1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 tập 1 part 10 pot

13 439 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Trang 1

Tiết 27 — 28 LAM VAN NGHỊ LUẬN VỀ MOT Y KIEN BAN VE VAN HOC A Kết quả cẩn dat

— Củng cố, nâng cao kiến thức về văn nghị luận nói chung; kiến thức nghị luận về một ý kiến bàn về văn học nói riêng

— Tích hợp với các kiến thức về Văn và Tiếng Việt đã học, tích hợp với vốn sống thực tế

— Rèn luyện kĩ năng về văn nghị luận, nhất là kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý

B Thiết kế bởi dạy — hoc

Hoat dong 1 -

HƯỚNG DẦN TÌM HIỂU ĐỂ

+ GV yêu cầu HS lần lượt tìm hiểu từng đề bài trong SGK

Dé I:

Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng:

"Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước"

Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên

+ GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1 Theo anh (chị), các từ ngữ "phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim

cổ" có nghĩa là gì?

2 Theo anh (chị), tại sao có thể nói dòng văn học yêu nước là chủ lưu?

+ GV gợi dẫn HS trả lời: 1 Giải thích:

— Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức khác nhau và

nhiều thể loại khác nhau

Trang 2

cái "phong phú, đa dạng" ấy thì dòng văn học yêu nước là "chủ lưu", chứ không phải trong lịch sử văn học chỉ có văn học yêu nước mà thơi! Ngồi tình cảm yêu

nước, văn học còn phản ánh tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi và nhiều tình

cảm thiêng liêng khác của con người

— Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay 2 Nói dòng văn học yêu nước là chủ Ïưn, vì:

Cũng như một con sông (hữu hình), trong quá trình vận hành dài lâu của nó,

có một số nhánh bị bồi lấp và mất đi, một số nhánh cạn dần thành ngòi lạch; nhưng cái dòng chảy chính của nó thì vẫn còn mãi mãi, cho dù nó có phải uốn

lượn qua rất nhiều địa hình phức tạp, hiểm trở khác nhau Văn học yêu nước cũng

vậy, có khi công khai, có khi phải bí mật, có khi phải mượn các hình ảnh ẩn dụ để

bày tỏ lòng yêu nước một cách kín đáo Nhưng văn học yêu nước thì thời nào

cũng có, nó luôn tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của lịch sử

dân tộc; vì vậy có thể nói văn học yêu nước bao giờ cũng là một dòng chính chảy

suốt theo thời gian của lịch sử

Dé 2:

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết:

"Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự

thành công của thơ anh” Làm rõ ý kiến trên

+ GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi: 1 Những từ ngữ nào cần chú ý? Tại sao?

2 Theo anh (chị), ý kiến của Hoài Thanh có đúng không? Tai sao? + GV gợi dẫn HS trả lời:

1 Giải thích:

Từ "chính" trong cụm từ "là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh", vì để trở thành một nhà thơ có những sáng tác "thành công", nhà thơ cần phải có năng khiếu, vốn sống và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật Với nhà thơ

Tố Hữu thì việc nhà phê bình Hoài Thanh nhấn mạnh “Thái độ toàn tâm toàn ý vì

cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh” là phù hợp vì Tố Hữu vốn là một nhà thơ trữ tình chính trị

2 Nhận xét:

Có thể nói, với nhà thơ Tố Hữu thì ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn vì thơ của Tố Hữu là tiếng nói cảm xúc, ước mơ và hi vọng

Trang 3

Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý + GV gợi dẫn HS dựa vào gợi ý trong SGK và lập dàn ý: Đề]: Mở bài: Dẫn ý kiến của Đặng Thai Mai Thân bài: Ý 1: Văn học Việt Nam rất phong phú, đa dạng — Về số lượng tác phẩm — Về hình thức biểu hiện — Về thể loại Ý 2: Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam — Về hoàn cảnh lịch sử

— Về các dòng văn học ở một số thời kì lịch sử nhất định (thời phong kiến,

giai đoạn đầu thế kỉ XX, giai đoạn 1930- 1945, thời kì kháng chiến chống Pháp,

chống MI )

Ý 3: Lí giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam

— Nguyên nhân khách quan: nhiều lần, nhiều năm phải đấu tranh chống ngoại

xâm

— Nguyên nhân chủ quan: tình cảm gắn bó với quê hương đất nước sâu sắc, ý

thức tự tôn dân tộc, dân tộc yêu thích sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật Kết bài: Khẳng định ý kiến của Đặng Thai Mai là đúng đắn Bàn bạc, liên hệ, mở rộng ý kiến đó Đề2: Mở bài: Dẫn ý kiến của Hoài Thanh Thân bài: Ý 1: Giới thiệu vài nét về những thành công của thơ Tố Hữu — Về nội dung — Về nghệ thuật

— Vai trò cổ vũ, động viên quần chúng cách mạng

Trang 4

— Thái độ toàn tâm toàn ý đối với cách mạng

— Là nhà thơ trưởng thành trong đấu tranh cách mạng

— Là nhà thơ giữ nhiều trọng trách của cách mạng Ý 3: Những nguyên nhân khác

— Tài năng

— Sự hài hoà giữa tư chất chiến sĩ với tâm hồn thi sĩ Kết bài:

Khẳng định ý kiến của Hoài Thanh là đúng đắn Bàn bạc, liên hệ, mở rộng + GV chỉ định 1 HS doc chậm, rõ Ghi nho trong SGK Hoại động 3 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP * Doc tham khao: Dé bai: Cá ý kiến cho rằng: “Tình thân yêu nước là vẻ đẹp chủ đạo của văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử" Qua các tác phẩm văn học trung đại đã được học ở lớp 10, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên A Tìm hiểu đề:

I Kiểu bài: Lập luận chứng minh

IL Nội dung: Tinh thần yêu nước là vẻ đẹp chủ đạo của văn học Việt Nam qua

các thời kì lịch sử

II Tư liệu: Các tác phẩm văn học trung đại đã được học ở lớp 10

IV Kĩ thuật: Lập luận chứng minh đòi hỏi phải dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề do đề bài yêu cầu, do đó dẫn chứng (có thể là nguyên văn phiên âm Hán Việt hoặc bản dịch) phải chính xác (đúng lời văn, đúng tên tác

phẩm, đúng tác giả)

B Dàn ý:

1 Đặt vấn đề

— Nhìn chung, thời kì lịch sử từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có thể nói là thời kì lịch sử mà chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn thịnh trị, đặc biệt đó là những thế kỉ chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm để củng cố nền độc lập của

quốc gia Đại Việt, do đó, về cơ bản, có sự thống nhất giữa lợi ích của dân tộc với

Trang 5

— Trong bối cảnh lịch sử ấy, văn học viết của dân tộc, tuy chủ yếu được viết bằng chữ Hán nhưng vẫn phản ánh đúng cái không khí hào hùng của thời đại, ngợi ca những chiến công oanh liệt của quân dân Đại Việt trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thái bình Nói cách khác, dù được viết

bằng chữ Hán, nhưng những tác phẩm văn học ấy đã thể hiện được những tình cảm

lớn của thời đại là yêu nước và tự hào dân tộc IL Giải quyết vấn dé

1 Khẳng định tính thần yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, trong đó tính thần yêu nước được phản ánh qua các tác phẩm văn học trung đại mang những vẻ đẹp riêng

2 Các biểu hiện của tinh thần yêu nước

a Thể hiện ở ý chí độc lập, khát vọng xác lập chủ quyền dân tộc (Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo)

b Thể hiện ở lòng căm thù giặc

(Hịch tướng sĩ, Bài cáo bình Ngô)

c Thể hiện ở thái độ khinh bỉ đối với giặc

(Hịch tướng sĩ, Bài cáo bình Ngô)

d Thể hiện ở quyết tâm chiến đấu

(Hịch tướng sĩ, Bài cáo bình Ngô)

e Thể hiện ở lòng tự hào đân tộc — Tự hào về sức mạnh dân tộc

(Bài cáo bình Ngơ, Thuật hồi)

— Tự hào về thiên nhiên, về lịch sử dân tộc và ước mơ về một cuộc sống

yên bình

(Bài phú sông Bạch Đằng, Cảnh ngày hè)

— Tự hào về tầm vóc của con người thời đại: công danh của cá nhân phải gắn liền với sự tồn vong của non sơng đất nước

(Thuật hồi) 3 Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước

— Thời đại anh hùng đã sinh ra những người con anh hùng, gắn liền với những võ công oanh liệt; đó là một hiện thực lịch sử hào hùng được phản ánh vào trong

văn học trung đại từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

— Đến lượt mình, văn học vừa ra đời như một đòi hỏi tất yếu của lịch sử, vừa

Trang 6

hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp chủ đạo là ngợi ca tinh thần yêu nước và lòng

tự hào dân tộc

II Kết thúc vấn dé

— Nhắc lại ý kiến đã nêu ở dé bai va khang định đó là một ý kiến đúng đắn

Có thể giải thích ngắn gọn: tuy ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng các tác phẩm văn học thời kì này đều thống nhất ở vẻ đẹp chủ đạo trên

— Nhấn mạnh nét riêng của văn học thời kì này là: hầu hết các tác giả của

những tác phẩm nổi tiếng đều là những người đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu,

tham gia vào các biến cố hoặc các sự kiện của lịch sử; do đó chân lí nghệ thuật

Trang 7

TUẦN 8 (Bài 8) Tiết 29 VĂN HỌC VIỆT BÁC (trích) Tố Hữu PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU TÁC GIA TỐ HỮU A Kết qua cGn dat Giúp HS:

— Hiểu được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ

của Tố Hữu — nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những ngọn cờ đầu của

nền văn nghệ cách mạng Việt Nam — ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

thé ki XX

— Hiểu sơ bộ chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ

thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu

— Tích hợp với những bài thơ của Tố Hữu đã được học ở chương trình Ngữ

văn THCS

e Trọng tam bai hoc:

— Đường đời, đường thơ của Tố Hữu luôn sơng hành với con đường cách mạng của cả dân tộc; ở đó phong cách thơ Tố Hữu có những nét đặc sắc về cả nội

dung và hình thức biểu hiện e Những điều cần lưu ý:

— Nội dung chủ yếu cần khắc sâu: đường đời — đường thơ —- đường cách mạng thống nhất và song hành trong Tố Hữu Những đặc điểm chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu Lí giải vì sao mấy thập kỉ qua, đông đảo quần chúng nhân dân yêu thích và thuộc nhiều thơ Tố Hữu

- Khái quát luận điểm ngắn gọn, dẫn chứng minh hoạ chọn lọc, trước hết

nhằm vào các bài thơ của Tố Hữu mà HS đã được học

e Chuẩn bị của thầy trò:

Trang 8

— 7 tập thơ của Tố Hữu:

Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một Hếng đờn, Ta với ta

— Các tập chuyên luận về thơ Tố Hữu:

Thi pháp thơ Tố Hữu (Trần Đình Sử); Thơ Tố Hữu (Lê Đình KỊ), Thơ Tố Hữu (Chế Lan Viên), Thơ Tố Hữu (Nguyễn Văn Hạnh), Phê bình và tiểu luận (Hoài Thanh) - Tố Hữu: Cáu chuyên về thơ (1963) B Thiết kế bởi học Hoạt động 1 TO CHUC KIEM TRA BÀI CŨ (Hình thức: vấn đáp)

1 Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu và các tác phẩm chính

của ông; kể tên những bài thơ của Tố Hữu mà em đã được học trong chương trình

Ngữ văn THCS

2 Đọc thuộc lòng mộtbài hoặc một đoạn thơ Tố Hữu mà em còn nhớ Giải

thích vì sao em thích thơ Tố Hữu?

Hoạt động 2

DẪN VÀO BÀI MỚI

1.GV nói truyền cảm — HS lắng nghe, suy ngẫm và liên tưởng

Từ cuối những năm 30 cho đến hết thế kỉ XX, trong khoảng trong ngoài 60

năm, trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam xuất hiện ngọn cờ đầu — nhà thơ Tố

Hữu Anh Lành xứ Huế đến với cách mạng và đến với thơ cùng một lúc Từ ấy đến

cuối đời, Tố Hữu đã cống hiến hết tâm hồn và sức lực cho cách mạng, cho đất nước và cho thơ ca Thơ Tố Hữu, đã từ lâu trở thành món ăn tỉnh thần yêu thích của quần chúng cách mạng Ông là một trong những người xây móng đắp nền cho

nền văn học cách mạng Việt Nam

— HS xem một số ảnh chân dung Tố Hữu qua các thời kì khác nhau

2 HS tập khái quát về con người và thơ Tố Hữu qua những hiểu biết của

mình GV định hướng như nội dung mục 1

Hoạt động 3

HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU MỤC I: VÀI NÉT TIỂU SỬ(1920 — 2002)

+ HS đọc mục I, tự rút ra những điểm chính về cuộc đời Tố Hữu

Trang 9

— Ảnh hưởng của quê hương xứ Huế và gia đình nhà nho

— Ảnh hưởng của văn chương Pháp, thơ Mới trong thời kì học ở Quốc học Huế — Sớm giác ngộ cách mạng, lí tưởng cộng sản; bị bắt tù, vượt ngục tiếp tục

hoạt động cách mạng, được giao những trọng trách lãnh đạo văn nghệ, văn hoá

Việt Nam trong nhiều năm

— Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, năm 1996 Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU MỤC II: ĐƯỜNG CÁCH MẠNG - ĐƯỜNG THƠ TỐ HỮU + HS đọc đoạn: Tố Hữm là chính nhà thơ + GV hoi: Doan văn cho ta biết điều gì khái quát về đặc điểm con người và thơ Tố Hữu? + HS phân tích, trả lời Định hướng:

— Khẳng định vai trò, vị trí của Tố Hữu trong nền văn nghệ cách mạng Việt

Nam: Một trong những lá cờ đầu (riêng trong lĩnh vực thơ thì có thể nói ông là lá

cờ đầu trong những thập kỉ 30 — 70 thế kỉ XX)

— Sự gắn bó mật thiết giữa các chặng đường thơ Tố Hữu và các chặng đường

phát triển của cách mạng Việt Nam

— Thơ Tố Hữu phản ánh chân thật và sinh động những chặng đường cách mạng Việt Nam đồng thời thể hiện sự vận động trong quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của chính nhà thơ

— Đây là luận điểm khái quát hết sức quan trọng về một đặc điểm của con

người và thơ Tố Hữu Nó sẽ được chứng minh cụ thể hơn ở những đoạn sau + GV hỏi:

Vậy, có thể chia đời thơ Tố Hữu thành mấy chặng?

Mỗi chặng gắn với hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế nào? trong những tác phẩm nào?

+ HS dựa vào các đoạn trong SGK, tr.95 — 96, phát biểu Định hướng:

— Có thể chia đời thơ Tố Hữu làm 5 chặng gắn bó mật thiết với 5 giai đoạn của cách mạng Việt Nam; xem bảng hệ thống dưới đây:

Trang 10

Chang đường Nhiêm vụ Cách mạng Việt Nam Chặng đường thơ Tố Hữu, đặc điểm nội dung và nghệ thuật chủ yếu 1937 — 1945 — Trước cách mạng — Cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị và làm Cách mạng tháng Tám 1945 thành công

- Tập thơ "Tử ấy" (1937 - 1946) với 3 phần: Máu lửa,

Xiềng xích, Giải phóng: tiếng hát say mê của người thanh niên cộng sản say mê lí tưởng cảm thông sâu sắc với cuộc

sống cơ cực của những người nghèo khổ, tha thiết yêu tự

do, ca ngợi cách mạng, ca ngợi đất nước độc lập tự do (dẫn chứng: Từ ấy, Khi con tu hú)

1946 - 1954

Kháng chiến chống Pháp Tập thơ Việt bắc (1946 - 1954):

— Tiếng ca hùng tráng và tha thiết ca ngợi cuộc kháng

chiến cứu nước, ca ngợi các tầng lớp nhân dân Việt Nam

kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của

Đảng và Bác Hồ, ca ngợi tình quân dân, anh bộ đội, những

chiến thắng vẻ vang, ca ngợi Đảng, Bác Hồ.(dẫn chứng: Lượm, Sáng tháng năm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc )

1955— 1961

— Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước

Tập thơ Gió lộng (1955 — 1961)

— Phản ánh và ngợi ca công cuộc xây dựng CNXH ở miền

Bắc: CSM— CNM tinh thần đấu tranh và hi sinh anh dũng của nhân dân miền Nam đòi hoà bình và thống nhất đất

nước, nhớ về quá khứ đau khổ và anh dũng, hướng niềm tin

đến tương lai thắm thiết tình cảm hữu nghị quốc tế Dẫn chứng: Tiếng chối tre; Mẹ Tơm, Ba mươi năm đời ta có Đẳng, Bài ca mùa xuân 1961, Người con gái Việt Nam, Với

Lênin, Đường sang nước bạn, Em ơi Ba Lan 1962 - 1977 Cả nước chống Mĩ: Không có gì quý hơn độc lập tự dol Toàn thắng về ta 2 tập thơ: Ra trận (1962 - 1971) Máu và Hoa (1972 - 1977):

Bản hùng ca chiến đấu và chiến thắng giặc Mĩ xâm lược của dân tộc Việt Nam:

Xỏ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

— Niềm vui bất tuyệt: Toàn thắng về ta ngẫm nghĩ về

những máu xương, hi sinh của đồng bào, đồng chí 5 Những năm 90 thé ki XX Đất nước thống nhất, hoà bình đổi mới xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh đất

nước giàu mạnh Các tập thơ: Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999) - Chuyển biến mới trong cảm xúc thể hiện: suy nghĩ,

chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc sống, con người; kiên định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng

Việt Nam, tin vào chữ Nhân luôn toả sáng ở mỗi con người

Việt Nam

Trang 11

e GV nêu nhận xét kết luận:

Rõ ràng, từ buổi thanh niên cho đến cuối đời, bền bỉ, liên tục, không đứt đoạn,

dòng chảy thơ Tố Hữu luôn song hành, gắn bó mật thiết và thống nhất với dòng

cách mạng Việt Nam Với Tố Hữu: làm cách mạng và làm thơ không thể tách rời,

không hề mâu thuẫn Như chính ông từng viết:

Rang tho với Đảng nặng duyên tơ

Hoại động 5

HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU

1 Về khái niệm phong cách nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của một tác

giả, một tác phẩm văn học:

+ GV cho HS ôn lại từ bài giới thiệu tác gia Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh (tuần 2 — bài 2): là khái niệm lí luận chỉ tổng hợp những đặc điểm mang bản sắc

riêng biệt độc đáo, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng và các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn hay trong tác phẩm văn học Không phải nhà văn nào cũng có phong cách Chỉ những nhà văn lớn, thực sự có tài năng, bản lĩnh mới có phong cách rõ

nét, độc đáo

2 Những đặc điểm cơ bản của phong cách thơ Tố Hữu: 2.1 Về nội dung:

+ GV hỏi:

— Em hiểu thế nào là /(hơ trữ tình chính trị?

— Vì sao nói thơ Tố Hữu có tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc?

+ HS trao đổi thảo luận, phát biểu làm rõ, dựa vào SGK,tr.97 — 98

Định hướng:

— Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái /z chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của người cách mạng, của cả dân tộc, đất nước

— Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng, dân tộc khái quát, rộng lớn

— Thơ Tố Hữu không đi sâu thể hiện cuộc sống và tình cảm riêng tư, cá nhân

mà tập trung làm sáng tỏ những tình cảm lớn, cao cả, tiêu biểu, phổ biến của người

cách mạng: tình yêu lí tưởng, lãnh tụ, tình cảm đồng bào, đồng chí, tình quân dân,

tình cảm quốc tế vô sản Niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui lớn, vui chung của nhân dân và cách mạng:

Tôi chạy trên miền Bắc

Trang 12

RĐộn rực mn màu sắc,

Náo nức muôn bàn chân

— Thơ Tố Hữu mang đậm /ính sử thi: đề tài chủ yếu là những sự kiện chính trị

lớn của đất nước, nêu ra những vấn đề có ý nghĩa toàn dân và lịch sử: cảnh cả miền Bắc xây dựng CNXH, cảnh cả nước lên đường ra trận

— Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cỉm hứng lịch sứ — dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự — đời tư

— Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đê vận mệnh cộng đồng chứ không phải là

số mệnh cá nhân

— Nhân vật trữ tình của Tố Hữu là những con người tiêu biểu mang phẩm

chất cao quý của dân tộc và thời đại: Bác Hồ, anh bộ đội, người phụ nữ Việt Nam, chú bé Lượm, anh Hồ Giáo, anh Nguyễn Văn Trỗi, mẹ Tơm, mẹ Suốt, người con gái Việt Nam

— Giọng thơ da dạng: lúc sang sang hùng ca, lúc nhỏ nhẹ tâm tình Giọng chu yếu là đầm thắm tự nhiên, rung động chân thành + GV hỏi: Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được biểu hiện qua những đặc điểm nào? Phân tích, chứng minh? + HS trao đổi, tìm dẫn chứng làm rõ, phát biểu Định hướng:

— Tính dân tộc đậm đà là đặc điểm phong cách nghệ thuật nổi bật nhất trong

thơ Tố Hữu Điều đó thể hiện ở:

— Thể thơ: đặc biệt thành công khi sử dụng các thể thơ truyền thống của dân

tộc: lục bát, bảy chữ, năm chữ, bốn chữ, song thất lục bát: "Việt Bắc, Lượm, Bài ca

lái xe đêm, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Theo chân Bác, Quê me, Mẹ Tơm, Kính

gửi cụ Nguyễn Du"

— Về ngôn ngí: sử dụng nhuần nhuyễn từ ngữ và cách nói dân tộc

Phát huy cao độ nhạc điệu phong phú của tiếng Việt qua các từ láy, vần điệu,

nhịp điệu trong từng câu thơ, đoạn thơ, bài thơ: Ví dụ (SGK) Bổ sung:

Ta di tới, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tiếng chối tre, Bài ca mùa xuân 1961, Việt Bắc — Các biện pháp nghệ thuật cũng đậm tính dân tộc: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, trùng điệp Hoạt động 6 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP

Trang 13

Tố Hữu: bằng chứng về sự kết hợp hài hoà giữa cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca Đó là thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng —

nền thơ luôn coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất

Học thuộc lòng đoạn GŒh¡ nhớ, tr.100

Học thuộc lòng thêm từ 1 — 2 bài thơ của Tố Hữu (ngoài chương trình — SGK) Lam ¢ nha bai tap 1, 2, muc Luyén Tap SGK,tr.100

Soạn bài Việt Bắc

Đọc tham khảo các bài viết sau:

Nu

RYN

6.1 CÂU CHUYỆN VỀ THƠ (trích)

Tố Hữu

Buổi đầu đến với chủ nghĩa cộng sản, với Đảng, tôi thấy nó như một thiên

thần với hào quang lãng mạn và rất nhiều mộng tưởng Lồng tin đó tất nhiên không phải là sai Có cái gì trên đời này đẹp hơn chủ nghĩa cộng sản và Đảng của

Mac — Lénin vĩ đại?

Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng chủ nghĩa Mác — Lénin roi vào tâm hồn tuổi trẻ của mình Nhưng lúc đó trong tôi còn phẳng phất quan niệm chủ nghĩa cộng sản như một lí tưởng rất đẹp, rất riêng của những con người có

phẩm chất cao thượng đặc biệt đứng trên cuộc đời thấp lè tè Chàng cộng sản như những hiệp sĩ của thời đại mới, hiên ngang giữa sóng gió, súng gươm và nhất định

sẽ chết anh hùng trên đường cách mạng Không khí lãng mạn cách mạng lôi cuốn tôi Nó làm say lòng người Nhưng sự giác ngộ của tôi buổi đầu có nhược điểm lớn

và thiếu cơ sở hiểu biết hiện thực, hiểu biết quần chúng và lí luận cách mạng

Lúc ấy tôi cho rằng người cách mạng như người cầm chân lí ban phát cho mọi

người như kiểu người gieo hạt của Huygô Từ ấy có phần nào kiểu người cộng sản

ấy Rõ ràng, trong thơ tôi buổi đầu có tấm lòng của con người trẻ tuổi biết thương

yêu những thân phận nghèo khổ, đoạ đầy Nhưng sức mạnh vĩ đại của công nông

thì chưa được nói đến đầy đủ Tình ý, lời, giọng trong nhiều bài tỏ rõ tấm lòng thành và tỉnh thần hăng hái của một người thanh niên cách mạng

Thơ hay thường mộc mạc, chất phác, không cần trang sức Thơ hay càng trần

trụi, chân chất, càng gây cảm xúc sâu xa, trong lòng người đọc

Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi 18, đôi mươi đi theo cách mạng, theo lí trởng cộng sản cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh, nhưng tình cảm cách mạng còn những điều mơ hồ, chưa chín

Bài Tờ ấy mà được coi như tuyên ngôn nghệ thuật đối với tôi hình như to tát

Ngày đăng: 23/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN