Các đặc điểm có liên quan và tình hình điều tra các vụ án hình sự trên địa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 27 - 34)

2.1. Các đặc điểm có liên quan và tình hình điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sự trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Các đặc điểm có liên quan đến hoạt động điều tra v án hình s

trên địa bàn tnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nộị Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thái Nguyên cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều cơ quan khác của Quân khu Ị Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nộị Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, trong đó nam có 629.197 người và nữ là 657.554 ngườị Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ

dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.627 người/km. Thái Nguyên có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếụ Những thành tựu quan trọng có thể kể đến là Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về tăng trưởng, thứ ba cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩụ GDP bình quân đầu người và giá trị sản xuất công nghiệp lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủđô. Hiện Thái Nguyên đã và đang triển khai các khu công nghiệp sau: Khu công nghiệp Sông Công I; Khu công nghiệp Sông Công II thuộc thành phố Sông Công; Khu công nghiệp Yên Bình I, Khu công nghiệp Nam Phổ Yên, Khu công nghiệp Tây Phổ Yên thuộc thị xã Phổ Yên; Khu công nghiệp Điềm Thuỵ thuộc huyện Phú Bình và Khu công nghiệp Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực Trung-Nam của tỉnh. Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía Đông của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữlượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác.

Những đặc điểm và các yếu tố về địa lý, kinh tế, dân số, nêu trên đã và đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Viện KSND trong thực hiện chức năng của mình.

Là một trong những trong tâm kinh tế, văn hóa của đất nước, do đó lực lượng Công an nhân dân, Viện KSND, Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh có biên chế đông, được trải nghiệm thực tiễn nhiều nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.. Hơn nữa, vì là trung văn hóa giáo dục lớn thứ 3 của cả nước nên công tác giáo dục, tuyên truyền các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ở Thái Nguyên luôn đảm bảo kịp thời và sâu rộng; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, Đảng và chính quyền. Đây là nguyên nhân không nhỏ làm cho công tác của Viện KSND các cấp ở Thái Nguyên trong thời gian qua đạt hiệu quả tương đối caọ

- Những ảnh hưởng tiêu cực

Với địa bàn có nhiều thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội, Thái Nguyên cũng là địa bàn có nhiều điều kiện cho các loại tội phạm phát sinh và phát triển. Những năm qua, cùng với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, văn hóa, xã hội, là đầu mối giao thông, giao thương, do đó, tình hình tội phạm tại địa bàn Thái Nguyên diễn ra hết sức phức tạp. Nhiều loại tội phạm hình sự, nhất là các tội phạm về ma túy và tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội như giết người, cướp tài sản... ngày càng có chiều hướng gia tăng và đa dạng cả về số lượng lẫn tính chất, mức độ với quy mô ngày càng lớn, các thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, hậu quả ngày càng nặng nề. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo hệ quả là một số lượng đông đảo những người nông dân mất ruộng, mất rừng thất nghiệp, nền kinh tế thị trường dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa dân cư nông thôn và dân cư thành thị ngày càng tăng. Sự phát triển của các khu công nghiệp, dịch vụ ở Thái Nguyên đã thu hút một lực lượng lớn người lao động từ tỉnh ngoài về Thái Nguyên làm ăn, sinh sống mà phần đông trong số họ có trình độ văn hóa thấp,nhận thức pháp luật hạn chế lại không có công việc làm, chỗ ở ổn định.

Trong khi đó công tác quản lý nhà nước của chính quyền các cấp ở Thái Nguyên chưa theo kịp, còn nhiều yếu kém và sơ hở đã tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm phát triển. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ đối với công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm có trình độ không đồng đều, mặc dù các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án luôn chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ chiến sĩ, công chức nhưng do áp lực của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nên vẫn còn nhiều cán bộ chiến sĩ, công chức chưa được đào tạo chính trị, pháp luật và nghiệp vụ một cách bài bản.

Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nêu trên đã tác động không nhỏ đến tình hình tội phạm và hoạt động của Viện KSND trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra thu thập chứng cứ của các Cơ quan Cảnh sát điều tra trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2. Tình hình hoạt động điều ra của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Công an tỉnh Thái Nguyên

2.1.2.1. Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh về các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa… thì tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng có sự biến đổi về số lượng, phạm vi, tính chất và mức độ, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của nhân dân, môi trường đầu tư, kinh doanh. Mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều biện pháp tích cực, nhưng tình hình tội phạm trong cả nước nói chung và Tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn có diễn biến phức tạp và vẫn có xu hướng sẽ gia tăng, thành phần tội phạm biến đổi theo hướng đa dạng chứ không chỉ tập trung vào các đối tượng lưu manh, chuyên nghiệp, các đối tượng phạm tội có kiến thức, có chức vụ gia tăng.

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra như sau:

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Cộng

Số vụ 1761 1626 1634 1843 1277 8141

Số bị can 2577 2342 2592 2934 2046 12.491

Cơ quan điều tra hai cấp thành phố đã khởi tố 8141 vụ, 12491 bị can. Trong đó:

Năm 2015: 1761 vụ án với 2577 bị can.

Năm 2016: 1626 vụ án với 2342 bị can (giảm 135 vụ (8 và 235 bị can

(9,1 so với năm 2015);

Năm 2017: Khởi tố 1634 vụ, 2592 bị can tăng 8 vụ (1,3 và tăng 250 bị

can (10/7 so với năm 2016);

Năm 2018: Khởi tố 1843 vụ, 2934 bị can (tăng 209 vụ (12,8% và 342 bị

can (13,3 so với năm 2017);

6 tháng đầu năm 2019: Khởi tố 1277 vụ, 2046 bị can đã bằng 69% cả năm

2018 về số vụ 69,7% số bị canso với năm 2018;

Theo số liệu nêu trên, tình hình tội phạm trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua có lúc tăng, có lúc giảm, nhưng nhìn chung tăng nhiều hơn giảm. Trong đó, Năm 2016 có giảm về số vụ là do sửa đổi BLHS năm 2015, năm 2018 và 2019 là tăng đột biến cả về số vụ án và số bị can và tình hình tội phạm lại diễn biến phức tạp, tăng cao cả số vụ lẫn số bị can sau khi Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 bắt đầu có hiệu lực.

Đánh giá chung: Với số lượng án lớn, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp; tính chất, mức độ của tội phạm tội ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi đã đã tạo sức ép không nhỏ cho hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT và hoạt động của Viện KSND hai cấp của tỉnh Thái Nguyên trong việc

thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động điều tra thu thập chứng cứ nói riêng.

2.1.2.2. Tình hình điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều

tra Công an tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu từ góc độ của chủ thể thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, có thể đánh giá về hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT hai cấp của Công an tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019 một số vấn đề như sau:

Cơ quan Cảnh sát điều tra hai cấp của Công an tỉnh Thái Nguyên có lực lượng cán bộ làm công tác điều tra có nhiều kinh nghiệm, cơ bản nắm vững pháp luật và các yêu cầu nghiệp vụ. Điều này được thể hiện qua thực tiễn điều trạ Mặc dù lượng án hằng năm thuộc thẩm quyền của Cơ quan Cảnh sát điều tra xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênlà rất lớn (Bảng phụ lục số 2.1), nhưng cơ bản đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra hai cấp của Công an tỉnh Thái Nguyên tiến hành điều tra và xử lý. Nhiều vụ án phức tạp tưởng chừng như bế tắc nhưng đều được Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ để đưa người phạm tội ra trước pháp luật, như vụ án vợ chồng Võ Khánh Dương và Nguyễn Thị Quỳnh Anh đã lừa đảo hàng trăm tỷ đồng của gần 30 người, vụ án Nguyễn Thị Kiều Hạnh (SN 1976), trú tại tổ 6, phường Sông Cầu, TP Bắc Kạn (Bắc Kạn) giả danh Công an lừa đảo hơn 2.7 tỉ đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.... Các vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênđược điều tra làm rõ với tỉ lệ 89,9%. Trong quá trình điều tra, trình tự, thủ tục, các tài liệu điều tra và các hoạt động tố tụng khác cơ bản được Điều tra viên thực hiện đúng pháp luật.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn điều tra của Cơ quan CSĐT hai cấp Công an tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề

dẫn đến các hoạt động thu thập chứng cứ chưa đảm bảo yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự. Những vấn đề đó bao gồm:

Lực lượng Điều tra viên còn mỏng so với lượng án xảy ra hàng năm. Tính đến tháng 6 năm 2019 toàn tỉnh Thái Nguyên có 141 Điều tra viên và 629 cán bộ làm công tác điều trạ Như vậy, trung bình mỗi năm, một Điều tra viên phải thụ lý hơn 13 vụ án. Tính thời hạn điều tra ngắn nhất mỗi vụ khoảng 3 tháng thì vào một thời điểm, một điều tra viên phải tiến hành điều tra 4 vụ án. Điều này cho thấy sự quá tải của Điều tra viên trong điều tra vụ án hình sự. Chính thực trạng này cho nên trong quá trình điều tra, rất nhiều hoạt động Điều tra viên không trực tiếp thực hiện mà do cán bộ điều tra tiến hành.

Cơ quan CSĐT trong giai đoạn này đang tổ chức theo Luật tổ chức Điều tra hình sự năm 2015, vì vậy các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra hoạt động tương đối độc lập. Trong khi đó số lượng các vụ án phân bố không đềụ Có những đơn vị có lượng vụ án điều tra hằng năm chiếm tỉ lệ cao so với các đơn vị khác trong Cơ quan điều tra như Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội các thành phố Thái Nguyên và Sông Công (Số vụ án xâm phạm trật tự xã hội hàng năm luôn chiếm mức trên 50% tổng số vụ). Nhưng cũng có những đơn vị, số lượng vụ án khởi tố điều tra hàng năm chiếm tỉ lệ rất thấp như Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ các huyện (Số vụ án về kinh tế chỉ chiếm xấp xỉ 3% tổng số vụ án khởi tố hàng năm). Ở các thành phố luôn có số lượng các vụ án về trật tự xã hội chiếm tỉ lệ cao (Thành phố Thái Nguyên có số lượng vụ án thường xuyên chiếm mức trên dưới 10% số lượng các vụ án toàn tỉnh). Có những huyện lượng các vụ án hàng năm rất thấp (như huyện Võ Nhai hàng năm chỉ bằng 1% số lượng các vụ án toàn tỉnh). Điều này cho thấy, số lượng các vụ án điều tra hàng năm tập trung chủ yếu vào các Điều tra viên thuộc các

phòng, đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội và các thành phố, huyện trọng điểm, còn các lĩnh vực kinh tế, chức vụ và một số huyện ngoại thành rất ít.

Từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Thái Nguyên đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố 6101 vụ (đạt 74,9%) vụ án với 10304 bị can; đình chỉ 419 vụ án (chiếm 5,1%%). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình chỉ điều tra là hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được bị can phạm tội, đình chỉ theo khoản 1 Điều 25 BLHS 1999 và khoản 2 Điều 29 BLHS 2015, bị can chết, bị hại rút yêu cầu đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hạị Số vụ án tạm đình chỉ là 509 vụ (chiếm 6,3%), căn cứ chủ yếu dẫn đến tạm đình chỉ là do bị can bỏ trốn, hết thời hạn điều tra chưa bắt được hoặc hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can.

2.2. Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động thu thập chứng cứ trong điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)