c Về phương diện tu từ học, từ ngữ của PCKH là từ ngữ trung hồ có màu sắc sách vở (nhưng không phải là có màu sắc cao sang, quý tộc) Song, không phải tất cả các từ ngữ khoa học tiếng Việt đều có màu sắc phong cách như nhau Những
thuật ngữ khoa học chuyên sâu không được sử dụng ở một chỗ nào khác ngoài khoa học thì ln ln mang màu sắc khoa học rõ rệt
2, Cú pháp của phong cách khoa học
a Đặc điểm cú pháp nổi bật trong PCKH là việc sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi nước ba PCKH không sử dụng những kiểu câu giản lược thành phần, câu đảo vị trí Đặc điểm cú pháp này góp phần làm cho câu
văn khoa học thêm sáng tỏ, chặt chẽ, chứa đựng một dung lượng thông tin lôgic đầy đủ Tiêu biểu trong PCKH là những kiểu câu ghép vốn rất thích hợp cho việc diễn đạt tập trung quá trình vận động của tư tưởng, sự lập luận của tác giả và những mối liên hệ giữa các hiện tượng được nói đến Tạo điều kiện tỏ rõ một cách chính xác các mối quan hệ lôgic chặt chẽ giữa các thành phần câu là những cặp liên từ chỉ nguyên nhân (vì nên ), mục đích (để nên ), điều kiện (nếu thì ), nhượng bộ (tuy nhưng ), tăng tiến (không những mà cịn )
Trong lời nói khoa học gặp nhiều trường hợp mỗi vế của câu ghép được tách
ra thành một câu độc lập, nếu như câu quá dài, và cũng nhằm mục đích nhấn mạnh
vào trọng tâm thông tin Ví dụ: "Nhưng ý kiến của họ khó chấp nhận nên khơng có tiếng vang Mãi cho đến nay, cũng chỉ có Hồ Hữu Tường (1949) và Nguyễn Hiến
Lê (1952) lặp lại Vì rằng khái niệm từ loại là cái hiển nhiên vốn có trong một
tiếng nói" (Đái Xuân Ninh)
Nếu không dùng biện pháp tách biệt bằng dấu chấm (chỉ để dấu phẩy) thì cái ý chỉ nguyên nhân chỉ là ý phụ so với ý chỉ hệ quả nằm trong câu thứ hai, hơn nữa cái ý phụ chỉ nguyên nhân này thì giải thích cái hệ quả nằm gọn trong câu thứ hai
Lời nói khoa học thường xuyên sử dụng những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ, hoặc câu có chủ ngữ khơng xác định vốn rất phù hợp với nét đặc trưng phong cách ngắn gọn, khái quát và khách quan Ví dụ: "Khi nhân hai vế của một bất phương trình với một biểu thức chữ, cần phải chú ý đến giá trị của các chữ làm cho biểu thức đó có thể trở thành số dương, số không hoặc số âm" (SGK)
Rất tiêu biểu cho lời nói khoa học là những kiến trúc vô nhân xưng, như: Có thể cơng nhận rằng , Dễ thấy là , Cần phải bổ sung thêm điều này , Thiết tưởng rang , Ai cũng biết rằng , Khơng khó khăn gì để rút ra kết luận là , Sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng , Kinh nghiệm chứng tỏ
Trang 2bản, PCKH dùng những phương tiện chuyên biệt (từ, cụm từ, câu) chỉ ra trình tự phát triển của tư tưởng (đầu tiên , tiếp theo , sau đó , trước khi , để chuẩn bị
trước ), nêu lên mối liên hệ giữa thông tin trước và thông tin sau (như đã nêu trên, như đã nói, đã được vạch ra, đã được xem xét ), chỉ rõ mối quan hệ nhân — quả (bởi vì, vì vậy, nhờ đó, do đó, hậu quả là ), nói đến việc chuyển sang một chủ đề mới (Bây giờ chúng ta hãy xem xét , Chúng ta hấy chuyển sang nghiên cứu ),
nêu lên kết luận (Như vậy, Để kết luận, Vậy là )
PCKH cố gắng diễn đạt ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, khúc chiết để nêu bật được trung tâm của thông báo — chứng minh Nhưng ở mỗi biến thể của PCKH,
những tính chất đó được thể hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ khác nhau Trong KHTN, chẳng hạn, trong tốn học, do tính chất trừu tượng cao của nó, việc chứng minh thường được gọi trực tiếp bằng từ "chứng minh" và quá trình lập luận được dẫn dắt từng bước trong những hình thức khn mẫu Ví dụ: Hãy chứng minh rằng , Có thể áp dụng cách giải này để chứng minh rằng , Từ quy tắc trên SUY ra
Trong KHXH, do khuynh hướng hệ tư tưởng xã hội được xác định rõ của nó,
việc chứng minh thường dựa vào hệ thống luận điểm, luận cứ vững chắc, với những hình thức phong phú, đa dạng: những ý kiến riêng theo một quan điểm, lập
trường nhất định; những tài liệu thống kê; những tranh minh hoạ; những dẫn chứng trong thực tế, trong lịch sử; những trích dẫn ở tác phẩm kinh điển; những viện dẫn các học giả có uy tín; những chú thích về nguồn gốc, lai lịch Do đó có
những cách diễn đạt giúp cho sự lập luận, giải thích, chứng minh được chặt chẽ, và to rõ được thái độ thận trọng, có trách nhiệm của người viết văn bản KHXH Ví dụ: Chúng tơi khơng nghĩ rằng /Chúng tôi nhấn mạnh /Kinh nghiệm cho
thấy /Thực tế đã chứng minh /Có thể mượn lời của để kết luận “Không bao giờ có thể tồn tại mà chỉ có thể gặp /Tuy những cứ liệu này chưa đủ để khẳng định , nhưng chúng tôi thấy rằng
3 Kết cấu của văn bản khoa học
a Lời nói khoa học loại bỏ yếu tố cá nhân, khơng có tính chất của riêng cá nhân Tính chất trung hoà này của lời nói khoa học gắn với xu hướng quy phạm về cả hai mặt: mặt cấu trúc của văn bản và mặt sử dụng trong văn bản các phương
tiện ngôn ngữ
Có nhiều loại văn bản khoa học được xây dựng theo một khuôn mẫu quy định nghiêm ngặt đòi hỏi người viết phải tuân theo Ví dụ: báo cáo khoa học, giới thiệu
sách, luận văn, luận án, tóm tắt luận văn (luận án), nhận xét khoa học (phản
Trang 3b Các cơng trình khoa học hiện đại được trình bày chủ yếu là trong hình thức độc thoại Hình thức độc thoại phù hợp trong mức độ lớn với nội dung và nhiệm vụ
của cơng trình khoa học Có bốn kiểu độc thoại trong lời nói khoa học: miêu tả,
tường thuật, biện luận và phê bình — luận chiến Trong kiểu phê bình — luận chiến, tác giả đánh giá các quan điểm khác nhau và kiên trì quan điểm của mình Các cơng trình khoa học cũng được trình bày trong hình thức đối thoại So với độc thoại, đối thoại khoa học có ưu thế ở chỗ nó cho phép trao đổi một cách linh hoạt những phán đoán xung quanh những vấn đề mà khoa học chưa có cách giải quyết thống nhất Đồng thời nó cũng cho phép chuyển đổi các ý tưởng ngay cả khi giữa
các ý tưởng chưa có một mối liên hệ tường minh Do đó, đối thoại khoa học là
hình thức tự do hơn, nghĩa là không đòi hỏi sự phụ thuộc nghiêm ngặt vào những quy luật của PCKH như độc thoại Trong lời nói khoa học có bốn dạng đối thoại khoa học: toạ đàm (về những vấn đề trí tuệ), tranh luận khoa học, độc thoại được xây dựng theo lược đồ đối thoại, các yếu tố của đối thoại trong tường thuật
độc thoại
Sự khác nhau chủ chủ yếu giữa đối thoại khoa học và độc thoại khoa học là ở khả năng diễn đạt to lớn của cái "tôi" tác giả trong đối thoại Đó là một con người cụ thể phát biểu nhân danh chính mình Chính vì vậy mà lời nói khoa học đối thoại có những phẩm chất ngược lại với PCKH: tính cảm xúc được tường minh hoá, khả năng đưa sử dụng những yếu tố tu từ học một cách linh hoạt Ví dụ:
"Bộ từ điển hai quyển, soạn với khá nhiều công phu, của ông Lê Văn Đức ở Sai Gon (NXB Khai Trí, 1970) đã định cho từ "đầu" một cái nghĩa thứ hai như sau: đầu = bộ phận u tròn trên thân người Bộ phận nào thế nhỉ? Ông Lê Văn Đức dẫn
ví dụ: đầu gối, đầu ngón tay, đầu ngón chân Từ cái định nghĩa ấy mà liên tưởng, chắc hẳn độc giả dẫn thêm được những ví dụ khác về các bộ phận trên thân thể con người mà dường như soạn giả có ý kiêng, chẳng hạn: đầu vú Nhưng thực
tình khó thấy được là định nghĩa đó phù hợp với những bộ phận đó, những bộ phận mà "trịn" thì có trịn, song tròn một cách khác nhau, cịn "u" thì các đầu ngón tay,
ngón chân, ngay cả đầu gối, đều không phải là những bộ phận u; cái đầu vú, bộ phận đẹp đẽ, quý báu đó của người phụ nữ càng không phải!
Cách định nghĩa như trên bộc lộ tất cả nhược điểm không phải của riêng ông Lê Văn Đức mà nói chung của một phương pháp định nghĩa không phải của riêng trong các từ điển tiếng Việt " (Hoàng Tuệ)
c Kết cấu của các văn bản khoa học phổ cập không theo những khn mẫu cố định Trình độ, kiến thức của người đọc là nhân tố quyết định cách viết của tác giả Việc sử dụng một ngôn ngữ khoa học với hệ thống thuật ngữ chuyên môn và các
Trang 4không có nhận thức sơ đẳng trong một lĩnh vực khoa học Để đưa những vấn đề khoa học vào dòng liên tưởng của đời sống, vào thế giới biểu tượng quen thuộc đối với người đọc, để tăng thêm hứng thú đối với những vấn đề khoa học, các tác giả thường dùng những truyện thần thoại và truyền thuyết, những sự kiện lịch sử, những mẩu giai thoại, những câu chuyện viễn tưởng khiến người đọc chuyển sang những vấn đề khoa học một cách tự nhiên, thích thú
Văn bản khoa học phổ cập thường có:
— Những đâu đề hấp dẫn như: Chuyện lạ trái đất (của Lan Dũng và Hằng Phương), Đi tìm phép lạ (của Vũ Quốc Trung)
— Những lời giới thiệu lí thú như: Một điều kì lạ là , Một trong những hiện tượng bí ẩn nhất là , Và đấy mới là điều lí thú nhất
— Những câu hỏi gợi tò mò như: Phải chăng mọi nguồn năng lượng tự nhiên của trái đất đang cạn dần? Cái gì đã gây ra ảnh hưởng tới tốc độ quay của trái đất? Thuỷ triều? Gió? Hay chính những hoạt động sản xuất của con người?
— Những lời trò chuyện tâm tình như: Các bạn hãy thử hình dung cảnh
tượng , Rất có thể bạn sẽ đặt câu hỏi nghi ngờ , Trước mắt bạn, thế giới đường như đơn điệu, nghèo nàn và chẳng có gì đáng nói
— Những lối kể đân gian như: Ngày xửa ngày xưa , Số là ngày ấy , Từ cái thời xa lắc xa lơ ấy
— Những đoạn miêu tả kì thú, ví dụ đoạn tả cảnh tượng hùng vĩ của thác nước Víchtoria: "Từ cách xa 40 km, chúng tôi đã nhìn thấy đám mây bụi nước khổng lồ, trắng xoa bao trùm lên thác nước Tiếng âm ì từ đó vọng tới, nghe như tiếng sấm nổ rên rên Một chiếc cầu vồng nhiều mầu sắc hiện ra dưới ánh nắng của mặt trời nhiệt đới, như thường xuyên báo trước tai hoạ chẳng lành cho những kẻ cả gan dám tiến sâu vào vùng đất bí hiểm"
(Lược dẫn theo Đỉnh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà: Phong cách học Tiếng Việt NXB GD HN, 2001) + GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ Gh7 nhớ trong SGK
Hoại động 3
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
* Bài tập |
Bài "Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết
thế kỉ XX" là một văn bản khoa học, vì:
a Nội dung thông tin là những kiến thức khoa học về lịch sử văn học (văn
học sử)
Trang 5c Là văn bản khoa học dùng để giảng dạy trong nhà trường
d Sử dụng các thuật ngữ khoa học: chủ đề, tác phẩm, phản ánh hiện thực * Bài tập 2
— GV hướng dẫn HS tự làm * Bài tập 3
a Các thuật ngữ: khảo cổ, di chỉ, chế tạo công cụ, hạch đá, mảnh tước, riu tay
b Tính lôgic thể hiện ở cách lập luận diễn dịch: luận điểm (câu đầu)- các
luận cứ (các câu sau)
* Bài tập 4
Viết các đoạn văn phổ biến kiến thức khoa học về môi trường sống (nước, khơng khí, đất)
— GV hướng dẫn HS sử dụng các tư liệu sau để viết đoạn văn:
(1) Môi trường là gì?
“Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có dnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tôn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Theo Điêu 1, Luật Bảo vệ Môi
trường của Việt Nam)
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: 1 Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hoá học,
sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, khơng khí, động vật, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi; cung cấp cho con người các loại tài nguyên, khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
2 Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định Ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đồn thể Mơi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác
Trang 6Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống và lao động sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, khơng
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người Ví dụ:
a, Moi trường của HS gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của
trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như
Đoàn, Đội với các điều lệ
b Môi trường làng xã bao gồm gia đình, họ tộc, làng xóm, nhà cửa, đình chùa với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định
c Môi trường đô thị bao gồm các phường phố, hộ dân cư, hạ tầng cơ sở, nhà máy, xí nghiệp, trụ sở hành chính các cấp, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, các
trung tâm thương mại với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, có liên quan đến ta, là những điều kiện cần thiết (có cái mang tính quyết định như khơng khí, ánh sáng ) để ta có thể sống, làm việc và phát triển
(2) Mơi trường có những chức năng cơ bản nào?
Mơi trường có các chức năng cơ bản sau:
1 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
2 Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
3 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình
4 Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất
5 Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần thiết
Trang 7(3) Bảo vệ môi trường là công việc của ai?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất bảo vệ quản lí mơi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có
trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghien cứu khoa học và công
nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường Điều 6 trong Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ:
"Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ mơi trường, có quyền
và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi lrường”
(4) Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các
hành vi sau day:
1 Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái
2 Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào khơng khí; phát phóng xa,
bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh
3 Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh cho nguồn nước
4 Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép
5 Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục
quy định của Chính phủ
6 Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường: nhập khẩu, xuất khẩu chất thải
7 Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật
(5) Khủng hoảng môi trường là gì?
Trang 8và các hậu quả nặng nề phát sinh từ hiện tượng bùng nổ dân số ấy Do hệ luy của vấn đề dân số mà xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường: "Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mơ tồn cầu, đe doa cuộc sống của loài người trên trái đất"
Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng mơi trường:
1 Ơ nhiễm khơng khí (bụi, SO,, CO, ) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp
2 Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu 3 Tầng ozon bị phá huỷ
4 Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hố, phèn hố, khơ hạn
5 Nguồn nước bị ô nhiễm
6 Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng
7 Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng § Số chủng lồi động vật, thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng 0, Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại
(6) Vì sao nói con người cũng là một nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường?
Con người sống trên trái đất chủ yếu sử dụng khơng khí, nước và thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể Mỗi người lớn một ngày hít vào 100 lít khơng khí và thở ra lượng khí cacbonic cũng nhiều như vậy Khí cacbonic là khí thải, tụ lại nhiều
trong một không gian hẹp sẽ làm vấn đục khơng khí trong phịng, gây khó chịu Nếu buổi tối đi ngủ đóng kín cửa phịng, khí cacbonic sẽ đầu độc chính người thải nó ra Chúng ta phải có ý thức tạo ra sự lưu thơng khơng khí trong phịng, bởi đó là
điều vô cùng cần thiết cho sự sống của mỗi con người
Con người phải ăn uống để tồn tại, nhưng những chất cặn bã (phân, nước tiểu) do con người thải ra môi trường cũng chính là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm ô nhiễm môi trường sống Xử lí các chất thải này như thế nào, nhất là ở các đô thị lớn không phải chỉ là trách nhiệm của một vài cơ quan hữu
quan, mà quan trọng hơn, mang tính quyết định hơn, lại chính là ý thức của mỗi
thành viên trong cộng đồng
Quá trình thay đổi các tế bào trong cơ thể con người thường toả ra một nhiệt
lượng nhất định và kèm theo những mùi vị nhất định Mùi vị của cơ thể mỗi người
Trang 9khi làm việc, sinh hoạt, quan hệ Ở gia đình, nhiệm sở, nơi công cộng để giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đối với những người xung quanh
Trong sinh hoạt hằng ngày, cơ thể con người luôn luôn toả nhiệt để điều tiết cân bằng nhiệt độ cơ thể Nếu nhiệt lượng này toả ra trong một không gian rộng thì chúng ta có thể khơng cảm nhận được tác động của nó, nhưng trong một không gian hẹp như một căn phòng nhỏ hoặc một chiếc xe buýt đóng kín cửa kính, nhất
là vào những ngày không khí có độ ẩm cao (mưa phùn gió nồm tháng 2 âm lịch)
thì chúng ta sẽ bị đầu độc nghiêm trọng Khơng ít người đã bị nhiễm độc nặng nề tới mức ngất xỉu trong những tình huống nêu trên
Như vậy, cơ thể con người là một nguồn gây ô nhiễm môi trường Chúng ta cần nhận thức sâu sắc vấn đề này để có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cho mọi người xung quanh Về mặt xã hội, nó thể hiện sự hiểu biết, tế nhị của con người trong quan hệ sinh hoạt, công tác hằng ngày Nếu trong một không gian hẹp, những người vô ý thức cứ lặp đi lặp lại mãi những vi phạm “bất thành văn” này thì chắc chắn những người đó sẽ tự làm mất đi những thiện cảm ban đầu của người khác đối với mình
(7) Hiệu ứng nhà kính là gì?
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời
đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình là + 16C và là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO,, bụi, hơi nước, khí mê tan, khí CEC
"Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với
không gian xung quanh dẫn ddến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất Hiện tượng này điển ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính”
(8) Tầng ozon và hậu quả của hiện tượng thủng tầng ozon là gì?
Khí ozon gồm ba nguyên tử oxy (0;) Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới dao động trong khoảng độ cao 50 km Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp khơng khí giàu khí ozon thường được gọi là tầng ozon Hàm lượng khí ozon trong khơng khí rất thấp, chỉ chiếm một phần triệu, phải ở độ cao từ 25 đến 30 km, khí ozon mới đậm đặc hơn, chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng ozon
Trang 10năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển sẽ bị tổn thương và bị tiêu diét dan Bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng ozon
(Theo: "200 câu hỏi — đáp về môi trường” Bộ KHCN & MT, Cục Môi trường xuất bản Hà Nội, 2000)
Tiết 18
LAM VAN
TRA BAI LAM VAN SO 1 A Két quad cGn dat
— Ôn tập, củng cố những kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng
— Tích hợp với các kiến thức về văn đã học và tích hợp với vốn sống thực tế — Rèn luyện kĩ năng tự thẩm định, đánh giá bài viết của bản thân, từ đó rút kinh nghiệm cho những bài viết sau Chuẩn bị bài viết số 2
B Thiết kế bởi dạy — hoc
Hoạt động 1
ÔN TẬP KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý * Giả sử dùng đề bài sau:
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến: "Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với
con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngơi lòng vị tha, tình đồn kết"
(Theo Văn học & Tuổi trẻ, số 1.2008) + GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 1 Đây là kiểu bài nghị luận về vấn đề gì?
2 Các yêu cầu cần thực hiện và phạm vi sử dụng tư liệu ra sao? 3 Phân Thân bài gồm mấy ý? Là những ý nào?
+ GV gợi dẫn HS trả lời:
1 Kiểu bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 2 Yêu cầu:
Trang 11Người viết phải lần lượt trình bày các suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình trước hiện tượng "thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người”, sau đó so sánh tầm quan trọng của việc phê phán hiện tượng ấy với việc "ca ngợi lòng vị tha, tình đồn kết” Cần nhớ đây là văn nghị luận xã hội nên nhất thiết bài viết phải có một hệ thống
lập luận chặt chẽ và một mạch cảm xúc chân thành, xúc động
b Phạm vi tư liệu cần sử dụng:
Người viết chủ yếu phải dùng vốn sống trực tiếp (vốn sống thực tế) của mình để hệ thống hoá các dẫn chứng mắt thấy tai nghe về hiện tượng "thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người", xâu chuỗi chúng thành một hiện tượng xã hội đã đến mức báo động Từ đó bày tö những suy nghĩ, tình cảm và thái độ của mình
c Các thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ 3 Các ý ở phần Thân bài:
a Ý 1: Ngợi ca "lòng vị tha, tình đồn kết" và phê phán "thái độ thờ ơ, ghẻ
lạnh" đều có chung một mục đích là nhắc nhở con người hãy có ý thức tơn trọng
những chuẩn mực pháp lí và đạo lí, từ đó tự giác sống có trách nhiệm hơn với bản thân và trách nhiệm với cộng đồng
b Ý 2: Ngợi ca "lịng vị tha, tình đồn kết" vốn đã có truyền thống lâu đài trong lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc ta, nhưng phê phán "thái độ thờ ơ, phẻ lạnh" thì chưa có truyền thống, nên thường qua loa, sơ sài, chưa sâu sắc và hầu như chưa có hiệu quả cao như ngợi ca (có thể phân tích một số nguyên nhân khách quan và chủ quan)
c Ý 3: Hiện nay cái xấu, cái ác dường như đang "lên ngôi" (dẫn chứng), do đó việc phê phán cái xấu, cái ác là cần thiết; trong những cái xấu, cái ác đó có hiện
tượng xấu là "thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người” (dẫn chứng)
d Ý 4: Phê phán hiện tượng xấu nói trên và bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm,
thái độ và sự đánh giá (về những nguyên nhân, hậu quả, nguy cơ do hiện tượng đó gây ra)
e Ý 5: So sánh việc phê phán với việc ngợi ca để thấy rằng đây là hai mặt của một vấn đề xã hội có quan hệ qua lại, vì vậy nếu khơng phê phán mạnh mẽ "thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người" thì nhận thức của con người dễ bị phiến diện
(vì chỉ có ca ngợi một chiều) và nhất là nguy cơ con người sẽ dần dần trở nên ích kỉ, vơ cảm và độc ác
Hoạt động 2
Trang 121 Ưu điểm: nội dung, hình thức, cách lập luận, cách dùng luận cứ, luận chứng, cách diễn đạt, cách sử dụng ngôn từ Căn cứ vào kết quả, có bao nhiêu phần trăm khá, giỏi Có thể trích đọc một số đoạn văn hay
2 Nhược điểm: nhược điểm chung về các mặt và một số nhược điểm cá biệt cần khắc phục Nêu tỉ lệ phần trăm số bài yếu, kém Có thể trích đọc một số đoạn văn dỡ
+ GV trả bài và yêu cầu:
— HS đọc lại bài và tự sửa lỗi trên cơ sở những nhận xét của GV đã phê
vao bai
— HS đổi bài cho nhau để cùng sửa lỗi và rút kinh nghiệm
+ GV nhắc nhở HS chuẩn bị làm bài viết số 2
Tiết 19 — 20
LÀM VĂN
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(Bài làm ở nhà)
A Két qua cGn dat
— Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng
— Tích hợp với các kiến thức văn đã học và tích hợp với vốn sống thực tế
— Rèn kĩ năng tổng hợp về văn nghị luận, cụ thể viết được một bài văn nghị
luận về một hiện tượng đời sống hoàn chỉnh
B Thiét ké bai day — hoc
Hoại động 1`
TÌM HIẾU ĐỂ
+ GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu đề 2 trong SGK:
Hiện nay, Ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ
nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn về những mái ấm
tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh,
Trang 13Anh (chị) hãy bày tổ suy nghĩ về hiện tượng do 1 Kiểu đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống 2 Yêu cầu:
a Bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng các cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ
em cơ nhỡ, lang thang về nuôi dạy các em nên người
b Dùng các câu ca dao, tục ngữ và dẫn chứng thực tế để khẳng định đây là một việc làm đúng đắn, giàu lòng nhân ái
c Phê phán các hành vi ngược đãi trẻ em hoặc thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm với trẻ em
3 Các thao tác lập luận cần sử dụng: phân tích, giải thích, chứng minh, bình
luận, bác bỏ
Hoạt động 2
LẬP DÀN Ý Mở bài:
Dãn đề bài vào bài viết
Thân bài:
a Ý 1: Thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ vào những mái ấm tình thương để ni dạy và giúp đỡ các em nên người là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái (dẫn chứng)
b Ý 2; Công việc này không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, nó địi hỏi tính kiên nhãn, lòng vị tha và đức hi sinh của những người thực hiện (dẫn
chứng)
c Ý 3: Mỗi đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ có một hoàn cảnh riêng rất éo le, nhưng chúng đều giống nhau ở nỗi bất hạnh và tâm trạng mặc cảm; vì vậy việc thu
nhận và nuôi dạy những đứa trẻ này có thể coi là một cuộc tái sinh nhọc nhan va kì
diệu (dẫn chứng)
d Ý 4: Phê phán những hành vi ngược đãi trẻ em và phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với trẻ em (dẫn chứng)
e Ý 5: Dùng một số câu ca dao, tục ngữ và một số dẫn chứng thực tế để
khẳng định việc thu nhận, nuôi dạy trẻ em lang thang, cơ nhỡ nên người là một bằng chứng sinh động cho đạo lí "Thương người như thể thương thân"
Kết bài:
Trang 14* Doc tham khao:
TUỔI THG TREN DUONG PHO
1 Roi nha
Xuân "ba xế", một cậu bé từ Thanh Hoá lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề
đánh giày, nhặt rác, khuân vác, ăn xin Cũng như bao đứa trẻ khơng gia đình khác, như Đăng "ti mo", Thành "xu", Vân “bi" , Xuân "ba xế” lăn lóc qua những
via hè, bến xe rồi vào trung tâm xã hội Đường vào đời của Xuân "ba xế” và
những đứa trẻ đi bụi khác là những ngày lạnh giá, là những cơn đói và những trò ma sinh tồn Nhưng ẩn sâu trong bề ngồi chai lì của những đứa trẻ này là những
tam hồn trẻ thơ khát khao tình thương, mái ấm gia đình 2 Ra đường phố
Trơng dáng người gầy gị của Xuân, hiếm ai nghĩ rằng nó là thằng con trai đã 15 tuổi, bỏ nhà đi bụi lâu rồi Q nó ở Nơng Cống, Thanh Hố Mẹ nó làm ruộng, làm thêm bánh tráng, nấu rượu Cuộc sống tuy nghèo nhưng vẫn bình yên nếu cha
nó khơng bỏ vào Nam theo một người đàn bà khác Trước khi đi, ông còn vơ vết
bán tất cả những gì có thể bán được trong nhà Mẹ nó cắn răng khóc thầm rồi cặm cụi kiếm sống, khơng cịn quan tâm con cái Anh trai nó đâm ra cục tính, suốt ngày kiếm cớ hành hạ và luôn miệng đuổi nó ra khỏi nhà Nhiều lần nó rúc vào
cây rơm trốn nhưng vẫn bị lôi ra đánh đập Mắt nó sưng húp, khơng nhìn nổi chén cơm để và vào miệng
"Đi thôi Phải đi Đi đâu cũng được Miễn sao đừng bị đánh, đừng bị trông
thấy cảnh buồn tủi trong nhà" Xuân vừa khóc vừa nung nấu ý nghĩ rời bỏ gia
đình Rồi một ngày nó đi thật Trong túi có 35.000đ tiền người ta mua rượu của
mẹ với chiếc xe đạp nát Đến thành phố Thanh Hố, nó nhắn túi vì phải trả tiền xe
đị và khơng thể nhịn thèm tơ bún đậu Nó bán chiếc xe đạp được 50.000đ để lên xe đò đi tiếp
Lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Xuân còn đúng 25.000đ trong túi Nghe mấy người chạy xe ôm tốt bụng ở bến xe Giáp Bát bày kế sinh nhai, nó nhịn ăn, mua một bộ đồ nghề đánh giày Con nít nhà quê chỉ quen chân trần suốt ngày nên nó
có biết đánh giày là gì đâu Đơi giày đầu tiên nó đánh khơng sạch mà còn nhoe
nhoét xi Suốt ngày nó cứ cúi gập mặt xuống những đơi chân thiên hạ Có người thương xót tặng thêm cho nó, nhưng cũng khơng ít người khinh miệt chửi rủa nó thậm tệ Để có tiền, có bánh mì, Xn cắn răng nuốt nhục và cố gắng nhe răng ra cười, cho dù đó là những cái cười ngô nghê tội nghiệp Nhưng nó lại khơng thể
Trang 153 Bạn bụi đời
Một tối mùa đông giá rét Xuân ngồi co ro ôm hộp đánh giày trên via hé Nó
xanh mét, run rẩy vì lạnh và đói Mấy bà nhặt ve chai thương tình: "Hay là cháu đi
nhặt ve chai? Trúng được sắt công trình phế thải hay đồng nát cũng khối tiền đấy
Mà còn tự do nữa" Xuân rũ xuống, không lắc cũng không gật Sáng hôm sau, nó
bỏ hộp đánh giày, mò mẫm vào các khu cơng trình đang tháo dỡ Hơm nào may mắn nó cũng kiếm được chút đỉnh sắt vụn Có điều mệt hơn nhiều so với đánh giày Nhiều khi sắt vẫn còn nằm trong ruột tảng bê tơng, nó phải mượn búa phá tường của thợ hồ dài và nặng gần bằng cả người nó để đập vỡ bê tơng Người nó
choắt lại Tay nó hết toé máu lại chai rộp, lại toé máu, rồi lại chai rộp Ban ngày
lang thang khấp phố, đêm đến nó chui rúc ngủ ở bất cứ xó xỉnh nào có thể ngủ được
Chị bán bún đậu ở bến xe Giáp Bát cũng nghèo rớt, nhưng rất thương xót
thằng nhóc khơng nhà tội nghiệp Những hôm nó nhịn đói mị về, chị vẫn lặng lẽ múc cho nó một tơ bún đậu Nó cúi mặt chảy nước mắt vào tô bún, hứa: "Khi nào
có nhiều tiên, em sẽ trả nợ chị gấp đôi! Buổi sáng, em sẽ mua hết cả gánh bún này
để chị khỏi phải nhọc nhằn gánh đi bán nữa" Chị bán bún đậu cúi mặt xuống gánh bún, giấu đôi mắt đỗ hoe
Cuộc sống đẫm mồ hôi lặng lẽ trôi qua Nhưng rồi mấy thằng bụi đời lớn hơn lại bắt nạt nó Chúng giành giật nơi có sắt vụn, trấn luôn cả tiền mà nó kiếm được Chúng lại lao vào nhau Nó bị đạp té xuống đất, lại đứng lên, lại bị đạp xuống
Nhưng mắt Xuân vẫn luôn ráo hoảnh Mặt đanh lại Không một tiếng khóc Chỉ có đêm về nằm co ro một mình dưới gốc cây, nó mới âm thầm chảy nước mắt Nó dần dần hiểu ra rằng cuộc sống đường phố không thể dung nạp một thằng nhóc đơn độc như nó Những ngày hơm sau, nó chủ động tìm cách làm thân với đám trẻ đường phố
Từng giành giật, cắn xé nhau vì mấy mẩu sắt vụn, nhưng đám trẻ không nhà vẫn đến với nhau rất nhẹ nhàng Chẳng cất máu ăn thể, chẳng đại ca hay đàn em nào đứng lên hay qui xuống để thề thốt điều gì, nhưng bọn chúng đã hiểu ngầm với nhau thành một gia đình "cùng làm, cùng ăn, cùng chịu" Từ đó, Xuân dần
thay đổi Nó cứng cáp, chai lì và lọc lõi hơn Cuộc sống đường phố đã dạy cho nó những bài học sinh tồn khác han cái cách sống của những người nông dân chân lấm tay bùn ở quê nó Nó bắt đầu một cuộc sống khác
4 Trò ma
Trang 16Một đứa trong đám bụi đời nói "Câu đêm à? Nhưng bếp đâu mà nấu cá?”— Xuân ngây ngô hỏi Nghe Xuân hỏi, cả bọn Tiến "con”, Bình "gà” cùng ngoác miệng cười và ranh mãnh nháy mắt cho nhau Mãi đến đêm nó mới biết bọn chúng không đi câu cá mà đi trộm giày của những người bỏ quên ngồi sân Nhà nào có cổng
thì chúng dùng móc dài khéo léo câu từng chiếc ra ngoài Thoạt đầu Xuân cũng có
ngơ ngác, hoảng sợ Nhưng nó vẫn miễn cưỡng tham gia Nó sợ lại phải sống đơn
độc và sợ bị bọn bạn trêu chọc là thằng "gà ướt"
Gần như suốt đêm, bọn trẻ rảo hết phố này sang phố khác Khi có bóng cơng
an, dân phịng đi tuần tra, chúng giả vờ ngoan ngoãn như đang trên đường đi chơi khuya về nhà Chúng cũng "đánh hơi" được nhà nào có chó dữ để tránh xa Sáng
hơm sau, chúng đánh bóng lại số giày trộm được, rồi bán cho những người kinh doanh giày cũ gần bến xe Giáp Bát với giá 50.000 đến 70.000đ Một hôm, chúng
vừa sang tay giày trộm được cho những người bán giày vỉa hè thì công an đi dọn
dẹp hè phố Mấy tay bán giày via hè chạy nháo nhào, giấu hàng vào các ngách phố Đám trẻ bụi đời tranh thủ lúc lộn xôn lẻn vào ngách trộm ngay vài đôi giày mà chúng vừa bán cho họ Rồi số giày này lại được chúng quay vòng bán thêm một lần nữa cho người khác Như vậy là một đôi giày bị trộm hai lần, tiền cũng được gấp đôi Thật dễ dàng
5 Vòi bạch tuộc
Một đêm, Xuân đang đói meo, lang thang trên phố thì bất ngờ một cánh tay
người lớn kẹp cổ nó từ phía sau Mãi đến lúc nó gần ngạt thở, cánh tay đó mới thả lỏng ra Nó quay lại nhìn, giật mình nhận ra người vừa mới siết cổ mình là một gã giang hồ chuyên chơi hàng trắng ở khu Long Biên Nó chưa kịp mở miệng thì người kia đã nói: "Chú mày đang đói phải khơng? Chú mày đem giao cái này cho
anh Nhoắng một cái đã được 5.000đ Khoẻ re như con bò kéo xe!" Xuân chưa kịp hiểu cái gói nhỏ xíu như viên kẹo ấy là gì, nhưng đói quá nên nó gật đầu liêu để có miếng ăn Theo chỉ dẫn của gã nghiện, nó đi bộ ra chân cầu Long Biên Một đôi thanh niên chạy xe máy vút đến, giật nhanh cái gói nhỏ đó, rồi nhét vào túi nó tờ
50.000đ Nó cịn đang ngơ ngác thì gã nghiện kia đã xuất hiện ngay sau lưng, giật phắt tờ tiền và giúi lại cho nó 5.000đ Số tiên vừa đủ mua hai ổ bánh mì cho nó và
Đăng "ti mo” ăn ngấu nghiến
Sáng hôm sau, Xuân kể lại cách kiếm tiền kì lạ này cho mấy đứa trẻ bụi đời
từng trải hơn nghe Và mặt nó tái nhợt khi nghe bọn kia nói: "Chắc là mày bị lừa giao tép ma tuý cho bọn nghiện rồi!" Tối đó nó cương quyết không đi làm chuyện
Trang 17ướt cả áo Gã nghiện vừa hành hạ nó vừa doạ: "Tối qua mày đã giao một tép Tao mà báo cơng an thì mày tù mọt gông, hiểu chưa?" Không thể chịu đựng nổi đau đớn, nó đành nuốt nước mắt gật đầu Nhưng nó khơng cho Đăng "ti mo" biết vì sợ liên luy đến bạn
Từ khi quen Đăng, Xuân cảm thấy đời mình vẫn cịn may mắn Tuy đã 13 tuổi nhưng cơ thể suy dinh dưỡng của Đăng còm nhom như đứa trẻ lên 9 Nó mồ côi
cha mẹ và cũng chẳng biết anh chị mình đang ở đâu
6 Không gia đình
Lần đầu lên Hà Nội, Đăng ngơ ngác, co ro sợ hãi Nó cứ thút thít khóc Mấy đứa lớn bực mình quá phải tát vào mồm, nó mới chịu nín Bọn choai choai ôm hộp
đánh giày kiếm sống Đăng còn bé nên được giao việc đi "săn” giày ở các quán xá và trả giày sau khi mấy đứa lớn đã đánh xong Lang thang khắp các phố ở Hà Nội, cuối cùng bọn Đăng trôi dạt về bến xe Hà Đông Tuy bữa đói bữa no nhưng Đăng vẫn có thể tiếp tục chịu đựng cái cách sống ấy dài dài, nếu như mấy đứa lớn không bị sa đà nghiện ngập Một đứa thử Hai đứa thử Rồi cả nhóm thử Cái giống ma tuý đã thử là nghiện liền, không thể bỏ được Đăng còn quá nhỏ nên không bị mấy đứa lớn bắt hút hít thử, do đó mà nó thốt May mắn chưa bị nghiện nhưng Đăng lại rơi vào một cái địa ngục khác cũng không kém phần khủng khiếp Mấy đứa lớn nghiện ngập dặt dẹo không đi làm nổi nữa, chúng bắt Đăng phải đi đánh giày và nộp tiền cho chúng chích chốc
Dat vé cầu Long Biên, Đăng khuân vác trái cây kiếm sống Nhưng người nó bé quá, cái đầu chỉ nhô lên khỏi chiều cao của cái bao hàng một chút Mỗi lần nó khuân vác cũng chẳng được bao nhiêu và do đó đồng tiền kiếm được cũng chẳng đủ ăn no một bữa bánh mì khơng nhân Chợ đầu mối về đêm ồn ào, nhộn nhạo Trẻ con lang thang bâu bám kiếm ăn đông như ruồi Chẳng có mấy ai để ý đến một thằng nhóc cịm nhom, xiêu vẹo
7 Những đêm khó ngủ
Một lần, vào lúc nhá nhem tối, Xuân và Đăng tình cờ chứng kiến một cảnh thương tâm Một bé gái, còn nhỏ hơn cả Đăng, nhặt được một tờ giấy bạc 5.000đ nhàu nát, bẩn thỉu Cô bé đang run rẩy vuốt đi vuốt lại tờ giấy bạc cho phẳng phiu thì một gã trai to cao sấn tới giật phất tờ giấy bạc ấy Cô bé nhào tới giật lại thì bị gã trai khốn nạn ấy cho một cái bạt tai ngã vật xuống đất Cô bé vùng ngay dậy,
vừa quệt máu tươi ở hai bên khoé mép vừa gào lên tuyệt vọng: "Đồ hén Bat nat
con gái Đồ ăn cướp chó má " Gã trai khốn kiếp quay ngoat lai, tong cho cô bé một cú đạp ngã bật ngửa Cô bé nằm bất động Gã trai cười khẩy bỏ đi Xuân tức
run người bèn liều mình xông vào Gã trai to khoẻ hơn nên Xuân đánh không lại