1. Tính cấp thiết của đề tài Chính thức thực hiện đổi mới nền kinh tế từ năm 1986, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại đã góp phần tạo ra nhiều bước chuyển biến tích cực đối với kinh tế xã hội của nước ta, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Những thay đổi tích cực đó đối với Việt Nam có sự đóng góp to lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự hình thành luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đánh dấu bước nhẩy quan trọng của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt việc ra đời luật đầu tư năm 2005 là cơ sở quan trọng đưa đến thời cơ lớn cho nước ta cũng như các địa phương thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo đà cho sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian tới. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, bộ mặt kinh tế xã hội Bắc Ninh đang đổi thay từng ngày. Được tái lập từ 01/01/1997, Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13,5% trong đó công nghiệp luôn là ngành dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Kết quả này có được từ cơ chế chính sách đúng đắn của địa phương trong việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tốc độ tăng trưởng cao đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, bên cạnh phát huy năng lực nội sinh thì vấn đề mở rộng hợp tác kêu gọi đầu tư, khai thác các nguồn lực cho sự phát triển đặt ra đối với Bắc Ninh là hết sức quan trọng. Đứng trước thời cơ trước mắt, tuy đã có nhiều thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh, nhưng vẫn còn không ít hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra và tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, mà thông qua đó còn góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời đây cũng là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về FDI và thu hút FDI. - Phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút FDI theo hướng tăng về lượng nhưng vẫn đảm bảo mặt chất của FDI nhằm phục vụ cho sự phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động thu hút FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được trình bầy dựa trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn. Ngoài ra, còn sử dụng kết hợp với các phương pháp: phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, để luận giải các nội dung của luận văn. 5. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý thuyết về FDI và thu hút FDI. - Mô tả bức tranh toàn cảnh về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh. Phân tích và đánh giá những thành công và bất cập còn tồn tại trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp tích cực tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Bắc Ninh. 6. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm ba chương: Chương I : Lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương II : Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Trang 1MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính thức thực hiện đổi mới nền kinh tế từ năm 1986, đa dạng hóa và đaphương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại đã góp phần tạo ra nhiều bước chuyểnbiến tích cực đối với kinh tế xã hội của nước ta, bước đầu xây dựng nền kinh tếcông nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Những thay đổi tích cựcđó đối với Việt Nam có sự đóng góp to lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài Sự hình thành luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đánh dấu bước nhẩy quantrọng của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt việc ra đời luậtđầu tư năm 2005 là cơ sở quan trọng đưa đến thời cơ lớn cho nước ta cũng như cácđịa phương thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo đà cho sự phát triểnkinh tế của đất nước trong thời gian tới
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, bộ mặt kinh tếxã hội Bắc Ninh đang đổi thay từng ngày Được tái lập từ 01/01/1997, Bắc Ninh đãđạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDPbình quân hàng năm đạt 13,5% trong đó công nghiệp luôn là ngành dẫn đầu với tốcđộ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây Kết quả này có được từ cơ chếchính sách đúng đắn của địa phương trong việc huy động các nguồn lực cho pháttriển kinh tế, trong đó đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tốc độ tăngtrưởng cao đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước cải thiện đờisống nhân dân, đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, bêncạnh phát huy năng lực nội sinh thì vấn đề mở rộng hợp tác kêu gọi đầu tư, khai tháccác nguồn lực cho sự phát triển đặt ra đối với Bắc Ninh là hết sức quan trọng Đứngtrước thời cơ trước mắt, tuy đã có nhiều thành công trong thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài trên địa bàn tỉnh, nhưng vẫn còn không ít hạn chế cần khắc phục trongthời gian tới nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra và tương xứng với tiềm năngphát triển của tỉnh
Trang 2Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn Việc
thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh BắcNinh không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp,mà thông qua đó còn góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ, tiếp thu kinhnghiệm quản lý tiên tiến, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ngườilao động, đồng thời đây cũng là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh
2 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về FDI và thu hút FDI - Phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào công
nghiệp tỉnh Bắc Ninh.- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút FDI theo hướng tăng
về lượng nhưng vẫn đảm bảo mặt chất của FDI nhằm phục vụ cho sự pháttriển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàocông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động thu hút FDI trong ngành công nghiệp tỉnhBắc Ninh từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bầy dựa trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩaMác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về mởcửa và hội nhập kinh tế quốc tế
Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứngvà chủ nghĩa duy vật lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn Ngoài ra, còn sử dụng kếthợp với các phương pháp: phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, để luận giảicác nội dung của luận văn
Trang 3- Đề xuất các giải pháp tích cực tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài vào phát triển công nghiệp Bắc Ninh.
6 Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm ba chương:
Chương I : Lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoàiChương II : Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Trang 4CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong số những hình thức di chuyển vốngiữa các quốc gia, trong đó người sở hữu vốn là người trực tiếp quản lý và điều hànhhoạt động sử dụng vốn đầu tư Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong giao lưu và hợptác quốc tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng diễn ra sôi động trongkhu vực và trên thế giới, đóng góp vai trò quan trọng vào tăng trưởng của mỗi quốcgia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển
Đã có nhiều quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong những địnhnghĩa được nhiều người biết đến theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đầu tư trực tiếpnước ngoài được hiểu là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dàitrong một doanh nghiệp đang hoạt động trong một nền kinh tế khác với nền kinh tếcủa nhà đầu tư Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn có được chỗđứng trong quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường Lợi ích lâu dài ở đây ngụ ýsự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động đáng kể của nhà đầu tư đối với việcquản lý doanh nghiệp đó Định nghĩa này đã nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệtđầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp So với đầu tư trực tiếp, đầu tư giántiếp nhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán các tài sản, tài chính ở nước ngoài,nhưng nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý đầu tư ở doanh nghiệp.Trong khi đó với FDI, các nhà đầu tư vẫn giành quyền kiểm soát các quá trình quảnlý, đây là điểm khác biệt cơ bản giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếpcủa nước ngoài
Một định nghĩa khác, theo Ngân hàng thế giới (WB) đầu tư trực tiếp nước ngoàiđược hiểu là việc công dân của một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sởhữu và quản lý ít nhất là 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một nước khác
Trang 5Theo Luật đầu tư Việt Nam năm 2005, đầu tư là việc các nhà đầu tư bỏ vốnbằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản nhằm tiến hànhcác hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư và quy định khác của luật có liênquan Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham giahoạt động quản lý đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhìn nhận theo quan điểm vĩ mô được hiểu làhình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vốn và kỹ thuật vào nướcnhận đầu tư; tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở thuê mướn và khai thác các yếutố cơ bản ở nước sở tại Theo quan điểm vi mô, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sựgóp vốn với tỷ lệ đủ lớn của chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia vào quản lývà điều hành đối tượng bỏ vốn
Từ những cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thểhiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏvốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để hình thành tài sản nhằm tiếnhành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật pháp nước sở tại
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinhtế có nhân tố nước ngoài (chủ đầu tư, vốn đầu tư và địa điểm đầu tư từ các quốc giakhác nhau) Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốctịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tưtrực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếpvượt ra khỏi biên giới một quốc gia
1.1.2 Đặc điểm chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra có tính chất khách quan và chịu sự tácđộng của quy luật cung cầu về vốn giữa các quốc gia, chính sách thu hút đầu tư củacác nước, quá trình tự do hóa đầu tư theo các nguyên tắc quốc tế Đầu tư trực tiếpnước ngoài mang những đặc điểm chính sau
Thứ nhất các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà
họ đã bỏ vốn đầu tư Về quyền quản lý doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốncủa chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án Nếu doanh nghiệp là 100% vốn nước
Trang 6ngoài thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vàhọ là người nắm giữ quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Đây là một đặcđiểm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhà đầu tư vừa là người chủ sởhữu, vừa là người sử dụng vốn đầu tư cho nên tính tự chủ của nhà đầu tư cao và tínhkhả thi của dự án lớn Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là cầu nốicho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế Bên cạnh đó, đâylà hoạt động đầu tư của tư nhân nên không gây gánh nặng nợ nước ngoài đối vớiquốc gia.
Thứ hai trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ vốn pháp định của dự án đạt
mức độ tối thiểu tùy thuộc theo luật đầu tư của từng quốc gia Đối với Việt Nam, luậtđầu tư 2005 có quy định tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đốivới một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định
Thứ ba kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài được phân chia cho các bên theo tỷ lệ tùy thuộc vào tỷ lệgóp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩavụ về thuế đối với nước sở tại
Thứ tư đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc
thành lập doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạtđộng hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau
Thứ năm đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển vốn
mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quảnlý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư Đầu tư trực tiếpnước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công tyđa quốc gia
1.1.3 Phân loại các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hình hành từ mấy thập kỷ qua và ngày cànggiữ vai trò quan trọng trọng trong đời sống kinh tế thế giới FDI đóng góp lớn vàosự tăng trưởng kinh tế của các nước nhận đầu tư, đi kèm với nó là sự chuyển giaocông nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến và kỹ năng quản lý hiện đại
Trang 7Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã xây dựng nhiều cơ chếchính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã cấp giấy phép cho nhiều loạihình đầu tư Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta bao gồm nhữnghình thức sau:
1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai bên để cùngnhau tiến hành một hay nhiều hoạt động tại nước nhận đầu tư trên cơ sở quy địnhtrách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, mà không thành lập mộtxí nghiệp mới hay bất cứ một pháp nhân mới nào
Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh:- Các bên tham gia cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định
trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng.- Không thành lập pháp nhân mới tại nước nhận đầu tư.- Vấn đề vốn kinh doanh có thể đề cập hoặc không cần đề cập tới trong
hợp đồng
1.1.3.2 Công ty liên doanh
Công ty liên doanh là hình thức công ty được thành lập với sự tham gia của mộtbên là một hay nhiều pháp nhân của nước sở tại và bên kia là một hay nhiều thành viênnước ngoài Vốn hoạt động của công ty là do các bên đóng góp
Đặc điểm của công ty liên doanh:- Là một dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.- Là một công ty mới có tư cách pháp nhân tại nước sở tại.- Đơn vị tự chủ về tài chính vì vốn pháp định do mỗi bên trong liên doanh
góp tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội của nước chủ nhà mà Chính Phủ cóhay không quy định mức đóng góp tối thiểu của doanh nghiệp
- Số thành viên tham gia hội đồng quản trị của mỗi bên tương ứng với tỷ lệgóp vốn của mỗi bên
- Chủ tịch hội đồng quản trị có thể được bầu theo hình thức luân phiên nhau.- Lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỷ lệ góp vốn
Trang 8Hình thức đầu tư này được các chủ đầu tư nước ngoài lựa chọn khá nhiều khimới thâm nhập thị trường để có thể chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh nhất, vớichi phí xây dựng xí nghiệp thấp nhất và đơn giản nhất Sau khi qua một thời gianhoạt động chủ đầu tư có thể chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác.
1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Đây là loại hình đầu tư ít được sử dụng hơn so với hình thức công ty liêndoanh trong hoạt động đầu tư quốc tế, ban đầu hình thức doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài được sử dụng chỉ nhằm mục đích thăm dò khả năng của thị trường nướcsở tại, tìm kiếm cơ hội đầu tư nhưng sau đó nó đã dần trở thành một hình thức đầutư trực tiếp nước ngoài quan trọng trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài của cáccông ty
Đặc điểm chủ yếu của hình thức đầu tư này là:- Chủ đầu tư bỏ ra 100% vốn đủ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh
tại nước nhận đầu tư bao gồm cả phần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất banđầu trong suốt thời gian đầu tư
- Chủ đầu tư thuê đất của nước sở tại.- Chủ đầu tư thuê và trả lương cho công nhân, các chuyên gia là công dân
nước ngoài và nước sở tại.Đối với địa phương tiếp nhận đầu tư, hình thức đầu tư này có ưu điểm: nhànước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế, mặc dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyếtđược công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và côngnghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận được thịtrường nước ngoài
Nhược điểm chính của hình thức đầu tư này là khó tiếp thu kinh nghiệmquản lý và công nghệ nước ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹthuật ở các doanh nghiệp trong nước
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư 100% vốn có ưu điểm chủđộng trong quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện được chiến lược toàn cầu củatập đoàn; triến khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào
Trang 9tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn.
Nhược điểm của hình thức đầu tư này là: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi rotrong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; Khôngxâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận, thị trường trong nước lớn;khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước
1.1.3.4 Hình thức đầu tư Hợp đồng – xây dựng – Chuyển giao (BOT)
Với hình thức đầu tư BOT, ban đầu đây được coi là hình thức đầu tư bằngnguồn vốn tư nhân nước ngoài theo một hợp đồng sang nhượng với sự tham giađóng góp của Nhà nước nước sở tại Sau này khi nhận thấy tác dụng lớn của loạihình đầu tư này, nhiều chính phủ đã kêu gọi các ngành trong nước tăng cường đầutư theo hình thức BOT, nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực trong nước để xâydựng cơ sở hạ tầng kinh tế
Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơquan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạtầng bao gồm cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình và kinh doanh trongmột thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giaokhông bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà
Quyền sở hữu, quản lý và làm chủ độc quyền của chủ đầu tư đối với tài sảncủa các công trình BOT là có thời hạn Chủ đầu tư sẽ chuyển giao tài sản cho nướcsở tại khi chấm dứt hợp đồng Hình thức đầu tư này có những đặc điểm sau:
Đối với nhà đầu tư:
Nắm quyền sở hữ, quản lý và làm chủ độc quyền tài sản của công trình kinhdoanh và chịu rủi ro về thiết kế, xây dựng dự án khi điều hành hoạt động doanhnghiệp
Chịu mọi rủi ro phát sinh do thời gian có thể bị chậm trễ và chi phí ngoài dựtoán, nhưng đổi lại là việc đẩy mạnh hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn củahọ Để tạo cơ hội cho quá trình đầu tư, nhà đầu tư thường có cam kết đảm bảo duytrì chất lượng công trình, đảm bảo còn giá trị tốt như ban đầu đối với tài sản sẽchuyển giao cho nhà nước khi hết hạn hợp đồng
Trang 10Đối với nước nhận đầu tư
Nhà nước hay Chính phủ nước sở tại chịu mọi rủi ro khác ngoài khả năngkiểm soát của nhà đầu tư và cam kết:
- Bảo đảm đề phòng rủi ro về mặt chính trị.- Không trưng dụng tài sản của nhà đầu tư trong thời gian hợp đồng vẫn còn
hiệu lực.- Đảm bảo không có những thay đổi bất lợi về mặt pháp lý hay những quy
định có liên quan.- Đảm bảo khả năng chuyển đổi ngoại tệ cho nhà đầu tư.Đổi lại chính quyền nước sở tại có quyền:
- Góp vốn bằng nguồn tài nguyên (đất đai ).- Khi hết hợp đồng có quyền lấy lại quyền sở hữu và hoạt động kinh doanh
của công trình BOT.Bên cạnh đó, còn một số hình thức khác của BOT
Hợp đồng xây dựng chuyển giao(BT): là loại hình đầu tư nhà đầu tư tài trợ về
tài chính và xây dựng công trình Sau khi hoàn thành Chính phủ nước sở tại trả chonhà thầu những chi phí liên quan đến công trình và một tỷ lệ thu nhận hợp lý
Hợp đồng xây dựng- chuyển giao – kinh doanh(BTO): Nhà thầu xây dựng
công trình, chuyển giao cho nước chủ nhà và thay mặt nước chủ nhà quản lý khaithác công trình (nếu có yêu cầu)
Hợp đồng cho thuê- nâng cấp- kinh doanh công trình(LOD): là hình thức
đầu tư Nhà nước của nước sở tại cho thuê công trình Nhà đầu tư tự nâng cấp vàkhai thác, kinh doanh công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giaocho nước sở tại
Hợp đồng xây dựng- cho thuê- chuyển giao (BLT): là hình thức đầu tư chủ
đầu tư xây dựng và cho thuê công trình trong một thời hạn nhất định sau đó chuyểngiao cho nước chủ nhà
Hình thức đầu tư xây dựng- sở hữu- kinh doanh (BOO): Chủ đầu tư xây
dựng công trình, làm chủ trực tiếp công trình đó và được quyền khai thác công trình
Trang 11trong suốt thời gian đầu tư.
1.1.3.5 Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC)
Đây là loại hợp đồng trong đó quy định nhà đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốnđể tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên trên nước sở tại Nếu tìm và khai thácđược tài nguyên trên nước sở tại, thỏa thuận phân chia tài sản theo nguyên tắc:
- Nước chủ nhà sẽ nhận được 50%-70% tiền bán sản phẩm đối với mỏ cótrữ lượng lớn
- Nước chủ nhà được hưởng từ 30%-40% tiền bán sản phẩm đối với mỏ cósản lượng nhỏ
- Nếu không tìm thấy sản phẩm hoặc có tìm thấy nhưng không đủ sảnlượng công nghiệp để khai thác, nhà thầu phải chịu 100% rủi ro
Ưu điểm của hình thức PSC
Đối với nhà đầu tư nước ngoài: có khoản thu nhập từ phía đối tác mang lạinếu khai thác tài nguyên của đối tác một cách có hiệu quả Mở rộng tầm ảnh hưởng,nâng cao uy tín trên thương trường quốc tế thông qua kết quả của hợp đồng phânchia sản phẩm
Đối với nước nhận đầu tư: thường là những nước chậm phát triển hoặckhông đủ khả năng khai thác tài nguyên nên không đủ kinh nghiệm cũng như hội tụđủ các điều kiện cần thiết để khai thác nguồn tài nguyên Qua loại hợp đồng này,nước sở tại có thể khai thác được nguồn tài nguyên đó và tận dụng nguồn tài nguyênmột cách có hiệu quả
Nhược điểm
Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Khả năng rủi ro cao, vì vậy khi ký kết hợpđồng này nhà đầu tư thường xem xét kỹ vùng khai thác tài nguyên bằng những kinhnghiệm và phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhất
Đối với nước sở tại: Nếu chưa đủ kinh nghiệm và trình độ trong quản lý cũngnhư tổ chức khai thác có thể đẫn đến tình trạng tài nguyên quốc gia bị phía nướcngoài chiếm đoạt với khối lượng lớn
Trang 121.1.3.6 Thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việcthuê máy móc thiết bị và các động sản khác Bên cho thuê cam kết mua máy mócthiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sảncho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và không được hủy bỏ hợp đồng trước thờihạn Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặctiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng thuê
Có hai hình thức thuê tài chính là thuê vận hành và thuê mua
Thuê vận hành hay thuê thiết bị: là loại hình đầu tư mà nhà đầu tư không cần
phải bỏ vốn đầu tư ban đầu cho việc mua sắm thiết bị, mà đi thuê thiết bị Đây làcách thức đầu tư đang diễn ra phổ biến ở những nước chậm và đang phát triển
Đây là loại hình đầu tư trong đó nhà đầu tư cho doanh nghiệp nước sở tạithuê thiết bị hiện đại Tiền thuê được tính theo sản lượng sản phẩm được sản xuất ratừ những thiết bị đó Phía nước ngoài sẽ hỗ trợ kỹ thuật và một số công đoạn sảnxuất, cùng lo tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nước ngoài Phía nước sở tại lo quảnlý và tổ chức sản xuất
Ưu điểm của hình thức này là nhà đầu tư nước ngoài yên tâm về nguồn hàng,chất lượng và tiến độ giao hàng Thiết bị được bảo quản, bảo trì theo chế độ nhấtđịnh và được tính khấu hao trong quá trình vận hành, đồng thời nhà đầu tư cũng cóđược nguồn thu nhập trong khi không cần tổ chức sản xuất Về phía nước sở tại sẽgiải quyết được vấn đề trước mắt là thiếu vốn và thiếu công nghệ Với hình thứcđầu tư này, điều kiện để thực hiện là bên thuê và bên cho thuê thiết bị phải trongcùng một ngành sản xuất
Nhược điểm của hình thức này là bên cho thuê có thể chuyển giao thiết bị,công nghệ lạc hậu cho bên thuê thiết bị
Thuê tài chính (hay thuê mua): Việc thuê tài chính thường xẩy ra đối với các
doanh nghiệp trong tình trạng có nhu cầu về đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuấtnhưng không đủ nguồn vốn để mua sắm thiết bị, do đó doanh nghiệp khắc phục tình
Trang 13trạng thiếu vốn bằng cách sử dụng nguồn vốn tín dụng thuê mua, tức là doanh nghiệpcó thể thuê thiết bị ở các công ty cho thuê tài chính.
Các công ty thuê mua tài chính ngoài việc cho thuê tài sản cố định còn tư vấncho các doanh nghiệp cách thức sử dụng tài sản cố định đi thuê như thế nào cho cóhiệu quả
Thuê tài chính có hai nghiệp vụ cụ thể:Cho thuê hoạt động: Bên thuê có thể thuê tài sản trong một thời gian ngắn,ngừng thuê khi không còn nhu cầu và bên cho thuê tiếp tục cho người khác thuê
Cho thuê trả góp: Bên thuê sử dụng tài sản, trả tiền thuê và đồng thời trả góptiền mua thiết bị cho đến khi giá trị tài sản được thu hồi hết và bên cho thuê thuđược mức lời thỏa đáng
1.1.3.7 Hợp tác liên doanh
Đây là hình thức doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nước sở tại hợptác theo phương thức thời gian đầu khai thác sản phẩm và dịch vụ dựa trên nhã hiệu,thương hiệu của bên nào đã có tiếng tăm trước Sau một khoảng thời gian nhất định,việc khai thách kinh doanh sản phẩm dịch vụ sẽ được tiếp tục với nhãn hiệu, mã kýhiệu thương hiệu của đối tác kia
1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với quá trình phát triểncông nghiệp địa phương
Mặc dù ở nhiều nước đang phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài được tiếpcận một cách thận trọng vì lo ngại phải trả giá cho việc tiếp nhận nó, tuy nhiên trongsuốt quá trình hình thành và phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vaitrò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của rất nhiều quốc gia cũng như các địaphương trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Đầu tư trực tiếp nước ngoàivừa có những tác động tích cực vừa có những tác động tiêu cực đến địa phương tiếpnhận đầu tư Vấn đề đặt ra là cần phát huy những tác động tích cực và giảm thiểunhững tác động tiêu cực để tối đa hóa lợi ích khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nướcngoài
Trang 14Trong điều kiện hiện nay ở các nước đang phát triển, điểm mấu chốt của cácđịa phương ở những quốc gia này là vấn đề huy động vốn, đặc biệt là trong ngànhcông nghiệp Công nghiệp là ngành đòi hỏi trong quá trình đầu tư cần có lượng vốnlớn, trình độ khoa học kỹ thuật cao Để giải quyết bài toán khó khăn này, việc huyđộng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay ởcác địa phương của các quốc gia đang phát triển qua đó tập trung cao độ để thay đổicơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Với vai trò là nguồn vốnkhởi đầu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là cơ sở để hoạch định phương hướng, chiếnlược phát triển kinh tế ổn định và bền vững, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trang 15Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động trong ngành côngnghiệp
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề được toàn xã hộiquan tâm và được coi đây là một trong số những nhân tố góp phần làm cho xã hộiphát triển công bằng và bền vững Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ hìnhthành lên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển của cáckhu công nghiệp tập trung, khu chế suất, khu công nghệ cao đây là những nhân tốthu hút nhiều lao động nhất là nguồn lao động tại chỗ góp phần tạo ra nhiều công ănviệc làm và tăng thu nhập cho người lao động
Song song với việc giải quyết việc làm, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gópphần nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo ra cho nền kinh tế ngày càng nhiềuđội ngũ lao động có tay nghề, trình độ khoa học công nghệ cao, đội ngũ quản lý cónăng lực góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho công tácđào tạo nguồn nhân lực Người lao động có nhiều cơ hội được học tập và tiếp thu trithức khoa học hiện đại, nâng cao kỹ năng tổ chức và quản lý doanh nghiệp Cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể tác động tích cực đến việc cảithiện nguồn nhân lực ở các công ty khác mà họ có quan hệ, đặc biệt là các công tybạn hàng Những cải thiện về nguồn nhân lực ở địa phương tiếp nhận đầu tư còn cóthể đạt hiệu quả lớn hơn khi những người làm việc trong các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp trong nước hoặc tựmình thành lập doanh nghiệp mới
Đóng góp cho ngân sách địa phương từ hoạt động sản xuất kinh doanh củacác cơ sở công nghiệp có nguồn vốn FDI
Bên cạnh đó, hoạt động của các đơn vị có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàicũng đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách của địa phương từ những khoản thuếtheo quy định của pháp luật Từ khi ra đời khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài, nguồn vốn này đã được đầu tư ngày một nhiều hơn và trở thànhnguồn vốn quan trọng cho phát triển công nghiệp các địa phương Với lợi thế của
Trang 16mình, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệpngày càng đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, tạo ranguồn thu lớn cho ngân sách và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sản phẩmcông nghiệp của địa phương
Tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp củađịa phương
Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu,những lợi thế so sánh của yếu tố sản xuất ở địa phương nhận đầu tư được khai tháccó hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc tế Ở các nước đang phát triển tuycó khả năng sản xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khókhăn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế Bởi thế, khuyến khích đầu tư nướcngoài hướng vào sản xuất những sản phẩm công nghiệp xuất khẩu luôn là ưu đãiđặc biệt trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Thông qua đầu tư trựctiếp nước ngoài những địa phương tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trườngthế giới Vốn đầu tư được đưa vào các dự án cùng với công nghệ cao, phương thứcquản lý hiện đại, thương hiệu nổi tiếng và mạng lưới quan hệ rộng góp phần tăngnăng lực sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu
Mở rộng quan hệ quốc tế trong sản xuất kinh doanh công nghiệp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực mở rộng quan hệ hợp tác giữa cácquốc quốc gia về thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực hợp tác khác Các hoạt độngđầu tư này thường có sự hiện diện của các công ty xuyên quốc gia nên với hệ thốngmạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn cầu, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để cácsản phẩm công nghiệp của địa phương có thể tiếp cận với thị trường thế giới
1.1.4.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đem đếnkhông ít những tác động tiêu cực đối với địa phương tiếp nhận đầu tư Những tác độngtiêu cực chủ yếu do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại là:
Khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên
Mục đích chính của các chủ đầu tư nước ngoài suy cho cùng đó là làm thế nào
Trang 17để thu được nhiều lợi nhuận nhất Chính xuất phát từ tư tưởng đó, nhiều nhà đầu tưđã chạy theo lợi nhuận, họ thường triệt để khai thác và tìm mọi biện pháp để sử dụngnguồn tài nguyên thiên nhiên tại nơi nhận đầu tư Trong quá trình tiếp nhận đầu tư,nếu không có giải pháp cho vấn đề này thì sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tàinguyên thiên nhiên và kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực khác.
Mất cân đối trong cơ cấu kinh tế
Khi tìm hiểu về môi trường đầu tư của địa phương nhận đầu tư, các nhà đầutư thường chú trọng quan tâm đến những ngành sẽ thu được lợi nhuận cao Do đó,khi tiếp nhận đầu tư nếu không có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư đúnghướng có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế Do sự chạy theo lợinhuận của nhà đầu tư có thể gây nên mất cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa cácthành phần kinh tế và gây nên sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực
Chuyển giao công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường
Thông thường các công nghệ mà nhà đầu tư mang tới không phải là côngnghệ nguồn Trong nhiều trường hợp những công nghệ đó là công nghệ lạc hậu vàđã qua sử dụng Điều này sẽ đẩy nước tiếp nhận đầu tư trở thành bãi rác công nghệ,kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trường gây tổn thất lớn cho kinh tế và sức khỏe củangười dân
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ một vai trò quan trọng trong quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương theo hướng công nghiệp hóa hiện đạihóa Hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta tập trung chủ yếu là đầu tưtrong ngành công nghiệp, chiếm tỷ trọng cao cả về số dự án đầu tư và tổng vốn đầutư Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo nên sự tăngtrưởng lớn trong ngành công nghiệp của nhiều địa phương trên cả nước Tuy nhiênbên cạnh những tác động tích cực đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đang mangđến không ít mối lo ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội Vấn đề đặt ra trong thờigian tới là làm thế nào để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đúng hướng, hiệu quảđể tạo nên sự phát triển bền vững cho nền kinh tế
Trang 181.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút đầu tư nói chung được hiểu là quá trình xây dựng và hoàn thiện môitrường đầu tư nhằm mời gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trongvà ngoài nước trong quá trình thực hiện đầu tư để đạt những mục tiêu kinh tế xã hộinhất định
Môi trường đầu tư được đề cập đến ở đây là tổng thể các nhân tố có tác độngqua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động đầu tư, điều chỉnh nhà đầutư trong việc lựa chọn mục đích, hình thức, lĩnh vực, quy mô, và phạm vi hoạt độngcủa dự án đầu tư, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc kìm hãm quá trình thựchiện đầu tư
Như vậy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương là quá trình xâydựng và hoàn thiện môi trường đầu tư với mục đích kêu gọi nguồn vốn đầu tư trựctiếp từ các cá nhân và tổ chức nước ngoài nhằm đẩy nhanh tiến trình phát triển kinhtế xã hội của địa phương
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI ngày càng giữ vai trò quan trọng, là nguồn vốn đầu tư có đóng góp lớncho sự phát triển kinh tế của đất nước Với vai trò quan trọng đó, việc đánh giá kếtquả thu hút FDI là rất cần thiết để có thể nắm bắt một cách toàn diện tình hình thuhút đầu tư, là cơ sở đưa ra những biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn này mộtcách hiệu quả hơn Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút FDI bao gồm năm chỉtiêu chính sau:
Thứ nhất: số lượng các dự án FDI, đây là biểu hiện đầu tiên về kết quả thu hút
FDI Thông thường số dự án đầu tư lớn là minh chứng cho hoạt động thu hút FDItốt Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần gắn chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khácnhư quy mô vốn đầu tư, tốc độ thu hút vốn hay cơ cấu của vốn đầu tư
Thứ hai: quy mô vốn FDI, chỉ tiêu này phản ánh tổng vốn FDI đã thu hút được
trong một khoảng thời gian nhất định Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hoạt động thuhút đầu tư càng đạt kết quả cao
Trang 19Thứ ba: số vốn bình quân của một dự án FDI, chỉ tiêu này cho biết quy mô
bình quân của mỗi dự án Chỉ tiêu này thấp cho thấy các dự án chủ yếu là nhỏ lẻ, dovậy thường gắn với điều đó là công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế xã hội không cao
Thứ tư: tốc độ thu hút FDI là chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn FDI tăng hay giảm
và tăng, giảm nhanh hay chậm, đây là cơ sở so sánh kết quả thu hút FDI giữa cácthời kỳ
Thứ năm: cơ cấu FDI, được phân thành nhiều loại như cơ cấu FDI theo lĩnh
vực, theo vùng, theo đối tác đầu tư, theo hình thức đầu tư Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư biểu hiện sự phân bố FDI trong cácngành, theo lĩnh vực có tuân theo quy hoạch phát triển ngành của địa phương tiếp nhậnđầu tư hay không và tác động như thế nào đến cơ cấu kinh tế của địa phương đó
Cơ cấu FDI theo vùng cho biết sự phân bố FDI theo không gian, qua đó cho thấytác động của FDI đối với sự phát triển của các đơn vị hành chính cơ sở
Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư cho biết tên tuổi cũng như quốc tịch của chủđầu tư Đây là thông tin phản ánh mối quan tâm cũng như đóng góp của các nhómnhà đầu tư từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đối với ngành, lĩnh vực đầu tư của địaphương
Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư cho biết xu hướng vận động, phát triển củacác hình thức đầu tư là cơ sở cho địa phương định hướng và khuyến khích phát triểncác hình thức đầu tư phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương
1.2.3 Các nhân tố tác động tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh huy động vốn quan trọng chođầu tư phát triển kinh tế, đây là một kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng đối vớicác quốc gia đang phát triển khi nền kinh tế còn yếu kém và tiết kiệm ở mức thấpkhông đáp ứng được nhu cầu đầu tư Với vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếpnước ngoài, cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đang diễn ra mạnh mẽkhông chỉ giữa các quốc gia trên thế giới mà còn cạnh tranh ngay cả giữa các địaphương trong cùng một quốc gia Những nhân tố đi đến thành công trong thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài xuất phát từ hai nhóm nhân tố chính là nhóm những
Trang 20nhân tố từ môi trường bên trong và nhóm những nhân tố xuất phát từ môi trườngbên ngoài địa phương.
1.2.3.1 Những nhân tố từ môi trường bên ngoài địa phương
Môi trường đầu tư nước ngoài ở một địa phương được hiểu là tổng thể nhữngtác động bên trong và bên ngoài địa phương nhận đầu tư làm ảnh hưởng tới hoạtđộng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tưnước ngoài xuất phát từ môi trường bên ngoài địa phương bao gồm những nhân tốchính sau:
Thứ nhất là sự ổn định về môi trường chính trị và kinh tế trong nước Khi hệ
thống chính trị và môi trường kinh tế có tính ổn định cao sẽ là nền tảng tạo nênniềm tin đối với các nhà đầu tư, giúp cho nhà đầu tư có thể yên tâm trong suốt quátrình đầu tư
Thứ hai là cơ chế chính sách vĩ mô trong hoạt động đầu tư nước ngoài là
những quy định của nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài Những quy địnhnày ở nước ta đã không ngừng được hoàn thiện từng bước theo hướng thu hẹp sựphân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tạo ra sự bình đẳng, khôngphân biệt đối xử trong hoạt động đầu tư Những nội dung trong các chính sách củaNhà nước tạo nên môi trường đầu tư hấp đẫn đối với các nhà đầu tư đó là sự ổnđịnh, tính nhất quán, minh bạch và bình đẳng của các chính sách trong công tácquản lý đầu tư và đối với nhà đầu tư nước ngoài
Thứ ba là kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế các vùng miền, các ngành
nghề Đây là những yếu tố quan trọng cho nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm vàngành nghề đầu tư Dựa trên quy hoạch này nhà đầu tư sẽ xây dựng được cho mìnhđịnh hướng, kế hoạch cho hoạt động đầu tư của mình Điều này tạo nên lợi ích chocả nhà đầu tư và địa phương nhận đầu tư đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tếxã hội của nước nhận đầu tư
Thứ tư là sự cạnh tranh từ các địa phương khác Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ngày càng có vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa,chính vì vậy cạnh tranh giữa các địa phương trong thu nguồn vốn đầu tư này là tất
Trang 21yếu Tuy nhiên đã có nhiều sai lầm bộc lộ trong việc lựa chọn cách thức cạnh tranhhiện nay của nhiều địa phương, điều này đang có ảnh hưởng tiêu cực đến sự pháttriển chung của toàn nền kinh tế Cạnh tranh là cần thiết, tuy nhiên điều quan trọnglà lựa chọn cách thức cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau tiến bộ mà không làm ảnhhưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ năm là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa Hiện nay xu thế toàn cầu
hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nó tạo điều kiện cho thươngmại và đầu tư quốc tế rất phát triển Khi một quốc gia có mức độ hội nhập kinh tếthế giới và khu vực càng sâu, rộng càng có tác dụng thu hút nhiều vốn đầu tư vàotrong nước Có ba tiêu chí chủ yếu được các nhà đầu tư quan tâm để đánh giá khảnăng thu hút đầu tư của nước sở tại được nhắc đến là giá nhân công của nước sở tạiso với những quốc gia có điều kiện kinh tế xã hội tương tự, tình hình xuất khẩu sangnước thứ ba của quốc gia đó và cơ hội tăng trưởng của thị trường
Thứ sáu là cách mạng khoa học công nghệ Cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại đang tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanhlực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới,quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội; các quốc gia lớn, họ tham gia ngày càngnhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thươngmại và nhiều lĩnh vực khác Tình hình đó đã tạo nên thời cơ thuận lợi để các nướccó điều kiện phát triển; sự hợp tác giữa các nước ngày càng tăng nhưng cạnh tranhcũng trở nên gay gắt
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanhchóng là cơ sở tạo nên sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia đưaxã hội loài người bước sang một nền văn minh mới Những ngành công nghiệp mớiđều là những ngành đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu lớn, đội ngũ lao động lành nghề,có năng lực chuyên môn, những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, và đem lại nhữngsản phẩm mới chất lượng và giá trị gia tăng cao đáp ứng tốt những nhu cầu ngàycàng khắt khe của người tiêu dùng Chính những nhu cầu này đã thúc đẩy hoạt độngđầu tư quốc tế Khi cuộc cách mạng khoa học càng phát triển thì đầu tư trực tiếp
Trang 22nước ngoài sẽ càng trở nên cần thiết đặc biệt là đối với những quốc gia đang pháttriển, đây là cách lựa chọn hiệu quả để thu hẹp khoảng cách giữa những quốc gianày đối với các nước công nghiệp phát triển.
Thứ bẩy là xu thế vận động của dòng vốn đầu tư quốc tế Đầu tư trực tiếp
nước ngoài bắt đầu hình thành vào khoảng đầu thế kỷ hai mươi, cho đến nay hoạtđộng này đã có nhiều biến đổi sâu sắc, quy mô đầu tư ngày càng tăng, thị trườngngày càng mở rộng và lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng có vai trò quan trọng đốivới nền kinh tế thế giới
Sự vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian đầu tậptrung ở các nước đang phát triển tuy nhiên cho đến cuối thế kỷ hai mươi thì dòngvốn đó có xu hướng chảy tới các quốc gia công nghiệp phát triển Những thay đổixu thế của dòng vốn đầu tư quốc tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó chủyếu là do tác động từ sự suy thoái cùng với khung hoảng kinh tế ở nhiều quốc giatrên thế giới Được đánh giá là chìa khóa cho sự tăng trưởng, các quốc gia đang pháttriển không ngừng nỗ lực kêu gọi đầu tư phát triển và đã đạt được nhiều thành côngđáng kể trong những năm qua
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực kinh tế năng động của Châu Áđược nhiều nhà đầu tư quan tâm đến, nước ta có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài Việc bãi bỏ những cản trở thương mại và đầu tư quốc tế, táiđiều chỉnh cơ cấu và cải cách nền kinh tế cũng như việc tự do hoá trong lưu thôngvốn quốc tế là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài Đã có nhiều khu vực tự do hoá thương mại được hình thành là kết quả tất yếutoàn cầu hoá nền kinh tế thê giới Bên cạnh đó những hiệp ước đầu tư song phươngđã thực sự thúc đẩy và bảo hộ hợp pháp cho những hoạt động của các nhà đầu tưquốc tế và dự án của họ tại các nước tiếp nhận đầu tư Các nguyên tắc đối xử ưu đãivà công bằng đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng được các quốc gia hết sứcxem trọng, nó cũng được coi là động lực thúc đẩy cho hoạt động đầu tư nước ngoàitrở nên mạnh mẽ hơn trên quy mô toàn thế giới
Trang 231.2.3.2 Những nhân tố từ môi trường bên trong địa phương
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ phụ thuộc vào những nhân tốbên ngoài của địa phương, nó còn chịu sự ảnh hưởng to lớn từ những nhân tố bêntrong địa phương Có thể chia những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài thuộc môi trường bên trong địa phương thành những nhómnhân tố chính sau:
a) Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương
Lợi thế của địa phương trong thu hút FDI cho phát triển công nghiệp trước tiêncần xem xét các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản.Các yếu tố này cần được xác định trong phạm vi một tỉnh, có sự so sánh với các tỉnhtrong vùng, với toàn vùng trong mối quan hệ với thị trường trong nước và quốc tế
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của một địa phương là những nét đặc trưngcơ bản để phân biệt giữa các địa phương trong một quốc gia, những điều kiện này làcơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một địa phương và cũng là mộttrong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt lớn trong phát triển kinh tếcủa các địa phương Vị trí địa lý thuận lợi của địa phương biểu hiện ở mối liên kếtcủa địa phương với các vùng kinh tế của đất nước cùng với các điều kiện thuận lợicho việc lưu thông hàng hóa từ địa phương tới các khu vực kinh tế khác
Một địa phương khi hội tụ đủ các điều kiện tốt như có vị trí địa lý thuận lợi,có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng là những ưu thế cạnh tranhlớn trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế Vấn đề quan trọng là chính quyền địaphương sẽ làm những gì để tận dụng lợi thế cạnh tranh đó Trong hoạt động thu hútđầu tư, những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư Khicó vị trí địa lý thuận lợi cùng với những điều kiện tự nhiên được ưu ái sẽ tạo nên lợithế so sánh cho địa phương trong thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầutư trong lưu thông hàng hóa và tạo dựng quan hệ với thị trường bên ngoài, đồngthời là cơ hội cho nhà đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵncó tại địa điểm đầu tư
Trang 24b) Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương
Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài được xét đến đầu tiên là cơ sở hạ tầng và nguồn lực về con người,bao gồm những yếu tố chính như số lượng và chất lượng lao động của địa phương,sự phát triển của khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đườnggiao thông, mạng lưới điện, nước, cảng, dịch vụ viễn thông Đây là yếu tố khôngthế thiếu đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Các địa phương nhận đầu tưcó thể tận dụng lợi thể này để tăng cường thu hút đầu tư thông qua việc xây dựng vàphát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời đảm bảo phát triển nguồn nhân lực dồi dào, đủchất lượng đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư Những điều kiện này ở các nướcđang phát triển thường là hết sức khó khăn bởi nền kinh tế còn kém phát triển, cơ sởhạ tầng nghèo nàn và ít được đầu tư, trong khi đó lao động dồi dào nhưng chưa quađào tạo Nguồn lao động dồi dào ở nước ta là một lợi thế cạnh tranh lớn trong thuhút đầu tư, tuy nhiên lợi thế này không mang tính bền vững nếu chúng ta không cóchính sách cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới
Bên cạnh những nhân tố trên, một số nhân tố khác có ảnh hưởng lớn đến nhà
thu hút đầu tư nước ngoài là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế địa phương, quy môthị trường và thu nhập bình quân đầu người, thị hiếu tiêu dùng của người dân Tronglựa chọn địa điểm đầu tư, tính hiệu quả là một khía cạnh được các nhà đầu tư xem xétkỹ lưỡng trong quyết định chọn địa điểm đầu tư Hiệu quả này được xem xét thôngqua chi phí về nguồn lực và các chi phí khác như chi phí vận tải, chi phí viễn thôngvà các chi phí trung gian khác
Hiện nay một lực lượng giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là quần chúng nhân dân Vai trò quantrọng của người dân không chỉ vì có số lượng đông đảo, mà còn là tập hợp ngườitiêu dùng, người lao động, người tham gia và sáng tạo trong tất cả hoạt động củanền kinh tế Tập quán, bản sắc văn hoá là những yếu tố căn bản để hình thành sứcmạnh riêng biệt của một địa phương Người dân có văn hoá, kỷ luật, tay nghề vàtrình độ quản lý sẽ là lợi thế cạnh tranh dài hạn; thói quen tiêu dùng là động lực
Trang 25thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển; đức tính thân thiện là tiềm năng để thu hút dulịch và hợp tác kinh doanh; cần cù, sáng tạo là sức mạnh để tạo nên sự phát triểnbền vững Vì vậy, chính quyền cần phải hoạch định được chiến lược phù hợp đểđịnh hướng, giáo dục, thúc đẩy vai trò của công chúng trong tiến trình phát triểnkinh tế - xã hội.
Sự khác biệt về văn hóa xã hội giữa chủ đầu tư và người lao động nước sở tạicũng là yếu tố cần quan tâm, điều này cũng có thể trở thành lực cản đáng kể nếukhông có sự nỗ lực từ phía chính quyền và từ phía bản thân các nhà đầu tư trongquan hệ với người lao động Mâu thuẫn trong mối quan hệ này không chỉ ảnhhưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn có thể gây bất ổn vềkinh tế và chính trị, trật tự xã hội tại địa phương, làm giảm đi hình ảnh đẹp về mộtmôi trường đầu tư đáng tin cậy
c) Vai trò tích cực của chính quyền địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài
Quan điểm của chính quyền địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quan điểm trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan trọng cóvai trò ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện naytrong thu hút đầu tư nước ngoài ở nước ta có hai quan điểm chủ đạo Quan điểm thứnhất chú trọng vào việc tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài về mặt số lượng,bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư Quan điểm này là mộtquan điểm đang hiện diện ở hầu hết các địa phương trong cả nước Thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài theo quan điểm này hiện nay đã mang đến thành công trướcmắt cho nhiều địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiênvề lâu dài thu hút đầu tư theo những suy nghĩ như trên đang dần bộc lộ nhiều bấtcập mà hậu quả của nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địaphương như: mất cân đối cơ cấu kinh tế, gây ô nhiễm môi trường, sử dụng không cóhiệu quả các nguồn lực…
Từ những bất cập trên, quan điểm thứ hai đã hình thành, theo đó quan điểmthứ hai về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho rằng đã đến lúc chúng ta phải
Trang 26tăng thu hút FDI về mặt chất lượng, ưu đãi đối với những lĩnh vực công nghệ kỹthuật cao, những lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất Thu hút đầu tư trực tiếp theohướng này sẽ giúp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, đồng thời đảm bảo đượcmục tiêu phát triển mang tính bền vững
Các quốc gia dã thành công trong việc tăng trưởng kinh tế bền vững khôngchỉ tập trung thu hút các dự án đầu tư nhằm tăng trưởng GDP, giá trị xuất khẩu, giảiquyết việc làm và thu nhập cho người lao động, mà hơn thế nữa phải thu hút đượccác nhà đầu tư chất lượng cao đến địa phương để sản xuất các sản phẩm quan trọng,giá trị gia tăng cao và cải thiện vững chắc thu nhập, đời sống cho công nhân Muốnthu hút được nhà đầu tư mạnh, không chỉ làm tốt hơn những gì đã có, mà phải làmtốt những gì nhà đầu tư cần theo cách của riêng mình
Chính sách thu hút đầu tư của địa phương
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trongtrong chính sách kinh tế đối ngoại của địa phương cũng như của một quốc gia.Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm hệ thống các nguyên tắc, công cụ vàbiện pháp thích hợp mà địa phương áp dụng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã địnhtrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương Thông qua chính sách thuhút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện mời gọi các nhà đầu tư đến với địa phương,điều chỉnh mối quan hệ giữa các loại hình đầu tư, các hình thức đầu tư và mối quanhệ giữa các ngành và các vùng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, những chính sách của địa phươngđược biểu hiện thông qua những nội dung chính như ngành nghề khuyến khích đầutư, cơ chế quản lý và các chính sách ưu đãi đầu tư khác Những chính sách này tácđộng đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài được chia làm hai nhóm chính:
Những tác động tích cực hỗ trợ nhà đầu tư: Thông thường các nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm đến những nội dung sau:
- Sự thân thiện của chính quyền địa phương qua các thủ tục hành chính Hệthống dịch vụ công minh bạch, hiệu quả và công bằng qua việc cấp giấy
Trang 27phép đầu tư, thủ tục hải quan, thu thuế có hiệu quả và không tham nhũng.- Sự ổn định, nhất quán, bình đẳng của các chính sách quản lý đối với các
dự án đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.- Kế hoạch, quy hoạch các vùng, các ngành nghề, lĩnh vực trên địa bàn
của địa phương để hoạch định trương trình kế hoạch cho nhà đầu tư khitiến hành đầu tư
Những rào cản đối với hoạt động của nhà đầu tư:- Mức thuế cao
- Chính sách đầu tư thiếu nhất quán.- Hệ thống dịch vụ công kém hiệu quả, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.- Những quy định cản trở hoạt động của nhà đầu tư
- Quỹ đất hạn hẹp ở nơi có điều kiện đầu tư thuận lợi.Một trong số các công cụ chính sách của địa phương có vai trò ảnh hưởnglớn đến hoạt động thu hút đầu tư của địa phương đó là chính sách quản lý nguồn lựccủa chính quyền địa phương Các nghiên cứu đều cho thấy khả năng tiếp cận cácnguồn lực cơ bản như đất đai, tín dụng và cơ sở hạ tầng như điện, nước, v.v… cóảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp Đặc biệtvề đất đai, ở hầu hết các địa phương, phần lớn các nhà đầu tư được hỏi cho rằngnếu tiếp cận được đất cho sản xuất dễ dàng hơn thì họ sẽ có điều kiện mở rộng quymô sản xuất Nhưng một số tỉnh phía Bắc có xu hướng hạn chế chuyển đổi đất nôngnghiệp sang đất phi nông nghiệp, khiến giá đất ở đó cao hơn hẳn một số các tỉnhkhác ở phía Nam và nằm ngoài khả năng tiếp cận của doanh nghiệp Nhà đầu tưnhiều khi phải sử dụng đất ở vào mục đích kinh doanh, với chi phí còn cao hơnnhiều Việc tiếp cận các nguồn lực trong quá trình thực hiện đầu tư, đối với cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp cận đất đai luôn là vấn đề khó khănnhất từ khâu xác định địa điểm đầu tư, giải phóng mặt bằng và các chi phí khác caolà nguyên nhân hạn chế lớn đối với nhiều dự án đầu tư
Độ minh bạch và tính trách nhiệm của bộ máy quản lý địa phương
Trang 28Độ minh bạch và tính trách nhiệm của bộ máy quản lý địa phương biểu hiệnqua thủ tục hành chính như việc kiểm tra, thanh tra của các cán bộ công quyền địaphương, việc xin cấp phép, vay vốn, cấp đất của nhà đầu tư Giảm thiểu được cácchi phí này rõ ràng sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Các cơquan chức năng ở các địa phương của nước ta hiện nay chưa phát huy tốt vai trò đểtạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và đảm bảo các lợi ích cho doanhnghiệp Thực tế cho thấy các doanh nghiệp ở các địa phương thường không thựchiện việc giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan chức năng như hệ thống tòaán tại địa phương Lý do mà các doanh nghiệp đưa ra là vì thủ tục rườm rà, mất thờigian, hoặc vì họ không tin tưởng vào sự công bằng và tính hiệu lực của các phánquyết Do vậy, nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan chức năng địaphương sẽ tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp có được một môi trường kinh doanhlành mạnh và đáng tin cậy hơn.
Hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương
Cùng với các nhân tố trên, xúc tiến đầu tư là một hoạt động hết sức cần thiếtcó ảnh hưởng lớn đến các quyết định đầu tư Xúc tiến đầu tư thực chất là hoạt độngđối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư hấp dẫn của địa phương đếnvới các nhà đầu tư, mời gọi đầu tư vào ngành nghề lĩnh vực nhất định Những biệnpháp xúc tiến đầu tư chủ yếu được vận dụng là: vận động đầu tư nước ngoài kết hợpvới các chuyến thăm cấp cao của các đoàn cán bộ địa phương, tổ chức các buổi hộithảo giới thiệu các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuyên truyền, phổ biếncác chính sách ưu đãi đầu tư thông qua các hình thức ấn phẩm Với vai trò quantrọng của hoạt động này nên việc tiến hành hoạt động xúc tiến cần có kế hoạch,bước đi cụ thể Xúc tiến đầu tư hiệu quả là một giải pháp hữu hiệu để truyền tải đếnnhà đầu tư hình ảnh về một môi trường đầu tư ở địa phương đầy tiềm năng, tácđộng chi phối lớn đến kết quả thu hút đầu tư
Tính năng động của chính quyền ở các địa phương
Chỉ số này đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thichính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm
Trang 29phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụngnhững chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanhnghiệp.
Thực tiễn môi trường đầu tư nước ta hiện nay cho thấy không phải là ưu đãiđầu tư, cũng không phải là vị trí địa lý hay cơ sở hạ tầng làm nên sự khác biệt trongthu hút đầu tư ở các địa phương Thành công của một số địa phương trong thu hútđầu tư chính là nhờ tính năng động, tính sáng tạo trong quản lý kinh tế của chínhquyền địa phương Nó không chỉ đơn thuần là việc thực thi linh hoạt chính sách củaTrung ương hay cố gắng tạo thuận lợi, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp.Tính năng động của địa phương còn là thái độ của chính quyền đối với việc thu hútđầu tư
Việc thực thi chính sách pháp luật của nhà nước ở các địa phương trên thựctế thường phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ công quyền cấp địa phương Mặc dùchính sách của Nhà nước là chung, thống nhất, nhưng việc thực thi ở cấp địaphương có thể linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế Đứng trước một chínhsách hay điều luật do Trung ương ban hành xuống địa phương còn chưa cụ thể hayrõ ràng, chính quyền ở địa phương có thể hành động theo những cách khác nhau:
- Diễn giải và thực thi theo hướng có thể gây cản trở cho doanh nghiệp - Không làm gì và chờ đợi sự thay đổi hay hướng dẫn từ Trung ương - Tìm cách diễn giải theo hướng thuận lợi nhất có thể được cho doanh
nghiệp Trong trường hợp này, tính năng động của địa phương thể hiện qua hai khíacạnh Thứ nhất, các cơ quan cấp tỉnh phối hợp làm việc với nhau như thế nào để tạođiều kiện cho hoạt động đầu tư Khi thực hiện tốt điều này, các nhà đầu tư có thể đặtniềm tin vào các quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất từ tỉnhđến các cấp quản lý cơ sở và không bị thay đổi lại
Thứ hai, các địa phương năng động thường chủ động thay mặt cho nhà đầutư giải quyết các vướng mắc không rõ ràng về văn bản luật pháp Sự mập mờ trongvăn bản pháp lý là một phần bình thường của môi trường đầu tư ở nước ta, có thể là
Trang 30do ngôn từ trong văn bản không rõ ràng, chậm trễ trong việc ban hành các văn bảnhướng dẫn thi hành luật hay sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp lý khác nhau Khicác hoạt động đầu tư bị gián đoạn do sự mập mờ trong văn bản pháp lý, quyết địnhcủa chính quyền địa phương có thể tạo ra một sự khác biệt lớn, ảnh hưởng trực tiếptới sự thành công hay thất bại của nhà đầu tư
Nhiều tỉnh bắt các nhà đầu tư chờ đợi cho đến khi sự mập mờ này được giảithích bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể hay chỉ thị từ chính quyền Trung Ương, từđó gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc Những tỉnh thực sự thành công là cáctỉnh phối hợp với nhà đầu tư tìm ra giải pháp trong một môi trường pháp lý khôngrõ ràng bằng cánh cho phép thực thi thí điểm ở cấp tỉnh trong khi chờ được giảithích rõ ràng hơn Những giải pháp thí điểm này giúp tiết kiệm thời gian và chi phícho nhà đầu tư và sau đó có thể được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý khi màcác trường hợp thí điểm đã chứng minh được thành công qua thực tế
Hiện nay tính năng động của chính quyền địa phương ở một số tỉnh phíaNam được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn các tỉnh phía Bắc vì chính quyền ở đâythường diễn giải và áp dụng các chính sách của Nhà nước theo hướng thuận lợi nhấtcho doanh nghiệp Kết quả của tính năng động này đã tạo lên môi trường đầu tư hấpdẫn thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài Đối với các địa phương của khu vựcphía Bắc, đa phần các nhà đầu tư thường có nhận định cho rằng chính quyền địaphương ở đây có xu hướng thận trọng hơn Cán bộ quản lý Nhà nước của một sốtỉnh, đặc biệt là trong Nam thường nắm tinh thần của chính sách là chính, sau đó cócác biện pháp thực thi chính sách linh hoạt phù hợp với thực tế của địa phương nênthúc đẩy được hoạt động thu hút đầu tư Trong khi đó, nhiều cán bộ nhà nước cáctỉnh phía Bắc thường có xu hướng bám chặt theo câu chữ của văn bản, thiếu tínhlinh hoạt và sáng tạo cần thiết Chính vì vậy, mức độ thành công khi thực hiện cácchính sách chung của Nhà nước khác nhau giữa các địa phương.
Các nhân tố khác
Bên cạnh những nhân tố đã nêu giữ vai trò lớn trong thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài Trong sự lựa chọn của mình, quyết định của nhà đầu tư còn được xem
Trang 31xét trên cơ sở môi trường sản xuất kinh doanh ở địa phương xuất phát từ chính sáchphát triển kinh tế tư nhân, các ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước của địaphương và vấn đề tiêu cực phí Những tiêu cực này có thể là hối lộ, chi phí hànhchính và những vấn đề tham nhũng khác Nếu những điều kiện tác động không đủ,nhà đầu tư sẽ tiến hành hoạt động đầu tư sang khu vực khác
1.3 Kinh nghiêm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong pháttriển công nghiệp ở một số địa phương của Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triểncông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, tỉnh Vĩnh Phúc đãxác định phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài để phát triểnnhanh, có hiệu quả và bền vững Trong những năm qua, công nghiệp Vĩnh Phúc pháttriển nhanh chính là nhờ vận dụng tốt quan điểm trên
Sau khi tái lập,Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh thuần nông, cơ cấu GDP năm 1997như sau: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (43,35%) - Công nghiệp, xây dựng (39,0%) -Dịch vụ (20,71%) Chỉ sau 8 năm, năm 2005, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theohướng tích cực: Công nghiệp, xây dựng (52,2%) - nông nghiệp (21,2%) - Dịch vụ(26,6%) Có sự biến đổi một cách nhanh chóng như vậy là do Vĩnh Phúc đã biết lựachọn công nghiệp làm ngành kinh tế đòn bảy trong phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Và khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển côngnghiệp là quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt trong quá công nghiệp hóa hiện đại hóa
Vĩnh Phúc tuy chỉ là một tỉnh nhỏ, nhưng do sự nhạy bén trong chiến lượcphát triển nên những năm gần đây, kinh tế trong Tỉnh nói chung và ngành Côngnghiệp nói riêng đã thực sự khởi sắc Từ một miền đất bán sơn địa với gần 1,2 triệudân, đến nay, Vĩnh Phúc đã vươn lên thành một trong những vùng kinh tế phát triểnnăng động của khu vực phía Bắc Động lực lớn nhất để thúc đẩy kinh tế Vĩnh Phúcphát triển chính là do mở rộng các khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư Khimới tái lập Tỉnh vào năm 1997, công nghiệp Vĩnh Phúc chỉ xếp thứ 41/61 tỉnhthành, nhưng đến nay Tỉnh đã vươn lên vị trí thứ 7 toàn quốc 8 khu công nghiệp
Trang 32lớn của Vĩnh Phúc là Quang Minh, Kim Hoa, Bình Xuyên, Chân Hưng, KhaiQuang, Lai Sơn, Xuân Hòa và Phúc Yên đã giúp Tỉnh “cất cánh”
Hiện nay, các khu công nghiệp có khả năng thu hút đầu tư cao như QuangMinh, Khai Quang, Bình Xuyên đang tiếp tục được mở rộng Tỉnh cũng gấp rútxây dựng những khu công nghiệp mới bên cạnh những tập đoàn kinh tế lớn đangđứng chân trên địa bàn như TOYOTA Việt Nam, Honda Việt Nam, Shinron hayMarumitsu Đến với các khu công nghiệp Vĩnh Phúc, nhà đầu tư được hưởng lợibởi có nhiều chính sách ưu đãi về giá đất, thuế, giải phóng mặt bằng cũng như thủtục hành chính
Với vị trí tiếp giáp thủ đô Hà Nội, lại được Nhà nước quyết định sáp nhập vàovùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - địa bàn được ưu tiên đầu tư, công nghiệp Vĩnh Phúcđang có nhiều cơ hội phát triển mới Vĩnh Phúc sẽ là điểm đến của đông đảo các nhàđầu tư trong tương lai trình phát triển của ngành này
Sự đột phá của Ban lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc quyết định coi phát triển côngnghiệp làm nền tảng và thu hút đầu tư nước ngoài là động lực trong phát triển kinhtế của tỉnh Xác định được bước đi đúng, Vĩnh Phúc đã trải thảm đỏ cho các nhà đầutư khi đến hoạt động tại tỉnh Trong khi cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách hànhchính, chưa thực thi cơ chế "một dấu, một cửa", Vĩnh Phúc đã tiên phong làm đượcđiều này, các nhà đầu tư khi đến với Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian theoquy định của Trung ương khi làm thủ tục xin cấp phép đầu tư Cụ thể: Thời hạn cấpphép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi thời gian tối đa kể từ ngày Ban Quản lý cácKhu công nghiệp và Thu hút đầu tư hoặc Sở Kế hoạch - Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợplệ đến khi cấp phép đầu tư được quy định như sau:
- 03 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư - 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư
- 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư
Bên cạnh sự thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục đầu tư, Vĩnh Phúc còn coimọi thành công của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong
muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả Và chính từ
Trang 33sự trọng thị đó, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã đến vớiVĩnh Phúc ngày càng nhiều Họ đến Vĩnh Phúc không chỉ đem theo vốn liếng, kinhnghiệm, mà điều quan trọng là họ đã đem đến một tư duy mới về quy hoạch tổngthể Chúng ta có thể nhìn thấy kết quả của công tác quy hoạch trên 12 cụm côngnghiệp ở Vĩnh Phúc hiện nay
Tính đến tháng 10 năm 2006, Vĩnh Phúc đã có trên 84 dự án có vốn đầu tưnước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD, trên 20 lượt các dự án FDI xintăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng gần 100 triệu USD Vĩnh Phúc trở thành tỉnhđứng thứ 6 trong cả nước về thu hút đầu tư; đứng thứ 7/64 tỉnh thành, đứng thứ 3trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và khu vực phía Bắc về giá trịsản xuất công nghiệp Trong cơ cấu giá trị GDP của tỉnh, giá trị sản xuất côngnghiệp - xây dựng từ 39,0% năm 2000, tăng lên 52,2% năm 2005, bình quân 6 năm2000-2005 tăng 23,1%/năm Mặc dù xu hướng giá trị sản xuất của khu vực đầu tưnước ngoài vào Vĩnh Phúc đang có chiều hướng giảm sút, nhưng vẫn là khu vực cóđóng góp to lớn, thường là trên 2/3 trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệpcủa tỉnh Điều này cho thấy tăng trưởng của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc chủ yếulà từ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và cũng có thể nói côngnghiệp Vĩnh Phúc đi lên chính là từ ngoại lực
Đi lên từ ngoại lực là bài học thành công trong phát triển ngành công nghiệpcủa Vĩnh Phúc trong 9 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh Bài học này cho thấy nếu biếtkhai thác tốt những tiềm lực bên ngoài, sẽ biến ngoại lực thành nội lực, rút ngắnđược quá trình tăng trưởng
1.3.2 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triểncông nghiệp tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh thuần nông, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; vớidiện tích 923,1 km2, dân số 1,1 triệu người, bao gồm 10 huyện, thị, 161 xã, phường,thị trấn Trong những năm gần đây Hưng Yên đang trở thành một điểm sáng về thuhút đầu tư trực tiếp ngoài nước trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa
Xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó
Trang 34khăn, nhưng Hưng Yên có nhiều lợi thế như: gần Thủ đô Hà Nội, có hệ thống giaothông thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào Đứng trước thời cơ và thách thức cũngnhư xu thế tất yếu của việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Hưng Yên đã chủđộng sáng tạo, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ, khắc phục khó khăn, phát huymọi nguồn lực, vươn mình phát triển đứng lên trở thành điểm sáng về phát triểnkinh tế - xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ.
Trong những năm qua sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh Giá trị sản
xuất công nghiệp tăng bình quân 26,7%/năm; năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệpđạt 9.855 tỉ đồng, tăng 28,8% so cùng kỳ, đạt kế hoạch năm Hình thành một sốngành sản xuất chủ lực như: điện tử, dệt may, cơ khí và luyện thép với công nghệtiên tiến, sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng tốthơn, nhiều sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường Quy hoạchphát triển công nghiệp có tiến bộ, 2 khu công nghiệp đã được phê duyệt đi vào sảnxuất, đang trình duyệt các khu công nghiệp khác và triển khai xây dựng các khucông nghiệp phía nam của tỉnh; quy hoạch 10 khu công nghiệp làng nghề Cơ cấusản xuất hàng hóa chuyển dịch theo hướng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu, hàngtiêu dùng và hàng có chất lượng cao
Khai thác lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, nguồn lực dồi dào, giao thông thuận lợitrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, Hưng Yên đặc biệt chú trọngnhấn mạnh đến công tác thu hút đầu tư ngoài nước vào phát triển công nghiệp vàdịch vụ, xem đây là điểm nhấn của mình Trong giai đoạn 2000 - 2005, Hưng Yên đãthu hút được 56 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký tươngđương 1.223 triệu USD Năm 2006 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, mặc dù bối cảnhquốc tế và trong nước có nhiều biến động, song với sự nỗ lực và cố gắng Hưng Yên đãđạt được thêm những kết quả đáng phấn khởi Đã thu hút thêm 18 dự án nước ngoài,vốn đăng ký trên 72,4 triệu USD đưa tổng số lên 74 dự án, các dự án đã đi vào sản xuấtphát triển tốt Điều đặc biệt là ở Hưng Yên không có các dự án treo
Nhận thức vai trò quan trọng của thu hút đầu tư, ngay sau ngày tái lập Tỉnh
Trang 35đã chỉ đạo các cấp các ngành tiến hành quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, khôngngừng bổ sung và ban hành hoàn chỉnh quy trình tiếp nhận quản lý hoạt động đầu tưtrực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Kết quả 9 năm thực hiện nhiệm vụhợp tác đầu tư chứng tỏ quan điểm chỉ đạo của tỉnh về thu hút các nguồn vốn đầu tưtrong và ngoài nước hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng về đẩy mạnh thu húttrực đầu tư tiếp nước ngoài về phát triển các thành phần kinh tế, phù hợp với đặcđiểm tình hình thực tế của tỉnh.
Tỉnh chủ trương đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư vào các lĩnh vực:
- Các dự án có công nghệ hiện đại, có khả năng thúc đẩy các ngành kháccùng phát triển;
- Các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách;
- Các dự án nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệuđịa phương;
- Các dự án giải quyết nhiều lao động tại chỗ Tập trung khuyến khích cácdự án sử dụng nhiều lao động vào khu vực các huyện phía Nam;
- Các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.Để khuyến khích thu hút đầu tư, tỉnh chủ trương cho phép các dự án đượchưởng các chính sách ưu đãi đầu tư ở mức tối đa theo các quy định của Chính phủ.Thủ tục cấp ưu đãi đầu tư đơn giản, nhanh chóng Đối với các dự án đặc biệtkhuyến khích đầu tư theo phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, có thể được tỉnhcho phép hưởng thêm các ưu đãi như:
- Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nghề
- Hỗ trợ một phần kinh phí đền bù, làm hạ tầng,
- Tăng thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất.Chính sách thu hút và khuyến khích các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, HưngYên luôn chủ động về đất đai, tạo mặt bằng cho sản xuất kinh doanh Tỉnh đã tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sảnxuất, kinh doanh Các thủ tục thuê đất được rút gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn đảmbảo đúng quy định của pháp luật Đến nay tỉnh đã quy hoạch 5 khu công nghiệp tập
Trang 36trung (trong đó 2 khu đã có quyết định thành lập, hoạt động theo quy chế Khu côngnghiệp) và 10 cụm công nghiệp làng nghề Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục chỉ đạoquy hoạch mỗi huyện, thị có một cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu về mặt bằngsản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hiện nay, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh là cơ quan đầu mối tiếpnhận và quản lý các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp hoạt động theo quy chếkhu công nghiệp tập trung, Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng là cơ quan đầu mốigiúp UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoàikhu công nghiệp, phối hợp với các sở, ngành chức năng khác như Sở Xây dựng vàcác sở quản lý các ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư xinthuê đất của doanh nghiệp; phối hợp cùng Sở Tài nguyên môi trường trong việc thựchiện các thủ tục cho doanh nghiệp thuê đất tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh một cáchthuận lợi nhất
Để hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thànhphần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án dạy nghề Các dự án dạy nghề đã được đặcbiệt khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt như: mặt bằng, tín dụng, thủtục…Các trường, các trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng được đầu tư xây dựngmới và mở rộng, năng cao chất lượng đào tạo
Về chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, các thông tin về quyhoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách, pháp luật củaNhà nước đều được công khai hóa, doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng tiếpcận Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Thương mại đã được thành lập vàđang triển khai hoạt động, hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong tỉnh đang từngbước hoàn thiện và sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính: nhận biết các nhà đầu tư muốn đầu tưvào những địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi nên tỉnh đã chỉ đạo các sởban ngành liên quan phải tinh giản các thủ tục hành chính khi tiếp nhận các dự ánđầu tư ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầumối duy nhất tiếp nhận dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Rút ngắn thời gian thẩm
Trang 37định cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo các địa phương làm tốt côngtác giải phóng mặt bằng Đơn giản thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệptheo đúng qui định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý có liên quan;Phòng đăng ký kinh doanh công khai thủ tục, trình tự, hồ sơ, thời hạn cấp đăng kýkinh doanh cho mọi đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp đăng ký kinhdoanh; Các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau khiđăng ký kinh doanh như công khai giấy tờ, thủ tục phải có khi khắc dấu, đăng ký mãsố thuế, mua hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng và thời hạn thực hiện các việc trên
Công tác thanh tra, kiểm tra: Thực hiện quy định của UBND nhân dân tỉnh
Hưng Yên về tiếp nhận quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàntỉnh Hưng Yên, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Doanh nghiệp được thựchiện theo kế hoạch phê duyệt hàng năm Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân lợi dụngviệc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của Doanhnghiệp Cơ quan đầu mối là đơn vị tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan chức nănggiải quyết các vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án,theo dõi xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp
Tổ chức tiếp xúc với doanh nghiệp: Hàng năm tỉnh đều tổ chức các buổi tiếp
xúc giữa các doanh nghiệp và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để động viên cổvũ các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhànước, kịp thời khen thưởng, tuyên dương các gương tốt đồng thời lắng nghe phản ánh,đề xuất của doanh nghiệp Về phía doanh nghiệp qua các buổi tiếp xúc, các doanhnghiệp có cơ hội trao đổi thông tin, tạo quan hệ hợp tác và học tập kinh nghiệm củanhau Các kiến nghị của Doanh nghiệp đều được các cơ quan chức năng xem xét, cóbiện pháp tháo gỡ kịp thời
Với chủ trương và chính sách thu hút đầu tư đúng đắn, trong những năm quaHưng Yên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những địa phương có môitrường đầu tư hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư Hưng Yên đánh giá là một địaphương có môi trường đầu tư hấp dẫn là bài học kinh nghiệm cho nhiều địa phươngtrong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 38CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰCTIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆPTỈNH BẮC NINH
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01/01/1997, bao gồm Thành phố Bắc Ninhvà 7 huyện thị: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, TừSơn Diện tích tự nhiên là 80757 ha, dân số toàn tỉnh trên 1 triệu người Bắc Ninh códiện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diệntích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh, thành phố
Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăngtrưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông lớn quantrọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá củamiền Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội,phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, nơi có truyền thống khoa bảngvà nền văn hóa lâu đời, một vùng quê văn hiến còn bảo tồn nhiều di sản văn hoá vàtín ngưỡng, những di tích mang đậm chất tâm linh và đạt đến tầm cao của nghệthuật Người Bắc Ninh cốt cách đôn hậu, trữ tình, hiếu học, mến khách, thắm đượmnhững câu dân ca quan họ nổi tiếng đất Kinh Bắc xưa
Bên cạnh nghề cổ truyền cấy lúa trồng dâu, Bắc Ninh có những làng nghềthủ công danh tiếng được hình thành từ rất sớm như dệt tơ tằm Nội Duệ, chạm gỗPhù Khê, làm tranh Đông Hồ Nền kinh tế hàng hoá phát triển đã tạo nên sức bậtcho các làng nghề Nhiều làng nghề chuyên môn hoá cao đã ra đời, chuyên sản xuấtcác mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là mộttrong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh Xét trênkhía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc
Trang 39Ninh có nhiều có hội trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng củathủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và thế giới, BắcNinh không chỉ được biết đến bởi những tên tuổi anh hùng, những bức tranh dângian, những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, đằm thắm mà Bắc Ninh còn đangđược biết đến như một điểm sáng về phát triển công nghiệp Bắc Ninh đang chuyểnmình mạnh mẽ với những bước đi dài công nghiệp hóa-hiện đại hóa phấn đấu để đạtđược mục tiêu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
2.2 Khái quát tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
2.2.1 Tăng trưởng trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Từ khi tái lập tỉnh, kinh tế xã hội Bắc Ninh đã có nhiều thay đổi tích cực, tốcđộ phát triển luôn đạt ở mức cao, là địa phương đứng thứ hai trong vùng trọng điểmkinh tế bắc bộ về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ sau tỉnh Vĩnh Phúc Trong giaiđoạn 1997 – 2006 kinh tế xã hội Bắc Ninh đã có bước phát triển nhanh đạt tốc độtăng trưởng bình quân 13,5%/năm Tốc độ phát triển của Bắc Ninh được đánh giá làkhá cao so với các địa phương khác Khu vực kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng caonhất là khu vực công nghiệp với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,64%/năm
Trang 40Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh 1997-2006
STT
1Tăng trưởng GDP bìnhquân 10 năm giai đoạn1997-2006, trong đó:
(Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2006)
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, quy mô nền kinh tế của Bắc Ninh đãcó bước phát triển khá, đến năm 2004 đã gấp khoảng 1,7 lần năm 2000 và gấpkhoảng 3 lần năm 1997 Trong đó GDP bình quân đầu người trong sản xuất côngnghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 20%/năm, đến năm 2006 giá trị sản xuấtcông nghiệp Bắc Ninh đã đạt 8.504 nghìn tỷ đồng
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế Bắc Ninh cũng cónhiều thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng Riêng ngànhcông nghiệp của tỉnh luôn giữ nhịp độ tăng trưởng cao Tốc độ tăng trưởng giá trịsản xuất công nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 1997-2000 là 48,8%, và 2001-2005 đạt 26,6%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân trung của cả nước từ 10-20%.Ngành công nghiệp có tốc độ ăng trưởng cao đã góp phần quyết định vào sự thayđổi cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tích cực Cơ cấu trong GDP củangành công nghiệp kể từ 2001 đã vượt tỷ trọng của nông, lâm thủy sản và tiếp tụctăng lên trong những năm tiếp theo Trong 2006 cơ cấu trong GDP của khu vực CNđạt 47,79%