Cơ cấu bộ máy công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thép Quyết Hợp:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế hoạch đầu tư-tổ chức lao động
Phòng tài chính-kế toán Phòng kinh doanh Phòng kĩ thuật sản xuất-an toàn
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty
Chức năng nhiệm vụ cua các phòng ban:
- Giám đốc:
Là đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền hành cao nhất trong Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của Công ty. Tổ chức kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty. Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty và các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Là người hỗ trợ, giúp Giám đốc điều hành công việc, chịu sự phân công của Giám đốc theo lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các lĩnh vực được phân công.
- Phòng kỹ thuật sản xuất – an toàn:
Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty. Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
- Phòng kế hoạch đầu tư – tổ chức lao động:
Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về công tác kỹ thuật thi công, đấu thầu và quản lí dự án. Quản lí, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng dự án.
- Phòng tài chính kế toán:
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh doanh được hiệu quả.
Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; Các loại định mức như (định mức hàng tồn kho, tiền lương)... áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.
Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.
- Phòng kinh doanh:
Nghiên cứu và triển khai thực hiện việc tiếp cận thị trường mục tiêu và khách hàng.
Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán và lập báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ, để có căn cứ ký hợp đồng với khách hàng.
Cung cấp thông tin, tài liệu và đảm nhận việc biên phiên dịch các tài liệu cho Ban Giám đốc.
Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của các bộ phận khác. Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch diễn ra đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu trong hợp đồng với khách hàng.
Xây dựng kế hoạch thực hiện và phân bổ một cách hợp lý thời gian sản xuất kinh doanh cho các phân xưởng sản xuất và cho toàn bộ doanh nghiệp.
Đề xuất các chiến lược marketing cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn cụ thể.
Lập kế hoạch triển khai hoạt động phát triển thị trường và việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới.