TUẦN 2T BÀI 19, 20 Tiết 102 VĂN HỌC CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (Trích) Vũ Khoan A Kết quả cần dat
1 HS nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách, lối sống và thói quen của con người Việt Nam; yêu cầu phải gấp rút khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính, lối sống và thói quen mới, tốt đẹp để góp phần đưa đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ XXI Nắm vững trình tự và nghệ thật lập luận chặt chẽ, lời lẽ dung dị mà thuyết phục của tác gla
2 Tích hợp với phần Tiếng Việt bài Các thành phần biệt lập gọi — đáp, phụ chú, với tập làm văn ở Chương trình địa phương và Bài viết số 5, với thực
tế: tìm hiểu lối sống và thói quen của người Việt Nam trên báo chí, ở địa phương, ở trường 3 Rèn kĩ năng đọc — hiểu, phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề con người xã hội 4 Chuẩn bị của thầy — trò: Cuốn sách Một góc nhìn của trí thức, tập 1, NXB Trẻ, TPHCM, 2002 B Thiét ké bai day — hoc Hoat dong 1 TO CHỨC KIEM TRA BAI CU (Hình thúc: vấn đáp)
1 Em hiểu thế nào về nhận định sau: Mỗi một tác phẩm văn chương nghệ
thuật là một thông điệp của nhà văn gửi đến người đọc đương thời và hậu thế Dựa vào bài T/ếng nói của văn nghệ đã học, lấy ví dụ bằng Truyện Kiểu va Luc Vân Tiên
Trang 22 Vì sao khi đọc một bài thơ hay, không bao giờ ta chỉ đọc một lần? Ta đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc với tất cả sức mạnh của tâm hồn để làm gì? Đọc một đoạn thơ mà em nhớ và yêu thích nhất Thử giải thích lí do yêu thích của em?
3 Tóm lại, theo tác giả Nguyễn Đình Thị, ta có thể nói như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ? Con đường văn nghệ đến với người đọc, người nghe, người tiếp nhận có những nét riêng như thế nào?
_ Hoạt động Z
DẦN VÀO BÀI MỚI
+ GV nói chậm:
1 Con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, trong suốt trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng tỏ là dân tộc thông minh, dũng cảm, lao động cần cù, đoàn kết, bất khuất, nồng nàn yêu nước, linh hoạt, sáng tạo Nhưng
bên cạnh những phẩm chất cao quý tốt đẹp, những điểm mạnh nổi bật ấy cũng
có không ít những điểm yếu trong tính cách, lối sống, thói quen làm ăn Nhận thức được rõ những cái mạnh, đặc biệt nhìn rõ những điểm yếu của mình là điều hết sức cần thiết để một dân tộc, một đất nước vượt qua những trở ngại,
thách thức ở mỗi chặng đường lịch sử để tiến lên phía trước phát triển và hùng
mạnh, có vị trí trong khu vực và trên thế ø1ới
Hiện nay chúng ta đang đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ to lớn đưa đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vượt qua tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu, chậm phát triển để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020
Bước vào thế kỉ mới, thế ki XXI, thiên niên kỉ mới thứ II, chúng ta bước vào một hành trình lịch sử với rất nhiều triển vọng phía trước nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ Bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong dịp nam dau thé ki, thién niên kỉ mới (2001) đã nêu ra chính xác và kịp thời những vấn đề trên nhằm hướng tới mọi người, trước hết là thế hệ trẻ — lực lượng quyết định thành công công cuộc xây dựng đất nước
2 Làm thế nào để trong khoảng từ 15 — 20 năm tới nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, trở thành một nước công nghiệp phát triển? Một trong những nguyên nhân cơ bản là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là thế hệ
trẻ cần nhận thức sâu sắc những điểm mạnh và điểm yếu ở con người Việt Nam
Trang 33 Vào thế ki XXI, thiên niên kỉ II, thanh niên Việt Nam chúng ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong mỏi ngay từ ngày độc lập đầu tiên? Một trong những lời khuyên, những lời chuyện trò về một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001 + GV có thể cho HS quan sát toàn văn bài viết trong cuốn Một góc nhìn của trí thức —_ Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT 1 Đọc: + GV giọng rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn + Thay — trò cùng nói nhau đọc 1 lần toàn bài GV nhận xét cách đọc 2 Giai thích từ khó:
Nhấn mạnh các từ động lực: lực tác động vào vật hay đồ vật hay đối tượng nào đó Kinh tế tri thức: khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ chiếm tỉ trọng cao trong các giá trị của sản
phẩm và trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân và được đánh giá cao Thế giới
mạng: liên kết trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thóng máy
tính liên thông (nối mạng in-tơ-nét) Bóc ngắn cắn dài: thành ngữ chỉ lối sống,
lối suy nghĩ, làm ăn hạn hẹp, nhất thời, không có tầm nhìn xa
3 Kiểu loại văn bản: Nghị luận về một vấn đề xã hội — giáo dục; nghị luận ø1ả1 thích 4 Bố cục: a Nêu vấn đề: 2 câu đầu: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới b Giải quyết vấn đề: b1 Chuẩn bị cái gì? b2 Vì sao cần chuẩn bị?
b3 Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ c Kết thúc vấn đề: Việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam
_ Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT
+ GV giao việc: HS quan sát bố cục và văn bản, xác định luận điểm trung tâm và hệ thống luận cứ (luận điểm nhỏ) trong văn bản
Trang 4s Định hướng:
- Luận điểm trung tâm: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Hệ thống luận cứ:
- Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất
- Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
- Cần nhận rõ những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam khi bước vào nền kinh tế mới, trong thế kỉ XXI (luận cứ trung tâm)
- Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ Nhận xéí: sự chặt chẽ, lô gích của lập luận
1 Nêu vấn đề
+ GV hỏi: Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả Việc đặt vấn đề trong thời điểm bắt đầu thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới, có ý nghĩa gì?
+ HS trả lời s Định hướng:
- Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, rõ ràng và ngắn gọn Cụ thể, nêu 1õ: - Đối tượng: lớp trẻ (thanh niên) Việt Nam; nội dung: cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam; mục đích: rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới Thời điểm quan trọng, thiêng liêng, đầy ý nghĩa (chỉ đến có một lần: sự chuyển tiếp giữa 2 thế kỉ XX — XXI, 2 thiên niên kỉ: I — ID Đó là vấn đề của mọi người, của toàn dân, toàn đất nước
- Vì sao như vậy? lần lượt trong các phần viết dưới, tác giả sẽ lần lượt làm sang to
2 Giải quyết vấn đề
+ GV hỏi: Luận cứ đầu tiên được triển khai là gì? Người viết đã luận chứng
cho nó như thế nào?
+ HS đọc đoạn tiếp theo, phát hiện luận cứ, luận chứng và phát biểu s Định hướng:
- Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất trong các việc chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới Đó là luận cứ quan trọng đầu tiên
- 2 luận chứng làm sáng rõ luận cứ là:
Con người là động lực phát triển của lịch sử Không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển
Trang 5+ GV hỏi: Ngoài 2 nguyên nhân ấy, còn những nguyên nhân nào khác khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế giới?
+ HS đọc tiếp đoạn: Cẩn chuẩn bị của nó; phát hiện tiếp 2 nguyên
nhân khác
s Định hướng:
- Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại (nhanh, bất
ngờ đến khó tin như trong thần thoại, cổ tích Chẳng hạn các sản phẩm điện tử
cao cấp: fI vi, máy vi tính, điện thoại di động, các loại xe máy, ô tô, máy bay ) Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng Ví dụ: Một châu Âu đang tiến tới nhất thể hoá bằng đồng tiền chung, một Việt Nam đã là thành viên của ASEAN (hội các nước Đông Nam Á), đang xúc tiến để gia
nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)
- Nước ta đồng thời phải giải quyết 3 nhiệm vụ :
- Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; - Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá;
- Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức
Tất cả những nguyên nhân đó đẫn đến luận cứ trung tâm của bài viết Đó là chỉ rõ những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam trước mắt lớp trẻ
+ HS đọc đoạn nói về cái mạnh thứ nhất Ngẫm nghĩ về nội dung và cách
diễn đạt của tác giả
+ GV hỏi: Tác giả nêu những cái mạnh, cái yếu đầu tiên của con người Việt Nam như thế nào? Chủ ý của người viết là gi?
s Định hướng:
- Cái mạnh truyền thống ai cũng rõ và đã được cả thế giới thừa nhận: thông minh, nhạy bén với cái mới Tác giả cho rằng đó là bản chất trời phú, có nòi, di truyền từ lâu Đó là cái mạnh cốt tử của tư duy, có tầm quan trọng hàng đầu và lâu đài - Cái yếu tiềm ẩn ngay trong cái mạnh (nhắc chúng ta không được chủ quan) Cái yếu Nguyên nhân - Kiến thức bị hồng (không đây đủ, chắc | - Thiên hướng chạy theo những môn học chắn) thời thượng — Hạn chế khả năng thực hành, sáng tạo | — Học chay, học vẹt nặng nề
se Lời khuyên sư phạm:
Nhanh chóng khắc phục mới có thể phát huy cái mạnh (trí thông minh nhạy bén) trong hoàn cảnh nền kinh tế mới chứa đầy những tri thức cơ bản và
biến đổi không ngừng
Trang 6+ HS đọc đoạn nói về cái mạnh thứ hai; tiếp tục những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam Chú ý cách phân tích so với đoạn trên
+ GV hỏi: So với đoạn trên, tác gia phân tích những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam như thế nào? Ông đã sử dụng những thành ngữ gì? Tác dụng
+ HS phát biểu s Định hướng:
- Cái mạnh: cần cù sáng tạo trong làm ăn, trong công việc Tác dụng: đáp ứng đòi hỏi tỉnh thần kỉ luật cao với quy trình lao động và máy móc tinh vi hiện đại - Trong cái mạnh vẫn tiểm ẩn cái yếu — những khuyết tật (từ dùng mạnh hơn) Cái yếu Nguyên nhân, tác hại
— Thiếu ti mi (hay đại khái, qua loa, | — Dựa vào tinh thao vat
không cẩn trọng) So với người Nhật, đó | — Chịu ảnh hưởng nặng nê của phương lại là ưu điểm thức sản xuất nhỏ và cách sống nơi thôn - Nước đến chân mới nhảy, liệu com gap | dã thoải mái, tự do tự tại theo ý minh
mắm; (sử dụng thành ngữ) — Mặt trái của tính sáng tạo
— Chưa có thói quen tôn trọng những quy | _ Tác hại: vật cản ghê gớm trong xã hội định nghiêm ngặt của công việc khẩn | công nghiệp và hậu công nghiệp (sau công trương nghiệp; chỉ xã hội văn minh hiện đại, - Thích cải tiến vụn vặt, làm tắt, không | nhiều ngành sản xuất và đời sống sinh coi trọng nghiêm ngặt quy trình công | hoạt đã ở mức rất cao, tự động hoá)
nghệ
+ HS đọc tiếp đoạn: rong một thế giới mạng kinh doanh và hội nhập, tiếp tục phát hiện những cái mạnh, cái yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam
+ GV hỏi: Một trong những tính cách truyền thống mạnh mẽ của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước là øì? Tuy nhiên, trong công việc lao động làm ăn hiện nay, trong thế giới hiện đại và hội nhập thông tin
phát triển mạnh hiện nay thì lại có điểm yếu gì, bắt nguồn từ đâu? Tác hại như
thế nào?
Trang 7s Định hướng: Cái mạnh Cái yếu Biểu hiện tác hại — Đoàn kết, đùm bọc thương yêu giúp đỡ lẫn nhau Dẫn ca dao: Nhiêu điều phú lấy giá gương, Bầu ơi thương lấy bí cùng Thể hiện mạnh mẽ trong chiến đấu chống ngoại xâm — Bản tính thích ứng nhanh -> tận dụng cơ hội, ứng phó với thách thức trong quá trình hội nhập — Tính đố kị (chen ăn ghét ở, con gà tức nhau tiếng gay, trâu buộc ghét trâu ăn ) — Do lối sống thứ bậc, họ hàng, tâm lí làng xã khép kín; ảnh hướng của phương thức sản xuất nhỏ — Kì thị kinh doanh (xem thường): Dĩ nông vi bản, đĩ thương vị mat; That thà cũng thể lái trâu, con buôn
— Thói quen bao cấp, ÿ lại, kém năng động tự chủ, chỉ dựa vào nhà nước
— Thói khôn vat, lau ca, boc ngắn cắn dai, tun mun, không trọng chữ tín
— Thăm bảo tàng: người Nhật tập trung nghe thuyết minh; người Việt tản đi xem cái mình thích Cùng ở nước ngoài: người Hoa cưu mang nhau; người Việt đố ki, chen ghét nhau Thấy người khác gặp may thì tức, hơn mình thì bực, kém mình, øặp bất hạnh thì mừng — Nếp nghĩ sùng ngoại (tôn sùng, ca ngợi nước ngoài quá đáng: đồng hồ Tây có bao giờ sai!; bài ngoại (coi thường nước ngoài: 72 về fđ tắm ao ta — Dù trong du
duc, ao nha van hon!)
— Hay sai hẹn, lỡ hẹn, tuỳ
tiện, làm ăn giả dối, hàng ø1ả, hàng nhái
* Điều đáng chú ý là tác giả không chia thành 2 ý rõ rệt, tách bạch cái
mạnh và cái yếu, mà cách lập luận là nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó là những điểm yếu Cách nhìn sự vật và hiện tượng sâu sắc, động, không tĩnh tại: trong cái mạnh lại tiềm ẩn cái yếu, lại đi cùng với cái yếu, chứa đựng cái yếu trong điều kiện nào đó Tác giả lại luôn đối chiếu với yêu cầu cụ thể công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay Những cái yếu đó có khi đã trở thành thói quen, nếp nghĩ, nếp sống tính cách của con người Việt Nam lại lẫn lộn với cái mạnh, có khi ta lầm tưởng là cái mạnh Khó khăn và nguy hại là ở đó Vì vậy, cần nhận rõ cái mạnh đã đành, nhưng cần hơn là nhận rõ những cái yếu trong tính cách và thói quen của chúng ta
3 Kết thúc vấn đề
+ GV hỏi: Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế ki mdi 1a gi? Vì sao?
+ HS phát biểu s Định hướng:
Mục đích: sánh vai các cường quốc năm châu (lời Hồ Chủ tịch)
- Con đường, biện pháp: lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu
Trang 8- Khâu đầu tiên, quyết định mang tính đột phá: làm cho lớp trẻ nhận rõ những điểm mạnh, yếu, tạo dần thói quen tốt đẹp, không phải chỉ trong suy nghĩ mà chủ yếu trong việc làm, trong hành động, trong từng việc nhỏ nhất của sinh hoạt, đặc biệt là cuộc sống học tập, lao động
- Nhiệm vụ đề ra thật cụ thể, rõ ràng, giản di, tưởng như ai cũng có thể
làm theo
; Hoat dong 5
HUONG DAN TONG KET, LUYEN TAP
1 Nhận xét của tác giả về những điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam: - Thấy rõ chỗ mạnh là cần, nhưng không được bỏ qua chỗ yếu, phải
nghiêm khắc nhìn rõ cái yếu và tìm cách có hiệu quả để khắc phục nó Nếu
không dễ chủ quan, ngộ nhận, tự đề cao mình một cách ngây thơ, lố bịch, tự thoả mãn, kiêu căng: Ta là fa mà lại cứ mê ta! Bốn nghìn năm ta lại là ta! Thái độ của tác giả là nghiêm túc, khách quan, tôn trọng sự thật, không thiên lệch một phía, bi quan hoặc lạc quan tếu Một mặt vẫn khẳng định va trân trọng
những điểm mạnh cơ bản, mặt khác, biết người biết ta, thắng thắn và chân
thành, rất đáng quý
2 Nhận xét cách luận chứng của tác giả
- Bài viết đề cập một vấn đề quan trọng trong đời sống dân tộc trước một thời điểm lịch sử trọng đại, nhưng tác giả không dùng cách nói trang trọng, không dùng nhiều tri thức uyên bác, sách vở Ngôn ngữ của bài là ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, dùng cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu
Sử dụng cách so sánh với người Nhật, người Hoa (cùng châu Á) trong cùng một sự việc, hiện tượng lại có các thói quen và cách ứng xử khác nhau
Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao sinh động, cụ thể, ý vị, sâu sắc,
ngắn gọn
3 Đọc và suy nghĩ nội dung Ghi nhớ
4 Tìm hiểu một số tục ngữ, thành ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam thể hiện trong dãy sau
Cái mạnh Cái yếu
— Uống nước nhớ nguồn — Chưa khỏi vòng đã cong đuôi —Trông trước nghĩ sau — Đúng đỉnh như chĩnh trôi sông
— Miệng nói tay làm ; - Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, — Tay làm hàm nhai tay quai miệng trê làm như mèo mửa
— Được mùa chớ phụ ngô khoai —- Vén tay áo xô đốt nhà táng giấy
— Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng - Ăn chắc mặc bên
— Đối cho sạch, rách cho thơm —Giấy rách thì giữ lấy lề
- Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng — Chưa thấy sóng cả đã ngã tay chèo — Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại
Trang 9
5 Tim mot vài ví dụ về những thói quen xấu, những điểm yếu của học sinh và nêu nguyên nhân, cách khắc phục, ví dụ: thói quen giờ cao su, đi muộn, lề
mề, về sớm, coi bố mẹ, ông bà, người già là lạc hậu bảo thủ, thói quen dùng
phao trong kiểm tra thi cử, thói quen — bệnh sĩ diện, thành tích, háo danh bằng gia, lang phi thoi gian, lãng phi dién,
6 Liên hệ bản thân, nói về điểm mạnh nhất, một điểm yếu nhất của ban thân và biện pháp phát huy và khắc phục
7 Soạn bài “Chó sói va cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” Tiết 103 TIENG VIET CAC THANH PHAN BIET LAP (tiép theo) A Két qua cGn dat 1 Kiến thức: Nhận diện được các thành phần goi — dap va thành phần phụ chú trong câu
2 Tích hợp với Văn qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, với Tập làm văn ở bài Nghị luận về một vấn dé tu tudng, dao li
3 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng các thành phần gọi — đáp và thành phần phụ chú
B Thiét ké bai day — hoc
Hoat dong 1
XÁC ĐỊNH THÀNH PHAN GOI — DAP
+ GV yêu cầu HS tìm hiểu hai vi du a, b trong SGK va trả lời các câu hỏi: 1 Trong số các từ ngữ ¡in đậm, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng dé đáp?
2 Những từ ngữ dùng để gọi —- đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao?
3 Trong các từ ngữ gọi — đáp ấy, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc
thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại?
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1 Từ "này" dùng để gọi, cụm từ "thưa ông" dùng để đáp
2 Những từ ngữ này, thưa ông không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là các thành phần biệt lập
Trang 103 Công dụng:
— Từ "này" dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp
— Cụm từ "thưa ông" dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại
Hoạt động 2
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ
+ GV yêu cầu HS tìm hiểu hai ví dụ a, b trong SGK và trả lời các câu hỏi: I1 Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay
đổi không? Vì sao?
2 Trong câu a các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
3 Trong câu b cụm chủ - vị In đậm chú thích điều gi? + HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1 Khi lược bỏ các từ ngữ 1n đậm, nghĩa sự việc của các câu trên không thay đối vì các từ ngữ in đậm là các thành phần biệt lập được viết thêm vào, nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu
2 Từ ngữ In đậm trong câu a chi thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng” 3 Cum chu — vi in đậm trong câu b chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân
vật "tôi", điều suy nghĩ riêng này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc
chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật Lão Hạc + GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ GŒh¿ nhớ trong SGK Hoạt động 3 HƯỚNG DẦN LUYỆN TẬP Bài tập 1: a Từ dùng để gọi: này b Từ dùng để đáp: váng c Quan hệ: trên (nhiều tuổi) — đưới (ít tuổi) d Thân mật: hàng xóm láng giếng gần gũ1, cùng cảnh ngộ Bài tập 2:
a Cum từ dùng dé goi: bdu oi
b Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Vìiệt
Bài tập 3:
Trang 11c Thành phần phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ ø1ả1 thích cho cụm từ "lớp trẻ”
d Các thành phần phụ chú và tác dụng của nó:
- Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “tôi”
- Thành phần phụ chú "thương thương quá đi thôi" thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình "tôi" với nhân vật "Cô bé nhà bên”
Bài tập 4:
Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau
Bài tập 5:
* Đoạn văn gợi ý: Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai! Tương lai — đó là những gi chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dân ghê gớm đối với con người, nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại dé tiế? tục sống một cách có ích hơn Tuy nhiên, người ta,
nhất là thanh niên không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai với hai bàn tay trắng; nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần để có thể vững bước tới Htơng
lai Hành trang tỉnh thần — đó là tri thức, kĩ năng, thói quen; được coi là điều
kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước mạng thơng tin tồn cầu, trước
hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao
Muốn có hành trang tỉnh thần như vậy thì hơn bao giờ hết, thanh niên phải là những người di tiên phong trong học tập và học tập có hiệu qud; nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri ấy vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Chỉ có như vậy thì chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước một cách bên vững Và cũng chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại!
* Các thành phần phụ chú:
— ' đó là những gi chưa có trong hôm nay” giải thích cho "tương la1" — "đó là tri thức, kĩ năng, thói quen” giải thích cho "hành trang tinh thần”
Ze tt
tol
Trang 12Tiết 104 — 105 TẬP LÀM VĂN Viết bài tập làm văn số 5 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI A Kết quả cần dat
- Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận
— Tích hợp các kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn
— Kiểm tra Kĩ năng viết văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội (tìm ý, trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu)
B Thiết kế bỏi dạy — học
Hoat dong 1 ;
HƯỚNG DÂN TÌM HIỂU ĐẼ
— SGK nêu 4 đề để GV tham khảo, lựa chọn (GV cũng có thé tự xây dựng
một đề phù hợp với đối tượng ở địa phương mình) Theo chúng tôi, có thể chọn
đề 2 với tiêu ngữ: "Những người không chịu đầu hàng số phận"
— Nếu chọn đề 2, GV có thể sử dụng bài "Khiếm thị mà học giỏi tại một trường đại học ở Mĩ' để hướng dẫn HS phân tích theo sự gợi ý của các câu hoi sau:
(1) Bài báo viết về ai? Về sự việc gi?
(2) Số phận của bạn Nguyễn Thị Thanh Mai may mắn hay không may
mắn? Tại sao?
(3) Các sự việc diễn ra có bình thường không? Tại sao?
(4) Bạn Nguyễn Thị Thanh Mai được nhiều người quan tâm, giúp đỡ; nhưng nguyên nhân thành công của bạn Mai có phải chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của người khác không? Tại sao?
(5) Em có suy nghĩ gì trước những nỗ lực phi thường của bạn Nguyễn Thị Thanh Mai?
Hoạt động 2
+ GV nhắc lại những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội
Trang 13- Bài làm cần có một nhan đề tự đặt phù hợp với nội dung
- Bài làm có luận điểm rõ ràng, có luận cứ và lập luận phù hợp, nhất quán — Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài phải có cấu trúc rõ ràng và liên kết chặt chẽ
— Bài tự viết, không sao chép ở các sách "Bài văn mẫu" Hoạt động 3
— Tổ chức, quản lí cho HS làm bài nghiêm túc
- Trong khi HS làm bài, GV không nên gợi ý để tôn trọng sự độc lập suy nghĩ và sáng tao cua HS
Trang 14TuAn 22 BAI 20, 21 TIẾT 106 — 107 VĂN HỌC CHÓ SÓI VÀ CỪU
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN
(Trích La Phéng-ten va thơ ngu ngôn của ông)
Hi-pô-lít Ten Phùng Văn Tửu dich
A Kết quả cồn dat
1 Tác giả đoạn nghị luận văn học đã dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết của nhà động vật học Buy-phông cũng viết về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật: in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sĩ
2 Tích hợp với phần Tập làm văn ở bài Nghị luận; về một vấn đề tr tưởng, đạo lí; với phần tiếng Việt, tiếp tục ở bài các thành phần gọi — đáp, phụ chú,
bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn; với phần Văn học ở bài thơ các bài thơ
ngụ ngôn của La Phông-ten: 7 hỏ và rùa, Lão nông và các con,
3 Rèn kĩ năng: tìm, phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận, so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng
4 Chuẩn bị của thầy, trò: Chân dung La Phông-ten, một số bản dịch các bài thơ của ông
B Thiét ké bai day — hoc
Hoat dong 1
TO CHUC KIEM TRA BAI CU
(Hình thúc: vấn đáp) 1 Bài tập 4 trong sách Bài tập Neữ văn 9, tập hai:
- Đọc lại câu mở đầu và câu cuối của văn bản Sự lặp lại ý của câu mở đầu ở câu kết thúc thể hiện chủ định gì và đối tượng nào mà tác giả bài báo hướng tới?
Trang 152 Phân tích ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ sau để thấy được một số điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam:
- _ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Chị ngá, em nâng
-_ Một con ngựa đau, cả tàu bo co -_ Ởăn phải phải phân phân, -_ Cây đa cậy thần, thần cậy cay da
-_ Một bồ cái lí không bằng mội tí cái tình
- Ở ngoài là lí còn trong là tình —_ Tình làng nghĩa xóm
-_ Cháy nhà hàng xóm bình chân nh vat —_ Người dưng có ngái (nghĩa) ta đãi người dưng -_ Anh em bất nghĩa thi đừng anh em
—_ Một giọt máu đào hơn ao nước lã —_ Một người làm quan cả họ được nhờ
(Lưu ý: Tuỳ từng lớp, từng đối tượng, GV chỉ nên chọn một hai câu thích
hợp để phân tích và khái quát; cũng có thể đưa ra những câu khác.)
_ Hoạt động Z
DẦN VÀO BÀI MỚI
1 GV giới thiệu ngắn gọn về La Phông-ten (1621 - 1695) —- nhà văn Pháp chuyên viết truyện ngụ ngôn; tác giả của các bài thơ ngụ ngôn nổi tiếng: Thỏ va Rua, Lado nông và các con, Chó sói và Cửu non (chiên con)
+ HS đọc nhanh bài ngụ ngôn qua bản dịch của Tú Mỡ, SGK, tr 41 — 42, phần Đọc thêm
+ HS đọc tiếp chú thích (*%) tr 40 để hiểu về tác giả văn bản: viện sĩ viện
hàn lâm Pháp Hi-pô-lít Ten (1828 — 1893), trích chương II, phan II, công trình nghiên cứu La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853), chú thích (4) để hiểu về Buy-phông (1707 — 1788), nha van vat hoc, nhà văn viện sĩ viện hàn lâm Pháp, tác giả công trình Van vật học (1749 — 1789), 35 tập
Nghiên cứu bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten bằng cách so sánh với những nghiên cứu khoa học của nhà khoa học Buy-phông cũng viết về cùng đối tượng (chó sói và cừu) để rút ra đặc trưng riêng của văn học nghệ thuật trong phản ánh và biểu hiện cuộc sống, là mục đích của văn bản nghị luận này
Trang 16một bài thơ ngụ ngôn La Phông-ten nổi tiếng của nhà nghiên cứu H Ten sẽ
góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên
3 Ai chẳng biết chó sói hung đữ, ranh ma, xảo quyệt còn cừu là loài vật ăn cỏ hiền lành, chậm chạp, yếu ớt, thường là mồi ngon của chó sói Nhưng dưới ngòi bút của một nhà sinh vật, một nhà thơ, những con vật này lại được miêu tả, phân tích rất khác nhau Sự khác nhau đó thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Đọc đoạn văn nghị luận của H Ten, chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời
_ Hoạt động 3
HƯỚNG DẪN ĐỌC, HIỂU KHÁI QUÁT
1 Đọc:
+ Chú ý phân biệt 3 giọng đọc:
- Trích thơ ngụ ngôn La Phông-ten (bản dịch thơ song thất lục bát, đọc đúng nhịp 2 câu thất, 2 câu lục bát, lời doa dẫm của chó sói và tiếng van xin tội nghiệp thê thảm của cừu non)
- Lời dẫn đoạn văn nghiên cứu của Buy-phông: giọng rõ ràng, khúc triết mạch lạc
- Lời luận chứng của tác giả H Ten
+ GV cùng HS đọc toàn văn bản 1 lần GV nhận xét cách đọc 2 Giải thích từ khó: theo 14 chú thích SGK, tr 40
3 Thể loại: Nghị luận văn học Luận đề: tìm hiểu bài thơ ngu ngôn Chó sói và cửu của La Phông-ten; cụ thể hơn là cách thể hiện hai nhân vật chó sói và
cừu non của nhà thơ qua sự so sánh với cách miêu tả, nhận xét của nhà vạn vật học Buy-phông
4 Bố cục:
+ Có ý kiến phân đoạn đoạn trích thành 3 phần: a, Trích đoạn bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten; b, Hình tượng cừu non;
c, Hình tượng chó sói Ý kiến của em?
+ Ý kiến khác: 2 phần:
a tốt bụng như thế: hình tượng con cừu trong bài thơ của La Phông-ten trong sự đối sánh với con cừu của Buy-phông
b Con chó sói hết: hình tượng chó sói trong bài thơ của La Phông-ten trong sự đối sánh với chó sói của Buy-phông
Trang 17s Định hướng:
- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: so sánh bằng những dẫn chứng cụ thể, theo trình tự 3 bước:
- a Hình anh con cừu:
- Dưới ngòi bút của La Phông-ten: dẫn nguyên văn thơ (1);
- Dưới ngòi bút của Buy-phông: dẫn nguyên văn l đoạn nghiên cứu khoa học;
- Dưới ngòi bút của La Phông-ten (2): Lời nhận xét của tác g1ả b Hình ảnh chó sói:
— Trong thơ La Phông-ten: Lời nhận xét của tác giả; — Trong công trình của Buy-phông: dẫn nguyên văn
— Dưới ngòi bút của La Phông-ten (2): Lời nhận xét của tác g1ả
(Hết tiết 106, chuyển tiết 107)
Hoạt động 4
HƯỚNG DAN DOC — HIỂU CHI TIẾT
1 Hình tượng con cừu Việc làm của GV và HS Theo Buy-phông Theo La Phông-ten + HS đọc đoạn 1: Nhận xét sự khác nhau giữa nhận xét của nhà khoa học và nhà thơ khi cùng phản ánh một đối tượng: con cừu + GV tóm tắt, khái quát các ý kiến: — Nhà khoa học tó thái độ øì đối với con cừu? — Nhà thơ tỏ thái độ, tình cảm gi với con cừu?
— Đọc đoạn văn của Buy-phông, người đọc hiểu thêm gì về con cừu?
— Đọc đoạn thơ của La Phông-ten, ta hiểu thêm øì về con cừu? Ngoài ra ta còn có cảm xúc gì? - Không viết về l con cừu cụ thể mà nhận xét về loài cừu nói chung như một loài động vật bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học, nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng: sợ sệt, nhút nhát, đần độn, không biết trốn tránh sự nguy hiểm, không cảm thấy tình huống bất tiện, cứ ì ra, lì ra bất chấp hoàn cảnh bên ngoài (dưới mưa, tuyết rơi ) — Không nói đến tình mẫu tử thân thương (đặc điểm chung của mọi loài)
- Hình ảnh con cừu cụ thể, đã được nhân hoá như một chú bé (chiên con) ngoan đạo, ngây thơ, đáng thương, nhỏ bé, yếu ớt và hết sức tội nghiệp
Đặt cừu vào tình huống đặc biệt, đối mặt với chó sói bên dòng SUỐI
— Không tuỳ tiện bịa đặt mà căn
cứ vào những đặc điểm cơ bản
vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát kêu rên, van xin rất tội nghiỆp
— Tỏ thái độ xót thương, thông cảm như với con người nhỏ bé, bất hạnh: thật cảm động, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng, động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế
— Nhắc đến tình mẫu tử thân thương, cảm động
— Rút ra bài học ngụ ngôn đối VỚI COI IØƯỜI
Trang 18
2 Hình tượng chó sói + HS đọc đoạn 2
+ GV hỏi: Dưới ngòi bút của Buy-phông, con chó sói hiện ra như một động vật ăn thịt — dã thú như thế nào? Thái độ của tác giả với con vật này?
+ HS tìm dẫn chứng trong đoạn văn, nhận xét cách tả của nhà vạn vật học cùng thái độ của ông
s Định hướng:
- Nhà sinh vật học miêu tả và giải thích thói quen sống cô độc và thói quen tụ bầy đàn của loài sói khi sống bình thường, khi tấn công con mồi to lớn hơn, khái quát thành lối sống, quy luật chung của loài chó sói
- Tác giả khái quát chung về loài sói từ bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã đến tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiéc, bản tính hư hỏng lúc sống có hại, lúc chết vô dụng Tóm lại đó là loài vật rất đáng ghét, đáng trừ diệt
+ HS đọc đoạn nói về chó sói của La Phông-ten qua nhận xét bình luận của H Ten + GV hỏi: La Phông-ten tả chó sói có điểm gì giống và khác so với Buy- phông? + HS nhận xét, có thể lập bảng so sánh như ở mục 1 s Định hướng:
- Đó cũng là một con sói cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể: đói meo, gầy
ø1ơ xương đi kiếm mồi, tình cờ gặp chú cừu con đang uống nước bên bờ suối - Một bạo chúa khát máu, độc ác, không biết gì là thương xót những loài vật yếu hơn mình Nó tìm mọi cách bắt tội để trừng phạt (ăn thịt) chú cừu non khi bụng đang đói meo
- Chó sói cũng được nhân hoá như một kẻ mạnh, tham, ác không có lương
tâm, hống hách, thích bắt nạt kẻ yếu
- Một tính cách phức tạp: độc ác mà khổ sở, bất hạnh, trộm cướp hay mắc
mưu Vì vụng về và ngu dốt nên luôn đói meo Vì đói nên hoá rồ Một gã vô lại, luôn đói dài, và luôn bị ăn đòn (liên hệ truyện tranh và phim truyền hình Chó sói và chuột Mích-ki)
- Nhà thơ không xây dựng hình tượng chó sói một cách tuỳ tiện mà vẫn dựa vào những đặc tính cơ bản của loài sói
- Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP
Trang 19(Gợi ý: Nhận xét chưa đúng, ít ra trong nội bộ văn bản La Phông-ten cũng chỉ xây dựng một vở bi kịch về sự độc ác, sự đáng cười chỉ là thứ yếu Vì cuối cùng, mặc cho cừu con kêu van thảm thiết, sói vẫn quát nạt và lôi vào rừng sâu
ăn thịt.)
2 Biện pháp lập luận chủ yếu của tác giả là gì? (Gợi ý: so sánh, dẫn chứng, nhận xét)
3 Không phải mục đích của tác giả là tìm ra sự khác nhau của cừu và chó sói, cũng không phải là việc rút ra bài học đối với con người trong thái độ với kẻ ác hay với những người nhỏ bé, bất hạnh Vậy mục đích của văn bản nghị luận này là gì?
4 Nêu bật đặc trưng của công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đặc trưng của văn học nghệ thuật:
+ Tìm hiểu bản chất khách quan của đối tượng, khái quát quy luật hoạt
động của chúng
+ Thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ riêng mang đậm tính chủ quan Của người sáng tác
5 HS doc lai néi dung Ghi nho, SGK, tr 41
6 Nếu được phép thay đổi đầu đề của bài nghị luận trên, theo em, có thé
đặt cho nó những cái tên như thế nào?
(Gợi ý: Sự khác nhau giữa nhà khoa học và nhà thơ, La Phông-ten và Buy-phông, Hai cách phản ánh và biểu hiện cuộc sống, Nghệ thuật và khoa học khác nhau như thế nào qua một bài thơ neụ ngôn của La Phông-ten? )
7 Dựa theo nội dung văn bản trên, thử sáng tác một văn bản: Con đơi và con muỗi dưới ngòi bút của nhà sinh vật học và nhà văn
§ Tham khảo Thiết kế bài dạy — học sau f:
Hoạt động của thây và trò Nội dung cần đạt
1 Hướng dẫn tìm hiểu chung I Doc—hiéu chung + GV yêu cầu HS dién tén La Phéng-ten, | 1 Tc gia:
Buy-phông, H Ten vào chỗ trống, ứng với | — H 1en là một triết gia người Pháp thế ki XIX, lời giới thiệu đúng về tác giả (đèn chiếu | tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng: hoặc bảng phụ): La Phông-ten va thơ ngụ ngôn của ông
A Nha thơ Pháp thé ki XVII, tac gia bai | — Văn bản Chó sói và cừu non được trích từ thơ Chó sói và cửu non công trình ấy
B Triết gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp | 2 Văn bản
thế kỉ XX, tác giả công trình La Phông- | — Thể loại: Nghị luận văn chương ten và thơ ngụ ngôn của ông — Bố cục: 2 phan:
C Nhà van vật học, thế kỉ XVII, tác giả | + t6t bụng như thế: Hình tượng Cừu dưới công trình Vạn vật học ngòi bút của La Phông-ten và Buy-phông
Trang 20
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS phân biệt nội dung, thể
loại của 3 văn bản: Vạn vật học, Chó sói và chiên con, La Phông-ten và thơ ngụ ngôn cua ông; tìm bố cục của văn bản trích học GV tổng kết
+ Còn lại: Hình tượng Sối dưới ngòi bút của La Phông-ten và Buy-phông
2 Đọc — hiểu đoạn 1: Hình tượng Cừu dưới
ngòi bút của La Phông-ten và Buy-phông + Hỏi: Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông, cừu là con vật như thế nào? HS tái hiện GV tổng kết
+ Hỏi: Trong cái nhìn của nhà thơ Cừu có phải là con vật đần độn và sợ hãi không?Vì sao?
+ Hỏi gợi ý: Ngoài đặc điểm như Buy- phông tả, Cừu của La Phông-ten còn có đặc tính øì khác? + HS trao đổi, thảo luận theo nhóm + GV định hướng II Đọc — hiểu chỉ tiết văn bản 1
- Dưới mắt nhà khoa học Buy-phông, cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh hiểm nguy
— Trong con mắt của nhà thơ La Phơng-ten: Ngồi những đặc tính trên, Cừu còn là con vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn Sắp bị Sói ăn thịt mà Cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời Sói Không phải Cừu không ý thức được tình huống bất tiện của mình mà thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, là sự chịu đựng tự nguyện, sự hi sinh của cừu mẹ cho con bất chấp hiểm nguy
3 Hình tượng chó sói trong cái nhìn của Buy-phông và La Phông-ten
+ HS hỏi: Theo La Phơng-ten, chó sói có hồn toàn là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét hay không? Vì sao?
+ Chó sói là tên trộm cướp nhưng bất hạnh, độc ác mà khổ sở, là nhân vật chính để La Phông-ten làm nên hài kịch về sự ngu ngốc Ý kiến của em?
+ HS trao đổi, thảo luận + GV tổng kết
2 Hình tượng chó sói trong con mắt của nhà
thơ và nhà khoa học
+ Theo nhà khoa học, chó sói đơn giản là tên bạo chúa khát máu, đáng ghét sống gây hại, chết vô dụng, bẩn thíu, hôi hám, hư hỏng + Theo La Phông-ten, chó sói là tính cách phức tạp: độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét và đáng thương
Chó sói độc ác, gian xảo muốn ăn thịt cừu non một cách hợp pháp, nhưng những lí do nó đưa ra đều vụng về, sơ hở, bị cừu non vạch trần, bị đồn vào thế bí Cuối cùng sói đành cứ ăn thịt cừu non bất chấp lí do Chó sói vừa là bị kịch độc ác vừa là hài kich của sự ngu nøốc
4 Nghệ thuật sáng tạo của La Phông-ten + Nêu vấn đề: Theo em, Buy-phông đã tả hai con vật bằng phương pháp nào nhằm mục đích gì? Còn La Phông-ten, nhà nghệ sĩ, ông cũng tả 2 con vật ấy bằng phương
pháp nào, nhằm mục đích øì khác? 3 Sự sáng tạo của nhà nghệ s1
+ Nhà khoa học tả chính xác, khách quan, dựa
trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật + Nhà nghệ sĩ tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm trái tin, trí tưởng tượng phong phú Đó là đặc
Trang 21
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
+ HS trao đỏi, thảo luận
+ GV định hướng điểm bản chất của sáng tạo nghệ thuật Nhà nghệ sĩ khi tả đối tượng thì không chỉ hiểu sâu kí mà còn phải tưởng tượng, nhập thân vào đối tượng La Phông-ten viết về 2 con vật nhưng là để giúp người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lí trên đời Đó là sự đối mặt giữa thiện và ác, kẻ yếu và kẻ mạnh Chú Cừu và chó sói đều đã được nhân hoá, nói năng, hành động như người với những tâm trạng khác nhau + Hỏi: Cách luận chứng của Ten trong văn bản là gì và như thế nào? Tác dụng + HS trao đổi + GV định hướng + Hỏi: Mạch lập luận trong văn bản như thế nào? Tác dụng 4 Nghệ thuật nghị luận của H Ten + Phân tích, so sánh, chứng minh Tác dụng: luận điểm được nổi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục
+ Mạch nghị luận được triển khai theo trình tự: từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của + HS phân tích La Phông-ten của Buy-phông của La Phông- + GV định hướng ten Bố cục chặt chẽ
5 Hướng dẫn tổng kết, ghi nhớ 6 Hướng dẫn luyện tập, học bài ở nhà BT1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu ở câu trả lời đúng A Hai con vật cụ thể được đặt trong tình huống kịch tính B Tinh cách được khắc hoạ qua cử chỉ, lời nóI
BT2 Điểm sáng tạo của La Phông-ten trong việc tả Cừu và Si:
A Nhân hoá
BT3 Dac sắc trong nghệ thuật nghị luận của H Ten:
B D ca A, B, C
BT4 Quan điểm của Ten có gần gũi với
Trang 22Tiết 108
TẬP LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỂ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A Kết quỏ cền đọt
1 Kiến thức: Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: nghị luận về một
vấn đề tư tưởng, đạo lí
2 Tích hợp với Văn qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, với Tiếng Việt ở bài Các thành phần biệt lập
3 Kĩ năng: Nhận diện và rèn luyện kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí
B Thiét ké bai day — hoc
Hoat dong 1
XAC DINH KIEU BAI NGHI LUAN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
+ GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu kĩ văn mẫu trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1 Van ban 7?¡ thức là sức mạnh bàn về vấn dé gi?
2 Văn bản ấy có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ g1ữa chúng với nhau
3 Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
4 Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?
5 Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về
một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào? + HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1 Van ban Tri thitc la sức mạnh bần về giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người trí thức trong sự phát triển xã hội
2 Văn bản có thể chia làm 3 phần:
a Phần mở bài (đoạn 1): nêu vấn đề cần bàn luận b Phần thân bài (2 đoạn tiếp theo):
Trang 23điện lớn theo lập luận: "Tiền vạch một đường thăng là 1 đô la Tiền tìm ra chỗ
để vạch đúng đường ấy giá 9.999 đô la"
+ Đoạn thứ hai của phần thân bài có luận điểm "Tri thức cũng là sức mạnh
của cách mạng”, luận điểm này được chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể
nói lên vai trò to lớn của người trí thức Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mi và trong sự nghiệp xây dựng đất nước
c Phần kết bài (đoạn còn lại): phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ
d Mối quan hệ giữa các phần là chặt chẽ, cụ thể:
— Phần mở bài: nêu vấn đề
— Phần thân bài: lập luận chứng minh vấn đề
— Phần kết bài: mở rộng vấn đề để bàn luận
3 Các câu mang luận điểm trong bài:
— Nhà khoa học người Anh Pho-răng-xít Bê-cơn (thé ki XVI — XVII) da noi một câu nổi tiếng: "Tri thức là sức mạnh"
— Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: "Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh"
— Tri thức đúng là sức mạnh
— Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều
người khác không làm nổi
— Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng
— Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng trì thức
— Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!
* Các luận điểm trên đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết Nói cách khác, người viết muốn tô đậm, nhấn mạnh hai ý:
— Tr1 thức là sức mạnh
— Vai trò to lớn của người trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống
4 Văn bản đã sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu Phép lập luận này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tr thức và người trí thức đối với sự tiến bộ của xã hội
5 Sự khác biệt giữa bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là ở chỗ:
— Loại thứ nhất xuất phát từ thực tế đời sống (các sự việc, hiện tượng) để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Trang 24— Loại thứ hai bắt đầu từ một tư tưởng, đạo lí; sau đó dùng lập luận giải thích, chứng minh, phân tích để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lí đó
+ GV chỉ định I HS đọc chậm, rõ GŒh¡ nhớ trong SGK Hoạt động Z
HƯỚNG DÂN LUYỆN TẬP
+ GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu văn bản Thời gian là vàng, sau đó trả lời các câu hỏi:
1 Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
2 Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra các luận điểm chính của văn bản ấy
3 Phép lập luận chủ yếu trong văn bản là gì? Cách lập luận ấy có sức thuyết phục không?
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1 Van bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
2 Văn bản bàn luận về giá trị của thời gian Các luận điểm chính của văn bản là:
a Thời g1an là sự sống
b Thời gian là thắng lợi c Thời gian là tiền
d Thời gian là tr1 thức
3 Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh Cách lập
luận ấy có sức thuyết phục vì giản dị, dễ hiểu
¢ GV va HS doc tham khao
NGƯỜI NGAY VÀ KẺ GIAN
(Thái Duy, báo Đại Đoàn kết, số 61,2 — 8 — 2005)
Theo dõi hành trình tội ác của trùm xã hội đen Hai Chi, còn gọi là trùm băng đảng Đồi hoa mai ở xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận trên báo chí; nhiều người lại
nhớ đến ông Nguyễn Tăng Thắng
Từ đầu thập niên 90 (thế kỉ trước) ông đã phát hiện vụ phá rừng ở huyện Tánh Linh
(Bình Thuận), ông nắm chắc bọn phá rừng làm giàu nhờ khai thác gỗ trái phép, đã dựa vào
một số cán bộ kiểm lâm và những cán bộ biến chất này cũng trở thành lâm tặc Mọi bằng
chứng cụ thể, chính xác ông báo cáo với huyện, với tỉnh lại bị lãnh đạo cho là vu oan, đổ tội
cho người tốt Bọn xấu đã khống chế được chỉ bộ và chúng đã khai trừ ông khỏi Đẳng Đơn độc, thân cô thế cô, ông vẫn không chịu lùi bước, ông về trung ương cầu cứu đấu tranh
Trang 25bọn phá rừng, đến mấy tờ báo nhờ lên tiếng Ông phải bán nhà để có tiền tàu xe về Hà Nội và đến năm 1999, sau gần 10 năm đương đầu với bọn tham nhũng và quan liêu, công lí
mới thắng, bọn phá rừng mới lộ mặt, bị đưa ra toà, chịu án tù
Thời gian này, tên Đinh Mạnh Hồ, nổi tiếng phá rừng với cái tên "hùm xám miền
Đông" cũng bị bắt Hai Chi mới chỉ là một tên buôn gỗ đàn em của Đinh Mạnh Hồ, hắn đã
thu phục bọn lâm tặc tay sai của Đinh Mạnh Hồ và hắn không chỉ tung hoành ở xã Tân Nghĩa, mà thêm vây cánh hắn vươn ra cả vùng rừng Tánh Linh và rừng Sông Móng, Ka Fét ở Hàm Thuận Nam Hai Chỉ khá cao tay, hắn mua chuộc được cán bộ có chức quyền trong vùng, lại là cán bộ bảo vệ pháp luật, gỗ khai thác được phải qua 3 trạm kiểm lâm mới về đến sào huyệt của nó ở Tân Nghĩa, nhưng gỗ của nó đều đàng hoàng đi qua 3 trạm trên
như gỗ của nhà nước; và quái gở hơn, bọn lâm tặc khác chở gỗ lậu gặp Hai Chi lại phải
nộp tiền thì mới đi thoát Mấy chuyến đi của Hai Chi về Hà Nội có chạy chọt, đút lót cửa nào không, đang được đi sâu điều tra
Mười năm qua, hai công dân của Bình Thuận được báo chí nói đến rất nhiều, cả nước biết tiếng Người ngay sống ở một địa phương chính quyền do dân làm chủ lại khổ cực, bị trù dập, chà đạp như ông Nguyễn Tăng Thắng là cùng, còn kẻ gian lại sung sướng như Hai Chi là cùng; suốt 10 năm có người của chính quyền bao che, coi rừng vàng như rừng của nhà Chỉ qua hai công dân này thôi, một trong Đảng và một ngoài Đẳng, cũng đã thấy tại
sao không giữ nổi rừng
Năm tháng đầu năm 2005 trên cả nước, rừng bị phá tăng hơn 5 tháng đầu năm 2004
hai mươi phần trăm Thiếu điện nghiêm trọng thời gian qua có nguyên nhân vì hạn hán
khốc liệt, chưa có năm nào nước hồ Hoà Bình lại xuống đến mức nước chết lâu như vậy
Vụ phá rừng nghiêm trọng khai thác gỗ quý kéo dài từ cuối năm 2003 đến tháng 4 năm 2005 mà Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận vẫn chưa biết, phải đến lúc công an đưa vụ này ra trước công luận, mọi người mới thấy nhà nước đã "nuôi ong tay áo" từ lâu Sơ hở từ hai giấy phép do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận kí cho lâm trường Tân Tiến tận thu lâm sản trên đất rừng (củi và trụ tiêu còn lại) Lâm trường đã không
tận thu củi gỗ mà đưa lâm tặc vào rừng chặt hạ cam xe, cà chít, dầu rải, toàn gỗ quý bán cho các xưởng sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Gỗ vừa hạ xuống chúng dùng lửa thui cho đen
"biến gỗ thành củi" để che mắt thiên hạ
Rừng đang tiếp tục bị phá ở nhiều nơi, ta trồng được một, phá mười, rừng có còn lại
bao nhiêu đâu, lũ quét và hạn hán đã là mối hoạ thường trực Mất rừng sẽ mất tất cả và lũ
quét, hạn hán rõ ràng là nhân tai chứ không chỉ là thiên tai Vẫn chưa có biện pháp nào hữu hiệu bảo vệ rừng vì rất thiếu những Nguyễn Tăng Thắng, còn cán bộ đảng viên là tay sai cho lâm tặc hoặc lợi dụng mọi sơ hở của nhà nước để phá rừng lại không thiếu Ta
không nhân lên được những Nguyễn Tăng Thắng vì lập công xuất sắc, hi sinh tất cả để
chống bon phá rừng như ông lại không được động viên khen thưởng trong khi chiến sĩ thị đua giả không thiếu, có kẻ dùng tiền mua được bằng khen, huân chương
Trang 26Nơi nào người tốt cũng vẫn là số đông nhưng dám vạch mặt bọn xã hội đen phá rừng lại rất ít Đông nhưng không mạnh nên bọn tham nhũng càng làm mưa làm gió Muốn giữ vững chỉ còn cách có thêm những cán bộ đảng viên gan góc như Nguyễn Tăng Thắng và
giảm dần số biến chất, hư hỏng lúc nào cũng sẵn sàng lợi dụng mọi sơ hở để câu kết với lâm tặc phá rừng Tiết 109 TIENG VIET LIEN KET CAU VA LIEN KET DOAN VAN A Kết quả cần dat
1 Kiến thức: Nắm được khái niệm liên kết và các phương tiện liên kết câu,
liên kết đoạn văn
2 Tích hợp với Văn qua văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, với Tập làm văn ở các bài nghị luận
3 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn khi viết văn
B Thiét ké bai day — hoc
Hoat dong 1
HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM LIÊN KẾT
+ GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu đoạn văn trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi:
1 Đoạn văn trong SGK bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế
nào với chủ đề chung của văn bản?
2 Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn
3 Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể
hiện bằng những biện pháp nào?
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
Trang 272.a Nội dung chính của mỗi câu:
— Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
— Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mdi me
— Cau 3: Céi mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ
b Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là "cách phản
ánh thực tại của người nghệ sĩ"
c Trình tự sắp xếp các câu hợp lí:
— Tác phẩm nghệ thuật lam gi? (Phan ánh thực tại)
— Phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo)
— Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Để nhắn gửi một điều gì đó)
3 Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện:
— Lặp từ vựng: tác phẩm -— tác phẩm
— Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: /ác phẩm, nghệ sĩ, (tác giả, nhà
vdn, nha tho, hoa st, nhac Si, )
— Phép thé: dung tir anh thay thế từ nghệ sĩ, dùng cụm từ cái đã có rồi thay thé cho cum tt nhitng vat liệu mượn ở thực tại
— Phép nối: dùng quan hệ từ Nhưng
+ GV chỉ định từ 1 đến 3 HS đọc chậm, rõ Gh¡ nhớ trong SGK Hoạt động 2
HUONG DAN LUYEN TAP
+ GV yêu cầu HS đọc ki doan van trong SGK va trả lời các câu hỏi:
I Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ
chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các
câu trong đoạn văn là hợp lí
2 Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? + HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1 Chủ đề của đoạn văn là khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực
trí tuệ của người Việt Nam Nội dung các câu đều tập trung vào việc phân tích
những điểm mạnh cần phát huy và những "lỗ hổng" cần nhanh chóng khắc
phục Trình tự của các câu sắp xếp hợp lí, cụ thể:
— Cau 1: Khẳng định những điểm mạnh hiển nhiên của người Việt Nam
— Cau 2: Khang dinh tính ưu việt của những điểm mạnh trong sự phát
triển chung
- Câu 3: Khẳng định những điểm yếu
— Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém, bất cập
Trang 28— Cau 5: Khang định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục các "lỗ hổng" 2 Các phép liên kết:
— Câu 2 nối với câu 1 bằng cụm từ bẩn chất trời phú ấy (thế đồng nghĩa) — Câu 3 nối với câu 2 bằng quan hệ từ nuzng (phép nối)
- Câu 4 nối với câu 3 bằng cụm từ ấy /à (phép nối) - Câu 5 nối với câu 4 bằng từ /ô hổng (phép lặp từ ngũ) Tiết 110 TIENG VIET LIEN KET CAU VA LIEN KET DOAN VAN (tiép theo) A Kết quỏ cần đợt 1 Kiến thức: Ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn
2 Tích hợp với Văn qua văn bản Cøn cò, với Tập làm văn ở bài Cách làm bài nehị luận về một vấn đề ti trưởng, đạo lí
3 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản
B Thiét ké bai day — hoc
; Hoat dong 1
ON TAP VE LIEN KET CAU VA LIEN KET DOAN VAN
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hoi sau:
1 Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?
2 Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó?
+ GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1 Phải liên kết, vì:
a Các câu trong đoạn phải liên lết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh Nếu các câu không liên kết với nhau thì có thể ta chỉ có "một chuỗi câu hỗn độn"
Ví dụ:
— Đoạn văn: Mùa thu đã về thật rồi Nắng thu vàng óng trải dài trên những con đường làng Gió thu nhè nhẹ thoang thoảng mùi hương cốm
- Chuỗi câu hỗn độn: Cáy đa cổ thụ ở đầu làng bốn mùa tươi tốt Không
Trang 29‹ Nhận xét:
Nếu tách riêng từng câu thì môi câu đều đúng ngữ pháp và có nghĩa, nhưng
khi đặt cạnh nhau thì chúng trở nên hôn độn
b Các đoạn trong văn bản phải liên kết với nhau thì mới có một văn bản hoàn chỉnh Nếu các đoạn không liên kết với nhau thì ta cũng chỉ có "một tập
hợp đoạn văn hỗn độn"
Ví dụ: Văn bản hồn chỉnh:
VÌ SAO HẢI ÂU BAY CÙNG TÀU BIỂN?
Những ngày trời trong sáng, nếu bạn đi dạo trên bờ biển ngắm nhìn bầu trời xanh thăm, thường thấy đàn chim hải âu màu bạc sáng lóng lánh đang giang rộng đôi cánh, bình thân bay theo những con tàu đang rế sóng trùng khơi
Hải âu thích bay cùng tàu biển, nghĩa là trên tàu phải có một cái gì đó hấp dẫn nó?
Đúng vậy, khoảng không gian trên tàu biển luôn có một luồng không khí đặc biệt có tác
dụng nâng đỡ cơ thể hải âu, giúp chúng không cần vỗ cánh, không tốn sức mà vẫn có thể
bay được
Thực ra luồng không khí này chẳng có gì thần bí và cũng không phải do con tàu sinh ra, nó là một dạng năng lượng của vũ trụ Sự chuyển vận của không khí hình thành gió Do có sự chênh lệch về nhiệt độ của không khí trong khí quyển, cho nên không khí luôn luôn
di chuyển Trên đường di chuyển, nếu gặp phải các vật chướng ngại như sóng biển, tàu bè,
đảo thì tốc độ của không khí tăng lên gọi là động lực không khí chuyển vận hoặc tuyến không khí chuyển vận, luồng không khí chuyển vận Hải âu đã khéo léo lợi dụng nguồn động lực này để giang rộng đôi cánh, bám theo con tàu và bay chéo
Cũng cần phải nói thêm, thức ăn của hải âu là cá Trong lúc tàu biển chạy, sóng tung lên ở phía đuôi tàu có tung ngược cả cá lên khỏi mặt nước và hải âu sẽ không bỏ qua
những cơ hội tuyệt vời này Đó cũng là một lí do khiến cho hải âu trở thành người bạn đồng hành chung thuỷ của những con tàu
(Bộ sách bổ trợ kiến thức Chỉa khoá vàng — Động vật 1, NXB ĐHQG Hà Nội, 1999)
- Tập hợp đoạn văn hỗn độn:
Bạn có thể làm một thực nghiệm: mang một đống nhỏ phế thải vật thể ném
xuống biển Chăng bao lâu số phế thải đó sẽ biến mất, bạn không còn nhìn thấy øì ngoài màu nước biển xanh biếc Đó chính là quá trình tự làm sạch của đại dương
Chùa Một Cột không lớn, nhưng độc đáo và duyên dáng Hồ nước cùng với cây cối và lăng mộ các nhà sư càng làm cho cảnh chùa thêm cổ kính và thơ mộng
Trang 30Người ta tìm cách tránh tác hại của sét bằng cột thu lôi Cột thu lôi là một thanh sắt dài và nhọn đầu Nó được gắn trên các nóc nhà cao, trên ống khói nhà máy và được nối với đất Khi có sét, cột thu lôi sẽ truyền điện xuống đất nên không gây tác hại gi cho các ngôi nhà, các ống khói
‹ Nhận xét:
Nếu tách riêng từng đoạn thì môi đoạn đều có liên kết câu và có nghĩa, nhưng khi đặt cạnh nhau thì chúng ta không có một văn bản có sự liên kết giữa các đoạn văn
2 Các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết: a Liên kết nội dung:
— Các câu trong đoạn văn phải tập trung làm rõ chủ đề của cả đoạn văn — Dấu hiệu nhận biết là trình tự sắp xếp hợp lí các câu (thực ra là các ý của mỗi câu được trình bày một cách lô-gic)
b Liên kết hình thức:
— Một biểu hiện của liên kết nội dung (trình tự sắp xếp các câu hợp lí, còn gọI là liên kết tuyến tính)
— Dấu hiệu nhận biết là các phương tiện ngôn ngữ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ ngữ cùng trường liên tưởng, quan hệ từ, đại từ, từ, cụm từ ) dùng để thực hiện các phép liên kết (phép thế, phép nối, phép lặp )
Hoạt động Z
HƯỚNG DẦN THỰC HÀNH
Bài tập 1: Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau đây:
a Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ trơng lai của nước nhà Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa
để tiến bộ hơn nữa
(Hồ Chí Minh)
— Liên kết câu: lặp từ vựng (rường học — trường hoc)
— Liên kết đoạn văn: thế bằng tổ hợp đại từ (như thế thay thé cho câu Về
Trang 31b Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống Lời gửi của văn nghệ là sự sống
Sự sống ấy tod đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hôn chúng ta, không riêng øì trí tuệ, nhất là trí thức
(Nguyễn Đình Thi) — Liên kết câu: lặp từ vựng (văn nghệ — văn nghệ)
— Liên kết đoạn văn: lặp từ vựng (sự sống — sự sống, văn nghệ — văn nghệ) c Thát ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tw nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian Con người
là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục
(Tap chi Tia sang)
— Liên kết câu: lap ttt vung (thoi gian — thoi gian — thoi gian, con nguoi — Con nguol — Con nguol)
d Nhiing nguoi yéu dudi van hay hién lành Muốn ác phải là kẻ mạnh
(Nam Cao)
— Lién kết câu: dùng từ trái nghĩa (còn gọi là phép đốt): yếu đuối — mạnh, hiển lành — ác
Bài tập 2: Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ trái nghĩa phân biệt
đặc điểm của thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp cho hai câu
ấy liên kết chặt chế với nhau
Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn nhị một cái máy (tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu Trong khi đó, thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai"
(Tap chi Tia sang)
* Các cặp từ ngữ trái nghĩa (con goi 1a tradi nghia ngit dung — xin xem lai sách TKBG Ngữ văn 7, tap 1): thoi gian vat lí — thời gian tâm lí, vô hình — hữu hình, giá lạnh —- nóng bỏng, thẳng tắp — hình tròn, đêu đặn — lúc nhanh lúc chậm
Bài tập 3: Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích
sau và nêu cách sửa các lỗi ấy
a Cam di một mình trong đêm Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuỐi
Trang 32b Năm 19 tuổi chị để đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liên trong
hai năm rồi chết Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) * LỖI:
+ Câu a:
— Ý của các câu tản mạn (mỗi câu nói đến một đối tượng khác nhau), không tập trung làm rõ chủ đề của cả đoạn văn
- Sửa: Cắm đi một mình trong đêm Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông Anh nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mat tran Baéy gid, mua thu hoach lac da vào chặng cuối
+ Cau b:
— Trình tự các sự việc được nêu trong các câu không hợp lí: chồng chết sao lại còn "hầu hạ chồng”?
— Sửa: thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nói rõ ý hồi tưởng để tạo ra sự liên kết với câu 1, chẳng hạn: "Suốt hai năm chồng ốm nặng, chị làm quần quật "
Bài tập 4: Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây:
a Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày
da Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới
mặt đất Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều frị cho những người bị nó cắn
(Báo)
b 7ại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gố một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông
(Báo)
* LỖI:
+ Ởa: câu 2 và câu 3 nên dùng thống nhất 1 trong 2 từ: nó hoặc chúng (từ chúng là phù hợp nhất)
+ Ob: hai tix van phòng và hội trường không thể đồng nghĩa với nhau trong
Trang 33TUẦN 2Z BÀI 22 Tiết 111 — 112 VĂN HỌC CON CÒ Chế Lan Viên (Hướng dân đọc thêm) A Kết quả cần dat
1 Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong
bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát
ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam; thấy được sự vận dụng sáng tạo
ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của
bài thơ
2 Tích hợp với phần Tập làm văn các bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; Trả bài tập làm văn số 5, với phần Văn ở một số câu ca đao nói về con cò, con vạc, về người me
3 Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do, phân tích hình
tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
4 Chuẩn bị của thầy — trò: Chân dung nhà thơ Chế Lan Viên, tập thơ Hoa ngay thuong — Chim báo bấo; những câu ca dao nói về con cò, con vac, vé người mẹ Việt Nam
Trang 342 Theo Buy-phông — nhà khoa học, thì chó sói và cừu non đáng thương hay đáng ghét? A Đáng thương B Đáng ghét C Vừa đáng thương vừa đáng ghét D Không đáng thương cũng chẳng đáng ghét 3 Thái độ của nhà thơ La Phông-ten với cừu non và chó sói như thế nào? A Đáng thương B Đáng ghét C Vừa dáng thương vừa đáng ghét D Không đáng thương cũng chẳng đáng ghét
4 Đặc trưng của văn học nghệ thuật khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống như thế nào?
A Khách quan chân thực, khái quát bản chất quy luật
B Chủ quan, chân thực, cụ thể, hình ảnh
C Nhân hoá
D Tình cảm, thái độ riêng, rõ ràng _ Hoạt động Z
DẦN VÀO BÀI MỚI
1 GV cho HS xem chân dung nhà thơ Chế Lan Viên (Phan Ngọc Hoan; 1920 — 1989), tập thơ Hoa ngày thường — Chỉm báo bão (1967) và nói lời dẫn giới thiệu ngắn về nhà thơ, tập thơ, bài thơ (1962) — một trong những bài thơ hay, độc đáo của ông về đề tài tình mẹ con, ca ngợi người me
2 Tình mẹ con (mẫu tử) thiêng liêng mà gần gũi đối với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc hoạ đông tây cổ kim mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam
3 Viết về con cò trong lời ru của mẹ, nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn: Cái cò sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta di tron kiếp? con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Trang 35_ Hoạt động 3
HƯỚNG DẦN ĐỌC, HIẾU KHÁI QUÁT
1 Đọc:
+ Yêu cầu: Giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi như là đối thoại, những câu thơ trong ngoặc kép, dựa ý ca dao (Ngủ yên! Ngủ đi! À ơi! Con làm gì? Con làm thì sĩ, )
+ GV cùng HS đọc toàn bài tho 2 — 3 lần GV nhận xét cách đọc
2 Giải thích từ khó: Theo chú thích SGK Phú: đơn vị hành chính trên huyện dưới tỉnh (tỉnh nhỏ) thời phong kiến và thời Pháp thuộc Thí dụ: Phủ Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), phủ Hoài Đức tỉnh Sơn Tây
3 Thể thơ: Tự do; các câu thơ đài, ngắn không đều, theo mạch cảm xúc Số tiếng trong mỗi câu thơ cũng không cố định theo luật lệ nào
4 Bố cục: 3 đoạn
a Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu
b Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người
c Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời con người
Nhận xét: Như vậy, tứ thơ xuất phát và triển khai từ hình ảnh con cò trong ca dao, trong những lời ru của mẹ Con cò trở thành hình ảnh biểu tượng của tình mẹ bao la, qua lời ru ngọt ngào của me
_ Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIEU CHI TIET 1 Hinh anh biéu tuong con co
a Trong doan I
+ HS đọc diễn cảm đoạn thơ; đọc diễn cảm 2 lần 4 câu thơ đầu
+ GV hỏi: Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào? Tại sao tác giả
viết: frone lời mẹ hát, có cánh cò đang bay? + HS giải thích, phát biểu
¢ Dinh huoéng:
- Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên, hợp lí qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi Lời ru con gắn với cánh cò bay Lời ru ấy cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng suối ngọt ngào, như dòng
sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru với những cánh cò ấy
Trang 36+ GV yêu cầu HS đọc những câu ca dao hoàn chỉnh mà tác giả đã vận dung theo chú thích 1 SGK và sự tìm tòi của HS; nhận xét về cách vận dụng sáng tạo cua tac gia
¢ Dinh huoéng:
- Ngoài 2 câu ca dao trong chú thích trong SGK, 2 câu thơ sau bắt nguồn từ câu ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ƠI, ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nuoc duc, dau long co con
- Cách vận dụng của nhà thơ rất sáng tạo, ở chỗ, ông không trích nguyên văn mà chỉ trích một phần, một vài từ ngữ rồi đưa vào trong mạch thơ, mạch cảm xúc thơ của mình, trong lời ru của mẹ
~ Cac cau con co bay la, con cò bay lá gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống êm đềm bình lặng thời xưa từ làng quê đến thành thị Hình ảnh con cò gợi lên hình ảnh nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống và sinh hoạt thời phong kiến ở Việt Nam Còn hình ảnh con cò xa tổ đi ăn đêm, gặp cành mềm, sợ xáo măng lại tượng trưng cho hình ảnh con người — người mẹ nhọc nhằn, vất vả, lam lũ kiếm ăn nuôi con cái Hình ảnh cò mẹ thà chết trong hơn sống đục để đau lòng cò con cùng với hình ảnh trong nhiều câu ca dao và câu thơ khác:
— Cái cò lặn lội bờ sông;
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc ni non
— Cái cò đi đón cơn mưa
Tốt tăm mù mịt, ai đưa cò về?
— Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông
(Thương vợ Tế Xương)
Tuy chưa hiểu và cũng chưa cần hiểu, chưa thể hiểu nội dung của câu ca
dao, lời hát ru, những điệu hồn dân tộc cứ thấm dần, thấm dần vào tinh thần của bé, nuôi dưỡng tâm hồn của bé bằng âm điệu dịu dàng, ngân nga của tình mẹ bao la, tình yêu và sự chở che của mẹ hiền Đoạn thơ tạm khép bảng điệp ngữ thanh bình của cuộc sống bình yên: New yên! Nơu yên!
Trang 372 Hình ảnh con cò trong đoạn thơ II
+ HS doc dién cam doan II
+ GV nêu câu hỏi thảo luận: Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển như thế nào trong mối quan hệ với em bé, với tình mẹ? Cuộc đời mỗi
con người, trải qua tuổi nằm nôi, đến tuổi đến trường và tới khi trưởng thành đều gắn với hình ảnh cánh cò trắng Điều này có ý nghĩa gì? Nhận xét về sự
liên tưởng và tưởng tượng của tác gia?
+ HS thảo luận lần lượt từng khía cạnh của vấn đề, phát biểu trao đổi
s Định hướng:
Trong đoạn 2, cánh cò từ trong lời ru của mẹ đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đời Hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người
Hình ảnh con cò trong ca dao, qua sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo của tác giả, như bay ra từ câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ tâm hồn con người
Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che,
bao dung, diu dat, nang đỡ dịu dàng, bền bỉ của mẹ hiền
Từ thuở ấu thơ, thuở nằm nôi:
Con ngu yén thi co ciing ngu
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi Tới tuổi đến trờng di hoc:
Con theo co di hoc
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chán
Và đến khi trưởng thành, con sẽ làm nhà thơ: Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ, Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn
Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và cuộc đời con người, cánh cò và tình mẹ, rõ ràng ở đây đã có sự quyện hoà, khó phân biệt Cái màu trắng phau phau trong sạch của cánh cò, cái dịu dàng êm ả của cánh cò bay lả bay la cứ như thế, gắn
với cuộc đời con người trên mỗi bước đường lớn khôn, trưởng thành Con đắp
chăn hay con đắp cánh cò? Cánh cò bay theo chân con tung tăng đến lớp, cánh cò lại che, lại quạt hơi mát vào câu thơ mới viết của con Tưởng tượng và liên tưởng thật kì lạ, đến ngỡ ngàng mà vẫn thật quen
Trang 383 Hình ảnh con cò trong đoạn thơ III
+ HS đọc diễn cảm đoạn tho III
+ GV hỏi: Hình ảnh con cò trong đoạn thơ III có gì phát triển so với hai đoạn trên? Nhà thơ đã khái quát quy luật øì của tình mẹ? 4 câu cuối lại gợi cho em liên tưởng øì?
+ HS trả lời lần lượt s Định hướng:
Hình ảnh con cò ở đây nghiêng về biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời:
Dù ở sân con Du mai xa con
Lên rừng xuống bể
Co mai yéu con
Đoạn trên, con cò là bạn, là anh, chị của bé; đoạn này con cò lại là cò mẹ
cả đời đắm đuối vì con
Từ đó, nhà thơ đã khái quát mọt quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền
vững, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ Di hét doi, long me van theo con
Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lí, đó là cách thường gặp trong thơ Chế Lan Viên — và cũng là một trong những đặc
điểm quan trọng của nhà thơ này
4 câu thơ cuối cùng trở lại với âm hướng lời ru với điệp ngữ: ngu di; ngu di mở đầu và hình ảnh con cò, cánh cò vỗ cánh qua nôi, đúc kết ý nghĩa phong phú và sâu thắm: Một con cò thôi Con co me hat Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi —— Hoạt động5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP 1 Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ, câu thơ và rút ra ý nghĩa biểu hiện nội dung
Trang 39những câu thơ 8 tiếng, gấp đôi lên câu thơ 4 tiếng Điệp ngtt ngu yén, ngu di, a ơi làm cho giọng điệu bài thơ từa tựa như bài hát ru con, nhưng khơng phải hồn tồn giống hình thức bài hát ru bằng ca dao lục bát mà giống như Khúc
hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điểm Mang âm hưởng
hát ru nhưng bài thơ còn chở nặng suy ngẫm và triết lí về cuộc đời, về lòng mẹ, về ảnh hưởng của lời ru đến đời sống tỉnh thần của con người.)
2 Nhận xét về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh biểu tượng trong bài thơ
(Gợi ý: Hình ảnh con cò — cánh cò trắng làm nên và xuyên suốt bài thơ, nối liền các đoạn thơ Nhưng nó chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng chứ không
cu thé va khong tinh tai ma phat triển theo từng đoạn thơ: cánh cò tuổi thơ —
cánh cò lòng mẹ — cánh cò kỉ niệm )
3 Nhận xét về sự vận dụng sáng tạo ca dao
(Gợi ý: Từ những câu ca dao quen thuộc nói về con cò, nhà thơ tổng hợp, xâu chuỗi, chọn lọc lấy cái tỉnh thần của ca dao làm thành hình ảnh biểu tượng
vừa quen vừa lạ để biểu hiện chủ đề và khái quát vấn đề, quy luật mang tính
triết lí.)
4 HS doc lai néi dung Ghi nho
5 Nếu thay nhan dé bai thơ bằng:
A Lời mẹ ru B Lòng mẹ
C Loi ru va tinh me
D Nhan đề của em
Giải thích từng trường hợp thay, theo ý em 6 Hướng dẫn HS làm bài tập 1, phan Luyện tập
(Gợi ý: Hình ảnh trung tâm trong bài Khúc hát ru là người mẹ Tà Ôi
địu con làm việc, lời ru của mẹ, lời ru của nhà thơ nối tiếp nhau tạo thành điệp khúc)
7 Hướng dẫn HS làm bài tập 2 phần Luyện tập
(Gợi ý: Đoạn bình không cần dài, chưa cần thật sâu sắc, chỉ cần nêu cảm nhận được quy luật, triết lí về lòng mẹ mà nhà thơ đã khái quát trong đoạn thơ)
8 Doc thêm cả đoạn thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy 9, Suu tầm những câu thơ, ca dao hay nói về con cò, nói về long me 10 Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
11 Đọc tham khảo:
Trang 401 MỘT MÌNH TRONG MƯA Đỗ Bạch Mai Tu nay cò ơi Than co lan dan Một mình nuôi con Đồng dọc đồng ngang Đồng trên đồng dưới Đồng xa đồng gần Cò đừng lạc lối Đằng đông chớp bể Đẳng tây mưa nguồn Cò đừng mỏi cánh Cố về với con Một mình một lối Một mình trong mưa Lặn lội thân cò TOi tam mu mit Cò con bơ vơ Khắc khoải đợi chờ Mẹ về, mẹ về Nuôi nấng chở che Lặn lội âm thầm Bước cao bước thấp Một mình một lối Một mình trong mưa (”) (Theo tạp chí Nhà văn, số 3 - 2005, tr 54) 2 KHÚC DÂN CA Nguyễn Duy
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây