1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn công nghệ 9

37 2,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 9 A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN II. MỤC ĐÍCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU V. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH 3. GIÁO ÁN GIẢNG DẠY 4. KẾT QUẢ - ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ. 5. ĐIỂM TỒN TẠI – HẠN CHẾ 6. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VI. ĐỀ XUẤT C. KẾT LUẬN GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 1 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” A. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyết định số 14-NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước" ; “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học”; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam; Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục.” Nhằm thực hiện tốt đường lối chủ trương đó, những năm học qua, ngành Giáo dục đã tích cực tham gia công cuộc đổi mới toàn diện. Một trong những biện pháp đó là việc giáo dục cơ bản – toàn diện các khoa học cơ bản và thực hành kỹ thuật cơ bản nhằm bổ sung kiến thức và bổ trợ cho công tác hướng nghiệp cuối bậc Trung học cơ sở và sau bậc Trung học phổ thông. Đây cũng là một trong những quan điểm giáo dục “Học đi đôi với Hành” mà ngành giáo dục chúng ta được kế thừa từ tư tưởng của Hồ GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 2 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” Chủ Tịch và được các kì Đại hội Đảng nêu lên. Và thực sự vậy, các bộ môn giảng dạy trong nhà trường phổ thông đều lồng ghép, tích hợp hoặc dành hẳn những thời lượng lớn để giúp học sinh có áp dụng thực hành những kiến thức học tập được. Qua đó, củng cố khắc sâu kiến thức lý thuyết đồng thời cũng nâng cao chất lượng thực hành, áp dụng vào đời sống thực tế. Tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 của Chính Phủ có chỉ ra: “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên” Đây là một tồn tại chung của các bậc học, ngành học trên toàn quốc, còn thực tế tại cơ sở giáo dục thì: Ở trường THCS, môn Công nghệ 9 là môn học mới được thiết kế theo mô-đun nghề nên thời lượng thực hành khá cao, môn học mang tính thực tế, rất thiết thực cho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh. Trong thời kỳ kinh tế mở cửa thì việc học tập của học sinh ngày càng được nâng cao, từ cơ sở vật chất đến nội dung kiến thức bài học. Trong những năm gần đây, chương trình đổi mới của sách giáo khoa nói chung và môn Công nghệ nói riêng là một bước ngoặt về sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, môn Công nghệ hiện nay vẫn chưa thực sự là môn học thế mạnh ở nhiều nhà trường, nhiều nơi – nhiều lúc còn coi đây là môn bổ trợ kiến thức về đời sống, mới mang tính thường thức xã hội chứ chưa là tiền đề, cơ sở trong việc đào luyện học sinh có hiểu biết cơ bản về một số nghề hoặc áp dụng trong đời sống, trong hướng nghiệp. Tâm lý của học sinh, nhất là học sinh nữ thường ngại thực hành các bài thực hành của bộ môn. Điều này làm cho các em chưa có hứng thú trong học lý thuyết, chưa để ý từng bước cơ bản trong thực hành, dẫn đến những lỗi kỹ thuật, lỗi mỹ thuật trong thực GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 3 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” hành. Cũng phải nhắc đến chất lượng của giáo viên khi hướng dẫn thực hành, một phần do e ngại sự mới mẻ của bộ môn, một phần do tính chất nghề đặc thù của việc làm nên đôi khi giáo viên cũng xem nhẹ phần thực hành hoặc hướng dẫn thực hành qua loa, có lúc còn thực hiện mang tính giới thiệu hàn lâm, giới thiệu trên tranh vẽ, trình chiếu máy tính, … thiếu tính chuyên môn nghề. Đồng thời, một lý do rất thực tế nữa là đồ dùng dạy học cho phân môn qua các năm học đều đã cũ, xuống cấp, thiếu – mất mát, … cần bổ sung liên tục. Chính vì vậy, khi được nhà trường giao giảng dạy bộ môn Công nghệ, tôi xác định cần nâng cao chất lượng dạy học, chuẩn bị tiết giảng chu đáo giúp HS có lý thuyết vững chắc và có thực hành hiệu quả. Qua mỗi tiết học thì học sinh tăng cường thói quen chủ động trong việc học, thuần thục và sáng tạo trong thực hành. Có tâm lý vững vàng để tự mình thực hành tại lớp và làm thực tế tại gia đình. Với mong muốn đó, trong thời gian được giảng dạy Công nghệ 9, tôi đã mạnh dạn nêu sáng kiến và áp dụng trực tiếp vào thực tế với sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành Công Nghệ 9” – Công nghệ 9 – Mô đun Lắp đặt mạch điện gia đình GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 4 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tâm lý học lứa tuổi THCS có ghi nhận: Học sinh lứa tuổi THCS có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, … Đây là lứa tuổi có vị trí quan trọng trong sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức nhân cách, những cơ sở này là tiềm tàng để hình thành rõ nét trong thời kì thanh niên tiếp theo. Như vậy, nếu như gia đình, nhà trường và xã hội chăm lo cho các em học sinh ở giai đoạn này thì sẽ có tác dụng to lớn cho sự phát triển tài năng, tạo tiền đề cho các tài năng, làm cơ sở cho các bậc học cao hơn. Trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nhân lực nhân tài thì mắt xích Nhà trường có vai trò rất quan trọng, mà trong đó mối liên hệ hữu cơ giữa thầy – trò – kiến thức là điều chủ yếu. Ở lứa tuổi THCS, học sinh được học nhiều môn học với nhiều thầy cô giáo do vậy các em được tiếp xúc với hệ thống kiến thức, kĩ năng phong phú và với các tác phong sư phạm đa dạng. Bên cạnh đó các em cũng có những tâm lý coi trọng môn học này, thích “cách dạy” của thầy cô kia, … Nắm bắt được điều này thì mỗi thầy cô giáo đều hết lòng yêu nghề, đầu tư công sức vào bài soạn, bài giảng để giúp các em có kiến thức đầy đủ, kĩ năng thành thạo và áp dụng được vào môi trường sống. Với các môn học có giờ học thực hành nói chung và với môn Công nghệ với mô đun Lắp đặt mạch điện trong nhà thì học sinh có cơ hội học lý thuyết và thực hành ngay các kiến thức, kĩ năng đó. Đây là một điểm mạnh của môn học mà nếu thầy cô giáo phát huy được thì học sinh sẽ ít nhàm chán, lo ngại. Tuy nhiên, với quan điểm giáo dục trọng nhân văn, hướng đến người học làm trung tâm thì việc người thầy “diễn giảng” một tiết học hay chưa quý bằng việc giúp học sinh làm tốt các yêu cầu của mục tiêu bài GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 5 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” học. Mà khẩu hiệu chúng ta vẫn nhắc đến đó là “Học đi đôi với Hành” nếu được áp dụng vào các bài học của môn Công nghệ thì luôn luôn đúng đắn; tuy nhiên để có được tiết thực hành đầy đủ, đúng mục tiêu, thành công thì công sức chuẩn bị của thầy và trò là rất lớn. Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kĩ thuật và kinh tế xã hội, những đòi hỏi đặt ra cho thầy những nhiệm vụ giáo dục vô cùng to lớn trong công cuộc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng nhân tài. Để hoàn thành nhiệm vụ thì người thầy không chỉ là người có năng lực chuyên môn cao mà còn cần có năng lực sư phạm vững vàng, kinh nghiệm. Càng tham gia vào sâu quá trình giáo dục thì người thầy càng tìm thấy được những biện pháp giáo dục nhằm giúp HS của mình phát triển năng lực nhận thức, kĩ năng – thái độ thực hành. Việc tìm hiểu, áp dụng, đối chiếu, điều chỉnh các biện pháp này cần diễn ra thường xuyên, không mệt mỏi để hướng đến kết quả giáo dục cao nhất. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công nghệ 9 – mô đun Lắp đặt mạch điện trong nhà. Tôi nhận thấy tâm lý học và khả năng thực hành của một số em khá tốt; các em được coi như những “cột trụ” trong nhóm/lớp, có khả năng giúp đỡ các bạn khác thực hành. Tuy nhiên, đa số các em có tâm lý e ngại, rụt rè khi học, nhất là các em nữ; mặt khác chất lượng thực hành của các em cũng chưa cao; nhiều bài thực hành mới đáp ứng được việc đảm bảo an toàn điện, đủ các bước kĩ thuật mà chưa có nhiều bài đáp ứng các yêu cầu về trình bày, mĩ thuật, thời gian hoàn thành, độ bền cơ học, … Đây là một trong những trăn trở của GV trong giảng dạy thực hành. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đang tích cực cải cách chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá, … cũng nhằm một mục đích chung là nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng từng bộ môn nói riêng. Với quan điểm coi trọng và dành sự chăm lo nhiều nhất cho giáo dục của toàn Đảng, toàn Dân ta thì mỗi GV cần tích cực, chủ động nắm bắt các cơ hội này trong việc triển khai công tác giáo dục của mình. Công việc này cần được GV tìm hiểu, GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 6 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” áp dụng và tổng hợp kết quả qua mỗi năm học để không ứng đáp ứng nhu cầu mới của bộ môn và thời đại. Một thực tế cụ thể nữa ở trường THCS là số lượng, chất lượng các đồ dùng – thiết bị - vật liệu để thực hành đều giảm dần theo số lượng tiết học; mặc dù được bổ sung hàng năm nhưng với sĩ số học sinh luôn luôn cao cùng với tâm lý ai cũng muốn được thực hành một lần nên đồ dùng qua các tiết học đều cần chỉnh sửa, bổ sung thêm. Đồng thời, với sự phân hóa môn học nên học sinh đã bước đầu coi trọng môn học này, xem nhẹ môn học khác; học sinh phải chăm lo nhiều bài tập của nhiều bộ môn nên việc tham gia chuẩn bị đồ dùng thực hành nhất là tham gia theo nhóm còn rất hạn chế. Nếu như giáo viên không chú ý hướng dẫn thì học sinh khó có thể chuẩn bị đúng đồ dùng theo yêu cầu của bảng dự trù vật liệu mà các em vẫn thường lập được. II. MỤC ĐÍCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Mục đích thứ nhất: Khi suy nghĩ, nêu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi mong muốn được một lần nữa tôi và các đồng nghiệp, các em học sinh xác định vai trò quan trọng của tiết học thực hành trong nhà trường, đặc biệt là trong bộ môn Công nghệ với mô-đun nghề cụ thể. Với quan điểm không xem nhẹ khả năng của học sinh và rất quan tâm đến tính thực tiễn của phân môn đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu lao động và tâm lý vững vàng cho học sinh khi thao tác nghề; thì tôi tin chắc giáo viên và học sinh đều hứng thú và thực hành tốt; vai trò bộ môn Công nghệ được nâng cao đúng tầm của nó. Khi xác định như vậy thì cả giáo viên và học sinh cần chuẩn bị tốt cho mỗi bài học, điều này được đáp ứng bởi nhiều yếu tố trong đó cần có sự chủ động của người thầy trong việc tìm tòi, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành của mỗi bài học. Thứ hai: Bước đầu có những cơ sở lý luận, bước làm thực tế cho từng biện pháp cơ bản trong việc tìm hiểu, áp dụng các biện pháp giáo dục đặc thù cho phân môn; những bước đi tiêu chuẩn trong thực hành trên lớp cho đến khi thực tế ở hộ gia đình mình, bởi sai sót nhỏ cũng có thể gây hư hỏng mạng điện, thiệt hại kinh tế và nguy hiểm đến tính mạng con người. GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 7 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” Thứ ba: Giúp học sinh thực hành tốt nội dung yêu cầu của bài thực hành. Có tâm lý vững vàng khi làm việc, yêu thích lao động và tự giác áp dụng vào cuộc sống. Vì khi học sinh được học tập, rèn luyện tốt thì các em có kĩ năng thuần thục hơn, có tính tiết kiệm, lao động tập thể, … Thứ tư: Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học của người giáo viên đồng thời góp phần nhỏ bé làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp và góp phần thực hiện phong trào thi đua “Hai Tốt” và “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” của ngành Giáo dục. III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU Sáng kiến này được tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh khối 9 của trường THCS Nhật Tân (Tiên Lữ - Hưng Yên) từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2011 – 2012 Trong năm học 2010 – 2011 được áp dụng ở lớp 9C đối chứng với kết quả thực hành của lớp 9A, 9B không áp dụng sáng kiến. Trong năm học 2011 – 2012 áp dụng ở lớp 9A, 9C đối chứng với kết quả thực hành của lớp 9B không áp dụng sáng kiến. IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Năm học 2009 – 2010, nghiên cứu SGK, SGV, Sách Thiết kế bài giảng, Phân phối chương trình để áp dụng vào soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng thực hành. Bước đầu cập nhật và tìm hiểu quan điểm hiện nay của Đảng và Nhà nước về giáo dục và giáo dục hướng nghiệp nghề. Thống kê, kiểm tra số lượng, chất lượng các vật liệu – dụng cụ - thiết bị có trong các hộp đồ dùng dạy học của nhà trường. Thu nhận những ý kiến góp ý của đồng nghiệp về giờ giảng, giờ thực hành thông qua các buổi hội giảng, dự giờ; thu nhận ý kiến phản hồi từ các em học sinh thông qua các bài kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hành và cả trong vấn đáp trực tiếp. Viết sáng kiến và lên kế hoạch áp dụng vào năm học tiếp. Năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012 bắt đầu áp dụng dần dần mở rộng từ lớp chọn đến lớp đại trà. Từng bước đối chiếu kết quả hiểu lý thuyết và thái độ trong chuẩn GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 8 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” bị đồ dùng thực hành; nhẫn tới kết quả thực hành của từng tiết học. Thang điểm chấm không có sự phân biệt giữa lớp chọn và lớp đại trà, mà đánh giá công bằng kết quả học và thực hành của các lớp. Trên cơ sở kết quả đó, giáo viên chỉnh sửa sáng kiến và lần lượt tổng kết kết quả qua mỗi kỳ học, mỗi năm học. Sau đó, Sáng kiến được viết và trình bày với hội đồng khoa học chấm sáng kiến kinh nghiệm của nhà trường để được đóng góp ý kiến xây dựng cho hoàn thiện. Trong quá trình nghiên cứu, ngoài các tài liệu cơ bản trong thư viện và trong phòng thí nghiệm của nhà trường thì giáo viên và học sinh tìm thêm kiến thức trên các phương tiện thông tin khác nữa, đồng thời tự làm đồ dùng thực hành cho mỗi tiết học để làm gương động viên khích lệ học sinh. Khuyến khích học sinh chuẩn bị đồ dùng thực hành theo nhóm, với chú ý các đồ dùng đó không thử trực tiếp với bất cứ nguồn điện nào nếu chưa được giáo viên kiểm tra. V. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Sau năm học 2008 – 2009, qua khảo sát thống kê, kiểm tra số lượng, chất lượng đồ dùng dạy học của bộ môn Công nghệ của học sinh khối 9 trường THCS Nhật Tân nhận thấy: STT TÊN ĐỒ DÙNG SỐ LƯỢNG CHẤT LƯỢNG 1 Bút thử điện 04 Sử dụng tốt 2 Kìm điện 04 Sử dụng tốt 3 Kìm tuốt dây 04 Sử dụng tốt 4 Máy khoan cầm tay 04 Hỏng 1 máy khoan 5 Mỏ hàn điện 04 Hỏng 6 Tuốc nơ vít điện loại dẹt và 4 cạnh 04 Sử dụng tốt 7 Ổ cắm điện + phích điện 04 Hỏng kẹp ổ cắm 8 Cầu chì 04 Hỏng dây chì 9 Công tắc (2 cực + 3 cực) 04 Hỏng 2 công tắc 10 Bóng đèn huỳnh quang compact đui ngạnh và đui xoáy 14 Một số bị cháy và vỡ. 11 Bóng sợi đốt đui ngạnh và đui 14 Một số bị cháy và GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 9 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9” xoáy vỡ. 12 Attomat 7 Sử dụng tốt 13 Cầu dao 7 Sử dụng tốt 14 Vôn kế 7 Sử dụng tốt 15 Ampe kế 7 Sử dụng tốt 16 Đồng hồ vạn năng 7 Sử dụng tốt 17 Băng cách điện 0 Đã sử dụng hết 18 Giấy ráp 0 Đã sử dụng hết 19 Thiếc hàn + nhựa thông 0 Đã sử dụng hết 20 Dây điện đơn 0 Đã sử dụng hết 21 Dây điện đôi 0 Đã sử dụng hết 22 Mũi khoan 20 Một số bị gãy 23 Bảng điện 0 Đã sử dụng hết Như vậy, các thiết bị đo điện, dụng cụ cơ khí và một số thiết bị khác thì tái sử dụng được nhiều lần; còn các thiết bị - vật liệu: bóng điện, dây điện, giấy ráp, bảng điện, … thì tỷ lệ cháy, hỏng, hao hụt khá nhiều, không tái sử dụng được. Hàng năm, nhà trường đều dành một khoản kinh phí khá lớn đầu tư cho trang bị thiết bị dạy học, đồ dùng – thiết bị cho các phòng chức năng, thực hành, bộ môn; tuy nhiên vì có nhiều mục cần đầu tư nên thực tế việc tu sửa, mua sắm đồ dùng – thiết bị cho thực hành của nhiều bộ môn còn hạn chế, trong khi đó mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà lại tiêu tốn và làm hư hao thiết bị rất nhiều. Ví dụ: sau tiết học Lắp đặt mạch điện bảng điện, học sinh thao tác đánh dấu vị trí rồi khoan lỗ bảng điện xong thì bảng điện không đáp ứng cho yêu cầu bài học của tiết sau được nữa; muốn tái sử dụng thì giáo viên dùng giấy dán qua lỗ đinh vít – để học sinh thực hành đánh dấu vị trí; hoặc dùng sáp nến để bít lỗ đinh vít để học sinh thực hành khoan lỗ bảng điện. Cả hai cách xử lí này đều không giúp bài thực hành đạt được mục tiêu về kĩ năng như mong muốn. Về chất lượng học của học sinh, qua thống kê chúng tôi nhận thấy: Lớp Sĩ số Điểm lý thuyết Điểm thực hành Điểm tổng kết > 8 6,0 – 7,9 < 6 > 8 6,0 – 7,9 < 6 > 8 6,0 – 7,9 < 6 9A 37 7 25 5 4 20 17 0 30 7 9B 35 7 22 6 2 18 15 0 33 2 GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 10 [...]... kin kinh nghim: Mt s bin phỏp nõng cao cht lng thc hnh mụn Cụng Ngh 9 - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện và dây dẫn từ 2 Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi, học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới, su tầm một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện... bài thực hành Giáo viên ghi nội dung bài thực hành lên bảng: Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang 35 GV: V Thnh Vng Trng THCS Nht Tõn Tiờn L - Hng Yờn Sỏng kin kinh nghim: Mt s bin phỏp nõng cao cht lng thc hnh mụn Cụng Ngh 9 - Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Dụng cụ, vật liệu và thiết bị GV: Kiểm tra các đồ dùng thực hành. .. in tr mi ni cao, - m bo an ton in (kin thc bi 29 Vt lý 7) * Thỏi : - Nghiờm tỳc, khoa hc, trung thc, cn thn, sỏng to 21 GV: V Thnh Vng Trng THCS Nht Tõn Tiờn L - Hng Yờn Sỏng kin kinh nghim: Mt s bin phỏp nõng cao cht lng thc hnh mụn Cụng Ngh 9 - - Yờu lao ng, sỏng to trong thc hnh (Bi 8, 9, 10 GDCD 9; Bi 11 GDCD 8) - Nõng cao ý thc bo... IN DNG TRONG LP T MNG IN TRONG NH A Mục tiêu: 1 Kiến thức - Biết đợc một số vật liệu điện thờng dùng trong lắp đặt mạng điện - Nắm đợc công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu - Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lý 2 Kỹ năng Quan sát, tìm hiểu và phân tích 3 Thái độ Say mê hứng thú ham thích môn học Tit kim, trõn trng tng thit b in hoc dõy dn, B Chuẩn bị 1... và vỏ bọc cơ học + Vỏ cách điện : gồm 1 lớp hoặc nhiều lớp thờng làm bằng cao su hoặc chất cách điện GV : Đặt câu hỏi mở rộng: em tổng hợp (PVC) hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện thờng có màu sắc khác nhau Ngoài lớp cách điện một số loại dây dẫn còn có ? thêm lớp vỏ bảo vệ chống va đập cơ học, ảnh hởng của độ ẩm, nớc và các chất hóa học HS : Thảo luận và đa ra ý kiến sau đó giáo viên kết luận lại... các bộ phận chính sau: + Lõi cáp : thờng làm bằng đồng hoặc nhôm + Vỏ cáp thờng làm bằng cao su tự nhiên, 31 GV: V Thnh Vng Trng THCS Nht Tõn Tiờn L - Hng Yờn Sỏng kin kinh nghim: Mt s bin phỏp nõng cao cht lng thc hnh mụn Cụng Ngh 9 - cao su tổng hợp, chất polyvinylchride(PVC) + Vỏ bảo vệ đợc chế tạo phù hợp với môi trờng lắp đặt cáp khác... Gợi ý nhắc lại kiến thức cũ cho học sinh về khái niệm vật liệu cách điện (học môn công nghệ 8 ) ? Vật liệu cách điện là gì ? - Vật liệu cách điện : Là vật liệu dùng để cách HS : Trả lời ly các phần điện với nhau và giữa phần dẫn điện và phần không mang điện - Độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao ? Vật liệu cách điện phải đảm bảo những yêu cầu gì ? Hãy gạch chéo vào những... phỏp nõng cao cht lng thc hnh mụn Cụng Ngh 9 - 9C 37 12 22 3 7 25 5 7 28 2 Nh vy, im thc hnh ca hc sinh thp hn nhiu so vi im lý thuyt ca cỏc em im tng kt c nm cng cha cao, cỏc lp i tr thỡ khụng cú HS t im tng kt gii v lp chn thỡ vn cũn HS t im tng kt di trung bỡnh Qua trao i vi cỏc bc ph huynh thỡ tụi c nghe phn ỏnh: cỏc em cú gii thiu vi gia ỡnh v mụn hc Cụng ngh 9 mụ un... cho các nhóm thực hành Phần ghi bảng I Dụng cụ, vật liệu và thiết bị - Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan điện (hoặc khoan tay) thớc kẻ, bút chì, bút thử điện - Vật liệu và thiết bị: Bóng đèn ống huỳnh quang, tắc te, chấn lu, máng đèn, công tắc 2 cực, cầu chì, bảng điện, dây dẫn, băng cách điện, giấy ráp Hoạt động 2: Nội dung và trình tự thực hành II Nội... 32 GV: V Thnh Vng Trng THCS Nht Tõn Tiờn L - Hng Yờn Sỏng kin kinh nghim: Mt s bin phỏp nõng cao cht lng thc hnh mụn Cụng Ngh 9 - GV: qua đó giáo viên cho học nhà sinh làm câu hỏi trong SGK - 12 GV : Để củng cố phần này giáo viên nêu một số câu hỏi cho học sinh trả lời nhằm khắc sâu kiến thức đã học Pu li sứ ống luồn dây dẫn Vỏ cầu chì Vỏ đui đèn Thiếc . Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ 9 A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. GIẢI. Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9 bị đồ dùng thực hành; nhẫn tới kết quả thực hành. trong thực GV: Vũ Thành Vương Trường THCS Nhật Tân – Tiên Lữ - Hưng Yên 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hành môn Công Nghệ 9 hành. Cũng phải nhắc đến chất

Ngày đăng: 21/07/2014, 14:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w