của tỉnh Thái Nguyên đối vái hoạt động thu thập đánh giá chứng cứ
trong điều tra các vụ án hình sự
Đánh giá đầy đủ, đúng đắn vai trò của Viện KSND trong thu thập đánh giá chứng cứ là một vấn đề quan trọng để tìm ra nguyên nhân của những thành tựu cũng như của những tồn tại, làm cơ sở cho việc xác định những giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Viện KSND đối với công tác điều tra thu thập chứng cứ của Cơ quan Điều tra nói chung và Cơ quan Cảnh sát điều tra nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm gần đây, công tác thực hành quyền công tố của Viện KSND hai cấp của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Mặc dù số lượng VAHS xảy ra hàng năm đều có chiều hướng gia tăng theo tỷ lệ năm sau cao hơn và phức tạp năm trước, nhưng hoạt động công tố vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.
2.2.2.1. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm cơ sở
Thực hiện chức năng, thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của Bộ luật TTHS, từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019, Viện KSND hai cấp của tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra 35 yêu cầu khởi tố, trực tiếp khởi tố 5 vụ án hình sự. Trong số 35 yêu cầu khởi tố của Viện KSND, chỉ có 2 yêu cầu sau đó Cơ quan điều tra đã phúc đáp giải trình và không khởi tố vụ án hình sự (bằng 5,7%).
Những trường hợp Viện KSND trực tiếp khởi tố vụ án có 03 trường hợp Cơ quan điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nhưng khi nghiên cứu tài liệu, Viện KSND xác định có dấu hiệu tội phạm và đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự nên Viện KSND đã hủy quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án. 02 trường hợp còn lại do Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố do quá trình xét xử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phát hiện thấy còn có đồng phạm khác trong vụ án nên đã yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án để điều trạ
Trong thời điểm khảo sát, Viện KSND các cấp của tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp hủy bỏ 12 quyết định khởi tố VAHS, 03 quyết định không khởi tố VAHS.
2.2.2.2. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm tính
đúng đắn cho hoạt động điều tra thu thập chứng cứ
Khi thực hành quyền công tố trong việc thu thập tài liệu chứng cứ, trên tinh thần chủ động, tích cực của các Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố các VAHS, Viện KSND hai cấp của tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường hoạt động thực hành quyền công tố ngay từ đầu để bảo đảm hiệu quả thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án. Trong điều tra các VAHS, các Kiểm sát viên đã chú trọng nghiên cứu hồ sơ và cùng Điều tra viên đánh giá chứng cứ, từ đó đề ra yêu cầu điều tra để yêu cầu CQĐT, mà cụ thể là Điều tra viên được phân công điều tra vụ án đó thu thập tài liệu, chứng
cứ theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm sát viên phối hợp chặt chẽ với CQĐT để cùng đẩy nhanh tiến độ điều tra, bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ đúng các quy định của pháp luật TTHS trong việc thu thập và bảo quản chứng cứ, đồng thời cũng hạn chếphải gia hạn thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra vụ án. Để đảm bảo thực hành quyền công tố đối với vụ án có đủ căn cứ và đúng pháp luật, Viện KSND hai cấp đã trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung và nêu rõ yêu cầu điều tra đối với từng vụ án cụ thể. Theo thống kê của Viện KSND tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019, Viện KSND các cấp đã trả hồ sơ cho CQĐT điều tra bổ sung 50 vụ án, chiếm tỷ lệ 0.83% trên tổng số 6012 vụ án được Viện KSND các cấp thụ lý, giải quyết. Trong đó, trả hồ sơ vì thiếu chứng cứ chiếm tỷ lệ cao nhất với 36 vụ; tiếp đến là trả hồ sơ vì có căn cứ khởi tố mới hoặc thay đổi tội danh đã khởi tố là 9 vụ; trả hồ sơ để khắc phục vi phạm thủ tục TTHS 4 vụ; trả hồ sơ vì các lý do khác như để nhập vụ án, vì bắt được thêm bị can…là 1 vụ. Đối với các hoạt động cụ thể, khảo sát cho thấy:
Từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2019, Viện KSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 8141 VAHS với 12491 bị can (Bảng phụ lục 2.1).
Viện KSND đã phối hợp chặt chẽ với các CQĐT đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, bảo đảm đấu tranh chống và phòng ngừa các loại tội phạm có kết quả. Viện KSND tỉnh Thái Nguyên đã chủ động ban hành quy trình công tác kiểm sát điều tra đối với một số hoạt động điều tra cụ thể. Như quy trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, theo đó, ngay từ khi tiếp nhận và xử lý thông tin về khám nghiệm, Kiển sát viên phải yêu cầu CQĐT thông báo sơ bộ nội dung vụ việc, hậu quả xảy ra, địa điểm xảy ra vụ việc và ghi chép đầy đủ các nội dùng để báo cáo lãnh đạo đơn vị phân công Kiểm sát viên tham gia kiểm sát khám nghiệm. Trước khi tiến hành khám nghiệm,
Kiểm sát viên phải chủ động nắm tình hình bằng việc yêu cầu người chủ trì khám nghiệm công bố danh tính, chức vụ, đơn vị công tác của từng thành viên trong đoàn khám nghiệm. Nếu hiện trường có tử thi thì nhất thiết phải có bác sĩ pháp y và đại diện gia đình nạn nhân (nếu xác định được danh tính). Chủ trì buổi khám nghiệm phải thông báo cho Kiểm sát viên về diễn biến nội dung, tính chất, mức độ hậu quả của vụ việc, những việc cơ quan điều tra hoặc chính quyền địa phương đã thực hiện... Khi phát hiện thành phần khám nghiệm chưa đầy đủ hoặc không đúng thành phần, nội dung vụ việc không rõ ràng, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên bổ sung. Nếu Điều tra viên không chấp nhận thì kiên quyết tạm dừng buổi khám nghiệm và báo cáo lãnh đạo Viện KSND để xử lí. Khi kiểm sát khám nghiệm, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ các hoạt động khám nghiệm vào sổ khám nghiệm và đề ra yêu cầu khám nghiệm để đảm bảo khám nghiệm được khách quan, toàn diện, đầy đủ. Có thể nói việc ban hành quy trình kiểm sát khám nghiệm đã định hướng rất tốt cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ khi có quy trình kiểm sát khám nghiệm đến nay đã hạn chế được nhiều thiếu sót, công tác khám nghiệm hiện trường ngày càng hiệu quả và thu được nhiều dấu vết, chứng cứ phục vụ đắc lực công tác điều tra phá án. Từ kinh nghiệm này, trong thời gian tới Viện KSND tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục xây dựng và ban hành quy trình kiểm sát các hoạt động điều tra khác nhằm đưa việc kiểm sát các hoạt động điều tra đi vào quy trình thống nhất.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Viện KSND đã có nhiều biện pháp đổi mới nghiệp vụ công tác kiểm sát điều tra nhằm thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát. Cụ thể đối với các vụ án trọng điểm và trọng án, các cấp kiểm sát tiến hành tốt kiểm sát điều tra ngay từ đầu nên việc điều tra các vụ án loại này vừa bảo đảm chất lượng, vừa bảo đảm thời hạn và thủ tục theo quy định của Bộ luật TTHS. Do có những cố gắng trong kiểm sát
điều tra nên hoạt động điều tra, truy tố được nâng lên về số lượng và chất lượng, số vụ án bị đình chỉ điều tra ngày một giảm. Viện kiểm sát đã phát hiện nhiều lượt vi phạm trong việc hỏi cung, lập hồ sơ vụ án, vẽ sơ đồ hiện trường không chính xác (nhất là các vụ án tai nạn giao thông). Trong nhiều trường hợp, Viện kiểm sát đã kiên quyết trả hồ sơ để điều tra bổ sung, khắc phục thiếu sót, vi phạm. Trong 4 năm rưỡi, Viện KSND hai cấp đã trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung 50 vụ, chiếm tỷ lệ 5,97% trên tổng số 6012 vụ đã thụ lý.
Ngoài ra, các đơn vị của Viện KSND tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát điều tra, nhất là kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong các vụ án phức tạp, các vụ án giết người không quả tang. Qua công tác kiểm sát điều tra, các Viện KSND phát hiện nhiều sai sót, vi phạm pháp luật của CQĐT cùng cấp đã ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu khắc phục. Trong thời điểm khảo sát Viện KSND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 46 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc thực hiện, áp dụng pháp luật TTHS (Bảng phụ lục 2.6). Các vi phạm chủ yếu của CQĐT là vi phạm về thời hạn và thủ tục tố tụng như: Không thông báo kết quả điều tra cho người tham gia tố tụng, vi phạm trong xử lí vật chứng...
Từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2019, Viện KSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã quyết định phê chuẩn nhiều lệnh thu giữ thư tín, điện tín,bưu kiện bưu phẩm tại bưu điện. Qua thực hành quyền công tố đối với hoạt động này cho thấy, tội phạm sử dụng con đường viễn thông để phạm tội ngày càng tăng. Ví dụ, năm 2018, Viện KSND tỉnh Thái Nguyên chỉ phê chuẩn 18 lệnh thu giữ thư tín, điện tín tại bưu điện thì 6 tháng đầu năm 2019 đã có 43 lệnh được phê chuẩn. Điều này cho thấy, trong thời gian tới Viện KSND hai cấp của tỉnh Thái Nguyên cần chú ý hơn đến hoạt động nàỵ
Đối với lệnh khám xét, hầu hết các lệnh này đều kèm theo với lệnh bắt, vì vậy trường hợp nào phê chuẩn lệnh bắt thì Viện kiểm sát đều phê chuẩn lệnh khám xét. Những trường hợp không phê chuẩn lệnh bắt đồng thời cũng không phê chuẩn lệnh khám xét. Trong thời điểm khảo sát đã có 112 lệnh khám xét được phê chuẩn.
Qua khảo sát thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra từ năm 2015 đến năm 2019, Viện KSND hai cấp của tỉnh Thái Nguyên cũng thường xuyên có các yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm tố tụng. Năm 2015 có 11 yêu cầu; năm 2016 có 13 yêu cầu; năm 2017 có 12 yêu cầu; năm 2018 có 15 yêu cầu; 6 tháng đầu năm 2019, có 9 yêu cầu . Tuy nhiên trong thời gian trên không có yêu cầu nào về thay đổi Điều tra viên.
Qua việc rút kinh nghiệm kiểm sát các hoạt động điều tra, Viện KSND tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành các hướng dẫn nghiệp vụ, các thông báo rút kinh nghiệm trong hoạt động kiểm sát điều tra và trả lời thỉnh thị của Viện KSND cấp huyện.
2.2.2.3. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm tính
kịp thời của việc thu thậpchứng cứ
Trong nhiều vụ án, đặc biệt là các vụ án do Viện KSND tỉnh trực tiếp thực hành quyền công tố, việc đề ra yêu cầu điều tra cho vụ án đều được thực hiện ngay sau khi khởi tố vụ án hình sự. Theo đó từ năm 2015, đến 6 tháng đầu năm 2019 Viện kiểm sát hai cấp của tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 5371 yêu cầu điều tra. Số yêu cầu điều tra tăng dần theo từng năm cho thấy sự sát sao trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thu thập chứng cứ của Viện KSND (Bảng phụ lục 2.4).
2.2.2.4. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm tính
toàn diện, đầy đủ của việc thu thập chứng cứ
điều tra các vụ án hình sự cũng đã từng bước chủ động tiến hành các hoạt động điều tra khi cần thiết. Tuy nhiên, các biện pháp điều tra mà Kiểm sát viên tiến hành vẫn chủ yếu là hỏi cung bị can và lấy lời khai các đương sự. Khảo sát các trường hợp Kiểm sát viên tiến hành điều tra cho thấy, các trường hợp này, trước đó lời khai của họ có sự mâu thuẫn giữa các lần khai với nhau hoặc mâu thuẫn những vấn đề có tính quyết định đối với vụ án so với lời khai của các đương sự khác. Cũng có những trường hợp, Kiểm sát viên tiến hành lấy lời khai để củng cố tài liệu cho việc phê chuẩn việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc quyết định khởi tố bị can. Nhìn chung, việc trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra của Kiểm sát viên vẫn còn hạn chế.