1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 tập 1 part 2 pps

17 329 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

Trang 1

— Bài học đạo lí:

+ Những người hôm nay được hưởng thành quả (vật chat va tinh than) phải biết ơn những người đã làm ra nó trong lịch sử lâu dài của dân tộc và nhân loại

+ Nhớ nguồn là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người

+ Nhớ nguồn là phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đã có

+ Nhớ nguồn là đồng thời với hưởng thụ phải có trách nhiệm nỗ lực tiếp tục sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần

— Ý nghĩa của đạo lí:

+ Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc

+ La mot trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc

Bước 2: Lập dàn ý Mở bài:

Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ Thân bài:

a GIải thích câu tục ngữ: — Nghĩa đen

— Nghia béng

b Nhận định, đánh gia:

— Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người

— Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc

— Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế

— Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc Kết bài:

— Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam — Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay

Bước 3: Viết bài Mở bài:

a Di ti chung đến riêng:

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện

Trang 2

b Đi từ thực tế đến đạo lí:

Đất nước Việt Nam có nhiều đền, chùa và lễ hội Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn trong đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng: "Uống nước nhớ nguồn"

c Dẫn một danh ngôn:

Có một câu danh ngơn nổi tiếng: "Kẻ nào bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào hắn bằng đại bác!" Thật vậy, nếu nước có nguồn, cây có gốc thì con người có tổ tiên và lịch sử Khơng có ai tự nhiên sinh ra ở trên đời này và tự mình làm ra mọi thứ để sống Tất cả những thành quả về vật chất và tinh thần mà chúng ta được thừa hưởng hôm nay đều do mồ hôi lao động và máu xương chiến đấu của cha ông ta tạo dựng Vì thế, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn”

quả là có một ý nghĩa đạo lí rất sâu sắc

Thân bài:

a Giải thích nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn”: — Nghĩa đen:

+ Nước là sự vật tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống

+ Nguồn là nơi nước bắt đầu chảy

+ Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển — Nghĩa bóng:

+ Nước: thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc + Uống nước: hưởng thụ các thành quả của dân tộc

+ Nguồn: những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc

+ Nhớ nguồn: lòng biết ơn cha ông, tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc — Nhận định, đánh giá:

+ Đối với đa số những người được giáo dục chu đáo, có hiểu biết sâu sắc và có lịng tự trọng thì ln có ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy những thành quả đã có của cha ơng Đối với một số kẻ kém hiểu biết thì dễ nảy sinh tư tưởng sùng ngoại, thái độ coi thường, chê bai những thành quả của dân tộc

+ Ngày nay, khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của dân tộc, mỗi

chúng ta không chỉ khắc sâu lòng biết ơn tổ tiên, mà còn phải có trách nhiệm nỗ

lực học tập và lao động tốt hơn nữa để đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản của dân tộc

Kết bài:

Trang 3

Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thụ Hiện nay, tuy cuộc sống có phần bộn bề phức tạp, nhưng dòng chảy chính của cuộc sống vẫn là dòng chảy của đạo lí "Uống nước nhớ nguồn”

b Đi từ sách vở sang đời sống thực tế:

Hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ, chúng ta hãy tự xem xét và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình Nghĩa là, mỗi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ, mà cịn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc

Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa

Sau khi viết xong bài, GV giúp HS sửa những lỗi về bố cục, liên kết, từ ngữ, chính tả

GV chốt:

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, ngồi các u cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý:

— Vận dụng tổng hợp các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận

— Xây dựng bố cục ba phần rõ rệt

— Thực hiện đúng quy trình gồm bốn bước

+ GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK Hoại động 4

HUONG DAN LUYEN TAP

* Bài tập 1:

a Vấn đề mà tác giả bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người Căn cứ vào nội dung cơ bản và một số từ ngữ then chốt, ta có thể đặt tên cho văn bản ấy là: "Thế nào là cơn người có văn hố?", "Một trí tuệ có văn hố” hoặc "Một cách sống khôn ngoan”

b Để nghị luận, tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận:

- Giải thích: Văn hố — đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? — Tất nhiên rồi Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Nhất định là phải đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế Đó có phải là khả năng làm người khác hiểu mình khơng? Tơi cho

là như vậy Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó Một người khơng thể hiểu được

Trang 4

— Phân tích: Một trí tuệ có văn hố, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không bao giờ cùng đồng ý với quan điểm đó Vấn dé đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc Nếu khơng, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hố đối với bất cứ vấn đề gì

— Binh luận: Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hố và sự khơn ngoan thật sự là gì Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm Đến lúc tích luỹ được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao, chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẫn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và

những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay khơng, tơi khơng biết Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau Tôi nhớ đến một người rất thông thái — một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói: "Sự khơn ngoan là gì/Chính là sự cố gắng của con người/Vượt lên sợ hãi/Vượt lên hận thù/Sống tự do/Thở hít khí trời và biết chờ đợi/Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

* Bài tập 2:

(GV gợi dẫn HS tự làm)

Trang 5

TUẦN 2 (Bài 2) Tiết 5

VĂN HỌC

TUYẾN NGÔN ĐỘC LẬP

PHAN I: TAC GIA HO CHI MINH A Kết qua cGn dat

Giúp HS:

— Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và

những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh

— Vận dụng được những kiến thức nói trên vào việc cảm thụ và phân tích văn thơ của Người

— Tích hợp với các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh đã học ở THCS va lớp 10, 11

— Củng cố và nâng cao phương pháp học về một tác gia văn học e Trọng tâm bài học:

— Quan điểm sáng tác văn học và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh

e Những điều cần lưu ý:

— Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh là một trong những tác gia văn học quan trọng nhất trong chương trình Ngữ văn THPT' nói chung, lớp 12 nói riêng, nhưng HS cũng đã được học một số tác phẩm quan trọng của Người trong chương trình Ngữ văn THCS Bởi vậy, trong 1 thời gian ngắn ngủi của 1 tiết học, cần hướng dẫn HS học và đọc, ôn tập ở nhà kĩ càng: trên lớp GV chỉ gợi ý để các em hệ thống hoá; GV nhấn mạnh, kết luận những điểm chính

— Dành thời gian thích đáng cho 2 mục Quan điểm sáng tác và Phong cách nghệ thuật Giảng rõ hai khái niệm cơ bản quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật

e Chuẩn bị của thầy — trò

Trang 6

— Truyện và kí Nguyễn Ái Quốc (1974; Phạm Huy Thông dịch); Thơ Hồ Chủ

tịch; Hả Chí Minh tuyển tập

B Thiết kế bởi dạy — hoc

Hoạt dong I

TO CHUC KIEM TRA BAI CU (Hình thức: vấn đáp)

1 Kể tên các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh đã học ở chương

trình THCS? Em thích nhất tác phẩm nào? Vì sao?

2 Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh đã sáng tác bằng những ngôn ngữ nào? Cho ví dụ? Tác phẩm vĩ đại nhất của Người là gì? Vì sao?

_ Hoat dong 2

DAN VAO BAI MOI

1 GV néi cham két hop véi cho HS xem một số tranh ảnh về Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh thời kì ở Pháp và trong thời kì kháng chiến chống Pháp, khi là Chu

tịch nước

Trong nhiều năm từ cấp THCS, chúng ta đã được học một số tác phẩm văn học xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh Rõ ràng, dù không chủ ý, nhưng Người vẫn được xem là môt trong những nhà văn — nhà thơ — nhà chính luận lớn có cơng khai móng đắp nền cho nền văn học cách mạng trẻ tuổi Việt Nam từ những năm 20 thé ki XX Bài học này sẽ tìm hiểu một cách khái quát về

Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh với tư cách là một tác gia văn học lớn, để từ đó đọc hiểu tiếp những áng văn thơ, chính luận kiệt xuất nhất của Người

2 GV hoi:

+ Nêu tên những tác gia van hoc đã được hoc trong chuong trinh THCS, THPT?

+ Vì sao Nguyễn Ái Quốc —- Hồ Chí Minh được học với tư cách tác giả mở đầu nền văn học hiện đại Việt Nam?

_ Hoat động 3 - ,

HUGNG DAN DOC HIEU KHAI QUAT VE TIEU SU TAC GIÁ NGUYÊN ÁI QUỐC — HỒ CHÍ MINH (1890 — 1969)

+ GV giao việc:

Trang 7

— Kết hợp với những hiểu biết đã có của mình, trình bày ngắn gọn tiểu sử

cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh

+ HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày Định hướng:

— Quê hương, gia đình, thời niên thiếu — Từ năm 1911 — 1941:

— Thời kì hoạt động cách mạng ở nước ngồi: tìm đường cứu nước, thành lập Đảng CS Việt Nam, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945

— Từ năm 1941 — 1969:

— Lãnh đạo Đảng, nhân dân Việt Nam làm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng CNXH ở miền Bắc với tư cách Chủ tịch Nước, Chủ tịch Đảng CSVN

— Nhà yêu nước — anh hùng dân tộc vĩ đại — danh nhân văn hoá thế giới — Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại di sản văn học quý giá Người là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc

_ Hoại động 4

HƯỚNG DẦN TÌM HIỂU SỰNGHIỆP VĂN HỌC CUA NGUYÊN ÁI QUỐC ~ HỒ CHÍ MINH

1 Quan diểm sáng tác

1.1 Quan điểm sáng tác là gì?

(GV thuyết trình nêu vấn đề — HS lắng nghe — phản hồi):

+ Là lập trường, tư tưởng, quan niệm, ý kiến của nhà văn về văn học (vai trị và nhiệm vụ, mục đích, bản chất và phương pháp sáng tác của nhà văn, tác phẩm văn học)

+ Đóng vai trò quyết định, soi sáng và điểm tựa cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn

+ Mỗi nhà văn đều có quan điểm sáng tác của mình Quan điểm ấy có thể bộc lộ trực tiếp trong những tác phẩm chính luận hoặc trong tác phẩm nghệ thuật, qua

hình tượng văn học

+ Ví dụ: quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,

Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu

1.2 Nội dung cơ bản quan điển sáng tác của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh: + HS đọc SGK, tr.24 — 25, trả lời câu hỏi

Trang 8

— Có thể tạm chia QĐST của Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh thành mấy nội

dung? Từng nội dung hướng tới những vấn đề quan trọng nào? + HS trả lời

Định hướng:

— 3 nội dung cơ bản

— Nội dung 1 là quan điểm về vai trò và sứ mệnh của nhà văn — người cầm bút trong mối quan hệ với cách mạng

— Nội dung 2 bàn về 2 tính chất quan trọng nhất của văn học: tính chân thật và tính dân tộc

— Nội dung 3 chú trọng về phương pháp sáng tác của nhà văn sao cho có hiệu quả

+ GV hỏi:

— Em hiểu thế nào về sứ mệnh thiêng liêng của văn học và nhà văn?

— Khái niệm Nhà văn — chiến sĩ nên hiểu như thế nào?

— Giải thích chất thép trong văn học?

— Chất thép biểu hiện trong thơ văn của Hồ Chí Minh như thế nào?

+ HS trao đổi, trả lời Định hướng:

— Theo Hồ Chí Minh:

— Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phục vụ cho sự nghiệp cách mạng (bên

cạnh các vũ khí khác: quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hoá )

— Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng (khái niệm nhà văn- chiến sĩ); biểu hiện trực tiếp trong bức thư của Người gửi các hoạ sĩ Việt

Nam nhân địp triển lãm tranh toàn quốc lần thứ nhất (1951)

— Khái niệm chất thép trong thơ văn:

Đó là tính chiến đấu, đấu tranh, tính cách mạng của văn học, của nhà văn — chiến sĩ, thể hiện trong bài "Cảm tưởng đọc Thơ nghìn nhà" (Nhật kí trong tà) Tuy nhiên chất thép trong thơ Người biểu hiện rất phong phú linh hoạt, nhiều vẻ; ít bài trực tiếp, nhiều bài gián tiếp, rất mềm mại, địu dàng, tình cảm nhưng vẫn sáng ngời chất thép Ví dụ: Ngắm trăng, Tức cảnh Pác Bó, Trung thu

+ GV hoi:

Trang 9

+ HS: dựa vào SGK, nêu cách hiểu của mình về mối quan hệ giữa tính chân thật và tính dân tộc của văn học

Định hướng:

— Tinh chan that la yêu cầu viết đúng, tôn trọng sự thật (bản chất) cuộc sống va con người trong quá trình thể hiện

— Tính dân tộc là giữ được sự trong sáng của tiếng Việt khi viết, g1ữ được cái hồn, cái bản sắc của dân tộc trong tác phẩm Nghĩa là viết cho hay, cho phù hợp với tâm hồn và tính cách Việt Nam

— Hai tính chất cốt yếu của văn học kết hợp thống nhất với nhau trong tác phẩm (cũng được thể hiện trong 3 phương châm: Dán tộc, khoa học, đại chúng (Đề cương văn hoá Việt Nam) Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ

+ GV hỏi:

— 4 câu hỏi Hồ Chí Minh tự đặt ra khi cầm bút sáng tác văn học là gì? Mục đích của từng câu hỏi là gì?

— Vì sao không phải tất cả các sáng tác của Hồ Chí Minh đều dễ hiểu, đều mộc mạc, giản dị như nhau? Ví dụ?

+ HS trao đổi trong nhóm, phát biểu thảo luận

Định hướng:

— Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình

thức của tác phẩm

— 4 câu hỏi Người thường đặt ra khi sáng tác: — Viết cho a1? (đối tượng — quan trọng nhất) — Viết để làm gì? (mục đích sáng tác) — Viết cái gì? (nội dung)

— Viết như thế nào (hình thức, phương pháp)

— Vận dụng rất linh hoạt và hiệu quả 4 câu hỏi đó Bởi vậy trong thơ văn của Người có bài mộc mạc dễ hiểu vì viết cho quần chúng ít học (Ca nông dán, ca sợi chỉ, ca dụ kích ) lại có bài uyên bác, sâu sắc vì viết cho trí thức, chức sắc; lại có bài tâm tư sâu lắng, tỉnh tế vì viết cho riêng mình để giải trí, giải buồn trong tù (Văn cảnh, Tặng Bùi Công, Báo tiệp)

2 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

+ HS đọc trong SGK, điển vào bảng hệ thống, phát biểu khái quát về từng loại

Trang 10

sas xy oa

TT | bealtac | tan tac phém cha yéu | [ol diem phẩm sáng tác Giá trị cơ bản

4 | Văn chính | Các bài đăng trên các | Những năm | — Tố cáo tội ác và bản chất của chủ nghĩa

luận báo: Người cùng khổ, 20 thực dân Pháp kêu gọi đấu tranh, vận động

Nhân đạo, Đời sống thợ cách mạng

thuyền Các tác phẩm: - ¬ _

Bản án chế độ thực dan 1905 — Tuyên ngôn khai sinh nhước Việt Nam độc

Pháp (bằng tiếng Pháp); lập,

Ke tor Không ee 1945 | _ Kau gọi toàn quốc kháng chiến chống : Pháp, chống Mĩ bảo vệ độc lập tu do cho Ta

chống Pháp, chống MI 1946 quốc: ening na) We Soe le tran’ Di chúc (bang tiếng 4966

Việt) — Những lời căn dặn cuối cùng để lại cho

toàn Đảng, toàn dân

1969 — Những áng văn chính luận mẫu mực, sáng suốt, sắc sảo nồng nàn, súc tích

2 | Truyện và | Viết bằng tiếng Pháp | Những năm | Cây bút văn xi tài năng, trí tưởng tượng

kí trong thời gian hoạt 20 phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sâu

động cách mạng ở Pháp — | sac và trái tim nồng nàn tình yêu nước và (Tập: Truyện và kí: Vị | Những năm | cách mạng

hành Những trò lố ); 30 vue ae

bang tiếng Việt (Nhật kí Những năm Chất trí tuệ và tính hiện đại

chìm lảu.Vừa đi đường | 40, s0 | Ngòi bút châm biếm vừa đầy tính chiến đấu

vừa kế chuyện) vừa hóm hỉnh, tươi tắn

3 | Thơca — Nhật kí trong tù 1942— Tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo và đa

1943— | dạng về bút pháp kết tinh giá trị tư tưởng và 1960 | nghệ thuậtthơ Hồ Chí Minh

Những bài thơ tuyên truyền giản dị mộc

— Thơ Hồ Chí Minh 1967 | mạc, day khí thế

Minh điển vừa hiện đại

Nhân vật trữ tình mang nặng nỗi nước nhà

mà vẫn ung dung tự tại, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng và dân tộc

3 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc —- Hơ Chí Minh

3.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật:

+ (GV thuyết trình nêu gợi vấn đề; HS lắng nghe — phản hồi)

Trang 11

người, trong cách chọn đề tài, chủ đề, cấu trúc tác phẩm, chọn thể loại xây dựng hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu

— Mỗi nhà văn tài năng đều có phong cách riêng; càng là nhà văn lớn, phong cách riêng càng đậm nét Ngược lại, những nhà văn phong cách mờ nhạt hoặc chưa có phong cách là những nhà văn còn hạn chế về tài năng, cá tính

— Một vài ví dụ: phong cách nghệ thuật Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tế Xương, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao

3.2 Những đặc điển chủ yếu của phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh:

+ Độc đáo, đa dạng, hấp dẫn:

— Bất nguồn từ truyền thống gia đình, mơi trường văn hố, hồn cảnh sống, hồn cảnh cách mạng và cá tính của Người

— Hình thành từ quan điểm sáng tác của tác giả

— Thể hiện: Văn chính luận sắc sảo về lí lẽ, luận chứng, nồng nàn tình cam, ngắn gọn, đa dạng về bút pháp

— Truyện và kí; hiện đại, giàu tính chiến đấu, tính hài hước, hóm hinh

— Thơ ca (nghệ thuật và tuyên truyền) với những nét phong cách riêng: thanh đạm, nói ít gợi nhiều, vừa cổ điển vừa hiện đại, hồ hợp /hép và tình

— Phân tích mỗi dặc điểm một vài ví dụ tiêu biểu

Hoạt động 5

HƯỚNG DẪN TỒNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

1 HS đọc mục Kết luận và Ghi nhớ, SGK, tr.29

2 HS tập, vận dụng phân tích bài thơ Chiểu tối (Mộ) trong tập thơ Nhật kí

trong tu dé lam rõ sự hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại của Hồ Chí Minh + HS chuẩn bị ở nhà dàn ý, đến lớp trình bày, thảo luận; nêu rõ cách làm

Định hướng:

— Có nhiều cách phân tích bài thơ để làm rõ luận điểm; chẳng hạn:

— Bút pháp cổ điển thể hiện ở: thi đề, cấu trúc, bố cục, thể loại, hình tượng — Bút pháp hiện đại thể hiện ở cảm xúc trữ tình, hướng vận động của tư duy, hình tượng

— Sự kết hợp giữa /hép và tỉnh, nghệ sĩ — chiến sĩ

Trang 12

4 (Tuỳ HS cảm nhận và lí giải theo cách cảm hiểu của bản thân, khơng gị ép,

gượng gạo, miễn sao chân thực, chân thành và cởi mở HS có thể phát biểu bằng bài thu hoạch cá nhân

3 Soạn bài 7 uyên ngôn Độc lập

6 Đọc tham khảo các bài viết trong các tập chuyên luận:

Suy nghĩ mới về Nhật kí trong tà (GS Nguyễn Huệ Chi chủ biên; NXB văn học, 1993) Mấy vấn đề phân tích thơ Hồ Chí Minh (GS Nguyễn Đăng Mạnh, NXBGD, 1990)

Tiết 6 TIENG VIET

GIU GIN SU TRONG SANG CUA TIENG VIET

A Két quad cGn dat

— Hiểu được sự trong sáng là một thuộc tính của tiếng Việt, thuộc tính này thể

hiện ở tất cả các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt Có ý thức giữa gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói, viết

— Tích hợp với Văn qua văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, với Tập làm văn qua các văn bản nghị luận

— Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt văn hoá trong sáng, có cảm xúc

B Thiết kế bởi dọy - học:

Hoại động 1

TÌM HIỂU SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

+ GV hướng dẫn HS tự học mục I trong SGK, tr.31 — 34, tóm tắt thành những

luận điểm chính

+ HS trình bày bản tóm tắt + GV nhận xét và định hướng:

Trang 13

1 Tính chuẩn mực, có quy tắc a Tính chuẩn mực

— Chuẩn mực về ngữ âm:

+ Bắc Bộ: Phát âm phân biệt các cặp phụ âm đầu s/x, ch/tr, r/d/gi, l/n; các vần 1u/ưu, 1êu/ươu

+ Nam Bộ: Phát âm phân biệt các phụ âm đầu v/d, các âm cuối n/ng, cít + Nghệ Tĩnh: Phát âm phân biệt dấu hỏi/dấu ngã

— Chuẩn mực về từ vựng:

+ Có ý thức chọn lọc, sử dụng các từ thuần Việt và từ ngữ toàn dân + Hạn chế việc sử dụng từ ngữ vay mượn và các từ ngữ địa phương

— Chuẩn mực về ngữ pháp:

+ Có ý thức sử dụng các mẫu câu tiếng Việt phổ biến, thông dụng (câu đơn, câu ghép, câu có cụm c — v làm thành phần, thành tố)

+ Hạn chế việc vay mượn, sử dụng các cách diễn đạt kiểu ngơn ngữ dịch (ví dụ: Cái đèn được đặt đứng ở trên bàn, Bộ bàn ghế được làm bởi những người thợ mộc )

b Có quy tắc

— Quy tac kết hợp âm vị với âm vị để tạo thành tiếng, kết hợp tiếng với tiếng để tạo thành từ, kết hợp từ với từ để tạo thành cụm từ hoặc câu

- Quy tắc kết hợp câu với câu để tạo thành đoạn văn, kết hợp đoạn văn với đoạn văn để tạo thành văn bản

2 Sự không lai căng, lạm dụng ngôn ngữ khác

Vay mượn để làm giau ngôn ngữ dân tộc cũng là một quy luật, vì vậy, trong thực tế, tiếng Việt đã vay mượn một số lượng từ ngữ nước ngồi khơng nhỏ (nhất

là tiếng Hán) để biểu thị những khái niệm, gọi tên những sự vật mà tiếng Việt chưa có từ ngữ tương ứng Vấn đề đặt ra không phải chúng ta tẩy chay từ ngữ vay mượn, mà là có ý thức sử dụng chúng một cách hợp lí, có hiệu quả và tránh việc lạm dụng quá mức cần thiết

Ví dụ:

— Tổng thống và phu nhân (cần thiết)

— Chị là một z#gười vợ chiều chồng, chăm con (không dùng phw nhân thay ngucoi vợ)

— Báo Thiếu niên nhỉ đồng (cần thiết)

Trang 14

Không lạm dụng kiểu như:

— Cô bé hát dân ca hay, là giọng ca trẻ của tỉnh Nghệ An, thường xuyên tham dự những progrưzn ca nhạc đài truyền hình tỉnh tổ chức

— Nét lì và liều ở cô MC trẻ trung này là việc khơng có năng khiếu dẫn vẫn gidi thiéu rat "oai" trong profile như thế

— Một trong số đó là Diệp Chi, MC của gamesshow truyén hinh danh cho SV 3 Tính văn hoá, lịch sự

Trong giao tiếp (nói, viết) cần có ý thức lựa chọn những từ ngữ vừa diễn đạt chính xác tư tưởng, tình cảm vừa đảm bảo vẻ đẹp văn hoá, lịch sự của ngôn từ; tránh những từ ngữ thơ tục có thể làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt và làm tổn thương đến tình cảm của người đọc, người nghe

Ví dụ:

— Từ "chết" có thể thay thế bằng các từ ngữ: khuất núi, quy tiên, từ trần, về cối vĩnh hằng, vào cối trường sinh , hoặc "thôi đã, thôi rồi" (Bác Dương thôi đã, thôi rồ/Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta - Nguyễn Khuyến), “di” (Bac đã đi rồi sao Bác ơi!/Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời - Tố Hữu), “yể"” (Bà về năm ấy

làng treo lưới/Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào — Tố Hữu), "máu thấm cổ" (Máu thấm cỏ lời ca bay vào đất/Hi sinh lớn cũng là hạnh phúc — Nguyễn Đức Mậu)

— Dùng các từ ngữ nói giảm, đưa đẩy: + Có lẽ chị khơng còn trẻ lắm! (đã già)

+ Có thể dưới con mắt ai đó thì em khơng thật đẹp? (xấu) + Nói trộm vía, dạo này trơng thằng bé kháu quá!

+ Tôi hỏi khí khơng phải, chị đã có gia đình riêng chưa?

+ Nói đổ xuống sông xuống biển, nếu cụ có mệnh hệ nào thì con cháu sẽ có trách nhiệm chứti

+ Anh đừng giận thì em mới nói cơi

+ Em hỏi câu này anh không được cười em đấy!

Về tính văn hố, lịch sự của tiếng Việt, ca dao, tục ngữ có những câu: "Anh đã có vợ hay chưa/Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào, Người xinh tiếng nói cũng xinh/Người giịn cái tỉnh tình tính cũng giòn, Cây chi thơm lạ thơm lùng/Thơm gốc thơm tễ người trồng cũng thơm, Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau, Lời nói gói vàng, Được lời như cởi tấm lòng, Lời chào cao hơn mâm cỗ, Chẳng được miếng thịt miếng xơi/Cũng được câu nói cho nguôi tấm long "

Trang 15

Hoat động 2

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

* Bai tap |

Các từ ngữ đáng chú ý:

Kim Trọng (rất mực chung tình), Thuý Vân (cô em gái ngoan), Hoạn Thư (người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt), Thúc Sinh (sợ vợ), Từ Hải (chợt hiện ra, chợt biến di như một vì sao lạ), Tú Bà (màu da "nhờn nhợt"), Mã Giám Sinh (mày râu nhắn nhụi), Sở Khanh (chải chuốt dịu dàng), Bạc Bà, Bạc Hạnh (miệng thề "xoen xoét")

* Bài tập 2

a Tôi có lấy ví dụ về một dịng sơng Dịng sơng vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận — dọc đường đi của mình — những dịng nước khác Dịng ngơn ngữ cũng vậy — một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó khơng được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại

b Tơi có lấy ví dụ về một dịng sơng Dịng sơng vừa trơi chảy, vừa phải tiếp nhận (dọc đường đi của mình) những dịng nước khác Dịng ngơn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó khơng được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại

* Bài tập 3

Tu Microsoft la tén goi một công ti, một danh xưng phổ cập đại chúng, do đó nên dùng

Tw file nén chuyển dịch thành /êp fin

Từ hacker nên chuyển dịch là kể đột nhập trái phép

Tiết 7 — 8

LÀM VĂN

VIET BAI LAM VAN SỐ 1: NGHI LUAN XA HOI

A Kết quả cần đợt

Trang 16

— Tích hợp với các kiến thức văn đã học và tích hợp với vốn sống thực tế đã tích luỹ được

— Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản và kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận đã học

B Thiết kế bòi dạy — học

Hoạt động 1

TÌM HIỂU ĐỀ

Ngoài ba đề bài gợi ý trong SGK, có thể tham khảo thêm đề bài sau:

Anh (chị) cá suy nghĩ gì về ý kiến: "Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đốt với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngơi lịng vị tha, tình đồn kết"

(Theo Văn học & Tuổi trẻ, số 1.2008) 1 Kiểu bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

2 Yêu cầu:

a Công việc cần thực hiện:

Người viết phải lần lượt trình bày các suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình trước hiện tượng "thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người”, sau đó so sánh tầm quan trọng của việc phê phán hiện tượng ấy với việc "ca ngợi lịng vị tha, tình đồn kết" Cần nhớ đây là văn nghị luận xã hội nên nhất thiết bài viết phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ và một mạch cảm xúc chân thành, xúc động

b Phạm vi tư liệu cần sử dụng:

Người viết chủ yếu phải dùng vốn sống trực tiếp (vốn sống thực tế) của mình để hệ thống hoá các dẫn chứng mắt thấy tai nghe về hiện tượng "thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người", xâu chuỗi chúng thành một hiện tượng xã hội đã đến mức báo động Từ đó bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm và thái độ của minh

c Các thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ Hoạt động 2

LẬP DÀN Ý

1 Mở bài:

Dẫn nội dung "Phê phán tình đồn kết" vào bài viết theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp

2 Thân bài

Trang 17

những chuẩn mực pháp lí và đạo lí, từ đó tự giác sống có trách nhiệm hơn với bản

thân và trách nhiệm với cộng đồng

b Ý 2: Ngợi ca "lòng vị tha, tình đồn kết" vốn đã có truyền thống lâu đài trong lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc ta, nhưng phê phán "thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh" thì chưa có truyền thống, nên thường qua loa, sơ sài, chưa sâu sắc và hầu như chưa có hiệu quả cao như ngợi ca (có thể phân tích một số nguyên nhân khách quan và chủ quan)

c Ý 3: Hiện nay cái xấu, cái ác dường như đang "lên ngôi" (dẫn chứng), do đó việc phê phán cái xấu, cái ác là cần thiết; trong những cái xấu, cái ác đó có hiện tượng xấu là "thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người” (dẫn chứng)

d Ý 4: Phê phán hiện tượng xấu nói trên và bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, thái độ và sự đánh giá (về những nguyên nhân, hậu quả, nguy cơ do hiện tượng đó gây ra)

e Ý 5: So sánh việc phê phán với việc ngợi ca để thấy rằng đây là hai mặt của một vấn đề xã hội có quan hệ qua lại, vì vậy nếu khơng phê phán mạnh mẽ "thái độ thờ ơ, phẻ lạnh đối với con người" thì nhận thức của con người dễ bị phiến diện (vì chỉ có ca ngợi một chiều) và nhất là nguy cơ con người sẽ dần dần trở nên ích kỉ, vơ cảm và độc ác

3 Kết bài

Liên hệ đến trách nhiệm của mỗi người, trách nhiệm của bản thân trước hiện tượng trên Có thể dé xuất một số kiến nghị hoặc giải pháp đối với các cấp lãnh đạo, đối với nhà trường, đối với người lớn

* Bài làm tham khảo

Từ xưa đến nay, lòng vị tha và tình đồn kết luôn được ca ngợi hết mực Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người chúng ta "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách" hay "Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" Chúng ta lớn lên trong lời ru ngọt ngào, trong những câu ca dao, tục ngữ súc tích, trong những lời răn dạy để rồi thấm được trong mình các phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam

Nhưng những phẩm chất đó dường như được ca ngợi quá mức, làm ta tự hào quá mức mà quên mất đi việc phải phê phán nghiêm khắc thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người; quên mất đi những hiện tượng bạo lực đang xảy ra trước mắt để rồi ngủ quên trên chiến thắng, trên những ca từ bóng bảy về nào là vị tha, nào là đoàn kết

Ngày đăng: 23/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN