1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

21 785 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 192,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THU THUỶ ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học thư viện Mã số: 60 32 20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hà Nội – 2012 Công trình được hoàn thành tại: Thư viện trường Đại học Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Phan Tân Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Quý Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. …… giờ…… ngày…… tháng…… năm…… Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Thư viện - Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội 2 MỤC LỤC NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VỚI QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 1.1 Khái quát về Thư viện trường Đại học Hà Nội 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện 1.1.3 Cơ cấu tổ chức 1.1.4 Đặc điểm vốn tài liệu 1.1.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 1.2 Quá trình triển khai ứng dụng phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol tại Thư viện Đại học Hà Nội 1.2.1 Khái niệm Hệ quản trị thư viện tích hợp 1.2.2 Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 1.2.3 Quá trình triển khai ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Thư viện Đại học Hà Nội 10 1.2.4 Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội 10 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Đại học Hà Nội 11 2.1.1 Nguồn nhân lực 12 2.1.2 Cở sở hạ tầng công nghệ thông tin 12 2.1.3 Nguồn tin điện tử 12 3 2.2 Thực trạng ứng dụng các phân hệ của Libol 6.0 12 2.2.1 Thực trạng ứng dụng phân hệ Bổ sung 12 2.2.2 Thực trạng ứng dụng phân hệ Biên mục 13 2.2.3 Thực trạng ứng dụng phân hệ Lưu thông tài liệu 13 2.2.4 Thực trạng ứng dụng phân hệ Quản lý bạn đọc 13 2.2.5 Thực trạng ứng dụng phân hệ Tra cứu trực tuyến OPAC 14 2.2.6 Thực trạng ứng dụng phân hệ Quản lý ấn phẩm định kỳ 14 2.2.7 Thực trạng ứng dụng phân hệ Sưu tập số 14 2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội. 15 2.3.1 Những kết quả đạt được 15 2.3.2 Những hạn chế 15 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 3.1 Sử dụng hết tính năng của phần mềm Libol 6.0 16 - Tính năng đơn đặt 16 - Tính năng kế toán 16 - Tính năng từ điển 17 - Phân hệ mượn liên thư viện 17 3.2 Cùng với nhà cung cấp tiếp tục hoàn thiện phần mềm Libol 6.0 17 - Thiết kế hệ thống báo cáo, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại Thư viện. 17 3.3 Phát triển nguồn thông tin số hoá 17 - Lập kế hoạch sát sao và ưu tiên đầu tư cho việc thu thập, xử lý và số hoá nguồn tin cơ bản, nguồn tin tiềm năng của riêng mình. 17 4 - Trong việc lựa chọn tài liệu để số hoá, Thư viện phải ưu tiên các tài liệu đặc thù của thư viện, các tài liệu duy nhất và có giá trị lâu dài để trao đổi. 17 3.1 Tăng cường phát triển đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện có tính chuyên nghiệp cao 17 3.2 Đào tạo, hướng dẫn người dùng tin 17 3.3 Trang bị hạ tầng công nghệ thông tin bền vững 17 3.4 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Quá trình tin học hoá thư viện ngày càng phát triển mạnh - Quản lý thư viện theo phương thức truyền thống có rất nhiều hạn chế: tốn kém, mất thời gian, hiệu quả đạt được lại không cao. - Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, mặt tồn tại, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu Trong nước đã có một số công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra, nghiên cứu, khảo sát tại một số cơ quan thông tin – thư viện cụ thể. Những công trình đó không đề cập đến vấn đề: 5 “Ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm này trong hoạt động thông tin – thư viện tại trường Đại học Hà Nội. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Khảo sát, phân tích thực trạng và kết quả triển khai ứng dụng Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội. - Đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp khắc phục nhược điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 được sử dụng tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội từ năm 2003 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu. - Quan sát khoa học. - Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp. 6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7. Nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội với quá trình triển khai ứng dụng phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol. Chương 2: Thực trạng ứng dụng phần mềm Hệ quản trị trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội. 6 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VỚI QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 1.1 Khái quát về Thư viện trường Đại học Hà Nội 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Hà Nội, tiền thân là trường Đại học Ngoại ngữ, được thành lập năm 1959. Thư viện Đại học Hà Nội ra đời ngay sau khi trường Đại học Hà Nội được thành lập. 7 Năm 2003 Thư viện bắt đầu tiến hành ứng dụng phần mềm quản trị thư viện điện tử Libol để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện. Tháng 1 năm 2011 Thư viện đã nâng cấp phần mềm quản trị thư viện điện tử Libol từ phiên bản 5.5 lên phiên bản 6.0. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Thư viện trường Đại học Hà Nội có nhiệm vụ thu thập, bổ sung, trao đổi thông tin tư liệu cần thiết, tiến hành xử lý, cập nhật dữ liệu đưa vào hệ thống quản lý và tìm tin tự động. Tổ chức cơ sở hạ tầng thông tin. Phục vụ thông tin tư liệu cho bạn đọc là cán bộ, giảng viên, sinh viên trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Hướng dẫn giúp người dùng tin tiếp cận cơ sở dữ liệu và khai thác các nguồn tin trên mạng. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Thư viện hiện tại được bố trí theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, bao gồm: - Ban Giám đốc - Bộ phận phục vụ thông tin thư viện - Bộ phận phục vụ thông tin điện tử và nghiệp vụ kỹ thuật - Bộ phận tiếp nhận và trả lời thông tin (Information Desk). - Bộ phận An ninh giám sát và Môi trường (Security & Cleaning Section). 1.1.4 Đặc điểm vốn tài liệu Bao gồm tài liệu dạng sách và tài liệu điện tử. Tài liệu dạng sách: Tổng số bản ấn phẩm là 28532, Tổng số đầu ấn phẩm là 18242. Tài liệu điện tử: Tổng số biểu ghi là 67857 Ngoài ra, Thư viện còn mua CSDL ProQuest từ Consortium. 1.1.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin Qua khảo sát thực tế có thể chia nhóm đối tượng NDT tại Trường Đại học Hà Nội làm 3 nhóm chính sau: Nhóm 1: Người dùng tin là cán bộ quản lý Nhóm 2: Người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Nhóm 3: Người dùng tin là sinh viên, học viên cao học Đặc điểm nhu cầu tin: Nhóm 1: Người dùng tin là cán bộ quản lý: 8 + Cần thông tin chung về các vấn đề như nguồn nhân lực, nguồn tài chính, mối quan hợp tác với bên ngoài, các thành tựu đạt được trong nghiên cứu khoa học, thông tin về cơ cấu tổ chức… + Thông tin cung cấp cần đảm bảo tính chính xác, logic. + Đảm bảo tính kịp thời của thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định của họ. Nhóm 2: Người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy + Nhu cầu tin mang tính tổng hợp và chuyên sâu + Nhu cầu tin mang tính logic: Thông tin họ cần là thông tin đầy đủ, ngắn gọn, chính xác và có tính hệ thống, logic. + Thông tin cung cấp cho họ phải đảm bảo tính giá trị khoa học. + Hình thức thông tin: Sử dụng nhiều loại hình tài liệu nhưng chủ yếu là tài liệu điện tử. Nhóm 3: Người dùng tin là sinh viên, học viên cao học + Thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, đặc biệt là tài liệu liên quan đến chuyên ngành học của họ. Ngoài ra, các thông tin phục vụ nhu cầu giải trí cũng được họ quan tâm nhiều. + Nhu cầu tin rộng, thông tin không cần chuyên sâu nhưng phải đầy đủ. + Hình thức thông tin: Sử dụng nhiều loại hình tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu dưới dạng tài liệu in ấn. 1.2 Quá trình triển khai ứng dụng phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol tại Thư viện Đại học Hà Nội 1.2.1 Khái niệm Hệ quản trị thư viện tích hợp Hệ quản trị thư viện tích hợp có thể hiểu là phần mềm có khả năng thực hiện toàn diện các chức năng quản lý của thư viện, bao gồm: theo dõi việc bổ sung tài liệu, biên mục tự động, tìm tin tự động hay từ xa, quản lý bạn đọc, quản lý lưu thông tài liệu, quản lý kho, trao đổi thông tin thư mục với các đơn vị khác. 1.2.2 Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol Libol ( Library OnLine) là bộ phần mềm giải pháp thư viện điện tử - thư viện số được Công ty Công nghệ tin học Tinh Vân phát triển từ năm 1997. Các tính năng nổi bật của phần mềm Libol 6.0: - Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR-2, ISBD. - Hỗ trợ các khung phân loại thông dụng như DDC, BBK, NLM, LOC, UDC, hỗ trợ đề mục chủ đề (subject headings). - Nhập/xuất dữ liệu theo chuẩn ISO 2709. 9 - Liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet qua giao thức Z39.50 và OAI-PMH. - Mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161. - Tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID . - Tích hợp với các thiết bị mượn trả tự động theo chuẩn SIP 2. - Hỗ trợ đa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc. - Hỗ trợ các bảng mã tiếng Việt như TCVN, VNI, TCVN 6909. - Công cụ xây dựng, quản lý và khai thác kho tài nguyên số. - Xuất bản các CSDL hoặc thư mục trên đĩa CD. - Tìm kiếm toàn văn. 1.2.3 Quá trình triển khai ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Thư viện Đại học Hà Nội Năm 2003, Thư viện đã ứng dụng và triển khai phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện. Việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Thư viện Đại học Hà Nội đã có những thuận lợi đáng kể nhưng cũng không thể không có những khó khăn phức tạp. Phần mềm được phát triển do công ty Tinh Vân cung cấp hỗ trợ, nó ra đời năm 1997 nhưng đến tận năm 2001 mới được đưa vào ứng dụng rộng rãi. Trong quá trình triển khai ứng dụng tại các đơn vị, phần mềm Libol bộc lộ một số hạn chế (bên cạnh những tính năng rất thông dụng còn có những tính năng không cần thiết) nên phần mềm này đã được chỉnh sửa trên từng phân hệ. Đó cũng chính là lý do, từ tháng 1 năm 2011 Thư viện trường Đại học Hà Nội tiến hành nâng cấp phần mềm Libol 5.5 lên phiên bản Libol 6.0 với giao diện thân thiện và tính năng phù hợp hơn với yêu cầu đặt ra của Thư viện. 1.2.4 Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội Libol 6.0 bổ sung thêm nhiều tiện ích mới và đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Thư viện. Với Thư viện Đại học Hà Nội khi nâng cấp lên phiên bản Libol 6.0 đã thu được những kết quả nhất định. Tính đến nay, Thư viện đã xây dựng được 5 CSDL bao gồm: - CSDL sách gồm các biểu ghi về các tài liệu dạng sách với 53423 biểu ghi. Đây là CSDL lớn nhất của Thư viện. - CSDL các loại băng từ gồm 349 biểu ghi. - CSDL báo/ tạp chí gồm 7546 biểu ghi về các loại báo/ tạp chí được lưu giữ tại Thư viện. 10 [...]... chức và hoạt động thông tin thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr.7-18 [4] Công ty Tinh Vân (2011), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Libol 6.0 [5] Chu Văn Khánh, (2006), Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội , Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn hoá, Hà Nội [6] Bùi Loan... CSDL luận văn/ luận án gồm 637 biểu ghi về các tài liệu luận văn, luận án được bảo vệ tại trường hiện đang lưu giữ tại Thư viện - CSDL bài trích điện tử gồm 5902 biểu ghi về các tài liệu là các bài trích điện tử CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện Đại học. .. pháp xây dựng nguồn học liệu điện tử hướng tới xây dựng thư viện số tại các trường đại học , Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất tại Đà Nẵng tr 172 – 181 [11] Phạm Thị Thanh Mai, (2011), Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân , Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn hoá, Hà Nội [12] Nguyễn Thị Đào,... CNTT - Tiếp cận công nghệ mới 17 - Nguồn tài chính vững chắc - Tập huấn cho nhân viên 3.4 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin - Mượn liên thư viện - Xây dựng các mục lục liên hợp - Tăng cường đẩy mạnh hợp tác quốc tế - Tăng cường mối quan hệ giữa thư viện trường với thư viện trường KẾT LUẬN Sau gần 10 năm ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol, Thư viện trường Đại học Hà Nội đã đạt được những... cán bộ thư viện về CNTT còn hạn chế - Về phía người dùng tin trực tiếp: Chưa nắm được vững được đặc điểm tìm tin của OPAC 15 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 3.1 Sử dụng hết tính năng của phần mềm Libol 6.0 - Tính năng đơn đặt - Tính năng kế toán 16 - Tính năng từ điển - Phân hệ mượn liên thư viện 3.2... (2007), Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh trên lộ trình xây dựng thư viện số”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (3), tr.25-28 [7] Đoàn Phan Tân, (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia, Hà Nội [8] Đoàn Phan Tân, (2009), Tin học tư liệu, Đại học Quốc gia, Hà Nội [9] Nguyễn Thị Hạnh, (2007), “Tìm tin trong mục lục trực tuyến : Từ góc độ các đặc điểm tìm tin , Tạp chí Thông tin. .. lần thứ X tại Hà Nội, tr.140-149 [19] Nguyễn Huy Chương (2007), Tập bài giảng Thư viện điện tử dành cho học viên cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội [20] Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2009), Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động thư viện đại học Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất tại Đà Nẵng, tr.188-199... hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Thư viện trong những năm tiếp theo nhằm hướng tới việc xây dựng một Thư viện hiện đại tại trường Đại học ở Hà Nội Với những đổi mới trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó việc đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, chắc chắn trong tương lai Thư viện sẽ ngày càng phát triển, có nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin chất... Phan Thị Lý (2006), “Nguồn tin điện tử”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr.25 29 [13] Ngô Ngọc Chi, (2016), “Hoạt động Thư viện – Thông tin Việt Nam trên đường hội nhập”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr.30-34 [14] Nguyễn Hữu Hùng, (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội [15] Nguyễn Minh Hiệp, “Vấn đề tin học hóa và phần mềm quản lý thư viện , Truy cập ngày 03/02/2012,... dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội 2.3.1 Những kết quả đạt được Trong công tác bổ sung tài liệu: Năm 2010 đã tiến hành nhập tài liệu vào chức năng bổ sung đơn nhận được 1331 đầu ấn phẩm Đến năm 2011 số tài liệu được nhập vào là 5054 đầu ấn phẩm Từ đầu năm 2012 đến nay Thư viện đã nhập được 1778 đầu ấn phẩm Trong công tác biên mục: Tính đến nay Thư viện đã . Thư viện Đại học Hà Nội 10 1.2.4 Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6. 0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội 10 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6. 0 TẠI THƯ VIỆN. quả ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6. 0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VỚI QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG HỆ QUẢN. khai ứng dụng phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol. Chương 2: Thực trạng ứng dụng phần mềm Hệ quản trị trị thư viện tích hợp Libol 6. 0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội. 6 Chương

Ngày đăng: 07/04/2015, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w