Tình hình chung

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 52 - 56)

- Công nghiệp khai thác 54037 83032 132238 95757 Công nghiệp chế biến280125203971025252720037 5712

2.2.1.Tình hình chung

Vĩnh Phúc đươc đánh giá là một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh “top ten” của cả nước nhờ tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Với những cố gắng nỗ lực trong thu hút đầu tư nhiều năm qua, Vĩnh Phúc đã tạo nên nhiều bước đột phá quan trọng khi trong một thời gian ngắn thu hút dược nhiều thương hiệu mạnh trên thế giới đến đầu tư và đang hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt trong năm 2008. Năm có thể vơ cùng khó khăn của các doanh nghiệp khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tại Vĩnh Phúc việc thu hút đầu tư vẫn đạt kết quả khả quan.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, ngay từ khi mới tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động cụ thể hố các chủ trương, chính sách của Đảng về thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII (năm 2000) đã xác định: “Khai thác và sử dụng nguồn ngoại lực là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế của địa phương... Cần coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại” [15, tr.60]. Tiếp đó, Đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XIV năm 2005 tiếp tục khẳng định: “Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để đầu tư cho phát triển, trong đó coi các nguồn lực bên trong là quyết định, đồng thời hết sức coi trọng các nguồn lực bên ngoài” [16, tr.37].

Từ các chủ trương đó, HĐND và UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều nghị quyết có liên quan đến ĐTNN như Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 8/1/1998 về “quy định về trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý và giải quyết các thủ tục đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh”; Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐND ngày 28/1/2002, Nghị quyết số 19/2004/NQ-HĐND ngày 28/8/2004, Nghị quyết số 10/2005/NQ-HĐND ngày 22/7/2005 về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngồi ra tỉnh cịn ban hành nhiều văn bản có liên quan đến ĐTNN như cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư...

Cùng với việc ban hành chủ trương, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trên đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động quỹ đất, quy hoạch và xây dựng các KCN, CCN nhằm tạo mặt bằng cho việc đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Do đó tính đến hết năm 2008, và cho đến nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có 09 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2284 ha. Trong đó có 5 KCN đã có quyết định thành lập và đang hoạt động là KCN Kim Hoa (50 ha) Khai Quang (262 ha), Bình Xuyên (271 ha), KCN Bá Thiện (327 ha), Bình Xuyên II (485 ha), 4 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư: KCN Chấn Hưng (151,31 ha) KCN Bá Thiện II (308 ha), Sơn Lôi (300 ha)

và Hội Hợp (150 ha) các KCN này đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản và tiếp nhận đầu tư [39, tr.22].

Như vậy, nhờ sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngồi đối với phát triển cơng nghiệp Vĩnh Phúc đã mạnh dạn chọn “khâu đột phá” để thu hút FDI vào phát triển công nghiệp, tức là xây dựng các khu công nghiệp tập trung - nơi được xây dựng giành riêng cho các xí nghiệp cơng nghiệp (chủ yếu là xí nghiệp vừa và nhỏ), nơi tập trung nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp.

Quá trình thu hút FDI và phát triển cơng nghiệp Vĩnh Phúc có thể chia thành các giai đoạn sau:

* Giai đoạn 1997-2001: Giai đoạn tìm hiểu thị trường:

Đây là giai đoạn tỉnh mới tái lập, số dự án cịn chưa nhiều, quy mơ dự án cịn nhỏ, là giai đoạn tìm hiểu thị trường vốn, giới thiệu hình ảnh của tỉnh với các nhà ĐTNN và bước đầu xây dựng quy chế chính sách thu hút, khuyến khích FDI. Việc quy hoạch chi tiết của tỉnh cịn chưa cơ bản dẫn tới khó khăn cho nhà ĐTNN trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, cũng trong giai đoạn này, trên thế giới diễn ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á và sự cạnh tranh giữa các quốc gia về thu hút FDI ngày càng quyết liệt. Do đó luồng vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh và Vĩnh Phúc cũng chịu ảnh hưởng đó. Trong giai đoạn này, tỉnh chỉ thu hút được 10 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 121.095.000USD.

* Giai đoạn 2002-2007: Giai đoạn tăng trưởng của ĐTNN:

Trong giai đoạn này các lợi thế so sánh của tỉnh đã được khai thác một cách khá tốt và với chính sách “trải thảm đỏ” với các nhà ĐTNN, coi các nhà ĐTNN là những công dân của tỉnh, luôn đồng hành sát cánh cùng doanh nghiệp trong việc giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính với cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư thơng thống cởi mở tạo thuận lợi tối đa cho các nhà ĐTNN nên số lượng dự án FDI tăng nhanh chóng. Giai đoạn này tỉnh đã thu hút được 63 dự án FDI vào công nghiệp với tổng vốn đăng ký là 1.265.594 nghìn USD.

* Giai đoạn 2008-2010: Do cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia, nên số lượng dự án FDI vào công nghiệp Vĩnh Phúc giảm xuống, song tỉnh vẫn đạt được kết quả khả quan. Cụ thể tỉnh đã thu hút được thêm 24 dự án với tổng vốn đăng ký 685,55 triệu USD.

Tính đến hết năm 2010 cả dự án tăng vốn và cấp mới vào phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc là 97 dự án với tổng đăng ký là 1.878,9 triệu USD chiếm 84% tổng vốn đầu tư.

Bảng 2.6. Tình hình thu hút FDI vào công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chia theo giai đoạn từ 1997-2010

Số dự án Vốn đăng ký (1000USD) Vốn thực hiện (1000 USD) Tỷ trọng vốn thực hiện/vốn đăng ký % Giai đoạn 1997-2001 10 121,095 92,946 76,75 Giai đoạn 2002-2007 63 1.072,255 350,054 32,65 Giai đoạn 2008-2010 24 685,55 315 46,06 Tổng số 97 1.878,9 758,78 40,38 Nguồn: [7].

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 52 - 56)