1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo dục sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non

54 2,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

- Trong từ điển tiếng Việt, năng lượng được định nghĩa là “đại lượng vật lí đặc trưng cho khả năng sinh ra công của một vật”.. Phân loại các nguồn năng lượng: Tài nguyên năng lượ

Trang 1

TẬP HUẤN

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG

MẦM NON

Ninh Bình, 03/2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Giảng viên : Đặng Lan Phương Vụ Giáo dục Mầm non

Trang 2

BÀI 1

MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN

VỀ NĂNG LƯỢNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 3

Qua bài giảng học viên nắm được:

- Khái niệm về năng lượng

- Lợi ích việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

- Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại nhà trường, gia đình, nơi công cộng

I MỤC TIÊU

Trang 4

II NỘI DUNG CHÍNH

1 Khái niệm năng lượng

2 Các dạng năng lượng

3 Hiện trạng tài nguyên năng lượng của Việt Nam

4 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện

hành về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 5.Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Trang 5

Câu hỏi thảo luận:

trong trường và trong gia đình của anh/chị?

Cách tiến hành:

 Giảng viên tổng hợp ý kiến và kết luận.

Hoạt động 1: Khái niệm năng lượng

Hoạt động 1: Khái niệm năng lượng

Trang 6

1 Khái niệm năng lượng là gì?

Năng lượng là một phạm trù rất rộng, khái niệm này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và xã hội

- Trong từ điển tiếng Việt, năng lượng được định nghĩa là “đại lượng

vật lí đặc trưng cho khả năng sinh ra công của một vật”

- Theo vật lí học, năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc

thực hiện công năng lên một hệ vật chất.Trong khoa học tự nhiên,

năng lượng còn đặc trưng cho một số tính năng khác như khả năng

bức xạ của vật

- Về mặt đời sống kinh tế, năng lượng có nghĩa là những dạng vật

chất có khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất và có thể mang lại lợi ích cho con người.

- Trong đời sống, năng lượng sống của con người được chuyển hóa

từ nguồn thức ăn, nước uống.

Thông tin phản hồi

Trang 7

Câu hỏi thảo luận:

các nguồn năng lượng.

Cách tiến hành :

hỏi trên Kết quả thảo luận ghi vào giấy A0.

bày Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm

Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm

Trang 8

Phân loại các nguồn năng lượng:

Tài nguyên năng lượng có thể phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo khả năng tái tạo, theo khả năng gây

ô nhiễm, theo bản chất năng lượng…

Tổng hợp các tiêu chí trên có thể phân chia các nguồn năng lượng thành 3 dạng cơ bản:

- Năng lượng không tái tạo

- Năng lượng tái tạo

- Năng lượng điện

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi

Trang 9

1. Nguồn năng lượng không tái tạo

Năng lượng không tái tạo bao gồm :

a) Than đá

Than đá là sản phẩm do than bùn biến đổi sâu trong điều kiện có sự tương tác của nhiệt độ cao và áp suất cao

- Lợi ích của than đá :

+ Vào đầu thế kỉ 20, than đá là nguồn nhiên liệu chủ yếu dùng để sản xuất điện năng

+ Than là nhiên liệu chạy máy cho các nhà máy như nhà máy giấy, nhà máy mía đường…

+ Than là nhiên liệu để đun nấu, chạy tàu hoả, tàu thuỷ

Thông tin phản hồi

Trang 10

Mỏ than lộ thiên Hà Tu

Trang 11

b) Dầu mỏ

Là một hỗn hợp hoá chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hyrocacbon

- Lợi ích của dầu mỏ :

Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại Cụ thể :

+ Dầu mỏ dùng để chạy máy phát sản xuất điện

+ Dầu mỏ là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải

+ Dầu mỏ cũng được sử dụng trong công nghiệp hoá dầu để sản xuất các chất dẻo

Thông tin phản hồi

Trang 12

Mỏ dầu Bạch Hổ

Trang 13

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Trang 14

+ Là nhiên liệu gia dụng được đốt trong các bếp ga, lò ga

để nấu nướng, sấy khô

+ Là nhiên liệu công nghiệp: đốt trong các lò gạch, gốm và

lò cao sản xuất xi măng, đốt các tua bin nhiệt điện để

phát điện cũng như lò nấu thuỷ tinh, lò luyện kim và chế biến thực phẩm

Thông tin phản hồi

Trang 15

2 Nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng sạch)

Nguồn năng lượng này được tạo ra từ những thứ có rất nhiều và không bao giờ cạn kiệt Chúng đều là dạng

năng lượng sạch và không làm ảnh hưởng đến môi

trường như những nguồn năng lượng truyền thống khác (than đá, dầu lửa, khí ga )

Năng lượng tái tạo bao gồm:

- Năng lượng mặt trời

- Năng lượng gió

- Năng lượng dòng chảy, sóng biển

- Năng lượng sinh học

Thông tin phản hồi

Trang 16

a) Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời đến với trái đất dưới dạng ánh sáng với một dãy các bước sóng Năng lượng mặt trời là

nguồn năng lượng mà chúng ta có thể sử dụng hàng

ngày

Lợi ích năng lượng mặt trời :

+ Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên không gây ô nhiễm và vô cùng dồi dào

+ Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để sưởi ấm

các tòa nhà, đun nóng nước, nấu chín thức ăn hoặc sản sinh ra điện năng để có thể làm cho ô tô chuyển động… Tuy nhiên, hạn chế của nó là sự khó khăn trong việc thu thập ánh sáng mặt trời vào những ngày thời tiết mây mù,

và bên cạnh đó là chi phí sản xuất còn khá cao

Thông tin phản hồi

Trang 17

Bình năng lượng mặt trời

Trang 18

Hệ thống dàn năng lượng mặt trời

Trang 19

Bếp năng lượng mặt trời

Trang 20

Bếp năng lượng mặt trời

 Bếp năng lượng mặt trời là thiết bị sử dụng nhiệt của tia nắng để nấu nướng thực phẩm hoặc đun sôi

nước Chúng có nhiều loại và đều hoạt động dựa

theo nguyên lý sau: hội tụ ánh nắng để đưa ánh sáng

và bức xạ mặt trời vào một vùng nhỏ, chuyển ánh

sáng thành sức nóng nhờ vật liệu kim loại có đặc tính dẫn nhiệt tốt để thức ăn nhanh chín hơn

 Trên thực tế bếp mặt trời là vật dụng góp phần vào

nỗ lực giảm nghèo và bảo vệ môi trường Chúng

không tiêu thụ điện, khí đốt, củi, than hay bấy kỳ

dạng nhiên liệu nào Bếp năng lượng mặt trời cũng giúp làm giảm lượng khí thải trong khí quyển và các bệnh liên quan tới đường hô hấp

Trang 21

b) Năng lượng gió

Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển trái đất Năng lượng gió là dạng năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt trời Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng từ môi trường tự nhiên Sử

dụng năng lượng gió có ưu điểm là sử dụng nguồn năng

lượng sạch, nguồn năng lượng vô tận, không gây tác động xấu đến môi trường Nếu so với các nguồn năng lượng như nhiệt điện hay thủy điện, thì điện gió mang lại lợi ích về môi trường và tiết kiệm được rất nhiều diện tích đất xây dựng.

Lợi ích của năng lượng gió :

+ Giúp cho thuyền chạy được trên sông, trên biển Con người phải phụ thuộc vào sức gió để vượt đại dương.

+ Con người thường sử dụng sức gió để giã gạo, bơm nước

và tạo ra điện

Thông tin phản hồi

Trang 22

Hệ thống quạt gió

Trang 23

c) Năng lượng nước (dòng chảy, sóng biển)

Dòng nước chảy hay sự lên xuống của thuỷ triều tiềm ẩn trong nó một lượng năng lượng khổng lồ có thể được sử dụng để sản sinh ra điện và mang lại nhiều lợi ích khác

- Lợi ích của năng lượng nước:

+ Các nhà máy thuỷ điện sản xuất ra năng lượng điện

nhờ sử dụng năng lượng của dòng chảy qua hệ thống

Trang 24

Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình

Trang 25

d) Năng lượng sinh khối

Năng lượng được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh học, có thể từ các sinh vật sống hoặc sản phẩm phụ từ quá trình chuyển hoá của chúng, chúng thuộc loại năng lượng tái tạo.

Năng lượng sinh khối được chia thành 3 loại :

- Dạng rắn : củi, gỗ, than củi.

- Dạng lỏng : Dầu mỡ, cồn nhiên liệu, dầu diesel sinh học.

- Dạng khí : Mêtan, biogas.

Lợi ích của năng lượng sinh khối:

- Quá trình đốt các nhiên liệu dạng rắn tạo ra nhiệt, đốt rác thải hữu cơ tạo ra khí bio- mass, khí bio mass có thể tạo ra điện.

- Chất thải sinh học của động vật được chứa trong các hầm kín tạo ra khí metan Khí này có thể đốt được.

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi

Trang 26

Nhà máy điện Bio-mass

Trang 27

3 Năng lượng điện

Điện là một dạng năng lượng đặc biệt Điện được hình thành khi hàng triệu các nguyên tử electrons chuyển

động và tạo ra một từ trường, từ trường đó tạo ra điện.Điện được sản xuất tại các nhà máy điện (như nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân ), sau đó theo hệ thống đường dây dẫn điện để truyền đi phục vụ cuộc sống của con người

- Lợi ích năng lượng điện: điện là nguồn năng lượng để chạy các thiết bị sử dụng điện như máy móc, thiết bị

cung cấp ánh sáng, thiết bị gia dụng, động cơ ôtô…

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi

Trang 28

- Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi, gần

như hội đủ các nguồn tài nguyên năng lượng, nhưng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng còn nhiều hạn chế Dựa trên tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia với tình hình như trên, trong giai đoạn 2010-2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa,

và do vậy Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành

nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng

- Do những khó khăn về công nghệ, tiềm lực tài chính, điều kiện kinh tế, xã hội nên việc nước ta phát triển các nguồn năng lượng thay thế cho các nguồn cung cấp

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG

CỦA VIỆT NAM

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG

CỦA VIỆT NAM

Trang 29

- Dự báo với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay, các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt

Nam sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt trong vòng vài chục năm tới, các nguồn thuỷ năng lớn đã đưa vào sử dụng hoặc đang xây dựng

- Đến năm 2020 nước ta vẫn sẽ tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và đây là một áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế trong

VIỆT NAM (tt)

Trang 30

1 Hiện trạng tài nguyên năng lượng không tái tạo

a) Than đá

- Trữ lượng than đá của Việt Nam được xác định là từ 3

đến 3,5 tỉ tấn, chủ yếu tập trung ở vùng Quảng Ninh,

ngoài ra còn có ở 1 số nơi khác với trữ lượng ít hơn

- Hàng năm, chúng ta đã bóc từ 25 triệu đến 40 triệu mét khối đất, đá, sử dụng hàng chục ngàn tấn thuốc nổ Đó là những nguồn gây ô nhiễm không khí, là nguyên nhân tàn phá môi trường, đa dạng sinh học, tàn phá rừng, là

nguồn thải bụi Hệ thống đường dài hàng trăm km dưới sâu lòng đất có thể gây nứt nẻ bề mặt địa hình

- Tình hình khai thác than và xuất khẩu than đang tăng mạnh Tình hình này gây ra sự lo ngại về khả năng cạn kiệt tài nguyên và Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than để

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG CỦA

VIỆT NAM (tt) HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG CỦA

VIỆT NAM (tt)

Trang 31

b) Dầu mỏ

- Việc tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ đã được thực hiện từ thời kỳ chiến tranh ở cả 2 miền Nam và Bắc; trong những năm đầu của thập niên 1960 - 1970 đã tìm thấy dầu và khí ở vùng châu thổ Sông Hồng, sau đó là ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam hiện có 24 mỏ dầu có khả năng khai thác thương mại với trữ lượng dầu mỏ là trên 400 triệu tấn

- Hiện nay, mỗi năm Việt Nam khai thác được từ 15-17 triệu tấn dầu thô

- Tuy nhiên, thực tế sản lượng dầu mỏ ở Việt Nam bắt đầu

giảm Việc giảm sản lượng dầu là do giảm sản xuất tại mỏ

Bạch Hổ.Theo dự báo của các chuyên gia khả năng phát hiện những mỏ dầu lớn như Bạch Hổ ở Việt nam là rất thấp và chỉ

có thể còn những mỏ nhỏ với trữ lượng ít

Hiện trạng tài nguyên năng lượng

không tái tạo (tt)

Hiện trạng tài nguyên năng lượng

không tái tạo (tt)

Trang 32

c) Khí thiên nhiên

- Từ năm 1981, Việt Nam đã tiến hành khai thác khí đốt ở mỏ khí Tiền hải C, có trữ lượng khoảng 1,3 tỉ m3, nhưng do hạn chế về công nghệ nên sản lượng khai thác còn khiêm tốn.

- Từ năm 1986, tâm điểm khai thác khí đốt là

lượng khí đồng hành của mỏ dầu Bạch Hổ, tuy nhiên hàng năm chúng ta vẫn phải đốt bỏ một

lượng khí lên đến gần 1 tỷ m3

Hiện trạng tài nguyên năng lượng

không tái tạo (tt)

Hiện trạng tài nguyên năng lượng

không tái tạo (tt)

Trang 33

2 Hiện trạng tài nguyên năng lượng tái tạo: Tỉ trọng điện tái tạo trong

tổng lượng điện sản xuất là rất khiêm tốn, khoảng 3,1% năm 2002 giảm

xuống còn 2,5% đến năm 2005, chúng ta đang phấn đấu đến năm 2020 đạt 5% tổng sản lượng điện

a) Năng lượng mặt trời

- Nằm trong vùng nhiệt đới, số giờ nắng trung bình khoảng 2.000- 2.500

giờ/năm, Việt Nam được xem là quốc gia tiềm năng về năng lượng mặt trời Tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào miền nam và vùng Tây Bắc Việt Nam hiện có trên 100 trạm quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời

- Tuy nhiên, đến nay ứng dụng của NLMT chủ yếu vẫn là pin mặt trời để cấp điện cho các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, làm giàn đun nước nóng

- Ở Việt Nam việc sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời chưa phổ biến,

nhưng trên thế giới đã có rất nhiều nước ứng dụng công nghệ này Ví dụ: ở Đan Mạch có tới 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống Những ngày mùa đông, ít nắng thì tấm thu năng lượng mặt trời vẫn làm cho nước nóng ở 40 - 50 độ C, còn những

ngày trời nắng, thì nhiệt độ có thể lên tới 95 độ C.

Hiện trạng tài nguyên năng lượng

tái tạo

Hiện trạng tài nguyên năng lượng

tái tạo

Trang 34

a) Năng lượng mặt trời (tiếp theo)

- Ở nước ta đã sử dụng các thiết bị thu hứng ánh sáng mặt trời

để phục vụ cho quá trình sản xuất như: thiết bị chưng cất

nước, dàn pin mặt trời Tuy nhiên nếu được khai thác hiệu

quả, việc sử dụng nguồn năng lượng vô tận và miễn phí của thiên nhiên này có thể mang lại lợi ích cho từng hộ gia đình và cho nền kinh tế Việt Nam.

- Mặc dù nhiều tiềm năng, song VN hầu như vẫn chưa ứng

dụng được NLTT vào phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện và nhiệt năng Do phần lớn các công nghệ NLTT thường còn quá đắt, vận hành và bảo dưỡng tương đối phức tạp

trong khi đó chúng thường được ứng dụng cho các khu vực nông thôn, miền núi xa mạng lưới NL quốc gia, bộ phận lớn

cư dân nông thôn có mức thu nhập thấp và trình độ dân trí

chưa cao khiến các công trình NLTT thường chỉ phát triển khi

có nguồn tài trợ nước ngoài hoặc chính sách hỗ trợ của Nhà

2 Hiện trạng tài nguyên năng lượng tái tạo (tt)

Trang 35

b) Năng lượng gió

 Việt Nam rất có tiềm năng phát triển điện gió với 8,6% diện tích cả nước có vận tốc gió cao, tập trung tại các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Trà Vinh, Sóc Trăng Những nơi có vận tốc gió trung bình lớn hơn 4m/s (ở độ cao 12m trên mặt đất) có thể ứng dụng các loại động cơ gió phát điện.

 Đó là chưa kể Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.000km nên rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn điện năng từ sức gió Tuy nhiên cho đến nay việc khai thác và sử dụng năng lượng gió tạo ra điện ở Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

 Việt Nam có điều kiện khí hậu khắc nghiệt hay có gió bão, vì vậy nếu lắp đặt các hệ thống khai thác và sử dụng năng lượng gió với công suất ổn định, khi gặp mưa bão sẽ nhanh chóng làm hệ thống không hoạt động được.

 Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Việt Nam sẽ có Dự án thí điểm về sản xuất điện gió Hiện nay, một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đang xúc tiến đầu tư các dự án điện gió với công suất từ 6 MW tới 150 MW

Trong tương lai từ nay đến năm 2030 tiềm năng xây dựng phong điện ở Việt Nam sẽ là 400MW.

Hiện trạng tài nguyên năng lượng tái tạo (tt)

Ngày đăng: 19/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w