1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc

24 672 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 195 KB

Nội dung

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; trong khung cảnh nền kinh tế thế giới đang có sự cơ cấu lại sau khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu năm 2008, vấn đề thu hút

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng ta trong các văn kiện Đại hội lần thứ VIII đến lần thứ XI đều nêu ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để đạt được mục tiêu đó phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải tích luỹ, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển.Vốn đầu tư rất quan trọng vì đây là yếu tố vật chất quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, nhịp độ CNH, HĐH nói riêng

Nguồn vốn đầu tư ở nước ta gồm: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó vốn đầu tư trong nước là quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng Trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, và nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII), trong đó FDI là chủ yếu và đây là nguồn vốn dài hạn Kể từ khi thực thi luật đầu tư nước ngoài (1988) đến cuối năm 2009 tổng nguồn vốn đầu tư nườc ngoài đăng ký

là 192.726,5 triệu USD, vốn thực hiện là 66.945,5 triệu USD

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; trong khung cảnh nền kinh tế thế giới đang có sự cơ cấu lại sau khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu năm 2008, vấn đề thu hút FDI của Việt Nam đang đặt ra những cơ hội thuận lợi mới, đồng thời lại có những khó khăn mới, thách thức mới (nhất là cạnh tranh gay gắt trên thị trường đầu tư) cần phải có những nỗ lực mới để vượt qua khó khăn, thách thức đó.Vĩnh Phúc là tỉnh mới được thành lập năm 1997 là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài như: Gần Thủ đô Hà Nội cận

kề cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, có hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ khá thuận lợi, có lực lượng lao động khá dồi dào, lại có nhiều quỹ đất phát triển công nghiệp

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Tính từ năm 1988 đến

Trang 2

tháng 12/2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ký trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 2.279,4 triệu USD Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng

ký đạt khoảng 37% Nhờ đó diện mạo kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đã thay đổi đáng kể, đã sớm đưa Vĩnh Phúc tham gia vào câu lạc bộ 1000

tỷ Tuy nhiên đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc vẫn còn có những hạn chế khó khăn nhất định, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008

Để gúp phần giải toả những hạn chế khó khăn ấy, cần thiết phải có nghiên cứu về các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng Với ý

tương đó, học viên chọn đề tài "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc" để làm luận văn thạc sỹ Kinh

tế của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu tập trung phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam cũng như các địa phương đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đã có một số công trình khoa học đề cập đến vai trò của FDI đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp thương mại, dịch vụ có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu như sau:

1 Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2 TS Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học

5 PTS Nguyễn Khắc Thân - PGS.TS: Chu văn Cấp (đồng chủ

biên, 1996), Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu

Trang 3

quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội

6 PGS.TS Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội

7 Thu hút FDI từ các nước trong khu vực nhằm đẩy mạnh kinh tế Việt Nam - thực trạng và giải pháp (2004), luận văn thạc sỹ của Đinh

Văn Cường, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM

8 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững (2008), luận văn thạc sỹ của Trần Thị Tuyết Lan,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM

9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp trên địa bàn

Hà Nội (2006), luận văn thạc sỹ của Trần Văn Lưu, Học viện Chính trị

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục đích:

- Trên cơ sở hệ thống hoá những lý luận cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn phân tích đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trong thời gian qua

- Đề xuất mục tiêu, phương hướng phát triển công nghiệp và thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trang 4

* Nhiệm vụ:

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI để phát triển công nghiệp nhất là các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào phát triên công nghiệp

- Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp của một số địa phương từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thu hút FDI để phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc

- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO,

từ đó đánh giá khái quát kết quả đã đạt được, những mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tiệp tục giải quyết

- Đề xuất một số mục tiêu, phương hướng phát triển công nghiệp tạo cơ sở nhằm đẩy mạnh thu hút FĐI vào phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng:

Luận văn nghiên cứu vấn đề thu hút FDI vào phát triển công nghiệp

ở Vĩnh Phúc,dưới góc độ kinh tế chinh trị Tập trung chủ yếu vào làm

rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển công nghiệp;thực trạng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI để phát triển công nghiệp trong thời gian tới

* Phạm vi nghiên cứu:

- Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Vĩnh Phúc Cụ thể là các ngành công nghiệp khai thác, chế biến, sản xuất và phân phối điện ga, và các khu công nghiệp trên địa bàn

- Mốc thời gian để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng là từ năm 2000 đến nay (chủ yếu từ 2006 - nay)

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin, đường lối chủ trương phát triển kinh tế xã hội của

Trang 5

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và một số lý thuyết kinh tế học hiện đại về đầu tư quốc tế và quan hệ kinh tế đối ngoại

* Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, phân tích tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn thông qua các tài liệu để hiểu và làm rõ các vấn đề nghiên cứu của luận văn

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc, phân tích tình hình phát triển công nghiệp và quá trình thu hút vốn FDI cho phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đề xuất các giải pháp cơ bản để tiếp tục thu hút FDI cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2011 -2015, tầm nhìn dến 2020

- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vè vốn để đầu

tư nước ngoài nói riêng, kinh tế đối ngoại nói chung

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập các chuyên đề kinh tế liên quan

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp

vào phát triển công nghiệp

Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát

triển công nghiệp Vĩnh Phúc

Chương 3: Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài để phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020

Trang 6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vai trò của nó trong phát triển công nghiệp

1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khái niệm, đặc trưng và các hình thức

1.1.1.1 Khái niệm

Đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức cơ bản của kinh tế quốc tế gắn liền với sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình di chuyển vốn giữa các nước, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn FDI là một trong những hình thức đầu tư chủ yếu của hoạt động đầu tư quốc tế

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: FDI xẩy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)

có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó, phương tiện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác

Theo Luật đầu tư nước ngoài năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội cgur nghĩa Việt Nam thì: "Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” và đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Từ những khái niệm trên luận văn đi đến thống nhất với khái niệm như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư

ở một nước đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia nào

đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình

1.1.1.2 Các đặc trưng chủ yếu của FDI

Thứ nhất, FDI gắn liên với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia trên thế giới nó bao gồm tài sản hữu hình (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu) và tài sản vô hình (bí quyết, sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, kỹ năng quản lý) Hoạt động FDI không chỉ là sự di chuyển vốn

Trang 7

thuần tuý mà còn bao gồm cả hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư

Thứ hai, FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau

Thứ ba, Quyền quản lý doanh FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư, theo đó, FDI sẽ là người chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốn nhất định, đủ mức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp

Thứ tư, thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mạng lưới Marketing rộng lớn Các yếu tố này có vai trò quan trọng đối quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng

Thứ năm, chủ thể của FDI chủ yếu là các Công ty xuyên quốc gia,

đa quốc gia

Thứ sáu, FDI đảm bảo cho nhà ĐTNN tham gia kiểm soát, điều hành quá trình đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ ba, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Thứ tư, Đầu tư theo hợp đồng

1.1.2 Đầ ư ự u t tr c ti p n ế ướ c ngo i v i phát tri n à ớ ể công nghi p ệ

1.1.2.1 Khái niệm công nghiệp và đặc trưng của nó

* Khái niệm công nghiệp:

* Phân loại công nghiệp:

Trang 8

* Đặc trưng của công nghiệp:

* Vai trò của ngành công nghiệp.

1.1.2.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển công nghiệp

Riêng với lĩnh vực công nghiệp FDI có vai trò to lớn như sau:Một là, FDI trong ngành công nghiệp chiếm trọng lớntrong tổng FDI được thu hú vào các ngành kinh tế; điều này được lý giải bởi:Hai là, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng hiện đại

Ba là, FDI đối với chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp

Bốn là, FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động

1.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào phát triển công nghiệp

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào phát triên công

nghiệp Đó là:

Thứ nhất, sự ổn định chính trị - xã hội

Thứ hai, độ mở của nền kinh tế

Thứ ba, môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh và các chính sách đầu tư

Thứ tư, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực

Thứ năm, chiến lược phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp được khuyến khích đầu tư phát triển

1.2 Kinh nghiệm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp của một số tỉnh ở nước ta

1.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

1.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

1.2.3 Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Trang 9

Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC

2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

(1) Dân số và lao động

(2) Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

(3) Tình hình phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc từ 1997-2009:

2.2 Thực trạng thu hút FDI vào một số ngành công nghiệp Vĩnh Phúc

2.2.1 Tình hình chung

Vĩnh Phúc đươc đánh giá là một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh “top ten” của cả nước nhờ tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và nước ngoài Với những cố gắng nỗ lực trong thu hút đầu tư nhiều năm qua, Vĩnh Phúc đã tạo nên nhiều bước đột phá quan trọng khi trong một thời gian ngắn thu hút dược nhiều thương hiệu mạnh trên thế giới đến đầu tư và đang hoạt động có hiệu quả Đặc biệt trong năm 2008 Năm có thể vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tại Vĩnh Phúc việc thu hút đầu tư vẫn đạt kết quả khả quan

Quá trình thu hút FDI và phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc có thể chia thành các giai đoạn sau:

* Giai đoạn 1997-2001: Giai đoạn tìm hiểu thị trường:

* Giai đoạn 2002-2007: Giai đoạn tăng trưởng của ĐTNN:

* Giai đoạn 2008-2010: Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia,nên số lượng dự án FDI vào công nghiệp Vĩnh Phúc giảm xuống, song tỉnh vẫn đạt được kết quả khả quan Cụ thể tỉnh đã thu hút được thêm 24 dự án với tổng vốn đăng ký 685,55 triệu USD

Trang 10

2.2.2 Tình hình cụ thể về thu hút FDI vào một số ngành công nghiệp Vĩnh Phúc

2.2.2.1 Số dự án và số vốn đầu tư

Tính đến ngày 31/12/2010, Vĩnh Phúc đã thu hút được 116 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.313,0 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 859,95 triệu USD tính đến ngày 31/12/2010 Trong đó có

97 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp với số vốn đầu tư đăng ký là 1.878,9 triệu USD và vốn thực hiện là 758,58 triệu USD chiếm 83% số

dự án, 81% tổng vốn FDI và 84% so với tổng vốn đầu tư thực hiện vào Vĩnh Phúc Tổng vốn đầu tư đăng ký (TVĐK), vốn pháp định (VPĐ) và vốn đầu tư thực hiện (ĐTTH) của ngành công nghiệp

2.2.2.2.Về hình thức đầu tư

Trong tổng số các dự án FDI vào ngành công nghiệp còn hiệu lực ở Vĩnh Phúc hiện nay thì hình thức đầu tư FDI vào Vĩnh Phúc vẫn là các hình thức đầu tư FDI truyền thống Đó là 100% vốn đầu tư nước ngoài, hình thức liên doanh và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

2.2.2.3 Về đối tác đầu tư

Kể từ khi tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương thu hút FDI đến nay đối tác đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp Vĩnh Phúc nói riêng khá đa dạng

2.2.2.4 Về địa bàn đầu tư

Cùng với việc chủ trương, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài Vĩnh Phúc đã chủ động quỹ đất quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo mặt bằng cho việc thu hút phát triển công nghiệp, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài

2.2.3 Đánh giá chung tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc

2.2.3.1 Những kết quả đạt được về thu hút FDI vào phát triển công nghiệp

Trong những năm qua, kinh tế Vĩnh Phúc tăng trưởng liên tục, đạt mức cao, năm 2008 là 17,77% Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chiếm trên 85% GDP của tỉnh Đời sông nhân dân được cải thiện rõ rệt Vĩnh Phúc

từ “tỉnh nông nghiệp” đang bước lên thành “tỉnh công nghiệp”, là một

Trang 11

trong các tỉnh sau của cả nước và đã gia nhập câu lạc bộ 1000 tỷ từ nhiều năm nay.

Trong số những nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút FDI vào phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động và là yếu tố thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh

Dưới đây là những phân tích cụ thể

Một là: FDI góp phần tăng trưởng công nghiệp

Hai là: Bổ sung nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp

Ba là: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp.Bốn là: Góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ ngành công nghiệp

Năm là: Mở rộng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm công nghiệp

Sáu là: Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

* Nguyên nhân đạt được trong việc việc thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc

Thứ nhất, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI đã dần được hình thành Vốn FDI đã được đưa vào thành một bộ phận trong kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh Từ đó xác định các ngành, lĩnh vực và địa phương khuyến khích vốn FDI trở nên dễ dàng hơn và được đưa ra danh mục các dự án khuyến khích đầu tư đã dược tiến hành

Thứ hai, công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư được quan tâm mạnh.Tỉnh tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư trên một số báo, đài truyền hình, hội thảo giới thiệu tiềm năng, kêu gọi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

và ở các quốc gia, các vùng có tiềm năng về vốn, công nghệ, trình độ quản lý (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Hàn Quốc) đưa vào hoạt động Website của tỉnh

Thứ ba, công tác quản lý sau cấp phép đầu tư được chú trọng Tỉnh tiếp nhận báo cáo định kỳ của các dự án đầu tư nước ngoài, tổ chứcvà

Trang 12

kiểm rà soát và phân loại các dự án, có biện pháp tích cực đôn đốc các

dự án triển khai chậm…

Thứ tư, tỉnh đã quan tâm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, các KCN tập trung để thu hút đầu tư nước ngoài, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia đầu tư phát triển các khu đô thị mới, các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị giao thông công cộng, các công trình phúc lợi xã hội…

Thứ năm, những nguyên khác như chi phí lao động rẻ ở Tỉnh là một lợi thế trong thu hút vốn FDI đặc biệt là với những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, tiền thuê văn phòng, tiền thuê đất rẻ cộng thêm những ưu đãi đặc biệt làm giảm chi phí cho nhà đầu tư nước ngoài

2.2.3.2 Hạn chế và những vấn đề đặt ra

Qua việc phân tích một cách toàn diện, những ảnh hưởng của việc thu hút FDI đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng trong thời gian qua cho thấy việc thu hút FDI đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế tỉnh Tuy nhiên, thực tiễn quá trình hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập

Một là, các chính sách vĩ mô (thuế, cota, chính sách hạn chế tiêu dùng…) của Trung ương thay đổi đã tác động mạnh và rất nhạy cảm đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI

Hai là, sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư FDI

Ba là, FDI góp phần bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, đóng góp tích cực vào

sự tăng trưởng cao và liên tục của tỉnh trong thời gian qua

Bốn là, hầu hết các doanh nghiệp FDI chưa quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần cho người lao động, chỗ ăn, ở cho người lao động còn mang tính chất tạm bợ

Năm là, tác động xấu đến môi trường

* Nguyên nhân của những hạn chế:

Thứ nhất, hệ thống luật pháp và chính sách về ĐTNN chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ.

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w