PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN MỸTRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HƯNG ---o0o---SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN YÊN MỸ TRONG GIAI Đ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN MỸ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HƯNG
-o0o -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Ở HUYỆN YÊN MỸ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Lĩnh vực/môn: Quản lí
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ: Hiệu trưởng
Năm học 2013-2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thành sáng kiến kinhnghiệm với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lí trường tiểu học huyện Yên Mỹ trong giai đoạn hiện nay”, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ củanhiều tổ chức, tập thể, cá nhân
Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Huyện
uỷ, UBND huyện, Phòng Giáo dục- Đào tạo, Phòng Nội vụ huyện Yên Mỹ cùngcán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
đã tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi được nghiên cứu, cung cấp tài liệu, sốliệu và tư liệu khoa học trong quá trình khảo sát, nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điềukiện giúp đỡ và ủng hộ tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn đề tài không thể tránh khỏinhững thiếu sót, tôi luôn mong muốn được đón nhận những ý kiến góp ý của quíthầy cô cùng toàn thể bạn bè
Xin trân trọng cảm ơn!
Yên Mỹ, tháng 2 năm 2014
Nguyễn Thị Thuý
Trang 3BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 4Phần 1: PHẦN LÍ LỊCH
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ THÚY
CHỨC VỤ, CHỨC DANH: HIỆU TRƯỞNG
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HƯNG
TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trường tiểu học
huyện Yên Mỹ trong giai đoạn hiện nay
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trang 5MỞ ĐẦU
I Đặt vấn đề
1.1.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có biện pháp mới để giải quyết
Chúng ta đang sống trong thời kỳ thế giới phát triển hết sức mạnh mẽ, sâusắc trên mọi lĩnh vực Sự phát triển ấy tạo ra những tiền đề, những khả năng đểnhân loại vững tin bước vào tương lai Song, cùng với quá trình phát triển nhânloại cũng đang gặp phải những thách thức mới trong các vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội Trong cuộc đấu tranh tự khẳng định để phát triển kể trên, giáo dục giữvai trò vô cùng to lớn Giáo dục được các quốc gia trên thế giới coi như chìakhóa để mở cửa tương lai Trong sự nghiệp đổi mới Giáo dục Đào tạo, đổi mớicông tác quản lý Giáo dục đặt ra như một yêu cầu cấp bách hàng đầu của việctiếp tục triển khai, điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay Chỉ thị40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng cũng đã nêu rõ: “ Mục tiêu xâydựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa đảm bảo chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lốisống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúngđịnh hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạonguồn lực, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”
Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta, giáo dục tiểu học đượcxem là nền tảng có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giúp học sinh hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệmcông dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS Chính vì vậy, việc thườngxuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lýgiáo dục bậc tiểu học là việc làm vô cùng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu đổimới của Giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, những năm gần đây giáo dụchuyện Yên Mỹ nói chung và giáo dục bậc tiểu học huyện Yên Mỹ nói riêng đã
Trang 6có những bước chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tích cao Qui môtrường lớp liên tục được phát triển theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá, việcnâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo được quan tâm Tuy nhiên, từ thực tế tạicác nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc Cơ sở vật chất trường họcchưa đồng bộ, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng được những yêucầu dạy và học trong giai đoạn mới Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý còn có bấtcập về năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ quản lý Trong khi đó các côngtrình nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn chưađược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Chính vì những lý do đó, tôi chọn đề
tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Yên Mỹ trong giai đoạn hiện nay”
1.2.Ý nghĩa và tác dụng của biện pháp mới
Đề tài bổ sung hoàn thiện được cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn để nâng caochất lượng đội ngũ CBQL bậc tiểu học ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Đồngthời, xây dựng một số giải pháp qua điều tra đánh giá rất khả thi, hiệu quả đểứng dụng cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục các trường tiểuhọc ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
1.3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Qua quá trình bản thân tôi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý trườngtiểu học Trung Hưng, qua trao đổi với đồng nghiệp là cán bộ quản lý các trườngtiểu học trong huyện Yên Mỹ, tôi đã đi sâu nghiên cứu vấn đề nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL giáo dục bậc tiểu học ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yêntrong thời gian 12 tháng
II Phương pháp tiến hành
2.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1.Cơ sở lý luận: Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Nghị quyết Trung
ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Trang 7đã thảo luận và quyết định ra Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Trên cơ sở mục tiêutổng quát và các mục tiêu cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác địnhmột số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là:Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với quá trìnhđổi mới giáo dục; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản củachương trình giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học;đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượnggiáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triểnnăng lực, phẩm chất người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theohướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổimới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăngquyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lýchất lượng Quản lý tốt là tiền đề căn bản để dạy tốt và học tốt; phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục vàđào tạo; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huyđộng sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để pháttriển giáo dục; nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ,đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; chủ động hội nhập và nângcao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo
Cán bộ quản lý là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồnlực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chứchoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích Trong các nhà trường nói chung vàtrường tiểu học nói riêng, với cương vị cán bộ quản lý-Hiệu trưởng là người trựctiếp chỉ đạo các thành viên trong nhà trường, vận động phối hợp các lực lượng
có liên quan ngoài nhà trường tiến hành quá trình giáo dục nhằm thực hiện tốt kếhoạch phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng theo đường lối lãnh đạo của Đảng,thiết thực góp phần đẩy mạnh việc thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục của xã
Trang 8do Hội đồng giáo dục đề ra đó là “…Trường tiểu học không ngừng nâng caochất lượng giáo dục và giữ vững danh hiệu trường tiểu học đạt Chuẩn quốc giamức độ I…” Người Hiệu trưởng phải thực sự gương mẫu tiên phong về mọimặt trong nhà trường, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; có trình độchuyên môn vững vàng và đặc biệt phải có năng lực và tố chất của người lãnhđạo Năng lực của người quản lý giáo dục thể hiện ở việc thực hiện tốt bốn chứcnăng:
Kế hoạch hoá(planning)
Tổ chức(organizing)
Lãnh đạo(chỉ đạo)-(leading)
Kiểm tra (controlling)
Người cán bộ quản lý được ví như một người nhạc trưởng Nếu như nhạctrưởng chỉ đạo đúng thì dàn nhạc sẽ hoà tấu được những bản nhạc hấp dẫn ngườinghe Nếu như nhạc trưởng chỉ đạo không thành công thì mỗi nhạc công tiếnhành một phách sẽ tạo nên một mớ âm thanh hỗn độn làm người nghe khó chịu
vô cùng Chính vì vậy, sự thành công của nhà trường rất cần một nhà quản lý tài
ba, một nhà quản lý có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo nhà trường pháttriển để đạt được mục tiêu đã đề ra với kết quả tốt nhất
2.1.2.Cơ sở thực tiễn
Huyện Yên Mỹ có diện tích là 90 047 ha với dân số là 121 927 người.Yên Mỹ có các huyết mạch giao thông chính là quốc lộ 5A, 5B, 39A, 39B là địabàn hấp dẫn đã và đang thu hút nhiều dự án vào đầu tư phát triển, tạo nên sứcsống và diện mạo mới của một vùng có nhiều năng động trong phát triển kinh tế
và hội nhập
Vị trí địa lí: Huyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, nằm trên vùng Bãi Sậycủa Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, nhưng Yên Mỹ chỉ trở thànhmột đơn vị hành chính cấp huyện kể từ khi thành lập đạo Bãi Sậy năm 1890.Khi đạo này bị giải thể, Yên Mỹ trở thành một huyện của tỉnh Hưng Yên Yên
Mỹ nằm ở trung điểm phía Bắc tỉnh Hưng Yên, có ranh giới với 5 trong số 10
Trang 9huyện, thị của tỉnh Vị trí địa lí của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh,liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội Năm
1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn Kinh tế của Yên Mỹ cónhững bước phát triển nhanh sau khi tái lập, với vị trí địa lí thuận lợi, với sự ưuđãi của tỉnh trong chính sách thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong vàngoài nước đã chọn Yên Mỹ là điểm đến đầu tư Hiện nay, ở Yên Mỹ đã có gần
100 dự án đầu tư trong và ngoài nước
Đặc điểm địa hình: Huyện Yên Mỹ có độ cao trung bình từ 3-4m, thoảidần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, theo hướng chung của tỉnh Hưng Yên Địahình này không cản trở đến việc cơ giới hoá và thuỷ lợi hoá trong quá trình pháttriển nông nghiệp
Khí hậu: Huyện Yên Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt
độ trung bình từ 180C-270C, lượng mưa hàng năm từ 1 600mm-1700mm và tậptrung vào các tháng 8; 9 Đặc điểm trên tạo điều kiện cho việc phát triển nôngnghiệp Song ở Yên Mỹ mùa đông thường khô, lạnh và thiếu nước
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện đạt 32,5% Trong đó, nôngnghiệp tăng 5,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 62,45%,thương mại dịch vụ tăng 17,45% Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 40,8%, côngnghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 24,22%, thương mại- dịch vụ 34,98%.Thu nhập bình quân đầu người đạt 4,21 triệu đồng/năm
Bên cạnh đó, các lĩnh vực xã hội cũng chuyển biến tích cực Số hộ giàutăng nhanh, số hộ nghèo giảm còn 5,7% Tỷ lệ phát triển dân số còn 1,04%,huyên có 85 làng được công nhận làng văn hoá; 71% gia đình văn hoá Yên Mỹ có
16 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia 100% số xã thị trấn đạt phổcập giáo dục tiểu học, huyện có 9 trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên
Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông LêHữu Trác, nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị-cố Tổng Bí thư Nguyễn VănLinh
Trang 10Yên Mỹ có 17 đơn vị hành chính xã (16 xã và 1 thị trấn) trong đó có 20 trường tiểu học được phân bố ở các xã như sau:
STT TÊN TRƯỜNG TIỂU
HỌC XÃ, THỊ TRẤN
TỔNG SỐ LỚP HỌC
TỔNG SỐ CBQL
Trong tổng số 20 trường có: 7 trường loại II;
13 trường loại III;
9 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ I;
1 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ IITrong những năm gần đây, giáo dục tiểu học ở huyện Yên Mỹ đã cónhững bước chuyển biến đáng kể; đội ngũ CBQL các nhà trường nói chung, các
Trang 11nhà trường tiểu học nói riêng có tinh thần trách nhiệm, luôn nỗ lực cố gắng hoànthành tốt mọi nhiệm vụ được giao; đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hóa
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục bậc tiểuhọc huyện Yên Mỹ nói riêng chưa xứng tầm với sự phát triển kinh tế-xã hội ởđịa phương; công tác quản lý giáo dục vẫn còn có một số bất cập, hạn chế.Chính vì vậy, giáo dục Đào tạo huyện Yên Mỹ rất cần một đội ngũ CBQL cótinh thần trách nhiệm cao, tiên phong gương mẫu trong mọi hoạt động, năngđộng sáng tạo trong công tác chỉ đạo điều hành, nhằm đáp ứng được yêu cầucủa xã hội trong giai đọan hiện nay
2.2 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, thời gian tạo ra biện pháp
2.2.1.Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sauđây:
+Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Khái quát, hệ thống những kiến thức liên quan đến đề tài để xây dựng cơ
sở lí luận cho đề tài
+Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra, quan sát, phỏng vấn, trao đổi, khái quát thực tiễn, lấy ý kiến chuyên gia
và các nhà quản lí, tổng kết kinh nghiệm để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
+Nhóm các phương pháp thống kê toán:
Xử lí các số liệu thực trạng về kết quả, thành tích để cung cấp thông tin về
sự chuyển biến của việc quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ởhuyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
+Nhóm các phương pháp bổ trợ:
Sưu tầm dữ liệu, tìm hiểu bản chất, nguồn gốc nguyên nhân, cách giảiquyết vấn đề và hỗ trợ các nhóm phương pháp trên để nghiên cứu con đườngthực hiện hiệu quả việc quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ởhuyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
2.2.2 Thời gian tạo ra biện pháp
Trang 12Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp ở trên điềutra thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý bậc Tiểu học ở huyện Yên Mỹ trong 3tháng từ tháng 6 đến hết tháng 8 năm 2012; tạo ra giải pháp và khảo sát mức độcần thiết, tính khả thi; áp dụng trực tiếp tại trường trong thời gian 9 tháng từtháng 9 năm 2012 đến hết tháng 5 năm 2013
NỘI DUNG
I.Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về phẩm chất, năng lực, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý bậc Tiểu học huyện YênMỹ; tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ quản lý nhà trường Tiểu học, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Các biện pháp được đề xuất và vận dụng hợp lý vào thực tiễn sẽ góp phầnnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý bậc Tiểu học huyện Yên Mỹ tronggiai đoạn hiện nay
II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng về chất lượng đội ngũCBQL giáo dục bậc tiểu học huyện Yên Mỹ, tôi đã tiến hành phỏng vấn 5 cán
bộ Phòng giáo dục huyện, 10 cán bộ quản lý và 20 giáo viên của một số trườngtiểu học trong huyện Yên Mỹ thì chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục tiểuhọc ở huyện Yên Mỹ đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ song vẫn còn nhiều bấtcập thể hiện qua bảng sau:
Các tiêu chuẩn đánh
giá
Nhóm đánh giá
Trang 13Tiêu chuẩn 3 Năng
Qua kết quả gặp gỡ, trao đổi với cán bộ phòng Giáo dục Đào tạo, với cán
bộ quản lý và giáo viên ở một số trường trong huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, ta
có nhận xét sau:
Đội ngũ cán bộ quản lý đã đáp ứng được chuẩn trình độ đào tạo; có cơcấu theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT Có lập trường tư tưởng vững vàng; cóđạo đức, lối sống tốt, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước, phát huy được năng lực trong việc thực hiện nhiệm vụ.Các nhà trường đã sử dụng và bố trí cán bộ, giáo viên được thực hiện đúngchuyên môn; tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên phát huy năng lực, sở trường củamình Công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đượccác cấp có thẩm quyền thực hiện đúng quy trình và bước đầu có hiệu quả
Tuy nhiên, đa số CBQL các trường tiểu học chưa được đào tạo có hệthống về quản lý, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tính chuyênnghiệp thấp Năng lực điều hành, quản lý của một số cán bộ quản lý còn bất cậptrong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện vàthực thi nhiệm vụ Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quản lý nhân
sự, nhất là về quản lý tài chính còn nhiều hạn chế dẫn đến lúng túng trong thựchiện nhiệm vụ, đặc biệt khi Nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmnhư hiện nay Bên cạnh đó, phần lớn CBQL hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹnăng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Một bộphận CBQL còn chạy theo thành tích, chưa thực sự chuyên tâm với nghề nghiệp,chưa có trách nhiệm cao khi thực thi nhiệm vụ Một bộ phận nhỏ CBQL giáo
Trang 14dục còn buông lỏng quản lý, không đấu tranh với tiêu cực, thậm chí còn thỏahiệp, tham gia vào các hiện tượng tiêu cực trong quản lý hành chính, tài chính.Điều kiện làm việc của CBQL giáo dục nói chung còn hạn chế, thiếu phươngtiện làm việc, chưa có những phương tiện làm việc tiên tiến hiện đại; một sốtrường tiểu học trên địa bàn chưa có phòng làm việc riêng; việc luân chuyển,điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm đôi lúc còn chưa hợp lý, chưa kích thích được
sự hăng say cống hiến của đội ngủ CBQL Trong khi đó, chế độ đãi ngộ chưanhiều, chưa động viên được đội ngũ CBQL
III.Mô tả biện pháp của đề tài
3.1.Thuyết minh tính mới
Ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên vấn đề quản lý nâng cao chất lượng độingũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL các trường tiểu học nói riêng
đã được các cấp lãnh đạo và CBQL giáo dục quan tâm song mới chỉ tồn tại nhưnhững kinh nghiệm rải rác trên các sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo tổng kếtcủa các nhà trường, chưa có công trình nào đề cập đến một cách đầy đủ và hệthống
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi muốn nghiên cứu sâu hơn để xác định cơ
sở lý luận, khảo sát thực tiễn Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên phùhợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
3.1.1 Biện pháp 1: Đổi mới nhận thức tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
a.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Trước đây, có không ít quan niệm xem nhẹ hoặc chưa nhận thức một cáchđúng đắn về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục Do vậy, trước hếtphải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển độingũ CBQL trường tiểu học; phải xem việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộquản lý vừa có tính cấp thiết vừa mang tính chiến lược lâu dài, xem đây là khâu
Trang 15đột phá trong việc cải tiến cơ chế quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục củabậc học.
Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu họcnhằm giúp họ có đủ hiểu biết, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước, của ngành, vận dụng một cách phù hợp vàonhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, phát huy khả năng của mỗi cá nhân, cùng vậnđộng cán bộ giáo viên và các tầng lớp nhân dân chăm lo, xây dựng sự nghiệpgiáo dục Mỗi CBQL cần nhận thức một cách đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ củangười CBQL, ảnh hưởng của đội ngũ CBQL trường tiểu học đến chất lượngGD&ĐT của bậc học tránh khuynh hướng xem nhẹ hoặc nhận thức không đầy
đủ về chức năng của cán bộ quản lý trường học Trong kế hoạch hoạt động nhàtrường hàng năm cần coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí ởnhà trường
b.Các nội dung chủ yếu của biện pháp
Nhận thức một cách đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của người CBQL, ảnhhưởng của đội ngũ CBQL trường tiểu học đến chất lượng GD ĐT của bậc họctránh khuynh hướng xem nhẹ hoặc nhận thức không đầy đủ về chức năng củaCBQL trường tiểu học
Nhận thức đầy đủ các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của ngườiCBQL trường tiểu học trước yêu cầu đổi mới giáo dục
Trong kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm phải luôn coi trọng vấn đềxây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, xem đây là nội dung quan trọng của kếhoạch Phòng GD ĐT phối hợp với các phòng Nội vụ, Ban tổ chức huyện ủylàm tốt công tác tuyên truyền để các ngành nhận thức một cách đúng đắn việcxây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục Quán triệt một cách sâu sắc vềvai trò, nhiệm vụ của đội ngũ CBQL, bản thân đội ngũ CBQL trường tiểu họchiểu rõ nhiệm vụ, trên cơ sở đó ý thức được trách nhiệm và phấn đấu đạt chuẩn
về các mặt
Trang 16c.Quy trình thực hiện biện pháp
+Xây dựng kế hoạch: Xác định mục tiêu, nội dung lĩnh vực cần nâng caonhận thức của đội ngũ CBQL nhà trường Dự kiến các hình thức tổ chức nângcao nhận thức của đội ngũ CBQL như: công tác tự học, tự bồi dưỡng thông quacác phương tiện, nghiên cứu, học tập qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng do PhòngGD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức, Dự kiến các nguồn lực: con người, phươngtiện, kinh phí, thời gian,
+Tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức: Tham gia đầy đủ cáclớp tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức CBQL tự sưu tầm tài liệu, thườngxuyên cập nhật những thông tin mới về Giáo dục Đào tạo ở địa phương, ở trongnước và quốc tế từ đó có sự điều chỉnh trong nhận thức để theo kịp với thời đại.Tích cực giao lưu học tập kinh nghiệm quản lý từ các đồng nghiệp trong huyện,trong tỉnh và các trường có bề dày kinh nghiệm ở các thành phố lớn để rút ra bàihọc kinh nghiệm cho bản thân
d.Điều kiện thực hiện biện pháp
Trước đây, vấn đề nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL còn chưa đượcquan tâm Hầu hết, chủ yếu dựa vào nhận thức tự phát của mỗi cá nhân Chính
vì vậy, để có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của việcnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý không phải một sớm một chiều làmđược mà cần có sự quan tâm của cấp trên để mở các lớp bồi dưỡng nhận thứccho sát thực, phù hợp; sự phối hợp tạo điều kiện của các tổ chức, đoàn thể trongtrường Đặc biệt, đội ngũ CBQL phải thấy rõ sự cần thiết của việc nâng caonhận thức từ đó có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện trở thànhngười cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng trước những yêu cầucủa sự nghiệp giáo dục
3.1.2.Biện pháp 2 Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý trường tiểu học
a.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Trang 17Trước đây, ở huyện Yên Mỹ đã tiến hành luân chuyển CBQL theo quyđịnh song vẫn còn bất cập về tính hợp lý trong công tác luân chuyển CBQL tạonên sự không đồng tình của đội ngũ CBQL giáo dục bậc tiểu học; vấn đề tuyểndụng nhân sự đôi khi chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ nên hiệu quả làm việc thấp.Biện pháp này làm cho công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luânchuyển cán bộ quản lý trường tiểu học trong huyện thực sự có những đổi mới vềnhận thức, tư duy và phương thức tổ chức thực hiện; đi vào nề nếp; đúng yêucầu đổi mới của công tác quản lý cán bộ theo định hướng của Đảng và Nhà nướctrong giai đoạn hiện nay.
Đội ngũ CBQL giáo dục cùng với đội ngũ giáo viên có vai trò quyết địnhđối với chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường Chất lượng và hiệuquả việc lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL sẽ tạonên được chất lượng của đội ngũ Từ đó, gián tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quảquản lý tại các trường tiểu học Mặt khác, đổi mới được công tác lựa chọn, bổnhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL thực chất là gạt bỏ được những nếp suynghĩ và cách làm cũ (có người phải sắp việc chứ không phải yêu cầu công việc
để sắp người)
b.Các nội dung chủ yếu của biện pháp
Nâng cao nhận thức về việc cần thiết đổi mới công tác lựa chọn, bổnhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL trường tiểu học Xây dựng tiêu chuẩn độingũ CBQL trường tiểu học trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ công chức, chuẩn Hiệutrưởng, Hiệu phó trường tiểu học
Đánh giá thực trạng chất lượng (phẩm chất, năng lực), điều kiện, hoàncảnh của mỗi CBQL trường tiểu học Đồng thời, so sánh các thực trạng đó vớinhu cầu và yêu cầu chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục tiểu học tại từng trườngtrong huyện Xây dựng nhu cầu và yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũCBQL giáo dục; xây dựng quy trình mới để thực hiện lựa chọn, bổ nhiệm, miễnnhiệm và luân chuyển CBQL trường tiểu học
c.Quy trình thực hiện biện pháp
Trang 18+Thiết lập kế hoạch: Trên cơ sở nội dung của bản quy hoạch CBQL đãđược duyệt, trên cơ sở nhu cầu và yêu cầu CBQL của mỗi trường tiểu học tronghuyện, trên cơ sở nguyện vọng và chất lượng CBQL đương chức và kế cận, trên
cơ sở nhiệm kỳ công tác để vạch ra được mục tiêu (nguồn, số lượng, yêu cầu,chất lượng) phải bổ nhiệm mới, phải bổ nhiệm lại, phải điều động đến, điềuđộng đi, thay thế cho CBQL về hưu, bổ sung các thiếu hụt, phù hợp với cácnguyện vọng chính đáng của CBQL có nhu cầu thuyên chuyển công tác, nhằmthực sự đổi mới công tác quản lý các trường tiểu học Dự kiến các điều kiện thựchiện trong mối quan hệ tổng hòa về đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Yên
Mỹ Dự kiến thời gian thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều chuyển, miễnnhiệm phù hợp với kế hoạch năm học mà không làm xáo trộn các hoạt độngthường nhật theo chức năng và nhiệm vụ của các nhà trường
+Tổ chức thực hiện kế hoạch: Hiệu trưởng các nhà trường tiểu học thựchiện việc đề xuất nhu cầu số lượng và yêu cầu về chất lượng; các thủ tục lấy ýkiến tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên; ý kiến giới thiệu và đề nghị củaChi bộ, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong trường về nhân sự; các thủtục văn bản cần thiết theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ
Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ điều tra, khảo sát, thu thập thông tin vềnhu cầu và yêu cầu về CBQL, nguyện vọng của CBQL trong các trường tiểu học
về số lượng, CBQL cần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, số lượng về hưu và số lượngcần bổ sung, số lượng cần thuyên chuyển Đồng thời, đưa ra các phương án vàlựa chọn phương án tối ưu nhất Từ đó, Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ thực hiệncác thủ tục hành chính cần thiết (hồ sơ: đơn, quyết định, văn bản thỏa thuận củaĐảng ủy và chính quyền địa phương; hồ sơ lý lịch CBQL và cán bộ kế cận;những văn bản trình UBND huyện để thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễnnhiệm, điều động, nghỉ hưu, đối với CBQL)
+Các phòng chức năng của huyện chủ động xây dựng và thực hiện cácquyền lợi về tiền lương, phụ cấp chức vụ, bảo hiểm xã hội, kịp thời với hiệulực của các Quyết định
Trang 19Lưu ý: Việc thực hiện luân chuyển CBQL bậc tiểu học cần chú ý đến tínhphù hợp, minh bạch Cụ thể:
Đối với những trường hợp mất đoàn kết nội bộ hoặc có đơn thư tố cáo củadân cần điều tra và xử lý kịp thời đúng người đúng tội; ai vi phạm đến đâu thì kỷluật đến đó Cũng như việc lửa cháy ở đâu ta dập ở đó, không mang lửa sơ tán đicác nơi khác nhau, rồi ngọn lửa ấy lại nhen nhóm lên ở những chỗ ta mang đếntạo lên nhiều đám cháy; khi đó ta sẽ không đủ sức để dập nổi
Đối với những trường hợp đến nhiệm kỳ phải luân chuyển cần quan tâmđến tính hợp lý và tâm tư nguyện vọng của CBQL được luân chuyển Tránh tìnhtrạng càng có tuổi càng phải đi xa Cần quan tâm đến chế độ ưu đãi đối vớinhững CBQL có chất lượng mà phải luân chuyển để vực những trường yếu kém
Có như vậy mới kích thích được sự nhiệt tình, hăng say cống hiến của CBQL
Kiên quyết miễn nhiệm nếu CBQL không đáp ứng được yêu cầu công táchay mất uy tín với đông đảo quần chúng Có như vậy, quần chúng nhân dân mớitin tưởng vào ngành giáo dục, tránh tình trạng “con sâu bỏ rầu nồi canh”
d.Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo huyện, lãnh đạo Phòng GD ĐT, Phòng Nội vụ, Ban tổ chứchuyện ủy cần nắm rõ năng lực của từng CBQL, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng củađội ngũ CBQL, nhu cầu và yêu cầu cụ thể về CBQL ở mỗi nhà trường Đồngthời, điều tra, xử lý kịp thời đúng người, đúng tội ở những nơi có mâu thuẫn hayđơn thư tố cáo
Lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều chuyển CBQL cần bám sát cáctiêu chuẩn về Chuẩn Hiệu trưởng và Chuẩn Hiệu phó Đồng thời, kèm theo việcgiải quyết đúng chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấpvà các chính sách khác
3.1.3.Biện pháp 3: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng
lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trường tiểu học
a.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Trang 20Thực tế trước đây, nhiều CBQL giáo dục bậc tiểu học ở huyện Yên Mỹ có
tư tưởng yên vị, không cố gắng học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và nângcao trình độ; tạo nên sức ỳ, không năng động sáng tạo trong công tác chỉ đạo,điều hành các hoạt động Chính vì vậy, cần nâng cao được phẩm chất và nănglực của đội ngũ CBQL giáo dục đương chức và đội ngũ CBQL giáo dục kế cận.Đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường tiểu học huyện Yên Mỹ nóiriêng cần được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận nghiệp vụ quản lý một cách phùhợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và phát triển Giáo dục-Đào tạo của Đảng, Nhà nước Qua điều tra thực trạng ta thấy còn một số CBQLtrường tiểu học hạn chế tầm nhìn về vai trò của giáo dục đào tạo đối với pháttriển kinh tế-xã hội, chưa nắm vững và làm đúng theo lý luận quản lý nói chung
và lý luận quản lý trường học nói riêng Đồng thời, kinh nghiệm thực tiễn trongcông tác quản lý cũng còn nhiều hạn chế với các lý do khách quan và chủ quan;năng lực điều hành, quản lý, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng và ứng dụngcông nghệ thông tin vào công tác quản lý Chính vì vậy, việc cập nhật các kiếnthức lý luận, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL giáo dục tiểu học ở huyện Yên
Mỹ là vô cùng quan trọng Đây là một trong những giải pháp có tính chất quyếtđịnh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
b.Các nội dung chủ yếu của biện pháp
*Nâng cao phẩm chất, năng lực cán bộ quản lí theo 18 tiêu chí
Tiêu chí 1: Về phẩm chất chính trị
Gương mẫu và vận động mọi người chấp hành chủ trương, đường lối,chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; các qui định của ngành, địaphương, nhà trường Tích cực và chủ động tham gia các hoạt động chính trị-xãhội; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân Không để xảy ra tham nhũng, quan liêu,lãng phí trong nhà trường
Tiêu chí 2: Về đạo đức nghề nghiệp
Phát huy tốt phẩm chất, có danh dự, uy tín nhà giáo Luôn tận tâm và cótrách nhiệm cao trong công tác quản lí Có sáng tạo để hoàn thành xuất sắc
Trang 21nhiệm vụ được giao; kết quả hoạt động của nhà trường được nâng cao rõ rệt.Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh tínnhiệm cao.
Tiêu chí 3: Về lối sống, tác phong
Bản thân thực hiện và tạo điều kiện để mọi người thực hiện sống lànhmạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục
Có sự nhân ái, độ lượng, bao dung; làm việc khoa học, sư phạm được thể hiệntrong mọi hoạt động quản lí
Tiêu chí 4: Về giao tiếp và ứng xử
Bản thân thực hiện và tạo điều kiện để mọi người thực hiện thân thiện,thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh Thân thiện, tôn trọng,đối xử công bằng, bình đẳng, đoàn kết, hợp tác, cộng tác, biết giúp đỡ cán bộ,giáo viên, nhân viên Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh Hợp tác với chínhquyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh
Tiêu chí 5: Về học tập và bồi dưỡng
Thực hiện có kết quả tốt kế hoạch học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nângcao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm, năng lực quản lí nhà trường Tư vấn và tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ,giáo viên nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chínhtrị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm mang lại các kết quả tốt
Tiêu chí 6: Về trình độ chuyên môn
Có năng lực bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên Luôn cập nhật vàgiúp giáo viên biết cách cập nhật kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế,văn hoá, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học
Tiêu chí 7: Về nghiệp vụ sư phạm
Vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tíchcực và sáng tạo của học sinh tiểu học Biết tổ chức thực hiện sáng tạo các hoạtđộng dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường vàđịa phương Thực hiện có tính kế hoạch đạt kết quả tốt việc tư vấn, giúp đỡ giáo
Trang 22viên về nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học Sử dụng và giúp đỡ cán bộ,giáo viên, nhân viên sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí
và giáo dục
Tiêu chí 8: Về hiểu biết nghiệp vụ quản lí
Vận dụng thành thạo các kiến thức cơ bản về khoa học quản lí trong lãnhđạo và quản lí nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và manglại hiệu quả
Tiêu chí 9: Về xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường
Xây dựng được các loại kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học đảm bảotính khả thi Các loại kế hoạch được sự tham gia và hưởng ứng tích cực của cácđối tượng liên quan Các loại kế hoạch được tổ chức thực hiện có kết quả thểhiện việc đạt đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra và được tổ chức đánh giá rútkinh nghiệm
Tiêu chí 10: Về quản lí tổ chức bộ máy cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
Các tổ chức bộ máy được thành lập và kiện toàn đã phát huy tốt tác dụngtrong các hoạt động của nhà trường Các biện pháp quản lí tổ chức bộ máy hoạtđộng đồng bộ nâng cao hiệu lực quản lí nhà trường Sử dụng cán bộ, giáo viên,nhân viên phát huy được sức mạnh tập thể sư phạm, mang lại kết quả cao trongcác hoạt động của nhà trường Thực hiện hiệu quả các kế hoạch đào tạo bồidưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên Thực hiện đầy đủ, kịp thời và phát huy tốttác dụng các chế độ chính sách của Nhà nước và của nhà trường đối với cán bộ,giáo viên, nhân viên Việc đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật có tác dụng tốttrong phát triển đội ngũ và góp phần cải tiến, hoàn thiện công tác tổ chức cán
bộ Các hoạt động thi đua thúc đẩy và mang lại kết quả tốt trong các hoạt độngcủa nhà trường Tập thể sư phạm thực sự đoàn kết phát huy tác dụng trong việcthực hiện mục tiêu giáo dục
Tiêu chí 11: Về quản lí học sinh
Trang 23Huy động và tiếp nhận học sinh với kết quả: đúng độ tuổi, đảm bảo 100%
số trẻ cần huy động Tổ chức các lớp học sinh theo qui định về số lượng và độtuổi, không có học sinh bỏ học, học sinh lưu ban ít Thực hiện tốt các chế độkhen thưởng kỉ luật, có tác dụng tốt trong giáo dục học sinh Thực hiện đầy đủ
có tác dụng tốt các chế độ chính sách, bảo vệ được các quyền và lợi ích chínhđáng của học sinh
Tiêu chí 12: Về quản lí hoạt động dạy học và giáo dục
Các kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp đượcthực hiện một cách chủ động và sáng tạo Quản lí được các hoạt động dạy họccủa giáo viên, các hoạt động học của học sinh có tác dụng nâng cao chất lượnggiáo dục, đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của các môn học Việc đánh giákết quả học tập và rèn luyện của học sinh có tác dụng thúc đẩy nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện Tỉ lệ học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ 5 nhiệm
vụ của học sinh tiểu học và học lực tiên tiến, giỏi cao Thực hiện tốt công táckiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh Sử dụngkết quả sau đánh giá để có giải pháp dạy học và giáo dục phù hợp với các nhómđối tượng, nâng cao chất lượng giáo dục
Tiêu chí 13: Về quản lí tài chính, tài sản nhà trường
Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả, đúng qui định các nguồn tài chínhcủa nhà trường Có đầy đủ hệ thống văn bản qui định hiện hành về quản lí tàichính, trong đó có qui chế chi tiêu nội bộ được Hội đồng nhà trường thông qua;việc lập dự toán, thực hiện thu chi, quyêt toán và báo cáo tài chính theo chế độ
kế toán, tài chính của Nhà nước, thực hiện tốt việc quản lí, lưu trữ hồ sơ, chứng
từ Thực hiện công khai đầy đủ và kịp thời các nguồn tài chính của nhà trườngđến các đối tượng theo qui định Quản lí sử dụng tài sản hiệu quả, nâng cao chấtlượng giáo dục Tổ chức xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đạt được các yêucầu chuẩn hoá, hiện đại hoá và nâng cao chất lượng giáo dục
Tiêu chí 14: Về quản lí hành chính và hệ thống thông tin
Xây dựng và cải tiến được các qui định hoạt động , thủ tục hành chính nhà
Trang 24trường thể hiện sự đổi mới, cải tiến quản lí hành chính Các hoạt động quản líhành chính nhà trường được nâng cao về chất lượng có tác dụng thúc đẩy cáchoạt động của nhà trường Việc quản lí và sử dụng các hồ sơ, sổ sách, các phầnmềm, tệp văn bản đã đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng, quản lí hoạt động của nhàtrường Hệ thống thông tin đã hoạt động hiệu quả, chất lượng và có tác động tốtcho chất lượng giáo dục và quản lí của nhà trường Chế độ thông tin, báo cáođược thực hiện kịp thời, đầy đủ, chính xác, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu cácđối tượng sử dụng.
Tiêu chí 15: Về tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục
Tổ chức kiểm tra, đánh giá có tác dụng tăng cường công tác quản lí vànâng cao chất lượng giáo dục Chấp hành tốt thanh tra giáo dục của các cấp quản
lí Chấp hành và chủ động thực hiện các hoạt động phục vụ kiểm định chấtlượng giáo dục Sử dụng các kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và
có các giải pháp phù hợp để phát triển nhà trường
Tiêu chí 16: Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả qui chế dân chủ trong nội
bộ nhà trường Việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp từ cán bộ, giáo viên, nhân viên
và phụ huynh học sinh mang lại kết quả tốt cho hoạt động của nhà trường Việcphối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường được thực hiện mộtcách chất lượng và hiệu quả
Tiêu chí 17: Về tổ chức phối hợp với gia đình học sinh
Tổ chức sáng tạo, có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền trong cha mẹhọc sinh và cộng đồng về truyền thống, văn hoá nhà trường, mục tiêu củagiáo dục tiểu học Tổ chức sáng tạo, có hiệu quả các hoạt động phối hợp vớigia đình Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn diện đối vớihọc sinh
Tiêu chí 18: Về phối hợp giữa nhà trường và địa phương
Tích cực chủ động tham mưu có hiệu quả với cấp uỷ, chính quyền địaphương về chủ trương, biện pháp nhằm phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn