1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng ngữ văn 11 tập 2 part 6 pdf

28 523 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 7,91 MB

Nội dung

Đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường lớn của quần chúng nhân dân lao động, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới được tiếp nhận từ họ, không phải từ nhận thức mà từ tình cảm

Trang 1

Đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường lớn của quần chúng nhân dân lao động, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới được tiếp nhận từ họ, không phải từ nhận thức mà từ tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của trái tim Các từ buộc, trang trải, gần gũi nói đến sự gắn bó bằng tấm lòng, bằng tình yêu thương với những nạn nhân của cuộc đời cũ Tình cảm yêu thương mang quan niệm giai cấp cụ thể Tố Hữu không bao giờ có cái nhìn từ trên xuống Tình yêu của anh là tình cưu mang lẫn nhau giữa những người cùng bị cuộc đời hắt hủi, tình hữu ái giai cấp (Hoài Thanh): em nhỏ bơ vơ, cô gái giang hồ, vú em, lão đầy tớ Tố Hữu chưa tìm thấy nơi họ những sức mạnh quật khởi như có lần anh tâm sự Rõ ràng trong thơ tôi buổi đầu có tấm lòng của con người trẻ tuổi biết yêu thương những thân phận bị đày đoạ, nghèo khổ Nhưng dễ thấy trong phần đầu tập thơ, cuộc đời của công nông, sức sống và lẽ phải của họ chưa được nói tới (Tố Hữu)

Nhưng ý thơ viết về người nghèo khổ thì thật tha thiết, chân thành như những người thân yêu, ruột thịt, sẻ chia với bao xúc động yêu thương:

Gid lua mua roi roi Trên nẻo đường sương lạnh

Đi về đâu em ơi Phơi thân tàn cô quạnh

Từ ấy là bài thơ có cấu trúc gọn Chỉ trong ba khổ thơ mà đã bộc lộ sâu sắc quan điểm tư tưởng và nghệ thuật cách mạng qua những hình ảnh thơ, ngôn từ thơ gợi cảm Bài thơ mang ý nghĩa mở đầu cho cả quá trình sáng tác của nhà thơ Quan điểm ấy được tiếp tục trong các tập thơ tiếp theo vẫn theo phương hướng sáng tạo ấy Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: Tất cả Tố Hữm, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào ấy Anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại (Tựa tập Một trăm bài thơ)

(Theo Ha Minh Đức, trong Giảng văn văn học Việt Nam 1930 — 1945, tập 3,

Văn học cách mạng)

Trang 2

7.2 Trước 7T ấy là cuộc đời bế tắc hoàn toàn, không lối thoát:

Đâu những ngày xua, tôi nhớ tôi Bảng khuâng ải kiếm lế yêu doi

Vấn vơ theo mãi dòng quanh quấn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

là bài thơ cô đọng nhất diễn tả sự thay đổi diệu kì của tâm hồn thi sĩ

Giây phút diệu kì, khải thị thiêng liêng trong tâm hồn nhà thơ Hình ảnh bừng nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim đã diễn tả chính xác trạng thái bừng sáng, bừng thức, giác ngộ của tâm hồn giống như người sống trong đêm đen tăm tối bất chợt đèn pha bật sáng như ngày mai lên Mọi vật hiển hiện rõ ràng trong từng chỉ tiết Gợi nhớ câu ca đao:

Thấy anh như thấy mặt trời, Chói chang khó ngó, trao lời khó trao

Nhưng đó là sự miễn cưỡng, chẳng hợp tí nào Một đằng là trạng thái bối rối, choáng váng trước nguồn sáng bên ngoài, đằng này là là sự bừng sáng từ bên trong, bừng sáng trí tuệ, lí tưởng, làm cho sáng mắt, sáng lòng, thấy gì cũng rõ ràng, tỏ tường như trong lòng bàn tay (ý của Hoài Thanh)

Tiếp đó là sự phục sinh, tươi non, tĩnh khôi:

Trang 3

Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Cây khô cây lại đâm cành, nở hoa giống như có chiếc đũa thần tiên chạm vào, tâm hồn khô héo sống dậy

Sau bừng ngộ là sự đối đời; tôi không còn là của tôi nữa mà thuộc về mọi người, là của mọi người: Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Có người hiểu buộc là hành động lí trí, gắng gượng đến với quần chúng Đúng hơn là sự ràng buộc như lối nói của Xuân Diệu:

Để linh hồn ràng buộc với muôn dây Hay chia sé bởi trăm tình yêu mếP

Tôi đã là con của vạn nhà

Lời thơ ấm áp, tin yêu và đầy trách nhiệm Từ nay, việc xã hội chính là việc nhà, đâu phải xa lạ Tôi thay đổi hoàn toàn, từ tâm hồn đến quan hệ, từ lí trí đến tình cảm, trách nhiệm, đạo lí làm người

Từ ấy không phải là bài thơ hoài niệm nhớ lại những phút giây lịch sử, mà còn

mang ý vị lời thề Lời thơ rắn rỏi, chắc nịch như đinh đóng cột: để , để , là

là , ý thơ thắng băng như tên bay, nhà thơ không phải chỉ nói hai lời, không một chút mơ hồ, chệch hướng Bài thơ để ngỏ, kết thúc mở như dành chỗ cho hành động Gắn bó với mọi người, trở thành ruột thịt của mọi người, nhất là những người nghèo khổ, mãi mãi vẫn là lí tưởng cao đẹp

Bài thơ còn có ý vị một tuyên ngôn thơ Nó được viết ra sau Đứng dưng, Tháp

đổ Đây là thời gian hồn thơ Tố Hữu nở rộ, báo hiệu một nhà thơ mới của tương lai, nha tho của mọi người

Bài thơ còn là mô hình khởi đầu cho một thế giới thơ trong tương lai — thơ Tố Hữu Ở bài thơ này hầu như chứa đựng tất cả các mô típ chủ yếu của hình tượng thơ Tố Hữu sau này - tâm hồn là chiếc vườn đầy nhành non, lá mới, nắng chói, hoa thơm, chim hót Có phải đây là niềm tin tuyệt đối vào chân lí thường trực trong hồn thơ? Có phải ánh nắng chói chang rực rỡ theo sát trên các nẻo đường?

Có phải bên mình nhà thơ luôn xuất hiện những chú chim non và rất nhiều hoa thơm, kể cả hoa chiến thắng? Có phải từ đây nhà thơ sẽ xưng hô với mọi người

Trang 4

theo quan hệ gia đình mà ông đã ước: bác ơi, mẹ ơi, anh chị em ơi? Có phải vì thế

mà anh làm rất nhiều thơ về người? (tựa Một trăm bài thơ —- Chế Lan Viên)

(Trần Đình Sử, Đọc Văn — học Văn, sảd) 7.3 Buổi đầu đến với chủ nghĩa cộng sản, với Đảng, tôi thấy nó như một thiên thần với hào quang lãng mạn và rất nhiều mộng tưởng Lòng tin đó tất nhiên không phải là sal Có cái gì trên đời này đẹp hơn chủ nghĩa cộng sản và Đảng của Mác - Lên vĩ đại?

Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy sánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin roi vao tâm hồn tuổi trẻ của mình Nhưng lúc đó trong tôi còn phảng phất quan niệm chủ nghĩa cộng sản như một lí tưởng rất đẹp, rất riêng của những con người

có phẩm chất cao thượng đặc biệt đứng trên cuộc đời thấp lè tè Chàng cộng sản như những hiệp si của thời đại mới, hiên ngang giữa sóng gió, súng gươm và nhất định sẽ chết anh hùng trên đường cách mạng Phong khí lãng mạn cách mạng lôi cuốn tôi Nó làm say lòng người Nhưng sự giác ngộ của tôi buổi đầu có nhược điểm lớn và thiếu cơ sở hiểu biết hiện thực, hiểu biết quần chúng và lí luận cách mạng

Lúc ấy tôi cho rằng người cách mạng như người cầm chân lí ban phát cho mọi

người như kiểu người gieo hạt của Huygô Từ ấy có phần nào kiểu người cộng sản

ấy Rõ ràng, trong thơ tôi buổi đầu có tấm lòng của con người trẻ tuổi biết thương yêu những thân phận nghèo khổ, đoạ đày Nhưng sức mạnh vĩ đại của công nông thì chưa được nói đến đầy đủ Tình ý, lời giọng trong nhiều bài tỏ rõ tấm lòng thành và tinh thần hăng hái của một người thanh niên cách mạng

Thơ hay thường mộc mạc, chất phác, không cần trang sức Thơ hay càng trần trui, chan chất, càng gây cảm xúc sâu xa, trong lòng người đọc

Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo cách mạng, theo lí tưởng cộng sản cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh, nhưng tình cảm cách mạng còn những điều mơ hồ, chưa chín [ |

Bài 7? ấy mà được coi như tuyên ngôn nghệ thuật đối với tôi hình như to tát quá Đúng là khi được giác ngộ cách mạng, bắt đầu vận động quần chúng và hoạt động văn học, tôi đã cảm nhận cái cao đẹp của lí tưởng cộng sản và sự nghiệp vĩ đại của Đảng Từ ấy là tiếng reo vui của người thanh niên đã tìm được chân lí, lẽ phải của cuộc đời, phù hợp với mình và làm mình xúc động Nghĩ mình thân phận nghèo, gia đình tan tác, nhìn ra xã hội đều cùng một cảnh nô lệ, khổ nhục, càng nóng lòng tìm dến một cuộc đời nào đó tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn Khi nhận chân lí rồi thì say mê lắm và hăng hái hoạt động ngay Mặt trời chân lí chói qua fim mới gây được xúc động và thúc đẩy hành động

(Tố Hữu, trong Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)

Trang 5

7.4 Từ ấy — tập thơ đầu lòng, tập thơ 10 năm, 10 năm thơ của 10 năm hoạt động cách mạng Thơ của một người thanh niên cộng sản, từ năm 17 tuổi

Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng Đó chính là đặc sắc và cũng

là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca

Tố Hữu là nhà thơ chỉ viết để phục vụ cách mạng từ trước đến sau Vinh dự của thi sĩ là đã ghi được một thành công chắc chắn cho văn học nước nhà, văn học cách mạng, văn học xây dựng theo nguyên tắc của Đảng

Thơ, trước hết là tiếng nói của tình cảm Nhưng tình cảm trong thơ Tố Hữu là tình cảm lành mạnh, tình cảm của giai cấp đang tiến lên, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn đứng trên lập trường của Đảng mà tranh đấu, suy nghĩ, cảm xúc Với Tố Hữu, nghệ thuật không hề mâu thuẫn với cuộc sống: con người làm thơ và con người hành động là một Sống là hành động, thơ cũng hành động Thơ, với Tố Hữu, là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của sự sống

Thơ Tố Hữu, trong thời kì đầu, cốt yếu thuộc về dòng lãng mạn cách mạng

Nó nhằm tăng cường ý chí sống cho con người, thức tỉnh quyết tâm phản kháng mọi áp bức của hiện thực (Gor-k])

Thơ Tố Hữu là phản ánh của một thời đại Tình thần nhân đạo, chủ nghĩa tích cực, mối đồng tình với những người bị hắt hủi, với dân tộc bị áp bức, với bao cảnh trái ngược trên đời, tình gắn bó ruột thịt với giai cấp cần lao, lòng tin tưởng sắt đá vào tiền đồ cách mạng của nhân loại bấy nhiêu tình cảm cao cả là đề tài của phần đầu tập thơ Một thứ lạc quan chủ nghĩa cách mạng tràn lan, khi véo von, khi hùng tráng của người cộng sản trẻ tuổi, đang dấn bước trên đường tranh đấu Ấy chính là vì được ánh sáng nhân sinh quan Mác - Lênn rọi đường, Tố Hữu đã đứng trên lập trường giai cấp chính xác từ giờ đầu Máu lứa cũng có thể lấy nhan dé Giác ngộ Thơ Tố Hữu là lời tâm huyết của người chiến sĩ sống can đảm, nêu cao lí tưởng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa

Thơ Tố Hữu là bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn, kết tinh trên cơ sở một hiện thực ví đại: cuộc Cách mạng Dân tộc dân chủ trong 10 năm, dưới ánh sáng của Đảng, của tư tưởng Mác - Lênin Trên lập trường đó, nhà thơ - chiến sĩ đã gat bo mọi ý nghĩ, tình cảm cá nhân chủ nghĩa ra ngoài tầm tính toán hằng ngày, để đem tất cả hiến dâng cho Đảng Tình yêu con người, tự nhiên, sự sống, tình yêu Tổ quốc, quê hương, cái đẹp, lí tưởng, đã được giải quyết theo tinh thần mới Trên

cơ sở nhận thức biện chứng về xu thế xã hội, Tố Hữu đã thực hiện được sự thống nhất giữa tình cảm với lí trí, nghệ thuật và hành động, hình thức với nội dung

(Đặng Thai Mai, trích Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm, sđd)

Trang 6

7.5 Ánh sáng mới đã đến với Tố Hữu không phải một cách nhẹ nhàng Từ trang sách báo, từ cuộc đời, ánh sáng rọi vào anh, tràn ngập tâm hồn anh Có một chút gì choáng váng như trong mối tình đột ngột (sét đánh) mà ca dao đã nói:

Thấy anh như thấy mặt trời, Chói chang khó ngó, trao lời khó trao

Tố Hữu đã ghi lại mối tình cách mạng với những hình ảnh rất giống ca dao:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Anh đã nói rõ sức mạnh của chủ nghĩa cộng sản khi nó bắt rễ vào đất nước này, vào những người lao khổ, vào những tâm hồn đang khao khát tự do, hạnh phúc, lí tưởng

(Hoài Thanh, trong Tố Hữu - Về tác gia và tác phdm, sdd)

7.6 Thơ Tố Hữu hay nhất khi cảm hứng thơ kết hợp được một cách tự nhiên

ba chủ đề sau:

— Ngợi ca lí tưởng cách mạng

- Diễn tả niềm vui sướng về tương lai XHCN

- Thể hiện những cảm nghĩ ân tình chung thuỷ

Lễ sống, niềm tin, mong tớc lớn

Và tình thương, ân nghĩa bao Ìa

Cơ sở thống nhất ba chủ đề trên là lí tưởng cộng sản Niềm vui trong ông không gi khác là niềm tin ấy, ân tình thuy chung cũng vậy Danh hiệu phù hợp một cách tổng quát nhất với Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản Các nhân vật trữ tình trong thơ ông đều mang mốt trời chân lí trong tim, đều được xem là những con người như chân lí sinh ra

Trên đất nước ta, mấy chục năm qua, xác định lí tưởng cách mạng luôn được đặt ra một cách gay gắt hơn ở đâu hết Thơ Tố Hữu trở thành thân thiết với nhiều thế hệ Việt Nam, trước hết là vì thế Trong những ngày đen tối dưới ách thực dân, thơ ông đem lẽ sống đến cho những thanh niên đang hoang mang trước ngã ba đường Sau cách mạng, thơ ông lại muốn trở thành ý thức về lẽ sống của toàn Đảng, toàn dân trên mỗi chặng đường lịch sử

Lúc đầu, lí tưởng đến với ông như một luồng ánh sáng mãnh liệt và mới lạ trong tâm hồn sôi nổi của nhà thơ trẻ, nó trở thành năng lượng thẩm mí tự phát sáng, tự toả hương ra thế giới bên ngoài Ông thường dùng những hình ảnh tươi VUI, rực rỡ tượng trưng cho ý niệm: vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chỉm, xuân đào, ngày mái gió mới ngàn phương, vườn đây xuân

Đặc sắc của thơ Tố Hữu trong thời ki nay (Tw dy) không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái "tôi" hết sức

Trang 7

trong sáng, hồn nhiên của một thanh niên khát khao lí tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lí tưởng cộng sản chủ nghĩa và được sống, chiến đấu và

hi sinh cho lí tưởng ấy

Thành công của Tố Hữu, xét đến cùng là do sự gặp gỡ may mắn giữa dòng thơ tuyên truyền chính trị của những người cộng sản với tài năng thi sĩ thực sự, khiến cho thơ chính trị cũng có thể là thơ 100% như các thơ khác

Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu nhất của cái thời lãng mạn (Nguyễn Khải) trên đất nước ta

(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

7.7 Tw ấy được coI như tuyên ngôn của nhà thơ cách mạng Nhưng ta chớ nên tưởng một thứ thiên khải nào đó và xem chủ nghĩa Mác - Lênin như một luồng ánh sáng thiêng liêng, chiếu vào ai, lập tức người đó nắm được toàn bộ chân lí Con đường giác ngộ chân lí với Tố Hữu là cả một quá trình rèn luyện trong đấu tranh, thử thách Tố Hữu hiện ra trong thơ như một người di tim va da tim thay chân lí Cái đẹp trong thơ anh lúc này không ví như ánh nắng chan hoà của mặt trời đã mọc mà như vầng hồng đang mọc dần xuyên qua tấm màn mù sương (ý thức hệ tiểu tư sản) và xuất hiện rực rỡ Cái ánh sáng chói loà vụt loé trong một

đoạn thơ, một câu tho, và chiếu toả ánh sáng ra khắp bài thơ, chính là cái điểm

bừng nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim, chính là cái mốc biện chứng kết quả của cả một quá trình biến chuyển cách mạng của Tố Hữu

(Hoàng Như Mai, trong Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm, sảd)

Tự học có phương pháp, có kết quả qua những gợi ý về kiến thức và kĩ năng

để thấy rõ giá trị tư tưởng — nghệ thuật chủ yếu của 4 tác phẩm trữ tình trong quy

Trang 8

định Từ đó hiểu rộng và sâu hơn về tác giả, tác phẩm đã học trong chương trình

chính khoá, bổ sung kiến thức cho phần nghị luận văn học của phân môn làm văn

e Trọng tâm và phương pháp: HS đọc kĩ Văn bản, Tiểu dẫn, tự tìm hiểu giá trị của tác phẩm qua việc trả lời các câu hỏi trong SGK và gợi ý trả lời dưới đây

I LAI TÂN (Hồ Chí Minh)

1 Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ thứ Ø7 trong tập Nhát kí trong tù Lai Tân là một huyện nhỏ trên đường từ Nam Ninh, Thiên Giang đến Liễu Châu tỉnh Quảng Tay, Trung Quoc

2 Chủ đề: Ghi lại những cảm nhận và suy nghĩ của người tù Hồ Chí Minh về hiện trạng xã hội Trung Quốc ở huyện Lai Tân - Quảng Tây, thực chất đen tối, thối nát phủ bên ngoài yên ấm, tốt lành

3 Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm:

Cau I:

Chỉ bằng 3 câu thơ giản dị, giọng kể, tả bình thản, khách quan, đã làm hiện lên trước mắt người đọc cả bộ máy lãnh đạo của huyện Lai Tân mà tác giả tình cờ được chứng kiến: Ban trưởng —- giám ngục nhà tù: chuyên đánh bạc; Cảnh sát trưởng: ăn tiền của phạm nhân; Huyện trưởng: vừa hút thuốc phiện vừa bàn công việc Thật rõ ràng Tự điều đó nói lên sự thật thối nát của chính quyền huyện Lai Tân Những đại biểu thực thi pháp luật cần phải nghiêm minh, trong sạch, công bằng thì lại công nhiên vi phạm pháp luật, đạo đức tối thiểu của quan chức nhà nước, sống và làm việc trong sa đoa và truy lạc

Trang 9

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt rất cô đọng, hàm súc, khái quát vấn đề xã hội mang tính tiêu biểu, điển hình của xã hội Trung Hoa thời Tưởng Giới Thạch

- Ba câu đầu chủ yếu kể tả, chân thực, khách quan, thái độ giấu kín

— Câu cuối nêu nhận xét thâm trầm, kín đáo bộc lộ thai d6, tinh cam mia mai, châm biếm sâu sắc

- Giọng điệu bình thản bên ngoài, bên trong là sự bất bình, phan nộ, kìm nén

IIL NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu)

1 Hoàn cảnh sáng tác: thang 7 — 1939, trong phan 2: Xiéng xich, tap thơ

Từ ấy, khi Tố Hữu bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Thừa Thiên)

2 Chủ đề: Nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật, con người đồng bào, đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những tháng ngày đầu bị giam ở nhà lao phủ Thừa Thiên

3 Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm:

Cau I:

Sự gợi cảm của tiếng hò quê hương: Không gì lay động tâm hồn bằng âm nhạc, nhất là âm nhạc dân ca Bởi vì đó là linh hồn quê hương, dân tộc ngân lên thành câu hát Trong hoàn cảnh bị giam cầm, bị tách biệt với thế giới bên ngoài, tiếng hò đưa hố não nùng lại càng ám ảnh nhà thơ Nó gợi nhớ thương, gợi kỉ niệm, gợi cả quê hương, đồng bào, đồng chí đang chờ đợi anh qua những giai 4m khoan nhặt, tha thiết

Câu 2:

Những câu thơ điệp khúc: (1a) Gì sâu bằng những trưa thương nhớ - Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!; (Lb) Gì sâu bằng những trưa hiu quanh — Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!; (2a) Gì sâu bằng những trưa thương nhớ — Hiu quạnh bên trong một tiếng hò; (2b) Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh - Ôi ruộng đông quê thương nhớ ơi!

- Khắc sâu, tô đậm âm vang của tiếng hò khêu gợi nỗi nhớ thương của tác giả

về cảnh quê, người quê

- Điệp khúc la: Gợi nhớ những cảnh quê tươi đẹp bình yên, bình lặng, âm u thuở trước: cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh, nương khoai sắn ngọt bùi, con đường, xóm nhà tranh thấp êm ả, dòng ngày tháng âm u, trôi cứ trôi

- Điệp khúc 1b: Người nông dân lao động quê hương nghèo khổ nhưng cần

cù và chan chứa hi vọng: lưng cong xuống luống cày, bùn hi vọng, bàn tay g1eo hạt giống tự do Cảnh cánh đồng lúa quê hương ven sông, tiếng xe lùa nước, giọng

hò hố buồn thảm

Trang 10

— Điệp khúc 2a: Nhớ về quá khứ, những con người ông bà, cha mẹ đã sống và chết trên quê hương Nhớ lại quãng thời gian của chính bản thân nhà thơ đi kiếm

lẽ yêu đời và đã sung sướng tìm thấy chân lí - lí tưởng sống; trở về hiện tại, vẫn

mơ hoài giấc mơ tự do

- Điệp khúc 2b: Kết bài: trở lại thời điểm hiện tại: trưa hiu quạnh trong tù, tiếng hò vọng vào gợi nỗi nhớ đồng qué trién miên, không dứt

Cáu 3: Tình yêu tha thiết và nỗi nhớ da diết của tác giả được thể hiện qua nhiều hình ảnh quen thuộc: cánh đồng, dòng sông, lúa, nhà tranh, ô mạ, ruộng tre,

cồn bãi, nương khoai sắn, lưng cong xuống luống cày, bàn tay vãi giống tung trời, chiều sương phủ bãi đồng, lúa mềm xao xác, hồn thân, hồn quen, hồn chất phác

Các từ ngữ, điệp ngữ: đíđu, ôi, ơi, chao ôi gắn kết, gọi hỏi trong giọng thơ rất bồi hồi, mong mỏi, hi vọng

Cáu 4: Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng của nhà tho:

- Chân thành, hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng, băn khoăn, vấn vơ, quanh quấn, cố vùng thoát mà chưa thoát

- Khi tìm thấy lí tưởng: say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng cánh bay trên chin tang cao bat ngat

Cáu 5: Mạch vận động tam trang trong bai tho: Bi giam trong tu — trua hiu quanh - tiếng hò gợi nhớ cảnh quê — người quê — quá khứ hồn quê — con đường đi tìm lí tưởng của bản thân - trở về hiện tại - buồn, nhớ mơ ước - hi vọng - tiếng

hò xao xuyến lại vang vọng

HL TƯƠNG TƯ (Nguyễn Bính)

1 Hoàn cảnh sáng tác: Hoàng Mai, 1939, rút từ tập thơ Lố bước sang ngang (1940)

2 Chủ đề: Giãi bày nỗi lòng mong nhớ của đôi trai gái đang yêu nhau, đang cùng mắc bệnh của giời - bệnh tương tư

3 Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc thêm (tham khảo những tư liệu sau) 3.1 Thơ Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm Nó đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta Thơ ông thể hiện hồn xưa đất nước Cái đáng trách của Nguyễn Bính là giữa những lời giống hệt ca dao bỗng chen vào một đôi lời quá mới Ta thấy khó chịu như khi vào chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật Cái lối gặp gỡ của 2 thời đại rất dễ trở nên lố lăng

(Theo Hoài Thanh —- Hoài Chân, 7h; nhân Việt Nam, sảd)

Trang 11

3.2

3.3

THI Si CHAN QUE Hình như vắng thắt lưng xanh

Mùa xuân dường cũng bớt thanh đôi phần

Vắng yếm sồi, ngực thanh tân

Hình nh: cũng có đôi phan long loi

Nên giàn gidu lá vẫn tươi Cau liên phòng vẫn đợi môi ai hồng

Rừng mơ trắng sắc chờ mong

Khói hương còn phảng phất trong Thiên Trù

Kìa ai đường nắng mịt mù Giắt đầu nắm lá hương nhu gánh gông

Kìa con bướm trắng vẽ vòng

Và hồn trinh nữ ngồi hong tơ buồn

Hình như phía cuối hoàng hôn Hao hao anh lái vào thôn bán thuyền

Đường xa khi khách không tiên Bước vô quán trọ đến thèm lại thôi

Sững sờ trước dậu mồng tơi Hỏi người, người Äã mấy hồi sang ngang

Một đời hệ luy tràng giang

Ba ngày tết, hoá khăn tang ba vòng

(Nguyễn Vũ Tiềm, Thương nhớ tài hoa, sảd)

TƯƠNG TƯ, CHIỀU

Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;

Anh nhớ em, em hối! Anh nhớ em

Không gì buồn bằng những buổi chiều êm

Trang 12

Thôi hết rồi còn chỉ nữa đâu em!

Thói hết rồi, gió gác với trăng thêm, Với sương lá rụng trên đầu gần gũi

Thôi đã hết hờn ghen và giận đôi!

(Được giận hờn nhau sung sướng bao nhiêu!) Anh một mình, nghe tất cả buổi chiêu

Vào châm chậm ở trong hồn hiu quạnh

Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình Anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi;

Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời,

Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm

Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi,

— Mà kỉ niệm ôi, còn gọi ta chỉ

(Xuân Diệu, Thơ £hơ, in lần thứ hai)

3.4 Không phải đến Nguyễn Bính và Thơ mới mới có tương tư Ca dao đã

tương tư:

Đêm qua ra đứng bờ ao

lrông cá cá lặn, trông sao, sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ, Nhện ơi, nhện hối, nhện chờ duyên ai?

C6 thi:

Quán tại Tương giang đầu Thiếp tại Tương giang vĩ Tương tí bất trơng kiến

Đồng ẩm Tương giang thuỷ

Nhưng chỉ đến Nguyễn Bình, tương tư mới trở thành một thứ khí quyển bao

bọc thơ ca Thơ ông ăm ắp những tương tư Nhà thơ là người dễ yêu, hầu như gặp

ai cũng yêu, hoặc tưởng tượng người ta yêu mình để mà yêu, mà nhớ, mà làm thơ Tưởng như có bầu tương tư chất chứa trong lòng chỉ tìm cớ mà tuôn chảy Nguyễn Bính phổ quát hoá tương tư, gán cho nó bản chất tự nhiên, thiên nhiên:

Gió mua là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

Trang 13

Đồng nhất tương tư với tình yêu, coi nó là bản chất của tình yêu là đặc điểm khu biệt của thơ tình Nguyễn Bính: tha thiết, nhuần nhị, kín đáo

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Mot nguoi chin nho muoi mong mot nguoi

Đầu tiên là nhớ nhung trai gái, sau đó là cây cối nhớ nhau, sau cùng là miền không gian này nhớ miền không øg1an khác

Nhà em có một giàn giầu Nhà tôi có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Con người, đất đa1, cây cối hoà quyện vào nhau Tuy vẫn có một không gian nhất định giữa nhà em và nhà tôi để tạo nên không gian thương nhớ và giấc mơ hợp nhất Bởi vậy, tưởng tư thuở ấy, trong hoàn cảnh mất nước, đã trở thành bệnh thời đại Ý thức hoặc không ý thức, ai cũng cảm thấy mình thương nhớ, nhớ nhung, vương vấn một cái gì đó hoặc vô hình, hoặc hiện diện cụ thể trong hình hài một làng quê, một con người, một kỉ niệm chỉ có vậy mới giải thích được hiện tượng nhập tâm thơ Nguyễn Bính Người ta thuộc thơ ông lúc nào chang biết Như

ca dao, tục ngữ, đâu như nó nằm sẵn trong tâm thức mỗi người

(D6 Lai Thuy, Con mat tho, sdd)

3.5 Tuong tu là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Nguyễn Bính, mang đậm chất trữ tình dân gian, vừa thể hiện trạng thái tương tư của muôn đời, lại mang sắc thái tình quê chân thực, thiết tha

Vận dụng cách nói quen thuộc trong ca dao, từ xa xôi trở về gần gũi, từ phiếm chỉ đến cụ thể, xác định

Thôn Đoài, thôn Đông, hai địa danh có ý nghĩa tượng trưng, có không gian gần gũi để quen biết, xa cách và để nhớ thương Con người cụ thể chưa xuất hiện Nỗi nhớ ở đây là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi trai gái với hai yếu tố đồng đẳng, bình đẳng Trạng thái nhớ thương trong tình yêu thường diễn ra bình lặng mà xôn xao, thậm chí cồn cào, như những đợt sóng dâng lên:

Sâu đong càng lắc càng đây,

Ba thu dồn lại một ngày đài ghê

(Nguyễn Du)

Nỗi nhớ nhân lên, trào dâng Nhà thơ so sánh giữa trạng thái nhớ thương trai gái và quy luật thiên nhiên tạo vật Căn bệnh tương tư mang ý nghĩa phổ biến cho nhiều người khi đã bước vào ngưỡng cửa của tình yêu Là bệnh, cũng là thuộc tính quen thuộc của tình yêu lứa đôi:

Trang 14

Mình em như cây thâu dầu, Ngoài tươi, trong héo, giữa sâu tuong tu

(Ca dao)

Nhớ thương là đặc điểm cơ bản của tương tư:

Chiêu chiêu lại nhớ chiều chiều

Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng

— Lá này gọi lá xoan đào Tương tí gọi nó thế nào hở em?

Lá khoai anh ngố lá sen Bóng trăng anh ngõ bóng đèn em khâu

Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng,

Mà ngày nào đó vẫn khăng khít nhiều

Tương tư mang sắc thái đơn phương, không nói đến kỉ niệm, chưa phải lỡ hẹn trong hẹn hò

Trong 7 ương tr không có tiếng nói của người con gái Bài thơ gồm những câu hỏi tu từ đặt ra từ một phía Bài thơ không có lời đối thoại, nhân vật tự vấn, bộc lộ tâm tình nên không gian, thời g1an càng quan trọng

Thời gian trong yêu đương là thời gian bị kéo dài, xao xuyến, băn khoăn, lo lắng, từng ngày từng tháng đã qua, thay mùa đổi vụ Thời gian chờ đợi là vô vọng Mạch thơ lại trở về với không gian, được tả da diết hơn, nặng nề hơn:

Bảo rằng cách trở đò giang Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?

Người con trai tự đẩy mình đến chân tường, không tìm được lí do giải thích, biện minh cho cảnh ngộ Một trong những điểm sâu lắng nhất là nỗi băn khoăn về người tình có hiểu được nỗi lòng và cảnh ngộ của mình không:

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho 2

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w