Để giảm chi phí kinh doanh Công ty cần thực hiện các biện pháp sau: - Giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa:
Nghiên cứu kỹ nguồn hàng, tìm kiếm nguồn hàng tin cậy nhằm giảm độ rủi ro trong kinh doanh.
Tổ chức tốt công tác giao nhận hàng hóa, giảm chi phí lưu kho bãi do hàng hóa đến chậm.
Kiểm tra kỹ lưỡng, nghiêm túc để tránh những hàng hóa kém chất lượng. - Giảm chi phí quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, tránh hiện tượng chồng chéo. Đồng thời, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ kinh doanh trong Công ty.
- Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu : Điều đầu tiên cần phải tính đến đó là phân tích qui trình tạo nên giá trị gia tăng để biết đâu là chi phí tốt, đâu là chi phí xấu (có thể trực tiếp hay gián tiếp). Theo đó, chi phí tốt là loại chi phí mang lại giá trị gia tăng cho công ty, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng - chi phí góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, chi phí xấu là chi phí có thể loại bỏ mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, những chi phí phát sinh do những lỗi lầm trong hệ thống quản lý gây ra, hay những quyết định sai lầm trong quản lý và kinh doanh.
- Cắt giảm đúng trọng tâm: Phân tích kết cấu về chi phí để biết được tỉ trọng của từng lọai chi phí. Những loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của một quy trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nên được ưu tiên xem xét trước.
- Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng Công ty, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn
- Tăng năng suất, tăng sản lượng tiêu thụ là giải pháp cắt giảm chi phí hiệu quả. - Trong điều kiện Công ty còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị thì Công ty cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau sẽ giúp Công ty giảm thiểu những khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trường... và đẩy mạnh nội lực phát triển cho Công ty.