tra thu thập chứng cứ
Để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các VAHS có hiệu quả cao thì điều kiện quyết định là phải có hệ thống pháp luật hình sự, pháp luật TTHS quy định thống nhất, đồng bộ. Đặc biệt là các quy định của Bộ luật TTHS phải chặt chẽ, cụ thể về trình tự, thủ tục điều tra, kiểm sát điều trạ
BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã có hiệu lực thi hành, nhưng có nhiều quy định của Bộ luật về các cấu thành tội phạm mới so với BLHS năm 1999 đến nay vẫn chưa được hướng dẫn thi hành, hoặc chưa có văn bản hướng dẫn để làm rõ đặc trưng hành vi cũng như ranh giới pháp lý giữa “tội phạm” với các vi phạm khác dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có hướng dẫn một số tình tiết cấu thành tội phạm ở một số tội phạm cụ thể quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), không để tình trạng từng ngành có hướng dẫn riêng, nhất là những tội phạm trong thực tế thường xảy ra như các tội phạm liên quan đến giá trị tài sản, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm tình dục. Mặc dù Hội đồng thầm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có một số nghị quyết hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự nhưng chưa đầy đủ. Đồng thời cần sửa đổi, bổ sung một số Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng
một số điều của Bộ luật TTHS trước đây, bởi vì vềnguyên tắc Bộ luật TTHS 2003 hết hiệu lực thì các văn bản hướng dẫn bộ luật này cũng đương nhiên hết hiệu lực.
Hiện nay các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 29 BLHS 2015 sửa đổi năm 2017 mở rộng nhiều hơn so với BLHS 1999, đặc biệt khoản 3 của điều luật quy định: Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diệnhợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Đây là sự bổ sung tương đối lớn, tuy nhiện trong trình tự, thủ tục của Bộ luật TTHS 2015 chưa có quy định cụ thể nên Cơ quan điều tra và Viện KSND trên địa bàn tỉnh Thái nguyên còn rất lúng túng khi áp dụng.
- Đối với trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, Bộ luật TTHS 2015 quy định: “chỉ được khởi tố VAHS khi có yêu cầu của người bị hại”. Trong thực tiễn đấu tranh chống tội phạm, nhiều vụ việc khi xảy ra tội phạm, người bị hại thường đề nghị cơ quan pháp luật để cho họ và đối tượng phạm tội tự giải quyết, nhưng sau đó do không thỏa mãn về vấn đề bồi thường hay lý do khác, người bị hại khi đó mớicó đơn yêu cầu khởi tố VAHS. Khi CQĐT, Viện KSND nhận được đơn yêu cầu khởi tố thì việc thu thập chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn vì tội phạm đã xảy ra từ lâụ Bộ luật TTHS đã không quy định căn cứ để CQĐT, Viện KSNDcó thể bác đơn yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại trong trường hợp nêu trên. Do vậy, cần quy định về thời hiệu yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại, trong đó quy định cụ thể như sau: “Đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì trong thời hạn không quá hai mươi ngày kể từ khi tội phạm xảy ra người bị hại phải gửi đơn yêu cầu khởi tố
VAHS hoặc không khởi tố VAHS cho CQĐT hoặc Viện kiểm sát, trong trường hợp có những lý do khách quan dẫn đến việc gửi đơn chậm thì thời hạn gửi đơn không được quá hai tháng kể từ khi tội phạm xảy rạ Nếu quá thời hạn nói trên thì CQĐT, Viện kiểm sát có quyền bác đơn yêu cầu khởi tố VAHS của người bị hại”.
- Sửa đổi BLTTHS theo hướng tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên nhằm tăng tính chủ động, kịp thời, đồng thời gắn trách nhiệm cao hơn cho Kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, như: Quy định Kiểm sát viên có quyền phê chuẩn một số lệnh của Cơ quan điều tra gồm có Lệnh khám xét, Lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Lệnh áp giải, dẫn giảị..
- Các quy định về hoạt động của VKS cần được sửa đổi theo hướng chỉ đạo điều tra thay vì định hướng điều tra như hiện nay, tức là kế hoạch điều tra, thu thập chứng cứ đều phải được VKS phê duyệt trước khi thực hiện, đồng thời cụ thể hóa trong Luật về thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; nguyên tắc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; các biện pháp và trình tự thủ tục tiến hành các hoạt động này. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện chức năng thực hành quyền công tố một cách toàn diện, có hiệu quả.
- Hoàn thiện các quy định về khám xét
+ Theo quy định tại điều 192 BLTTHS thì “Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án”. Việc quy định không rõ ràng về căn cứ thế nào mới được khám xét khiến Cơ quan tiến hành tố tụng một mặt khó thi hành, mặt khác có thể gây lạm quyền, khám xét bừa bãi, ảnh
hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở của công dân. Cần có quy định cụ thể hơn đối với vấn đề nàỵ
+ Theo quy định tại khoản 1 điều 193 BLTTHS thì “Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành”. Như vậy, rõ ràng có mâu thuẫn khi mà những người được quy định tại khoản 2 điều 35 không có thẩm quyền ra lệnh khám xét nhưng lệnh khám xét của họ lại phải được VKS có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành. Cần phải sửa đổi cho phù hợp.