1. Chương 1
1.3.1. Các yêu cầu cơ bản của vải thời trang dân dụng kháng khuẩn
1.3.1.1. Yêu cầu về độ bền của vải (tuổi thọ của sản phẩm)
Là khả năng quần áo có thể chịu được các tác động cơ, lý, hóa, sinh trong quá trình sử dụng hay nói cách khác khả năng vải giữ được các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của vật liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Khả năng này sẽ được thể hiện thông qua các tính chất cơ, lý hóa sinh của vải trong đó độ bền cơ học của vải đặc biệt độ bền kéo của vải đóng vai trò quan trọng nhất.
1.3.1.2. Yêu cầu về tính tiện nghi
Tính tiện nghi thể hiện ở khả năng sử dụng thuận tiện, cho người mặc cảm thấy thoải mái, không gây ức chế hay cản trở đến các hoạt động hàng ngày. Nhiều yếu tố cấu thành tạo nên cảm giác tiện nghi thoải mái của con người khi mặc quần áo. Đó là tính tiện nghi sinh lý nhiệt, tiện nghi vận động và tiện nghi cảm giác của da.
a/ Tiện nghi sinh lý nhiệt của vải
Tính tiện nghi sinh lý nhiệt bao gồm các tính chất liên quan đến quá trình giữ nhiệt, truyền nhiệt, truyền ẩm, hút ẩm, hút nước, mao dẫn, thông hơi, thoáng khí của
sản phẩm thời trang trong quá trình sử dụng giúp người sử dụng có thể duy trì được sự cân bằng nhiệt độ, cân bằng ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài. Tính tiện nghi sinh lý nhiệt bao gồm các tính chất như: tính thoát ẩm, tính thoáng khí, độ hút nước của vải…
Tính giữ nhiệt : Tính chất này nói lên mối tương quan của vật liệu dệt với tác dụng của năng lượng nhiệt. Đối với sản phẩm dệt nói chung và sản phẩm thời trang nói riêng ta cần xem xét: Khả năng bảo vệ cơ thể người trước sự tăng - giảm thân nhiệt do ảnh hưởng của khí hậu và nhiệt độ môi trường. Bởi vậy, tính giữ nhiệt của quần áo thời trang dân dụng phụ thuộc vào bề dày lớp không khí nằm trong vải. Trong quá trình sử dụng, cấu trúc vải thay đổi làm bề dày lớp không khí đó bị ảnh hưởng và suy giảm dẫn đến giảm tính chất giữ nhiệt của quần áo. Vì vậy, những xơ cứng đàn hồi hay vải có cấu trúc xốp thì giữ nhiệt tốt hơn. Tuy vậy, quần áo thời trang may bằng vật liệu hút ẩm tốt như bông lanh, khả năng giữ nhiệt cũng sẽ giảm khi độ ẩm tăng.
Tính giữ nhiệt cũng liên quan tới khả năng thông khí của vải được thể hiện bởi lượng không khí Kp (dm3) xuyên qua 1m2 sản phẩm trong 1 giây khi hiệu áp giữa 2 mặt mẫu p=P1-P2 (N/m2). Khả năng này chủ yếu liên quan đến cấu trúc vải. b/ Tiện nghi cảm giác
Là khả năng khi vải tiếp xúc với da cho người mặc cảm thấy dễ chịu, sự mềm mại, thoải mái, thoáng mát… Được xác định thông qua một số tính chất như : Độ mềm, độ cứng, ma sát, độ bền, độ giãn, độ nén (khối lượng vải)…
c/ Tính tiện nghi vận động
Là các tính chất của vải liên quan đến sự thoải mái của người sử dụng khi cử động. Khi mặc các sản phẩm dân dụng nói chung hay sản phẩm thời trang nói riêng thì yêu cầu về cảm giác thoải mái, dễ vận động, dễ sử dụng khi đi lại làm việc, trình diễn … cũng là một đặc tính quan trọng cần có của sản phẩm. Những tính chất quan trọng ảnh hưởng tới tiện nghi cảm giác và tiện nghi vận động của vật liệu may mặc là: Khối lượng, độ co giãn…
1.3.1.3. Yêu cầu về tính thẩm mỹ
Giá trị thẩm mỹ là một giá trị tinh thần; nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần của con người. Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu tinh thần nhưng nó khác với các nhu cầu tinh thần khác là nó mang lại khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần. Yêu
cầu của quần áo thời trang kháng khuẩn dân dụng phải đảm bảo tính chất này phù hợp với xu hướng thị trường, hợp với khí hậu, dáng người và nền văn hóa.
Tính thẩm mỹ của vải may mặc được thể hiện thông qua một số tính chất của vải như màu sắc, hoa văn của vải. Nó cũng được thể hiên thông qua một số tính chất cơ học của vải như độ rủ, độ kháng nhàu, độ xù lông của vải… Sự tiện nghi và chất liệu đảm bảo tính thẩm mỹ giữa trang phục với người mặc và môi trường.
Tính thẩm mỹ được thể hiện qua sự hài hòa của người mặc với trang phục như phù hợp về giới tính, phù hợp với lứa tuổi hay như phù hợp với đặc điểm cơ thể của người (Á, Âu, cao thấp gầy béo)
Bên cạnh đó, sự hài hòa giữa các yếu tố tạo hình như tạo hình về hình dáng, các đường nét và màu sắc, chất liệu, bố cục cân đối, các điểm nhấn chính phụ.. trên trang phục cũng chính là một chỉ tiêu để đánh giá tính thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ còn được đánh giá từ sự hài hòa giữa người mặc trang phục và môi trường. Đối với các mùa trong năm như xuân, hạ, thu, đông hay như trong các môi trường và điều kiện sử dụng khác nhau như sáng, trưa, chiều, tối… trang phục không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mà còn giúp người mặc thể hiện được phong cách, đặc tính, giá trị đẳng cấp bản thân tương ứng với mục đích sử dụng: đời thường, lễ hội, ..
Trong thời đại ngày nay, tính tiện nghi và khả năng kháng khuẩn giúp đảm bảo cho tính thẩm mỹ của trang phục thời trang, bởi vậy nghiên cứu về tính tiện nghi và khả năng kháng khuẩn phù hợp với tính thẩm mỹ cho từng chủng loại sản phẩm, môi trường sử dụng cũng như phù hợp với các yêu tố thẩm mỹ của trang phục là vô cùng quan trọng
Độ rủ của vải là một chỉ tiêu của tính tiện nghi. Nó phản ảnh tính mềm mại ở trạng thái tự do của sản phẩm …. Nó liên quan trực tiếp đến việc tạo dáng của một số sản phẩm thời trang như: Như váy thời trang phụ nữ, áo xuông thời trang hoặc quần áo thời trang cho trẻ em nhỏ, bé sơ sinh … đặc biệt cần mềm mại, có độ rủ lớn … Độ rủ ngoài yếu tố chất liệu, thì những thông số cấu tạo như bề dày, khối lượng g/m2, mật độ sợi trong vải có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tính mềm mại của vải.
Ngoài ra, màu sắc, độ bền phai, độ bóng – mờ, các sắc thái hình in, cấu trúc phom dáng của sản phẩm cũng thể hiện tiêu chí mỹ thuật của sản phẩm. Đó là những tính
chất được cảm thụ qua thị giác. Trong việc đánh giá tính thẩm mỹ, ta có thể xét đến các tính chất bề ngoài của sản phẩm thời trang. Ngoài màu sắc, kiểu dáng có thể quan tâm đến độ bền màu, độ bền hoạt tiết hoa văn trang trí, hình in trên sản phẩm…
1.3.1.4. Tính dễ chăm sóc bảo quản
Sản phẩm quần áo thời trang dân dụng là quần áo mặc hàng ngày và cần phải giặt sấy, là ủi hàng ngày vì vậy tính dễ chăm sóc, bảo quản có ý ngĩa quan trọng. Các tính chất bảo quản của sản phẩm thời trang trong quá trình sử dụng được thể hiện qua độ nhiễm bẩn, nhiễm khói bụi khô, độ nhiễm các chất lỏng có màu, mức độ nhiễm dầu, nhiễm màu hay khả năng loại bỏ chất bẩn như dầu, mỡ, bùn… khả năng dễ làm sạch, khả năng chịu được nhiệt độ cao khi là ủi, chịu được các tác động cơ học, chịu được môi trường nước có chất tẩy giặt, giặt nước, giặt khô, giặt máy, giặt tay …. Ngoài ra cần quan tâm đến độ ổn định kích thước sản phẩm sau khi giặt
1.3.1.5. Tính bảo vệ
Một trong những đặc tính quan trọng nhất chính là khả năng bảo vệ cơ thể người trước môi trường bên ngoài. Yêu cầu cơ bản nhất là bảo vệ người mặc chống lại nhiệt độ cao hoặc thấp từ môi trường bên ngoài thì quần áo thời trang phải tạo ra được khoảng cách giữa da người và môi trường giúp cân bằng được nhiệt độ môi trường và bề mặt da người sử dụng. Tùy theo từng mục đích sử dụng cụ thể mà ta sẽ thiết kế bổ sung thêm các chức năng chống tia UV, khử mùi hôi, hút nước tốt thoát ẩm nhanh. Đặc biệt quần áo thời trang kháng khuẩn cần có khả năng chống được các loại vi khuẩn (Nấm mốc…) đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng và duy trì được khả năng này trong suốt thời gian sử dụng sản phẩm.
Như vậy yêu cầu bảo vệ sức khỏe của con người có thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:
- Khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, virus hay vi sinh vật xâm nhập cơ thể. - Khả năng giữ nhiệt, thông hơi, thoáng khí…
- Khả năng chống thấm các lọai tia UV. - Khả năng chống hấp thụ các loại khí độc. - Khả năng chống hấp thụ không khí ô nhiễm. - Khả năng hạn chế cháy.
- Không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe - Các chỉ tiêu sinh thái nằm trong giới hạn cho phép [9]
1.3.1.6. Tính kinh tế
Tính kinh tế cũng là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn sản phẩm. Tính kinh tế được thể hiện ở giá thành, chất lượng sử dụng và thời gian sử dụng lâu bền của sản phẩm. Sản phẩm thời trang dùng trong dân dụng nên giá cả phải tương xứng với chất lượng nó đem lại. Sản phẩm thời trang dân dụng nên cần phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng và sử dụng trong phạm vi rộng