Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và phát triển công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 91 - 95)

- Công nghiệp khai thác 54037 83032 132238 95757 Công nghiệp chế biến280125203971025252720037 5712

3.2.2.Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và phát triển công nghiệp phụ trợ

1997 2000 2002 2204 2006 2008 2009 2010 Tổng kim ngạch xuất

3.2.2.Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và phát triển công nghiệp phụ trợ

và phát triển công nghiệp phụ trợ

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương cũng là một vấn đề đáng quan tâm của các chủ đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư tại địa phương. Kết cấu hạ tầng hoàn thiện sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm được chi phí đầu tư vào sản xuất, cũng như dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách trước mắt và lâu dài. Nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, vì vậy cần phải huy động nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế, vốn trong nước và vốn nước ngoài;

đồng thời phải tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, chống thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng.

Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng mục tiêu tăng trưởng từ nay đến 2020, để đến năm 2015 tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, trước mắt, Vĩnh Phúc tiếp tục đầu tư xây dựng một số tuyến đường có ý nghĩa quyết định với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và khai thác có hiệu quả đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường sắt đi qua địa bàn. Xây dựng các nút giao thông từ đường cao tốc đến hệ thống giao thông của tỉnh. Xây dựng nâng cấp các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn. Nâng cấp các đường 304, 305C, 306, 307B, 308, 308, 310 đạt tối thiểu cấp III và cấp IV đồng bằng. Xây dựng nối quốc lộ 2B - 2C (đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh) đường nối quốc lộ 2C đến cầu Bì La. Xây dựng một số đường đơ thị đạt tiêu chuẩn theo quy hoạch. Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường nội thị Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện lỵ từng bước xây dựng đường vành đai 1 và vành đai 2 của thành phố Vĩnh Yên.

Xây dựng và hồn thành các tuyến đường chính qua khu cơng nghiệp: Đường Nguyễn Tất Thành, đường Hợp Thịnh - Đạo Tú, đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh, đường nối khu công nghiệp Bĩnh Xuyên - Yên Lạc - Vĩnh Tường. Nâng cấp các bến xe hiện có và phát triển các bãi xe mới, tranh thủ sự hỗ trợ của các cán bộ, ngành Trung ương xây dựng cầu Vĩnh Thịnh, cải tạo nâng cấp bến phà Vĩnh Thịnh, Đức Bác, Như Thuỵ.

Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước, thoát nước nhất là ở thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, Bình Xuyên, Trung Mỹ để cung cấp nước cho các khu đô thị, khu công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 nâng công suất cấp nước lên 150.000m3/ngày đêm, nghiên cứu và từng bước xây dựng nhà máy cấp nước 500.000 m3/ngày đêm từ nguồn nước sông Lô.

Đầu tư nâng cấp các điện trung gian, xây dựng thêm các trạm mới, cải tạo lưới điện đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế, trước hết là cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu du lịch và đô thị, cải tạo hệ thống điện nông thôn, đặc biệt là các vùng trung du, miền núi, cung cấp điện đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất ổn định và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống điện Vĩnh Yên, Phúc Yên, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 dự án REII với quy mơ 30 xã.

Đa dạng hố hiện đại hố hạ tầng kỹ thuật về thơng tin, viễn thông. Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ thông tin, từng bước sử dụng dụng rộng rãi máy vi tính, tin học trong các hoạt động của cơ quan đơn vị, nâng cấp mở rộng và hiện đại hoá các bưu điện trung tâm, các tổng đài, hệ thống truyền dẫn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Khuyến khích các nhà đầu tư theo hình thức BOT và BT đầu tư làm hạ tầng giao thơng, có chính sách huy động các nguồn vốn cả trong và ngồi tỉnh, vốn từ doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn trong nhân dân đầu tư vào hạ tầng sản xuất kinh doanh, ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư vào những cơng trình trọng điểm bức xúc, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, trước mắt ưu tiên một số tuyến đường trọng điểm.

Ngành công nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng hay nói cách khác ngành công nghiệp phụ trợ được hiểu là những ngành sản xuát nền tảng của các ngành cơng nghiệp chính yếu.

Có thể nói rất nhiều ngành cơng nghiệp muốn phát triển địi hỏi phải có cơng nghiệp phụ trợ như công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, các ngành dệt may da giầy… Bởi lẽ để có một sản phẩm cơng nghiệp hồn chỉnh cần rất nhiều linh kiện và các chi tiết khác nhau (như sản xuất ra một chiếc ơ tơ, hãng Toyota cần có 16000 nhà cung cấp các loại chi tiết linh kiện như vậy, chỉ cần vài hãng lắp ráp cuối cùng nhưng phải cần hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất trước đó) nên

ngay cả những tập đồn kinh tế mạnh có tiềm lực tài chính, khoa học và cơng nghệ cũng khó có thể làm hết tất cả các cơng đoạn một cách hiệu quả. ở nước ta công nghiệp phụ trợ chưa được quan tâm đầu tư phát triển nên hầu hết các linh kiện phụ tùng của các ngành CN cơ khí vẫn phải do các cơng ty mẹ hoặc các liên doanh của các doanh nghiệp lắp ráp nước ngoài. Đối với ngành dệt may, da giày các phụ tùng, phụ kiện chủ yếu vẫn nhập khẩu, còn các doanh nghiệp trong nước làm gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, các ngành cơng nghiệp phụ trợ có vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành cơng nghiệp chính yếu phát triển. Do đó, trong dài hạn để tăng cường tính hấp dẫn trong thu hút FDI cũng như hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững, các địa phương phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp nguyên liệu đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp.

Việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời khơi dậy nhưng tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước và hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI, khi phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ khơi dậy nguồn tài chính trong nước đầu tư vào các ngành này.

Đối với Vĩnh Phúc, một tỉnh có ngành cơng nghiệp gia cơng và ngành công nghiệp lắp ráp được đánh giá là khá phát triển như: Sản xuất ô tô, xe máy, may mặc, giầy da thì việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi có được nguồn cung ứng đầu vào tại chỗ, không phải nhập nguyên vật liệu, và linh kiện, sản phẩm sẽ có giá rẻ hơn do cắt được giảm chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu, từ đó sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao.

Để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển cơng nghiệp với những giải pháp cho những năm tới như sau:

- Thúc đẩy và tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia vào phát triển công nghiệp phụ trợ bằng cách thực hiện các chế độ ưu đãi cho các ngành công nghiệp phụ trợ như hỗ trợ huy động vốn, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin công nghệ xây dựng các khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ.

- Khuyến khích nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào các ngành cơng nghiệp phụ trợ nhất là ở những ngành, những lĩnh vực mà tỉnh chưa có điều kiện và khả năng thực hiện.

- Tăng cường liên kết doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, giữa nhà cung cấp sản phẩm phụ trợ với doanh nghiệp sản xuất để có thể chia sẻ nguồn lực phát triển, hỗ trợ sản xuất, giảm thiểu chi phí so với việc kinh doanh sản xuất độc lập.

Trong mối quan hệ liên kết này, các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI, các nhà sản xuất đóng vai trị hạt nhân, còn các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đóng vai trị như các vệ tinh trong hệ thống.

- Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành phụ trợ bằng cách mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ gắn kết đào tạo với sử dụng lao động khuyến khích các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI tổ chức lực lượng lao động cho mình và cho các doanh nghiệp khác xây dựng chương trình hợp tác với nước ngồi trong việc đào tạo kỹ sư, cơng nhân lành nghề.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp vĩnh phúc (Trang 91 - 95)