skkn dạy văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh

26 619 3
skkn dạy văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT VĂN GIANG ––––––––––––––  –––––––––––––– DẠY VĂN HƯỚNG TỚI ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI ỨNG XỬ CHO HỌC SINH NGƯỜI VIẾT : TÔ THỊ HỒNG VÂN GIÁO VIÊN MÔN : VĂN TRƯỜNG : THPT VĂN GIANG TÀI LIỆU KÈM THEO : ĐĨA CD Văn Giang tháng 3 năm 2014 –––––––––––––  –––––––––––––– 1 A. MỞ ĐẦU: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây, đạo đức xã hội và đạo đức học sinh trong nhà trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng. Trong trường học, tình trạng học sinh bỏ giờ, đánh nhau, nói tục, chửi thề, vô lễ với giáo viên… có chiều hướng gia tăng. Ngoài xã hội, tình trạng vi phạm đạo đức, pháp luật đã và đang khiến những người có lương tâm và trách nhiệm lo lắng. Đứng trước thực trạng ấy, một câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên là làm sao trong quá trình giảng dạy có thể rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh để các em có được hành vi chuẩn mực, có cách ứng xử tốt đẹp với mọi người. Trong các môn học ở nhà trường, những môn học xã hội là những môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết xã hội, từ đó góp phần giáo dục tư cách đạo đức và điều chỉnh hành vi cho học sinh. Trong các môn học xã hội, môn Ngữ Văn là một môn học có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn, từ đó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Vậy con đường nào, cách thức nào để thông qua môn Văn góp phần điều chỉnh hành vi cho người học Văn, từ đó góp phần nâng cao đạo đức trong trường học và đạo đức xã hội? Xuất phát từ câu hỏi này, chúng tôi đã đi và nghiên cứu đề tài: Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi cho người học là vấn đề được nhiều người quan tâm đến, nhất là trong xu thế dạy học hướng tới học đi đôi với hành. Vì vậy, trong các bài giảng của giáo viên đều có mục liên hệ thực tế, giáo dục học sinh về tư tưởng, tình cảm và kĩ năng sống. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu đề tài này. Vì vậy qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh vẫn còn là một đề tài mới mẻ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: - Các bài đọc văn về tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT 2 - Các bài làm văn về nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ Văn THPT IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nghiên cứu thực trạng về dạy và học Văn, từ đó đưa ra những giải pháp để học sinh yêu thích môn Văn, có ý thức áp dụng kiến thức môn Văn vào thực tế đời sống, góp phần điều chỉnh hành vi cho người học Văn. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Đề tài của chúng tôi gồm những nội dung sau đây: Thứ nhất: khái quát thực tế của việc dạy Văn, học Văn trong các nhà trường hiện nay Thứ hai: đưa ra những giải pháp của việc dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh Thứ ba: minh họa qua một tiết dạy cụ thể và rút ra kết luận chung VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Khi thực sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp liên môn: liên môn Giáo dục công dân và Ngữ Văn để áp dụng văn học vào đời sống. - Khi nghiên cứu khoa học: dùng phương pháp phân tích để tìm hiểu vấn đề, phương pháp tổng hợp để rút ra những kết luận khoa học, dùng phương pháp thống kê phân loại để nghiên cứu số liệu - Khi giảng dạy, chúng tôi sử dụng các phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. 3 B. NỘI DUNG: I. CÁC KHÁI NIỆM: 1. Hành vi là gì? Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định. Hành vi của con người hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen nhau, liên kết chặt chẽ với nhau. 2. Ứng xử và hành vi ứng xử văn hóa: Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. II. THỰC TRẠNG VỀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH NGÀY HÔM NAY: 1. Biếu hiện: Phải khẳng định rằng: cách ứng xử của học sinh ngày hôm nay đang có nguy cơ đứng trước nguy cơ lệch chuẩn. Nhiều chuẩn mực đạo đức đã được nhiều thế hệ học sinh trước đây trân trọng, tuân thủ một cách nghiêm ngặt nay lại không được học sinh coi trọng Ngày nay, đi giữa sân trường 4 rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô bước vào lớp cũng có những bạn uể oải, “nhấp nhổm” nửa đứng, nửa ngồi hoặc nếu thầy cô nào “dễ tính”, thì sẵn sàng vừa ngồi vừa chào. Trong khi các thầy cô đang hăng say giảng bài thì dưới lớp một số bạn sinh viên “hồn nhiên” ăn sáng, một số bạn khác thì ngủ gật hoặc dùng điện thoại, làm việc riêng. Khi bị nhắc nhở, có sinh viên còn tỏ thái độ chống đối, thậm chí cãi nhau tay đôi với các thầy cô, cá biệt còn có tình trạng học sinh đánh lại thầy giáo ngay trên bục giảng Ranh giới giữa thầy và trò ngày càng mong manh và lời dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng ít được các bạn trẻ ngày nay ghi nhớ. Ý thức kém của học sinh còn được thể hiện ngay từ những việc rất nhỏ, rất đời thường như xả rác bừa bãi. Những tờ giấy gói xôi, những vỏ bánh mỳ, vỏ hộp sữa, vỏ hạt hướng dương… xuất hiện nhan nhản khắp sân trường, lớp học cho dù thùng rác được bố trí ở mọi nơi. Có trường hợp khi "được" bạn bè nhắc nhở, lại còn tỏ thái độ khinh khỉnh: "Tao làm gì kệ tao, không ảnh hưởng gì đến mày là được. Không xả rác thì lao công làm gì có việc để làm?" Tóm lại, có vô số những hành vi ứng xử không đúng của các học sinh, sinh viên với thầy cô, bạn bè. Nó có thể xuất phát xuất phát từ nhu cầu thể hiện “cá tính” hoặc cũng có thể xuất phát từ lối sống “thoáng” của các bạn trẻ… nhưng dù là lý do gì thì đó cũng là những hành vi rất xấu trong môi trường giáo dục. 2. Nguyên nhân: Vậy nhiều người trong giới trẻ, trong đó có nhiều học sinh đang ứng xử thiếu văn hóa vì đâu? Như trên đã trình bày, sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội là nguyên nhân chính gây ra việc lệch chuẩn về hành vi đang diễn ra trong giới trẻ. Đạo đức xã hội đang ngày càng bị băng hoại, tạo nên những lối mòn xấu cho nhiều người đi theo. Ví dụ: ở nơi công cộng, người lớn vứt rác bừa bãi, trẻ em thấy những hành động của người lớn như vậy chắc chắn chúng sẽ học theo. 5 Bên cạnh đó, việc các luồng văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam, tiếp đó là sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã khiến cho các bạn trẻ ngày càng có nhiều điều kiện để bộc lộ cái tôi của mình. Nhưng đó cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên hành vi, thái độ ứng xử không tốt của các bạn trẻ. Tâm lý giới trẻ luôn mong muốn tiếp thu và bắt chước cái mới, cái lạ về mọi mặt, trong đó có các hành vi ứng xử, tuy nhiên, rất ít trong số đó có sự chọn lọc. Vì vậy, có những lối sống chưa lành mạnh trong văn hóa xứ người đã du nhập vào Việt Nam. Sự bùng nổ của truyền thông cũng có tác động rất lớn đến thái độ và hành vi ứng xử của giới trẻ, bởi có truyền thông là sẽ có hiệu ứng ảnh hưởng. Trên các trang mạng xă hội như diễn đàn, forum… ngày nay đầy rẫy những câu chửi thề, nói tục, những phát ngôn gây sốc, những bài viết nói xấu thầy cô, bạn bè, trường lớp… Việc nghe, nhìn thấy nó hàng ngày khiến cho các bạn trẻ dễ dàng bị “nhiễm theo” và bắt chước. 3. Hậu quả: Đây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống văn hóa dân tộc. Những hành vi đó tác hại của nó không nhỏ: làm rạn nứt mối quan hệ tốt đẹp vốn có giữa thầy với trò, làm rối loạn kỉ cương trong nhà trường, làm ảnh hướng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục và đào tạo, làm suy thoái đạo đức xã hội. Hậu quả của những hành vi xấu của học sinh trong nhà trường là không nhỏ. Vậy những môn học có tác dụng giúp điều chỉnh hành vi như môn Văn trong nhà trường hiện nay đang diễn ra như thế nào, đã góp phần quan trọng điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh trong trường học hay chưa? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin đi vào vấn đề thực trạng học Văn ở trường phổ thông. III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HỌC VĂN CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG: 1. Biểu hiện: Học Văn không chỉ là học ngôn ngữ, học tác phẩm văn học, học Văn là học làm người. Theo M.Gorki- nhà văn vĩ đại của nước Nga thì: “ Văn học là nhân 6 học”. Nếu văn chương được ví như khoa học nghiên cứu con người thì học Văn chính là học cách làm người theo đúng nghĩa cao đẹp nhất Nhưng tiếc rằng, không phải học sinh nào cũng ý thức được tầm quan trọng của môn Văn. Nhiều học sinh học Văn nhưng chẳng hiểu để làm gì, bởi họ chưa biết ứng dụng môn học vào cuộc sống. Trên thực tế, việc học Văn trong nhà trường THPT chưa được coi trọng đúng mức. Học sinh thường có một suy nghĩ sai lệch rằng môn Văn không quan trọng, chỉ vì môn học này không giúp học sinh thi được vào một trường đại học khối kinh tế hay kĩ thuật, khiến họ có thể kiếm được một công ăn việc làm có thu nhập cao. 2. Nguyên nhân: Học sinh chưa yêu thích môn học không chỉ do những nhận thức xã hội lệch lạc về môn học mà còn bởi cách dạy học nói chung và dạy Văn nói riêng chưa gắn với thực hành, chưa gắn với đời sống. Môn Văn trong nhà trường vẫn còn chưa thực sự gắn bó với thực tế. Nhiều bạn trẻ học Văn nhưng lại không biết cách ứng dụng Văn vào thực tế cuộc sống. Một tác phẩm văn học rất hay mà qua đó ta có thể học được rất nhiều bài học quý giá nhưng những bài học bổ ích, lí thú đó lại không được các bạn học sinh vận dụng trong đời sống. Thật đáng tiếc vì không được thực hành qua ứng xử thì xét đến cùng, những kiến thức trên sách vở kia chỉ là đống lí thuyết xuông không có tác dụng. 3. Hậu quả: Hậu quả của việc xem nhẹ môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông là không nhỏ. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn của học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung. Khi một môn học bồi dưỡng tâm hồn và dạy làm người không được coi trọng thì tất nhiên, nó ảnh hưởng đến cả một thế hệ. Không rung động với tác phẩm văn học, tâm hồn con người trở nên khô cứng, hời hợt, không phân định được rõ ràng giữa đúng với sai, yêu với ghét, giữa những điều nên làm và những điều không nên làm. Trên cơ sở tình hình dạy và học môn Văn ở trường phổ thông còn xa thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục đạo đức trong trường học, 7 chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp sau đối với việc dạy học môn Văn: IV. GIẢI PHÁP DẠY VĂN HƯỚNG TỚI ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI ỨNG XỬ: Học Văn để có thể áp dụng kiến thức văn chương vào đời sống, để điều chỉnh hành vi đạo đức trong giới trẻ không phải là quá khó, nếu mỗi bain học sinh giáo viên thực hiện được qui trình học tập như sau: 1. Yêu cầu học sinh đọc kĩ tác phẩm và soạn bài trước khi đến lớp: Nhiều học sinh có thói quen chưa đọc tác phẩm đã soạn bài. Nội dung bài soạn sẽ được chép ở sách Để học tốt Ngữ Văn, vốn bày bán trên thị trường rất phổ biến. Làm vậy tiết kiệm thời gian soạn bài nhưng tác hại là rất lớn: không tiếp xúc với tác phẩm, không thực sự đọc hiểu văn bản, từ đó học sinh sẽ không thể hiểu bài cô giáo giảng. Vì vậy, học sinh phải từ bỏ thói quen này và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. Giáo viên kiểm tra đôn đốc thường xuyên, học sinh dần dần sẽ đi vào nề nếp. 2. Trên lớp, tạo tinh thần hăng hái phát biểu xây dựng bài cho học sinh. Nhiều học sinh càng lớn càng rụt rè trong giờ học. Nhiều khi các em biết nhưng vẫn không xung phong trả lời câu hỏi, sọ rằng nhỡ lại sai, các bạn sẽ cười chê. Tuy nhiên, đó cũng là một quan niệm sai lầm. Nếu học sinh tích cực xây dựng bài, các em sẽ thấy hiểu bài ngay tại lớp, tiết kiệm thời gian học bài ở nhà, hiểu bài nhanh hơn. Khi ấy, bạn sẽ thấy yêu thích hơn môn học của mình. Giáo viên cần biết động viên học sinh học tập để các em nhiệt tình hăng hái tham gia vào bài giảng của minh. 3. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn học để tìm ra ý nghĩa của nó. Học Văn để ứng dụng vào cuộc sống- muốn làm được điều đó trước tiên học sinh phải hiểu sâu về tác phẩm để nắm rõ nội dung, ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm. Trước đây, nhiều học sinh thường lầm tưởng học Văn là học thuộc vẹt những điều thầy cô giảng và những điều tài liệu tham khảo đã viết để trình bày lại trong bài của mình. Lối học vẹt như vậy khiến nhiều người thấy mệt mỏi, chán nản. 8 Chương trình Ngữ Văn đổi mới nhấn mạnh việc đọc hiểu văn bản văn học, coi kĩ năng đọc hiểu văn bản là một trong những kĩ năng cơ bản của con người trong cuộc sống hiện đại. Khi dạy học sinh đọc hiểu văn bản văn học, người giáo viên cần chú ý những đặc trưng sau của văn bản văn học: Thứ nhất, văn bản văn học là văn bản đa nghĩa. Đọc hiểu văn bản văn học phải tìm được nhiều lớp nghĩa khác nhau của chúng. Thứ hai, trong quá trình đọc hiểu các lớp nghĩa phải đi từ lớp nghĩa bề mặt, từ đó mới khơi gợi dần đi tìm những lớp nghĩa bề sâu. Nếu học sinh càng tìm được nhiều các lớp nghĩa của văn bản văn học, học sinh đó càng thành công. Thứ ba, các lớp nghĩa của văn bản văn học tìm được có thể không hoàn toàn giống với những điều học sinh được đọc, được học. Điều đó hoàn toàn có thể chấp nhận. Tuy nhiên, những đều bạn tìm được phải được suy ra từ câu chữ, hình tượng văn học cụ thể, không phải là những điều suy diễn tùy tiện. Nếu tuân thủ đúng qui trình đó, dù văn bản khó hiểu đến đâu, học sinh cũng có thể khám phá được. Chẳng hạn đọc hiểu tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát- một tác phẩm khó của văn học trung đại Việt Nam, hãy bắt đầu từ việc tìm lớp nghĩa trên bề mặt của tác phẩm. Đó là hình tượng con đường đi trên cát dưới ánh mặt trời nóng bỏng như thiêu như đốt. Lữ khách trên đường rơi nước mắt vì nỗi nhọc nhằn khổ ải trên đường như đầy đọa thân xác con người. Đặt bài thơ trong bối cảnh thời đại và hoàn cảnh riêng của tác giả, ta lại khám phá ra những ý nghĩa riêng của nó. Con đường đi trên cát chính là con đường đi thi của Cao Bá Quát, đi từ quê hương nhà thơ ở làng Phú Thị- Gia Lâm- Hà Nội đến kinh đô Huế dự thi. Trên hành trình gian khổ ấy, Cao Bá Quát phải đi qua những tỉnh miền trung với mênh mang những cồn cát nóng bỏng chân người. Nổi tiếng văn hay chữ tốt khắp thiên hạ nhưng lại lận đận trên con đường thi cử, mỗi lần đi thi lại là một cuộc hành trình đầy khổ ải trong cuộc đời Cao Bá Quát. Vì vậy, con đường cát là biểu tượng cho con đường công danh- con đường mà ông đã vô cùng chán ghét nhưng không còn cách nào khác buộc phải bước đi. Đã sinh ra là nhà nho, đã học chữ thánh hiền, Cao Bá Quát chỉ có một con đường duy nhất là đi 9 thi, đỗ đạt, ra làm quan để giúp vua trị nước cứu đời. Nhưng thời Cao Bá Quát là thời đổ nát, triều đình phong kiến chỉ là nơi lui tới của bọn sâu mọt nịnh thần nên con đường công danh vì thế mà trở nên nhem nhuốc, xấu xa. Cao Bá Quát chán ghét công danh còn vì lẽ đó. Đặt bài thơ trong bối cảnh thời đại, chúng ta con cảm nhận được một tầng nghĩa nữa của tác phẩm. Việt Nam thế kỉ XVIII dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn là một quốc gia trì trệ bảo thủ. Nền học vấn theo lối cũ chỉ trọng văn chương, không trọng thực học, ê a tụng niệm những điều cũ kĩ, không còn hợp với nhu cầu của thời đại. Là một nhà nho có tư tưởng khai sáng, Cao Bá Quát đã sớm nhận ra điều bất cập của lối học cũ. Sự bế tắc của ông, xét đến cùng không phải chỉ là bi kịch của một con ngườis mà còn là bi kịch của cả một lớp người, bi kịch của cả thời đại. Hiểu được những điều ấy, bạn sẽ thấy tác phẩm thật sâu sắc, nó đã đặt ra được những vấn đề to lớn của thời đại. Việc hiểu tác phẩm sẽ khiến bạn yêu quí hơn, trân trọng hơn giá trị của nó. 4. Hướng dẫn học sinh từ ý nghĩa tác phẩm văn học đã hiểu được, suy ngẫm về những bài học cuộc sống được đặt ra trong mỗi tác phẩm và hãy cố gắng làm theo những bài học bổ ích đó: Dạy xong mỗi tác phẩm văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút ra được những bài học cho mình. Điều quan trọng là các em suy ngẫm về những bài học ấy, đặt mình trong hoàn cảnh của các nhân vật, từ đó suy ngẫm về cách ứng xử của mình trong những tình huống tương tự của cuộc sống. Mỗi tác phẩm, dù nói về con người hay thiên nhiên đều cho ta những bài học làm người. “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến là một ví dụ. Bài thơ đã vẽ lên một bức tranh phong cảnh thật đẹp- một bức tranh mùa thu với những nét đặc trung của đồng bằng Bắc Bộ xưa. Đó là khung cảnh một vùng quê đồng bằng đang vào thu với các dấu hiệu rất riêng, rất điển hình của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ: chiếc ao làng với làn nước trong veo trong một không gian nhỏ bé, xinh xắn, cái lạnh lẽo của gió heo may ngấm vào là nước trong veo dười tận đáy ao, bầu trời mùa thu xanh cao vời vợi với những đám mây hiền hòa… Cảnh thu đặc trưng cho khung cảnh vùng nông thôn Bắc Bộ với ngõ nhỏ quanh co đầy tre trúc. Những cảnh vật làng quê Bắc Bộ như vậy giờ đã không còn, thay vào đó là con đường bê tông thẳng 10 [...]... nhở học sinh thường xuyên ghi nhớ chúng để biến những bài học trong sách vở thành chính phương châm ứng xử của mình Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh có thể áp dụng ở mọi cấp học Xét đến cùng, học Văn là học làm người, dạy Văn là dạy làm người Đã dạy làm người thì không thể không dạy về ứng xử Đối với học sinh cấp dưới, 22 giáo vi n nên dạy những điều đơn giản, đối với học sinh. .. người học Văn có điều chỉnh hành vi có tỉ lệ hành vi đúng và có hứng thú với môn học cao hơn với những người học Văn không có điều chỉnh hành vi Nếu mọi người từ quá trình đọc và học các tác phẩm văn học đều tự rút ra được ý nghĩa rồi ứng dụng vào cuộc sống, từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình thì chắc chắn xã hội ngày một tốt đẹp, đất nước ngày càng phát triển KẾT LUẬN 21 Dạy học hướng tới điều chỉnh. .. 3 VI Phương pháp nghiên cứu 3 B NỘI DUNG 4 I Các khái niệm 4 1 Hành vi là gì? 4 2 Ứng xử và hành vi ứng xử văn hóa 4 II Thực trạng và cách ứng xử của học sinh ngày hôm nay 4 1 Biểu hiện 4 2 Nguyên nhân 5 3 Hậu quả 6 III Thực trạng của vi c học Văn ở trường phổ thông 6 1 Biểu hiện 6 2 Nguyên nhân 7 3 Hậu quả 7 IV Giải pháp dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi cho học sinh V Minh họa qua một tiết học. .. vậy, học Văn theo phương pháp điều chỉnh hành vi đã có hiệu quả đáng kể trong vi c hạn chế những hành vi sai, nhân rộng những hành vi tích cực trong cách ứng xử của người học sinh, góp phần tích cực vào cải thiện đạo đức học sinh trong nhà trường 20 Ở bảng thống kê thứ hai, học Văn điều chỉnh hành vi nhờ gắn với thực tế đời sống nên đã giúp tăng thêm 25% hứng thú học bộ môn Số học sinh không hứng thú... chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh là một hướng đi cần thiết đối với giáo dục để góp phần đào tạo những con người toàn diện Đặc biệt, với những bộ môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, vi c dạy học hướng tới thay đổi hành vi ứng xử cho học sinh nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả không nhỏ Nó vừa giúp kết hợp học với hành, vừa giáo dục toàn diện con người, vừa giúp làm tăng hứng thú, hiệu quả trong giờ học Văn. .. sống cho học sinh phải khéo léo, các câu hỏi liên hệ thực tế phải phù hợp mới có thể lôi cuốn học sinh tham gia Các bước chuẩn bị cho dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi gồm: 1 Yêu cầu học sinh đọc kĩ tác phẩm và soạn bài trước khi đến lớp: 2 Trên lớp, tạo tinh thần hăng hái phát biểu xây dựng bài cho học sinh 3 Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn học để tìm ra ý nghĩa của nó 4 Hướng dẫn học sinh. .. : 50% Không hứng thú: 40% Không hứng thú :25% Bình thường : 35% Bình thường: 25% Bảng thống kê thứ nhất thống kê các hành vi ứng xử của hai nhóm học sinh Ở nhóm học sinh học theo phương pháp truyền thống, tỉ lệ hành vi đúng cao nhất là 42%, trong khi ở nhóm học sinh học Văn theo phương pháp điều chỉnh hành vi, tỉ lệ hành vi đúng cao nhất là 63,78%, tăng 21,78% Bên cạnh đó, tỉ lệ hành vi sai của nhóm... thường) điều chỉnh hành vi) Ứng xử với thiên nhiên, Đúng : 38,2% Đúng : 63,78% môi trường Sai : 61,8% Sai : 36,22% Úng xử xã hội ( giữa Đúng : 42% người với người) Sai : 58% Ứng xử gia đình ( giữa Đúng : 40% các thành vi n trong Sai : 60% gia đình) Đúng : 67,8% Sai : 32,2% Đúng : 65,87% Sai : 34,13% Hứng thú học môn Nhóm 1 ( Học bình Nhóm 2 (Học Văn có văn thường) điều chỉnh hành vi) Hứng thú : 25% Hứng... hành vi ứng xử Sau thời gian áp dụng ba tháng, chúng tôi tập hợp các con số thống kê và phân tích các số liệu Các con số thống kê này xoay quanh hai vấn đề: hứng thú của người học Văn và hành vi ứng xử của người học Văn Kết quả thu được là những con số thống kê trong bảng sau: 19 Sau đây là bảng thống kê cho ta thấy lợi ích của vi c học Văn ở trường: Hành vi, ứng xử Nhóm 1 ( Học bình Nhóm 2 (Học Văn. .. hứng thú, hiệu quả trong giờ học Văn Muốn dạy học Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử, người giáo vi n vẫn phải thực hiện đầy đủ các bước của một giờ lên lớp Phần chuẩn bị của học sinh và nội dung bài giảng của giáo vi n phải được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng Giờ dạy phải lôi cuốn, hấp dẫn mới có thể cuốn hút học sinh vào những tình huống của đời sống Phần . hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi cho người học là vấn đề được nhiều người quan tâm đến, nhất là trong xu thế dạy học. của vi c dạy Văn, học Văn trong các nhà trường hiện nay Thứ hai: đưa ra những giải pháp của vi c dạy Văn hướng tới điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh Thứ ba: minh họa qua một tiết dạy. đối với vi c dạy học môn Văn: IV. GIẢI PHÁP DẠY VĂN HƯỚNG TỚI ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI ỨNG XỬ: Học Văn để có thể áp dụng kiến thức văn chương vào đời sống, để điều chỉnh hành vi đạo đức trong

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan