Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 42)

Theo số liệu thống kê mà luận văn đã khảo sát cho thấy, các cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát hai cấp của tỉnh Thái Nguyên luôn tích cực đấu tranh, giải quyết các vụ án hình sự, nhằm đảm bảo đúng thời hạn quy định trong tố tụng hình sự nên đạt tỷ lệ caọ Tỷ lệ giải quyết án trung bình qua 4,5 năm đều đạt trên 70% tổng số án thụ lý. Đặc biệt, lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp luôn chỉ đạo sát sao các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra nhằm đảm bảo việc thu thập chứng cứ được khách quan, toàn diện, đầy đủ, nên tỷ lệ giải quyết án luôn caọ

Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ trong điều tra các vụ án hình sự, Viện kiểm sát 2 cấp tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường, nâng cao chất lượng công tác đảm bảo thực hiện các hoạt động ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, công tác bảo vệ hiện trường cho đến công tác khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, tài liệu, đồ vật phục vụ cho việc làm rõ tội phạm.

quan Cảnh sát điều tra, Viện KSND đảm bảo đúng pháp luật, có căn cứ. Các trường hợp đình chỉ điều tra một số do bị can chết, một số do bị hại rút đơn yêu cầu theo quy định của Bộ luật TTHS. Còn lại, một số vụ án, do chuyển biến của tình hình, hành vi của bị can không còn tính chất nguy hiểm cho xã hội nữa nên các cơ quan tố tụng đã áp dụng Điều 25 BLHS năm 1999 (nay là Điều 29 BLHS 2015) để miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can. Đối với các trường hợp tạm đình chỉ điều tra, lý do chủ yếu là bị can bỏ trốn, không xác định được đối tượng phạm tội hoặc chờ kết quả giám định, yêu cầu bị can chữa bệnh bắt buộc.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ theo luật định, Viện KSND 2 cấp tỉnh Thái Nguyên trong 4,5 năm quan đã thể hiện tốt vai trò của mình đối với hoạt động thu thập chứng cứ trong điều tra các vụ án hình sự, vì vậy, chất lượng giải quyết các vụ án hình sự ngày càng được nâng lên.Viện KSND 2 cấp đã tập trung nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thu thập chứng cứđối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng về giết người, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản cảu nhiều người; các vụ án liên quan đến tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc; các vụ vi phạm an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngay từ khi khởi tố vụ án, Viện KSND đã phân công Kiểm sát viên bám sát quá trình điều tra vụ án; kiểm sát chặt chẽ việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án của Cơ quan CSĐT, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong quá trình điều tra, kiên quyết trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm khắc phục thiếu sót, vi phạm trong quá trình điều tra; ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu Cơ quan CSĐT áp dụng biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm.

2.3.2. ột số hạn chế, thiếu sót

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động của Viện KSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động điều tra thu thập chứng cứ và đánh

giá chứng cứ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng giải quyết vụ án. Những tồn tại, hạn chế bao gồm:

Thứ nhất, một số Viện KSND cấp huyện còn thụ động, chưa thể hiện vai trò quyết định trong việc khởi tố VAHS. Tình trạng Cơ quan CSĐT khởi tố không đúng pháp luật còn xảy ra, nhưng Viện KSND không kịp thời sử dụng quyền công tố để hủy bỏ mà vẫn để điều tra, sau đó phải đình chỉ vụ án, có không ít vụ việc đã làm oan người vô tội, hoặc gây ra những hậu quả đáng tiếc khác. Quá trình kiểm sát việc khởi tố chưa chặt chẽ, không nắm chắc các quy định của pháp luật, dẫn đến trong thời gian qua vẫn để xảy ra các trường hợp hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế gây ảnh hưởng xấu tới nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hộị Nguyên nhân việc hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế là do nhận thức, đánh giá không đúng chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng để làm rõ ranh giới hành vi phạm tội với các vi phạm khác. Mặt khác, do chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, nên nhiều Viện KSND cấp huyện có yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng không được Cơ quan CSĐT chấp nhận. Theo số liệu thống kê của Viện KSND tỉnh Thái Nguyên, trong 4,5 năm, Viện KSND hai cấp của tỉnh Thái Nguyênđã yêu cầu Cơ quan CSĐT khởi tố 55 vụ án, Cơ quan CSĐT chỉ chấp nhận khởi tố 42 vụ còn 13 vụ CSĐT không chấp nhận. Đây cũng là mặt hạn chế của công tác thực hành quyền công tố của Viện KSND 2 cấp tỉnh Thái Nguyên.

Trong hoạt động kiểm sát điều tra thu thập chứng cứ, trong nhiều trường hợp, Kiểm sát viên chưa bám sát quá trình điều tra vụ án, một mặt do không kiểm sát điều tra ngay từ đầu nên công tác kiểm sát điều tra trở nên thụ động, từ đó không kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra để có những quyết định hoặc kiến nghị kịp thời, dẫn đến chứngcứ thu thập được bị sai lệch so với thực tế nên không ít trường hợp khởi tố, điều tra, oan, saị

Trong kiểm sát các hoạt động điều tra cụ thể, một số Kiểm sát viên không nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình nên trong nhiều trường hợp tiến hành kiểm sát hoạt động điều tra còn lúng túng, thụ động. Nhiều Kiểm sát viên tham gia cho đủ thành phần, chứ không phát huy được vai trò của Kiểm sát viên nên không phát hiện được các vi phạm, hoặc nếu có phát hiện nhưng lại không đề ra yêu cầu khắc phục kịp thờị Điều này dẫn đến việc chứng cứ thu thập được không chính xác làm cho việc giải quyết vụ án thiếu tính khách quan, vụ án phải điều tra, xét xử lại nhiều lần. Trong nhiều vụ án, nhiều hoạt động điều tra, mặc dù được Cơ quan điều tra thông báo nhưng Kiểm sát viên không có mặt nêu sau đó chỉ kiểm sát qua hồ sơ. Như vậy sẽ không đảm bảo để nắm bắt đúng bản chất của hoạt động thu thập chứng cứ, dánh giá chứng cứ của Cơ quan điều trạ

Số vụ án phải tạm đình chỉ do chưa xác định được đối tượng gây án và do bị can trốn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 11%), nhưng Viện KSND hai cấp của tỉnh Thái Nguyên chưa tích cực yêu cầu Cơ quan CSĐT truy xét để xác định bắt giữ đối tượng phục hồi điều tra, xử lý.

Thứ hai, tình trạng trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung tuy từng bước được hạn chế nhưng chuyển biến còn chậm. Hàng năm vẫn còn số lượng đáng kể các vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung với các lý do chủ yếu là thiếu chứng cứ quan trọng như: chưa xác định được hành vi, vai trò của người thực hiện tội phạm; động cơ gây án của bị can; căn cứ quy kết TNHS của bị can; chưa thu giữ được vật chứng quan trọng của vụ án; để lọt tội phạm, lọt hành vi phạm tội; khởi tố sai tội danh. Có những vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa đủ chứng cứ để kết tội bị cáọ Ở đây có trách nhiệm của Viện kiểm sát đối với hoạt động thu thập chứng cứ của Cơ quan điều trạ

Thứ ba, việc thực hiện chưa tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Kiểm sát viên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng

hàng năm tỉ lệ vụ án phải đình chỉ ở giai đoạn điều tra lên đến 5,1%, trong đó có trên 3% có bị can bị tạm giam. Số vụ án bị đình chỉ chủ yếu do có một trong những căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật TTHS 2015; Đình chỉ đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm; Đình chỉ vì có căn cứ để miễn TNHS theo Điều 16, Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Mặc dù đa số là các trường hợp đình chỉ đúng pháp luật nhưng đây là hệ quả của việc thiếu căn cứ, đánh giá không chính xác chứng cứ tài liệu thu thập được để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Có những vi phạm không đáng có nhưng thường xảy ra trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra như không xác minh cụ thể tuổi của người thực hiện hành vi nguy hiểm dẫn đến khởi tố, điều tra người chưa đủ tuổi chịu TNHS. Trong một số trường hợp, việc khởi tố phải có yêu cầu của người bị hại, song lại không được làm rõ căn cứ dẫn đến vụ án khởi tố, điều tra rồi phải đình chỉ. Bên cạnh đó, còn những vụ án đình chỉ không đúng pháp luật, chiếm 0,05% tổng số vụ đình chỉ. Qua phân tích cho thấy, số vụ đình chỉ không đúng pháp luật chủ yếu là do đánh giá chứng cứ không phù hợp vớitính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đã đình chỉ cả những trường hợp rõ ràng là phạm tộị Cùng với những thiếu sót trên, một số địa phương Cơ quan CSĐT còn đình chỉ một số trường hợp sai thẩm quyền nhưng Viện KSND nơi đó cũng không phát hiện được để kịp thời hủy bỏ. Còn để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa cấp trên và cấp dưới đối với những vụ án có vướng mắc làm ảnh hưởng đến thời hạn, chất lượng giải quyết án hình sự.

Thứ tư, đường lối xử lý vụ án hình sự còn chưa nhất quán, chưa đáp ứng được yêu cầụ Nhiều huyện còn có khuynh hướng nặng về trừng trị để phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương hoặc do nhận thức sai lệch về yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị đã khởi tố, điều tra cả những trường hợp không đến mức phải truy cứu TNHS, nhưng lại bỏ qua, không khởi tố, điều tra xử lý đối với những quan chức phạm tộị Vẫn còn tình trạng cùng một tội phạm với

tính chất, mức độ như nhau nhưng ở nơi này thì khởi tố, truy tố nhưng nơi khác thì không. Vấn đề này đều xuất phát từ việc đánh giá chứng cứ.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót

Một là, các quy định của pháp luật hiện hành về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra còn chưa rõ ràng, thiếu hướng dẫn pháp luật kịp thời để tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết VAHS.

Mặc dù cả BLHS và Bộ luật TTHS được ban hành mới nhưng văn bản hướng dẫn áp dụng còn chưa kịp thờị Thực tiễn hiện nay vẫn tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để khởi tố, điều trạ Một số quy định về miễn trách nhiệm hình sự, gây thiệt hại cho xã hội nhưng không phải là tội phạm chưa rõ ràng dẫn tới dễ bị lạm dụng hoặc không dám áp dụng như quy định về miễn trách nhiệm hình sự tại Điều 25 BLHS 1999 cũng như Điều 29 BLHS 2015, quy định về phòng vệ chính đáng tại Điều 22 BLHS, đặc biệt là tình thế cấp thiết tại Điều 23 BLHS 2015

Mặc dù BLHS đã cụ thể hóa hơn rất nhiều so với BLHS 1999, Tuy nhiên, trong BLHS 2015, sử đổi năm 2017 có nhiều hành vi phạm tội mới cần phải cắt nghĩa, giải thích chính thức để áp dụng thống nhất, xác định cụ thể chứng cứ cần thu thập. Vẫn còn có nhiều quy định chung chung, không định lượng cụ thể ở phần lớn các tội phạm mà đến nay chưa được hướng dẫn, giải thích như: “Phạm tội có tính chất côn đồ”, “Phạm tội vì động cơ đê hèn”. Chính từ quy định như vậy dẫn đến lâu nayviệc khởi tố, điều tra các vụ việc về các tội phạm có các tình tiết trên được dựa vào các công văn thống nhất mức định lượng cấu thành của Viện KSND tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối caọ Mặt khác, dấu hiệu pháp lý chưa rõ để phân biệt một số loại tội phạm mà thực tế thường gặp khó khăn để xác định đúng tội danh và áp dụng đúng điều khoản của BLHS như: Giữa tội “Giết người” trong trường hợp chưa đạt với tội “cố ý gây thương tích”, tội “Giết người” trong trường hợp hoàn thành với tội “Cố ý gây

thương tích” trong trường hợp gây hậu quả chết người, tội “Vô ý làm chết người” với tội “Giết người” do lỗi cố ý gián tiếp...

Bộ luật TTHS có những thủ tục rườm rà khi thực hành quyền công tố như thủ tục xét phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, thời hạn giao nhận các quyết định tố tụng; thời hạn tố tụng chưa phù hợp với thực tế như một số tội ít nghiêm trọng nhưng tính phức tạp của nó lại cao đòi hỏi thời hạn điều tra dài nhưng Bộ luật TTHS lại quy định quá ngắn. Các thẩm quyền tố tụng tập trung chủ yếu vào Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện KSND các cấp trong khi Điều tra viên và Kiểm sát viên là những người trực tiếp tiến hành tố tụng thì quyền năng hạn chế, khiến họ bị thụ động và có tâm lý ỷ lại cấp trên, không chủ động tiến hành các hoạt động tố tụng theo yêu cầụ Đặc biệt, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động điều tra nói riêng là vấn đề quan trọng của hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn điều tra, Viện KSND hầu như phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các quyết định và tài liệu mà CQĐT đã ban hành và thu thập, Nhưng trong Bộ luật TTHS cũng như các văn bản hướng dẫn không có các quy định cụ thể về thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; nguyên tắc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; các biện pháp và trình tự thủ tục tiến hành các hoạt động nàỵ Chính điều này đã làm cho các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự như là một hoạt động phái sinh trong quá trình điều trạ Các hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra không có một quy trình quy chuẩn nàọ Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên chỉ biết dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng công tác được tích lũy và sự hiểu biết về pháp luật để soi xét các hoạt động của CQĐT để từ đó ra các quyết định và kiến nghị cần thiết. Ngành Kiểm sát nhân dân mặc dù ban hành quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự, nhưng trong đó vẫn chủ yếu là hướng dẫn

pháp luật mà không có các quy định mang tính kỹ năng, phương pháp, thủ thuật, chiến thuật cho hoạt động nàỵ

Đặc biệt hiện nay, quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội, nhưng chưa có cơ chế để xử lý và tiến hành tố tụng, dẫn đến, mặc dù đã gần 2 năm nhưng chưa có pháp nhân thương mại nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hai là, tổ chức bộ máy và cơ chế bảo đảm thực hiện việc điều tra và thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự còn thiếu đồng bộ, có mặt chưa hợp lý.

Về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra: Trước đây, lực lượng điều tra tố

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 42)