Nhưng tất cả những việc làm đó đều không những không thể thay đổi cách sống, tính cách của Bê-li-cốp, ngược lại, còn luôn bị tính cách ấy, lối sống ấy làm ô nhiễm, đầu độc, làm cho sợ hã
Trang 1— Bê-li-cốp chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, khuôn rập như cái máy vô hồn Tính cách kì quái này được tác giả đẩy lên cao hơn nữa với khá nhiều dẫn chứng sinh động trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: bài trí buồng ngủ, quan hệ với bạn đồng nghiệp, nhất là tình yêu muộn màng của y với cô giáo Va-ren-ca
- Cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả Lời nói cửa miệng của y: nh lại xảy
ra chuyện gì thì sao góp phần khắc hoạ tính cách này Đó cũng là nguyên nhân đầu tiên cắt nghĩa sự thất bại trong mối tình đầu của y
- Bê-li-cốp luôn thoả mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, thô lậu và bảo thủ ấy
Y cho rằng sống và làm việc như thế mới gọi là sống và làm việc; mới là người viên chức mãn cán với cấp trên, là công dân tốt với nhà nước, là nhà giáo có trách nhiệm Đó là lẽ sống, triết lí sống tự nhiên của y Bê-]i-cốp tự nguyện là tù nhân chung thân của lối sống khắc kỉ ấy Y không biết, không thể và không muốn biết mọi người chung quanh ghê sợ y, chế giễu y, khinh ghét y, ghê tởm y đến như thế nào
— Cái đáng lưu ý nhất trong tính cách của Bê-]i-cốp, cái làm cho y trở nên cô độc nhất, kì quái nhất, chính là ở đó
— Luôn tự tin, tự hào về cách sống đúng mực, gương mẫu, trong sạch của mình Cho nên y rất ngạc nhiên, không thể chấp nhận, không thể chịu được cách sống phóng khoáng, hồn nhiên, sôi nổi và vui tươi của chị em Va-ren-ca
— Y ngạc nhiên đến hoảng hốt vì lại có thể có người vẽ bức tranh châm biếm mối tình đầu chân thành và trong sáng nhất của y với Va-ren-ca
- Y không hiểu vì sao, để đáp lại thịnh tình của y, anh chàng giáo viên dạy sử Cô-va-len-cô, lại có thể đối xử thô bạo, bất nhã với y đến như thế?!
- Bê-li-cốp không hiểu mọi người chung quanh, không hiểu xã hội, không hiểu cuộc sống đương thời Y cứ nhởn nho, tự nhiên, đấm chìm trong sự tôn sing quá khứ, trong những xác tín cực kì lạc hậu và bảo thủ, đen tối như cặp kính đen luôn gắn với đôi mắt nhỏ Đó là một bức chân dung về một con người lạc lõng, cô độc, kì quái, khủng khiếp mà xã hội Nga cuối thế kỉ XIX có thể và đã tạo ra
(Hết tiết 1, chuyển tiết 2)
Trang 2* Dinh huong:
- Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và
cảm thấy hạnh phúc vô ngần trong đó
(HS so sánh bức tranh chân dung Bê-]i-cốp và lời văn miêu tả; viết đoạn lời bình bức tranh trên; trình bày)
- Lối sống và con người Bê-li-cốp từ lâu đã trở nên nổi tiếng, ảnh hưởng mạnh mẽ, dai dăng đến cuộc sống va tinh thần của anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, trong cư dân thành phố nơi y sống Tất cả mọi người đều ghét y, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y
- Đôi khi có một vài người cũng vì tò mò, muốn thử tác động để thay đổi cách sống kì dị ấy (bằng cách gán ghép y với Va-ren-ca, vẽ tranh châm biếm mối tình đầu của y ) Cô-va-len-cô khinh ghét y ra mặt, mắng thắng vào mặt Bé-li- cốp, gây sự và to tiếng với y, xua đuổi y, đẩy y ngã lăn xuống cầu thang, Nhưng tất cả những việc làm đó đều không những không thể thay đổi cách sống, tính cách của Bê-li-cốp, ngược lại, còn luôn bị tính cách ấy, lối sống ấy làm ô nhiễm, đầu độc, làm cho sợ hãi, ám ảnh tính thần mọi người suốt 15 năm trời, cho tới tận khi y chết
- Đáng buồn thay, ngay sau đó, lối sống Bê-]i-cốp, tính cách Bê-li-cốp lại vẫn tiếp tục xuất hiện nơi những con người đang sống và tiếp tục gây ảnh hưởng nặng
nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của cả thành phố, không làm cách nào thoát
ra được, tẩy chay được Vì sao vậy?
- Vì Bê-li-cốp đâu chỉ là một tác nhân kì quái, cổ hủ nhất, tầm thường, dung tục nhất, mà toàn bộ con người và tính cách của y chính là hiện thân, là điển hình cho một hiện tượng xã hội, một điển hình cho một bộ phận, một kiểu người đã và đang tồn tại và có nguy cơ phát triển trong xã hội Nga đương thời Bê-li-cốp có phải là một cá thể cực kì quái đản, vô tiền kháng hậu không? Không! Y chính là con đẻ, là hệ quả của chế độ phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hoá ở nước Nga cuối thé ki XIX Tinh cach, kiểu người và lối sống như Bê-li-cốp chỉ có thể chấm dứt hoặc thay đối tận gốc cùng với cả xã hội với một cuộc cách mạng xã hội và tư tưởng, văn hoá mà thôi!
- Bê-li-cốp đã trở thành nhân vật điển hình, tính cách điển hình độc đáo, sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của thiên tài Sê-khốp
2 Về cái chết của Bê-li-cốp
* HS đọc lại đoạn văn dẫn đến cái chết của Bê-]i-cốp
* GV hoi:
— Vi sao Bé-li-cép chết? (phân tích những nguyên nhân xa gần khác nhau)
Trang 3— Phan tích ý nghĩa cái chét cua Bé-li-cép
- Giải thích hiện tượng chẳng bao lâu sau trong thành phố, lối sống Bê-]i-cốp lại nhanh chóng phục hồi Câu nói: Không thể sống như thế mãi được có phải chỉ
là của bác sĩ thú y hay không? Nhà văn muốn cảnh báo điều gì với người đọc đương thời và mai sau?
* HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu
+ Vì bị ngã đau, dẫn đến mắc bệnh nặng, lại không chịu chữa
+ Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca, của mọi người, nhất là lời nói và hành động của Cô-va-len-cô
+ Sâu xa hơn, đó là cái chết tất yếu Với fan người như y, cách sống của y, tất trước sau cũng phải tự tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt
- Cái chết, với Bê-li-cốp là sự giải thoát và hạnh phúc, vì y được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất Từ lâu, đó vẫn là mong muốn thành thực nhất của Bê-li-cốp (chi tiết Bê-]li-cốp nằm trong quan tài với vẻ mặt hiền lành và nụ cười mãn nguyện)
— Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-]i-cốp, khi y còn sống: sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc như đám mây đen bao phủ bầu trời; khi y chết: cảm thấy thoát khói gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái, tự do
— Nhưng chưa được bao lâu, cuộc sống lại diễn ra như cũ, như khi Bê-]i-cốp
còn sống: nặng nề, mệt mỏi, vô vị, tù túng, u ám
- Từ đó, nhà văn khái quát ảnh hưởng, tác động sâu rộng, dai dăng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp, lối sống trong bao đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá và tiến bộ nước Nga đương thời như thế nào
— Cái chết của cá nhân Bê-li-cốp là tất nhiên, lôgic, dù có gây ít nhiều bất ngờ cho các nhân vật khác
- Hiện tượng, kiều người, lối sống Bê-li-cốp mang tính phổ quát, điển hình khá sâu rộng Nó còn sống lâu dài như một hiện tượng xã hội, một quy luật xã hội
Trang 4trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, không chỉ ở cuối thế kỉ XIX, không chỉ ở nước Nga mà thôi!
3 Hình ảnh biểu tượng: cái bao
* HS đếm số lần từ bao xuất hiện trong truyện
* GV hoi:
— Hinh anh cai bao chi c6 y nghia chỉ đồ vat ma Bé-li-c6p thudng str dung
- Hình ảnh cái bao có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc hơn nhiều
- Em tán thành ý kiến nào? Phân tích cụ thể
* HS làm việc cá nhân và nhóm cặp đôi, phát biểu thảo luận
+ Nghĩa bóng: lối sống và tính cách của Bê-]I-cốp
+ Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao, lối sống trong bao - một kiểu
người, một lối sống đã từng và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX Cả xã hội Nga, cả nước Nga thời ấy, phải chăng cũng là một cái bao khống lồ trói buộc, tù ham, vay bua, ngan chan tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga chân chính
4 Chủ đề tư tưởng của truyện
* GV hỏi khái quát: Từ đó, có thể xác định chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này như thế nào?
* HS xác định, phát biểu
* Định hướng:
- Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với xã hội, văn hoá, đạo đức của nước Nga trong hiện tại và tương lai
- Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đối cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, ích kỉ, hèn nhát, hủ lậu và vô vị, đầy tự mãn mãi nhu thé!
5 Những đặc sắc nghệ thuật
* GV nêu vấn đề: Theo em, Sê-khốp trong truyện ngắn Người trong bao đã
thành công ở những đặc điểm nghệ thuật nào?
* HS tìm tòI, suy nghĩ, phân tích, khái quát
Trang 5* Dinh huong:
- Chọn ngôi kể: cần phân biệt nhân vật người chứng kiến, người kể chuyện —
nhân vật Bu-rơ-kin - xưng íôi và tác giả (ngôi thứ ba giấu mình) Tác giả kể chuyện về hai người bạn đi săn muộn, câu chuyện của họ trong căn nhà của ông trưởng thôn Đó là câu chuyện thứ nhất, bao trùm bên ngoài Câu chuyện thứ hai của nhân vật Bu-rơ-kin - là chuyện chính về Bê-li-cốp, lại nằm bên trong Như vậy, vừa đảm bảo tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây cảm giác chân thật, gần gũi của câu chuyện, tạo cấu trúc ké: truyén lông trong truyện
- Giọng kể: mỉa mai, châm biếm mà trầm tnh, chậm buồn, bên ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ, sâu sắc
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình Bê-li-cốp với tính cách riêng kì quái mà vẫn chân thực, có ý nghĩa tiêu biểu; qua lời kể, tả, qua chân dung ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, lời bình luận của những người chung quanh; trực tiếp khái quát lối sống, tính cách, triết lí
- Đối lập, tương phản giữa các kiều người, các tính cách và lối sống trái ngược: Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca, Cô-va-len-cô; Bê-li-cốp và cán bộ, giáo viên trường trung học, nơi y làm việc và nhân dân thành phố nơi y sống
- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: hình ảnh cái bao, hình tượng người trong bao; cái chết của Bé-li-cép
— Kết thúc truyện: Nhân vật nghe truyện - người đọc giả định — trực tiếp phát
biểu chủ đề tư tưởng của truyện: Không thể sống như thế mãi được! Trực tiếp tạo
ấn tượng mạnh nơi người đọc
Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP
1 HS doc lai ndi dung Ghi nho, SGK tr 70
2 Thảo luận ý nghĩa thời sự của tác phẩm:
Có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với nước Nga đương thời Nó góp thêm một chân dung, một kiểu người trí thức Nga tầm thường, dung tục, trong chủ đề chống thói sống và kiểu người tiểu tư sản mêsian của Sê-khốp Không những thế,
lối sống và kiểu người trong bao với những biến thể đa dạng và kì quái nhất của nó
có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài cho đến tận ngày nay
Chỉ đến khi nào xã hội loài người trở nên trong sạch, lành mạnh và tự do, dân chủ; khi mỗi cá nhân tự ý thức được mục đích và cách sống của mình hoà đồng và thống nhất với hệ các chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng thì lối sống
Trang 6trong bao mới triệt để chấm dứt, kiểu người trong bao mới không còn lí do tồn tại và Bê-li-cốp mới thực sự không còn đất tái sinh
* Mỗi HS có thể liên hệ đến những biến thể của kiểu người và lối sống trong
bao mà bản thân được biết hoặc được chứng kiến, quan hệ
3 HS kể tóm tắt nội dung truyện
4 Làm các bài tập trong mục Luyện fập ở lớp và ở nhà:
Bài tập I: KẾ sáng tạo truyện bằng cách nhập vai nhân vật chính Bê-]i-cốp - xưng tôi, ta, mình (kể cả đoạn sau khi y đã chết) Có thể thêm một vài câu thoại trực tiếp hay gián tIếp
Bài tập 2
- Đoạn kết khác có thể viết tuỳ theo dòng tưởng tượng của HS nhưng không tuỳ tiện mà vẫn phải thể hiện đúng và rõ chu đề tư tưởng của truyện: Một Bê-li- cốp mới xuất hiện, còn đáng sợ hơn!
- Kể lại thời thơ ấu, thời thanh niên của Bê-li-cốp để giải thích sự hình thành tính cách kì quái của y
Bài tập 3: Nhan đề của tác giả là hay nhất, khái quát và ấn tượng hơn cả Vì vậy, không thể thay bằng bất kì nhan đề nào khác
Bài tập 4: Những tục ngữ, thành ngữ Việt Nam gần gũi với kiểu sống, kiểu
người trong bao: Mũ nỉ che tai; Rut cổ rùa; Len lét nh rắn mồng năm; Nhát như
thỏ đế; Co vòi rụt cổ; Con ốc nằm co,
5 Soạn bài Người câm quyền khôi phục uy quyền
Anh lại nói tiếp:
— Nông thôn Nga đang rất cần những giáo viên giỏi, thông minh, có học thức Nhất thiết phải đặt người giáo viên vào một hoàn cảnh nào đấy thật đặc biệt
Trang 7Không có một nền giáo dục nhân dân rộng rãi thì nhà nước sẽ sụp đổ như một ngôi nhà làm bằng gạch nung chưa chín Người giáo viên phải là một nhà nghệ sĩ, nhà nghệ thuật nhiệt tình yêu mến công việc của mình Phải làm sao cho người giáo viên có cương vị bậc nhất ở nông thôn, làm sao cho nông dân thừa nhận và kính trọng anh ta Nước Nga ta thật kì cục, ngang chướng quá chừng!
Bóng tối của nỗi buồn sâu xa phủ lên đôi mắt anh Những nếp nhăn l¡ tỉ hình
rẻ quạt hiện lên quanh mắt, làm cho cái nhìn càng sâu thêm
Anh vẫn thường như thế: nói rất ấm áp, nghiêm trang, chân thành, rồi bỗng dưng tự cười mình và cười những lời lẽ của mình vừa nói ra Và trong cái cười hiền đượm buồn ấy ta cảm thấy sự hoài nghi tính tế của người biết rõ giá trị của lời nói, ước mơ Sau cái cười ấy để lộ sự khiêm tốn đáng yêu và sự tế nhị nhạy bén Sê-khốp chăm chú lắng nghe và trong đôi mắt buồn rười rượi của anh long lanh nụ cười Những nếp nhăn bên thái dương rung rung Thế rồi với giọng nói thâm trầm, êm dịu như phủ nhung, anh bắt dầu nói những lời 1é giản đơn, minh bạch, gần như cuộc sống Những lời nói khiến cho người nghe cảm thấy nhẹ nhõm
Từ biệt Sê-khốp, người khách - giáo viên trẻ, g1ơ cả hai tay cầm lấy tay Sé- khốp, lắc lắc:
— Tôi đã đến gặp ông như gặp quan trên, rụt rè, run sợ Tôi cong cớn lên như con gà tây, muốn tỏ rằng mình cũng không phải hạng xoàng Thế mà bây giờ tôi tạm biệt ông như tạm biệt một người thân thuộc, tốt lành, cái gì cũng biết, cái gì cũng hiểu Cảm ơn ông! Tôi đi, mang theo ý nghĩ tốt lành này: những con người vĩ đại đơn giản hơn, dễ hiểu hơn và có tâm hồn gần gũi với chúng tôi hơn tất cả những con người thảm hại chung quanh chúng tôi
Bất cứ người nào khi đứng trước A P cũng cảm thấy muốn giản dị hơn, chân thực hơn, đúng với bản chất của mình hơn
Nhưng con người khiêm tốn, hiền hậu này, khi cần có thể cương quyết đứng
ra chống lại sức mạnh thù địch, không hề nhường bước
Kẻ thù của anh là sự dung tục Anh suốt đời đấu tranh với nó
Đọc anh, ta cảm thấy như vào một ngày cuối thu buồn bã, không khí trong suốt 1n đậm những thân cây trụi lá, những ngôi nhà chật chội, những con người tẻ ngắt Cái gì cũng cô quạnh, im lìm, bất lực trí tuệ của tác giả như ánh nắng thu soI rọI sáng fỏ và tàn nhẫn vào những dải đường thiên lí mòn nhắn, những con đường làng cong queo, những ngôi nhà chật chội bẩn thỉu, trong đó có những con người bé nhỏ, thảm hại đang ngột ngạt vì lười biếng, chán chường, lăng xăng vô nghĩa, nửa tỉnh nửa mê Đó là sự nô lệ của nỗi sợ hãi tối tăm trước cuộc sống, quan quai trong lo âu mơ hồ và cảm thấy hiện tại không còn chỗ đứng cho mình
Trang 8Và đây, một con người lớn lao, thông minh, đi qua bên cạnh cái đám tẻ nhạt
ấy, nhìn những đồng bào chán ngắt của mình và với nụ cười buồn, trách móc dịu dàng nhưng sâu sắc, chân thành và đẹp đế:
- Các ngài sống tồi lắm, cdc ngai a!
(M Gorki ban về Văn học, tập hai, NXB Van hoc, 1970)
6.2 Là một bác sĩ - nghệ s1, Sê-khốp đã thực sự tạo nên phong cách độc đáo
Là nhà văn hiện thực, con mắt nghề nghiệp (bác sĩ) đã giúp ông bắt mạch, lần tìm
và mổ xẻ đúng căn bệnh trầm kha của thời đại Là nghệ sĩ trác tuyệt, tâm hồn ông vươn tới tận miền thăm sâu, đầy bí ẩn trong vô thức, trong bản thể của con người Hai trạng thái thường xuất hiện trong đời sống nhân vật của Sê-khốp là cô đơn và
tẻ nhạt Ông không những chỉ ra điều đó mà còn để cho chính các nhân vật của ông ý thức được nỗi cô đơn, nhàm chán ấy Không chỉ cô đơn, nhàm chán, nhân vật của Sê-khốp còn là hiện thân của vô vàn cái bất bình thường Một anh trí thức thành thị muốn quay về nông thôn làm quý tộc, sống trong sự sung túc và thoả mãn vật chất tầm thường với hương vị bình yên của khóm phúc bồn tứ Một bác sĩ mãn cán với chuyên môn, say mê với triết lí cứu đời, cứu người lại bị sa thải, tống vào phòng 6, dành cho những người điên Con kì nhông khôi hài hết chỗ nói Sao lại có hạng người có thể thay đối ý kiến của mình đến chóng mặt như vậy? Các nhân vật của Sê-khốp được đặt vào những xung đột không thể hoà giải với xã hội Họ luôn ý thức được vị trí của mình Thế nhưng cái môi trường mà họ tồn tại đặc sệt bùn đất của thói độc tài hãnh tiến tới mức họ khó lòng nhấc chân ra noi Day là kiểu không gian đặc trưng, nơi tác giả đặt những nhân vật lí tưởng của mình vào:
Bên cạnh những cỗ xe, có những con ngựa đứng cúi đầu, nhiều người khoác
áo tơi đang đi đi lại lại Trời ẩm ớt, mặt đất lầy lội và nhớp nháp Khu đầm nước trông lạnh lẽêo và giận dữ I-van I-va-nứt và Bu-ro-kin cảm thấy toàn thân mình trớt át, lấm láp, khó chịu, đôi chân nặng chình chịch vì bết đất Và cả khi qua bờ đập, bước chan lén day nhà kho của chủ nhân, họ vẫn m lặng như đang có chuyện
gi cáu giận nhau vậy (Khóm phúc bồn tu)
Khung cảnh vừa mang đặc điểm Nga vừa cho thấy nét cá biệt: sự uể oải, ngưng đọng, bức bối của cuộc sống Cơn giận và khó chịu không phải chỉ ở cảnh ngộ mà họ vấp phải mà sâu xa hơn là nỗi niềm khó bề giải toả: cuộc sống đã ngột ngạt quá mức
Nhàn rỗi, bực bội mà không có lối thoát, đấy là trạng thái tâm lí của đa số các nhân vật của Sê-khốp Biểu hiện của sự nhàn du - bực dọc là việc kết thành cặp hai, cặp ba đi làm việc gì đó rồi không ngủ được, rồi kể cho nhau nghe những câu chuyện mình chứng kiến để mọi người cùng rút ra bài học
Trang 9B6 ba truyén: Khém phic bén tu, Mét chuyén tinh yéu, Nguoi trong bao duoc
kể bởi ba người Bu-rơ-kin, I-van I-va-nứt và A-li-ô-khin Họ là bạn bè Cách kể này vay mượn từ Mười ngày của Bô-ca-xi-Ô: truyện ngắn khung — kiều truyện do nhiều người kể cùng hướng về một chủ đề chung Cách kể này đã rất quen thuộc
Nhưng Bê-li-cốp dù có trốn vào bao nhiêu lớp bao đi chăng nữa thì hắn cũng phải đối diện với chính mình, phải chấp nhận một cái chết thảm hại của kẻ luôn luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo âu quyền lực bề trên giáng xuống đầu mình
Y không phải là người xấu mà chỉ là nạn nhân của xã hội luôn rình rập, giáng hoạ cho con người Nỗi sợ đã biến hắn thành một quái thai của thời đại Sống không ra hồn người
Với tư cách là một bác si, Sê-khốp không những chỉ ra căn bệnh kinh khủng của thời đại mà còn cố cắt nghĩa căn nguyên của căn bệnh ấy: con người quá nhu nhược trước cường quyền Nhà văn xây dựng kiểu người nạn nhân của thời đại và của chính bản than minh Ho khong han là người xấu Họ chỉ quá hèn nhát, nhu nhược và không dám đối đầu với sự hèn nhát của chính mình
Tuy nhiên, điều đáng quý là họ tồn tại trong thế vận động Họ ý thức được trách nhiệm của con người và luôn trăn trở với nó Đấy là lí do đưa họ vào những triết lí sáo rỗng cao siêu Họ là những trí thức, những công chức quèn đáng thương Nhà văn cố tìm cho họ một lối thoát nào đó thì rốt cuộc họ vẫn cứ phải đối diện với cái bản ngã nhàn du hèn nhát của chính mình
Truyện Sê-khốp mang rõ tính luận đề Sê-khốp muốn người Nga lật đổ chính quyền Sa hoàng nhưng ông không hề trực tiếp kêu gọi Ông chỉ cố phô bày hết mọi hạn chế của tâm hồn Nga vĩ đại mà nhỏ bé để giúp người đọc nhận thức rõ hoàn cảnh sống của chính mình Truyện của ông đã chạm đến những vấn đề vĩnh cửu của tồn tại Không tham vọng đưa ra giải pháp Nhân vật của ông trên tiến trình cách mạng chỉ dừng lại ở thời điểm mà trước đó Hăm-lét đã dừng Giải pháp
xã hội trao cho người đọc Tự họ sẽ nghĩ ra cách tự cứu mình
Nhưng Sê-khốp không hề bi quan trước cuộc đời mà luôn tin tưởng vào cuộc đời và tương lai con người - vượt lên hiện thực đen tối để hướng tới chân trời mơ
Trang 10ước Ở truyện ngắn luận đề của Sê-khốp nhưng lại được viết một cách khách quan Ngay trong tính luận đề trong tác phẩm cũng là hiện thân của tính khách quan Quy luật tồn tại và vận động của thực tiễn đã bao hàm trong đó tính luận đề Đặc tính này không xuất phát từ ý đồ chủ quan của tác giả mà từ cuộc đời Xã hội đã
có một kiểu người trong bao, kiểu người nhàn du bực bội, thì trong tác phẩm của
Se-khốp cũng có những kiểu người như thế Dấu ấn nhào nặn hiện thực trong tác phẩm của ông là rất thấp Hơn nữa, tính khách quan còn được thể hiện qua
sự không nói hết của người kể (tuy nhân vật của ông thường hay triết lí và triết
lí nhiều)
Với Sê-khốp, cuộc sống vẫn mải mốt đâu đó trên hành trình đơn độc của chính nó Ông chỉ là người quan sát, rụt rè đưa ra vài nhận xét Bởi ông biết muôn đời con người và tình yêu, tham vọng bất tử của nó chỉ là một trong bao khía cạnh
bi - hài của kiếp nhân sinh hữu hạn mà thôi
Cái nhìn bi quan của Sê-khốp xuất phát từ cảm quan bác sĩ: sự vô phương cứu chữa trước những căn bệnh trầm kha của thời đại
Cái nhìn hài nghệ sĩ: dẫu thế, cuộc sống vẫn phát triển theo quy luật riêng của
nó Ngay cả khi trong này nhân vật đang trăn trở day dứt, âu lo, suy tư, sầu muộn thì ngoài kia mưa vẫn rả rích rơi, hạt vẫn nảy mầm, cây cối vẫn đâm chồi nảy lộc
và một ngày mới lại ló rạng trên cõi nhân sinh
(Lê Huy Bắc, Truyện ngắn - lí luận, tác gia và tác phdm, tap hai, sdd)
Tiét 99 LAM VAN THAO TAC LAP LUAN BINH LUAN
Trang 11B Thiết kể bài dạy — học
Hoạt động I TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC
LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
* GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1 Trong đời sống, chúng ta có thường gặp từ bình luận không? Thử giải thích
ý nghĩa của tit binh luận trong các trường hợp ấy
2 Bình luận khác giải thích và chứng minh ở điểm nào?
3 Yêu cầu để bình luận có sức thuyết phục là gì?
4 Vai tro va tam quan trong của việc thành thạo kĩ năng bình luận
* GV gợi dẫn HS trao đối, thảo luận và trả lời:
1 Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp từ bình luận trong các trường hợp như: bình luận thời sự, bình luận thể thao, bình luận quân sự Trong các trường hợp này, từ bình luận có nghĩa là "bàn luận, đánh giá" về các vấn đề thời sự trong nước hoặc quốc tế, về các vấn đề có liên quan đến thể thao, quân sự
Ví dụ, bình luận:
Ở XỨ THANH, V —- LEAGUE DA KET THUC
Ba trận phải đá trên sân trung lập và không có khán giả cũng là ba trận cuối cùng của Thanh Hoá mùa 2007 Tức là V - League bây giờ với người hâm mộ xứ Thanh coi như chấm dứt Có xem và theo dõi đội bóng của mình, với họ chỉ còn qua các phương tiện truyền thông hoặc chờ những trận sân khách mà lại gần nhà
Đó chính là cái giá phải trả, rất tiếc và cũng khá đắt (dù nhiều người còn
muốn phạt nặng hơn), nhưng không thể tránh khỏi
Nói là tiếc ở đây là bởi Thanh Hoá trong những ngày đầu và khi chưa sinh chuyện đã từng đem lại cho V — League vốn đìu hiu một sân bóng lúc nào cũng đầy ăm ắp cổ động viên
Bản thân người Thanh Hoá trước đây từng cho rằng nếu một ngày nào đó, đội bóng Thanh Hoá đá mà không còn nhiều người Thanh Hoá đi xem nữa, đó sẽ là một nỗi đau Bản thân người viết cũng nghĩ như vậy, nhưng lại chỉ phán đoán với một lí do duy nhất, ấy là khi các fan xứ Thanh bị đội bóng coi thường phản bội bằng thứ bóng đá có vấn đề như nó đã từng xảy ra khi họ còn ở hạng Nhất Chứ không hề nghĩ là đoạn kết của một câu chuyện lại tồi tệ tới mức người Thanh Hoá không được đá nốt ba trận trên sân nhà và dù đã đem đến nơi khác tổ chức thì người Thanh Hoá vẫn bị cấm không được vào xem ba trận đấu ấy, làm liên luy đến
cổ động viên của các đội cùng ra sân
Trang 12Chúng ta đều hiểu bóng đá không có khán giả là bóng đá chết, một trận đấu trên khán đài chỉ có những người đi làm nghề (giới truyền thông) và những người
đi soI (các giám sát, quan chức) không phải là một trận đấu đúng nghĩa
Ở đây, chúng ta cũng hiểu cấm tổ chức trên sân nhà tức là người ta đã đánh
giá BTC địa phương không đủ năng lực và ý thức để tổ chức và đảm bảo an toàn cho một trận đấu, dù ở đấy vẫn luôn hiện diện đầy đủ các quan chức của tỉnh và của ngành
Có lẽ, với một án phạt như thế, những người có và phải chịu trách nhiệm với hình ảnh Thanh Hoá, hắn nhiên họ cũng sẽ thấy được vấn đề của mình Chính họ đang tự huỷ hoại hình ảnh đẹp đẽ ban đầu từng làm cả tỉnh Thanh Hoá tự hào Chính họ đã tự tước cái quyền chính đáng được xem và cổ vũ của những CĐV nghiêm túc và xem bóng đá có văn hoá cho đội bóng của mình Và suy nghĩ về một vấn đề nữa, rằng V — League 2007 sẽ không còn ở Thanh Hoá nữa, nhưng sau đây sẽ là V - League 2008 Một lần đổ vỡ và bạo lực nữa, có lẽ người ta sẽ phải tính tới một lệnh cấm, cách li với bóng đá đỉnh cao trong một thời hạn như một biện pháp chắc chắn sẽ được những nhà quản lí bóng đá điều chỉnh trong những văn bản quy định về luật chơi hay quy chế kỉ luật
(Phạm Tấn, Thể thao & Văn hoá, số 12, ngày 17 - 8 - 2007)
Nhận xét: Bài bình luận trên không giải thích "bóng đá là gì, V — League là
øì, cổ động viên là gì, ", mà bàn luận và đánh giá về "hậu quả của những hành động bạo lực” do một số CĐV 'Thanh Hoá gây ra trong trận đấu giữa đội Thanh Hoá và đội Sông Lam Nghệ An ngày 12 tháng 5 năm 2007 Bài bình luận này đánh giá những hành động quá khích của một số CĐV Thanh Hoa 1a sai, 14 do va
do đó phải trả một cái giá quá đắt Sau đó, tác giả bàn bạc, mở rộng về V - League
2008 với lời cảnh báo để đội bóng Thanh Hoá nói riêng, các đội bóng khác nói chung cùng nghiêm túc xem xét lại mình
2 Bình luận khác giải thích, chứng minh là:
— Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với một nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
- Giải thích là dùng lí lẽ (chủ yếu) và dẫn chứng (hỗ trợ) để giúp người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
- Chứng minh là dùng dẫn chứng (chủ yếu) và lí lẽ (hỗ trợ) để khiến cho người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
3 Yêu cầu để bình luận có sức thuyết phục là:
— Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề (hiện tượng, sự kiện) được bình luận
Trang 13- Lập luận dé khang định được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn, phù hợp với thực tế đời sống hoặc quy luật văn chương
- Bàn bạc, mở rộng xung quanh vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục
4 Vai trò và tầm quan trọng: Trong đời sống cũng như trong văn học, chúng
ta luôn gặp những vấn đề cần phải tranh luận, đánh giá, bàn bạc nhằm thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe (người đọc) Muốn các cuộc tranh luận luôn có hiệu quả và bổ ích, chúng ta cần phải thành thạo kĩ năng bình luận
Hoạt động 2 TÌM HIỂU CÁCH BÌNH LUẬN
* GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II trong SGK và trả lời câu hỏi: Một bài bình luận thường có mấy bước? Nội dung của mỗi bước là gì?
* GV gợi dẫn HS trao đối, thảo luận và trả lời: Một bài bình luận thường có ba bước như sau:
1 Bước thứ nhất: Nêu vấn đề cần bình luận
a Bình luận yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề được đưa ra bàn luận
b Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận
2 Bước thứ hai: Đánh giá vấn đề cần bình luận Có thể chọn một trong ba cách đánh giá sau:
a Đứng hắn về một phía mà mình tin là đúng để kiên quyết bác bỏ cái sai
b Kết hợp phần đúng và loại bỏ phần sai của mỗi phía để tìm ra một "tiếng nói chung" trong sự đánh giá
c Đưa ra một cách đánh giá của riêng mình
3 Bước thứ ba: Bàn về vấn đề cần bình luận Có thể chọn một trong ba cách bàn luận sau:
a Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước vấn đề vừa được nhận xét, đánh giá
b Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của những người đang tham gia bình luận với mình
c Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà vấn đề được bình luận
Trang 14— Muc dich cua ba kiéu lap luận này khác nhau
— Ban chat của bình luận là tranh luận về một vấn đề mà tất cả những người tham gia bình luận đều đã biết và có ý kiến riêng về vấn đề đó
Bài tập 2
Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận, vì:
- Có vấn đề cần bình luận: Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông
- Có mở rộng vấn đề bình luận: Vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông, mà còn là “món quà văn minh" đem ra “đãi khách" trong thời giao lưu, hội nhập toàn cầu
Bài tập 3
Đối với con người thì việc hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là đạo đức Đạo đức không thể là những lời hô hào suông, không phải là những lời nói văn vẻ tầm chương trích cú, không phải là bằng cấp cao, địa vị cao Bởi vì có những
"nhà nho suốt đời đọc sách” mà đối nhân xử thế lại "còn tệ hơn những người quê mùa chất phác" Những kẻ mù luật thì càng ở địa vị cao càng dễ phạm tội và càng gây ra nhiều nỗi oan khiên, đau khổ cho muôn dân Vì vậy, tiêu chí hàng đầu để cất nhắc ai đó phải là tiêu chí giỏi luật, chí công vô tư Chí công vô tư là đức trời cao cả mà con người phải suốt đời phấn đấu, rèn luyện mới có được!
Giao dục pháp luật cho học sinh nói riêng, mọi công dân nói chung là nhiệm
vụ quan trọng bậc nhất trong hệ thống giáo dục của một xã hội văn minh bởi
"trong luật cái gì cũng công bằng, hợp với đức trời" Khi con người biết sống và làm việc "hợp với đức trời" tức là khi họ đã sống hài hoà với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, tức là khi họ đã biết tự phán xử những lỗi lầm của mình để kịp thời dừng lại, trước khi có ý nghĩ hoặc hành vi phạm tội!
Tham khảo
KIỀU BÀI BÌNH LUẬN
Khi bình luận về một vấn đề xã hội, ta có kiểu bài bình luận xã hội, còn bình luận về một sự kiện văn học, ta có kiểu bài bình luận văn học
1 Đặc điểm của kiều bài bình luận
Kiểu bài bình luận rất tiêu biểu cho văn nghị luận, bởi nghị luận là "bàn bạc
và đánh giá một vấn đề nào đó” mà nhiệm vụ quan trọng nhất của bài bình luận là
đề xuất ý kiến, nhận định, đánh giá các hiện tượng xã hội hoặc văn học Ở bài giải thích, nhiệm vụ chính là phải làm cho người đọc nhận thức đúng, rõ về đối tượng Trong các bài chứng minh, người ta thường nêu ra một ý kiến rồi yêu cầu học sinh dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh Ở bài phân tích, lời nhận định có thể chỉ là