Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển công nghiệp làm cơ sở cho quy hoạch đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 87 - 91)

- Công nghiệp khai thác 54037 83032 132238 95757 Công nghiệp chế biến280125203971025252720037 5712

3.2.1.Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển công nghiệp làm cơ sở cho quy hoạch đầu tư nước ngoà

1997 2000 2002 2204 2006 2008 2009 2010 Tổng kim ngạch xuất

3.2.1.Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển công nghiệp làm cơ sở cho quy hoạch đầu tư nước ngoà

sở cho quy hoạch đầu tư nước ngoài

Việc quy hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là FDI phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành cơng nghiệp trên địa bàn.

(1) Cơng nghiệp cơ khí chế tạo

- Cơ khí là ngành cơng nghiệp chủ đạo nhằm giải quyết trang bị cho các ngành của nền kinh tế quốc dân như nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… Nhưng đầu tư cho cơng nghiệp cơ khí địi hỏi phải có vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn dài. Vì vậy trong điều kiện phát triển cơng nghiệp cơ khí của tỉnh ưu tiên cho khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) với định hướng đẩy mạnh các ngành bổ trợ sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy.

Hợp tác, liên kết sản xuất, chế tạo (sản phẩm hoàn chỉnh, chi tiết, linh kiện phụ tùng…) các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, máy cơng cụ, thiết bị và khí cụ điện, thiết bị cơ khí, điện kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị đặc thù cho làng nghề thủ công, đồ gia dụng…

Phát triển cơng nghiệp điện tử, tin học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, dựa trên công nghệ cao, là nhân tố quan trọng tạo bước phát triển nhảy vọt về công nghệ, kỹ thuật cho các ngành kinh tế, tạo nhiều việc làm hơn, tạo khả năng hội nhập vào quá trình tồn cầu hóa kinh tế. Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện tử, tin học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử sau: Công ty liên doanh Nagakawa Nhật Bản (lắp ráp sản phẩm điện tử); Công ty sản xuất CD và VCD chất lượng cao, Công ty liên doanh thẻ thơng minh MK, Tập đồn Hồng Hải sản xuất điện thoại di động, Tập đồn Compal sản xuất máy tính…

Ngành cơng nghiệp điện tử, tin học là ngành có xu hướng phát triển mạnh. Để đón đầu và hội nhập xu hướng phát triển chung của công nghiệp điện tử tin học trong nước và khu vực, ngành điện tử, tin học Vĩnh Phúc cần tập trung vào:

- Phát triển sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử như các loại sản phẩm điện tử gia dụng (điện thoại, máy điều hịa khơng khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, lị vi sóng…) các sản phẩm điện tử văn phịng (máy photocopy, máy Fax…) điện tử phục vụ công nghiệp.

- Phát triển sản xuất, lắp ráp các thiết bị tin học như: máy vi tính, máy in, linh kiện máy tính… sản xuất phần mềm, các ứng dụng của công nghệ điện tử trong sản xuất sinh hoạt. Hình thành khu cơng nghệ cao tập trung, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ cao (điện tử, tin học, phần mềm…) của vùng.

(3) Công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD.

Công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD là ngành đóng góp giá trị sản xuất cơng nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, đứng thứ 2 sau ngành cơ khí chế tạo. Đây là ngành truyền thống của cơng nghiệp địa phương do có nguồn nguyên liệu tốt. Trong các năm tới cần tập trung đầu tư và phát triển sản xuất sản

phẩm có thế mạnh hàng đầu là gạch ceramic, gạch ốp lát, sản xuất vật liệu xây dựng có nguồn ngun liệu dồi dào theo cơng nghệ lò tuy nen. Đầu tư, phát triển sản xuất gạch không nung, gạch bê tông nhẹ để bảo vệ tài nguyên đất, môi trường… phát triển sản xuất các sản phẩm mới (cửa nhôm, cửa nhựa, ván ép…).

(4) Công nghiệp dệt may, da giầy.

Dệt may da giầy là ngành sản xuất thu hút nhiều lao động phổ thông tại địa phương, Vĩnh Phúc có một số cơ sở dệt may da giầy trên địa bàn như: Công ty Cổ phần may Hương Canh, Công ty Dệt may Toàn Cầu Xanh (TNHH trong nước), Công ty May Shiwon (FDI), Công ty Dawoo Apparel Việt Nam, Công ty TNHH dệt len Lantian (FDI), Công ty Giầy Vĩnh Yên, Công ty Giầy Phúc Yên…

Trong thời gian tới, Vĩnh Phúc cần đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cơ sở may mặc da giầy hiện có đạt tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp quản lý, sản xuất quốc tế, tăng cường năng lực xuất khẩu, đầu tư chiều sâu các cơ sở ươm tơ hiện có, thay thế các thiết bị ươm tơ cơ khí bằng các thiết bị ươm tơ tự động để đạt tiêu chuẩn tơ cấp A, đầu tư các cơ sở dệt lụa, đũi tơ nhân tạo.

Xây dựng các cơ sở dệt may, da giầy mới ở địa bàn các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Lập Thạch, Yên Lạc để thu hút lao động địa phương, phát huy tiềm năng lao động sẵn có của địa phương.

Ngành công nghiệp phụ trợ da giầy phối hợp với ngành dệt may đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là dép vải xuất khẩu.

(5) Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và hóa dươc. - Để phát huy thế mạnh của địa phương, trong thời gian tới đầu tư xây dựng thêm cơ sở công nghiệp chuyên ngành chế biến đồ uống, nông - lâm sản, thực thẩm, sản xuất hàng tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Quy hoạch các vùng chuyên canh trồng trọt và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, tiến tới đầu tư các cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại chú ý công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ nhu cầu nuôi trồng tại địa phương.

Ngành công nghiệp dược phẩm là một ngành cơng nghệ cao, địi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn cho người sử dụng, vốn đầu tư lớn. Hiện ngành này đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại và các nhà phân phối lớn trên thế giới. Theo các nhà dược học, Vĩnh Phúc có vườn quốc gia Tam Đảo là nơi lưu giữ gen của nhiều loại cây dược liệu và nuôi khai thác nhiều động vật làm thuốc như rắn ở Vĩnh Sơn, do đó Vĩnh Phúc có thể phát triển cơng nghiệp dược phẩm, khai thác những lợi thế tự nhiên kết hợp với các thành tựu y dược của thế giới.

Vì vậy hướng phát triển ngành cơng nghiệp dược ở Vĩnh Phúc là phát triển các loại cây thuốc Nam, thuốc Bắc, phát triển vùng nguyên liệu thảo dược cho sản xuất thuốc chữa bệnh thông thường, kết hợp với công nghệ sơ chế chiết xuất sau thu hoạch.

* Đầu tư nâng cấp xí nghiệp dược và vật tư y tế Vĩnh Phúc để sản xuất các loại thuốc chất lượng cao.

* Sẵn sàng tiếp nhận đầu tư xây dựng các nhà máy dược phẩm ở Vĩnh Phúc sản xuất các loại thuốc chữa bệnh thông thường và biệt dược.

* Xây dựng xí nghiệp phân bón vi sinh có cơng suất 30.000 tấn/năm ở Tam Dương sử dụng than bùn địa phương.

* Thu hút các dự án đầu tư sản xuất hóa chất tiêu dùng như nhà máy sản xuất xăm lốp ô tơ máy kéo, sản xuất hóa mỹ phẩm, đồ nhựa, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp…

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là hướng đi quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh cơng nghiệp năm 2015. Phương hướng chính phát triển cơng nghiệp nơng thôn trong thời gian tới là tập trung chỉ đạo khuyến khích phát triển cơng nghiệp nông thôn theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP; xây dựng đội ngũ cán bộ từ khuyến công đến cơ sở, hàng năm bố trí tăng ngân sách cho cơng tác khuyến cơng. Phát triển công nghiệp sơ chế và chế biến nông sản, tạo thành các cơ sở vệ tinh cho các nhà máy chế biến, phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ. Sản xuất các đồ dùng, dụng cụ sản xuất, các sản phẩm từ mây tre đan, các sản phẩm từ gỗ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, phát triển các dịch vụ sửa chữa cơ khí, điện, điện tử.

- Hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống đã và đang được khơi phục có khả năng phát triển như đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích chu, Thanh Lãng, gốm Hương Canh, thêu ren Tân Phong, mây tre đan Triệu Đề… Xây dựng quy chế làng nghề, tiêu chuẩn công nhận nghệ nhân, thợ thủ công giỏi. Xác định và công nhận một số làng nghề giỏi để tạo cú huých đẩy nhanh phát triển các làng nghề truyền thống khác và hình thành các làng nghề mới.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 87 - 91)