mủn, vụn vặt

- Đa nhất sự bất như thiểu nhất sự: thêm một việc không bằng bớt đi một việc/NB: đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng là phẩm chất của những người có trí tuệ và năng lực quản lí, điều hành; nó trái với thói thích quan trọng hố, thích phức tạp hố, thích rũ rối vấn đề để loè bịp thiên hạ của những kẻ vốn đoản trí và khơng tự biết mình là a1, đang quan hệ với a1, trong hoàn cảnh nào

- Đa hành bất nghĩa tất tự tễ: làm nhiều việc bất nghĩa ắt tự hại vào thân/NB: có một quy luật vơ hình nào đó ln chi phối cõi nhân sinh, nó buộc những kẻ làm ác một cách mù quáng sẽ phải trả giá đắt

— Giáo học tương trưởng: dạy và học cùng tiến/NB: mối quan hệ biện chứng của quá trình day — học, mọi nỗ lực đều phải từ hai phía: người dạy và người hoc; nếu có cuộc "gặp gỡ" ấy thì cơng việc dạy học mới có hiệu quả và mới phát triển được

Trang 2

— Đương điện giáo tứ, bối hậu giáo thê: dạy con trước mặt người khác, dạy vợ khi chỉ có hai người với nhau/NB: phải có phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng; phải chọn thời điểm thích hợp, tình huống thích hợp để giáo dục thì mới có hiệu quả

— Gia đồ tứ bích: Nhà trơ trọi bốn bức tường/NB: Nhà rất nghèo, trống rỗng, chẳng có gì đáng giá/VN: Nhà rách vách nát

- Gia tặc nan phòng: trộm cắp trong nhà khó phòng bị/NB: một khi kẻ bất lương đội lốt người lương thiện, kẻ thù thủ vai người thân thì tai hoạ có thể ập đến bất kì lúc nào; cho nên việc nhận diện cái ác dường như vẫn là mối bận tâm của muôn đời?!

— Gia xú bất khả ngoại dương: chuyện xấu trong nhà đừng nói ra ngồi/NB: Nhân cách và lòng tự trọng của kẻ trong cuộc/VN: Đóng cửa bảo nhau; tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại

- Gia phá nhân vong: nhà tan người mất/NB: những bị kịch của muôn đời, một khi nhà đã tan thì người cũng khó mà tránh khỏi sự tha hoá về nhân hình, nhân tính/VN: Nhà tan cửa nát

— Vịnh thân phì gia: kiếm danh cho thân và kiếm lợi cho nhà/NB: một biến thể của thói cơ hội, bản chất là hành vi ăn cướp nhưng lại thường được che đậy bằng cái vỏ bọc khá tinh vi, rất khó điểm mặt chỉ tên

- Tán gia bại sản: tan nhà và mất sạch của cải/NB: tương tự như "gia phá nhân vong"

- Danh gia vọng tộc: gia đình, gia tộc quyền quý, cao sang/NB: một kiều "quyền lực” bất thành văn của mọi thời đại/VN: Con dòng cháu giống; Cành vàng lá ngọc

— Thuỷ hoá đạo tặc: bốn tai hoạ là nước, lửa, trộm cướp và giặc giã/NB: con người luôn phải đối mặt với những hiểm hoạ không thể loại trừ; chỉ còn cách chấp nhận nó, chung sống với nó, vượt qua nó để tồn tại và phát triển

— Thuỷ hoả vơ tình: nước, lửa vốn vơ tình, tàn nhẫn/NB: cái xấu, cái ác, tai hoạ vốn không "miễn trừ" một ai; hãy hiểu biết về nó để tìm ra cách đối phó có hiệu quả nhất

— Thuỷ trích thạch xuyên: nước chảy thùng đá/NB: mềm như nước, cứng như đá, nhưng thời gian sẽ làm đối thay tất cả; cái cứng chắc gì đã thắng cái mềm? Lòng kiên nhẫn của con người sẽ được đền đáp xứng đáng!/VN: Nước chảy da mon

Trang 3

- Thuỷ lưu thiên lí quy đại hải: nước chảy nghìn dặm lại về với biển lớn/NB: cũng là một quy luật của tự nhiên, dù có làm gì thì cũng phải về tới một cái đích nào đó, chẳng có hành động nào của con người lại vu vơ, vô nghĩa?!

— Thuỷ lạc thạch xuất: nước cạn đá nhô lên/NB: dưới mặt nước bình yên thơ mộng là đá nhọn như gươm có thể đâm nát và nhấn chìm mọi con thuyền, cũng như bên trong cái vỏ "thơn thớt nói cười" là lòng lang dạ sói có thể giết chết mọi mầm mống thiên lương! Hối con người, hãy cảnh giác!/VN: Cháy nhà ra mặt chuột

- Thuỷ chí thanh tắc vô ngư: nước quá trong thì khơng có cá/NB: lành quá hoá đần, thật quá hoá khờ, khơn q hố cáo Mọi sự trên đời đều tương đối, cả trong cách sống, cách ứng xử và cách khen chê

- Chúng khẩu đồng từ: tất cả cùng một lời/NB: đoàn kết nhất trí cao

— Đồng bệnh tương lân: cùng một bệnh thì gần gũi nhau/NB: mối đồng cảm xót thương lẫn nhau của những người cùng cảnh ngộ/VN: Án nhạt thương mèo

- Đại đồng tiểu dị: giống nhau cái lớn, khác nhau cái nhỏ/NB: về cơ bản là có tiếng nói chung với nhau

- Đồng sàng dị mộng: nằm cùng giường nhưng suy nghĩ và ước mơ khác nhau/NB: về cơ bản là khơng có tiếng nói chung với nhau, cho dù cự l¡ địa lí đã được triệt tiêu bằng 0!

- Bất ước nhỉ đồng: không hẹn mà gặp/NB: một sự tình cờ, thường là may mắn — Nhân vô thập tồn: con người khơng thể khơng có lỗi lầm/NB: nhìn nhận và đánh giá con người một cách độ lượng, bao dung

— Vô công thụ lộc: khơng có cơng lao gì mà cũng hướng lộc/NB: thói dây máu ăn phần của những kẻ cơ hội

- Vô nhân thiểu đức: không có lịng thương và kém đức hạnh/NB: những kẻ vô cảm và tàn nhẫn với đồng loại

- Mục hạ vô nhân: dưới mắt mình khơng có a1/NB: thói kiêu căng ngạo mạn quai go

- Vô phong bất khởi lãng: không có gió khơng thể nổi sóng/NB: mọi việc xảy ra trên đời đều có nguyên nhân cả, chỉ có điều, cái nguyên nhân ấy tường minh hay lần khuất, lớn hay nhỏ mà thơi!/VN: Khơng có lửa làm sao có khói?; Chẳng ít thì cũng có nhiều — Không dưng ai dễ đặt điều cho ai)

— Vô sở bất chí: khơng nơi nào không đến/NB: từng trải

Trang 4

- Vô thưởng vô phạt: không được khen và cũng không bị chê/NB: kiểu sống rất vô trách nhiệm/VN: Nước chảy bèo trôi; Ngâm miệng ăn tiên; Gió chiều nào che chiều ấy

- Vô tri vô giác: không hiểu biết và không cảm giác/NB: những kẻ sống mà chỉ như những bóng ma vơ hồn, chỉ là "thây đi thịt chạy”

— Hữu danh vơ thực: có cái danh (hão) nhưng khơng có thực tài hoặc thực quyền/NB: háo danh một cách mù quáng, tự biến mình thành một thằng hề làm trò cười cho thiên hạ

— Hữu dũng vô muru: có sức khoẻ mà khơng có mưu kế/NB: hành động một cách mù quáng, mê muội; thường phải trả giá đắt

- Hữu sắc vô hương: có sắc mà khơng có hương/NB: chỉ có cái mẽ ngồi, cịn trí tuệ và tâm hồn thì trống rỗng

- Khẩu thiệt vô bằng: lời nói khơng có gì làm chứng/NB: không thể dựa vào lời nói để kết luận bởi nó chẳng có giá trị pháp lí gì/VN: Lời nói gió bay

— Xuất cốc thiên kiêu: ra khỏi hang, lên ngọn cây/NB: thoát khỏi tối tăm, đón nhận ánh sáng văn minh; một sự tiến bộ đáng kể theo quy luật lượng đổi chất đổi

— Xuất đầu lộ điện: tho dau phơi mặt/NB: cuối cùng thì sự thật cũng sáng tỏ - Xuất khẩu nhập nhĩ: lời nói ra khỏi miệng lại vào ngay tai/NB: những lời nói

chang có giá trị gì/VN: Mềm chửi tai nghe

- Xuất khẩu thành chương: nói ra thành văn chương/NB: tài ăn nói, có khẩu khí thuyết phục người nghe

- Xuất kì bất ý: hành động vào lúc đối phương không để ý/NB: chớp thời co một cách mau lẹ, quyết đoán

— Xuất ô nê nhỉ bất nhiễm: sinh ra từ bùn lầy hôi hám nhưng không bị nhiễm ban/NB: ban lĩnh và phẩm giá cao đẹp của những con người chân chính

— Xuất quỷ nhập thần: ra như quỷ vào như thần/NB: tài giỏi, tính thơng, biến hố khơn lường

- Khai thiên lập địa: mở trời lập đất/NB: buổi ban đầu của xã hội loài người, hoang sơ nhưng tỉnh khiết

— Công thân khai quốc: các đại thần có cơng mở nước/NB: công lao to lớn — Khai môn kiến sơn: mở cửa thấy núi/NB: khởi đầu sự nghiệp gặp phải muôn vàn khó khăn, thử thách khắc nghiệt (có người giải thích: ngay từ đầu đã thấy rõ vấn đề)

Trang 5

— Khai môn ấp đạo: mở cửa là ôm ấp kẻ đạo chích/NB: kết bạn với loại người nào thì tất sẽ là bè đảng của loại người ấy (có người giải thích: chơi với đạo chích là tự gây nguy hiểm cho mình)/VN: Ngưu tâm ngưu, mã tâm mã

- Giá cẩu tuỳ cẩu: gả cho chó thì phải theo chó/NB: phải chịu trách nhiệm về hành động mù quáng, nông nổi của mình hoặc phải trả giá đắt cho thói gia trưởng, độc đoán

- Sơn hà dị cải, bản tính nan đi: núi sông dễ đổi thay, bản tính con người khó thay đổi/NB: đã là bản chất thì giáo dục rất khó

— Cầu nhân bất như cầu kỉ cầu cạnh người khác không bằng dựa vào chính mình/NB: phải có ý chí độc lập, tự lực cánh sinh và tin vào bản thân mình

— Danh sư xuất cao đồ: thay giỏi sinh ra tro gioi/NB: vai tro quan trong cua người thầy trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo

— Nhất ba vị bình, nhất ba hựu khởi: một cơn sóng chưa qua, một cơn sóng khác lại ập tới/NB: khó khăn, thử thách chồng chất

- Thiếu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bỉ: lúc còn trẻ khoẻ không cố gắng, lúc già yếu nuối tiếc sầu muộn/NB: mọi sự ân hận đều muộn màng, vô nghĩa/VN: ứ hự thì sự đã rồi

- Sài lang đương đạo: sói cáo đứng chắn đường/NB: tình huống thử thách địi hỏi phải dám hi sinh vì lí tưởng

- Bế mơn trr quá: đóng cửa lại để suy nghĩ về những sai lầm của mình/NB: sức mạnh và hiệu lực của toà án lương tâm

- Bách chiết bất nao: Trăm lần gãy không nao núng/NB: Kiên định với lí tưởng của mình

— Bách chiết bất hồi: trăm lần gãy vẫn không chịu suy nghĩ lại/NB: mù quáng, bảo thủ, cực đoan

— Cô chưởng nan minh: mot ban tay khó làm nên tiếng vỗ/NB: sự vô nghĩa của mỗi cá nhân khi tự tách mình ra khỏi tập thể

- Cận lâm thức điểu, cận thuỷ tri ngư: ở gần rừng thì am hiểu về chim, ở gần sông thì hiểu biết về cá (yếu tố £h„ỷ ở đây có nghĩa là: sơng; nghĩa này có trong từ sơn thuỷ)/NB: hiểu biết của mỗi người là có giới hạn

Trang 6

- Cấp thời bão Phật cước: lúc nguy cấp mới chạy tới ôm chân Phạt/NB: những kẻ cơ hội và đạo đức giả bậc thay

- Đồng cam cộng khổ: chia sẻ gian khổ và chung hưởng niềm vui/NB: một lời thé khi còn han vi

— Đồng sinh đồng tử: sống chết có nhau/NB: một lời thề hoặc một hành động cao thượng

— Vô hồi kì trận: liên tiếp trận này đến trận khác/NB: tính chất khốc liệt của SỰ VIỆC

Trang 7

TUAN 7

Tiết 25 — 26 VAN HOC CHIEU CAU HIEN

(Cầu hiển chiếu)

A Két qua can dat

- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung — một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta Qua đó, HS nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia

- Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu — một thể văn nghị luận trung đại

- Tích hợp với các bài: Thiên đơ chiếu (Lí Thái TỔ - lớp 8), Hiển tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung - lớp 10), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngơ Gđa văn phái — lớp 9)

* Những điểm cần lưu ý

- GV cần tìm hiểu kĩ hồn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt Nam cuối thé ki XVIII — khi Quang Trung mới lên ngôi; về tác giả Ngơ Thì Nhậm, một sĩ phu Bắc Hà mới theo Quang Trung, để hiểu nội dung và cách thể hiện bài chzếu mà họ Ngô đã theo lệnh vua để viết

- Thể chiếu — nghị luận trung đại cần được tìm hiểu sâu thêm một vài nét * Trọng tâm bai học: Phân tích các luận điểm chính của tác giả, thể hiện tầm tư tưởng và tấm lòng của vua Quang Trung vì nước vì dân

B Chuan bị của thay va tro

— HS đọc lại các văn bản Chiếu đời đô (lớp 8), Hồng Lê nhất thống chí (lớp 9) và Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (lớp 10)

- Ảnh tượng vua Quang Trung

C Thiết kế bởi dạy — hoc

Hoạt động I TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ

(Hình thức: vấn đáp)

Trang 8

2 Những đặc điểm chủ yếu của hình tượng người nghĩa quân — nông dân Cần

Giuộc Vì sao lại đánh giá, rằng Nguyễn Đình Chiều đã dựng lên được bức tượng đài bi tráng về những người anh hùng cứu nước tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang trong znột thời khổ nhục nhưng vĩ đại

3 Vì sao nói tiếng khóc của Nguÿễn Đình Chiểu trong bài Văn rế là tiếng khóc vĩ đại?

4 Quan niệm của Đồ Chiều về sống thác (chết)?

5 Phân tích các câu văn tế: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc Sống thờ vua, thác cũng thờ vua để thấy rõ một cách toàn diện quan niệm sống chết của Nguyễn Đình Chiểu

Hoạt động 2 DẪN VÀO BÀI

1 Chúng ta hắn còn nhớ một trong những bài nghị luận trung đại đầu tiên —

bài Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Thái Tổ Lí Cơng Uần mở đầu triều đại nhà Lí ở thế kỉ X Tám thế kỉ sau — cuối thé ki XVIII, sau khi đại thắng quân xâm lược Mãn Thanh, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã bắt đầu kế hoạch xây dựng đất nước, củng cố triều đại mới Nhà vua sai quan Tả Thị lang Ngơ Thì Nhậm — một danh sĩ Bắc Hà - thảo tờ chiếu cầu hiền với mục đích thuyết phục, mời gọi những người hiền tài ở khắp nơi, đặc biệt là giới nho sĩ — si phu miền Bắc cởi bỏ mặc cảm, t¡ hiểm, đem hết tài sức cộng tác cùng triều đình và nhà vua chấn hưng đất nước

2 Qua tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (đã học ở lớp 9), em hiểu gì về vua

Quang Trung và Ngô Thì Nhậm? Trình bày ngắn gọn trong vài câu

- Qua bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (đã học ở lớp 10), em hiểu thế nào là người hiền tài? Vai trò của người hiền tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước?

- Qua bài Chiếu đời đô (đã học ở lớp 8), em hiểu thế nào là thể chiếu?

a GV mở rộng thêm về các loại chiếu (chỉ): chiếu lên ngôi, chiếu nhường ngôi, chiếu khuyến nông, di chiếu và chiếu cầu hiền

b GV giới thiệu ảnh (tranh) chân dung Quang Trung, Ngô Thì Nhậm

Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT

1 Về tác giả (1746 — 1803)

* HS đọc thầm lại một lần 7/ểu dẫn (SGK, tr 68)

Trang 9

Sơn, ngay từ khi triều Lê — Trịnh sụp đổ Ơng là người có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của triều đình do ơng soạn thảo

2 Hoàn cảnh ra đời của bài chiếu: Khoảng 1788 — 1789; sau đại thắng quân Thanh, một trang sử mới đã bắt đầu được mở trên đất nước ta Miền Bắc được giải phóng, một triều đại mới — Tay Son — Quang Trung - ra đời Nhà vua quyết tâm thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước; rất cần sự đóng góp của giới nho sĩ - trí thức và tất cả những hiền tài Nhưng giới sĩ phu Bắc Hà, không phải ai cũng thức thời được như Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích, mà phần đông hoặc lúng túng, hoặc chán nản, bi quan (Nguyễn Du), hoặc trốn tránh, hoặc sợ liên luy hoặc vẫn khư khư theo quan niệm cổ hủ của Nho gia: Tôi trung chỉ thờ một chủ, hoặc mù quáng coi Tây Sơn là giặc, mộ quân chống lại (Phạm Thái) Tình hình chính trị thật khó khăn, phức tạp Bởi vậy, nhiệm vụ chiến lược khi đó là làm sao thuyết phục giới trí thức miền Bắc hiểu đúng, hiểu rõ mục đích và kế hoạch xây dựng đất nước cũng như tấm lòng và mong ước của nhà vua, để họ ra cộng tác, phục vụ triều đại mới

3 Thể loại và bố cục

- Chiếu — văn bản do vua, chúa (chế) ban ra để triều đình hoặc tồn dân đọc và thực hiện một mệnh lệnh hoặc yêu cầu trọng đại nào đó của đất nước hoặc hoàng tộc, bản thân nhà vua Chiếu có thể do vua đích thân viết, nhưng thường do các đại thần văn tài võ lược thay vua, theo lệnh vua viết (ví dụ Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi); ở đây Ngơ Thì Nhậm — quan Ta Thị lang Binh bộ Thượng thư theo lệnh vua QuangTrung viết Như vậy nội dung tư tưởng là của vua Quang Trung, nghệ thuật thể hiện, lập luận, lời văn là của Ngơ Thì Nhậm

— Bai văn nghị luận chính trị — xã hội trung đại này được viết bằng chữ Hán có bố cục như sau:

(1) Từng nghe người hiền vậy: Val trò và sứ mệnh của người hiền đối với nhà vua và đất nước

(2) Trước đây hay sao?: Suy nghĩ của nhà vua về tình hình đất nước hiện tại, ước nguyện được nhiều người hiển ra giúp rập triều đình mà vua mới gây dựng nên

(3) Chiếu này ban xuống bán rao: Nnhững yêu cầu và biện pháp cầu hiền, tuyển hiền cụ thể

(4) còn lại: Mong muốn và lời khích lệ người hiền của nhà vua

4 Giải thích từ khó: theo các chú thích chân trang, kết hợp trong quá trình đọc —

hiểu chỉ tiết

Trang 10

* Yêu cầu giọng đọc, chậm rãi, tình cảm, tha thiết

* ŒV đọc 1 đoạn, 3 —- 4 Hồ đọc tiếp đến hết bài, một vài lần; nhận xét cách đọc

(Hết tiết 25, chuyển tiết 26)

Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN ĐỌC -~ HIỂU CHI TIẾT

1 Lí lẽ và tấm lòng của vua Quang Trung trong chủ trương cầu hiền * HS đọc lại các đoạn 1 - 2

* GV hỏi: Người viết đã xác định vai trò và nhiệm vụ cao cả của người hiền là øì? Cách nêu vấn đề đó có tác dụng gì đối với các đoạn tiếp theo?

* HS trả lời * Định hướng:

— Vai trò và vị trí của người hiền tài đối với đất nước, ngay từ đầu bài chiếu đã

được đề cao hết mức với so sánh: như sưo sáng trên trời cao — là tinh hoa, tỉnh tú

của non sông trời đất Nhưng người hiền - ngôi sao chỉ có thể phát huy tác dung, toả ánh sáng nếu biết châu về ngôi Bắc thần — làm sứ giả cho thiên tử Đó chính mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử, là sứ mệnh thiêng liêng của người hiển — nói chung

- Nêu ra tư tưởng có tính quy luật trong các triều đình phong kiến xưa nay để làm cơ sở cho việc chiêu hiền, cầu hiền của nhà vua là có cơ sở, căn cứ, là hợp lòng trời, lòng người vậy

* GV hỏi: Từ đây, giải thích từ cầu Tại sao nhà vua, người có quyền cao nhất khơng lệnh, gọi, mời, mà phải cầu?

* HS cắt nghĩa

* Định hướng: Vì đây là những người tài giỏi, các bậc hiền tài, đại hiền đầy tài năng và tự trọng nên kể cả các bậc vua chúa không thể gọi mời, càng không thể ra lệnh mà phải thể hiện tấm lòng chân thành, khao khát đó là cầu, thỉnh Ví dụ: Lưu Bị ba lần cầu Khổng Minh Quang Trung mấy lần cầu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

* GV hỏi: Tiếp theo, tác giả phân tích tình hình thời thế trước đây nhằm mục đích gì? Đối tượng cầu hiền mà nhà vua hướng tới là ai? Hai câu hỏi ở cuối đoạn 2 thể hiện tâm trạng, suy nghĩ gì của đấng quân vương?

* HS phân tích, suy luận, trả lời * Định hướng:

Trang 11

sai lầm Đó là sự thực lịch sử; những đáng quý là ở chỗ, nhà vua cho rằng đó chỉ là sự bất đắc đĩ, sự nông nổi hoặc nhầm lẫn, hoặc không thể ứng xử theo cách khác Nhà vua đã tỏ ra khoan thứ, thông cảm, không truy cứu, hoặc tính đếm Chuyện cũ đáng buồn hãy cho qua

Với đối tượng là giới sĩ phu, quan lại Bắc Hà từng nhiều năm trung thành với triều đình Lê — Trịnh, với Tây Sơn là triều đình mới, thì nhắc nhở như thế là rất thấu lí, đạt tình Đó là tấm lịng của bậc minh vương thánh đế Cách nói tế nhị, hơi châm biếm nhẹ nhàng khiến người nghe không thể tự ái mà còn nể trọng người viết cũng là bậc tài năng uyên bác và tự cười về thái độ ứng xử chưa thoả đáng của mình

Nhà vua tự khiêm tốn cho mình ít đức Hai câu hỏi ở cuối đoạn không chỉ thể hiện sự băn khoăn, suy nghĩ của Quang Trung, thể hiện sự mong mỏi thực sự tha thiết của nhà vua trông đợi các bậc hiền tài xứ bắc mà cịn nói lên sự chân thành, khiêm cung và nêu rõ tình thế đã thay đổi, lịch sử đã sang trang, cơ hội để hiền tài xuống núi, rời am đã thực sự tới rồi, sao còn chần chừ chi mãi?

— Câu hỏi đặt ra tình thế lưỡng phân: hoặc thế này, hoặc thé kia ca hai đều không đúng với tình hình thực tại Vậy thì chỉ cịn cách ra giúp triều đình mới mà thôi!

* GV nêu vấn đề thảo luận: Ở đoạn tiếp theo, tác giả tiếp tục nêu thêm những luận điểm mới nào? Những luận điểm đó có xác đáng không?

* HS thảo luận theo nhóm và cử đại biểu trình bày ý kiến của nhóm mình, nhận xét nhóm bạn trả lời

* Định hướng: Đoạn tiếp theo, để tiếp tục nêu lí lẽ cầu hiền thuyết phục các bậc hiền tài còn đang phân vân, lúng túng, còn bảo thủ bằng những lí lẽ mới:

- Những khó khăn, nhiệm vụ mới mẻ và chồng chất, phức tạp của triều đình mới khi thực thi công việc mới nơi đô thành, nơi biên cương, việc binh, việc kinh tế, việc học hành, văn hoá

- Một mình nhà vua và triều đình hiện tại dù đã rất tận tâm và cố gắng nhưng cũng không thể làm hết, làm tốt trọn ven công việc nhiều và lớn lao này

— Theo quy luật cứ 10 nhà một ấp phải có người trung thành, tín nghĩa — người hiển tài Vậy trên dải đất nghìn năm văn hiến rộng lớn như Bắc Hà đây nhất định phải có nhiều bậc hiền tài Đó là lẽ tất nhiên

Chỉ có điều, các bậc ấy chưa chịu hay chưa kịp ra giúp vua, giúp nước để xây nền trị bình mn thuở mà thôi!

Trang 12

Đến đây, người đọc càng thấy rõ hơn trí tuệ và tấm lịng đại trí đại nhân của vua Quang Trung

2 Đường lối, chủ trương cầu hiền của vua Quang Trung * HS đọc các đoạn 3 — 4

* GV hỏi: Nội dung chủ yếu của đoạn 3 là gì? Qua đó có thể nhận xét như thế nào về chủ trương, chính sách cầu hiền của nhà vua?

* HS phân tích, trả lời, nêu nhận xét * Định hướng:

- Đoạn 3 nêu khá cụ thể những chủ trương, chính sách cầu hiền của triều đình để cho việc thực hiện dé dàng và có kết quả: Không phân biệt quan, dân, ai có tài được phép tâu bày Lời hay, mưu hay được dùng, được khen thưởng, khuyến khích, khơng kể thứ bậc Lời không hợp, khơng dùng, có sơ suất khơng bắt tội, chỉ trích Tiến cử nghề nghiệp hay giỏi, tinh thục Tự tiến cử

— Như vậy, chính sách chủ trương cầu hiền của nhà vua phong kiến Việt Nam thế ki XVIII là khá mở rộng tự do dân chủ và tiến bộ Khơng chỉ trọng trí thức, tìm người giỏi mưu hay, biết hoạch định chính sách lớn mà trọng đãi cả các nghệ nhân, các thợ tinh xảo nghề nghiệp, trọng thực hành Khơng chỉ khuyến khích tiến cử, mà còn cho phép tự tiến cử Mọi hình thức cốt sao có được nhiều người tài, việc hay, nghề giỏi để xây dựng, chấn hưng đất nước Biện pháp nêu ra cụ thể và dễ thực hiện

- Và rõ ràng, điều đó thể hiện tầm tưởng chiến lược lãnh đạo sâu rộng của Quang Trung Ơng khơng chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một nhà quản lí,

tổ chức tài ba

3 Đoạn kết

* HS dọc diễn cảm đoạn kết

* ŒV hỏi: Nhận xét cách kết thúc bài chiếu của tác giả Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì đối với người nghe, người đọc?

* HS nêu nhận xét, đánh giá * Định hướng:

- Trở lại cách nêu vấn đề ở doạn đầu bằng những hình anh khơng gian của trời đất thanh bình trong sáng, chính là vận hội của người hiền ra giúp vua, giup doi

Trang 13

Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

1 HS doc lai néi dung Ghi nho, tr 70 (GV nhấn mạnh:

- Đối tượng thuyết phục: giới sĩ phu Bắc Hà (rất nhiều người tài giỏi có lịng với dân với nước nhưng chưa ra giúp triều đình vì lẽ này lẽ khác)

— Mục đích: thuyết phục họ ra gitip vua, ø1úp nước

- Luận điểm thuyết phục: kết hợp tình lí, phân tích dẫn dụ, bày tỏ rõ ràng tâm huyết, chan thanh )

2 Qua đây, rút ra nhận xét gì về đức — tài của vua Quang Trung?

(Hết lịng vì nước, vì dân, quyết tâm xây dựng đất nước hùng mạnh, phát triển; tầm nhìn chiến lược, tấm lòng bao dung, cao cả, thấu lí đạt tình)

3 So sánh điểm giống và khác trong nghệ thuật lập luận giữa Chiếu dời đô va Chiếu cầu hiển

(_ Giống: Lí - tình kết hợp, không chỉ đơn thuần là mệnh lệnh quan phương, thuyết phục và xúc động lòng người; những vấn đề trọng đại với non sông đất nước, triều đại; thể hiện tầm nhìn xa rộng và tấm lịng vì nước vì dân của bậc minh vương thánh đế

- Khác: ở Chiếu đời đô là việc thuyết phục chủ trương di dời thủ đô Ở Chiếu cầu hiền là việc động viên, kêu gọi và sử dụng người hiền tài.)

4 Đọc lại bài Niền tài là nguyên khí của quốc gia để nhận thức rõ và sâu thêm: phẩm chất và tầm quan trọng của người hiền tài đối với đất nước và nhân dân

5 Ngày nay, chính sách chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng trí thức, phát triển tài năng, sử sụng chất xám của Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới như thế nào? Chúng ta đã và đang làm gì để hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám? Em

hiểu hiện tượng này như thế nào? 6 Tham khảo

6.1 NGƠ THÌ NHẬM - MOT TRI THUC CHAN CHINH

Ngơ Thì Nhậm là một trí thức lỗi lạc của nước ta cuối thế kỉ XVIII và là cây bút tiêu biểu của nền văn học rực rỡ thời Tây Sơn Tác phẩm của ông để lại cho chúng ta còn khá nhiều và đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, quân sự, sáng tác và lí luận văn học, triết học, sử học Tầm vóc cao của Ngơ Thì Nhậm, trước hết là con mắt nhìn đúng chỗ và đúng hướng đi của người trí thức trong một bối cảnh lịch sử vô cùng rối ren, phức tạp

Trang 14

ràng buộc của lễ giáo phong kiến cổ hủ, thực hiện lí tưởng phục vụ cho dân, cho nước Sự nghiệp chính trị, quân sự và những cống hiến văn học quý báu của ông thật xứng đáng để con cháu muôn đời ghi nhớ và tự hào

(Theo Cao Xuân Huy, Lời nói đầu — Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì Nhậm, quyển 1, NXB KHXH, Hà Nội, 1978)

6.2 Tham khảo bản dịch Tờ chiếu cầu hiển của Mai Quốc Liên, trong Tuyển

tập Ngô Thì Nhậm, tập 2, NXB KHXH, Hà Nội, tr 122 — 124

6.3 Nếu có điều kiện, tham khảo một hồi trong Tưn quốc diễn nghĩa: Lưu Bi ba lần đến lều tranh cầu Khổng Minh (Tam cố thảo lw)

7 Chuẩn bị bài đọc thêm: Xin lập khoa luật

Tiết 27 VĂN HỌC

Đọc thêm : XIN LẬP KHOA LUẬT

(Trích Té cấp bát điều)

A Két qua cGn dat

Giúp HS hiểu tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền và xã hội tuân thủ luật pháp Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục lí tình và tấm lòng trung trực của tác giả đối với dân, với nước

* Những điểm cần lưu ý

- Cần cho HS đọc Kĩ, tìm hiểu những luận điểm chính, để thấy rõ giá trị của văn bản

— Kết hợp tự đọc, tự trả lời câu hỏi trong SGK GV chỉ làm nhiệm vụ định hướng và chốt

B Chuan bị của thay va tro

Suu tầm ảnh, tranh chân dung Nguyễn Trường Tộ

C Thiết kế bởi dạy — hoc

Hoạt động I TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ

(Hình thức: vấn đáp)

Trang 15

2 Vì sao nói chủ trương cầu hiền, biện pháp cầu hiền của Quang Trung là cụ thể và dễ dàng thực hiện?

3 Nhận xét thái độ, lời lẽ cầu hiền của tác giả Vì sao thái độ, lời lẽ ấy là rất phù hợp với đối tượng và mục đích cầu hiền của bài chiếu?

Hoạt động 2 DẪN VÀO BÀI

Nguyễn Trường Tộ theo đạo Thiên Chúa và là một học giả nổi tiếng với những tư tưởng đổi mới đất nước thể hiện trong tác phẩm chính luận - bản điều trần: Tế cấp bát diéu (8 điều cần thiết) gửi lên vua Tự Đức nhà Nguyễn Bản điều trần thứ 27/60 là bản mang tên Xin lập khoa luật, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội, nhà nước pháp quyền,; nhằm thuyết phục triều đình mở khoa luật

Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN ĐỌC — HIỂU KHÁI QUÁT

1 Về tác giả (1830 — 1871)

* HS tu doc theo Tiéu dẫn (SGK, tr 71) 2 Doc

* Giọng khúc chiết, rõ ràng, rành mạch; chú ý các câu hoi tu tw * Ba HS doc 2 lần toàn bài Nhận xét cách đọc

3 Giải thích từ khó: theo các chú thích chân trang 4 Thể loại và bố cục

— Điều trần: văn nghị luận chính trị — xã hội trình bày vấn đề theo từng điều, từng mục

— Bố cục: (1) Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội; (2) Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật; (3) Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức

Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN ĐỌC ~ HIỂU CHI TIẾT

Câu 1

— Luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường,

— Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh Khơng có ai, kể cả vua chúa được đứng ngoài, đứng trên luật pháp Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành và phát triển bằng luật pháp Mọi sự thưởng, phạt đều dựa trên luật pháp Đó là những nhà nước pháp quyền

Trang 16

Cáu 3: Theo tác giả, Nho học khơng có truyền thống tôn trọng luật pháp vì

chỉ nói sng trên giấy, làm tốt chăng ai khen, không làm hay làm dở chăng ai chê Đến Không Tử cũng phải công nhận điều này

Cáu 4: Quan hệ giữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức Công bằng, luật pháp là đạo đức Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư

Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức

Cau 5: Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tư duy và tâm lí các nhà nho — vốn là những người giương cao ngọn cờ đạo đức của Thánh Khổng - và chính Khổng Tử đã nhận ra cái hạn chế, chủ quan và không tưởng của giáo lí, đạo đức, nghệ thuật nếu khơng có luật pháp làm nền tảng; để họ nhận thức rõ vấn đề quan trọng của luật pháp

Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

1 Đọc lại bài viết 2 — 3 lần ở nhà

2 Tìm hiểu và nhận xét về tình hình thực hiện luật pháp ở nước ta hiện nay trên một lĩnh vực mà em biết (chẳng hạn: an tồn giao thơng, môi trường )

3 Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Tiết 28 TIẾNG VIỆT

THUC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

A Két qua can dat

1 Kiến thức: Nâng cao hiểu biết về nghĩa của từ trong sử dụng như: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa

2 Tích hợp với văn bản Chiếu cầu hiển, với tập làm văn ở các bài nghị luận 3 Kí năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ trong giao tiếp nói, viết

B Thiết kể bài dạy — học

Hoạt động 1 ÔN TẬP VE NGHIA CUA TU

Trang 17

từ ngữ”) với tần số rất cao ! Và trong cái "vịng” đó, tất yếu ý nghĩa của từ ngữ cũng phải luôn luôn biến đổi để đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của con người như: thông tin khoa học, trao đối tư tưởng tình cảm, tạo lập quan hệ xã hội

Nói như thế có nghĩa là xã hội phát triển, nhận thức của con người phát triển thì ngôn ngữ cũng phải phát triển để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của con người Trong sự phát triển chung của ngơn ngữ thì từ vựng bao giờ cũng là bộ phận phát triển mạnh mẽ nhất, vì:

- Nhận thức phát triển, con người ngày càng phát hiện ra những thuộc tính

mới của các sự vật, hiện tượng đã biết, vì vậy phải có các từ ngữ tương ứng để biểu

thị khái niệm về các thuộc tính mới của sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ hơn - Đối với con người, trong thế giới xung quanh chỉ có cái "chưa biết" chứ khơng có cái "khơng thể biết", nghĩa là con người ngày càng phát hiện ra nhiều sự vật, hiện tượng mới cần phải đặt tên cho nó bằng các từ ngữ tương ứng

Tóm lại, do các nhu cầu trên, sự phát triển của từ vựng là một đồi hỏi tất yếu khách quan của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới này (theo GS TS Hữu Quỳnh, nhân loại có khoảng 2 800 ngôn ngữ khác nhau)!

Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Bài tập 1

a Trong câu thơ Lá vàng trước gió khế đưa vèo, từ lá” được dùng với nghĩa gốc "chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt nhất định" Nghĩa này có ngay từ đầu khi từ "lá" xuất hiện trong tiếng Việt

b - /4 dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người — la dùng với các từ chỉ vật bằng giấy

— 1a dùng với các từ chỉ vật bằng vải

— lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ — lá dùng với các từ chỉ kim loại

Từ "lá" được dùng ở các trường nghĩa khác nhau, những vẫn có điểm chung: — Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá” gọi tên các vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): đó đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây

Trang 18

Bài tập 2

Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể người, nhưng có thể được

chuyển nghĩa để chỉ cả con người Thường dùng nhất là các từ: /zy, chán, đầu, miệng, tìm, mặt, lưỡi, tai, mắt, Ví dụ:

- Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi (tóm được một tên tù binh để khai thác tin tức)

-Ơng ấy có chân trong BCH Hội Cựu chiến binh của tỉnh (chỉ vị trí của COn người)

— Anh ấy có trái tim thật nhân hậu (người nhân hậu)

- Những vị tai mắt trong làng xã (những người có chức vụ, có quyền hành nhất định)

Bài tập 3

Các từ chỉ vị giác: mặn, nhạt, chua, cay, đắng, chát, ngọt, bùi Hiện tượng

chuyển nghĩa:

a Đặc điểm của âm thanh, lời nói: Nói ngọt lọt đến xương; Một giọng hát chua loét; Những tiếng cười nhạt théch

b Mức độ của tình cảm, cảm xúc: Kỉ niệm ngọt ngào khiến anh chợt thấy rung rưng nuối tiếc những ngày đã qua; Từ lâu, chị đã thấm thía nỗi cay dang cua cảnh cơ đơn; Nó nói nghe thật bùi tai.;

Bài tập 4

a Từ "cậy" có từ "nhờ”" là từ đồng nghĩa Chúng có sự giống nhau về nghĩa: "bằng lời nói tác động đến người khác với mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó" Nhưng "cậy" khác "nhờ" ở nét nghĩa: dùng "cậy" thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác

b Từ "chịu" có các từ đồng nghĩa là "nhận, nghe, vâng" (kết hợp với từ "lời") vì đều chỉ sự "đồng ý”, sự "chấp thuận" với lời người khác Tuy vậy, các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau:

— nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường

- nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngỗn, kính trọng

— chịu (lời): thuận theo lời người khác theo một lẽ nào đó mà mình có thể khơng hài lịng

Bài tập 5

a) Chọn từ canh cánh vì:

Trang 19

- Từ canh cánh khắc hoạ tâm trạng day dứt triền miên của tác giả Hồ Chí Minh Khi dùng từ canh cánh thì cụm từ chủ ngữ Nhật kí trong tà được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người, tức tác giả (nhân hoá Nhật ki trong tu)

b) Chỉ có thể dùng ở câu này một trong các từ: đính dáng, liên can Cồn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp

c) Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn bè, bạn đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ở chỗ:

- Bầu bạn có nghĩa khái quát, chỉ một tập thể nhiều người, lại có sắc thái thân mật của khẩu ngữ Trong câu văn, chủ ngữ là Việt Nam (số ít) nên không thể dùng

từ này

- Bạn hữu có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết, cho nên không phù hợp khi nói về quan hệ giữa các quốc gia

- Bạn bè cũng có nghĩa khái quát và sắc thái thân mật, suống sã nên cũng không phù hợp

Tóm lại, với câu này, chúng ta chỉ có thể điền từ bạn

Tham khỏo

I HIỆN TƯỢNG MỞ RỘNG NGHĨA

Trong câu, từ thường chỉ có một nghĩa nhất định, nhưng có thể đó là nghĩa gốc hoặc nghĩa chuyển (nói đầy đủ là hiện tượng chuyển nghĩa của từ) Về bản chất, nghĩa chuyền chính là kết quả mở rộng nghĩa của từ, tức là chỉ với một hình thức ngữ âm không thay đổi, từ có thêm những nét nghĩa mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới Tóm lại, khi đề cập đến nghĩa của từ, có 3 vấn đề cần phải lưu ý:

— Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa - Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

- Trong câu, từ có thể đồng thời xuất hiện cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển Cụ thể:

1 Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa

a Từ một nghĩa Ví dụ: xe đạp (xe phải đạp mới di được), xe máy (xe có động cơ, chạy bằng xăng, cơm: pa (một loại đồ dùng học tập), cà pháo (một loại cà cụ thể), hoa nhài (một loại hoa cụ thể), foán học (một môn học cu thé),

Trang 20

mũi, đí mũi, chúi mũi ), già (người già, cau già, bố già, mọt già, khọm già, cáo già, già giơ, già đời, già lua, già một lạng, già một lít ), lành (áo lành, bát lành,

nấm lành, tính lành, chó lành, sà lành, con nhà lành, gái nhà lành, thịt trâu

lành ), chín (cơm chín, thịt chín, vá chín, tài năng đã chín, suy nghĩ đá chín, chín

mudi, chin nhit, chin nuc, chin ndu )

2 Nghĩa gốc và nghĩa chuyển (xem phần Tham khảo, bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân — sách nay)

Ngoài ra, ngay các từ ngữ hiện đại cũng có sự phân hố nghĩa gốc và nghĩa

chuyển, chang hạn:

* Từ hội chứng:

- Hội chứng miễn dịch mắc phải (SIDA)

— Hội chứng chiến tranh Việt Nam (nỗi ám ảnh, sợ hãi của các cựu binh và nhân dân MI sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc)

— Hội chứng "kính thira” (hình thức dài dịng, rườm rà, vô nghĩa, vô cảm)

— Hội chứng "phong bì” (một biến tướng của nạn hối lộ)

- Hội chứng "bằng rởm" (một hiện tượng tiêu cực: mua bán bằng cấp), * Từ ngân hàng:

— Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cơ quan phát hành và lưu trữ giấy bạc cấp quốc gia)

— Ngân hàng máu (lượng máu dự trữ dùng để cấp cứu các bệnh nhân) — Ngân hàng đề thi (số lượng đề thi dùng để bốc thăm cho mỗi kì thi cu thé) — Nôn hàng bài tập Tốn nâng cao (tập hợp một số lượng nhất định các dạng

bài tập để người dùng có thể tuỳ ý lựa chọn), * 'Từ sốt:

- Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện ngay! (một dạng ốm, thân nhiệt tăng không bình thường)

— Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm! (giá cả các mặt hàng tăng liên tục, chưa dừng lại)

— Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ! (hiện tượng khan hiếm hàng hoá)

— Duong nhu đã thành quy luật, năm nào cũng vậy, cứ vào địp cận Tết là thiên hạ lại đua nhau nhảy dựng lên trong một cơn sốt tình cảm dành cho các VTP

— Cơn sốt thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu giảm nhiệt * Từ vua:

Trang 21

— Vua chiến trường (loại pháo lớn nhất, nòng dài, cỡ nòng: 175 11) — Vua toán (người học giỏi toán nhất lớp)

- Câu chuyện về một ông vua lốp (người được coi là ông tổ cho việc tái chế phế liệu thành lốp xe thé)

- Hảẳn là vua không ngai ở cái tỉnh giàu có ấy (một loại quyền lực đáng sợ) 3 Trong câu, từ có thể đồng thời xuất hiện cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển Ví dụ:

— Mùa xuâm là Tết trồng cây — Làm cho đất nước càng ngày càng xuân; (Hồ Chí Minh): xuản,: nghĩa gốc (mùa xuân), xuân;: nghĩa chuyển (tươi đẹp);

— Xuân, ơi xuân;, xuân: đến rồi — Một mùa xuân, vui nơi nơi đều xuân; (Lời một ca khúc): xuán ; ; ; „: nghĩa gốc (mùa xuân), xuân;: nghĩa chuyển (tươi đẹp, vui ve, tưng bừng)

- Chơi xuân; có biết xuân; chăng tá - Cọc nhé đi rồi lỗ bỏ không (Hồ Xuân Hương): cả xuân; và xuân; đêu là hiện tượng từ nhiều nghĩa (gồm cả nghĩa gốc và

nghĩa chuyển)

II HIỆN TƯỢNG CHUYỂN HOÁ TỪ LOẠI

1 Đặt vấn đề: Trước hết, cần phải thấy hiện tượng chuyển hoá từ loại là một

hiện tượng bình thường của mọi ngơn ngữ, đó là một trong những cách tích cực hố vốn từ theo quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ

Thứ hai, xét về bản chất, hiện tượng chuyền hoá từ loại chỉ thay đổi cách thức phản ánh chứ không thay đổi đối tượng phản ánh

Ví dụ:

- (Cái) cuốc: gọi tên sự vật, cuốc là đối tượng nhận thức, cuốc khác với "xéeng"”, "liém", "dao"

— Cuốc (đất): gọi tên hoạt động, cuốc là đối tượng miêu ta, "cudc" khac véi "chém", "đào", "giã”

Thứ ba, hiện tượng chuyển hố từ loại ít nhiều có liên quan đến hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa của từ, nhưng ba hiện tượng này khơng hồn tồn đồng nhất với nhau

Ví dụ:

* Chuyển hoá từ loại: (cái) hái, = hái; (rau), (cân) muối, = muối, (dưa), (cân) thị! = thịt; (một con gà)

* Đồng âm:

Trang 22

+ Khác hiện tượng chuyển hoá từ loại: (hòn) gạch; — gạch; (của con cua) - gach, (xoá bỏ); đường, (để ăn) - đường; (con đường) - đường: (ngôi nhà, từ Hán Việt: ừ đường, an dưỡng đường, phúc mấn đường, tứ đại đông đường )

* Nhiều nghĩa:

+ Có quan hệ với hiện tượng chuyển hoá từ loại Ví dụ từ đá: chỉ sự vật (hòn đá), chỉ hoạt động (đá bóng), chỉ tính chất: Biết ơng ấy đá lắm, nó dí cái rá vào lưng người khác (Nguyễn Công Hoan: Cái vốn để sinh nhai)

+ Khơng có quan hệ với hiện tượng chuyển hố từ loại Ví dụ từ giả: chỉ sự

vật nói chung, phát triển đến giai đoạn cao (hoặc giai đoạn cuối — cau gid, chuối già, mít già, trâu già, chó già, mèo già ), chỉ phần dư của một đơn vị đo lường (ước chừng, không cụ thể — già một cân, già một lít, già một lạng ), chỉ một hiện tượng khơng bình thường trong đời sống tình cảm hoặc những kinh nghiệm trong lao động, trong ứng xử (già nhân ngấi non vợ chồng, già néo đứt dây, già đòn non nhẽ, xanh nhà già đồng, chó già gà non, thầy giáo già con hát trẻ, đi hỏi già về nhà hỏi trẻ )

2 Các hình thức chuyển loại a Thực từ chuyển hoá sang thực từ:

— Mua một cân thịt (và) Thịt một con gà (danh từ — động từ)

- Sự nghiệp đổi mới rất khó khăn (và) Những khó khăn trong sự nghiệp đổi mới (tính từ — danh từ)

— Ching ta đã nhất trí cao trong hành động (và) Chúng ta phải biến sự nhất trí cao ấy thành hành động (động từ — danh từ)

b Thực từ chuyển hoá sang hư từ:

- Anh ấy có rất nhiều của (và) Quyển sách của anh ấy (danh từ — quan hệ từ) — T6i di hoc (va) Anh di di! (động từ — tình thái từ)

— Gia đình tơi ở Hà Nội (và) Chị ấy học ở Hà Nội (động từ — quan hệ từ) c Hư từ chuyển hoá sang hư từ:

- Trời đã tối mà đường lại khó đi (và) Em đừng khóc nữa mà! (quan hệ từ — tình thái từ)

— Anh ấy đang nói (và) Giết nó sao đang! (phụ từ - tình thái từ)

Lưu ý: Quá trình chuyển hố từ loại thường diễn ra rất tinh tế, do đó chúng ta có thể phân vân khi phải gọi tên từ loại hoặc giải thích ý nghĩa cho các trường hợp sau:

Trang 23

- Lá cờ rất đỏ/Phải ba đỏ xe mới lùi được/Tối rồi, đỏ đèn lên/Tránh cho xa cái trò đỏ đen

— Anh Sơn mua một hộp sơn về sơn cửa/Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Quân lệnh như søn/Sơn ăn tuỳ mặt ma bắt tuỳ người

- Thuê xe để xe nốt mấy xe gạch/Lương duyên một mối trời xe/Mua mot con xe doi 82/T6i di con xe (cờ tướng)

— Muon cuốc về cuốc đất/Nói như cuốc vào mặt/Chạy thêm một cuốc xe ơm nữa/Hết xe thì cuốc bộ vậy

* Ngoài ra, cịn có hiện tượng chuyển hoá từ loại khá đặc biệt (gọi là hiện tượng danh ngữ tính từ hố, tính ngữ hố, tính từ hố, hình dung ngữ ) như sau:

— Những chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha, rất Việt Nam

- Việc hắn kết nghĩa trăm năm với vợ của một người bạn chiến đấu đã hi sinh, theo tôi là một việc làm rất người, rất đời và rất lính!

— Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng anh vẫn còn nguyên vẹn cái tác phong rất Điện Biên

Về bản chất, sự chuyển hoá này là quá trình bổ sung các nét nghĩa cho một từ nào đó để biến từ ấy thành từ nhiều nghĩa Có thể ban đầu, tính nhiều nghĩa của từ chưa "tường minh”, nhưng nếu nó cứ được lặp đi lặp lại và được quen dùng thi dan dần sẽ được chấp nhận như các từ đá, đỏ, già, đã trình bày ở phần trên Tất nhiên, quá trình này là rất lâu dài và diễn ra không đồng đều giữa các từ khác nhau; chẳng hạn, chúng ta có vài ba cái tên riêng (danh từ riêng) như: Sở Khanh,

Tú Bà, Khuyển Ủng, Chí Phèo đã trở thành tính từ (tức là thêm nét nghĩa chỉ tính

chất, ngoài nét nghĩa định danh) khi nói: Gã ấy rất Sở Khanh!, Thằng cha ấy Chí Phèo lắm!, Con mụ ấy thì cực kì Tú Bài! ; nhưng trong thực tế cũng còn rất nhiều cái tên khác chưa thể "vượt vũ mơn" để hố thành tính từ được!

3 Hiện tượng "tiếng lóng hiện dai":

— Tinh hình cơ quan dao nay Ban-cdng qua! (căng thang) — Hom nay dia góp lầu dê đi! (góp tiền đi ăn lầu đê) — Tay ấy hay thịt thăn anh em lắm! (hay xin xỏ, lợi dụng) — Thơi, hỏng, anh nói câu ấy là Nghĩa Lộ mất rồi! (lộ bí mật) - Quả hàng Tết này bị Phú Lổ nặng! (lỗ vốn)

- Trông chị dạo này Nhà hát tuổi trể quát! (trẻ quá)

— Em cây frúc xinh quá! (xinh quá)

Trang 24

- Kiểm tra lại xem đã du đủ chưa? (đông đủ) — Dé thang cha ấy xôi xéo đi! (cút đi)

— Thang cha ấy thì cái gì cũng cá írê! (chê bơi) — Chuồn chuồn thôi! (chuồn)

— Bà ấy rất 7ràng Tiên, nhưng lại hay chơi đàn tính! (nhiều tiền, nhưng hay so kè tính tốn)

- Sếp chưa dặng hắng, nó đã cà cuống rồi! (cuống lên)

- Đang mát tay ga thì bị số? cà chua, luộc cua quá! (đèn đỏ, đỏ mặt xấu hổ) II TẠO TỪNGỮ MỚI

1 Từ giữa những năm 50 đến những năm 70: đja chủ, cường hào, phú nông, trung nông, bần nông, cố nông, đấu tố, đội cải cách, đội sửa sai, cốt cán, quần chúng, công nông bình, vơ sản, chun chính vô sản, đấu tranh giai cấp, chia ruộng đất cho dân cày, hợp tác xã, hợp doanh, công tỉ hợp doanh, sổ lương thực, phiếu thực phẩm, xe bình bịch (tên gọi xe gắn máy hồi những năm 60), xe công

nong, xe cut Kit

2 Hién nay:

— Bàn tay vàng: ban tay tai gioi, khéo léo trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc một thao tác kĩ thuật nhất định

— Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ các lễ hội, giao lưu trực tiếp thông qua hệ thống ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau về cự li địa lí

— Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng, quán nhỏ, tạm bợ

— Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao

— Công viên nước: nơi chủ yếu có các trị vui chơi giải trí dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo

— Đa dạng sinh học: sự đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên

- Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho

các loại xe cơ giới chạy với tốc độ từ 100 km/h trở lên

— Đường vành đai: đường bao quanh các đô thị lớn, nơi các phương tiện có thể vận hành bình thường mà không phải đi qua nội thành

Trang 25

— Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại có uy tín trên thị trường

Có thể nói, số lượng từ ngữ mới hiện nay là rất nhiều, chăng hạn: kinh fế tri thức, công nghé thong tin, thé gidi do, in-to-nét, ma-két-tinh, com-pdc, fax, tiép thi, quảng cáo, khuyến mại, giao lưu, hội nhập, đối tác, giao lưu trực tuyến, thông tin hữu tuyến, thông tin vô tuyến, trang chủ, hộp thự điện tử, giáo án điện tứ, giáo trình điện tử, nối mạng, truyền hình cáp, hội nhập khu vực, hội nhập toàn câu, cổ phiếu, cổ phần, cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc kinh doanh, giám đốc kĩ thuật, thị trường chứng khoán, thị trường đo, tăng trưởng kinh tế, dịch vụ xã hội, khu chế xuất, khu công nghiệp, ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần, công ti cổ phần, GV cơ hữu, GV hợp đông, hợp đồng không thời hạn, hợp đông thời vụ (hoặc: hợp đồng vụ việc), điểm hẹn dm nhac, ga la cudi

* Cdu tạo theo rơ hình x + y hoặc y + x: Ví dụ:

a xX + tặc: hải tặc, lâm tặc, tin tặc, gia tặc nan phòng

b x + trường: (fhj trường, chiến trường, thương trường, phi trường, thao trường, nông trường, lâm trường, nghị trường, công trường

c x + tap: hoc tập, thực tập, kiến tập, mật tập, cường tập, luyện tập, sưu tập, tuyển tập, toàn tập, tổng tập, trưng tập

d x + học: văn học, toán học, sử học, khảo cổ học, nhân chúng học, địa lí học, môi trường học, khoa học, động vật học, thực vật học, vật lí học, hoá học, sinh vật học, hải dương học, thiên văn học, điều khiển học

e x + hố: ơ-x¡ hố, láo hoá, cơ giới hoá, điện khí hố, tự động hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hố, thương mại hố, hình sự hoá (một vụ án dân sự), thể chế hoá, văn bản hoá, cố định hoá, trừu tượng hoá

g x + điện tỬ: thw điện tứ, thương mại điện tử, giáo dục điện tứ, chính phu điện tử, công nghiệp điện tử, dịch vụ điện tu, thời đại điện tứ, bảng điện tứ, đồng hồ điện tứ, mã số điện tứ, giáo án điện tứ, máy tính điện tử

h văn + x: văn chương, văn học, vấn tài, văn nghiệp, văn bút, văn nhân, văn bản, văn vẻ, văn vật, văn hoá, văn hiến, văn minh, văn sách, văn van, văn xuôi,

văn đàn, văn giới, văn công, văn hoa, vấn nghệ

i CƯỜI + X: Cười nụ, cười tám, cười tình, cười nhạt, cười duyên, cười đãi bôi,

cười nửa miệng, cười nịnh, cười khẩy

IV MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Trang 26

2 Mượn của tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga Ví dụ: mít tỉnh, ma-két-tinh, in-to-nét, sa lon, xích đơng, sơ mỉ, xà phịng, bơn sé vich, men sê vích, xô viết

Lưu ý: — Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vơ hạn; do đó nếu cứ ứng với mỗi một sự vật, hiện tượng, khái niệm mới lại phải có thêm một từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, quá cồng kềnh rườm tà; hơn nữa số lượng từ ngữ là có giới hạn, vì thế phát triển số lượng từ ngữ chỉ là một trong những cách

phát triển từ vựng mà thơi!

- Ngồi cách phát triển số lượng từ ngữ cịn có cách thêm nghĩa mới cho từ ngữ, vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ nước ngoài

V XÂY DỤNG HỆ THỐNG THUẬT NGỮ

Thuật ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ; do đó việc bổ sung, phát triển và hoàn thiện hệ thống thuật ngữ trong tiếng Việt luôn được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu; nhất là trong thời đại giao lưu, hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay

1 Khái niệm

- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

- Thường mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ

- Thuật ngữ khơng có tính biểu cảm

Ví dụ:

- Thạch nhũ: sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của các dung dịch đá vơi hồ tan trong nước có chứa a-xít các-bơ-níc (dùng trong văn ban khoa hoc dia li)

— Ba-đơ: hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrơ-xít (dùng trong văn bản khoa học hoá học)

_ Ấn du: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó (dùng trong văn bản khoa học Ngữ văn)

— Phân số thập phân: phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10 (dùng trong văn bản khoa học toán học)

— Lực là tác dụng đầy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lộ

— Xâm thực là làm huỷ hoại dân dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, sóng biển, băng hà, nước chảy (Địa lí)

Trang 27

— Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử) — Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuy (Sinh học)

— Luu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lịng sơng ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ (Địa l0

— Trọng lực là lực hút của trái đất (Vật lí

— Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất (Địa lƒ

— Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên (Hoá học) — Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ (Lịch sử)

- Đường trung trực là đường thắng vuông góc với một đoạn thang tại điểm

giữa của đoạn ấy (Tốn học) 2 Vai trị của thuật ngữ

a Xã hội phát triển, nhận thức của con người phát triển, con người ngày càng phải tích luỹ một vốn khái niệm khá lớn, mà mỗi khái niệm khoa học (được coi là một đơn vị tri thức) thường tương ứng với một thuật ngữ; do đó giải nghĩa được một thuật ngữ (hoặc phải tra từ điển để hiểu) tức là đã nắm được một đơn vị tri thức khoa học nào đó

b Chúng ta đang sống trong thời đại "kinh tế toàn câu”, nghĩa là tất cả các nước muốn phát triển đều phải giao lưu, hội nhập về nhiều mặt với các nước khác; trong đó đặc biệt quan trọng là việc tiếp thu và chuyển giao các thành tựu tiên tiến về khoa học, công nghệ; vì vậy nếu khơng am hiểu các thuật ngữ khoa học, cơng nghệ thì dễ rơi vào tình trang tut hau, lang phí

c Rèn luyện thói quen giải thích nghĩa của các thuật ngữ chính là rèn luyện tư duy trừu tượng, rèn luyện năng lực tổng hợp hoá, khái qt hố trong q trình hoạt động sống và phát triển của mỗi người

3 Một số cách xây dựng thuật ngữ

a Phiên âm: gỈu-cô, xen-lu-lô, prơ-tê-in, gÌu-xif, prơ-tRif, pê-Hni-xê-hn, ăm-bI- xi-lin, hi-dr6é, cac-bon, ni-cé-tin, ben-zen, xi-rơ, bệnh pa-ki-sơn, bệnh ba-zơ-đó, bệnh ếch-zi-ma, mê-tan, xe-lua, u-ra-ni-umn, sun-fua, a-xê-tôn, a-xé-tic, hé-m6-bi- li-ru-bin, glu-cdé-za, bu-ti-la, ron-ghen, a-p-tit, can-x1, ti-tan, ki-16, ki-l6-met, cen- ti-met, de-xi-met, be-ri-li, mi-li-met

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN