Hoàn thiện tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân hai cấp của tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 59)

tỉnh Thái Nguyên và đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đáp ứng yêu cầu của cải cách tƣ pháp

Tổ chức Viện kiểm sát hai cấp của tỉnh Thái Nguyên theo mô hình của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

Theo quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Các phòng và tương đương.

Trên cơ sở quy định này, cùng với các nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát và thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, để đảm bảo tính chuyên sâu trong thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra án hình sự, các phòng nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần thành lập các phòng sau:

Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử án an ninh; Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử án trật tự xã hội;

Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử án tham nhũng,kinh tế, chứ vụ, môi trường;

Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử án ma tuý; Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp;

Với việc thành lập các phòng nghiệp vụ chuyên môn theo từng loại tội phạm sẽ tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có điều kiện chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực cụ thể từ đó thực hiện tốt hơn chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra thu thập chứng cứ các vụ án hình sự.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.

Với thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua có thể thấy rằng, từ khi tăng thầm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện lượng án hình sự ở cấp huyện rất lớn. Với yêu cầu phân định rõ thầm quyền như Bộ luật TTHS 2015 và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, trong thời gian tới cần thành lập các đội hoặc ban nghiệp vụ ở cấp huyện để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố theo các lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở thực tiễn, luận văn đề xuất, các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có lượng án lớn, biên chế đông (như Viện KSND TP Thái Nguyên) cần phải được tổ chức thành các đội chuyên môn, theo đó trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự cần có các đội:

tế, môi trường;

Độithực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội; Độithực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma tuý;

Tuy nhiên, tùy theo lượng án ở các huyện để thành lập đủ bốn đội hoặc ít hơn để phù hợp với các đội thuộc Cơ quan điều trạ Với tính chuyên môn hóa cáo, việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động của Cơ quan điều tra trong thu thậpchứng cứ sẽ hiệu quả hơn rất nhiềụ

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

Con người luôn là trung tâm của mọi mối quan hệ xã hội, là chủ thể xây dựng pháp luật và cũng là chủ thể áp dụng áp dụng pháp luật. Xây dựng pháp luật tốt chưa đủ, mà còn cần cả việc thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật tốt mới đạt được mục đích của pháp luật. Nếu một Nhà nước có hệ thống pháp luật tốt, nhưng lại có đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật đó yếu thì hiệu quả pháp luật vẫn không đạt được. Chính vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng một đội ngũ cán bộ kiểm sát tinh nhuệ, có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm và có bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đó.

Thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đòi hỏi phải coi đổi mới công tác tổ chức và cán bộ của ngành kiểm sát là một trong những biện pháp quan trọng để Viện KSND nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các Viện kiểm sát cấp huyện trên địa bàn tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp nói chung và trong kiểm sát điều tra án hình sự nói riêng. Ngành kiểm sát phải tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, kiểm sát viên tinh thần Nghị quyết 08 NQ/TW và Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời

gian tới”; quán triệt đầy đủ các quy định của Luật tổ chức Viện KSND mới về tiêu chuẩn, trình độ và trách nhiệm của đội ngũ kiểm sát viên, điều tra viên. Đồng thời Viện kiểm sat hai cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần gấp rút tổ chức triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ cấp bách sau đây:

Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải tuyệt đối dựa trên cơ sở giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng đồng thời phải gắn với cơ chế, chính sách pháp luật. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ.

Hai là, xác định rõ mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ ở cả hai cấp kiểm sát trên cơ sở chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp và yêu cầu về tiêu chuẩn hóa cán bộ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự kế thừa, chuyển tiếp các thế hệ cán bộ tới năm 2025. Đảm bảo trong mỗi đơn vị luôn đan xen đội ngũ cán bộ của ba thế hệ (mỗi thế hệ cách nhau 10 năm), để các cán bộ lâu năm, nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, dìu dắt và truyền đạt những kiến thức thực tiễn cho lớp kế cận. Bởi hiện nay, các bị can phần nhiều là đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, nhiều tiền án tiền sự, lì lợm và khôn ngoan, nếu cán bộ không có kiến thức nghiệp vụ, không có kinh nghiệm, phương pháp thì rất khó khăn trong việc đấu tranh, giải quyết vụ án.

Ba là, hết sức coi trọng và tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trẻ hóa cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa, khắc phục tình trạng hẫng hụt, chắp vá thiếu cán bộ. Phải có biện pháp điều động, luân chuyển cán bộ, quy hoạch và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ. Có quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng và đề bạt cán bộ một cách khoa học, công tâm, khách quan và bảo đảm đúng quy trình.

Do tính chất của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự đòi hỏi phải có tầm bao quát và tính chiến đấu cao, cần đủ lực lượng cần thiết để chăm lo làm tốt. Do đó, Viện KSND nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Viện kiểm sát nhân dân các huyện cần có sự tính toán cân nhắc trên cơ sở khảo sát thực tế ở từng khâu, từng cấp kiểm sát để cân đối số lượng kiểm sát viên, kiểm tra viên với khối lượng vụ án hình sự. Đây cũng là cơ sở thực tế để đề nghị với cấp có thẩm quyền quan tâm đến biên chế cho ngành kiểm sát ở Tỉnh Thái Nguyên. Tính chất của công tác kiểm sát hình sự cũng đòi hỏi kiểm sát viên làm công tác này không những phải nắm vững luật pháp mà còn đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu sắc, nhất là nghiệp vụ về công tác điều tra tội phạm và kỹ năng thực hành quyền công tố. Do vậy, bên cạnh việc thường xuyên bồi dưỡng năng lực pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ, cần coi trọng bố trí những cán bộ, kiểm sát viên có bề dày kinh nghiệm chuyên làm công tác kiểm sát hình sự, không nên điều chuyển cán bộ một cách thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Yêu cầu đặt ra đối với chất lượng kiểm sát viên là phải có bản lĩnh nghiệp vụ, nắm vững pháp luật và những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, biết vận dụng nhuần nhuyễn pháp luật và những quy định đó trong thực thi nhiệm vụ và phải thông thạo khâu nghiệp vụ mình thực hiện. Nhưng điều quan trọng hơn là kiểm sát viên, kiểm tra viên phải là người có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp. Ngành kiểm sát Tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường rèn luyện, giáo dục đội ngũ kiểm sát viên để họ nhận thức được rằng mỗi kiểm sát viên của ngành kiểm sát đều có trách nhiệm cao cả và rất nặng nề, đó là người thay mặt Nhà nước thực hành quyền công tố, cho nên phải luôn luôn tôn trọng sự thật, phân rõ đúng sai, hết sức giữ thái độ khách quan, thận trọng,công minh, chính trực.

3.3. Tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các lực lƣợng trong thực hành quyền công tố và kiển sát điều tra các vụ án

hình sự

Việc quản lý, chỉ đạo, điều hành ở từng khâu công tác thực hành quyền công tố trong điều tra các VAHS phải bảo đảm chế độ tập trung thống nhất trong ngành, kiểm sát viên chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Viện trưởng cấp mình và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện KSND tối caọ Đồng thời, cần thực hiện tốt chế độ phân cấp quản lý theo quy định tại các quy chế công tác kiểm sát hình sự. Thực hiện tốt những vấn đề này chính là tăng cường chế độ trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cấp kiểm sát trong việc thực thi nhiệm vụ, khắc phục tình trạng mâu thuẫn hoặc ỷ lại của cấp dưới vào cấp trên.

Việc hướng dẫn, chỉ đạo cũng như trả lời thỉnh thị đường lối giải quyết vụ án (truy tố hoặc đình chỉ) phải được nâng cao về chất lượng, bảo đảm chính xác, kịp thời, tránh việc hướng dẫn không rõ ràng gây khó khăn cho cấp dưới khi thực hiện. Trong trường hợp ý kiến của Viện KSND cấp trên không thống nhất với ý kiến của Viện KSND cấp dưới về đường lối giải quyết thì cần trao đổi để làm rõ các tình tiết vụ án, quyết định của Viện KSND cấp trên phải là quyết định cuối cùng. Viện KSND cấp dưới chỉ thay đổi đường lối giải quyết vụ án khi xuất hiện các tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án nhưng phải báo cáo lại với Viện KSND cấp trên.

Trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy chế nghiệp vụ, Viện KSND tối cao cần có tổng kết kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện các quy chế này nhằm hướng dẫn quy trình giải quyết và quản lý án hình sự trong toàn ngành, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý nghiệp vụ và lề lối làm việc tùy tiện hiện nay làm giảm sút chất lượng thực hành quyền công tố. Đồng thời, Viện KSND tối cao sớm nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp giữa các khâu kiểm sát hình sự với nhau và với các công tác kiểm sát khác để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, vận dụng đồng bộ các công tác kiểm sát để phát huy sức mạnh

tổng hợp nhằm thực hiện tốt quyền công tố trong điề tra vụ án hình sự. Sự phối hợp giữa các khâu công tác kiểm sát phải trên cơ sở chức trách, quyền hạn của từng khâu và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành, chống tình trạng cục bộ, khép kín; tránh thụ động chờ án hoặc chồng lấn trách nhiệm, trùng lặp phạm vi công tác.

Đối với khởi tố vụ án hình sự, bộ phận thực hành quyền công tố ở Viện KSND cấp huyện có trách nhiệm quản lý đầy đủ số VAHS đã khởi tố, số vụ án Viện KSND yêu cầu CQĐT khởi tố nhưng chưa được thực hiện và báo cáo đầy đủ tình hình về Viện KSND cấp tỉnh; Viện KSND cấp tỉnh quản lý toàn bộ tình hình khởi tố VAHS trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện KSND tối caọ Các công tác kiểm sát khác khi phát hiện những vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển toàn bộ tài liệu chứng cứ thu thập được để công tác thực hành quyền công tố và thực hành quyền công tố nghiên cứu, báo cáo Viện trưởng cùng cấp xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ án đó. Trong trường hợp Tòa án cùng cấp khởi tố VAHS thì khâu công tác kiểm sát xét xử hình sự phải chuyển hồ sơ cho công tác thực hành quyền công tố trong điều tra các VAHS và nêu rõ lý do, đồng thời cùng phối hợp với khâu này để xem quyết định khởi tố của Tòa án có căn cứ hay không, nếu không có căn cứ thì công tác kiểm sát hình sự báo cáo lãnh đạo Viện để kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can. Công tác thực hành quyền công tố có trách nhiệm quản lý đầy đủ tình hình đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can trong các giai đoạn TTHS, thông báo và gửi bản sao quyết định đình chỉ vụ án đối với những trường hợp do Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung cho Toà án biết theo quy định tại khoản 2 Điều 154 Bộ luật TTHS; công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự phải kiểm sát chặt chẽ các căn cứ đình chỉ vụ án của Tòa án cùng cấp và gửi bản sao quyết định đình

chỉ vụ án cho công tác thực hành quyền công tố và thực hành quyền công tố để vào sổ theo dõị Mọi quyết định đình chỉ vụ án phải được kiểm sát chặt chẽ, nếu có căn cứ cho thấy việc đình chỉ là không có căn cứ thì công tác thực hành quyền công tố và thực hành quyền công tố phải chủ động đề xuất với Viện trưởng để hủy bỏ và ra quyết định phục hồi điều tra vụ án.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, mỗi công tác kiểm sát hình sự phải tích cực, chủ động phát hiện những vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án có thẩm quyền. Những vi phạm được phát hiện phải được chuyển đến công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử để xem xét và đề ra biện pháp kiến nghị hoặc kháng nghị yêu cầu Tòa án khắc phục, chấm dứt vi phạm.

Cần giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa Viện KSND cấp trên và Viện KSND cấp dưới trong việc giải quyết VAHS. Thực hiện nguyên tắc tập trung lãnh đạo thống nhất trong ngành được quy định tại Hiến pháp và Luật tổ chức Viện KSND, Viện KSND các cấp cần phối hợp chặt chẽ với nhau để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết VAHS.

Viện KSND tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện KSND cấp huyện bằng nhiều hình thức như: tập huấn chuyên đề giải quyết từng loại án; xây dựng chế độ các phòng nghiệp vụ chỉ đạo đường lối công tác kiểm sát hình sự đối với Viện KSND cấp huyện; cử kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)