Kinh nghiệm của Thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 36 - 41)

Hải Phịng là một thành phố cảng, trung tâm cơng nghiệp, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước, một cực tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng Duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng xác định thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những động lực quan trọng trong chiến lược phát triển của thành phố với nhiều chính sách, biện pháp khác nhau. Sau 20 năm thu hút FDI (1988-2008) Thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả khả quan, dòng vốn FDI vào Hải Phịng ngày càng tăng và đóng vai trị quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sau 20 năm thu hút FDI, Thành phố Hải Phịng đã có 201 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3.558,6 triệu USD, vốn thực hiện đạt 51,5% trên tổng số vốn đăng ký.

Với việc thu hút vốn FDI và phát huy các nguồn vốn trong nước, kinh tế Thành phố Hải Phịng đã có những thay đổi lớn, cơ cấu kinh tế cũng được chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Trong giai đoạn 1990 - 2007 ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành dịch vụ giảm dần trong cơ cấu GDP, tỷ trọng ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn này ngành cơng nghiệp chính là ngành thu hút được đa số vốn FDI, trong đó cơng nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng mạnh, những ngành cơng nghiệp có sự tham gia của khu vực FDI là những

ngành có giá trị sản xuất cơng nghiệp cao, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng cơng nghiệp Thành phố Hải Phịng.

FDI cịn có tác động tích cực đến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố Hải Phòng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao và tương đối ổn định, tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu chung của cả thành phố ngày càng tăng.

Vốn FDI tăng mạnh góp phần tác động vào sự phát triển vào các thành phần kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tính đến hết năm 2007, tổng số lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI ở Thành phố Hải Phịng khoảng 50 nghìn người. Tất cả các lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp FDI đều được đào tạo hoặc đào tạo bổ sung, do vậy khu vực FDI đã và đang góp phần tạo ra lực lượng lao động lành nghề cho Thành phố Hải Phòng, đặc biệt là lực lượng lao động quản lý đã tiếp thu được phương pháp quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Thông qua làm việc trong các doanh nghiệp FDI, lực lượng lao động của Thành phố Hải Phịng đã có thu nhập ổn định, bình qn khoảng 100 USD/người/tháng. Mức thu nhập của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng đã tác động đến các doanh nghiệp khác trong nước trong việc cải thiện chế độ tiền lương cũng như các điều kiện làm việc cho người lao động.

Nguồn vốn FDI đã có nhiều đóng góp làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Thành phố Hải Phịng, đặc biệt là sản xuất cơng nghiệp.

Từ năm 1995 đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước (giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 gấp hơn 36 lần của năm 1995, gấp hơn 3 lần của năm 2000). Tỷ trọng giá trị sản xuất cơng nghiệp của khu vực FDI chiếm bình qn gần 45%/năm trong 11 năm (từ 1997-2007) [35, tr.102].

Nguồn vốn FDI đã góp phần gia tăng vốn đầu tư phát triển đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố Hải Phòng, đặc biệt trong

3 năm (1995 - 1997) chiếm bình quân 48%/năm trong tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, từ năm 1998 nguồn vốn này có dấu hiệu đi xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tỷ lệ vốn FDI chỉ chiếm 9,1- 15,4%, trong 2 năm (2006 - 2007) đã được nâng lên 17,07%. Cũng như ở Việt Nam nói chung, nguồn vốn FDI ở Hải Phịng không chỉ tạo ra nguồn đầu tư trực tiếp mà cịn góp phần thúc đẩy đầu tư nội địa, khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong nước như đất đai, nhà xưởng, máy móc [35, tr.102].

Trong q trình thu hút FDI, Hải Phịng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:

- Công tác tổ chức, bộ máy và thủ tục hành chính ngay từ đầu đã được coi là một trong những giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh về mơi trường đầu tư của tỉnh. Do đó, tỉnh đã chỉ đạo sắp xếp, thu gọn đầu mối các Sở, các phòng ở các huyện, thị xã, thành phố theo qui định của Nhà nước và ban hành các quyết định xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của các sở, ban, ngành tạo cơ sở pháp lý cho công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mơi trường của thành phố nói riêng.

- UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành tiến hành rà sốt tồn bộ các qui định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp. Trên cở sở đó, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, thậm chí bãi bỏ một số quy định để giảm thiểu các bất cập trở ngại, tạo môi trường mới thuận lợi và thơng thống cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.

- Nhận thức được ý nghĩa và vai trò "định hướng và dẫn đường" của công tác quy hoạch đối với việc thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, thành phố đã rất chú trọng chỉ đạo việc lập và phê duyệt các quy hoạch mới đồng thời đẩy mạnh việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch cũ cho phù hợp với thực tế, trên cơ sở đó đã tích cực tổ chức cơng bố và thực hiện các

quy hoạch. Với vai trị là cơng cụ "định hướng" không thể thiếu được cho đầu tư phát triển, sau khi được ban hành, công bố và thực hiện, các quy hoạch trên đã, đang và sẽ phát huy tác dụng rất tích cực góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương.

- Nâng cao chất lượng của công tác xúc tiến đầu tư, hoạt động này phải thực hiện thường xuyên, có kế hoạch, bài bản, đặc biệt là chú trọng vào các đối tác có tiềm năng lớn về tài chính, cơng nghệ.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để cung cấp cho các nhà đầu tư.

- Chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống cấp điện và cấp nước, thông tin liên lạc) và hạ tầng xã hội (bệnh viện trường học, khu vui chơi giải trí).

- Lựa chọn các dự án đầu tư và nhà đầu tư một cách có chọn lọc, tránh đưa các dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu vào thành phố.

* Qua việc phân tích kinh nghiệm của một số địa phương trong cả

nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Vĩnh Phúc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là: Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

nói chung và quy hoạch phát triển cơng nghiệp nói riêng, đi đơi với tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch.

Hai là: Tích cực cải tiến thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư.

Ba là: Xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng trên

địa bàn tỉnh.

Bốn là: Phải giữ được sự ổn định trong môi trường đầu tư tránh những

cải tạo mơi trường pháp lý, mơi trường kinh tế, tài chính, đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ đầu tư.

Năm là: Cần quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

phù hợp với yêu cầu thu hút FDI.

Sáu là: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo

Chương 2

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w