Đảng ta trong các văn kiện Đại hội lần thứ VIII đến lần thứ XI đều nêu ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải tích luỹ, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư rất quan trọng vì đây là yếu tố vật chất quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, nhịp độ CNH, HĐH nói riêng. Nguồn vốn đầu tư ở nước ta gồm: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó vốn đầu tư trong nước là quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, và nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII), trong đó FDI là chủ yếu và đây là nguồn vốn dài hạn. Kể từ khi thực thi luật đầu tư nước ngoài (1988) đến cuối năm 2009 tổng nguồn vốn đầu tư nườc ngoài đăng ký là 192.726,5 triệu USD, vốn thực hiện là 66.945,5 triệu USD 34, tr.72. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; trong khung cảnh nền kinh tế thế giới đang có sự cơ cấu lại sau khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu năm 2008, vấn đề thu hút FDI của Việt Nam đang đặt ra những cơ hội thuận lợi mới, đồng thời lại có những khó khăn mới, thách thức mới (nhất là cạnh tranh gay gắt trên thị trường đầu tư) cần phải có những nỗ lực mới để vượt qua khó khăn, thách thức đó. Vĩnh Phúc là tỉnh mới được thành lập năm 1997, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài như: Gần Thủ đô Hà Nội, cận kề cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, có hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ khá thuận lợi, có lực lượng lao động khá dồi dào, lại có nhiều quỹ đất phát triển công nghiệp. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tính từ năm 1988 đến tháng 122009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 2.279,4 triệu USD. Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt khoảng 37%. Nhờ đó diện mạo kinh tế xã hội Vĩnh Phúc đã thay đổi đáng kể, đã sớm đưa Vĩnh Phúc tham gia vào câu lạc bộ 1000 tỷ. Tuy nhiên đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc vẫn còn có những hạn chế, khó khăn nhất định, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Để giúp phần giải toả những hạn chế, khó khăn ấy, cần thiết phải có nghiên cứu về các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. Với ý tưởng đó, học viên chọn đề tài Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc để làm luận văn thạc sỹ Kinh tế của mình.
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng ta trong các văn kiện Đại hội lần thứ VIII đến lần thứ XI đều nêu ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải tích luỹ, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư rất quan trọng vì đây là yếu tố vật chất quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, nhịp độ CNH, HĐH nói riêng. Nguồn vốn đầu tư ở nước ta gồm: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó vốn đầu tư trong nước là quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, và nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII), trong đó FDI là chủ yếu và đây là nguồn vốn dài hạn. Kể từ khi thực thi luật đầu tư nước ngoài (1988) đến cuối năm 2009 tổng nguồn vốn đầu tư nườc ngoài đăng ký là 192.726,5 triệu USD, vốn thực hiện là 66.945,5 triệu USD [34, tr.72]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; trong khung cảnh nền kinh tế thế giới đang có sự cơ cấu lại sau khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu năm 2008, vấn đề thu hút FDI của Việt Nam đang đặt ra những cơ hội thuận lợi mới, đồng thời lại có những khó khăn mới, thách thức mới (nhất là cạnh tranh gay gắt trên thị trường đầu tư) cần phải có những nỗ lực mới để vượt qua khó khăn, thách thức đó. Vĩnh Phúc là tỉnh mới được thành lập năm 1997, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài như: Gần Thủ đô Hà Nội, cận kề cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, có hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ khá 1 thuận lợi, có lực lượng lao động khá dồi dào, lại có nhiều quỹ đất phát triển công nghiệp. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tính từ năm 1988 đến tháng 12/2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 2.279,4 triệu USD. Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt khoảng 37%. Nhờ đó diện mạo kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đã thay đổi đáng kể, đã sớm đưa Vĩnh Phúc tham gia vào câu lạc bộ 1000 tỷ. Tuy nhiên đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc vẫn còn có những hạn chế, khó khăn nhất định, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Để giúp phần giải toả những hạn chế, khó khăn ấy, cần thiết phải có nghiên cứu về các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. Với ý tưởng đó, học viên chọn đề tài "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc" để làm luận văn thạc sỹ Kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu tập trung phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam cũng như các địa phương đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đã có một số công trình khoa học đề cập đến vai trò của FDI đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu như sau: 1. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2 2. TS Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. TS Lê Bá Xuân (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 4. PGS.TS Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc giai (TNC S ) tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. PTS. Nguyễn Khắc Thân - PGS.TS: Chu văn Cấp (đồng chủ biên, 1996), Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. PGS.TS Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Thu hút FDI từ các nước trong khu vực nhằm đẩy mạnh kinh tế Việt Nam - thực trạng và giải pháp (2004), luận văn thạc sỹ của Đinh Văn Cường, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM. 8. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững (2008), luận văn thạc sỹ của Trần Thị Tuyết Lan, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM. 9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội (2006), luận văn thạc sỹ của Trần Văn Lưu, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM. 10. Thạc sỹ Vũ Văn Hưởng (2007), “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nhìn từ mô hình kinh tế lượng” (2007), Tạp chí Tài chính, (12). 11. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển công nghiệp Tây Ninh đến 2010 (2003), luận văn thạc sỹ của Nguyễn Tấn Vinh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM. 3 12. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở Vĩnh Phúc (2006), luận văn thạc sỹ của Hà Huy Bắc, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM. Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập khá toàn diện và phân tích sâu sắc từng mặt của nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập vấn đè đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình đã có, luận văn này tiếp tục nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc. Như vậy, đề tài luận văn vẫn là cần thiết, có ý nghĩa lý luận thực tiễn và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích: - Trên cơ sở hệ thống hoá những lý luận cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trong thời gian qua. - Đề xuất mục tiêu, phương hướng phát triển công nghiệp và thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020. * Nhiệm vụ: - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI để phát triển công nghiệp, nhất là các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào phát triển công nghiệp. - Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp của một số địa phương từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thu hút FDI để phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc. - Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ đó đánh giá khái quát kết quả đã đạt được, những mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. 4 - Đề xuất một số mục tiêu, phương hướng phát triển công nghiệp tạo cơ sở nhằm đẩy mạnh thu hút FĐI vào phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Luận văn nghiên cứu vấn đề thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc dưới góc độ kinh tế chinh trị. Tập trung chủ yếu vào làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển công nghiệp; thực trạng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI để phát triển công nghiệp trong thời gian tới. * Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể là các ngành công nghiệp khai thác, chế biến, sản xuất và phân phối điện, ga, và các khu công nghiệp trên địa bàn. - Mốc thời gian để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng là từ năm 2000 đến nay (chủ yếu từ 2006 - nay). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin, đường lối chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và một số lý thuyết kinh tế học hiện đại về đầu tư quốc tế và quan hệ kinh tế đối ngoại * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, phân tích tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn thông qua các tài liệu để hiểu và làm rõ các vấn đề nghiên cứu của luận văn. 5 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc, phân tích tình hình phát triển công nghiệp và quá trình thu hút vốn FDI cho phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc, đề xuất các giải pháp cơ bản để tiếp tục thu hút FDI cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2011 -2015, tầm nhìn dến 2020. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về vốn để đầu tư nước ngoài nói riêng, kinh tế đối ngoại nói chung. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập các chuyên đề kinh tế liên quan. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp vào phát triển công nghiệp. Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vai trò của nó trong phát triển công nghiệp 1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khái niệm, đặc trưng và các hình thức 1.1.1.1. Khái niệm Đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức cơ bản của kinh tế quốc tế gắn liền với sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác. Đầu tư nước ngoài xuất hiện trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà Lênin gọi là xuất khẩu tư bản và được coi là một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Ngày nay giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, việc dịch chuyển các dòng vốn đầu tư giữa các nước ngày càng mạnh mẽ và đa dạng, không chỉ các nước tư bản phát triển mà cả các nước đang phát triển cũng xuất khẩu tư bản, và hiện tượng này được gọi là đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn đầu tư sang lãnh thổ của một nước (nước nhận đầu tư) và được thực hiện dưới các hình thức như thành lập công ty hay một doanh nghiệp, mua cổ phiếu và hình thức góp vốn khác: Trái phiếu, giấy ghi nợ, các quyền theo hợp đồng tài sản hữu hình và tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ. Đầu tư nước ngoài gồm 2 hình thức là đầu tư trực tiếp (đầu tư các hoạt động sản xuât kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và các lợi ích khác) đầu tư gián tiếp (cung cấp tín dụng, cho vay, đầu tư vào thị trường chứng khoán…). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình di chuyển vốn giữa các nước, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. FDI là một trong những hình thức đầu tư chủ yếu của hoạt động đầu tư quốc tế. 7 Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI (Foreiga Direct investment) được định nghĩa là: Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác, mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó [46, tr.31]. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: FDI xẩy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó, phương tiện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó nhà đầu tư thường hay gọi là "Công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "Công ty con" hay "chi nhánh Công ty" [50]. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm "một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết, điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty" [46 tr.31]. Tuy nhiên không phải tất cả quốc gia nào cũng đều sử dụng mốc 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp. Theo Luật đầu tư nước ngoài năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: "Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt 8 động đầu tư” [31, tr.10] và đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư [31, tr.10]. Từ những khái niệm trên luận văn đi đến thống nhất với khái niệm như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia nào đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. 1.1.1.2. Các đặc trưng chủ yếu của FDI Thứ nhất, FDI gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia trên thế giới nó bao gồm tài sản hữu hình (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu) và tài sản vô hình (bí quyết, sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, kỹ năng quản lý). Hoạt động FDI không chỉ là sự di chuyển vốn thuần tuý mà còn bao gồm cả hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư. Do đó, với từng loại tài sản khác nhau đòi hỏi những nước tiếp nhận đầu tư phải có cơ chế chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại. Thứ hai, FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau. Thứ ba, quyền quản lý FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư, theo đó, FDI sẽ là người chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốn nhất định, đủ mức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Thứ tư, thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mạng lưới marketing rộng lớn. Các yếu tố này có vai trò quan trọng đối quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. 9 Thứ năm, chủ thể của FDI chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia. Đây là những tập đoàn có hệ thống các chi nhánh sản xuất ở nước ngoài, có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, nhãn hiệu sản phẩm có uy tín và danh tiếng trên toàn cầu, đội ngũ các nhà quản lý có trình độ cao, có khả năng điều hành các hoạt động sản xuất và phân phối trên toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao. Hiện nay các công ty đa quốc gia nắm giữ khoảng 90% lượng FDI trên thế giới. Thứ sáu, FDI đảm bảo cho nhà ĐTNN tham gia kiểm soát, điều hành quá trình đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Việc trực tiếp điều hành và quản lý, trực tiếp ra quyết định đầu tư là điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện chiến lược kinh doanh một cách chủ động và tối ưu. Tuy nhiên, trên thực tế lại thường xảy ra sự không ăn khớp giữa mục tiêu thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư với chiến lược kinh doanh của nhà ĐTNN. Nếu sự bất cân xứng ngày càng lớn thì hiệu quả đầu tư đạt được sẽ càng thấp. * Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có những đặc điểm khác so với đầu tư gián tiếp, thể hiện ở những điểm dưới đây: (1) FDI là loại vốn đầu tư chủ yếu có thời hạn dài. Vốn FDI là nguồn vốn chủ yếu trong vốn đầu tư nước ngoài và là nguồn vốn dài hạn nên không dễ rút đi trong thời gian ngắn kể cả trường hợp bên ngoài khủng hoảng thì nó chỉ vào ít hơn chứ không bị rút ra. Bởi vậy nước sở tại nhận được nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước trong một thời gian dài mà không phải lo trả nợ. Đây là đặc điểm phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp (protffolioinvestment) đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt đông ngắn và có thu nhập thông qua cung cấp tín dụng, việc mua trái phiếu chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu). (2) Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài: Đặc điểm này có liên quan đến khía cạnh về xuất cảnh, luật pháp, phong tục tập quán… đây là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các nhà đầu tư. 10 [...]... thu t, công nghiệp được chia thành công nghiệp hiện đại và tiểu, thủ công nghiệp - Căn cứ vào quan hệ sở hữu người ta chia thành công nghiệp quốc doanh (nhà nước) , công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Căn cứ vào tính chất của vùng lãnh thổ, tầm quan trọng và đối tư ng phục vụ, người ta chia công nghiệp thành; công nghiệp thành thị và công nghiệp nông thôn; ngành công nghiệp. .. nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán đầy đủ cho nhà đầu tư theo thoả thu n trong hợp đồng BT [31, tr.11] 1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển công nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm công nghiệp và đặc trưng của nó * Khái niệm công nghiệp: Theo Giáo trình Kinh tế học phát. .. đầu tư nước ngoài tại Bình Dương cao hơn với các doanh nghiệp khác trong tỉnh Từ những nghiên cứu trong quá trình thu hút vốn FDI vào Bình Dương có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch địa bàn đầu tư quy hoạch bổ sung quỹ đất để hình thành các khu công nghiệp, bảo đảm cho đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thu t phục vụ phát. .. sở cho việc đưa ra quyết định nên đầu tư vào quốc gia nào Cùng với thể chế kinh doanh thì thể chế đầu tư và các chính sách đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút FDI - Thể chế đầu tư - Luật Đầu tư nước ngoài thông thoáng, cởi mở sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Các chính sách đầu tư minh bạch, công khai… sẽ có sức hút mạnh FDI - Chính sách về cơ cấu đầu tư, chính sách này liên quan đến... bản đối với các nhà đầu tư Thứ năm, chiến lược phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp được khuyến khích đầu tư phát triển Nhìn chung đó là các ngành công nghiệp hiện đại, dựa trên công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, có lợi thế và sức cạnh tranh cao Đó chính là các ngành công nghiệp chủ lực mũi nhọn các ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, công nghiệp môi trường... lực, công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp phụ trợ; công nghiệp dân dụng và công nghiệp quốc phòng, công nghiệp môi trường Ngoài ra, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, phát triển kinh tế tri thức, người ta đã nói đến ngành công nghiệp sáng tạo (quảng cáo, ngành công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp sáng tạo khác: Kiến trúc, thiết kế, nghệ thu t, phim ảnh, âm nhạc, phát. .. vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thu c sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà ĐTNN thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại, hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước. .. đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển công nghiệp * Trong những thập kỷ gần đây, với xu hướng ngày càng tự do hơn trong việc di chuyển các luồng vốn quốc tế, vốn FDI ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư tại mỗi quốc gia Năm 1988, FDI chiếm tới trên 50% các luồng vốn tư nhân vào các nước đang phát triển, sở dĩ như vậy là do có sự thay đổi chiến lược phát triển tại các nước đang phát. .. các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư tự do, những ngành lĩnh vực, địa bàn đòi hỏi một số điều kiện nhất định và những ngành lĩnh vực địa bàn được khuyến khích đầu tư hoặc cấm đầu tư, các loại hình đầu tư có đa dạng và phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài hay không, việc quy định chính sách cơ cấu đầu tư có liên quan mật thiết với mở cửa thị trường, bảo hộ sản xuất cũng như các biện pháp đầu tư liên... công nghiệp theo hướng tiến bộ và hiệu quả phù hợp với xu hướng khách quan của phát triển công nghiệp Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng dần các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, tăng tỷ trọng lao động xã hội, gắn sự phát triển công nghiệp của đất nước với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế Cùng với việc phát triển có trọng điểm công . công nghiệp. Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển. trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trong thời gian qua. - Đề xuất mục tiêu, phương hướng phát triển công nghiệp và thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Vĩnh. cường thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. Với ý tư ng đó, học viên chọn đề tài " ;Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công