Luận văn đã tổng hợp và đưa ra cách truyền thông tác động lên công chúng:+ Đối với truyền thông, người ta càng hiểu biết về một vấn đề nào đó thì càng ít bị ảnh hưởng hoặc làm thay đổi quan điểm bởi một hình thức truyền thông cụ thể nào.+ Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào trình độ học vấn của người nghe. Những người có trình độ học vấn cao hơn bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các thông điệp hai chiều, các thông điệp một chiều ảnh hưởng dễ dàng hơn tới những người có trình độ học vấn thấp hơn.+ Cách thức truyền thông hai chiều hiệu quả về lâu dài hơn truyền thông một chiều, khi các cá nhân được tiếp cận với các lí lẽ trái chiều tiếp sau, hoặc khi các cá nhân được tiếp cận với quan điểm được trình bày ngay từ ban đầu. Ví dụ, mặc dù thái độ của khán giả đối với những lí lẽ một chiều hay hai chiều có tác động giảm dần sau 4 tới 6 tuần, những người được tiếp cận với các quảng cáo hai chiều tiếp tục tăng sự ưa thích trong thái độ đối với các sản phẩm. Vì thế, các quảng cáo hai chiều hiệu quả đáng kể hơn những quảng cáo một chiều trong việc ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng sau một khoảng thời gian.+ Đối với người đã bị thuyết phục bởi quan điểm được trình bày, thông điệp bao hàm những lí lẽ hai chiều không hiệu quả bằng việc chỉ trình bày những lí lẽ thích hợp với quan điểm đã được tán thành+ Đối với những người có thái độ tích cực từ trước (những người sử dụng các sản phẩm được khuyên dùng), thông điệp một chiều tỏ ra tối ưu. Đối với những khán giả vốn ban đầu không tán thành quan điểm được trình bày trong thông điệp thì các truyền thông hai chiều chiếm ưu thế hơn. Qua nghiên cứu, điều tra xã hội học, rút ra các đặc điểm khi đánh giá công chúng chủ động của chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010”:+ Dù khác nhau về địa lí, độ tuổi, địa vị xã hội nhưng khán giả đều giải mã được các thông điệp truyền thông từ chương trình và tiếp nhận nó.+ Khán giả xem chương trình có chọn lọc, sự chọn lọc này càng khắt khe hơn khi bạn lớn tuổi hơn và có địa vị xã hội cũng như kinh tế ổn định hơn. Đặc biệt là những người đi làm, họ có nhiều nhu cầu hơn và muốn được đáp ứng nhiều hơn khi xem truyền hình theo mục đích của họ.+ Tất cả các khán giả đều xem chương trình vì một mục đích nào đó, dù mục đích giải trí chiếm phần lớn, còn các mục đích liên quan đến cá nhân mới chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn hơn. Nhưng tỉ lệ xem chẳng có mục đích gì chiếm số lượng khá ít.+ Đối tượng càng nhỏ tuổi thì càng đưa ra nhiều bình luận đến chương trình, họ có ý muốn thay đổi chương trình bằng ý nghĩ hơn hành động và họ chịu tác động từ người xunh quanh nhiều. Ngược lại, đối tượng càng độc lập về kinh tế, và trưởng thành thì càng có suy nghĩ vì bản thân, ít chịu tác động từ người xunh quanh và muốn thay đổi chương trình bằng hành động hơn suy nghĩ.+ Chương trình duy trì được mối dây liên quan với khán giả khá vững chắc và lâu bền qua nhiều phương cách, đó là cách mà các chương trình nên duy trì. Khi phân tích khán giả có chủ động hay không: ta có thể thấy được cách làm thế nào để kích thích khán giả chủ động như mức ta muốn nhưng lại phải chủ động trong một khuôn khổ mà chương trình không cho phép vượt qua.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp luận nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7 Kết cấu luận văn
4 6 7 8 8 9 9
1.1 Công chúng
1.1.1 Khái niệm công chúng chủ động
1.2 Lý thuyết truyền thông
1.2.1 Lý thuyết mũi kim tiêm
1.2.2 Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT SERI “THẦN TƯỢNG ÂM NHẠC VIỆT NAM 2010
– VIETNAM IDOL 2010” ĐỂ PHÂN TÍCH LỚP CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
38
2.1 Giới thiệu sơ lược về chương trình “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol” và
seri “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010”
2.2 Phương pháp điều tra được sử dụng trong n ghiên cứu chương trình “Thần
tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010”
2.3 Khán giả trong chương trình “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” đã
chủ động như thế nào
38 42 89
Trang 2CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN LỚP CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
118 119
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài:
Năm 1990, nghiên cứu của Kuby và Czikszentmihalyi1 trên các khán giảtruyền hình đưa ra nhận định thị hiếu thông thường của công chúng là xem truyền
hình như là một trải nghiệm vô thức và thư giãn, mặc dù truyền hình trong những
giai đoạn đầu mới xuất hiện đã khiến khán giả sửng sốt và thu hút được sự chú ýcủa đông đảo khán giả
Trong lý thuyết bá quyền và lý thuyết tâm lý học xã hội về hiệu ứng của cácphương tiện truyền thông, nhiều nhà nghiên cứu truyền thông đã coi khán giả là
đồng nhất, dễ bị tổn thương, và dễ dàng bị thao túng khi đối mặt với thông tin đại
chúng nhất là truyền hình
Tuy nhiên, cũng trong những năm 1990, nhà nghiên cứu Curran2 đưa ra nhữngnhận định mâu thuẫn với các quan điểm này và cho rằng sẽ hiệu quả hơn với
truyền thông khi xây dựng nên những khán giả tích cực, tháo vát và chủ động.
Điều này làm dấy lên những tranh cãi xoay quanh những khái niệm về khảnăng nhận thức của khán giả: xem truyền hình một cách vô thức và thụ động, haynói cách khác là ám chỉ người xem dễ bị tác động bởi truyền thông (ví dụ: ngườixem tiếp nhận tin tức một cách thụ động, khi đó người xem được xem những người
có trí óc “non nớt”, các phương tiện truyền thông như một mũi kim tiêm “chích thẳng” thông điệp đến người xem – nội dung lý thuyết truyền thông mũi kim tiêm…)
1 R Kuby and M Csikszentmihalyi, Television and the Quality of Life: How Viewing Shapes Everyday Experience (Hillsdale, NJ: Erlbaum, 1990)
2 Curran, J (1990) The new revisionism in mass communication research
Trang 4Một lý thuyết truyền thông mới được ra đời: Lý thuyết công chúng chủ động(Active audience theory) trong khoảng những năm 1980s – 1990s, kế thừa nhữngnghiên cứu của các học thuyết trước đó về sự tác động của truyền thông đến nhậnthức của khán giả Cụ thể bao gồm: Lý thuyết mũi kim tiêm (xuất hiện khoảng năm1920s), Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn (được phát triển trong những năm1940s), Lý thuyết mã hóa (phát triển trong những năm 1980 của Stuart Hall) Tất cả những nghiên cứu này nhằm lý giải và tìm hiểu sâu hơn về quá trình tácđộng cũng như nhận thức của công chúng đối với các thông điệp truyền thông, cácchương trình truyền thông
Và như các nhà khoa học đã khẳng định: Lý thuyết truyền thông được xâydựng để gia tăng sự hiểu biết và nhận thức của chúng ta về các quá trình truyềnthông đại chúng Với nhận thức rõ hơn về truyền thông và quá trình truyền thông,chúng ta sẽ dễ dàng dự đoán, khống chế và điều khiển kết quả của những ảnhhưởng, hiệu ứng của truyền thông đại chúng3
Lựa chọn đề tài “Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong
chương trình truyền hình (Khảo sát seri chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam – VietNam Idol 2010)” làm luận văn, chúng tôi hi vọng sẽ đưa đến
những quan điểm mới, cập nhật về các lý thuyết đề cập đến quá trình nhận thứctruyền thông của công chúng, qua đó đưa ra những giải pháp để nâng cao khả năngtiếp nhận thông điệp truyền thông từ phía khán giả, công chúng tiếp nhận và tươngtác với những thông điệp họ nhận được
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
3 Werner J Serverin and James W Tankard, Jr, Communication Theory: Origin, Methods, and Uses in the Mas
Trang 5Trong quá trình thu thập, tổng hợp các nghiên cứu về lý thuyết truyền thông,đặc biệt là chuyên sâu nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình nhận thức và tác động củatruyền thông vào công chúng, chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài thu hút sự quantâm lớn của giới nghiên cứu thế giới với những tranh cãi về nội dung lý thuyết, phủđịnh một số lý thuyết truyền thông đã có trước đó và ra đời những luận thuyếtmới… Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây là đề tài chưa nhiều bài luận, hay nghiên cứutổng hợp và cụ thể Tính đến nay, chúng tôi tìm thấy một số nghiên cứu liên quanđến nội dung đề cập trong luận văn này như:
- Chuyên luận “MẤY CƠ SỞ TIẾP CẬN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG”– TS Trần Ngọc Khánh
- Tiểu luận “GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG NHẰM THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM”
– Nhóm sinh viên thực hiện: Mai Thanh Tú, Đàm Thu Hằng, Chu Hương Ly, LaThị Yến, Trần Lệ Huyền, Vũ Thị Lan Anh
- Tiểu luận: “TRUYỀN THÔNG VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN” – Trần Đại Nghĩa – Học viên Báo
chí & Tuyên truyền
- Bài “LÝ THUYẾT VỀ MÃ HÓA VÀ GIẢI MÃ CỦA STUART HALL” – Th.S
Đỗ Anh Đức, Khoa Báo Chí & Truyền Thông, ĐHKHXH&NV Hà Nội dịch
- Bài “TRUYỀN THÔNG THỊ GIÁC DƯỚI SỰ QUY CHIẾU CỦA LÝ THUYẾT ĐÓNG KHUNG” – Th.s Nguyễn Thu Giang – Khoa Báo Chí & Truyền
thông, ĐH KHXH&NV Hà Nội
- Các bài báo, báo cáo khoa học và một số tham luận tại các diễn đàn vềbáo chí với chủ đề xoay quanh lĩnh vực truyền thông
Trang 6Nghiên cứu về lý thuyết truyền thông vẫn còn là một lĩnh vực còn nhiềumới mẻ ở Việt Nam Luận văn này hi vọng sẽ cung cấp phần nào các kiến thức cơbản về nội dung, quan điểm của một số lý thuyết truyền thông cũng như cách thứctác động của truyền thông đến công chúng và cách thức công chúng tiếp nhậntruyền thông để từ đó có cách xây dựng các chương trình truyền hình hiệu quả hơn.
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
- Mục đích của đề tài:
Cách thức tiếp nhận của khán giả đã trở thành mục tiêu để các phương tiệntruyền thông tập trung cho nghiên cứu từ những năm 1940 Ứng dụng nhữngnghiên cứu về sự tiếp nhận của công chúng đối với truyền thông trong suốt bề dàynghiên cứu (trong luận văn đề cập từ lý thuyết mũi kim tiêm (1920) đến nhữngnghiên cứu gần đây như lý thuyết công chúng chủ động (1980s – 1990s) để đưa ra
những giải pháp cụ thể trong việc tạo ra những cách thức tiếp cận tốt đến khán giả truyền hình và xây dựng lớp công chúng xem truyền hình chủ động, có lựa chọn và
có khả năng lưu giữ lâu và tương tác với các thông điệp được đưa ra
- Nhiệm vụ của đề tài:
Trích dẫn, tổng hợp nội dung, quan điểm của các lý thuyết truyền thông được
đề cập trong luận văn:
- Lý thuyết mũi kim tiêm
- Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn
- Lý thuyết công chúng chủ động
Tìm hiểu sự tác động của truyền thông đối với công chúng thông qua sựnghiên cứu các lý thuyết truyền thông
Trang 7Với việc ứng dụng các lý thuyết truyền thông này vào các chương trình truyềnhình sẽ phần nào trả lời được ba câu hỏi:
- Công chúng truyền hình tiếp nhận truyền thông và thông điệp truyền thôngnhư thế nào?
- Tại sao cùng một thông điệp truyền thông đưa ra lại có nhiều cách tiếp cậnkhác nhau từ công chúng?
- Làm thế nào để khiến công chúng truyền hình tiếp cận một cách chủ độngvới các chương trình truyền hình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Các tài liệu nghiên cứu về truyền thông, lý thuyết truyền thông và quá trìnhnhận thức của công chúng truyền thông
Seri chương trình “VietNamIdol 2010 – Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010” Qua phân tích seri này để đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc phân tích
quá trình tiếp nhận truyền thông cũng như xây dựng lớp công chúng chủ động
Một số chương trình truyền hình khác trên VTV1, VTV3, VTV6
- Phạm vi nghiên cứu:
Một số vấn đề lý luận liên quan đến truyền thông, lý thuyết truyền thông
Seri chương trình “VietNam Idol 2010 – Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010” và một số chương trình truyền hình khác trên VTV1, VTV3, VTV6
5 Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu:
Trang 8Tư tưởng Marxist là kim chỉ nam cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn Do
vậy, nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu: “Xây
dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình (Khảo sát seri chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam – VietNam Idol 2010)”
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phân tích và trích dẫn các tài
liệu nghiên cứu về truyền thông, truyền thông đại chúng, lý thuyết truyền thông,
các tài liệu lưu trữ liên quan đến chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam – VietNam Idol 2010”, rating của chương trình, và những bài báo đánh giá liên quan
đến chương trình này
Phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học: Thông qua việc khảo sát, lập
bảng hỏi và đánh giá về cách khán giả tiếp nhận các thông điệp truyền thông, sựkhác biệt khi cùng tiếp nhận một thông điệp truyền thông của khán giả cũng nhưcách khán giả lưu giữ, tham gia xây dựng các thông điệp truyền thông của chươngtrình
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn cung cấp, tổng hợp, cập nhật một số kiến thức về truyền thông đạichúng, lý thuyết truyền thông và cách thức tiếp nhận truyền thông của công chúng
- Ý nghĩa thực tiễn:
Qua việc phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, phân tích dựa trên một
trường hợp cụ thể (chương trình “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010 – VietNam Idol 2010) và một số chương trình truyền hình khác luận văn sẽ đưa đến những cái
Trang 9nhìn sâu hơn về cách thức tiếp nhận truyền thông của công chúng và các gợi ý đểxây dựng lớp công chúng chủ động trong các chương trình truyền hình.
7 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chươngnhư sau:
Chương 1: Công chúng và công chúng chủ động
Chương 2: Khảo sát seri “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010 – VietNam Idol 2010” để xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình
truyền hình
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị khi nhìn nhận, đánh giá về côngchúng chủ động trong các chương trình truyền hình
Trang 10CHƯƠNG 1: CÔNG CHÚNG VÀ CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG
Những đặc điểm của công chúng:
Herbert Blumer4 đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận dạng khái niệmcông chúng:
- Công chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghềnghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng rất
dị biệt nhau)
- Nói đến công chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, nghĩa là: vì nhắmđến một công chúng đông đảo, nên nhà truyền thông không thể biết ai là ai, và khitruyền thông thì họ cũng ý thức rằng thông tin của họ có thể đến với bất cứ ai, chứkhông chỉ riêng một ai hay một nhóm người nào
- Các thành viên trong công chúng thường là độc lập nhau, không ai biết ai,không có những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với
những khái niệm như “cộng đồng” hay “hiệp hội”)
Trang 11- Đặc điểm thứ tư của công chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì,hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, do đó nó khó mà có thể tiến hành được một hoạtđộng xã hội chung nào.
Có thể nói, công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng không
bao giờ là một khối người thuần nhất, đồng dạng với nhau Đây là một thực thể
rất phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hộikhác nhau, với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khimâu thuẫn nhau
Người dân thông thường có rất nhiều cách thức khác nhau trong việc tiếp xúc
và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng Từ việc mua báo ở đâu và nhưthế nào, đọc báo nào, đọc mục gì, đọc như thế nào, để làm gì…cho đến việc có mởtivi hay radio hay không, thường mở vào lúc nào, trong bao lâu, coi hay nghe cùngvới ai, thường coi gì hay nghe gì, để làm gì.…
Thông thường, chúng ta nghiên cứu tâm lý của công chúng truyền thôngthông qua sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng Francis Balle5 đãnhận diện ra ba giai đoạn chính - nơi tập trung tập quán và thái độ của công chúngmỗi khi có một phương tiện truyền thông mới ra đời:
+ Giai đoạn mê mẩn: khi phương tiện truyền thông vừa chào đời, công chúng
thường tỏ ra rất hào hứng, phấn khích
+ Giai đoạn bão hòa: công chúng bắt đầu chán vì đã theo dõi quá nhiều
+ Giai đoạn trưởng thành: việc theo dõi phương tiện truyền thông này đã đi
vào tập quán trong nếp sống hàng ngày của họ Lúc này họ bình tĩnh trở lại và sửdụng phương tiện này một cách hợp lý hơn, công chúng biết phê bình nội dung
5 TS Trần Hữu Quang biên soạn Tài liệu hướng dẫn môn học “Xã hội học về truyền thông đại chúng”, Tr18
Trang 12chương trình này hay đề mục khác, biết chọn lọc những cái cần xem, và khôi phụclại những tập quán cũ đã có từ trước trong việc sử dụng ngân sách thời gian.
1.2 Lý thuyết truyền thông đại chúng và “hình ảnh công chúng” trong mắt nhà nghiên cứu:
Mục tiêu hướng tới của các lý thuyết truyền thông 6:
- Nhằm giải thích sức ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông để từ đóđịnh hướng tư tưởng và sự phát triển cũng như mức độ lan tỏa của truyền thông
- Nhằm giải thích cách công chúng sử dụng và tiếp nhận truyền thông đạichúng Trong nhiều trường hợp, điều này trở nên vô cùng có ý nghĩa trong việc tìmhiểu cách công chúng sử dụng các thông điệp truyền thông tiếp nhận được hơn làtìm hiểu hiệu quả tác động của thông điệp truyền thông đó đến công chúng
- Nhằm giải thích hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng Mộtcâu hỏi quan trọng luôn được đặt ra là: Khán giả học được điều gì, được lợi điều gìkhi tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng?
- Nhằm giải thích vai trò của các phương tiện truyền thông trong việc nhậndạng, định hình giá trị của khán giả
Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng được bắt đầu tiếnhành từ đầu thế kỷ XX, nhất là kể từ năm 1933 trở đi, khi mà Hitler lên nắm chínhquyền ở Đức – sự kiện mà nhiều người cho là nhờ vào những chiến dịch tuyêntruyền trên các phương tiện truyền thông
6 Werner J Serverin and James W Tankard, Jr, Communication Theory: Origin, Methods, and Uses in the Mas
Trang 13Tương ứng với 3 giai đoạn miêu tả tâm lý, thái độ của công chúng đối với các phương tiện truyền thông(giai đoạn mê mẩn, giai đoạn bão hòa, giai đoạn trưởng thành) là 3 giai đoạn phát triển của các lý thuyết truyền thông (cho đến trước khi internet xuất hiện) Trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trên thế
giới, người ta thường phân biệt ba giai đoạn khác nhau sau đây7:
Giai đoạn thứ nhất: bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX cho tới cuối thập niên
1930, là giai đoạn mà giới học thuật quan niệm rằng các phương tiện truyền thông
có một sức tác động to lớn lên lối ứng xử và suy nghĩ của người dân Nhóm tác giả tiêu biểu trong thời kỳ này là nhóm “trường phái Frankfurt” ở Đức vốn bao gồm
những nhà trí thức chống đối lại Hitler Các học giả này cho rằng các phương tiệntruyền thông đại chúng ở Đức đã đóng một vai trò then chốt để những người theochủ nghĩa quốc xã lên nắm được chính quyền Khi các học giả này đã định cư ở
Mỹ, những người theo trường phái này tiếp tục cảnh báo rằng các phương tiệntruyền thông đại chúng đang ở trong quá trình gây ra những tác động tương tựtrong xã hội Mỹ, tuy không phải là theo chủ nghĩa quốc xã như ở Đức, mà là làmtha hóa người dân Họ cho rằng các phương tiện truyền thông ở Mỹ đang biến các
cá nhân thành “những khối đại chúng” (masses), tàn phá văn hóa, và trở thành một
thứ ma túy làm cho mọi người chỉ biết làm theo người khác và không còn tư duyđộc lập và óc phê phán
Người ta thường gọi quan điểm của các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng
này là quan điểm theo mô hình “mũi kim tiêm” (hypodermic-needle model) Các
nhà xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng quá trình công nghiệp hóa đã tiêudiệt những mối liên hệ giữa người và người vốn tồn tại trong những cộng đồngtruyền thống, tiền công nghiệp Điều này dẫn tới hậu quả là hình thành nên một thứ
“xã hội đại chúng” trong đó các cá nhân sống rời rạc nhau, không còn một chỗ dựa
7 David Barrat, Media Sociology, London, Tavistock Publications, 1986, tr 16-18.
Trang 14đáng tin cậy của cộng đồng cũ nữa, và trong bối cảnh mất phương hướng đó, chỗdựa mới duy nhất của họ là các phương tiện truyền thông đại chúng Họ cho rằng
xã hội đại chúng đã sản sinh ra những cá nhân không còn khả năng đề kháng trướcsức thuyết phục của truyền thông đại chúng Những thông điệp của các phương
tiện truyền thông được “chích” vào cơ thể con người cũng dễ dàng như chích thuốc
bằng một mũi kim tiêm vậy
Giai đoạn phát triển thứ hai trong quá trình nghiên cứu về truyền thông đại
chúng là từ khoảng năm 1940 tới đầu những năm 1960 Đặc điểm của giai đoạnnày là bắt đầu xuất hiện quan điểm đánh giá bớt bi quan hơn về vai trò của cácphương tiện truyền thông đại chúng Một số công trình điều tra ở Mỹ về ảnh hưởngcủa các phương tiện truyền thông đối với việc bầu cử và đối với sự chọn lựa củangười tiêu dùng đã chứng minh cho thấy truyền thông đại chúng ít có hoặc thậm
chí không có tác động trực tiếp đối với thái độ và ứng xử của người dân Trái
ngược với lập luận của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn đầu nói trên (vốn chorằng truyền thông đại chúng có tác động trực tiếp giống như một mũi kim chích)
Lúc này, người ta chỉ nói tới những tác động gián tiếp, thông qua nhiều bước trung
gian Khi phân tích ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, các nhà xã hội học thời
kỳ này chú ý nhấn mạnh đến vai trò của các nhóm xã hội (như bạn bè, gia đình,
hàng xóm, những người “hướng dẫn dư luận” – opinion leaders): các thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng thường được “lọc” qua những kênh đó
rồi mới đi tới cá nhân Người ta nhìn nhận rằng công chúng của các phương tiện
truyền thông không phải là một khối “đại chúng” đồng dạng, không có hình thù;
trái lại, đấy là một tập hợp bao gồm nhiều giới và tầng lớp xã hội khác nhau
Giai đoạn thứ ba trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng bắt đầu
từ khoảng thập niên 1960 đến khi internet xuất hiện trên thế giới (Mốc lịch sử
Trang 15học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET) với đặc điểm là xuất hiện nhiều xu hướng quan điểm nghiên cứu
khác nhau, và rất nhiều đề tài đa dạng Chẳng hạn như ngoài việc nghiên cứu vềcông chúng và về tác động của truyền thông đại chúng, người ta còn nghiên cứu vềnội dung các thông điệp của truyền thông đại chúng, về quá trình truyền thông đạichúng, quá trình sản xuất của các phương tiện truyền thông, nghiên cứu về đặcđiểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ
Tiếp nhận của khán giả trở thành mục tiêu để phương tiện truyền thông tậptrung cho nghiên cứu trong những năm 1980 và 1990 Thời kỳ đó, Stuart Hall xácđịnh sự phát triển của các nghiên cứu thực nghiệm về sự tiếp nhận của khán giả
như là "một giai đoạn mới và thú vị trong quá trình nghiên cứu khán giả"8 trong đónhấn mạnh vai trò của khán giả tích cực trong quá trình bùng nổ những thảo luận
về ý nghĩa của truyền hình
Lý thuyết về truyền thông và công chúng truyền thông tạo ra một điểm khởiđầu cho nhiều nhiệm vụ nghiên cứu truyền thông Cho dù bạn đang xây dựng hoặcphân tích một văn bản, bạn vẫn cần phải xem xét các mục tiêu của văn bản (tức làkhán giả mục tiêu của nó) và cách mà khán giả (hoặc bất kỳ ai khác) sẽ phản hồicác văn bản đó
Trong suốt thế kỷ qua, các nhà phân tích truyền thông đã phát triển một số môhình hiệu ứng, những lý thuyết giải thích về cách con người tiếp nhận các thông tintruyền qua các văn bản truyền thông và điều này có thể ảnh hưởng (hoặc không)đến hành vi của họ như thế nào
Lý thuyết truyền thông được xây dựng để gia tăng sự hiểu biết và nhận thứccủa chúng ta về các quá trình truyền thông đại chúng Với nhận thức rõ hơn về
8 Stuart Hall, Coding and encoding theory, 1980, tr131.
Trang 16truyền thông và quá trình truyền thông, chúng ta sẽ dễ dàng dự đoán, khống chế vàđiều khiển kết quả của những ảnh hưởng, hiệu ứng của truyền thông đại chúng9.
Tương ứng với 3 giai đoạn nghiên cứu truyền thông chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về 3 lý thuyết ứng với ba giai đoạn đó để nhìn nhận rõ hơn vai trò của khán giả khi tiếp nhận thông điệp truyền thông.
1.2.1 Lý thuyết mũi kim tiêm - ứng với giai đoạn 1 của nghiên cứu
truyền thông:
Bắt đầu từ những năm 1920, lý
thuyết này là nỗ lực đầu tiên để giải thích
khán giả có thể phản ứng với các phương
tiện truyền thông đại chúng như thế nào
Đây là một mô hình thô (hình bên) cho thấy rằng khán giả nhận được thông tin truyền thông qua một văn bản truyền thông một cách thụ động, mà không có bất kỳ nỗ lực nào để xử lý hoặc đòi hỏi từ các dữ liệu Lý thuyết này đã được phát
triển trong thời kỳ mà các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn còn khá mới.Chính phủ đã phát hiện ra sức mạnh của quảng cáo thông tin, tuyên truyền, sảnxuất thử và nhận thấy sức ảnh hưởng rộng rãi của các quảng cáo này đến cách suynghĩ của công chúng Điều này đặc biệt nở rộ ở châu Âu trong thời kỳ Thế chiếnthứ nhất và hậu Thế chiến thứ nhất
Về cơ bản, phương pháp mũi kim tiêm khẳng định: những thông tin từ một văn bản đi vào ý thức của khán giả một cách trực tiếp, tức là kinh nghiệm, trí thông minh và ý kiến của một cá nhân không liên quan đến việc tiếp nhận văn bản
Lý thuyết này cho rằng công chúng bị lôi kéo bởi những người tạo ra vănbản phương tiện truyền thông, có nghĩa là hành vi và suy nghĩ của chúng ta có thể
9 Werner J Serverin and James W Tankard, Jr, Communication Theory: Origin, Methods, and Uses in the Mas
Trang 17dễ dàng thay đổi bởi các phương tiện truyền thông và các nhà sản xuất Nó giả địnhrằng các đối tượng là thụ động và dị nguyên Lý thuyết này vẫn được trích dẫntrong suốt quá trình khủng hoảng về đạo đức bởi các bậc phụ huynh, các chính trịgia và các nhóm áp lực, và được sử dụng để giải thích tại sao một số nhóm trong xãhội không được phép tiếp xúc với một số văn bản thông tin truyền thông (truyệntranh vào những năm 1950, nhạc rap trong những năm 2000, điện ảnh bạo lựcnhững năm 2008), vì sợ rằng họ sẽ xem hoặc đọc được các hành vi tình dục haybạo lực và sau đó chính họ sẽ hành động như vậy.
1.2.1.1.Lịch sử phát triển “Lý thuyết mũi kim tiêm”:
“Lý thuyết mũi kim tiêm" hàm ý thông tin đại chúng có ảnh hưởng trực tiếp,
ngay lập tức và mạnh mẽ đến công chúng của nó Các phương tiện truyền thôngđại chúng trong những năm 1940 và 1950 được xem là có một ảnh hưởng mạnh mẽtới việc thay đổi hành vi
Một số yếu tố được đưa ra làm minh chứng cho sự “đúng đắn” của lý thuyết
này:
- Sự gia tăng nhanh chóng và phổ biến các đài phát thanh và truyền hình
- Sự xuất hiện của các ngành công nghiệp thuyết phục, chẳng hạn như quảngcáo và tuyên truyền
- Các nghiên cứu của quỹ Payne những năm 1930, trong đó tập trung vào tácđộng của phim hành động đến trẻ em
- Sự độc quyền của Hitler với các phương tiện thông tin đại chúng trong ThếChiến II để thống nhất Cộng hòa Đức phía sau đảng Quốc xã
1.2.1.2 Nội dung “Lý thuyết mũi kim tiêm”:
Trang 18Lý thuyết này cho rằng các phương tiện thông tin đại chúng có thể ảnhhưởng đến một nhóm đông người một cách trực tiếp và thống nhất bằng việc 'bắn'hoặc 'tiêm' thẳng vào họ với những thông điệp phù hợp được thiết kế để kích hoạtmột phản ứng mà họ mong muốn.
Ví dụ tiêu biểu được đưa ra khi nhắc đến "ảnh hưởng trực tiếp của truyền thông đến công chúng” được minh họa vào ngày 30 tháng 10 năm 1938 khi Orson
Welles và nhóm Nhà hát Mercury (mới được thành lập) phát trên đài phát thanh
của họ phiên bản '"War of the Worlds" của HG Wells Vào đêm trước của Halloween, chương trình phát thanh bị gián đoạn bởi một "bản tin đặc biệt".
Những gì mà khán giả nghe được là sao Hỏa đã bắt đầu một cuộc xâm lược đếnTrái Đất ở một nơi gọi là Grover's Mill, New Jersey
Khoảng 12 triệu người ở Hoa Kỳ nghe phát sóng và khoảng một triệu ngườithực sự tin rằng một sự xâm chiếm nguy hiểm của người ngoài hành tinh đã đượctiến hành Một làn sóng cuồng loạn phá vỡ hàng loạt hộ gia đình, gián đoạn cuộcsống thường ngày, gây ra ùn tắc giao thông và hệ thống truyền thông bị tắc Người
ta rời bỏ nhà cửa thành phố của họ để tìm nơi trú ẩn ở các vùng nông thôn, độtnhập vào các cửa hàng tạp hóa và bắt đầu chia khẩu phần ăn Đất nước trong tìnhtrạng hỗn loạn, và chương trình phát sóng này là nguyên nhân của nó
Các nhà lý thuyết truyền thông đã phân loại
chương trình phát sóng "Chiến tranh thế giới" này
như là ví dụ nguyên mẫu của thuyết mũi kim tiêm
Đây chính là ví dụ lý giải một cách “sống động”
rằng lý thuyết này đã làm như thế nào, bằng cách
tiêm các tin nhắn trực tiếp vào "dòng máu" của
công chúng Những ảnh hưởng của sóng truyền
Mô hình mô tả cách truyền thông “tiêm” thông điệp đến công chúng
Trang 19hình cho rằng các phương tiện truyền thông có thể thao tác một đối tượng côngchúng thụ động và cả tin, khiến các nhà lý thuyết tin rằng đây là một trong nhữngcách thức cơ bản mà các nhà sản xuất truyền thông tạo ra đối với nhận thức củakhán giả
Tiếp xúc với nội dung truyền thông có thể mang lại một hiệu ứng kéo dàinhanh hoặc chậm, hoặc vào bất cứ lúc nào, trong một quãng thời gian lâu dài Điềunày có thể thay đổi những niềm tin và thái độ cũng như các cơ sở kiến thức vănhóa của một nhóm người đặc biệt
Điều này làm cho khán giả có thể tiếp nhận bất cứ thứ gì mà phương tiệntruyền thông cung cấp dù điều đó có tốt cho họ hay không Hơn nữa, nhiều người
bị xóa sạch khả năng suy nghĩ họ có thể làm và không thể làm gì và được đặt trongmột ý thức mới về cách thức tin tưởng rằng những gì phương tiện truyền thôngcung cấp là tốt và không có tiêu cực
Lý thuyết mũi kim tiêm nói một cách đơn giản nghĩa là: khán giả/công chúng bị ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp và ngay lập tức bởi các thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng Người tiếp nhận hoặc khán giả không có khả năng chống lại tác động của thông điệp truyền thông, không có cách nào thoát khỏi ảnh hưởng của thông điệp trong các mô hình này Công chúng được coi là thụ động và dễ bị tác động.
1.2.2 “Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn” - ứng với giai đoạn thứ hai của nghiên cứu truyền thông:
Lý thuyết mũi kim tiêm nhanh chóng lộ ra những nhược điểm trong nội dung
đề cập và các nhà nghiên cứu truyền thông buộc phải đi tìm những cách giải thíchchính xác hơn mối quan hệ giữa công chúng và văn bản Trên thế giới, khi cácphương tiện thông tin đại chúng đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống
Trang 20trong xã hội và đã không làm dân số đi xuống tới một loạt các mục tiêu giả lập màkhông thể nghĩ tới, thì một lời giải thích phức tạp hơn đã được tìm kiếm.
1.2.2.1 Lịch sử nghiên cứu lý thuyết:
Paul Lazarsfeld, Bernard Berelson, và Hazel Gaudet đã phân tích quá trình raquyết định của cử tri trong một chiến dịch bầu cử tổng thống năm 194010 và công
bố kết quả của họ trong bài báo có tên là “Sự lựa chọn của nhân dân” Đây là công
trình nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của những chiến dịch vận động tranh cửtổng thống đối với dân chúng Mỹ, để tìm hiểu coi người dân quyết định thế nào khi
đi bầu, và tại sao họ lại quyết định bầu cho một ứng cử viên nào đó
Phát hiện của họ cho thấy các thông tin không chảy trực tiếp từ văn bản vào tâm trí của khán giả ngay, mà nó được lọc qua " ý kiến của các nhà lãnh đạo” -
những người mà sau đó truyền đạt nó tới những cộng sự của họ, từ đó những người
cộng sự bị ảnh hưởng bởi quan điểm “ý kiến của các nhà lãnh đạo” Công chúng sau đó trung chuyển các thông tin nhận được từ các phương tiện truyền thông, “lọc qua” ý tưởng và suy nghĩ của các nhà lãnh đạo rồi mới tiếp nhận thông điệp truyền
thông Do đó không bị ảnh hưởng bởi một quá trình trực tiếp, mà bởi một sự chọnlọc qua hai giai đoạn Điều này làm giảm bớt sức mạnh của các phương tiện truyềnthông trong con mắt của các nhà nghiên cứu, và làm cho họ kết luận rằng các yếu
tố xã hội cũng quan trọng trong cách thức mà khán giả hiểu văn bản
Cuộc điều tra trên đây cũng khẳng định rằng quyết định chọn lựa của ngườidân phụ thuộc vào việc họ là thành viên của những nhóm xã hội nào (tôn giáo, giađình, câu lạc bộ ) Những người sống trong cùng những hoàn cảnh kinh tế và vănhóa-xã hội tương tự nhau, thì thường có cùng những suy nghĩ và chọn lựa giốngnhau
Trang 21Qua điều tra, người ta mới khám phá ra rằng chính những buổi trao đổi, tròchuyện, tranh luận với những người xung quanh trong những nhóm xã hội ấy đãtác động lên suy nghĩ của người dân nhiều hơn so với những thông điệp được phát
ra từ các phương tiện truyền thông đại chúng Các tác giả nghiên cứu đã nhận diện
ra vai trò quan trọng của những người “hướng dẫn dư luận” (opinion leaders)
trong các nhóm xã hội, và từ đó phác họa ra giả thuyết về lý thuyết truyền thông
hai giai đoạn (two-step flow of communication), trong đó những người “hướng dẫn
dư luận” là những người đóng vai trò trung gian trong quá trình truyền thông này.
Một nghiên cứu sau này được tiến hành bởi Lazarsfeld và Katz tiếp tục điều
tra các đặc tính về “ý kiến của các nhà lãnh đạo” Nghiên cứu này khẳng định
những quan điểm trước đó rằng ảnh hưởng cá nhân có vẻ quan trọng trong việc raquyết định hơn là phương tiện truyền thông Các nhà lãnh đạo ý kiến dường nhưđược phân bố đều giữa các cấp xã hội, kinh tế, và giáo dục trong cộng đồng của họ
Mặc dù các phương pháp thực nghiệm sau đó cho thấy “lý thuyết truyền thông hai giai đoạn” cũng có những nhược điểm, nhưng lý thuyết này đã cung cấp
một lời giải thích rất đáng tin cậy về các luồng thông tin Ý kiến của các nhà lãnhđạo không phải để thay thế các phương tiện truyền thông đại chúng, mà là để làmcầu nối giữa công chúng và phương tiện truyền thống đại chúng
Những người mà các nhà nghiên cứu gọi là “hướng dẫn dư luận” ở đây thực
ra chỉ là những người là có uy tín trong các nhóm xã hội (nhóm gia đình, nhóm bạn
bè, nhóm đồng nghiệp ), có nhiều kiến thức và hiểu biết do thường xuyên đọc báohay nghe radio, và thường được những người khác trong nhóm hỏi han ý kiến Bản
thân họ, chưa chắc đã ý thức mình là người “hướng dẫn dư luận” Trong một nhóm, có khi người này là người “hướng dẫn dư luận” trong lĩnh vực văn hóa,
Mô hình “Lý thuyết truyền thông hai giai đoạn”
Trang 22người khác thì trong lĩnh vực mua sắm, và một người khác nữa trong lĩnh vựcchính trị…
Các cuộc điều tra đã chứng minh rằng người dân thường không chịu ảnh hưởng từ truyền thông đại chúng một cách trực tiếp, như một “mũi kim chích", mà thường là gián tiếp thông qua việc trao đổi, hỏi han với những người có uy tín trong các nhóm xã hội của họ, và lối suy nghĩ cũng như chính kiến của họ thường được xác lập thông qua những cuộc trò chuyện, giao tiếp mang tính chất liên cá nhân đó Nói cách khác, hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng thường chỉ
diễn ra một cách trọn vẹn khi được tiếp nối bởi các quá trình truyền thông liên cánhân, nghĩa là thông qua các mối quan hệ trong các nhóm xã hội và trong từng môitrường xã hội cụ thể
Lazarsfeld và các cộng sự của ông chỉ ra bốn đặc tính của mối liên hệ cá nhân sau
khi họ tiếp nhận các thông điệp từ phương tiện truyền thông:
- Không mục đích/ ngẫu nhiên: Mỗi người phải có một lý do cho việc đưa
một bài phát biểu chính trị lên truyền hình, nhưng các cuộc đàm thoại chính trịgiữa các cá nhân ( nằm trong công chúng truyền thông) có thể chỉ là “bề nổi”, ngẫu
nhiên, nói chuyện chẳng nhằm mục đích gì – giống như “buôn chuyện”
- Tính linh hoạt để phản kháng: Trong một cuộc hội thoại, luôn luôn có cơ
hội để phản ứng lại bất kỳ thông tin nào Đây không phải chỉ trong phương tiệntruyền thông, mà là một mặt của hình thức giao tiếp
- Tin tưởng: Mối liên hệ cá nhân mang lại nhiều tin tưởng hơn là phương tiện
truyền thông Khi người ta tương tác, họ có khả năng tốt hơn thông qua quan sátngôn ngữ cơ thể và tín hiệu tiếng nói để đánh giá sự trung thực của người kháctrong một cuộc thảo luận Báo và đài phát thanh không cung cấp được các tín hiệu
Trang 23- Thuyết phục mà không kết tội: Phương tiện truyền thông chính thức được
sử dụng để thuyết phục hoặc thay đổi ý kiến Trong giao tiếp cá nhân, đôi khi sựnài nỉ một cách thân thiện có thể tạo ra hành động mà không phải tác động đếnviệc người nào đó có hiểu vấn đề nào đó hay không
1.2.3 “Lý thuyết công chúng chủ động” - ứng với giai đoạn nghiên cứu thứ ba của lý thuyết truyền thông:
1.2.3.1 Quá trình nghiên cứu lý thuyết “Công chúng chủ động”:
Việc theo dõi phương tiện truyền thông đã đi vào tập quán trong nếp sốnghàng ngày của công chúng Lúc này họ bình tĩnh trở lại và sử dụng phương tiệnnày một cách hợp lý hơn
Truyền hình ngày càng đáp ứng đủ mọi nhu cầu, dùng nhiều cách để thu hút
sự chú ý của công chúng vào các chương trình của mình trong khi ngược lại xét vềmức độ ảnh hưởng, truyền hình ngày càng ít kiểm soát công chúng hơn
Trong những năm 1980, “lý thuyết khán giả mới” ra đời tại Trung tâm nghiên
cứu đương đại tại Đại học Birmingham, Anh Từ việc khán giả bị coi là nhữngngười tiếp thu một cách bị động, các nhà phê bình tư tưởng, những người phân tích
văn bản sitcom nhận định khán giả “năng động hơn” trong mối quan hệ khán giả
-thông điệp truyền -thông Hiểu một cách đơn giản rằng không ai xem một -thôngđiệp truyền thông hai lần đều giống nhau, mỗi lần tiếp nhận họ sẽ có thêm nhữnggóc nhìn mới, nhận định mới, thậm chí trái ngược lần trước
Trong suốt khoảng thời gian từ những năm 1970 – 1980, nhiều nhà nghiêncứu đã tập trung sự chú ý đến việc nghiên cứu công chúng truyền thông Hầu hết
họ đều nhấn mạnh vào việc tăng cường nhận thức, sự hữu ích của thông tin mà cácphương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho đời sống con người mỗi ngày
Trang 24Theo thời gian, những nghiên cứu này phát triển và họ hiểu hơn về công chúngtruyền thông cũng như cách họ tiếp nhận các thông điệp truyền thông.
Các nhà nghiên cứu nhận ra các ảnh hưởng của truyền thông đến công chúngbắt đầu có giới hạn và đồng ý rằng công chúng không còn bị động nữa (Baran vàDavis, 2006) Những quan điểm này được tiếp thêm sức mạnh bởi những nhànghiên cứu văn hóa
Triển vọng cũng như trách nhiệm của công chúng chủ động không còn bị lờ
đi như những nghiên cứu hồi đầu về truyền thông nữa, mà công chúng có vai tròcao hơn: họ có sự lựa chọn tiếp nhận, giải thích và sử dụng các thông điệp truyềnthông
1.2.3.2 Nội dung “Lý thuyết công chúng chủ động”:
Lý thuyết công chúng chủ động là một lý thuyết chỉ ra rằng: công chúng
tiếp nhận và giải thích các thông điệp truyền thông theo nhiều cách khác nhau Sựkhác nhau này thường là do sự ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi tác, sắc tộc, tầnglớp xã hội… Khán giả không phải là thụ động nhưng cũng không đồng nhất
Năm 1980, David Morley đã làm một nghiên cứu xem làm thế nào khán giả
tiếp nhận và giải thích một chương trình truyền hình: chương trình “Toàn quốc”
(Nationwide) Ông phát hiện thấy nói chung có ba cách tiếp nhận:
- Đối lập: người xem không đồng ý với thông điệp truyền thông được đưa ra
và từ chối nó
- Thương lượng: Nhìn chung, người xem có đồng ý với thông điệp được đưa
ra nhưng quan điểm cũng như hành động của họ chỉ có một chút thay đổi
Trang 25- Chi phối : các thông điệp truyền thông đưa ra, được công chúng chấp nhận
hoàn toàn
Tại sao lại có nhiều cách hiểu khác nhau khi khán giả tiếp nhận cùng một thông điệp truyền thông:
- Những mẫu nghiên cứu này dựa trên một ý kiến đơn giản cho rằng: không
có văn bản nào chỉ có một nghĩa Các văn bản đều đa nghĩa (nhiều nghĩa) Các vănbản có thể có nghĩa nào đó trội hơn – hay nói cách khác đó là nghĩa người cungcấp văn bản đó muốn người khác hiểu nhưng điều đó không có nghĩa là họ kiểmsoát được cả các nghĩa khác Người đọc hiểu theo nghĩa nào chỉ có họ là ngườiquyết định
Nghĩa của văn bản đó sẽ được quyết định bởi người tiếp nhận Mặt khác, nócòn có thể bị từ chối hoặc thay thế bởi cấu trúc xã hội mà nó ảnh hưởng Ngườinhận tiếp thu gần như liên tục các thông tin từ các thông điệp truyền thông màkhông có sự độc quyền, duy nhất một nghĩa nào
- Các lý thuyết sau này đề cập và nghiên cứu sâu hơn về những cách tiếp thuthông tin khác nhau đối với từng đối tượng công chúng với các sản phẩm truyềnthông Mặt khác họ sử dụng chính truyền thông vào các mục đích cá nhân của họ.Thậm chí những sản phẩm truyền thông giống nhau được sử dụng bởi những đốitượng công chúng khác nhau có thể có những tiếp nhận và sự thỏa mãn khác nhau
Cùng một thông điệp truyền thông, khán giả khác nhau có thể hiểu theo những cách khác nhau và có thể có những phản ứng khác nhau với nó Một số người tin và tiếp nhận thông điệp này, những người khác từ chối nó bằng cách sử dụng kiến thức từ kinh nghiệm của riêng mình hoặc có thể sử dụng các quy trình của logic hay các lý do cơ bản khác để chỉ trích những gì đang được nói (Miller
and Philo, 2001)
Trang 261.2.4 Truyền thông có tác động như thế nào tới công chúng:
Với những đối tượng khác nhau, truyền thông có các cấp độ tác động khácnhau:
- Tác động mạnh đối với những người chưa hình thành ý kiến, quan điểm
- Tác động trung bình tới những người đang hình thành quan điểm
- Tác động yếu tới những người đã hình thành quan điểm
Đặc điểm trong quá trình tiếp nhận thông điệp truyền thông từ công chúng:
Tổng hợp từ các nghiên cứu của Hovland, Lumsdaine, và Sheffield (trong nghiên cứu năm 1949); Lumsdaine và Janis (trong nghiên cứu năm 1949); Faison (trong nghiên cứu năm 1961), Sawyer (trong nghiên cứu năm 1973)11 chỉ ra rằng:
- Đối với truyền thông, người ta càng hiểu biết về một vấn đề nào đó thì càng
ít bị ảnh hưởng hoặc làm thay đổi quan điểm bởi một hình thức truyền thông cụ thểnào
- Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào trình độ học vấn của người nghe.Những người có trình độ học vấn cao hơn bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các thôngđiệp hai chiều, các thông điệp một chiều ảnh hưởng dễ dàng hơn tới những người
có trình độ học vấn thấp hơn
- Cách thức truyền thông hai chiều hiệu quả về lâu dài hơn truyền thông mộtchiều, khi các cá nhân được tiếp cận với các lý lẽ trái chiều tiếp sau, hoặc khi các
cá nhân được tiếp cận với quan điểm được trình bày ngay từ ban đầu Ví dụ, mặc
dù thái độ của khán giả đối với những lý lẽ một chiều hay hai chiều có tác động
11 (Nguồn: One-sided vs Two-sided Messages Theory in Communication
Trang 27giảm dần sau 4 tới 6 tuần, những người được tiếp cận với các quảng cáo hai chiềutiếp tục tăng sự ưa thích trong thái độ đối với các sản phẩm Vì thế, các quảng cáohai chiều hiệu quả đáng kể hơn những quảng cáo một chiều trong việc ảnh hưởngđến thái độ của người tiêu dùng sau một khoảng thời gian
- Đối với người đã bị thuyết phục bởi quan điểm được trình bày, thông điệpbao hàm những lý lẽ hai chiều không hiệu quả bằng việc chỉ trình bày những lý lẽthích hợp với quan điểm đã được tán thành
- Đối với những người có thái độ tích cực từ trước (những người sử dụng cácsản phẩm được khuyên dùng), thông điệp một chiều tỏ ra tối ưu Đối với nhữngkhán giả vốn ban đầu không tán thành quan điểm được trình bày trong thông điệpthì các truyền thông hai chiều chiếm ưu thế hơn
2.1 Công chúng chủ động:
2.1.1 Khái niệm:
Những nhà nghiên cứu về đặc tính của lý thuyết sử dụng và sự hài lòng, họnhìn nhận những khán giả như là những chủ thể hành động Một phần nhận thứccủa nghiên cứu về truyền thông cho rằng khán giả thực sự đã tạo nên những sự lựachọn có ý thức trong số rất nhiều những thông điệp mà truyền thông mang đến
Littlejohn trong bài viết về công chúng chủ động năm 1999 đưa ra quanđiểm: công chúng chủ động là những người đưa ra quyết định tích cực hơn về việclàm thế nào để sử dụng các phương tiện truyền thông Vì lý do đó, ông gợi ý nêngọi là khán giả trung tâm (audience – centered) chứ không hẳn là công chúng chủđộng (active audience)
Trang 28Trong khi đó, Baran và Davis (2006) cho rằng khái niệm này cần được xemxét ở cấp độ vi mô chứ không phải là quan điểm cấp độ vĩ mô Trong năm 2006,bằng các nghiên cứu thực nghiệm, Baran & Davis bắt đầu thử thiết lập các giả định
để đánh giá về hiệu ứng của khán giả với thông điệp truyền thông và lập luận rằngcông chúng không phải là thụ động mà có khả năng chủ động ở từng lĩnh vực, từngđối tượng nhất định
Cũng có những nhà nghiên cứu lý giải công chúng chủ động ở góc nhìn sosánh với quan niệm về công chúng bị động Theo đó, những khán giả chủ động là
những người có tính chất chủ nghĩa cá nhân, “không bị ảnh hưởng”, có lý trí và có
sự lựa chọn Ngược lại với nó, khán giả thụ động là những người có tính tuân thủ,
cả tin, không theo quy tắc, dễ bị tổn thương và là người dễ bị lừa gạt
Sự nhìn nhận, đánh giá về “công chúng chủ động” được xem là sự tất yếu của
xã hội Đối với một số quan sát viên, chính bản thân “lý thuyết về khán giả chủ động có thể là một hệ biến hóa mới có ưu thế nhất trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đến với khán giả” (Hawkins &
Pingree,1982,1986) Thậm chí, một vài nhà phê bình về lối tiếp cận sử dụng và hài
lòng, khái niệm về tính chủ động của khán giả là “một thành quả rõ rệt hơn những giả thiết về tâm lý làm căn cứ cho truyền thống nghiên cứu trước đây” (Carey & Kreiling, 1974), mà “chúng ta nên tán thành” (Swanson, 1979,trang 41).
Đến bây giờ, vẫn chưa có một khái niệm nào rõ ràng, đầy đủ, định nghĩa thế
nào là công chúng chủ động, “không dễ gì để có thể đưa ra khái niệm về tính chủ động của công chúng” (Rubin, 1986, trang 293)
Trang 29Nếu chủ động được định nghĩa một cách đơn giản bằng thực tế là các bộ phận
khán giả xử lý thông tin, sử dụng sơ đồ, và “suy nghĩ” trong khi sử dụng phương
tiện truyền thông, thì rõ ràng sự chủ động của khán giả phải được công nhận
Từ cách phân tích trên, dường như có hai cách giải thích cho khái niệm công chúng chủ động được mọi người tiếp nhận: một cách giải thích mạnh và một cách giải thích yếu
Cách giải thích mạnh nhấn mạnh tự do ý chí của công chúng, sự tự xác định của công chúng, ít nhất, một sự ngoan cố gần với “sự trơ trơ trước ảnh hưởng trước các phương tiện truyền thông” Sự nhấn mạnh này là một phần của nguồn gốc khái niệm và dạng thức thường được ngụ ý trong các học thuyết xã hội và tâm
lý
Dạng yếu đơn thuần chỉ ra hiện tượng mang tính thúc đẩy và thuộc về cách
cư xử như tính chọn lọc và tính thiết thực Sự nhấn mạnh này là “tính chủ động” thường được đo đạc và cung cấp như “bằng chứng” cho khái niệm tính chủ động toàn cầu.
2.1.2 Đặc điểm của công chúng chủ động:
2.1.2.1.Tính chủ động của công chúng thể hiện ở “tính chọn lọc”:
Dựa trên những lý thuyết về sự chú ý, nhận thức và ghi nhớ có chọn lọc
(Klapper, 1960): tính chủ động của công chúng được mô tả là quá trình lựa chọn phương tiện truyền thông, chương trình và nội dung (Heeter, D'Allessio,
Greenberg, & McVoy, 1983)
Khi truyền hình cáp ra đời đã cung cấp cho khán giả nhiều cơ hội mới để họtrở nên “chủ động” hơn Số lượng các kênh truyền hình được tăng từ 10 (hoặc gần
Trang 3010 kênh) lên tới 108 kênh 12 Điều này khiến cho khán giả tăng tính lựa chọn vàchủ động chọn những kênh mà mình yêu thích Một nghiên cứu với đối tượng lànhững người sử dụng hệ thống truyền hình cáp có 35 kênh chỉ ra: người xem gầnnhư chỉ chú tâm và thường xuyên theo dõi trung bình khoảng 9 kênh trên tổng số
35 kênh mà họ có (Heeter and Greenberg) Như vậy so với hồi đầu khi truyền hìnhmới xuất hiện và chỉ có một số lượng kênh hạn chế, người xem dần dần có sự lựachọn hơn trong việc lựa chọn kênh truyền hình, chương trình và nội dung mìnhmuốn xem
Trong tài liệu về thuyết sử dụng và hài lòng, thuật ngữ tính chọn lọc được sử dụng nhiều nhất để biểu thị sự phơi bày có chọn lọc (Levy, 1983,trang 110) Tuy nhiên gần đây người ta đã cố gắng mở rộng khái niệm thành phạm vi nhận thức có chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc (trí nhớ) (Levy & Windahl, 1985)
Những phát triển trong khoa học công nghệ dẫn đến việc tăng mức độ lựachọn của khán giả Levy và Windahl đã tuyên bố rằng bằng cách dành cho bộ khángiả nhiều lựa chọn hơn, chúng ta sẽ khiến cho họ chủ động hơn Chúng ta càng mởrộng khả năng và phạm vi lựa chọn, thì các lựa chọn càng có vẻ mang tính cá nhânhơn
Việc lựa chọn tiếp nhận các phương tiện truyền thông nào và cách thức ra saophản ánh tính chủ động của công chúng trước khi sử dụng phương tiện truyềnthông (preactivity), trong quá trình sử dụng phương tiện truyền thông (duractivity),
và sau khi sử dụng phương tiện truyền thông (postactivity) (Blumler, 1979;Levy,1983;Levy& Windahl, 1984a,1984b)
2.1.2.2 Tính chủ động của công chúng thể hiện ở “tính vị lợi”
12 Werner J Serverin and James W Tankard, Jr, Communication Theory: Origin, Methods, and Uses in the Mas
Trang 31Khi mở rộng khái niệm về tính chọn lọc, các nhà lý luận sử dụng khía cạnhkhái niệm này để nhấn mạnh đến tính hữu dụng của quá trình lựa chọn Thành viênkhán giả là hiện thân của người tiếp nhận có tính tư lợi Ngoài tính chọn lọc đơnthuần, khía cạnh vị lợi trong khái niệm gợi ra một mức độ lựa chọn hợp lý nào đótrong việc đáp ứng các nhu cầu và động cơ rõ ràng của cá nhân13
Blumler (1979, trang 13): “Truyền thông đại chúng có lợi ích đối với con người” Chính vì vậy việc lựa chọn những thông tin gì có lợi cho bản thân, sử dụng
truyền thông để đem lợi ích cho chính bản thân mình được đánh giá là một địnhnghĩa khía cạnh thể hiện tính chủ động của công chúng
Như vậy, công chúng không chỉ tiếp nhận truyền thông và các thông điệptruyền thông một cách vô thức, mà rõ ràng họ có chủ đích nhất định, có ý đồ rõràng, và điều này đem lại lợi ích cho họ
2.1.2.3.Tính chủ động của công chúng thể hiện ở “tính cố ý”
Tính cố ý theo định nghĩa của Blumler là “việc tiếp nhận phương tiện truyền thông…chịu sự chi phối của động lực ưu tiên” (1979,trang 14) Nếu phỏng vấn, khán giả hiếm khi phản ứng rằng họ đọc báo, nghe đài, hoặc xem ti vi “hoàn toàn chẳng vì lý do gì”
Tính cố ý biểu hiện ở việc xử lý và cấu trúc một cách có hệ thống nhữngthông tin của công chúng14 Khi miêu tả sự chủ động của khán giả như xử lý thôngtin, các nhà lý luận nghiên cứu về khán giả chủ động chỉ ra rằng mỗi cá nhân cócác mức độ chú ý và lôi cuốn khác nhau (Anderson& Lorch, 1983;Levy, 1983)
13 Dervin, 1980;Katz, Blumler, & Gurevitch, 1974;Levy, 1983;Palmgreen,1984;Palmgreen& Rayburn, 1985
14 Fiske & Kinder, 1980; Garramone, 1983; Planalp & Hewes,1979;Swanson,1979
Trang 32Câu hỏi xoay quanh việc khán giả có kiểm soát một cách chủ độngquá trình
xử lý thông tin hay không và cá nhân có được mô tả không phải là thụ động mà là phản ứng với cấu trúc và nội dung của phương tiện truyền thông tốt nhất hay không
Các nhà nghiên cứu miêu tả ý nghĩa cụ thể của “tính cố ý” bằng cách mô tả
“hoạt động xem ti vi chủ động” như một hoạt động xem “phải bao hàm việc xử lý phân tích hoặc bình phẩm thông tin…” nơi mà những người xem “có thể nghĩ về các khía cạnh tính cách và nội dung chính,” điều mà họ “làm … ngay lập tức hoặc sau đó” (Rouner, 1984,trang 170-171)
Các kiểu tiếp nhận và ghi nhớ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi động cơ thúc đẩy,tính cá nhân và cấu trúc xử lý nhận thức cá nhân của thành viên khán giả(McGuire, 1974;Wenner,1985)
Kết quả nghiên cứu (Barwise, Ehrenberg,& Goathardt, 1982, trang 27) “chỉ
ra” rằng khán giả “dường như không thụ động như thế, khán giả xem truyền hình không chỉ lựa chọn một chương trình một cách ngẫu nhiên mà thường có chủ đích nhất định, từ sự chủ đích đó, họ có cách phân tích, bình phẩm, xử lý thông tin được tiếp nhận theo ý định – mục đích riêng của mình ”.
2.1.2.4.Tính chủ động của khán giả thể hiện ở “tính liên quan”
Theo Hawkins và Pingree (1986), “nỗ lực nhận thức” đã trở thành tâm điểm
để xem xét tính chủ động của công chúng Levy (1983) đã sử dụng thuật ngữ “tính liên quan” để mô tả cả mức độ “gợi nhớ về mặt cảm xúc” lẫn mức độ “tổ chức nhận thức và cấu trúc thông tin” Thuật ngữ này được sử dụng để gán cho những biểu thị về hành vi có “tính liên quan” mang tính chủ động, chẳng hạn như tương tác bán xã hội (ví dụ “nói chuyện” với ti vi).
Trang 33David Morley đã làm rõ hơn ở khía cạnh của “tính liên quan” ở đây Trong chương trình “Toàn quốc” ông đã nghiên cứu khán giả và chỉ ra: các khán giả chấp
nhận những phần thông tin (phần thông tin trội mà nhà sản xuất muốn khán giả tiếpnhận) hoặc thương lượng: chấp nhận một số giá trị được mã hóa trong thông điệptruyền thông và chống lại những giá trị còn lại khác Việc chấp nhận, thương lượnghay chối bỏ này khiến khán giả có những diễn giải tiếp nối cùng chương trình – tạo
nên sự tương tác giữa chương trình và khán giả Và khán giả luôn có sự “liên quan gần gũi, liên tục, thậm chí muốn liên quan kéo dài cùng chương trình”.
Ông Stephen Colbert – người sáng tạo nên chương trình The Colbert Report
đã mở rộng khái niệm về công chúng chủ động mà trong đó có “sự tương tác liên quan” The Colbert Report khuyến khích một không gian sáng tạo ngẫu hứng mà
khán giả không chỉ là khán giả, mà còn là người tạo ra nội dung cho các văn bảntruyền thông nữa Điều này được tạo ra sau khi có những tương tác bán xã hội giữachương trình và khán giả
2.1.2.5 Tính chủ động của công chúng thể hiện ở “tính không chịu ảnh hưởng”
Cụm từ “không chịu ảnh hưởng” gắn chặt với nhà nghiên cứu Bauer (1964) Khi xét về trên khía cạnh để đánh giá “tính chủ động”, “tính không chịu ảnh hưởng” được đề cập như một “điểm mấu chốt” về mặt chính trị xã hội của khái niệm Tính “không chịu ảnh hưởng” đóng vai trò như một kiểu đánh giá mức độ
khán giả bị hạn chế, bị ảnh hưởng hoặc bị kiểm soát bởi tác động của phương tiệntruyền thông Tính chủ động này đôi khi được mô tả như một tác nhân phá vỡ cácmục đích và ý định của nhà truyền thông Sử dụng những ví dụ về các chiến dịchthông tin bị thất bại, Dervin (1980) cùng các cộng sự đã nhìn nhận đặc điểm nàynhư những giải mã thông tin mang đặc tính riêng của từng người
Trang 34Bởi công chúng chủ động được nhắc đến nhiều hơn lúc đầu như nội dung lýthuyết công chúng chủ động, còn khái niệm này phải đến sau những nghiên cứu
thực nghiệm của David Morley với chương trình “Toàn quốc” mới đưa ra được nhiều tiêu chí đánh giá và trong đó “tính không chịu ảnh hưởng” được thể hiện rất
rõ khi phỏng vấn trực tiếp các khán giả của chương trình
2.1.3 Nguồn gốc xã hội của tính chủ động ở công chúng:
Công chúng “chủ động” cho chính bản thân mình hay “chủ động” như một tác
nhân của các cấu trúc và lực lượng xã hội?
Nếu chúng ta cần có một sự giải thích và hiểu biết đầy đủ về mối liên hệ giữacông chúng và phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta phải phán đoán được vềcác nguyên nhân thực sự của hành vi truyền thông và của khung trí tuệ liên quan đến
nhận thức của người xem Blumler (1979, trang 202) chỉ ra rằng: “sự chủ động” liên
quan đến nhiều nhân tố xã hội khác như:
- Hoàn cảnh xã hội của người đó
- Tính khí và khả năng cá nhân của họ
- Các dạng sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng thực tế của họ
Như vậy, rõ ràng là tính chủ động của khán giả được thúc đẩy một phần bởinhững thay đổi của xã hội, sự phát triển – đi lên của nhân tố xã hội, sự đa dạng củacác phương tiện thông tin đại chúng
Tuy nhiên, sự chủ động của khán giả có được cũng có yếu tố từ sự tự thân của
chính họ Nhìn nhận trong mối quan hệ giữa khán giả và truyền hình, có thể thấy:
Trong phát biểu của mình, Bauer nhấn mạnh đến sự lựa chọn của khán giả
Việc tự do lựa chọn và việc thực hiện sự lựa chọn đó là dấu hiệu về “tính chủ động
Trang 35của khán giả” và ở một phạm vi khác thì đó “sự tự do chọn lựa” - là dấu hiệu phân
biệt về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tích cực Không ai hay nhân tố xã hội nào
có thể ép một cá nhân trở nên chủ động lựa chọn phương tiện truyền thông đạichính, thông điệp truyền thông ngoài chính họ
Nhìn sâu hơn khái niệm về các quá trình chủ động và thụ động trong sự nhậnthức của khán giả trước các phương tiện truyền thông đại chúng, ta có thể thấy:
- Trải nghiệm nhận thức và tri giác của người xem tivi là sản phẩm của cácquá trình tiền nhận thức tinh vi và phức cảm đáng ngạc nhiên của mỗi cá nhân:chuyển tiếng ồn và ánh sáng của tivi thành những thông điệp ý nghĩa trong tiếngnói không ngừng của các phương tiện liên lạc xã hội Bố cục, sự xây dựng, và sự
nhận diện ý nghĩa này không “thụ động” với sự thay đổi về các tác nhân kích thích
của môi trường trong đó có môi trường phương tiện truyền thông
Tiểu kết:
Công chúng chủ động là những người có khả năng tiếp nhận rõ các thông điệptruyền thông, có vai trò thúc đẩy thông điệp truyền thông được tiếp nhận và lưu giữtrong trí nhớ của mình, đồng tình hoặc thậm chí có ý kiến bổ sung, góp ý cho cácthông điệp truyền thông hoặc phản đối nó, đôi khi họ tham gia một phần vào quátrình tạo nên các thông điệp truyền thông
Có thể thấy rõ ràng là việc công chúng trở nên chủ động hơn xét trên khíacạnh xã hội: vừa phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội, sự đa dạng, phongphú của các phương tiện truyền thông đại chúng, sự định hình trong nhận thức củakhán giả; đồng thời xét trên khía cạnh cá nhân: bản thân từng người cũng có thể trởthành công chúng chủ động Tuy nhiên khái niệm “công chúng chủ động” cầnnhững đánh giá, xem xét để đánh giá: khán giả đã chủ động? mức độ chủ động của
Trang 36khán giả? lợi ích của việc chủ động này cũng như những mặt hạn chế mà nó manglại.
Trang 37CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT SERI “THẦN TƯỢNG ÂM NHẠC VIỆT NAM 2010 – VIETNAM IDOL 2010” ĐỂ PHÂN TÍCH LỚP CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH TRUYỀN HÌNH
2.1. Giới thiệu sơ lược về chương trình “Thần tượng Âm nhạc –
Vietnam Idol” và seri “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010”:
2.1.1 Chương trình “Thần tượng Âm nhạc – VietNam Idol”:
Chương trình "Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol" là một chương trình
truyền hình thực tế sinh động, được “Việt hóa” từ chương trình giải trí truyền hìnhnổi tiếng thế giới Pop Idol
Ra mắt khán giả Việt Nam lần đầu tiên năm 2007, chương trình "Thần tượng
Âm nhạc - Vietnam Idol" đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của khán giả
màn ảnh nhỏ Cũng như các phiên bản của chương trình Pop Idol trên thế giới –
tiêu biểu là American Idol, "Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol" luôn tạo cho
người xem một cảm giác mới mẻ, sôi động của một chương trình giải trí mà ở đókhán giả có quyền quyết định lớn đến việc ai trở thành thần tượng âm nhạc Cuốnhút bởi ý tưởng thực hiện “Hành trình trở thành Ngôi sao” cho các bạn trẻ có niềm
đam mê ca hát, những vòng thi tài của "Thần tượng Âm nhạc - Việt Nam Idol" là
cuộc thi của những thí sinh từ không chuyên trở nên chuyên nghiệp cả về giọng hát
lẫn phong cách biểu diễn Tính chất của Truyền hình Thực tế - đưa khán giả vào
vai trò người quyết định trực tiếp người chiến thắng của cuộc thi - một lần nữa gópphần quyết định tới độ cuốn hút của chương trình Ai có ít số lượng bình chọn từkhán giả nhất sẽ bị loại khỏi chương trình Luật thi này được duy trì đến cuốichương trình, người đăng quang cuộc thi là người có số lượng khán giả bình chọncao nhất ở vòng thi cuối cùng
Trang 38Chương trình "Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol" được tổ chức 3 lần trong các năm: 2007, 2008, 2010 Trong đó, lần thứ 3 “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam
Idol 2010” là một quá trình xây dựng hình tượng mới cho "Thần tượng âm nhạc"
của Việt Nam, thông qua cuộc hành trình nhiều thử thách, đi từ con số 0 đến
“Người hùng” của giới trẻ (zero to hero) Xyên suốt chặng đường chiến thắng của
thí sinh, khán giả sẽ là người đồng hành, lắng nghe và chia sẻ từng khoảnh khắcvui buồn, thành công và thất bại…Cho nên chiến thắng của thí sinh sẽ thật sự tạođược sự đồng cảm lẫn thán phục của khán giả
2.1.2 Seri “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2010”
Vòng thử giọng cho chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2010” bắt đầu diễn ra từ ngày 26/6/2010, lần lượt tại 4 khu vực: Đà Nẵng, Hà Nội,
Cần Thơ và TP.HCM Số lượng đăng ký tham gia chương trình là gần 25.000 thí
sinh – con số đông nhất trong 3 kỳ tổ chức chương trình “Thần tượng Âm nhạc
-Vietnam Idol” đồng thời cũng là con số thí sinh tham gia đông nhất 1 chương
trình truyền hình thực tế tại Việt Nam từ trước đến thời điểm đó của cuộc thi.
Sau đó BGK sẽ tiến hành vòng thử giọng (Audition) từ đó chọn ra 96 thí sinh
đi tiếp cùng chương trình
21/08/2010 Hà Nội 03-05/07/2010 06-07/07/2010 Trung tâm Hội nghị Quốc gia 37 28/08/2010
Đà Nẵng 27/06/2010 28-29/06/2010 Life Resort 9 Cần Thơ 13/07/2010 14-15/07/2010 Khách sạn Palace Cần Thơ 7 04/09/2010 Thành phố Hồ Chí Minh 21-23/07/2010 23-25/07/2010 Crescent Plaza 43
Trang 39Sau vòng thử giọng chính thức, 96 thí sinh được chọn tập trung tại TP.HCM,bắt đầu những ngày luyện tập cùng với chuyên gia
Sau đó 96 thí sinh sẽ bước vào vòng thi vòng loại (Theatre), BGK chọn ra 16thí sinh để bước tiếp vào vòng Studio, sau đó chọn lại 10 thí sinh vào vòng chungkết Mỗi đêm chung kết sẽ có một thí sinh bị loại và sau 9 tuần thi, cuộc thi sẽ tìm
ra Thần tượng âm nhạc Việt Nam – Vietnam Idol 2010
10 gương mặt lọt vào vòng Gala chung kết “Thần tượng âm nhạc Việt Nam – Vietnam Idol 2010”gồm: 2 gương mặt do BGK lựa chọn, 4 gương mặt cho khán
giả quyết định, 4 gương mặt được đặc cách vào thẳng vòng chung kết sau khi thivòng Studio
2 gương mặt do BGK quyết định gồm: thí sinh Nguyễn Thị Phương Anh vàthí sinh Bùi Nguyễn Trung Quân
4 gương mặt có số lượng khán giả bình chọn cao nhất là: Bùi Thị BíchPhương, Văn Mai Hương, Đinh Vương Linh, Trần Lân Nhã
4 gương mặt được đặc cách vào thẳng vòng chung kết: Lê Đức Anh, Trần
Nguyễn Uyên Linh, Nguyễn Tấn Đăng Khoa, và Lều Phương Anh (Lý do là Đăng Khoa và Lều Phương Anh có số phiếu bình chọn cao nhất của khán giả còn Đức Anh và Trần Nguyễn Uyên Linh sở hữu chiếc vé đặc cách còn lại do Ban giám khảo bình chọn sau vòng Studio).
9 Gala chung kết:
- Gala 1: chủ đề “Tự chọn” – Thí sinh bị loại: Nguyễn Thị Phương Anh (thí
sinh này nhận số lượng bình chọn thấp nhất từ khán giả nhưng lại là thí sinh đượcBGK lựa chọn đi tiếp vòng Gala chung kết và được đánh giá là một trong nhữngthí sinh có giọng hát tốt nhất trong số 10 thí sinh lọt vào chương trình)
Trang 40- Gala 2: chủ đề “ Đêm nhạc Pop/rock” – Thí sinh bị loại: Đinh Vương Linh
- Gala 3: chủ đề “Đêm nhạc Dance/Hiphop/RnB” – Thí sinh bị loại: Bùi
Nguyễn Trung Quân (đây cũng là thí sinh từng nhận được tấm vé vào Gala chungkết nhờ sự lựa chọn của BGK)
- Gala 4: chủ đề “Đêm nhạc Quốc tế” – Thí sinh bị loại: Bùi Thị Bích
Phương
- Gala 5: chủ đề Đêm nhạc "Những bài ca không quên" – Thí sinh bị loại: Lê
Đức Anh (Trước đó không lâu, một đoạn ghi âm thí sinh này nói những từ ngữkhông đẹp về chương trình và các thí sinh cùng thi khác được tung lên mạng vàgây ra scandal không nhỏ cho chương trình)
- Gala 6: chủ đề “Đêm nhạc Diva” – Thí sinh bị loại: Người phải nhận thử
thách và có kết quả bình chọn của khán giả thấp nhất là Trần Nguyễn Uyên Linh,nhưng thí sinh Nguyễn Tấn Đăng Khoa xin bỏ thi, kết quả BGK đồng ý cho ĐăngKhoa dừng cuộc chơi, đặc cách Uyên Linh đi tiếp vào chương trình không cần sửdụng quyền “cứu” của BGK
- Gala 7: chủ đề “Đêm song ca” – Thí sinh bị loại: Trần Lân Nhã
- Gala 8: chủ đề “Đêm nhạc của Ban Giám Khảo” – Thí sinh bị loại: Lều
Phương Anh (2 bài hát thí sinh Uyên Linh hát trong đêm nhạc này lập kỷ lục sốlượng người xem cao nhất trong chương trình Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol2010: gần 5.700.000 lượt xem15)
- Gala 9: Mỗi thí sinh hát hai bài và một bài hát chung: hai thí sinh còn lại là
Văn Mai Hương và Trần Nguyễn Uyên Linh Không có thí sinh bị loại trong đêmthi này