Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình "Thần tượng âm nhạc Việt Nam - Vietnam Idol 2010"

MỤC LỤC

Công chúng chủ động

Kết quả nghiên cứu (Barwise, Ehrenberg,& Goathardt, 1982, trang 27) “chỉ ra” rằng khán giả “dường như không thụ động như thế, khán giả xem truyền hình không chỉ lựa chọn một chương trình một cách ngẫu nhiên mà thường có chủ đích nhất định, từ sự chủ đích đó, họ có cách phân tích, bình phẩm, xử lý thông tin được tiếp nhận theo ý định – mục đích riêng của mình ”. Bởi công chúng chủ động được nhắc đến nhiều hơn lúc đầu như nội dung lý thuyết công chúng chủ động, còn khái niệm này phải đến sau những nghiên cứu thực nghiệm của David Morley với chương trình “Toàn quốc” mới đưa ra được nhiều tiêu chí đánh giá và trong đó “tính không chịu ảnh hưởng” được thể hiện rất rừ khi phỏng vấn trực tiếp cỏc khỏn giả của chương trỡnh.

KHẢO SÁT SERI “THẦN TƯỢNG ÂM NHẠC VIỆT NAM 2010 – VIETNAM IDOL 2010” ĐỂ PHÂN TÍCH LỚP CÔNG CHÚNG

Phương pháp điều tra được sử dụng trong nghiên cứu chương trình “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010”

Ưu tiên hàng đầu là phải xác định được đại bộ phận khán giả khác nhau đồng ý, chia sẻ, thay đổi hoặc từ chối các thông điệp truyền thông được chương trình “Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2010” mã hóa. Nơi mà khán giả sử dụng “thương lượng” theo mật mã mà người truyền tải thông tin sử dụng – Ví dụ: người tiếp nhận thông tin hiểu một phần theo tư tưởng chủ đạo mà người truyền tải thông tin sử dụng để mã hóa thông điệp. Trong chừng mực mà các bộ phận khán giả khác nhau có thể hiểu được các thông điệp theo những cách thức khác nhau và trong chừng mực mà họ diễn đạt một cách tự do về ý nghĩa thông điệp mà họ muốn tìm thấy ở đó.

Ví dụ, chúng tôi có thể phát hiện ra rằng cộng đồng người sử dụng được tự do giải mã thông điệp để khiến cho sức ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông yếu hơn nhiều so với mong muốn của nó hoặc ngược lại. + Phân tích thông điệp truyền thông nhằm giải thích các mã cơ bản của ý nghĩa mà chúng đề cập, các mô hình và cấu trúc có tính chu kỳ trong các thông điệp, hệ tư tưởng ẩn trong các khái niệm và các phạm trù thông qua những gì mà thông điệp truyền thông truyền tải. (chọn tất cả các phương án mà bạn biết, chọn và đánh giá theo thang 5 – 5 là cao nhất, 1 là thấp nhất dựa trên mức độ bạn biết đến. chương trình qua kênh thông tin này).

Bạn bắt đầu theo dừi đều đặn chương trỡnh “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” trên truyền hình bắt đầu từ khi nào?

Khán giả trong chương trình “Thần tượng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” đã chủ động như thế nào

+ Nếu như học sinh tại Hà Nội đánh giá cao nhất việc xem và tiếp cận chương trình qua mạng internet và các mạng xã hội với thang điểm tuyệt đối 5/5, thì đối tượng sinh viên lại đánh giá cao cả truyền hình với thang điểm tương tự 5/5; còn đối tượng công chức lại đánh giá cao cả: báo hình, báo mạng, mạng internet và các mạng xã hội nhưng chỉ ở thang điểm 4/5. Tương tự như bảng biểu trên đã phản ánh, tình trạng này lặp lại ở thành phố Vinh và Hồ Chí Minh: công chức nhìn vào chất lượng tiết mục hơn là thí sinh biểu diễn, học sinh thì ngược lại, học sinh nhìn vào việc thí sinh đó là ai hơn là người đó có biểu diễn hay không: lý do nhắn tin của đối tượng càng lớn tuổi càng phù thuộc nhiều vào ý kiến bản thân họ và chất lượng tiết mục hơn. + Học sinh là người bình chọn nhiều nhất (như ở trên đã đề cập), và họ bình chọn cho người họ thích hơn là chất lượng tiết mục, điều này đã được chứng mình trong chương trình: các thí sinh được BGK đánh giá hay, là tốt thì lại bị loại (ví dụ trường hợp thí sinh Nguyễn Thị Phương Anh (siu con) – khi nhà sản xuất nói.

+ Yếu tố lứa tuổi, công việc và địa vị xã hội dần dần tạo ra nhiều khoảng cách trong các đối tượng khán giả, tính cố ý khi phân tích khán giả chủ động được đẩy lên cao hơn ở việc không dừng lại ở bình phẩm, đánh giá mà bằng cách thay đổi, cố ý thay đổi chương trình theo ý mình. Dù khán giả vẫn đánh giá cao những khuôn mặt như Nguyễn Tấn Đăng Khoa (học sinh Hà Nội: nghĩ Khoa xứng đáng đăng quang là 30%, học sinh Vinh có cùng quan điểm với 30,7%; học sinh Thành phố Hồ Chí Minh là 25%) nhưng tỷ lệ giành cho Uyên Linh vẫn áp đảo cao nhất với cả ba đối tượng ở cả ba khu vực. Tỷ lệ khỏn giả theo dừi chương trỡnh sau scandals Đức Anh – Đăng Khoa (Đức Anh bị ghi âm lại đoạn đối thoại nói xấu, chửi tục các thí sinh cùng thi và bị Đăng Khoa tung lên mạng) tăng cao nhất kể từ đầu chương trình: học sinh Hà Nội là 42%, sinh viên Hà Nội là 27,25%, công chức Hà Nội là 30,5%.

Bảng biểu tỷ lệ khán giả xem chương trình để giải trí
Bảng biểu tỷ lệ khán giả xem chương trình để giải trí

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỚP CÔNG CHÚNG CHỦ ĐỘNG TRONG CHƯƠNG

Một số giải pháp để tăng “tính chủ động” của khán giả trong các chương trình truyền hình

Mặc dự rừ ràng trong phần tin đầu tiên được đưa ra, những phân tích về tính hữu dụng của Nghị định này trong các vấn đề truy tìm thủ phạm trong các vụ trộm, cướp xe máy, ô tô trở nên dễ dàng hơn nhiều nhưng người dân vì những lợi ích riêng của mình, vì những điều kiện hoàn cảnh riêng của mình không chấp nhận những phân tích đó. Một người nổi tiếng hoặc một chuyên gia có thể làm tăng tính thuyết phục cho thông điệp truyền thông khi họ xuất hiện và đưa ra những lời khuyên, chỉ dạy (Speck, Schumannm Thompson, 1988) nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu công chúng tin rằng họ được trả tiền để làm việc đó21. Thậm chí nhiều chương trình truyền hình đưa ra những quy tắc bất di bất dịch về vấn đề bề ngoài này: trang phục, cách trang điểm… Đó cũng là lý do mà các chương trình truyền hình theo một thời gian nhất định sẽ có sự thay đổi: về đồ họa chương trình để nâng cao uy tín bề ngoài cho mình.

- Về mặt quan điểm ý kiến đặc biệt là việc quyết định khán giả có xem không, có khiến khán giả cảm thấy chương trình có ích với mình không: Đối với kết quả đo ngay sau đó, tỉ lệ của những phản ứng về nguồn tin uy tín cao cho thấy sự phản ứng của khán giả với các chương trình hoặc các nhà truyền thông lớn hơn so với tỉ lệ những phản ứng đối với nguồn tin uy tín thấp trong mỗi thông tin. Lấy cảm hứng từ sự "dân chủ" của Bách khoa toàn thư Wikipedia, nơi Colbert giải thích rằng "bất kỳ người dùng nào cũng có thể thay đổi bất kỳ mục nào, và nếu người dùng khác đồng ý với họ, nó sẽ trở thành sự thật", ông xây dựng chương trình “Wikiality” mô tả các sự thật được tạo ra thông qua nguyên tắc thỏa thuận giữa đa số văn bản và và sự sáng tạo của khán giả. Khán giả không còn là người ngồi xem để có thể “hiểu hoàn toàn”, “thương lượng” hoặc “đối lập” với các thông điệp nữa mà với tư cách một người tham gia cùng xây dựng, nhận được những lời đề nghị và sau đó diễn đạt văn bản riêng của mình đóng góp vào chương trình.

Bảng 1. Các khả năng kết hợp P-O-X có thể
Bảng 1. Các khả năng kết hợp P-O-X có thể

Kiến nghị trong việc xây dựng và phát triển lớp “công chúng chủ động” trong chương trình truyền hình

- Xem một phần tính chủ động của khán giả là tất yếu: Tính chủ động hoặc tính bị động của khán giả (thuộc hành vi hoặc nhận thức) đều chịu ảnh hưởng ở mức độ nào đó của sự xã hội hóa và sự phát triển của các phương tiện truyền thụng. Công trình của Salomon (1979) cung cấp một mô hình tốt để tìm ra bản thân phương tiện truyền thông – các đặc điểm chính thức đặc trưng của nó và cấu trúc hệ thống biểu tượng của nó - ảnh hưởng đến quá trình xử lý thông tin như thế nào. Một cách cụ thể, thế chủ động nằm cùng với phương tiện truyền thông nhiều bao nhiêu do sự xã hội hóa trong quá khứ, hoặc sự tiếp cận đặc biệt của phương tiện truyền thông với các phản hồi tự động đường dây cứng (di truyền học) (chính là phản hồi định hướng) hoặc các phản hồi đường dây mềm (được học) đối với các đặc tính cụ thể của phương tiện truyền thông (chính là tốc độ của các cảnh quay).

Chúng ta có thể thấy rằng khái niệm khán giả chủ động được định nghĩa như sự độc lập nhận thức, tự do cá nhân và phần nào không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ (hoặc nói nghe tiêu cực hơn là bị thao túng) bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Nguồn gốc của việc xây dựng khán giả chủ động là để các nhà truyền thông nắm chắc hơn về khả năng tiếp nhận của khán giả, chứ không phải để tạo ra lớp khán giả phản đối lại những thông điệp truyền thông được truyền tới. Các nhà truyền thụng đại chỳng phải giải thớch về sự thiếu rừ ràng của cỏc phương tiện truyền thông đại chúng và trong một số trường hợp điều này dẫn đến việc không thành công khi truyền tải thông điệp đến khán giả.