Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 198 đầu tư NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu HẠN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP QUYẾT hợp (Trang 27 - 29)

1.3.2.1 Năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Trong lĩnh vực nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là khả năng sản xuất. Doanh nghiệp có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành rẻ và quy mô sản xuất đủ lớn đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ dễ dàng dành được lợi thế cạnh tranh trên trị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng cần chú trọng nâng cấp và đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Một trong những yếu tố góp phần trực tiếp đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp đó là trình độ công nghệ. Công nghệ trên thế giới hiện nay đã trải qua quá trình phát triển nhanh chóng. Việc lựa chọn công nghệ nào cho doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm. Công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh. Trong điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai công nghệ đó phát huy như thế nào, phải khẳng định ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.

1.3.2.2. Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng thứ hai quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đội ngũ quản lý, hành chính cần có nghiệp vụ chắc, chuyên môn cao, tầm nhìn rộng để đưa ra những quyết định sáng suốt tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đội ngũ công nhân trực tiếp thực hiện sản xuất cũng phải phải có tay nghề cao, cùng với tinh thần hăng say lao động thì mới tiếp cận, vận hành

chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Sự kết hợp hài hòa, thống nhất giữa bộ phận quản lý và thực hiện là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.3 Hoạt động Marketing

Trong quá trình cạnh tranh kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống bán hàng và các hoạt động marketing là yếu tố tất yếu giúp quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Sức mạnh cạnh tranh được tạo ra bởi hoạt động marketing và bán hàng hết sức to lớn. Chất lượng lao động phục vụ khách hàng góp phần không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nó xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, giữ khách hàng trung thành với sản của doanh nghiệp.

1.3.2.4. Năng lực về tài chính

Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh tốt trước hết phải có đủ năng lực về tài chính, đặc biệt là doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp duy trì và mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngay khi có bất kỳ biến động thị trường hay đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Do vậy khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả không chỉ khẳng định năng lực tài chính mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.5.. Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng những công nghệ mới kịp thời tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất như: phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí… Hoạt động này có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp, giữa

các ngành đồng thời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc trưng của sản phẩm, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự trợ giúp của Chính phủ… Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm mới rất quan tâm đến hoạt động nghiên cứu phát triển, họ còn hợp tác với cơ quan nghiên cứu như các trường đại học, viện nghiên cứu… để không ngừng đổi mới và áp dụng các công trình nghiên cứu vào sản xuất.

1.3.2.6. Các chiến lược cạnh tranh

Các chiến lược cạnh tranh bao gồm các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó là một mô hình tổng thể xác định việc doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào, mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp ra sao, những chính sách nào cần có để thực hiện mục tiêu đó? Chiến lược cạnh tranh đưa ra giải pháp biến các nguồn lực của doanh nghiệp thành sức mạnh cạnh tranh nhằm vượt qua đối thủ cạnh tranh tạo ra vị trí vững chắc lâu dài trong ngành. Như vậy năng lực quản lý chiến lược cạnh tranh có vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Lựa chọn đúng và thực hiện tốt chiến lược cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng định và giữ vững vị trí trên thị trường.

Một phần của tài liệu 198 đầu tư NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu HẠN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP QUYẾT hợp (Trang 27 - 29)