Mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp tỉnhVĩnh Phúc đến năm

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 81 - 87)

- Công nghiệp khai thác 54037 83032 132238 95757 Công nghiệp chế biến280125203971025252720037 5712

3.1.2.Mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp tỉnhVĩnh Phúc đến năm

1997 2000 2002 2204 2006 2008 2009 2010 Tổng kim ngạch xuất

3.1.2.Mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp tỉnhVĩnh Phúc đến năm

Phúc đến năm 2020

3.1.2.1. Về mục tiêu + Mục tiêu chung.

- Phát triển công nhiệp với nhịp độ cao, bền vững làm động lực thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố, thực hiện mục tiêu đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

- Duy trì cơ cấu nội bộ ngành cơng nghiệp theo hướng chủ yếu là cơng nghiệp chế biến, trong đó cơng nghiệp cơ khí (chế tạo ơ tơ, xe máy) là ngành chủ đạo. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thơng, điện tử.

- Nâng cao trình độ cơng nghệ, đổi mới và thu hút các công nghệ tiên tiến. Sản xuất các sản phẩm cơng nghiệp có hàm lượng chất xám cao, nâng cao hàm lượng nội địa trong giá thành.

- Thu hút các dự án đầu tư cơng nghiệp có nguồn vốn và giá trị sản xuất lớn, cơng nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Tập trung phát triển công nghiệp ở các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc và Tam Đảo.

+ Mục tiêu cụ thể.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp (giá so sánh) giai đoạn 2011- 2020 là 13,64% (giai đoạn 2006 - 2010 là 21,19%).

- Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp trong tổng GDP (giá so sánh) sẽ là 58,18% cho giai đoạn 2011 - 2020 (giai đoạn 2006 - 2010 là 56,59%).

- Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành công nghiệp (giá so sánh) giai đoạn 2011- 2020 là 14,24% (giai đoạn 2006 - 2010 là 21%).

- Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh tế tỉnh giai đoạn 2011- 2020 là 78,38% (giai đoạn 2006 - 2010 là 80,25%).

- Đến năm 2015 cần có 6500 ha đến 7000 ha đất phát triển công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao [42, tr.2].

Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 và 2020

TT GTSXCN ngành

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện

hành, tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

2015 2020 2015 2020

Toàn ngành 194.284 286.254 100,00 100,00

I CN khai thác 181 216 0,09 0,08

II Công nghiệp chế biến 193.927 285.634 99,82 99,78

1 CN chế biến NLTS 5.632 8.342 2,90 2,91 2 Dệt may, da giầy 2.467 3.006 1,27 1,05 3 Cơ khí, chế tạo 121.319 175.266 62,44 61,23 4 SX VLXD 10.288 15.222 5,30 5,32 5 Hóa chất, dược phẩm 957 1.167 0,49 0,41 6 Điện, điện tử 51.498 79.892 26,51 27,91 7 Ngành khác 1.765 2.738 0,91 0,96 III

SX và phân phối điện,

nước 176 405 0,09 0,14

Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc đến năm 2020 và 2030.

3.1.2.2. Phương hướng phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nhất là FDI vào phát triển công nghiệp

Ngành cơng nghiệp Vĩnh Phúc có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần phải được phát triển nhanh, mạnh theo tinh thần Nghị quyết TW VII về CNH, HĐH hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp lớn. Phát triển ngành công nghiệp phải đảm bảo trở thành nền tảng kinh tế của tỉnh, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh, đảm bảo đóng góp chính cho nguồn thu ngân sách của tỉnh, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng nhanh tỷ trọng lớn trong cơ cấu của tỉnh.

Phát triển ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phải khơi dậy và huy động được mọi nguồn lực nội sinh và tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực ngoại sinh, coi trọng và nâng cao hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh,

liên vùng và liên ngành, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng vào phát triển cơng nghiệp, chuyển đổi dần cơ cấu công nghiệp theo các hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành ngành nghề mới sản phẩm mới. Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững chung của tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào những luận cứ nêu trên, thứ tự ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

1. Cơng nghiệp cơ khí chế tạo

2. Công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD 3. Công nghiệp điện tử, tin học

4. Công nghiệp chế biến và nông lâm sản, thực phẩm đồ uống 5. Công nghiệp dệt may, da giầy

6. Cơng nghiệp hóa chất và dược phẩm

7. Phát triển TTCN và làng nghề truyền thống [39]

Dựa trên cơ sở mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2015 và 2020, có thể nêu phương hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp như sau:

Nhu cầu tối thiểu cho các ngành công nghiệp và xây dựng Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 là: 75.832 tỷ đồng. Trong đó cơng nghiệp là 68.276 tỷ đồng và xây dựng là 7.556 tỷ đồng.

Với tốc độ tăng trưởng của các nguồn vốn trong nước cho phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc như hiện nay, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư trong nước sẽ tăng dần, nhưng nguồn vốn FDI vẫn là quan trọng, chiếm khoảng 65 - 70% tổng vốn đầu tư cho công nghiệp.

- Thu hút FDI phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc để tạo liên kết ngành công

nghiệp trong tỉnh. Từ đó hinh thành các ngành cơng nghiệp then chốt, mũi nhọn, các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cao, giá trị gia tăng lớn như ngành công nghiệp chế tạo, điện, điện tử, ngành sản xuất vật liệu mới...

- Tiếp tục thu hút và mở rộng cho các dự án FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng, các KCN, CCN mà Vĩnh Phúc chưa có điều kiện khai thác. Khuyến khích và dành ưu đãi tối đa cho ĐTNN vào những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTNN. Tập trung thu hút FDI vào các KCN tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.

- Khuyến khích các nhà ĐTNN từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc, thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá các đối tác ĐTNN để tạo thế chủ động trong mọi tình huống. Cùng với việc thu hút các nhà đầu tư truyền thống ở châu Á, ASEAN, cần chuyển sang các đối tác Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ nhằm tranh thủ tiềm lực lớn công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; chú ý các dự án lớn, dự án vừa và nhỏ nhưng có sử dụng cơng nghệ hiện đại.

- Thu hút FDI đi đôi với thu hút công nghệ để chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tiến bộ hơn, cần thực hiện cơ khí hố, điện khí hố đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương tạo ra nguyên liệu tại chỗ cho các mặt hàng xuất khẩu phải sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu.

- Tăng cường hợp tác liên kết đưa ngành công nghiệp và xây dựng tỉnh hội nhập khu vực và quốc tế thông qua thu hút mạnh đầu tư và công nghệ nguồn của các nhà ĐTNN tham gia vào phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Đồnh thời, đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào nâng cấp kết cấu hạ tầng và

phát triển khu vực dịch vụ, đây là lĩnh vực rộng lớn trong những năm trước mắt cần phải.

+ Khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.

+ Khuyến khích tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại hoá, ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngồi.

- Đa dạng hố các hình thức doanh nghiệp FDI, đặc biệt là mở rộng các hình thức cơng ty hợp doanh, cơng ty đa mục tiêu... Tất cả các thành phần kinh tế có đủ diều kiện đều được tham gia vào liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngồi. Khuyến khích và mở rộng hơn nữa cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN với doanh nghiệp trong nước để tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong khuôn khổ pháp luật.

Bên cạnh đó, việc thu hút FDI nói riêng và vốn đầu tư nói chung gắn với giải phóng mặt bằng, giải quyết công ăn việc làm cho những nông dân trong diện bị thu hồi đất. Đây là vấn đề nóng bỏng có xu hướng ngày càng phức tạp. Vì vậy ngồi nỗ lực của chính quyền các cấp mà đặc biệt là chính quyền địa phương, cần hướng các doanh nghiệp FDI trên địa bàn chia sẻ với những nơng dân và chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời tạo mối quan hệ gắn kết giữa các doanh nghiệp FDI với nhân dân địa phương thông qua các chương trình đào tạo chuyển đổi nghề và thu hút việc làm tại chỗ.

Tuy vậy, trong giai đoạn mới đẩy nhanh thu hút FDI vào phát triển cơng nghiệp cần phải có quan điểm mới:

* Khơng cần phải thu hút FDI bằng mọi giá, mà phải có sự lựa chọn đúng đắn, kiên quyết từ chối các dự án FDI công nghiệp công nghệ thấp và ô nhiễm môi trường.

* Thu hút FDI vào phát triển công nghiệp phải coi trọng chất lượng và hiệu quả, coi trọng chất lượng hơn số lượng.

* Bảo đảm hài hòa giữa thu hút và triển khai vốn, coi trọng vốn thực hiện hơn là vốn đăng ký.

* Tiếp tục củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, đồng thời hướng mạnh đến các đối tác có tiềm lực tài chính và công nghệ nguồn... nhất là các đối tác ở các nước châu Âu và Mỹ.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 81 - 87)